Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (56.64 KB, 2 trang )
19 xu hướng quyết định tương lai phát triển các doanh nghiệp
Trong báo cáo được công bố hồi đầu tháng 4, với tiêu đề "Thị trường ngày mai: Những xu
thế và tác động của chúng đối với các doanh nghiệp toàn cầu", Chương trình Môi trường
Liên Hợp Quốc, Hội đồng Kinh doanh vì sự Phát triển Bền vững Thế giới và Viện Tài
nguyên Thế giới nói rằng sự thay đổi của nền kinh tế thế giới sẽ tạo ra cả vận hội lẫn những
thách thức mới đối với các doanh nghiệp trong tương lai.
Báo cáo đã nêu ra tới 19 xu hướng chính sẽ tác động mạnh đến sự định hình của thị trường
toàn cầu, đó là những xu hướng về : dân số ; của cải ; dinh dưỡng ; sức khỏe ; giáo dục ; tiêu
dùng ; nǎng lượng ; khí thải ; hiệu quả ; sinh thái ; nông nghiệp ; nước ngọt ; thành thị hóa ;
tính cơ động ; thông tin liên lạc ; lao động ; dân chủ ; tín nhiệm và tư nhân hóa. Những xu
hướng này sẽ làm thay đổi vai trò cũng như chiến lược kinh doanh của các công ty thế giới.
Chúng cho thấy, để tồn tại và phát triển trong một môi trường có tính cạnh tranh cao hơn,
các doanh nghiệp trên toàn cầu cần phải chú trọng tới các giá trị về xã hội và tiêu chuẩn về
môi trường.
Báo cáo này là nhằm giúp các doanh nghiệp chủ động có đối sách trước những xu thế đang
nổi lên, chẳng hạn giúp họ nhận thức được những tương tác giữa phát triển và môi trường,
từ đó họ sẽ sớm có giải pháp để thích ứng tốt với những đòi hỏi về bảo vệ môi trường sau
này. Nhìn chung những xu thế nêu trong báo cáo cho thấy cộng đồng thế giới ngày càng
quan tâm hơn tới việc tìm ra giải pháp cho những vấn đề bức xúc trên thế giới hiện nay,
trong đó bức xúc nhất là các vấn đề nghèo đói, thất học và không được chǎm sóc đầy đủ về
sức khỏe ở nhiều nước trên thế giới.
Báo cáo trên gợi ý các doanh nghiệp nên hướng tới thị trường của những nước đang phát
triển, vì ở đó không gian hoạt động còn lớn, cơ hội làm ǎn có lãi còn nhiều. Đó là thị trường
tiêu thụ đầy tiềm tàng lớn, nhân lực dồi dào và kinh tế có triển vọng tǎng trưởng nhanh nhất.
Xu hướng kể trên sẽ tác động tới nhiều lĩnh vực kinh tế. Chẳng hạn, đối với ngành công
nghiệp lương thực, sự phát triển thị trường tại các nước có tỷ lệ suy dinh dưỡng cao sẽ có ý
nghĩa rất quan trọng, mở ra nhiều cơ hội kinh doanh và phát triển kinh tế. Tương tự như vậy,
sự hoàn thiện hệ thống y tế và giáo dục ở các nước đang phát triển không những sẽ giúp
nâng cao nǎng suất và tay nghề của người lao động mà còn tạo ra nhiều cơ hội mới cho sự
tǎng trưởng.
Báo cáo khẳng định, trong bối cảnh có tới khoảng 78% dân số thế giới còn nghèo, sự phát