Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

Luận văn tốt nghiệp nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ chất kích thích ra rễ iba (axit indolbutylic)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.81 MB, 53 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

MÙA A CHANG
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA NỒNG ĐỘ CHẤT KÍCH THÍCH
RA RỄ IBA (Axit Indolbutylic) ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH CÂY
HOM DÂY THÌA CANH (Gymnema sylvestre (retz.) R. Br. Ex schult)
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM THÁI NGUN

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Quản lý tài nguyên rừng

Khoa

: Lâm nghiệp

Khoá học

: 2016 - 2020

Thái Nguyên, năm 2020


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

MÙA A CHANG
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA NỒNG ĐỘ CHẤT KÍCH THÍCH
RA RỄ IBA (Axit Indolbutylic) ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH CÂY
HOM DÂY THÌA CANH (Gymnema sylvestre (retz.) R. Br. Ex schult)
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM THÁI NGUN

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Quản lý tài nguyên rừng

Lớp

: K48 - QLTNR

Khoa

: Lâm nghiệp

Khoá học

: 2016 - 2020

Giảng viên hướng dẫn


: TS. Lê Sỹ Hồng

Thái Nguyên, năm 2020


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của riêng tôi, những số liệu và
kết quả trong khóa luận tốt nghiệp này là hồn tồn trung thực, chưa hề được
sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn đều đã được cảm ơn. Các
thông tin, tài liệu trình bày trong luận văn này đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, ngày 07 tháng 07 năm 2020
Xác nhận của GVHD

Người viết cam đoan

Mùa A Chang

XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN CHẤM PHẢN BIỆN
Giáo viên chấm phản biện xác nhận sinh viên
đã sửa chữa sai sót sau khi hội đồng chấm yêu cầu!
(Ký và ghi rõ họ tên)


ii

LỜI CẢM ƠN

Được sự phân công của khoa Lâm Nghiệp Trường Đại Học Nông Lâm
Thái Nguyên và được sự đồng ý của thầy giáo hướng dẫn TS. Lê Sỹ Hồng em đã
thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ chất kích thích ra rễ IBA
(Axit Indolbutylic) đến sự hình thành cây hom Dây thìa canh (Gymnema
sylvestre (retz.) R. Br. Ex schult) tại trường Đại học nông lâm Thái Nguyên”.
Để hoàn thành tốt đợt thực tập tốt nghiệp này, em xin gửi lời cảm ơn chân
thành đến Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm khoa Lâm nghiệp Trường Đại học Nơng
Lâm Thái Ngun. Cảm ơn sự nhiệt tình giảng dạy của các thầy cô là giảng viên
tại trường đã truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm thực tế để em chuẩn bị
tốt tâm lý cho đợt thực tập này. Em đặc biệt gửi lời cảm ơn đến TS. Lê Sỹ Hồng
là thầy hướng dẫn khoa học đã nhiệt tình giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập
và hồn thành khóa luận.
Em xin gửi lời cảm ơn đến tập thể lớp K48 - Quản lý tài nguyên rừng đã
quan tâm, giúp đỡ, động viên em trong suốt quá trình học tập, rèn luyện tại
trường Đại Học Nơng Lâm Thái Nguyên.
Xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 07 tháng 07 năm 2020
Sinh viên

Mùa A Chang


iii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Kết quả phân tích mẫu đất ............................................................... 23
Bảng 2.2: Một số yếu tố khí hậu 5 tháng đầu năm 2020 tại tỉnh Thái Nguyên ............ 24
Bảng 4.2: Tỷ lệ ra rễ của hom Dây thìa canh ....................................................... 32
Bảng 4.3: Tỷ lệ ra chồi của hom Dây thìa canh ................................................... 34



iv

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Cấu trúc của Gurmarin .................................................................... 16
Hình 3.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm.................................................................... 26
Hình 3.2 : Bầu dây thìa canh ........................................................................... 27
Hình 3.3 : Nồng động IBA .............................................................................. 28
Hình 3.4: Chọn và cắt hom Dây thìa canh ...................................................... 28
Hình 3.5: Xử lý hom Dây thìa canh trước khi giâm ....................................... 29
Hình 4.1 Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ sống của hom thìa canh qua các
cơng thức thí nghiệm ....................................................................................... 31
Hình 4.2. Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ ra rễ của hom thìa canh qua
các cơng thức thí nghiệm ................................................................................ 33
Hình 4.3: Ra rễ của hom Dây thìa canh khi sử dụng IBA .............................. 34
Hình 4.4: Ra chồi của hom Dây thìa canh ...................................................... 35
Hình 4.5. Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ ra chồi của hom thìa canh qua các
cơng thức thí nghiệm ....................................................................................... 35


v

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CTTN

Công thức thí nghiệm

CHLB


Cộng hịa liên bang

ĐH

Đại học

ĐTĐ

Đái tháo đường

ĐC

Đối chứng

GACP

Good Agricultural and Collection Practices

GAP

Good Agriculture Practices

GCP

Good Collection Practices

IBA

Indol butiric acid


IAA

Indol acetic acid

IPA

Indol propionic acid

KTST

Kích thích sinh trưởng

LSNG

Lâm sản ngồi gỗ

NAA

Napthalen acetic acid


vi

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC HÌNH ......................................................................................... iv
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..............................................v
MỤC LỤC ................................................................................................................. vi

PHẦN 1. MỞ ĐẦU .....................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................2
1.2.1. Mục tiêu tổng quát ............................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể .................................................................................................2
1.3. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................................2
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học.................................................2
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất .......................................................................3
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...........................................................................4
2.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu ................................................................4
2.1.1. Tổng quan về cây dược liệu ..............................................................................4
2.2. Một số nghiên cứu về nhân giống ........................................................................5
2.2.1. Gieo hạt .............................................................................................................5
2.2.2. Giâm hom ........................................................................................................11
2.3. Tổng quan về cây Thìa canh ..............................................................................14
2.3.1. Đặc điểm thực vật của cây Dây thìa canh .......................................................15
2.3.2. Thành phần hóa học của cây Dây thìa canh ....................................................15
2.3.3 Tác dụng sinh học của cây Dây thìa canh ........................................................16
2.3.4. Ứng dụng cây dây thìa canh trong điều trị đái tháo đường .............................19
2.4. Tình hình nghiên cứu dây Thìa Canh .................................................................20
2.4.1. Trên thế giới ....................................................................................................20
2.4.2. Tại Việt Nam ...................................................................................................22


vii

2.5. Tổng quan khu vực nghiên cứu ..........................................................................23
2.5.1. Đặc điểm – vị trí địa hình, đất đai khu vực nghiên cứu ..................................23
2.5.2. Địa hình ...........................................................................................................23
2.5.3. Đặc điểm khí hậu, thời tiết ..............................................................................24

PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ...........................................................................................................25
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................25
3.2. Thời gian nguyên cứu ........................................................................................25
3.3. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................25
3.3.1. Đánh giá tỷ lệ sống của hom dây thìa canh.....................................................25
3.3.2. Đáng giá tỷ lệ ra rễ của hom dây thìa canh .....................................................25
3.3.3. Đánh giá tỷ lệ ra chồi của hom dây thìa canh .................................................25
3.3.4. Đề xuất một số biện pháp kỹ thuật nhân giống Dây thìa canh bằng
giâm hom dựa trên kết quả nghiên cứu .....................................................................25
3.4. Phương pháp nghiên cứu và các bước tiến hành................................................25
3.4.1. Phương pháp kế thừa và chọn lọc ...................................................................25
3.4.2. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm ...........................................................25
3.4.3. Phương pháp xử lí số liệu................................................................................29
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................................31
4.1. Kết quả nghiên cứu tỷ lệ hom sống qua các cơng thức thí nghiệm ..................31
4.2. Tỷ lệ ra rễ của hom Dây thìa canh cuối đợt thí nghiệm .....................................32
4.3. Tỷ lệ ra chồi của hom Dây thìa canh cuối đợt thí nghiệm .................................34
4.4. Kỹ thuật nhân giống dây Thìa canh bằng phương pháp giâm hom ...................36
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................................39
5.1. Kết luận ..............................................................................................................39
5.2. Đề nghị ...............................................................................................................40
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................41


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề

Hiện nay nhu cầu của con người về nguồn dược liệu ngày càng tăng, nguồn
dược liệu con người đang sử dụng có thể được tổng hợp bằng nhiều con đường
khác nhau như tổng hợp từ hóa học, tổng hợp từ vi sinh vật, song nguồn dược
liệu từ thực vật đã được con người sử dụng từ rất lâu và nhu cầu ngày càng lớn.
Tuy nhiên các loài cây trong tự nhiên đang bị giảm về số lượng và chất lượng
bởi sự khai thác quá mức, các điều kiện ngày càng bất lợi của môi trường tự
nhiên... dẫn đến nhiều loại cây dược liệu quý hiếm bị tuyệt chủng, ảnh hưởng
đến nguồn cung cấp dược liệu bền vững cho con người.
Dây Thìa canh (Gymnema sylvestre (Retz.) R. Br. ex Schult) là một loại
dược liệu quý cho bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường. Dược liệu này có thể sử
dụng trong phòng và điều trị cho cả đối tượng tiền đái tháo đường và người đã
bị đái tháo đường, người bị mỡ máu cao. Tác dụng hạ đường huyết của dây
Thìa canh có những điểm tương đồng như insulin nhanh: Đỉnh tác dụng là hạ
đường huyết ở 2h và duy trì đến 4h; mức độ hạ đường huyết tương đương ở
thời điểm 2h và 4h. Ngoài ra trên một số nghiên cứu khác cho thấy tác dụng
giảm Cholesterol máu giảm béo phì cũng rất hiệu quả. [8]
Như vậy việc bào tồn và phát triển các loài dược liệu khơng những có giá
trị về mặt kinh tế mà cịn mang ý nghĩa lớn trong khoa học. Để có cơ sở khoa
học cho việc phát triển các loài dược liệu, cần thiết phải nghiên cứu khả năng
nhân giống và gây trồng các loài cây dược liệu. Xuất phát từ yêu câu thực tiến
trên, được sự đồng ý của khoa - Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, tôi
tiến hành thực hiện để tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ chất kích
thích ra rễ IBA (Axit Indolbutylic) đến sự hình thành cây hom Dây thìa canh
(Gymnema sylvestre (retz.) R. Br. Ex schult) tại trường Đại học Nông Lâm Thái


2

Nguyên”. Việc nghiên cứu đề tài này là rất quan trọng nhằm tìm ra phương
pháp cách thức gieo ươm trồng cây Thìa canh đại trà đáp ứng việc nhân giống

và cung cấp giống cây trồng có giá trị nhằm bảo tồn và phát triển cây Thìa canh.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Sản xuất giống cây Thìa canh bằng phương pháp giâm hom với chất lượng
và tỷ lệ xuất vườn cao, phục vụ phát triển trồng cây Thìa canh có hiệu quả cao,
trồng trên diện tích rộng.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Biết được ảnh hưởng của thuốc kích thích và loại hom đến khả năng
hình thành cây hom dây thìa canh.
- Đề xuất được một số biện pháp kỹ thuật trong nhân giống bằng hom và
giai đoạn vườn ươm.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Là tài liệu trong học tập, là cơ sở trong những đề tài nghiên cứu trong
các lĩnh vực có liên quan.
- Giúp cho học viên nắm vững hơn những kiến thức đã được học cũng
như được trải nghiệm giữa lý thuyết và thực hành, đặc biệt là những kiến thức
về kỹ thuật lâm sinh & trồng rừng: Cách chọn hom giâm, cách xử lý hom giâm,
kỹ thuật cắt hom, kỹ thuật giâm hom… cách pha chế thuốc, tìm hiểu quá trình
sinh trưởng của cây hom từ đó áp dụng vào thực tế sản xuất.
- Học viên làm quen, tìm hiểu kiến thức ngồi thực tế giúp cho học viên
hồn thiện hơn khơng những về mặt lý thuyết mà cả về thực hành, từ đó nâng
cao hiệu quả và chất lượng học tập.
- Là cơ hội tốt để học viên hoàn thiện bản thân cả về kiến thức, kỹ năng
và thái độ vững vàng trong công việc và cuộc sống sau này.


3

1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất

- Đề tài nghiên cứu góp phần trong việc bảo tồn, duy trì loài dược liệu
quý đồng thời cung cấp nguồn giống cây dược liệu cho y học.
- Có ý nghĩa lớn về kinh tế: Cây Thìa canh hiện là 1 loại dược liệu quý
có giá trị kinh tế rất cao. Nên việc nghiên cứu nhân giống, tạo giống có chất
lượng về dược liệu là rất cần thiết.
- Đề tài thực hiện giúp chúng ta đi sâu vào công tác tạo giống cây Thìa
canh nhằm cung cấp giống cây dược liệu cho các hộ dân ở các khu vực miền
núi trung du phía bắc hiện nay đang được thực hiện và có hiệu quả.


4

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu
Cây Dây thìa canh (Gymnema sylvestre (Retz.) R.Br. ex Schult) là một
trong số những cây có tiềm năng phát triển thành sản phẩm điều trị ĐTĐ ở Việt
Nam. Cây đã được nghiên cứu chứng minh tác dụng (cả trên thực nghiệm và
lâm sàng), được ứng dụng rộng rãi trên thế giới (như trà, viên nang, bột,…),
chưa phát hiện tác dụng phụ, độc tính thấp với khoảng an toàn rất lớn, dễ trồng,
khai thác bền vững do bộ phận sử dụng là thân lá có thể thu hái nhiều lần trong
một vịng đời.
Dây thìa canh là một cây thuốc quý cần được nhân giống và bảo tồn. Tại
Việt Nam, dây thìa canh đã có các vùng trồng dược liệu đạt tiêu chuẩn GACPWHO được kiểm soát rất chặt chẽ từ khâu chọn giống, trồng trọt, thu hái, bảo
quản. Các loại chế phẩm dây thìa canh phổ biến hiện nay bao gồm dược liệu
thô, cao dược liệu, trà túi lọc, viên nang.
2.1.1. Tổng quan về cây dược liệu
Cây dược liệu là những lồi thực vật có tác dụng dùng để chữa bệnh hoặc
bồi bổ cơ thể khi con người sử dụng. Việc dùng thuốc trong nhân dân ta đã có
từ lâu đời. Từ thời nguyên thuỷ, tổ tiên chúng ta trong lúc tìm kiếm thức ăn, có

khi ăn phải chất độc phát sinh nôn mửa hoặc rối loạn tiêu hố, hoặc hơn mê có
khi chết người, do đó cần có nhận thức phân biệt được loại nào ăn được, loại
nào có độc khơng ăn được.
Theo sự phát triển của con người, việc khám khá và khai thác, sử dụng các
loại dược liệu ngày càng phát triển. Thực tế người ta có thể tổng hợp nhân tạo
được những hợp chất dùng trong y học nhưng việc làm này nhiều khi chưa hiệu
quả và giá thành cao. Bởi vậy việc khai thác các cây dược liệu đóng một vai trị


5

quan trọng. Hơn thế, việc khai thác này và việc chiết xuất các loại cây để làm
thuốc có tác dụng mạnh và ít độc hơn.
Cây dược liệu dùng để chữa bệnh có thể là các loại cây cỏ dùng trực tiếp
để chữa bệnh như cây gừng, cây tía tơ, cây ngải cứu…
Cây dược liệu làm nguyên liệu để từ đó bào chế như: đại hồng phơi khơ
là sinh địa, đun sấy là thục địa, hoặc các loại cây như: Hà thủ ơ đỏ, sâm, quy,
ba kích, hồi, quế, cam thảo, ý dĩ, sa nhân, tam thất, củ mài, bình vơi…
Các cây dược liệu làm nguyên liệu chiết xuất các hoạt chất trung gian để
tổng hợp thành thuốc như: Hoa hòe chiết xuất rutin, Cỏ ngọt chiết xuất steviozit,
Mã tiền chiết xuất strychnin bruxin, Anh túc chiết xuất moocphin.
2.2. Một số nghiên cứu về nhân giống
2.2.1. Gieo hạt
2.2.1.1. Cơ sở khoa học
Nhân giống là bước cuối cùng của một chương trình cải thiện giống để
cung cấp hạt hoặc hom cành cho trồng rừng trên quy mô lớn và cho các bước
cải thiện giống theo các phương thức sinh sản thích hợp.
Nhân giống bằng hạt là phương pháp nhân giống đem lại hiệu quả cao và
đã được áp dụng phổ biến cả trong và ngoài nước trong suốt thời gian qua.
Mặt khác trong công tác gieo ươm việc xử lý hạt giống là một khâu quan

trọng, tùy vào đặc điểm sinh lý, cấu tạo vỏ hạt của mỗi hạt giống khác nhau thì
việc xử lý hạt cũng khác nhau. Xử lý kích thích hạt giống là tác động đồng loạt
lên lượng hạt giống cần gieo nhằm diệt mầm mống sâu bệnh có trong lơ hạt,
giảm thiệt hại q trình gieo ươm. Có nhiều phương pháp xử lý kích thích hạt
giống khác nhau như là xử lý bằng nhiệt độ, bằng thuốc hóa học, bằng tia phóng
xạ. bằng cơ giới,… Nhưng hiện nay người ta thường sử dụng phương pháp
nhiệt độ. Phương pháp này vừa đơn giản mà lại an tồn có hiệu quả cao.
Quá trình nảy mầm của hạt giống chia ra làm 3 giai đoạn gối nhau:


6

+ Giai đoạn vật lý: Hạt hút nước và trương lên làm cho vỏ hạt nứt ra, dấu
hiệu đầu tiên của nảy mầm (tất cả các hạt lép, hạt chết đều hút nước).
+ Giai đoạn sinh hóa: Dưới tác dụng của nhiệt và ẩm hoạt tính men, hơ
hấp và đồng hóa tăng lên, các chất dự trữ được sử dụng và chuyển đến vùng
sinh trưởng.
+ Giai đoạn sinh lý: Sự phân chia và lớn lên của các tế bào làm cho rễ
mầm và chồi mầm đâm ra ngoài hạt thành cây mầm. (Mai Quang Trường và
Lương Thị Anh, 2007). [7]
Các loại hạt khác nhau thì phương pháp xử lý kích thích hạt nảy mầm
khác nhau căn cứ vào độ dày của vỏ hạt, tinh dầu trong hạt để lựa chọn phương
pháp xử lý.
Dây thìa canh là cây có vỏ hạt mềm, có dầu nên khi xử lý hạt cần có
phương pháp xử lý thích hợp.
Theo bộ Lâm nghiệp cây con được tạo ra từ các vườn ươm phải đảm bảo
cây giống được lựa chọn có những phẩm chất tốt phù hợp với điều kiện tự
nhiên, khí hậu, đất đai để giảm bớt sự cạnh tranh của các loài cây khác với
chúng. Việc chăm sóc cây con sẽ đảm bảo cho sự phát triển của cây con trong
tương lai. Đặc biệt các lồi phân bón rất cần thiết với cây con chúng có vai trị

quan trọng giúp cây sinh trưởng phát triển nhanh và cho năng suất cao.
Có hai cách bón phân cho cây trồng: Bón phân qua rễ và bón phân qua lá.
+ Bón phân qua rễ: Lượng phân bón trực tiếp vào đất, chất dinh dưỡng
được ngấm vào đất. Bộ rễ của cây hút chất dinh dưỡng từ đất chuyển lên các
bộ phận lên trên mặt đất của cây (thân, lá, hoa, quả) cây trồng phát triển bình
thường.
+ Bón phân qua lá: (Lá, thân, cành, quả, cây) lượng phân hòa tan vào
nước ở một nồng độ cho phép. Phun ướt đẫm lá và thân cây quả, chất dinh
dưỡng được ngấm qua lá.


7

Bón phân vào đất cây hấp thụ thường khơng hết nên giữ lại trong đất
hoặc tự rửa trơi. Cịn bón phân qua lá nồng độ bón phân qua lá thường nhỏ.
Nếu bón nồng độ cao thì cây có thể chết. Nếu bón nồng độ q thấp thì hiệu
quả khơng rõ. Vì vậy trong một đời cây phải bón nhiều lần ở những nồng độ
thích hợp. Trong vườn ươm hầu hết phân bón được trộn với đất trong hỗn hợp
ruột bầu, tùy theo tính chất đất, đặc tính sinh thái học của cây con mà tỉ lệ pha
trộn hỗn hợp ruột bầu cho phù hợp. Bón phân cần kết hợp với các biện pháp
lâm sinh như: Nhổ cỏ, tưới nước, phòng trừ sâu bệnh thường xuyên để phát huy
tối đa hiệu lực của phân bón.
2.2.1.2. Những nghiên cứu trên thế giới
Tốc độ phát triển nhanh chóng của nền kinh tế tồn cầu và khu vực đã
làm cho môi trường ô nhiễm, rừng suy giảm về diện tích và chất lượng, đặc biệt
ảnh hưởng trực tiếp dến đời sống sức khoẻ con người. Đứng trước tình hình đó
các nhà khoa học về lĩnh vực nơng lâm nghiệp đặc biệt là sự đóng góp của các
nhà khoa học lâm nghiệp đã và đang lỗ lực để tìm ra những phương pháp tạo
giống cây mới đóng góp vào ngân hàng giống ngày càng chất lượng.
Từ thế kỉ XVIII - XIX đã có những ý tưởng về nghiên cứu giống cây lâm

nghiệp và sản xuất giống cây rừng cũng như nhân giống sinh dưỡng. Đầu thế
kỉ XX các nước ở Bắc Âu như Đức, Thuỵ Điển, Đan Mạch là những nước có
nền Lâm Nghiệp phát triển mạnh cũng đã xuất hiện những cơng trình nghiên
cứu về khảo nghiệm xuất xứ, chọn giống, lai giống, xây dựng vườn giống bằng
cây ghép cho các loại Thông, Dương và Sồi, Dẻ. [10], [11]
Trong những năm 1980 nhiều lớp tập huấn về cải thiện giống cây rừng
dưới sự bảo trợ của tổ chức lương thực và nông nghiệp thế giới (FAO) đã được
mở cho các nước đang phát triển. Năm 1925 ở Placervile thuộc bang California
đã thành lập trạm chọn giống cây rừng Edly. [1]
Trong những năm 1950 có hàng loạt cuốn sách về chọn giống cây rừng


8

đã được xuất bản ở nhiều nước trên thế giới trong đó có cuốn “Chọn giống cây
rừng đại cương” 1951 của Syrach Lasen được đánh giá là cơng trình có giá trị
nhất lúc đó( Lê Đình Khả, 2001). [11]
Khi nghiên cứu về sinh thái của hạt giống và sinh trưởng của cây gỗ non,
Ekta và Singh (2000) [7] đã nhận thấy rằng, cường độ ánh sáng có ảnh hưởng rõ rệt
tới sự nảy mầm, sự sống sót và q trình sinh trưởng của cây con.
Gallardo và đồng nghiệp đã bắt đầu một phân tích proteomic của q
trình nảy mầm hạt giống cây Arabidopsis bằng cách sử dụng ecotype Landsberg
erecta.
Nghiên cứu về số lượng và kích cỡ hạt trái cây nảy mầm của cây Tếch
(Tectona grandis L.) được tổ chức tại Mae Tha vườn giống, Mae Tha quận, của
Lampang tỉnh và phịng thí nghiệm hạt giống, Cục Lâm nghiệp Hồng gia,
Bangkok. [10]
Nghiên cứu về ảnh hưởng của presowing phương pháp điều trị hạt giống nảy
mầm của 10 loài cây lâm nghiệp, sau khi lưu trữ cho 1 năm, được thực hiện nhằm
tăng tỷ lệ nảy mầm của những hạt giống bằng cách xem xét giá trị nảy mầm. Năm

presowing phương pháp điều trị khác nhau được sử dụng, bao gồm cả cắt hạt
giống vào cuối đối diện để rễ nhỏ, ngâm hạt giống trong dung dịch Axit sulfuric
trong 15 phút, ngâm hạt trong nước sôi ở 980C và để lại cho tự nguội trong 24
giờ và kiểm sốt. [10]
Bên cạnh đó trên thế giới nhiều nhà khoa học cũng công nhận phân bón
giúp cho cây sinh trưởng phát triển nhanh hơn, phân bón cịn giúp cây chống
chịu được với hạn hán, sâu bệnh. Phân bón sinh học trở thành phân bón phổ
biến và không thể thiếu trong sản xuất nông nghiệp.
Theo Thomas (1985), chất lượng cây con có mối quan hệ logic với tình
trạng chất khống. Nitơ và phốt pho cung cấp nguyên liệu cho sự sinh trưởng
và phát triển của cây con. Tình trạng dinh dưỡng của cây con thể hiện rõ qua


9

màu sắc của lá. Phân tích thành phần hóa học của mô là một cách duy nhất để
đo lường mức độ thiếu hụt dinh dưỡng của cây con. [11]
Ở Mỹ, Canada, Braxin… những cánh đồng rau nhờ áp dụng phương pháp
bón phân đã tăng năng xuất từ 6,5 tấn/ha lên 25tấn/ha. Do đó tính ưu việt của
chế phẩm sinh học có khả năng nhanh chóng cung cấp cho cây dưỡng chất phát
huy hiệu lực phân đa lượng giữ cân bằng sinh thái và đạt hiệu quả cao. Nên trên
thế giới đặc biệt là các nước phát triển việc nghiên cứu, sử dụng các chế phẩm
sinh học rất được chú trọng đầu tư. Phân bón sinh học trở thành loại phân phổ
biến và không thể thiếu trong sản xuất, nông lâm nghiệp hiện đại.
2.2.1.3. Những nghiên cứu ở Việt Nam
Nước ta, rừng trồng chải dài trên diện tích rộng lớn, cây rừng sống lâu
năm, trình độ cơ giới hố trong sản xuất, nhân lực, vốn đầu tư có hạn. Rừng sau
khi trồng ít có điều kiện chăm sóc, do đó cơng tác giống có tầm quan trọng đặc
biệt. Có thể nói giống là một những khâu quan trọng nhất, có ý nghĩa quyết
định đến sản lượng chất lượng rừng trồng.

Những năm trước thời kì đổi mới chúng ta chưa đánh giá đúng tầm quan
trọng và vai trị to lớn của cơng tác giống trong sản xuất lâm nghiệp. Sự quan
tâm của công tác giống lúc bấy giờ chủ yếu là làm sao có đủ số lượng giống
cho rừng trồng, hầu như chưa coi trọng đến chất lượng giống. Sử dụng giống
không rõ nguồn gốc xuất sứ, thu hái sô bồ, dẫn đến rừng trồng có chất lượng
kém, năng xuất thấp phổ biến chỉ đạt 5 - 10m3/ha/năm. Đến những năm gần
đây chúng ta mới bắt đầu chú trọng đến khâu sản xuất giống Năng xuất, chất
lượng rừng đã tăng lên 30 - 70m3/ha/năm. Năm 1998 Bộ Lâm nghiệp (cũ) đã
cho quyết định ban hành: quy phạm xây dựng rừng giống và vườn giống.
Trong đó có quy định rõ các tiêu chuẩn về chọn lọc giống xuất xứ giống và cây
giống cũng như các phương thức khảo nghiệm giống và xây dựng rừng giống,
vườn giống. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thơn đã có chương trình tăng


10

cường năng lực giống cây trồng, vật nuôi và lâm nghiệp. Công tác tuyển chọn,
lai tạo, nhân giống bằng mô hom được phát triển giảm dần việc trồng rừng bằng
giống sô bồ, không rõ nguồn gốc, tăng tỉ lệ giống có chất lượng cao.
Từ năm 1980 - 1985, Nguyễn Minh Đường và nhiều tác giả khác cũng có
những nghiên cứu chi tiết về gieo ươm và trồng rừng sao dầu ở rừng ở miền
Đông Nam Bộ.
Khi nghiên cứu gieo ươm thông nhựa (Pinus merkusii), Nguyễn Xuân
Quát (1985) cũng đã tập trung xem xét ảnh hưởng của thành phần hỗn hợp ruột
bầu.
Những nghiên cứu như thế cũng đã được Hồng Cơng Đãng (2000) thực
hiện với loài Bần chua ở giai đoạn vườn ươm. [9], [10]
Từ những năm 2000 trở về đây nước ta đẩy mạnh các cơng trình nghiên
cứu về kĩ thuật lâm sinh nhằm mang lại hiệu quả vốn rừng cùng các chính sách
hợp lý của nhà nước.

Khi nghiên cứu về gieo ươm Dầu song nàng (Dipterocarpus dyeri Pierre),
Nguyễn Tuấn Bình (2002) nhận thấy độ tàn che 25% - 50% là thích hợp cho
sinh trưởng của Dầu song nàng 12 tháng tuổi.
Những nghiên cứu về ảnh hưởng của kích thước bầu đến sinh trưởng của
cây gỗ non cũng đã được nhiều tác giả quan tâm. Theo Nguyễn Tuấn Bình
(2002) [4], kích thước bầu thích hợp cho gieo ươm Dầu song nàng là 20*30
cm, đục 8 - 10 lỗ.
Luận án tiến sĩ về đề tài phương pháp nhân giống cây thân gỗ nhiệt đới
mới tại Đại học Sunshine Coast (USC - Úc) của Cao Đình Hùng [9]. Ơng gọi
đó là những hạt nhân tạo “kiểu mới” và chúng có rất nhiều ưu điểm so với
những hạt “kiểu cũ”: Cho chất lượng gỗ tốt, sức tăng trưởng nhanh, chịu được
sâu bệnh và khí hậu lạnh.


11

Các chuyên gia thuộc Viện Ứng dụng công nghệ vừa nhân giống thành
cơng hai lồi lan hài q: Hài Hằng (đặc hữu VN) và Hài Tam Đảo (đặc hữu
Đông Dương) bằng phương pháp gieo hạt trong ống nghiệm.
Trung tâm khoa học sản xuất lâm nghiệp Tây Bắc xây dựng hướng dẫn
kỹ thuật gieo ươm từ khâu thu hái hạt giống, bảo quản hạt giống, xử lý hạt
giống, kỹ thuật gieo ươm và chăm sóc cây con.
Cuốn sách “Giống cây rừng”, “Lâm sinh 1”, “Lâm sinh 2”, “Hướng dẫn
kĩ thuật trồng cây nông lâm nghiệp cho đồng bào miền núi”, “Tổ chức gieo
ươm cây bản địa phục vụ mục tiêu phục hồi rừng”… Và hàng loạt các bài luận
văn, luân án, đề tài, chuyên đề nghiên cứu về nhân giống về gieo ươm. Những
cuốn sách này có nói về các khâu chính và các kĩ thuật cần thiết trong cơng tác
gieo ươm từ khâu xây dựng vườn ươm, khảo nghiệm giống, bảo quản hạt giống
và hàng loạt các nghiên cứu về cách thức sử lý ở mỗi loại hạt giống khác nhau.
Nghiên cứu tỉ lệ nảy mầm của mỗi loại hạt, cơng thức phân phù hợp… [9]

Hiện nay có một số nghiên cứu mới: Đề tài tốt nghiệp của Lý Thị Minh
Kết khóa 39 Lâm nghiệp: “Tìm hiểu kỹ thuật gieo ươm cây Lim xanh tại vườn
ươm Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên”. Đề tài tốt nghiệp của Hoàng
Văn Lịch Khóa 39 Lâm nghiệp “Nghiên cứu ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu
đến sinh trưởng của cây Keo Úc (Acacia mangium) tại vườn ươm Trường Đại
học Nông Lâm Thái Nguyên”. Nguyễn Thị Huyền Trang “Tìm hiểu kỹ thuật
nhân giống cây Dâu da xoan (Allospondias lakonensis (Pierre) Stapf ) từ hạt tại
Lâm trường Chợ Mới - Bắc Kạn”.
Tất cả đều nhằm mục đích tìm ra phương pháp gieo ươm thích hợp nhất
cho mỗi loại cây đạt hiệu quả tốt cả về chất lượng, số lượng và thu được lợi
nhuận cao lại nhanh nhất. Ngồi ra cịn đáp ứng cho nhu cầu nghiên cứu, thử
nghiệm cho công tác nghiên cứu áp dụng khoa học tiên tiến.
2.2.2. Giâm hom


12

+ Nghiên cứu trên thế giới
Tốc độ phát triển nhanh chóng của nền kinh tế tồn cầu và khu vực đã làm
cho môi trường sống bị ô nhiễm, rừng bị suy giảm cả về số lượng lẫn chất lượng,
đặc biệt ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Đứng trước tình hình đó các
nhà khoa học về lĩnh vực nơng lâm nghiệp đã và đang nỗ lực để tìm ra những
phương pháp tạo giống cây mới đóng góp vào ngân hàng hạt giống ngày càng chất
lượng để đáp ứng những nhu cầu ngày càng cao của con người.
Trong những năm 1950 có hàng loạt cuốn sách về chọn giống cây rừng
đã được xuất bản ở nhiều nước trên thế giới. Bắt đầu từ năm 1964 Girodano đã
giâm hom bạch đàn E.Camalodulensis một năm tuổi đạt tỷ lệ ra rễ 60%. Tới
năm 1963 nhà nghiên cứu người Pháp là Franclet đã đưa ra một danh sách gồm
58 loài Bạch đàn đã thử nghiệm giâm hom và đã thành công.
Bắt đầu từ năm 1984, nhà nghiên cứu người Đức R.Kleins Chmit đã tiến

hành nhân giống cây Vân sam ở CHLB Đức, cùng thời gian đó Ruden cũng bắt
đầu tại Na uy. Từ đầu thập kỷ 80 đến nay thì cơng tác nghiên cứu đã đạt được
nhiều thành cơng như các lồi cây lá kim, cây lá rộng. Ở Đông Nam Á những
năm gần đây việc nghiên cứu và sản xuất cây hom đã được tiến hành ở nhiều
nước. Trung tâm cây rừng Asean- Canada (ACLTSC) đã tổ chức thử nghiệm
nghiên cứu giống hom từ năm 1988 và đã thu được nhiều kết quả với các loài
cây họ Đậu.
Tại Trung Quốc đã xây dựng được một quy trình cơng nghệ về sản xuất
cây con bằng mơ hom cho hàng chục lồi cây gỗ, cây ăn quả và cây cảnh. Qua
quá trình nghiên cứu của các nhà khoa học đã tạo ra được những cây con giống
đáp ứng được những yêu cầu thực tiễn đã mở ra một hướng đi mới triển vọng
trong công tác tạo giống cây trồng.
+ Nghiên cứu ở Việt Nam


13

Việt Nam đã và đang ứng dụng những thành tựu trong nghiên cứu tạo
giống cây trồng bằng hạt và giâm hom. Các nhà khoa học đã khơng ngừng nỗ
lực, tìm tịi sáng tạo, tạo ra những quy trình, kỹ thuật áp dụng cho giâm hom
cây rừng nói chung và những cây dược liệu quý nói riêng.
Năm 1976, lần đầu tiên tại Việt nam đã thử nghiệm nhân giống hom đối với
một số lồi cây như Bạch đàn, Thơng được tiến hành tại Phù Ninh - Phú Thọ.
Năm 1984, Nguyễn Ngọc Tân đã giâm hom thành cơng lồi cây mỡ từ
cây non hoặc từ gốc trưởng thành. Ông cho biết tỷ lệ ra rễ ở hom chưa hóa gỗ
của cây Mỡ khi các hom này được xử lý với thuốc kích thích 2,4-D nồng độ
50ppm trong 3 giây là 40%.
Năm 1990, Nguyễn Hoàng Nghĩa nhân giống cây Sở bằng hom cành với
thuốc xử lý là NAA ở một cơng thức thích hợp cho tỷ lệ ra rễ của hom giâm là 80%.
Lê Đình Khả và Đồn Thị Bích giâm hom Bạch đàn trắng bằng thuốc xử lý IBA

nồng độ 75ppm cho tỷ lệ ra rễ cao hơn 27,5% so với công thức đối chứng.
Trung tâm nghiên cứu cây rừng viện khoa học Việt Nam sau một thời
gian nghiên cứu đã thực hiện thành công việc sản xuất cây hom Bạch đàn trắng
và Keo lai theo kế hoạch của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn phê
duyệt trong 3 năm 1996 - 1998.
Theo bản tin dự án trồng mới 5 triệu ha rừng số 4 - 2005 nhân giống một
số loài cây rừng bằng phương pháp giâm hom đã có nhiều triển vọng.
- Đối với cây Pơmu có độ tuổi từ 2 - 8 tuổi lấy cành của cây trưởng thành
hoặc đã tạo qua chồi. Hom ra rễ đạt 80 - 90% khi xử lý NAA 1,5% với giá thể
làm bằng cát hay trực tiếp trong túi bầu.
- Đối với cây Bách xanh có độ tuổi từ 2 - 10 tuổi lấy cành của cây trưởng
thành hoặc đã tạo qua chồi. Hom ra rễ đạt 85 - 95% khi xử lý IBA 1% với giá
thể làm bằng cát.


14

- Với cây Hồng tùng giâm hom thành công ở các giai đoạn có độ tuổi
khác nhau bằng chồi vượt của cây trưởng thành hoặc đã qua tạo chồi. Hom ra
rễ đạt 80 85% khi xử lý bằng IBA 1,5% trên giá thể bằng cát.
Nhân giống bằng hom không chỉ phát huy ở những lồi cây ưu tiên mà
cịn áp dụng cho các loài cây bản địa, phục vụ các chương trình trồng rừng ở
các địa phương, các chương trình làm giàu rừng. Dầu rái (Dipterocarpus alatus)
là loài cây trồng rừng chủ yếu trong các chương trình làm giàu rừng ở các tỉnh
miền Nam và Tây Nguyên, cũng là loài cây được trồng rất thành công trên các
đường phố ở thành phố Hồ Chí Minh. Xuất phát từ việc khó thu hái và bảo quản
hạt giống, việc nhân giống bằng hom lại đóng vai trị rất quan trọng đối với lồi
cây này. Lê Đình Khả, Đồn Thị Bích đã nghiên cứu trên đối tượng Dầu rái 8
tháng tuổi và hom chồi của cây 5 tuổi, xử lý các chất điều hòa sinh trưởng IBA,
IAA, ATB ở các thang nồng độ khác nhau. Kết quả cho thấy IBA là chất có tác

dụng kích thích ra rễ tốt nhất cho Dầu rái, tỷ lệ ra rễ có thể đạt 70 - 80%. Tùy
theo điều kiện cụ thể, có thể xử lý hom giâm Dầu rái trong chất điều hòa sinh
trưởng IBA ở dạng dung dịch nồng độ 100 ppm trong thời gian 3 giờ (có tỷ lệ
ra rễ đạt 80%), hoặc nồng độ 2000 ppm trong thời gian 3 giây (có tỷ lệ ra rễ đạt
86,7%) và dạng bột nồng độ 1,0% (có tỷ lệ ra rễ đạt 90%).
Các kết quả nhân giống bằng hom và bước đầu trồng thử nghiệm các
dòng vơ tính cây rừng ở nước ta rất khả quan. Đó là cơ sở khoa học và có ý
nghĩa thực tiễn rất lớn, tạo điều kiện cho chúng ta tiếp tục đi sâu nghiên cứu,
ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ vào cải thiện giống, bảo tồn nguồn
gen của cây rừng.
2.3. Tổng quan về cây Thìa canh
Tên: Cây Thìa canh.
Tên khác: Dây mi, Lừa ty rừng.


15

Tên khoa học: Gymnema sylvestre (Retz.) R. Br. ex Schult, Họ Thiên
lý (Asclepiadaceae).
Dây thìa canh đã được sử dụng trong nền y học cổ truyền Ayurveda của
Ấn Độ từ hơn 2000 năm nay để chữa bệnh ”nước tiểu ngọt như mật”. Dây thìa
canh trong tiếng Hindi gọi là Gurmar, có nghĩa là ”kẻ hủy diệt đường”, được
trồng nhiều nhất ở thung lũng Patalcot. Sau đó, lồi cây này được ghi vào dược
điển Ấn Độ là loại cây có khả năng chữa bệnh ”nước tiểu ngọt như mật” mà
ngày nay khoa học gọi là bệnh đái tháo đường.
2.3.1. Đặc điểm thực vật của cây Dây thìa canh
Dây leo cao 6-10m, nhựa mủ màu vàng, thân có lơng dài 8-12 cm, to 3
mm, có lỗ bì thưa. Lá có phiến bầu dục xoan ngược thon dài 6-7 cm, rộng 2,55 cm, đầu nhọn, có mũi, gân bên 4-6 đơi, rõ ở mặt dưới, nhăn lúc khô; cuống
dài 5-8 mm. Hoa nhỏ, màu vàng, xếp thành xim dạng tán ở nách lá, cao 8 mm,
rộng 12-15 mm; đài có lơng mịn và rìa lơng; tràng khơng lơng ở mặt ngồi,

tràng phụ là 5 răng. Quả đại dài 5,5 cm, rộng ở nửa dưới. Hạt dẹp, lông mào
dài 3 cm. Mùa hoa quả tháng 7-8. Dây thìa canh phân bố ở Ấn Độ, Nam Trung
Quốc, Indonesia. Ở Việt Nam cây phân bố ở Hải Dương, Hưng n, Hải Phịng,
Bắc Giang, Ninh Bình, Thanh Hóa.
2.3.2. Thành phần hóa học của cây Dây thìa canh
Nhóm chất chính là saponin triterpenoid thuộc 2 nhóm oleane và
dammarane. Saponin khung oleane là các acid gymnemic và gymnemasaponins.
Saponin khung dammarane là các gymnemaside. Ngồi ra, trong lá cịn chứa resine,
albumin, chlorophyl, carbohydrate, anthraquinon, alkaloid inositole, acid hữu cơ,
calci oxalate, lignin, cellulose,…
Thành phần tác dụng chính là acid gymnemic – là tên chung của nhiều
acid hữu cơ thuộc nhóm saponin triterpenoid. Các acid gymnemic khi thủy
phân đều cho gymnemagenin.


16

Thành phần Gurmarin (Hình 2) là một polypeptide có khả năng làm mất
cảm giác ngọt mà không ảnh hưởng tới các vị giác khác, được phân lập từ lá
dây thìa canh.

Hình 2.1: Cấu trúc của Gurmarin
Tại Việt Nam, Trần Văn Ơn và cộng sự đã khảo sát và xây dựng quy
trình tối ưu chiết phân đoạn saponin triterpenoid GS4 từ dây thìa canh. Các điều
kiện chiết xuất tối ưu được xác định là: kích thước bột dược liệu (bột nửa mịn),
phương pháp chiết (chiết ngấm kiệt), dung môi chiết xuất (cồn 40%), pH trong
phản ứng acid hóa (pH 1-3), pH trong phản ứng kiềm hóa (pH 11).
2.3.3 Tác dụng sinh học của cây Dây thìa canh
+ Tác dụng hạ đường huyết
Dây thìa canh đã được sử dụng trong nền Y học cổ truyền Ayurveda Ấn

Độ từ hơn 2.000 năm nay để chữa đái tháo đường. Dựa trên kinh nghiệm này,
các nghiên cứu được thực hiện từ thăm dò dược lý, xác định cơ chế tác dụng
của dịch chiết toàn phần, phân đoạn tác dụng GS4 hoặc từ đơn chất có tác dụng
chính là acid gymnemic.
Một số kết quả nghiên cứu về tác dụng hạ đường huyết của dây thìa canh
đã được thực hiện:
– Chế độ ăn có chứa bột lá dây thìa canh với liều 500 mg/chuột/ngày
trong 10 ngày có tác dụng bảo vệ đáng kể đối với chuột gây đái tháo đường


×