Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Phân tích các vấn đề pháp lý và thực tiễn giải quyết tình trạng người hai hay nhiều quốc tịch tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (69.09 KB, 6 trang )

MỞ ĐẦU
Quốc tịch gắn liền với mỗi con người từ khi sinh ra đến khi chết và là tiền
đề để họ được hưởng các quyền công dân và thực hiện nghĩa vụ cơng dân đối
với nhà nước mà mình mang quốc tịch.Theo Luật Quốc tịch Việt Nam năm
2008, Việt Nam cơng nhận cơng dân Việt Nam có một quốc tịch là quốc tịch
Việt Nam, tuy nhiên, một số quy định pháp luật Việt Nam vẫn cho phép trường
hợp người có hai hay nhiều quốc tịch. Từ đây, em xin đi sâu vào làm rõ và tìm
hiều đề bài số 12: “Phân tích các vấn đề pháp lý và thực tiễn giải quyết tình
trạng người hai hay nhiều quốc tịch tại Việt Nam.”
NỘI DUNG
I. LÝ LUẬN CHUNG
1. Quốc tịch
a. Khái niệm
Quốc tịch là mối quan hệ pháp lý hai chiều , được xác lập giữa cá nhân
với một quốc gia nhất định , có nội dung là tổng thể các quyền và nghĩa của
người đó và quốc gia mà họ là công dân .
b. Đặc điểm
Mối quan hệ pháp luật về quốc tịch xác lập giữa cá nhân và quốc gia có
đặc điểm :
- Tất yếu được xác lập bằng những cách thức khác nhau . Đối với từng cá nhân ,
đây là mối quan hệ pháp luật tồn tại một cách bền vững , ổn định và ràng buộc
người đó với nhà nước mà họ là công dân về quyền và nghĩa vụ mang tính hai
chiều .
- Đối với mỗi cá nhân , quốc tịch chỉ có ý nghĩa ràng buộc họ với nhà nước mà
họ là công dân .
- Quốc tịch vừa mang tính quốc tế , vừa là đối tượng điều chỉnh của luật trong
nước.


2. Người hai hay nhiều quốc tịch
Người có hai quốc tịch là tình trạng pháp lý của một người cùng một lúc


là công dân của cả hai quốc gia mang tính khách quan nhưng có khi khơng phụ
thuộc vào ý chí của đương sự. Nói cách khác, pháp luật của cả hai quốc gia
đều coi người đó là cơng dân của mình, trên cơ sở đó cùng một lúc họ sẽ đồng
thời được hưởng các quyền và thực hiện các nghĩa vụ công dân của cả hai quốc
gia.
III. THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TÌNH TRẠNG HAI HAY NHIỀU QUỐC
TỊCH TẠI VIỆT NAM
1.Nguyên nhân
Việc đưa đến tình trạng hai quốc tịch do nhiều nguyên nhân khác nhau,
nhưng phổ biến có các nguyên nhân sau:
Thứ nhất, do sự quy định khác nhau về quốc tịch trong pháp luật các
nước.
Nguyên nhân xuất phát từ chủ quyền của quốc gia đối với dân cư; đông
thời gắn với các điều kinh tế, chính trị xã hội làm xuất hiện xung đột về pháp
luật giữa các quốc
gia: là hiện tượng nhiều hệ thống pháp luật cùng điều chỉnh một vấn đề nhưng
kết quả điều chỉnh lại khác nhau, khi quy định về các trường hợp hưởng và mất
quốc tịch.
Trường hợp này xảy ra khi đứa trẻ được sinh ra trên lãnh thổ quốc gia có
luật quốc tịch áp dụng nguyên tắc luật nơi sinh nên đứa trẻ sẽ mang quốc tịch
của nước đó; đồng thời, cha mẹ đứa trẻ lại là cơng dân của nước có luật quốc
tịch áp dụng nguyên tắc huyết thống nên đứa trẻ mang thêm quốc tịch theo quốc
tịch của cha mẹ.
Ví dụ : Đứa trẻ A có cha mẹ là cơng dân của nước áp dụng nguyên tắc huyết
thống (Việt Nam) sinh ra trên lãnh thổ của nước áp dụng nguyên tắc nơi sinh
(Brazil). Do vậy theo luật của Brazil đứa trẻ sẽ mang quốc tịch Brazil, theo luật


của Việt Nam thì đứa trẻ cũng có quốc tịch của Việt Nam.
Thứ hai, do những thay đổi về điều kiện thực tế của cá nhân.

Ví dụ : Một cá nhân được hưởng quốc tịch mới nhưng không đương nhiên bị
mất quốc tịch cũ. Nguyên nhân đến tình trạng này là do luật quốc tịch của nước
họ khơng có quy định về việc đương nhiên mất quốc tịch khi vào quốc tịch mới.
Thứ ba, do hưởng quốc tịch mới từ việc kết hôn hoặc được nhận làm
con nuôi hoặc được quốc gia nước ngồi tặng thưởng quốc tịch do cơng lao
của họ đóng góp cho quốc gia đó.
Ví Dụ: A là công dân Việt Nam, A lấy chồng là người có quốc tịch Pháp. Theo
luật của Pháp, thì A cũng có quốc tịch của Pháp, đồng thời theo pháp luật Việt
Nam thì A vẫn được giữ quốc tịch của Việt Nam.
Thực tiễn cho thấy, những người mang hai quốc tịch là nguyên nhân gây
ra trở ngại rất lớn cho quốc gia trong việc thực hiện chủ quyền của mình đối với
dân cư, và trong một chừng mực nhất định nó gây ra trở ngại cho quốc gia trong
quan hệ hợp tác quốc tế.
2.Hệ quả
a. Thuận lợi:
- Sẽ được hưởng quyền lợi kinh tế chính trị, phúc lợi của các quốc gia mà họ
là cơng dân.
- Có những thuận lợi rất lớn trong việc xuất- nhập cảnh, cư trú đi lại trên lãnh
thổ các quốc gia mà họ là công dân một cách thuận tiện, và cùng một lúc được
nhiều nước bảo hộ khi họ ở nước ngồi.
Ví Dụ: Tuy khơng có khái niệm quốc tịch châu Âu ( đối với EU), nhưng người
có tư cách cơng dân châu Âu sẽ được toàn bộ các quốc gia châu Âu bảo hộ khi
ở nước ngồi.
b. Bất lợi:
- Sự khó khăn trong việc bảo hộ ngoại giao cho cơng dân → mang tính quyết
định.
Một là, việc tiến hành bảo hộ ngoại giao người hai quốc tịch. Điều này


xuất hiện tình huống một quốc gia thực hiện bảo hộ ngoại giao đối với cơng dân

của mình ở quốc gia mà người đó cũng có quốc tịch, việc bảo hộ này là khơng
có cơ sở (Điều 4 - Cơng ước La Haye năm 1930).
Ví Dụ: A đồng thời là cơng dân của cả Việt Nam và Hoa Kì sẽ không được nhà
nước Việt Nam bảo hộ khi A đang cư trú trên lãnh thổ Hoa Kì.
Hai là, hai quốc gia tiến hành bảo hộ ngoại giao đối với một người coi là
công dân của hai nước ở nước thứ ba. Đối với trường hợp này, nước thứ ba sẽ
có quyền quyết định.
Ví Dụ: A có hai quốc tịch là Thái Lan và Pháp (được sinh ra và sống ở Thái
Lan, làm việc và lấy vợ ở Pháp). Do tính chất công việc, A sang công tác ở Đức
và tại đây A đã vi phạm pháp luật. Trường hợp này, Đức sẽ chỉ công nhận một
trong hai quốc tịch của A hoặc cơng nhận quốc tịch mà A có mốt quan hệ gắn bó
nhất – nguyên tắc quốc tịch hữu hiệu ( Điều 5)
3.Giải pháp
Để giải quyết vấn đề người có hai hay nhiều quốc tịch, biện pháp Việt
Nam thực hiện là :
3.1. Giải pháp quốc tế:
Để hạn chế và ngăn ngừa các trở ngại do hiện tượng hai hay nhiều quốc
tịch mang lại, trong quan hệ hợp tác của mình các quốc gia đã ký kết các điều
ước quốc tế song phương hoặc đa phương nhằm mục đích ngăn chặn, hạn chế
và tiến tới loại bỏ các trường hợp hai hay nhiều quốc tịch.
Các điều ước sẽ chia thành hai loại:
+ Loại 1: giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quan hệ giữa các quốc gia do
việc một người có hai hay nhiều quốc tịch.
+ Loại 2 : loại trừ tình trạng hai quốc tịch. Theo các điều ước hữu quan,
những người có hai hay nhiều quốc tịch sẽ có quyền tự do lựa chọn một quốc
tịch trong số những quốc tịch mà họ hiện có.
VD: Theo điều 6 Công ước Lahaye, các quốc gia sẽ tạo điều kiện cho công dân


được thơi quốc tịch nếu người đó thường trú hoặc cư trú ở nước ngoài và đáp

ứng pháp luật quốc gia về thôi quốc tịch.
Dựa trên nguyên tắc hữu hiệu để xác định được quốc gia sẽ bảo hộ ngoại
giao cho cá nhân có 2 quốc tịch:
+ Xác định quốc gia nào người đó gắn bó nhiều nhất
+ Xác định quốc gia nào người đó nhập quốc tịch sau cùng
+ Xác định quốc gia nào người đó nói thơng thạo ngôn ngữ nào nhất
+ Xác định quốc gia nào người đó gắn bó với gia đình
+ Xác định quốc gia nào cấp thị thực xuất cảnh cho người nó đến nước thứ 3.
Trong trường hợp không lựa chọn được quốc tịch thì họ được coi là cơng
dân của nước nơi họ cư trú thường xuyên, nơi công dân thực hiện các quyền và
nghĩa vụ chủ yếu, có tài sản chủ yếu của họ (theo nguyên tắc quốc tịch hữu hiệu
– Điều 5).
Ngoài các điều ước đa phương, các quốc gia cũng đã ký các điều ước
song phương về quốc tịch, cụ thể như Hiệp định Pháp – Bỉ 1949, Hiệp định
Pháp – Italya 1953…Đa phần các hiệp định này đều quy định nếu cơng dân
nước kí kết này gia nhập quốc tịch nước kí kết khác thì cơng dân đó sẽ mất quốc
tịch gốc hoặc sẽ chỉ được chọn một quốc tịch.
3.2. Giải pháp quốc gia:
Việt Nam cụ thể hóa trong Luật Quốc tịch năm 2008 , các giải pháp để
giải quyết tình trạng người hai hay nhiều quốc tịch. Từ đó, thay đổi theo lộ trình
để giảm dần lượng người có hai quốc tịch cho đến khi hạn chế thấp nhất tình
trạng đó.
KẾT LUẬN
Qua trên, em đã trình bày một số khía cạnh của vấn đề người hai hay
nhiều quốc tịch tại Việt Nam, từ đó thấy được tầm quan trọng và sự ảnh hưởng
của vấn đề này trong việc xác định quốc tịch của một cá nhân.


Bài làm của em cịn nhiều thiếu sót, mong thầy cơ quan tâm góp ý để bài
làm được hồn thiện hơn.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật quốc tế, NXB. CAND, Hà Nội ,
2020;
2.TS. Nguyễn Thanh Long, ThS. Nguyễn Thị Kim Ngân,Vấn đề hai hay nhiều
quốc tịch trong pháp luật quốc tế và pháp luật của các quốc gia, Tạp chí Luật
học số 06/2009
3.TS.Vũ Đức Long, Cơng ước quốc tế về hạn chế tình trạng hai hay nhiều quốc
tịch , Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số 3/1998;



×