Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Đánh giá một số đặc điểm của mão zirconia nguyên khối được thực hiện bằng phương pháp lấy dấu thường quy và lấy dấu kỹ thuật số

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.99 MB, 89 trang )

.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

ĐỖ THỊ ÁNH HỒNG

ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM
CỦA MÃO ZIRCONIA NGUYÊN KHỐI
ĐƢỢC THỰC HIỆN BẰNG PHƢƠNG PHÁP
LẤY DẤU THƢỜNG QUY
VÀ LẤY DẤU KỸ THUẬT SỐ
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ NỘI TRÚ
CHUYÊN NGÀNH: RĂNG – HÀM – MẶT
MÃ SỐ: NT 62 72 28 01

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2018

.


.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


---------------------

ĐỖ THỊ ÁNH HỒNG

ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM
CỦA MÃO ZIRCONIA NGUYÊN KHỐI
ĐƢỢC THỰC HIỆN BẰNG PHƢƠNG PHÁP
LẤY DẤU THƢỜNG QUY
VÀ LẤY DẤU KỸ THUẬT SỐ

Chuyên ngành: RĂNG – HÀM – MẶT
Mã số: NT 62 72 28 01

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ NỘI TRÚ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐỒN MINH TRÍ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2018

.


.

LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu
trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ cơng trình
nào khác.

Đỗ Thị Ánh Hồng


.


.

MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................... i
DANH MỤC THUẬT NGỮ ANH – VIỆT ................................................. ii
DANH MỤC HÌNH ...................................................................................... iii
DANH MỤC BẢNG ..................................................................................... iv
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ................................................................................ vi
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................4
1.1 Các yếu tố chính ảnh hƣởng thành cơng của phục hình cố định và các phƣơng
pháp đánh giá ..........................................................................................................4
1.1.1 Khít sát bờ phục hình ............................................................................. 4
1.1.2 Khít sát lịng phục hình: ......................................................................... 5
1.1.3 Tiêu chí đánh giá lâm sàng phục hình theo FDI................................... 6
1.1.4 Tổng quan phƣơng pháp sao mẫu đánh giá sự khít sát của phục hình 8
1.2 Tổng quan về lấy dấu kỹ thuật số và các hệ thống lấy dấu kỹ thuật số ..........12
1.2.1 Ƣu điểm của kỹ thuật lấy dấu kỹ thuật số so với kỹ thuật thƣờng quy: 12
1.2.2 So sánh độ chính xác giữa lấy dấu kỹ thuật số và thƣờng quy ..........14
1.2.3 Nhƣợc điểm của kỹ thuật lấy dấu kỹ thuật số: ..................................16
1.2.4 Tổng quan về các hệ thống lấy dấu kỹ thuật số .................................17
1.3 Tổng quan một số nghiên cứu trên thế giới .........................................22
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........24
2.1 Thiết kế nghiên cứu:.............................................................................24
2.2 Đối tƣợng nghiên cứu: ........................................................................24


.


.

2.3 Tiêu chuẩn chọn mẫu: ..........................................................................24
2.3.1 Tiêu chuẩn chọn vào ............................................................................24
2.3.2 Tiêu chí loại trừ: ...................................................................................24
2.4 Phƣơng pháp nghiên cứu......................................................................25
2.4.1 Vật liệu nghiên cứu: .............................................................................25
2.4.2 Dụng cụ: ................................................................................................25
2.5 Giai đoạn chuẩn bị: ..............................................................................26
2.6 Quy trình nghiên cứu: .........................................................................26
2.6.1 Lần hẹn 1:..............................................................................................26
2.6.2 Lần hẹn 2...............................................................................................26
2.6.3 Lần hẹn 3:..............................................................................................27
2.6.4 Lần hẹn 4: ............................................................................................30
2.6.5 Lần hẹn 5...............................................................................................33
2.7 Huấn luyện định chuẩn: ......................................................................35
2.8 Xử lý và phân tích số liệu: ...................................................................35
2.9 Đạo đức nghiên cứu .............................................................................35
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ .............................................................................37
3.1 Mẫu nghiên cứu...................................................................................37
3.2 Kiểm định tính chuẩn của phân phối các biến số................................37
3.3 Độ khít sát bờ mão của mão tồn sứ đƣợc thực hiện bằng phƣơng
pháp lấy dấu thƣờng quy và lấy dấu kỹ thuật số ...................................................38
3.4 Độ khít sát lịng mão tồn sứ đƣợc thực hiện bằng phƣơng pháp lấy
dấu thƣờng quy và lấy dấu kỹ thuật số..................................................................40


.


.

3.5 Đánh giá tiếp xúc bên của mão toàn sứ đƣợc thực hiện bằng phƣơng
pháp lấy dấu thƣờng quy và lấy dấu kỹ thuật số ...................................................42
3.6 Đánh giá tiếp xúc cắn khớp của mão toàn sứ đƣợc thực hiện bằng
phƣơng pháp lấy dấu thƣờng quy và lấy dấu kỹ thuật số .....................................43
3.7 Số lƣợng mão gắn sau khi kết thúc nghiên cứu ...................................44
CHƢƠNG 4. BÀN LUẬN............................................................................45
4.1 Bàn luận về mẫu:.................................................................................45
4.2 Bàn luận về phƣơng pháp nghiên cứu: ...............................................45
4.2.1. Bàn luận về quy trình sửa soạn cùi răng: ...........................................45
4.2.2 Bàn luận về quy trình lấy dấu: .............................................................45
4.2.3 Bàn luận về phƣơng pháp đo độ khít sát bờ và lịng mão in vitro.....46
4.3 Bàn luận về kết quả nghiên cứu ...........................................................46
4.3.1 Bàn luận về kết quả so sánh sự khít sát bờ của mão toàn sứ đƣợc thực
hiện bằng hai phƣơng pháp lấy dấu .............................................................46
4.3.2 Bàn luận về kết quả độ khít sát lịng mão tồn sứ đƣợc thực hiện
bằng phƣơng pháp lấy dấu kỹ thuật số và lấy dấu thƣờng quy ..................50
4.3.3 Bàn luận về kết quả so sánh tiếp xúc bên trên lâm sàng của mão toàn
sứ đƣợc thực hiện bằng hai phƣơng pháp lấy dấu.......................................54
4.3.4 Bàn luận về kết quả so sánh tiếp xúc cắn khớp trên lâm sàng của mão
toàn sứ đƣợc thực hiện bằng hai phƣơng pháp lấy dấu ..............................55
4.4 Hạn chế của đề tài và đề nghị: .............................................................56
4.5 Ý nghĩa thực tiễn và ứng dụng lâm sàng: ...........................................57
KẾT LUẬN ...................................................................................................59
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


.


.

i

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ADA

: American Dental Association

CAD / CAM : Computer – aided Design/ Computer – aided Manufactering
USPHS

: United States Public Health Services

FDI

: World Dental Federation

PE

: polyether

PVS

: polyvinyl siloxane


STL

: Stereo lithography hoặc Standard Triangle Language

.


.

ii

DANH MỤC THUẬT NGỮ ANH – VIỆT
American Dental Association

: Hiệp hội Nha Khoa Hoa Kỳ

Computer – aided Design

: Thiết kế đƣợc hỗ trợ bằng máy tính

Computer – aided Manufactering

: Chế tạo đƣợc hỗ trợ bằng máy tính

United States Public Health Services

: Cơ quan Y tế Công Cộng Hoa Kỳ

World Dental Federation


: Liên Đoàn nha khoa thế giới

.


.

iii

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Phƣơng pháp sao mẫu bằng silicone [20] ..................................................11
Hình 1.2. Hệ thống CEREC ......................................................................................18
Hình.1.3 Hệ thống iTero ...........................................................................................18
Hình 1.4. Máy quét trong miệng CS 3500 ................................................................19
Hình.1.5 Hệ thống TRIOS® ......................................................................................21
Hình 2.1 Hình ảnh thám trâm sử dụng trong nghiên cứu .........................................26
Hình.2.2 Hình ảnh sửa soạn cùi răng và đặt chỉ co nƣớu (kỹ thuật đặt hai sợi chỉ) .27
Hình.2.3 Hình ảnh mẫu sau cùng R46, 45 ................................................................28
Hình.2.4 Hình ảnh vơ giá khớp hàm trên và hàm dƣới .............................................29
Hình.2.5 Hình ảnh qt hàm đối diện và hàm có răng sửa soạn ...............................30
Hình.2.6 Hình ảnh ghi dấu khớp cắn ........................................................................30
Hình.2.7 Hình ảnh tại mặt phẳng cắt của bản sao silicone .......................................33
Hình.2.8 Hình ảnh gắn mão sau cùng R45 ...............................................................33
Hình.2.9 Hình ảnh gắn mão sau cùng R26 ...............................................................33

.


.


iv

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Tổng quan các phƣơng pháp đo sự khít sát bờ mão [14] ............................8
Bảng 2.1 Liệt kê và định nghĩa các biến số ..............................................................34
Bảng 3.1 Đặc điểm mẫu nghiên cứu .........................................................................37
Bảng 3.2 Kiểm định tính chuẩn phân phối các biến số đánh giá trên lâm sàng ......38
Bảng 3.3 Kiểm định tính chuẩn phân phối các biến số đánh giá in vitro ................38
Bảng 3.4 Độ khít sát bờ mão của mão toàn sứ đƣợc thực hiện bằng phƣơng pháp
lấy dấu thƣờng quy và lấy dấu kỹ thuật số theo đánh giá trên lâm sàng ..................39
Bảng 3.5 Khoảng hở bờ mão toàn sứ đƣợc thực hiện bằng phƣơng pháp lấy dấu
thƣờng quy và lấy dấu kỹ thuật số in vitro................................................................39
Bảng 3.6 Khoảng hở thành trục của mão toàn sứ đƣợc thực hiện bằng phƣơng pháp
lấy dấu thƣờng quy và lấy dấu kỹ thuật số...............................................................40
Bảng 3.7 Khoảng hở vùng múi răng của mão toàn sứ thực hiện bằng phƣơng pháp
lấy dấu thƣờng quy và lấy dấu kỹ thuật số ................................................................40
Bảng 3.8 Khoảng hở vùng trũng rãnh của mão toàn sƣ thực hiện bằng phƣơng pháp
lấy dấu thƣờng quy và lấy dấu kỹ thuật số ................................................................41
Bảng 3.9 Đánh giá tiếp xúc bên của mão toàn sứ đƣợc thực hiện bằng phƣơng pháp
lấy dấu thƣờng quy và lấy dấu kỹ thuật số theo đánh giá trên lâm sàng ..................42
Bảng 3.10 Đánh giá tiếp xúc cắn khớp của mão toàn sứ đƣợc thực hiện bằng
phƣơng pháp lấy dấu thƣờng quy và lấy dấu kỹ thuật số theo đánh giá trên lâm sàng
...................................................................................................................................43
Bảng 3.11 Số lƣợng mão theo phƣơng pháp lấy dấu thƣờng quy và lấy dấu kỹ thuật
số đƣợc gắn khi kết thúc nghiên cứu.........................................................................44
Bảng 4.1 Sự khít sát bờ trên lâm sàng của mão toàn sứ so với nghiên cứu khác .....47
Bảng 4.2 Sự khít sát bờ in vitro của mão tồn sứ so với kết quả nghiên cứu khác ..49
Bảng 4.3 Khoảng hở trục của mão toàn sứ đƣợc thực hiện bằng hai phƣơng pháp so
với kết quả của các nghiên cứu khác.........................................................................51


.


.

v
Bảng 4.4 Khoảng hở vùng múi răng của mão toàn sứ đƣợc thực hiện bằng hai
phƣơng pháp so với kết quả của các nghiên cứu khác ..............................................52
Bảng 4.5 Khoảng hở vùng trũng rãnh của mão toàn sứ đƣợc thực hiện bằng hai
phƣơng pháp so với kết quả của các nghiên cứu khác ..............................................53
Bảng 4.6 Thông số lâm sàng tiếp xúc bên của mão toàn sứ so với nghiên cứu khác
...................................................................................................................................55
Bảng 4.7 Thông số lâm sàng ―tiếp xúc cắn khớp‖ của mão toàn sứ so với nghiên
cứu khác ....................................................................................................................56

.


.

vi

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1 Đặc điểm mẫu nghiên cứu .....................................................................37
Biểu đồ 3.2 Khoảng hở bờ và lòng mão toàn sứ đƣợc thực hiện bằng phƣơng pháp
lấy dấu thƣờng quy và lấy dấu kỹ thuật số ................................................................42
Biểu đồ 3.3 Độ khít sát bờ mão, tiếp xúc bên và tiếp xúc cắn khớp của mão toàn sứ
đƣợc thực hiện bằng phƣơng pháp lấy dấu thƣờng quy và lấy dấu kỹ thuật số theo

đánh giá lâm sàng ......................................................................................................44

.


.

vii

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1 Quy trình nghiên cứu ................................................................................36

.


.

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, phục hình tồn sứ đƣợc sử dụng ngày càng nhiều do yêu cầu thẩm
mỹ của bệnh nhân mong muốn phục hình phải tự nhiên nhƣ răng thật. Thêm vào đó,
vì phục hình tồn sứ khơng có kim loại nên có thể tránh đƣợc sự ăn mịn, đổi màu
nƣớu và phản ứng dị ứng. Ƣu điểm chính của phục hình tồn sứ là thẩm mỹ về màu
sắc, kết cấu bề mặt, độ trong mờ và tính tƣơng hợp sinh học.
Trong thực hành nha khoa tổng quát, lấy dấu cấu trúc răng và mơ mềm trong
miệng góp phần rất quan trọng trong thành cơng của phục hình sau cùng. Lấy dấu là
bản sao ngƣợc của bề mặt mô cứng hoặc mơ mềm dùng để chẩn đốn hoặc để làm
phục hình [21]. Sự chính xác của dấu sau cùng sẽ quyết định độ khít sát bờ và
khoảng hở lịng mão của phục hình sau cùng. Phần lớn quy trình lấy dấu hiện nay

vẫn còn sử dụng phƣơng pháp thƣờng quy, bằng khay lấy dấu và vật liệu lấy dấu.
Kỹ thuật lấy dấu thƣờng quy khơng u cầu máy móc đắt tiền và có thể đạt đƣợc
kết quả chính xác nếu thực hiện đúng cách [11]. Những vật liệu lấy dấu phổ biến
nhất sử dụng cho lấy dấu sau cùng trong phục hình cố định là polyether (PE), và
polyvinyl siloxane (PVS), hoặc polysulfide. Để có mẫu hàm chính xác, những vật
liệu này phải có độ chính xác cao, khả năng đàn hồi, tính ổn định kích thƣớc cũng
nhƣ tính lƣu biến và độ bền xé. Các yếu tố khác nhƣ lƣu lƣợng nƣớc bọt khơng
kiểm sốt đƣợc trong khi thực hiện, quy trình la bơ (khử nhiễm, đổ mẫu, vận
chuyển…), lƣu trữ trong thời gian dài, độ ẩm, biến dạng vật liệu và khơng tƣơng
thích với các vật liệu khác có thể ảnh hƣởng đến độ chính xác của dấu dẫn đến sự
thiếu chính xác của phục hình sau cùng [5].
Ngày nay, số hóa trong chẩn đốn và điều trị đã trở thành một xu hƣớng lớn
trong phục hình. Mặc dù đã xuất hiện lần đầu tiên vào những năm 1950 nhƣng cho
đến những năm 1980, công nghệ thiết kế và chế tạo đƣợc hỗ trợ bằng máy tính
(CAD / CAM) mới đƣợc sử dụng trong nha khoa. Kế tục những thành tựu và sự lớn

.


.

2

mạnh về công nghệ trong hơn 35 năm qua, hệ thống lấy dấu kỹ thuật số và
CAD/CAM hiện nay đã phổ biến trong thực hành nha khoa và la bô [13]. Lấy dấu
kỹ thuật số là bƣớc đầu tiên hƣớng tới chế tạo CAD/CAM của phục hình răng. Kỹ
thuật này ghi lại dữ liệu ba chiều của cấu trúc giải phẫu bằng camera quang học, có
nhiều cách để ghi nhận dữ liệu, có thể quét trực tiếp trên răng đã sửa soạn sử dụng
máy quét trong miệng, quét dấu hoặc quét mẫu hàm thạch cao. Thu thập dữ liệu kỹ
thuật số cải thiện kế hoạch điều trị, hiệu quả cao hơn, dễ dàng lƣu trữ dữ liệu, tái

tạo, tƣ liệu điều trị, hiệu quả chi phí và thời gian, giao tiếp giữa nha khoa và la bô
tốt hơn. Máy quét trong miệng đã có trên thị trƣờng cách đây hơn 40 năm với tốc độ
phát triển nhanh chóng về số lƣợng hệ thống thƣơng mại trong mƣời năm qua [26].
Nhiều hệ thống thay đổi từ hình ảnh đơn sắc, có hoặc khơng phủ bột đến hệ thống
video có màu, khơng cần phủ bột.
Dù sử dụng phƣơng pháp lấy dấu nào thì yếu tố quan trọng quyết định thành
cơng lâu dài của phục hình là sự khít sát bờ và lịng mão. Hở bờ gây tích tụ mảng bám
dẫn đến viêm nha chu và sâu răng, hòa tan xi măng và gây vi kẽ. Trên thế giới, những
năm gần đây, một số nghiên cứu báo cáo rằng lấy dấu kỹ thuật số chính xác hơn so với
lấy dấu thƣờng quy [28], [40]. Tuy nhiên, một số nghiên cứu khác không chỉ ra đƣợc
sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về khoảng hở bờ giữa hai phƣơng pháp lấy dấu này
[5], [6]. Hiện tại, ở Việt Nam chỉ có một nghiên cứu của Đỗ Thị Kim Anh [1] đánh giá
về thời gian lấy dấu và cảm nhận của bệnh nhân khi thực hiện lấy dấu kỹ thuật số và
lấy dấu thƣờng quy, chƣa có nghiên cứu nào đánh giá về độ khít sát của phục hình
đƣợc thực hiện bằng hai phƣơng pháp lấy dấu thƣờng quy và kỹ thuật số.
Câu hỏi nghiên cứu đặt ra là có hay khơng sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
về độ khít sát bờ và lòng mão đƣợc thực hiện bằng phƣơng pháp lấy dấu kỹ thuật số
và lấy dấu thƣờng quy.
Nhƣ vậy nghiên cứu này thực hiện với mục tiêu sau:
Mục tiêu tổng quát: đánh giá việc thực hiện mão toàn sứ bằng hai phƣơng
pháp lấy dấu kỹ thuật số và lấy dấu thƣờng quy.

.


.

3

Mục tiêu cụ thể:

1. So sánh độ khít sát bờ mão toàn sứ thực hiện bằng hai phƣơng pháp lấy
dấu kỹ thuật số và lấy dấu thƣờng quy.
2. So sánh độ khít sát lịng mão tồn sứ thực hiện bằng hai phƣơng pháp lấy
dấu kỹ thuật số và lấy dấu thƣờng quy.
3. So sánh tiếp xúc bên của mão toàn sứ thực hiện bằng hai phƣơng pháp lấy
dấu kỹ thuật số và lấy dấu thƣờng quy.
4. So sánh tiếp xúc cắn khớp của mão toàn sứ thực hiện bằng hai phƣơng
pháp lấy dấu kỹ thuật số và lấy dấu thƣờng quy.

.


.

4

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Các yếu tố chính ảnh hƣởng thành cơng của phục hình cố định và các
phƣơng pháp đánh giá
Khít sát bờ và lịng mão là hai yếu tố lâm sàng chính dùng để đánh giá chất
lƣợng của phục hình cố định. Nghiên cứu lâm sàng đã cho thấy tầm quan trọng của
độ chính xác và sự khít sát cho thành cơng lâm sàng. Tuy nhiên, những nghiên cứu
trƣớc đó có giới hạn là chủ yếu đánh giá sự khít sát bờ mão. Nghiên cứu đánh giá sự
khít sát lịng mão của mão thƣờng dựa trên các phép đo các điểm khác nhau của
những mặt cắt mão răng [10].
Theo Holmes và cộng sự [17], sự khít sát của mão có thể đƣợc định nghĩa tốt
nhất bằng thuật ngữ ―khoảng hở‖ đo tại các điểm khác nhau giữa bề mặt mão và
răng. Đo vng góc từ bề mặt bên trong của mão đến thành trục của răng trụ gọi là
khoảng hở lòng mão, phép đo tƣơng tự ở bờ mão gọi là khoảng hở bờ.
1.1.1 Khít sát bờ phục hình

Khít sát bờ phục hình đƣợc xem là một tiêu chí quan trọng đối với chất
lƣợng và thành cơng lâm sàng của phục hình cố định, mặc dù khơng chỉ sự thiếu
khít sát bờ mão có liên quan vi kẽ. Hở bờ có thể làm giảm tuổi thọ của phục hình vì
lớp xi măng bị hịa tan bởi dịch trong miệng và lực hóa cơ học. Hở bờ gây tích tụ
mảng bám làm tăng nguy cơ sâu răng thứ phát, vi kẽ, viêm nha chu và bệnh lý tủy
răng gây nên thất bại của phục hình.
Tuy nhiên, khơng có sự nhất trí về độ hở bờ có thể chấp nhận đƣợc trên lâm
sàng. Một số nghiên cứu báo cáo rằng khoảng hở bờ dao động từ 60 đến 120 µm là
chấp nhận đƣợc về mặt lâm sàng [23]. Theo Jonathan và cộng sự [27] , Seelbach và
cộng sự [32], đối với mão toàn sứ CAD/CAM, khoảng hở bờ chấp nhận đƣợc là ít
hơn 90 µm. Trong nghiên cứu của Ahlholm và cộng sự [3], Chochlidakis và cộng
sự [10] báo cáo khoảng hở bờ của mão toàn sứ đơn lẻ thực hiện bằng hệ thống
CAD/CAM từ 39,1 đến 230 µm. Trích dẫn theo Dauti [11], trên lâm sàng,
Chrisstensen và cộng sự (1966) kết luận rằng khoảng hở bờ có thể nhìn thấy lớn

.


.

5

hơn 39 µm là khơng thể chấp nhận đƣợc. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố, không thể đạt
đƣợc giá trị lý tƣởng này trên lâm sàng. Trong những nghiên cứu trƣớc, khoảng hở
đƣờng hoàn tất với bờ mão chấp nhận đƣợc dao động từ 34 đến 119 µm, phục hình
cố định hở bờ ít hơn 120 µm có nhiều khả năng thành công [8].
Fransson và McLean và von Fraunhofer cho rằng khoảng hở bờ có thể chấp
nhận đƣợc về mặt lâm sàng sau khi gắn nên ít hơn tƣơng ứng là 150 µm và 120 µm.
Ngồi ra, McLean và von Fraunhofer kiểm tra sự khít sát bờ 1000 phục hình cố
định trong thời gian 5 năm và chỉ ra rằng khoảng hở bờ dƣới 80 µm rất khó phát

hiện trên lâm sàng [22].
Hầu hết các nghiên cứu sử dụng tiêu chuẩn đƣợc thiết lập bởi McLean và
von Fraunhofer (1971), kết luận rằng hở bờ tối đa 120 µm là chấp nhận đƣợc [35],
[40]. Khít sát bờ và lịng phục hình bị ảnh hƣởng bởi nhiều yếu tố, từ giai đoạn lấy
dấu đến giai đoạn gắn xi măng.
1.1.2 Khít sát lịng phục hình:
Khít sát lịng phục hình cũng là tiêu chí quan trọng và có ảnh hƣởng đến vị
trí của phục hình và do đó ảnh hƣởng đến sự khít sát bờ phục hình.
Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ (ADA) ấn bản số 8 chỉ ra rằng độ dày của xi
măng gắn cho mão răng khơng nên vƣợt q 25 µm khi sử dụng chất gắn loại I. Các
loại vật liệu sau đây đƣợc xếp vào nhóm này: xi măng hydroxyapatite, glass
ionomer, phosphat kẽm, và polycarboxylate [38].
Chất gắn loại II có thể có độ dày lớp xi măng tối đa là 40µm. Loại vật liệu
đại diện trong nhóm này, bao gồm resin và glass ionomer gia cố nhựa. Lựa chọn
chất gắn dựa trên các tiêu chí cho các tình huống lâm sàng cụ thể [38].
Mặc dù khoảng hở này trong phạm vi hiếm khi đạt đƣợc, đây vẫn đƣợc coi là
mục tiêu lâm sàng. Christenson đồng ý với ADA. Những ngƣời khác đề nghị sửa
đổi. Fransson và McLean và von Fraunhofer cho rằng khoảng hở có thể chấp nhận
đƣợc về mặt lâm sàng sau khi gắn nên ít hơn tƣơng ứng là 150 µm và 120 µm [22],
[25].

.


.

6

Khoảng hở 25 µm đã đƣợc chứng minh cải thiện vị trí và tăng sự lƣu giữ của
phục hình lên đến 25%. Trong một nghiên cứu khác, tăng độ dày xi măng làm giảm

kháng lực gãy của phục hình sứ vì biến dạng sứ vào lớp xi măng nhiều hơn và cũng
làm giảm giảm bề dày của phục hình [10].
Mc Lean và cộng sự (1971) [22], Sorensen (1990) [33] báo cáo độ dày lớp xi
măng 100 - 120 µm đƣợc xem là chấp nhận đƣợc trên lâm sàng để tiên lƣợng lâm
sàng lâu dài của phục hồi gián tiếp [9].
1.1.3 Tiêu chí đánh giá lâm sàng phục hình theo FDI
 Hở bờ
Một nhóm thám trâm đầu tù, thẳng và gập góc cho vùng tiếp cận, với kích
thƣớc khác nhau là 50, 150, và 250 µm đƣợc đề nghị sử dụng để đánh giá kích
thƣớc khoảng hở giữa răng và phục hình.
 Khơng phát hiện hở bờ trên lâm sàng.
 Bờ ngun vẹn khơng lý tƣởng, nhƣng có thể đƣợc cải thiện bằng
cách đánh bóng. Sứt mẻ bờ nhỏ của phục hình có thể đƣợc loại bỏ
bằng cách đánh bóng / hoặc một khoảng hở tại chỗ chỉ cảm nhận đƣợc
với thám trâm nha khoa > 50 µm và <150 µm.
 Có vi kẽ hoặc đổi màu nhƣng giới hạn ở vùng bờ. Tổng khoảng hở bờ
> 150 µm, <250 µm dễ cảm nhận khi thăm dị, khơng dẫn đến những
hậu quả tiêu cực lâu dài cho răng hoặc các mô xung quanh nếu không
đƣợc điều trị. Sự hiện diện của nhiều sứt mẻ bờ nhỏ mà không gây
ảnh hƣởng lâu dài.
 Khoảng hở tại chỗ lớn hơn 250 µm có thể dẫn đến lộ ngà răng. Cần
thiết sửa chữa vì lý do dự phòng.
Tổng khoảng hở bờ lớn hơn 250 µm hoặc phục hình lỏng lẻo nhƣng vẫn ở
nguyên vị trí, cần thiết thay thế để ngăn chặn tổn hại thêm hoặc có những vết nứt
lớn ở bờ và vật liệu mất quá nhiều không thể sửa chữa [16].

.


.


7

 Điểm tiếp xúc bên và giắt thức ăn
Điểm tiếp xúc bên có thể kiểm tra bằng cách đƣa chỉ nha khoa qua kẽ răng.
Điểm tiếp xúc bên có độ mạnh sinh lý khi chỉ nha khoa hoặc lƣỡi kim loại 25µm có
thể đi qua và đƣợc đánh giá là có lực kháng nhất định hoặc hiệu ứng ―snap‖. Khn
kim loại với độ dày khác nhau 25µm, 50µm, 100µm chính xác hơn chỉ nha khoa.
Độ chặt của tiếp xúc bên có thể đƣợc xác định sớm khi sử dụng chỉ nha khoa
để tránh sự đổi màu của mặt bên do lực chêm của khuôn hoặc lƣỡi kim loại. Nếu
điểm tiếp xúc bên yếu, dùng lƣỡi kim loại mỏng có độ dày tăng dần để định lƣợng
mất tiếp xúc. Thiếu tiếp xúc bên dẫn đến giắt thức ăn và không thoải mái khi ăn
nhai không chấp nhận đƣợc. Bề mặt không có tiếp xúc bên, ví dụ răng có khe hở,
khơng đƣợc đánh giá và ghi điểm là giá trị thiếu. Giắt thức ăn liên quan đến tiếp xúc
mở và/ hoặc hình dạng khơng phù hợp của phục hình mặt bên cần đƣợc ghi lại.
 Tiếp xúc bên sinh lý, chỉ nha khoa có thể đi vào kẽ răng dƣới áp lực.
Lƣỡi kim loại dày 25 µm có thể đi qua nhƣng lƣỡi 50 µm thì khơng.
 Tiếp xúc bên khá chặt nhƣng chấp nhận đƣợc. chỉ nha khoa hoặc lƣỡi
kim loại 25 µm chỉ có thể đi qua điểm tiếp xúc dƣới áp lực.
 Tiếp xúc bên nhẹ, lƣỡi kim loại 50 µm có thể qua vùng tiếp xúc
nhƣng lƣỡi 100 µm thì khơng, hoặc chỉ nha khoa qua dễ dàng với hiệu
ứng ―snap‖ nhẹ. Không chỉ định loại bỏ/ sửa chữa phục hình.
 Tiếp xúc bên yếu và lƣỡi kim loại 100 µm có thể dễ dàng qua. Cần
sửa chữa.
 Tiếp xúc bên yếu, phá hủy do giắt thức ăn và biểu hiện đau/ viêm
nƣớu; đòi hỏi can thiệp tức thì. Khơng sửa chữa đƣợc và cần thay thế
[16].
 Tiếp xúc cắn khớp
Theo tiêu chí đánh giá của USPHS biến đổi [7], [18], tiếp xúc cắn khớp đƣợc
đánh giá theo các tiêu chí sau :

 1: Tiếp xúc cắn khớp bình thƣờng.

.


.

8

 2: Tiếp xúc cắn khớp quá mức, có thể điều chỉnh lại.
 3: Thiếu tiếp xúc cắn khớp.
1.1.4 Tổng quan phƣơng pháp sao mẫu đánh giá sự khít sát của phục
hình
Có nhiều phƣơng pháp khác nhau để đo và đánh giá khoảng hở bờ có thể tìm
thấy trong y văn và tất cả có các ƣu điểm và khuyết điểm. Sorensen và cộng sự đề
xuất phân loại các phƣơng pháp thành 4 loại: quan sát trực tiếp, phƣơng pháp cắt,
kỹ thuật dấu, và sử dụng thám trâm khi khám bằng mắt thƣờng. Kỹ thuật định tính
nhƣ kỹ thuật bằng dấu và kiểm tra bằng mắt khơng chính xác, thƣờng chủ quan và
phụ thuộc vào kinh nghiệm cảm giác xúc giác của nhà nghiên cứu. Ứng dụng của
những kỹ thuật này - thƣờng đƣợc sử dụng trong thực hành lâm sàng hàng ngày - ít
khách quan khi sửa soạn dƣới nƣớu. Bên cạnh đó, kỹ thuật chụp tia X giới hạn bởi
loại vật liệu và nhạy cảm với tia X [36].
Bảng 1.1 Tổng quan các phƣơng pháp đo sự khít sát bờ mão [25]
Phƣơng pháp

Số bài báo (%)

Kỹ thuật xem trực tiếp

87 (47,5%)


Kỹ thuật cắt ngang

43 (23,5%)

Kỹ thuật sao chép

37 (20,2%)

Phƣơng pháp hình thái

7 (3,8%)

Thƣớc kẹp micromet

2 (1,2%)

Micro - CT

3 (1,6%)

Kết hợp hai phƣơng pháp

4 (2,2%)

Tổng cộng

183 (100%)

.



.

9

Sáu phƣơng pháp đƣợc sử dụng (Bảng 1.1), trong đó kỹ thuật trực tiếp là phổ
biến nhất (47,5%), tiếp theo là phƣơng pháp cắt ngang (23,5%), và kỹ thuật sao
chép (20,2%). Kỹ thuật xem trực tiếp đo khoảng cách giữa mão răng và cùi răng tại
bờ nhƣng không sử dụng kính hiển vi đo bên trong lịng mão ở các độ phóng đại
khác nhau. Phƣơng pháp này khơng kết hợp quy trình gắn mão – cùi răng nhƣ
phƣơng pháp cắt ngang hoặc phƣơng pháp sao lại khoảng của xi măng trƣớc khi đo
khoảng hở, do đó, phƣơng pháp này rẻ tiền và ít tốn thời gian hơn những kỹ thuật
khác và giảm sai số tích lũy do nhiều quy trình ảnh hƣởng đến độ chính xác của kết
quả. Tuy nhiên, việc đặt lại nhiều lần mão trên cùi răng cƣa đai có thể làm mịn bờ
mão và phƣơng pháp này chỉ có thể đƣợc sử dụng trong phịng thí nghiệm vì địi hỏi
phải kiểm tra trực tiếp khoảng hở bờ dƣới kính hiển vi điện năng cao, điều này rất
quan trọng đối với độ chính xác của phƣơng pháp [25] .
Ngƣời ta báo cáo rằng việc quét hình ảnh bằng kính hiển vi điện tử (SEM),
kính hiển vi soi nổi và đo khoảng hở giữa mão răng và cùi răng bằng kỹ thuật chụp
ảnh hiển vi thƣờng đƣợc sử dụng để đo độ chính xác của phục hình cố định 34 .
Những kỹ thuật này tƣơng đối chính xác và khơng phá hủy mẫu [36]. Các kính hiển
vi khác đƣợc sử dụng bao gồm kính hiển vi kỹ thuật số, kính hiển vi soi nổi. Kết
quả khi đo những điểm cách xa nhau bị giới hạn; do đó, các số đo trung bình tính
đƣợc thƣờng có độ lệch chuẩn cao [25] .
Những bất lợi khác bao gồm khó khăn trong việc lựa chọn điểm để đo độ hở
bờ, khó phân biệt giữa cấu trúc răng và lớp xi măng có màu tƣơng tự răng hoặc xác
định phần cao nhất của bờ cùi răng. Bờ mão và cùi có vẻ trịn khi xem dƣới kính
hiển vi. Ngồi ra, chuẩn bị mẫu cho kỹ thuật hiển vi SEM (đúc, cắt và đánh bóng)
có thể làm hỏng mẫu và giảm độ chính xác của phƣơng pháp [36].

Phƣơng pháp cắt ngang đo hở bờ bằng cách gắn mão lên cùi răng đã cƣa đai
bằng xi măng, nhúng vào nhựa và cắt, cho phép đo trực tiếp bề dày lớp xi măng và
khoảng hở bờ trong mặt phẳng thẳng đứng và ngang, giảm sai số do đặt lại mão.
Phƣơng pháp này cho phép quan sát khoảng hở bờ kế cận phần nối trong mẫu phục
hình cố định nhiều đơn vị. Tuy nhiên, phƣơng pháp này khơng cho phép phân tích

.


.

10

dài hạn và so sánh các kết quả trƣớc và sau các giai đoạn thực hiện khác nhau khi sử
dụng mẫu giống nhau, và số lƣợng phép đo bị giới hạn ở mặt cắt, có thể khơng đại
diện cho sự khít sát tồn bộ của mão răng, mẫu bị cắt, đòi hỏi thêm giai đoạn nhúng
và cắt, tốn thời gian hơn. Tuy nhiên, kỹ thuật cắt ngang không đƣợc khuyến khích
bởi vì nó là một phƣơng pháp xâm lấn, cho phép đánh giá chỉ một vài điểm tham
chiếu và có thể dẫn đến gãy hoặc biến dạng phục hình trong quá trình cắt [9], [25].
Về phƣơng pháp hình thái, đây là một phƣơng pháp không xâm lấn; Tuy
nhiên, với phƣơng pháp này, bề dày lớp xi măng tại bờ mão chỉ có thể đƣợc suy
luận gián tiếp, và trong trƣờng hợp phân tích sau đó, cần cẩn trọng khi đặt lại mẫu,
nếu khơng sẽ có sự khác biệt [25]. Gần đây, hình ảnh chụp cắt lớp vi thể (microCT) cũng đƣợc sử dụng nhƣ một phƣơng pháp không xâm lấn để đánh giá sự khít
sát bờ và lịng phục hồi gián tiếp. Kỹ thuật này cho phép đánh giá hai và ba chiều sự
khít sát bờ và lịng phục hình, có thể đánh giá một số lƣợng lớn các điểm tham
chiếu và dễ dàng xác định khoảng hở quan trọng mà khơng phá hủy mẫu [9]. Các
phƣơng pháp cịn lại, bao gồm thƣớc kẹp micromet và micro CT, thu hút ít sự chú ý
nhất, chủ yếu là do khó khăn về kỹ thuật [25].
Một số nghiên cứu sử dụng kết hợp hai phƣơng pháp, cụ thể là bản sao
silicone và phƣơng pháp cắt ngang. Kết quả chƣa đƣa ra kết luận. Tsitrou và cộng

sự (2007) đã sử dụng kết hợp hai phƣơng này để đo khoảng hở bờ của mão Cerec.
Họ báo cáo trung bình khoảng hở bờ trên bờ cong là 94 µm và 91 µm và bờ vai là
91 µm và 77 µm tƣơng ứng với sao mẫu silicone và kỹ thuật cắt ngang. Shearer và
cộng sự (1996) báo cáo sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trong khoảng hở bờ của hệ
thống In-Ceram khi sử dụng kỹ thuật cắt ngang và kỹ thuật sao chép silicone (tƣơng
ứng là 8.3 µm và 28.6 µm). Họ ủng hộ tính chính xác của kỹ thuật cắt ngang hơn kỹ
thuật sao chép bằng silicone. Tuy nhiên, Rahme và cộng sự không báo cáo sự khác
biệt đáng kể giữa các phƣơng pháp đối với sƣờn Procera, khoảng hở bờ báo cáo là
31,9 µm và 33,6 µm tƣơng ứng với kỹ thuật cắt ngang và sao silicone [25].
Khơng có sự đồng thuận đâu là phƣơng pháp không xâm lấn tốt nhất để đánh
giá sự khít sát bờ và lịng mão của phục hồi gián tiếp [9]. Nghiên cứu của chúng tôi

.


.

11

sử dụng kỹ thuật sao chép bằng silicone [6], [41] [32], [30]. Kỹ thuật dùng vật liệu
độ nhớt thấp (kỹ thuật sao chép) là phƣơng pháp không xâm lấn đƣợc dùng phổ
biến để đánh giá khoảng hở giữa mão và răng cả in vivo và in vitro. Vật liệu PVS
lỏng để ghi lại khoảng cách giữa cùi răng bề mặt bên trong của phục hồi và sau đó
lớp silicone có thể đƣợc đo nhiều điểm tham chiếu cả ở bờ và lòng mão. Phƣơng
pháp này đƣợc coi là dễ thực hiện, tƣơng đối rẻ tiền, và đƣợc chấp nhận nhƣ một
phƣơng pháp đáng tin cậy để đánh giá khoảng hở bờ và lịng mão. Mặt khác, khó
khăn trong việc xác định bờ của sự phục hình, hạn chế khi kiểm tra phục hồi có độ
khít sát tốt, vì có nguy cơ làm rách dấu khi lấy ra khỏi mão, cũng nhƣ lỗi mặt phẳng
cắt và vài điểm tham chiếu đƣợc coi là nhƣợc điểm của kỹ thuật bản sao silicone
[25], [36]. Laurent và cộng sự [20] thấy rằng nếu sử dụng silicone thích hợp, có thể

sao chép khoảng xi măng và đo độ dày ở bất kỳ vị trí nào. Tƣơng tự nhƣ vậy,
Rahme và cộng sự [29] đã báo cáo khơng có sự khác biệt đáng kể giữa kỹ thuật sao
mẫu silicone và kỹ thuật cắt để đo khoảng hở bờ của mão Procera và ủng hộ việc
sử dụng silicone có độ nhớt thấp cho kỹ thuật bản sao để bắt chƣớc độ dày lớp xi
măng khi sử dụng xi măng glass – ionomer.

Hình 1.1 Phƣơng pháp sao mẫu bằng silicone [20]

.


.

12

1.2 Tổng quan về lấy dấu kỹ thuật số và các hệ thống lấy dấu kỹ thuật số
1.2.1 Ƣu điểm của kỹ thuật lấy dấu kỹ thuật số so với kỹ thuật thƣờng quy:
Chi phí vẫn là một rào cản lớn và đó là lý do một số nha sĩ khơng sử dụng
máy qt kỹ thuật số, vì hệ thống CAD/CAM hoặc máy quét trong miệng cần đầu
tƣ vào công nghệ và kỹ năng. Tuy nhiên, máy quét kỹ thuật số trong miệng tiếp tục
chứng minh lợi ích trong thực hành nha khoa, phục vụ cho kỹ thuật viên, bác sĩ và
bệnh nhân [13].
- Loại bỏ đƣợc những vấn đề liên quan đến vật liệu lấy dấu thƣờng quy gồm
đặc tính vật liệu, khơng kiểm sốt mơ mềm đƣợc, lựa chọn khay lấy dấu khơng
đúng cách, thiếu chính xác do khay đặt sai vị trí [4], [10].
- Trong kỹ thuật thƣờng quy, phải lấy dấu cao su và đổ mẫu hàm thạch cao,
trong khi đó lấy dấu kỹ thuật số, phục hình đƣợc thiết kế và chế tạo từ dữ liệu quét
không cần làm mẫu hàm trung gian. Các la bơ nha khoa cũng có lợi từ việc chuyển
sang lấy dấu kỹ thuật số, vì kỹ thuật viên khơng cần đổ mẫu, cắm pin, cƣa và gọt
đai, và vô giá khớp mẫu hàm. Với phần mềm xác định bờ phục hình, kỹ thuật viên

có thể tạo ra các phục hình chính xác mà khơng cần mẫu hàm [13].
- Những yếu tố nhƣ biến đổi về nhiệt độ, thời gian từ lúc lấy dấu đến khi đổ
mẫu, sự thấm ƣớt của bề mặt sản phẩm thạch cao, quy trình khử trùng có thể dẫn
đến biến dạng vật liệu và ảnh hƣởng đến tính chính xác [10]. Độ chính xác của mẫu
hàm sau cùng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm tỉ lệ nƣớc/ bột thạch cao, bọt khí
khi trộn bằng tay, loại thạch cao và khả năng tƣơng thích của nó với vật liệu lấy
dấu. Ngồi ra, việc áp dụng các chất làm cứng mẫu và chêm mẫu, cũng nhƣ các
bƣớc trong la bơ khi chế tạo phục hình nhƣ làm sáp, đúc, hoặc q trình ép, có thể
tạo ra lỗi kích thƣớc và ảnh hƣởng sự khít sát của phục hình sau cùng [2].
- Quét kỹ thuật số lƣu trữ trên ổ đĩa cứng vô thời hạn, cũng tránh đƣợc lỗi
liên quan đến mẫu hàm thơng thƣờng có thể nứt vỡ theo thời gian. Không cần vận
chuyển, quét kỹ thuật số giảm khả năng phải làm lại do dấu khơng chính xác [13].

.


×