Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ cấy và lượng đạm bón đến sinh trưởng, năng suất giống lúa kim cương 111 trong vụ xuân tại thanh oai, hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.34 MB, 104 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

LÊ THÁI HỌC

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ CẤY
VÀ LƯỢNG ĐẠM BÓN ĐẾN SINH TRƯỞNG,
NĂNG SUẤT GIỐNG LÚA KIM CƯƠNG 111
TRONG VỤ XUÂN
TẠI THANH OAI, HÀ NỘI

Ngành:
Mã số:
Người hướng dẫn khoa học:

Khoa học cây trồng
8620110
PGS.TS. Nguyễn Ích Tân


NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018

2


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ
lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cám ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 30 tháng 9 năm 2018


Tác giả luận văn

Lê Thái Học

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn
bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Ích Tân đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời
gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Canh tác học, Khoa Nông học - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ
tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo,cán bộ Phòng Kinh tế huyện Thanh Oai, Chi cục
thống kê huyện Thanh Oai, UBND thị trấn Kim Bài, HTX NN thị trấn Kim Bài, thôn Kim
Lâm đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận văn./.
Hà Nội, ngày 30 tháng 9 năm 2018
Tác giả luận văn

Lê Thái Học

ii



MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................................................ i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt.................................................................................................. vi
Danh mục bảng .......................................................................................................... vii
Danh mục đồ thị .......................................................................................................... ix
Trích yếu luận văn .........................................................................................................x
Thesis abstract ............................................................................................................ xii
Phần 1. Mở đầu ...........................................................................................................1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................2

1.3.

Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................2

1.4.

Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn........................................3

1.4.1.

Giá trị khoa học ...............................................................................................3


1.4.2.

Ý nghĩa thực tiễn .............................................................................................3

Phần 2. Tổng quan tài liệu ..........................................................................................4
2.1.

Tình hình sản xuất lúa trên thế giới và việt nam ...............................................4

2.1.1.

Tình hình sản xuất lúa trên thế giới ..................................................................4

2.1.2.

Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam ...................................................................7

2.1.3.

Tình hình sản xuất lúa tại huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội ........................9

2.2.

Đặc điểm dinh dưỡng của cây lúa ..................................................................12

2.2.1.

Dinh dưỡng đạm của cây lúa ..........................................................................12

2.2.2.


Dinh dưỡng lân của cây lúa............................................................................13

2.2.3.

Dinh dưỡng kali của cây lúa...........................................................................13

2.3.

Tình hình nghiên cứu về mật độ cây và lượng đạm bón cho lúa trên thế
giới và Việt Nam ...........................................................................................14

2.3.1.

Tình hình nghiên cứu về mật độ cấy lúa .........................................................14

2.3.2.

Tình hình nghiên cứu lượng đạm bón cho lúa trên thế giới và Việt Nam ............18

Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu ..........................................................20
3.1.

Địa điểm nghiên cứu ......................................................................................20

iii


3.2.


Thời gian nghiên cứu .....................................................................................20

3.3.

Đối tượng, vật liệu nghiên cứu .......................................................................20

3.4.

Nội dung nghiên cứu......................................................................................21

3.5.

Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................21

3.5.1.

Thiết kế thí nghiệm ........................................................................................21

3.5.2.

Các biện pháp kỹ thuật và chỉ tiêu theo dõi ....................................................23

3.5.3.

Phương pháp xử lý số liệu..............................................................................30

Phần 4. Kết quả và thảo luận ....................................................................................31
4.1.

Ảnh hưởng của mật độ cấy và lượng đạm bón đến chỉ tiêu sinh trưởng của

giống lúa Kim Cương 111 trong vụ xuân 2018 tại Thanh Oai, Hà Nội...............31

4.1.1.

Ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm bón đến thời gian sinh trưởng của
giống lúa Kim Cương 111 vụ xuân tại Thanh Oai, Hà Nội .............................31

4.1.2.

Ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm bón đến động thái tăng trưởng
chiều cao của giống lúa Kim Cương 111 trong vụ xuân 2018 tại Thanh
Oai, Hà Nội ...................................................................................................33

4.1.3.

Ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm bón đến động thái đẻ nhánh của
giống lúa Kim Cương 111 trong vụ xuân 2018 tại Thanh Oai, Hà Nội ...........36

4.1.4.

Ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm bón đến hệ số đẻ nhánh, hệ số đẻ
nhánh hữu hiệu và tỷ lệ nhánh hữu hiệu của giống lúa Kim Cương 111
trong vụ xuân 2018 tại Thanh Oai, Hà Nội .....................................................41

4.2.

Ảnh hưởng của mật độ cấy và lượng đạm bón đến các chỉ tiêu sinh lý
giống Kim Cương 111 trong vụ xuân 2018 tại Thanh Oai, Hà Nội .................44

4.2.1.


Ảnh hưởng của mật độ cấy và lượng đạm bón đến chỉ số diện tích lá
(LAI) giống Kim Cương 111 trong vụ xuân 2018 tại Thanh Oai, Hà Nội .......44

4.2.2.

Ảnh hưởng của mật độ cấy và lượng đạm bón đến khối lượng chất khơ
(DM) và tốc độ tích lũy chất khô (CGR) giống Kim Cương 111 trong vụ
xuân 2018 tại Thanh Oai, Hà Nội ...................................................................48

4.3.

Ảnh hưởng của mật độ cấy và lượng đạm bón đến khả năng chống chịu
sâu bệnh giống Kim Cương 111 trong vụ xuân 2018 tại Thanh Oai, Hà
Nội ................................................................................................................53

4.4.

Ảnh hưởng của mật độ cấy và lượng đạm bón đến các yếu tố cấu thành
năng suất, năng suất giống Kim Cương 111 trong vụ xuân 2018 tại Thanh
Oai, Hà Nội ...................................................................................................54

iv


4.4.1.

Ảnh hưởng của mật độ cấy đến các yếu tố cấu thành năng suất, năng suất
giống Kim Cương 111 trong vụ xuân 2018 tại Thanh Oai, Hà Nội .................55


4.4.2.

Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến các yếu tố cấu thành năng suất, năng
suất giống Kim Cương 111 trong vụ xuân 2018 tại Thanh Oai, Hà Nội ..........56

4.4.3.

Ảnh hưởng tương tác của mật độ cấy và lượng đạm bón đến các yếu tố
cấu thành năng suất, năng suất giống Kim Cương 111 trong vụ xuân
2018 tại Thanh Oai, Hà Nội ...........................................................................58

4.5.

Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến hiệu suất sử dụng đạm (NUE) và
hiệu quả kinh tế giống Kim Cương 111 trong vụ xuân 2018 tại Thanh
Oai, Hà Nội ...................................................................................................59

4.5.1.

Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến hiệu suất sử dụng đạm (NUE) của
giống Kim Cương 111 trong vụ xuân 2018 tại Thanh Oai, Hà Nội .................59

4.5.2.

Ảnh hưởng của mật độ cấy và lượng đạm bón đến hiệu quả kinh tế giống
Kim Cương 111 trong vụ xuân 2018 tại Thanh Oai, Hà Nội ...........................60

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................62
5.1.


Kết luận .........................................................................................................62

5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................63

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................64
Phụ lục ......................................................................................................................68

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BVTV

Bảo vệ thực vật

CCCCC

Chiều cao cây cuối cùng

CGR

Tốc độ tích lũy chất khơ

CV%


Hệ số biến động

DM

Khối lượng chất khơ

GĐCS

Giai đoạn chín sữa

GĐĐN

Giai đoạn đẻ nhánh

GĐTr

Giai đoạn trỗ

HSĐN

Hệ số đẻ nhánh

HTX NN

Hợp tác xã nơng nghiệp

LAI

Chỉ số diện tích lá


LSD0,05

Sai số nhỏ nhất có ý nghĩa

NHH

Nhánh hữu hiệu

NSLT

Năng suất lý thuyết

NSTT

Năng suất thực thu

P1000

Khối lượng 1000 hạt

TSC

Tuần sau cấy

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Tốp 10 quốc gia có diện tích trồng lúa lớn nhất thế giới, 2016 .....................4

Bảng 2.2. Tốp 10 quốc gia sản xuất lúa gạo lớn nhất thế giới (2016) ...........................5
Bảng 2.3. Diện tích và sản lượng lúa cả năm của Việt Nam .........................................8
Bảng 2.4. Diện tích lúa cả năm và sản lượng lúa hàng năm của TP Hà Nội ...............10
Bảng 2.5. Diện tích lúa cả năm và chỉ số phát triển huyện Thanh Oai ........................10
Bảng 2.6. Tình hình năng suất và sản lượng lúa cả năm huyện Thanh Oai .................11
Bảng 2.7. Diện tích, năng suất và sản lượng cả năm của thị trấn Kim Bài, huyện
thanh Oai, Hà Nội .....................................................................................12
Bảng 3.1. Kết quả phân tích một số tính chất của đất trước thí nghiệm ......................21
Bảng 3.2. Loại phân, thời gian bón và tỷ lệ bón ruộng thí nghiệm .............................23
Bảng 3.3. Sâu bệnh chính hại lúa và thang điểm đánh giá ..........................................28
Bảng 4.1. Ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm bón đến thời gian sinh trưởng
của giống lúa Kim cương 111 ....................................................................31
Bảng 4.2. Ảnh hưởng của mật độ đến động thái tăng trưởng chiều cao của giống
lúa Kim Cương 111 trong vụ xuân 2018 ....................................................33
Bảng 4.3. Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến động thái tăng trưởng chiều cao
của giống lúa Kim Cương 111 trong vụ xuân 2018 ....................................34
Bảng 4.4. Ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm bón đến động thái tăng trưởng
chiều cao của giống lúa Kim Cương 111 vụ xuân 2018 .............................36
Bảng 4.5. Ảnh hưởng tương tác của mật độ đến động thái đẻ nhánh của giống
lúa Kim Cương 111 trong vụ xuân 2018 ....................................................37
Bảng 4.6. Ảnh hưởng tương tác của lượng đạm bón đến động thái đẻ nhánh của
giống lúa Kim Cương 111 .........................................................................38
Bảng 4.7. Ảnh hưởng tương tác của mật độ và lượng đạm bón đến động thái đẻ
nhánh của giống lúa Kim Cương 111 ........................................................40
Bảng 4.8. Ảnh hưởng của mật độ đến hệ số đẻ nhánh, hệ số đẻ nhánh hữu hiệu
và tỷ lệ nhánh hữu hiệu giống Kim Cương 111 trong vụ xuân 2018...........41
Bảng 4.9. Ảnh hưởng của lượng phân đạm đến hệ số đẻ nhánh, hệ số đẻ nhánh
hữu hiệu và tỷ lệ nhánh hữu hiệu giống Kim Cương 111 trong vụ xuân
2018 ..........................................................................................................42


vii


Bảng 4.10. Ảnh hưởng của mật độ và liều lượng đạm bón đến hệ số đẻ nhánh, hệ
số đẻ nhánh hữu hiệu và tỷ lệ đẻ nhánh hữu hiệu giống Kim Cương
111 trong vụ xuân 2018 .............................................................................43
Bảng 4.11. Ảnh hưởng của mật độ đến chỉ số diện tích lá (LAI) giống Kim Cương
111 trong vụ xuân 2018 .............................................................................45
Bảng 4.12. Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến chỉ số diện tích lá (LAI) giống
Kim Cương 111 trong vụ xuân 2018..........................................................46
Bảng 4.13. Ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm bón đến chỉ số diện tích lá (LAI)
giống Kim Cương 111 vụ xuân 2018 .........................................................47
Bảng 4.14. Ảnh hưởng của mật độ đến khối lượng chất khơ (DM) và tốc độ tích
lũy chất khô (CGR) giống lúa Kim Cương 111 trong vụ xuân 2018 ...........49
Bảng 4.15. Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến khối lượng chất khơ (DM) và tốc
độ tích lũy chất khô (CGR) giống Kim Cương 111 vụ xuân 2018 ..............50
Bảng 4.16. Ảnh hưởng tương tác của mật độ và lượng đạm bón đến khối lượng
chất khơ (DM) và tốc độ tích lũy chất khơ (CGR) .....................................52
Bảng 4.17. Ảnh hưởng của mật độ cấy và lượng đạm bón đến khả năng chống
chịu sâu bệnh giống Kim Cương 111 trong vụ xuân 2018 ..........................53
Bảng 4.18. Ảnh hưởng của các mật độ khác nhau tới năng suất và các yếu tố cấu
thành năng suất trên giống lúa Kim Cương 111 vụ xuân năm 2018............55
Bảng 4.19. Ảnh hưởng của lượng phân đạm khác nhau tới năng suất và các yếu tố
cấu thành năng suất trên giống lúa Kim Cương 111 trong vụ xuân năm
2018 ..........................................................................................................57
Bảng 4.20. Ảnh hưởng tương tác của mật độ và lượng phân đạm khác nhau tới
năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất trên giống lúa Kim Cương
111 trong vụ xuân 2018 .............................................................................58
Bảng 4.21. Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến hiệu suất sử dụng đạm (NUE)
giống Kim Cương 111 vụ xuân 2018 .........................................................60

Bảng 4.22. Ảnh hưởng của mật độ cấy và lượng đạm bón đến hiệu quả kinh tế
giống Kim Cương 111 vụ xuân 2018 .........................................................61

viii


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Sản lượng và tiêu thụ gạo trên thế giới ........................................................6
Hình 2.2. Thương mại gạo trên thế giới 10 năm gần đây .............................................7

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Lê Thái Học
Tên Luận văn: Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ cấy và lượng đạm bón đến sinh
trưởng, năng suất giống lúa Kim Cương 111 trong vụ xuân tại Thanh Oai, Hà Nội.
Ngành: Khoa học cây trồng
Mã số: 8620110
Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nơng Nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành để xác định được mật độ và lượng đạm bón thích hợp
cho giống lúa thuần Kim Cương 111 vụ xuân tại huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội .
Phương pháp nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm bón đến các chỉ tiêu
sinh trưởng, sinh lý chỉ số diện tích lá (LAI), phát triển sâu bệnh hại, các yếu tố cấu
thành năng suất, năng suất và hiệu suất bón đạm của giống lúa thuần Kim Cương 111
vụ xuân 2018 tại huyện Thanh Oai, TP. Hà Nội. Thí nghiệm đồng ruộng 2 nhân tố được
thiết kế theo kiểu Split – plot với 3 lần nhắc lại. Nhân tố thí nghiệm gồm 3 mật độ cấy
(M1: 30 khóm/m2; M2: 35 khóm/m2; M3: 40 khóm/m2) và 5 lượng đạm bón (N1: 0

kgN/ha; N2: 60 kgN/ha; N3: 90 kgN/ha; N4: 120 kgN/ha; N5: 150kgN/ha). Nghiên cứu
được tiến hành theo dõi về các nhóm chỉ tiêu: sinh trưởng, sinh lý, mức độ nhiễm sâu
bệnh hại, các yếu tố cấu thành năng suất, năng suất, hiệu suất bón đạm và hiệu quả kinh
tế của các thí nghiệm.
Kết quả chính và kết luận
1. Ảnh hưởng của của mật độ và lượng đạm bón đến một số chỉ tiêu sinh trưởng,
phát triển của giống lúa Kim Cương 111 vụ xuân 2018 tại Thanh Oai, Hà Nội:
- Về thời gian sinh trưởng của giống Kim Cương 111 trong vụ Xuân tại Thanh
Oai dao động từ 114-139 ngày, trong đó cấy 30 khóm/m2 và mức đạm bón 150 kg/ha
cho TGST dài nhất (138 ngày), ngắn nhất ở công thức cấy mật độ 40 khóm/m2 kết hợp
khơng bón đạm (114 ngày).
- Về các chỉ tiêu sinh trưởng: Giống Kim Cương 111 trong vụ Xuân tại Thanh Oai
cao nhất mật độ 30 khóm/m2 (18cm x 18 cm) kết hợp với lượng đạm bón 150kg/ha cho
chiều cao cuối cùng cao nhất đạt 112,9 cm, số nhánh tối đa đạt cao nhất là 14,2
nhánh/khóm, số nhánh hữu hiệu đạt cao nhất là 7,03 bơng/khóm; thấp nhất mật độ 40
khóm/m2 (18cm x 14 cm) kết hợp với khơng bón đạm cho chiều cao cuối cùng cao nhất
đạt 96,77 cm, số nhánh tối đa đạt cao nhất là 6,53 nhánh/khóm, số nhánh hữu hiệu đạt
cao nhất là 4,63 bơng/khóm.
2. Ảnh hưởng của của mật độ và lượng đạm bón đến một số chỉ tiêu sinh lý của

x


giống lúa Kim Cương 111 vụ xuân 2018 tại Thanh Oai, Hà Nội:
Mật độ 40 khóm/m2 (18cm x 14 cm) kết hợp với lượng đạm bón 150 kg/ha cho
chỉ số diện tích lá (LAI) ở cả 3 giai đoạn (cuối đẻ nhánh, trỗ 10 % và chín sáp); khối
lượng chất khơ (DM) và tốc độ tích lũy chất khơ (CGR) ở cả 3 giai đoạn (cuối đẻ nhánh,
trỗ 10 % và chín sáp) đạt thấp nhất; Mật độ 30 khóm/m2 (18cm x 18 cm) kết hợp với
khơng bón đạm cho chỉ số diện tích lá (LAI) ở cả 3 giai đoạn (cuối đẻ nhánh, trỗ 10 %
và chín sáp), khối lượng chất khơ (DM) và tốc độ tích lũy chất khô (CGR) ở cả 3 giai

đoạn (cuối đẻ nhánh, trỗ 10 % và chín sáp) đạt thấp nhất
3. Ảnh hưởng của của mật độ và lượng đạm bón mức độ gây hại của sâu bệnh hại
lúa trên giống lúa Kim Cương 111 vụ xuân 2018 tại Thanh Oai, Hà Nội:
Có các loại dịch hại chính phát sinh gây hại là: sâu cuốn lá nhỏ, bệnh đạo ôn, bệnh
khô vằn. Nặng nhất là cơng thức mật độ 40 khóm/m2 (18cm x 14 cm) kết hợp lượng
đạm bón 150 kg/ha, nhẹ nhất là cơng thức khơng bón đạm.
4. Ảnh hưởng của của mật độ và lượng đạm bón đến yếu tố cấu thành năng suất
và năng suất của giống lúa Kim Cương 111 vụ xuân 2018 tại Thanh Oai, Hà Nội:
Mật độ 30 khóm/m2 (18 cm x 18cm) kết hợp lượng đạm bón 90 kg/ha cho năng
suất lý thuyết đạt 74,93 tạ/ha, năng suất thực thu đạt 70,19 tạ/ha cao nhất, thấp nhất
cơng thức với mật độ 40 khóm/m2 (18 cm x 18cm) kết hợp lượng đạm bón 150 kg/ha
cho năng suất lý thuyết đạt 44,56 tạ/ha, năng suất thực thu đạt 39,86 tạ/ha.
5. Ảnh hưởng của của mật độ và lượng đạm bón đến hiệu suất bón đạm và hiệu
quả kinh tế của giống lúa Kim Cương 111 vụ xuân 2018 tại Thanh Oai, Hà Nội:
- Hiệu suất bón đạm giảm khi tăng lượng đạm bón ở tất cả các mật độ. Hiệu suất
bón đạm cao nhất ở mật độ 30 khóm/m2 (18cm x 18cm) kết hợp bón đạm 60 kg/ha đạt
40,43 kg thóc/kg N. Hiệu suất sử dụng đạm giảm khi tăng mật độ cấy và lượng đạm
bón, thấp nhất bón đạm 150 kg/ha có hiệu suất sử dụng đạm < 0.
- Hiệu quả kinh tế: Thu nhập thuần của giống lúa Kim Cương 111 vụ xuân 2018
tại huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội đạt cao nhất ở mật độ cấy 30 khóm/m2 (18cm x
18cm) kết hợp với bón đạm 90 kgN/ha đạt 37.797.060 đồng, thấp nhất ở công thức cấy
40 khóm/m2 kết hợp lượng đạm bón 150 kg/ha đạt 17.049.560 đồng.

xi


THESIS ABSTRACT
Mastercandidate: Le Thai Hoc
Thesis title: Effect of tranplanting density and nitrogen application levels on the growth
and yield of Kim Cuong 111 rice in spring season, in Thanh Oai district, Ha Noi city.

Major: Crop science
Code: 8620110
Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
This study was conducted to determine of planting density and amount of suitable
nitrogen fertilizer for the Kim Cuong 111 pure rice variety in spring season, in Thanh
Oai district, Ha Noi city.
Materials and Methods
Thesis investigated the effect of density and nitrogen fertilizer application on
growth parameters, Physiological index of leaf area (LAI), develop pests, productivity,
productivity constituting factor and nitrogen application efficiency of Kim Cuong 111
pure rice variety in spring season 2018, in Thanh Oai district, Ha Noi city. The
experiment consisted of two factors that designed in Split-plot style with 3 replicates:
densities (M1: 30 clusters/m2, M2: 35 clusters/m2, M3: 40 clusters/m2) and 5 nitrogen
fertilizers (N1: 0 kgN/ha, N2: 60 kgN/ha; N3: 90 KgN/ha; N4: 120 kgN/ha; N5: 150
kgN/ha). Research was conducted to collect data on the target groups: grow up and
physiologic, level of pest infestation, productivity and elements constitutes productivity,
nitrogen efficiency and economic efficiency of the experiments.
Main findings and conclusions
1. Effects of density and nitrogen fertilizer application on some indicators of growth
and development of Kim Cuong variety 111 in spring of 2018 in Thanh Oai, Hanoi:
- The growth time of Kim Cương variety 111 in the Spring in Thanh Oai ranged
from 114-139 days, in which transplant 30 clusters/m2 and nitrogenous fertilizer 150
kg/ha for longest growing time (138 days), the shortest in the density formula 40
clusters/m2 Non-nitrogen fertilization (114 days).
- About the growth criteria: Kim Cương variety 111 in the Spring in Thanh Oai
highest density 30 clusters/m2 (18cm x 18 cm) combined with nitrogen fertilizers 150
kg/ ha, the highest final height was 112.9 cm, the maximum number of branches
reached 14.2 branches/clusters, the highest effective branch was 7.03 cotton/group;
lowest density of 40 clusters/m2 (18cm x 14 cm) combined with no N fertilizer for the

highest final height reached 96.77 cm, maximum number of branches reached 6.53
branches/clusters, The highest yield was 4.63 flowers per cluster.

xii


2. Effects of density and nitrogen fertilizer application on some physiological
criteria of Kim Cuong variety 111 in spring of 2018 in Thanh Oai, Hanoi:
- The density of 40 clusters/m2 (18cm x 14cm) combined with nitrogen fertilizer
150 kg /ha for leaf area index (LAI) at all three stages (tillering, flowering 10% and
ripened wax); volume of dry matter (DM) and accumulation rate of dry matter (CGR) at
all three stages (tillering, flowering 10% and ripened wax) reach the lowest; the density
of 30 clusters/m2 (18cm x 18cm) combined with no N fertilizer for leaf area index (LAI)
at all three stages (tillering, flowering 10% and ripened wax); volume of dry matter
(DM) and accumulation rate of dry matter (CGR) at all three stages (tillering, flowering
10% and ripened wax) reach the lowest.
3. Effect of densities and nitrogen levels on the level of damage caused by rice
pests of Kim Cuong variety 111 in spring of 2018 in Thanh Oai, Hanoi:
There are major pests causing harm: leaf rolls small, blast disease, striped disease.
The highest density of 40 clusters/m2 (18cm x 14cm) combined with nitrogen fertilizer
150 kg/ha, the lightest formula is not nitrogen.
4. Effect of densities anh nitrogen on factor of productivity and productivity of
Kim Cuong variety 111 in spring of 2018 in Thanh Oai, Hanoi:
The density of 30 clusters/m2 (18cm x 18cm) combined with nitrogen fertilizer
90 kg/ha for theoretical productivity 74,93 quintals/ha, actual yield was 70.19
quintals/ha the highest, the lowest was the density of 40 clusters/m2 (18cm x 14cm)
combined with nitrogen fertilizer 150 kg/ha productivity 44,56 quintals/ha, actual yield
was 39,86 quintals/ha.
5. Effect of densities anh nitrogen fertilizer performance and economic
efficiency of Kim Cuong variety 111 in spring of 2018 in Thanh Oai, Hanoi:

- Nitrogen fertilizer performance decreased when the amount of nitrogen was
increased at all densities. The highest fertilizer application the density of 30 clusters/m2
(18cm x 18cm) combined with nitrogen fertilizer 60 kg/ha was 40.43 kg of paddy / kg N.
Nitrogen fertilizer performance decreased when the amount of transplanting density and
nitrogen fertilization, lowest nitrogen fertilizer 150 kg / ha with nitrogen utilization <0.
- Economic efficiency: Income of Kim Cuong 111 pure rice variety in spring
season 2018, in Thanh Oai district, Ha Noi city. Highest in the density of 30 clusters/m2
(18cm x 18cm) combined with nitrogen fertilizer 90 kg/ha was 37.797.060 VND, the
lowest the density of 40 clusters/m2 (18cm x 14cm) combined with nitrogen fertilizer
150 kg/ha was 17.049.560 VND.

xiii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Cây lúa (Oryza sativa L.) là cây lương thực quan trọng đứng thứ hai trên
thế giới nhưng lại là cây lương thực chủ yếu của các nước châu á.
Việt Nam là một trong những nước có nghề truyền thống trồng lúa nước
cổ xưa nhất thế giới. Nông nghiệp trồng lúa vừa đảm bảo an ninh lương thực
quốc gia, vừa là cơ sở kinh tế sống còn của đất nước. Dân số nước ta đến nay hơn
80 triệu người, trong đó dân số ở nông thôn chiếm gần 80% và lực lượng lao
động trong nghề trồng lúa chiếm 72% lực lượng lao động cả nước. Điều đó cho
thấy lĩnh vực nơng nghiệp trồng lúa thu hút đại bộ phận lực lượng lao động cả
nước, đóng vai trị rất lớn trong nền kinh tế quốc dân.
Xuất phát từ thực tiễn đó, Đảng và Nhà nước ta ln nhấn mạnh vị trí của
lúa gạo Việt Nam. Chính phủ đã đề ra các chính sách phát triển nơng nghiệp nói
chung và lúa gạo nói riêng như: chính sách đầu tư vật chất, kỹ thuật thích đáng về
thuỷ lợi, giống lúa, thâm canh, quảng canh lúa qua từng thời kỳ. Lúa gạo đã, đang
và sẽ là một lĩnh vực quan trọng nhất trong ngành nông nghiệp Việt Nam, nó sẽ là

mục tiêu cơ bản của tiến trình đẩy mạnh phát triển kinh tế nơng nghiệp nơng thơn
và sự nghiệp “ Cơng nghiệp hố - hiện đại hố nơng nghiệp nơng thơn”.
Theo báo cáo của HTX NN thị trấn Kim Bài năm 2017: Kim bài là thị trấn
của huyện Thanh Oai, có truyền thống sản xuất nơng nghiệp, có diện tích sản
xuất rau an tồn lớn nhất huyện và diện tích sản xuất lúa trên 200 ha. Trong 10
năm trở lại đây sản xuất nơng nghiệp có những bước phát triển rõ rệt, do nhà nước,
thành phố, huyện đã có nhiều chính sách khuyến khích người nơng dân trong sản
xuất nông nghiệp như: trợ giá giống lúa, hỗ trợ thuốc BVTV khi có dịch hại lúa,
hỗ trợ giá mua máy cầy, máy cấy, máy gieo sạ cho nông dân, mở rộng các tiến bộ
kỹ thuật trong sản xuất lúa như áp dụng chương trình thâm canh lúa cải tiến (SRI)
trên diện rộng, xây dựng những cánh đồng mẫu lớn sản xuất lúa hàng hóa, lúa chất
lượng cao, hỗ trợ địa phương xây dựng thương hiệu cho sản phẩm nơng nghiệp
giúp người nơng dân có điều kiện đầu tư vào sản xuất, hàng năm người nông dân
được tập huấn và chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, được thăm quan
học tập những điển hình, những mơ hình tiên tiến trong gieo cấy. Tuy nhiên, năng
suất lúa chưa được ổn định do ảnh hưởng từ chăm sóc và dịch hại .

1


Giống lúa Kim Cương 111 là giống lúa thuần do Công ty Cổ phần giống
cây trồng miền Nam chọn tạo, được Bộ nông nghiệp &PTNT công nhận sản xuất
thử giống cây trồng nông nghiệp tại quyết định số 370/QĐ-BNN-TT ngày 15
tháng 02 năm 2017. Kim Cương 111 có thời gian sinh trưởng vụ Xuân từ 130 –
132 ngày, vụ mùa 105 – 110 ngày. Giống có khả năng đẻ nhánh khỏe, chống chịu
tốt với điều kiện bất thuận và dịch bệnh, bông to dài, số hạt trên bông cao. Năng
suất trung bình đạt 60 – 65 tạ/ ha, thâm canh tốt có thể đạt 68-73 tạ/ha. Hạt gạo
trong, cơm dẻo, ngon, đậm. Giống Kim Cương 111 là giống mới có nhiều tiềm
năng đang trong quá trình đưa vào sản xuất trên địa bàn Hà Nội nên cần nghiên
cứu các biện pháp kỹ thuật thâm canh phù hợp để giống mới phát huy hết tiềm

năng về năng suất. Ngoài các biện pháp kỹ thuật như bố trí thời vụ, tuổi mạ, kỹ
thuật làm đất, tưới nước, phịng trừ sâu bệnh thì xác định mật độ cấy và phương
pháp bón phân là một biện pháp kỹ thuật quan trọng.
Bên cạnh yếu tố giống lúa thì yếu tố biện pháp canh tác và dinh dưỡng
trong đó quan trọng nhất là mật độ cấy và lượng đạm bón có ảnh hưởng trực tiếp
đến sinh trưởng phát triển, dịch hại và năng suất của cây lúa. Vì vậy, chúng tơi
tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ cấy và lượng
đạm bón đến sinh trưởng, năng suất giống lúa Kim Cương 111 trong vụ
xuân tại Thanh Oai, Hà Nội’’ với mong muốn được góp phần cùng bà con
nơng dân từng bước nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa gạo.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở nghiên cứu mật độ và lượng đạm bón để xác định mật độ và
lượng đạm bón thích hợp đối với giống lúa thuần Kim Cương 111 trong vụ xuân
tại huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Do thời gian có hạn nên đề tài bước đầu tiến hành nghiên cứu ở vụ xuân
để tìm ra mật độ cấy và lượng đạm bón tốt nhất cho giống lúa thuần Kim Cương
111 tại Thanh Oai, Hà Nội.
- Thời gian: Tháng 9/2017 đến tháng 9/2018.
- Địa điểm: Thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội.

2


1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
1.4.1. Giá trị khoa học
Đề tài có giá trị khoa học, góp phần cung cấp số liệu đáng tin cậy về hiện
trạng sản xuất lúa, ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm bón đến sinh trưởng và
năng suất giống lúa Kim Cương 111 tại huyện Thanh Oai, Hà Nội.
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần quan trọng trong cơng tác khuyến
nơng, chỉ đạo, hướng dẫn sản xuất đối với giống lúa Kim Cương 111 trong vụ
xuân tại huyện Thanh Oai, Hà Nội nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế
trong sản xuất lúa tại địa phương.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÚA TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
2.1.1. Tình hình sản xuất lúa trên thế giới
Nguyễn Hữu Tề và cs. (1997) thì cây lúa có nguồn gốc nhiệt đới, dễ trồng và
có khả năng thích nghi rộng với các vùng khí hậu. Cây lúa được trồng ở rất nhiều
vùng trên thế giới nhưng tập trung chủ yếu ở châu Á (chiếm 90%) với nhiều nước
sản xuất lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Bangladesh, Việt Nam, Thái Lan...
Gần đây theo xếp hạng của Worldatlas, Việt Nam đứng thứ 6 trong danh
sách 10 quốc gia có diện tích lúa gạo lớn nhất thế giới (trang thông tin điện tử
tổng hợp - Đài PT&TH Sóc Trăng, 2017).
Bảng 2.1. Tốp 10 quốc gia có diện tích trồng lúa lớn nhất thế giới, 2016
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10


Diện tích trồng lúa
(triệu ha)

Tên quốc qia
Ấn độ
Trung Quốc
Indonesia
Bangladesh
Thái Lan
Việt Nam
Burma
Philippines
Cambodia
Pakistan

43,20
30,35
12,16
12,00
9,65
7,66
6,80
4,50
2,90
2,85
Nguồn: TTX Việt Nam (2017)

Qua bảng 2.1 cho thấy:
Các nước dẫn đầu về diện tích đất trồng lúa đều tập trung ở châu Á, diện tích

lớn nhất là Ấn Độ với 43,20 triệu ha, Trung Quốc đứng thứ 2 với 30,35 triệu ha,…
Việt Nam đứng thứ 6 với 7,66 triệu ha.
Theo báo cáo triển vọng lương thực được Tổ chức Nông lương của Liên
hợp quốc (FAO) vừa công bố sản lượng gạo toàn cầu năm nay nhiều khả năng
sẽ tăng 0,7% so với năm 2016. FAO nhận định năm nước có sản lượng gạo lớn
nhất trong năm 2017 lần lượt là Trung Quốc với 142,3 triệu tấn, Ấn Độ với 110,4

4


triệu tấn, Indonesia, Bangladesh và Việt Nam. Khối lượng gạo xuất khẩu toàn
cầu dự kiến đạt 44,2 triệu tấn so với 43,6 triệu tấn năm 2016, trong đó Ấn Độ sẽ
duy trì vị thế nước xuất khẩu gạo lớn nhất, đồng thời Thái Lan và Việt Nam được
dự báo cũng sẽ tăng đáng kể khối lượng xuất khẩu (vov5.vn, 2017).
Theo Lương Ngọc (2017), trích dẫn tờ World Map thống kê top 10 quốc
gia có sản lượng lúa gạo lớn nhất thế giới.
Bảng 2.2. Tốp 10 quốc gia sản xuất lúa gạo lớn nhất thế giới (2016)
STT

Sản lượng lúa

Tên quốc qia

(triệu tấn/năm)

1

Trung Quốc

195,714


2

Ấn độ

148,260

3

Indonesia

64,399

4

Bangladesh

47,700

5

Việt nam

38,725

6

Thái lan

30,467


7

Myanmar

22,600

8

Nhật Bản

18,474

9

Philippines

16,200

10

Brazil

12,65
Nguồn: Lương Ngọc (2017)

Qua bảng 2.2 cho thấy:
Trung Quốc có diện tích sản xuất lúa đứng thứ 2 trên thế giới nhưng sản
lượng lúa lớn nhất thế giới đạt 195,714 triệu tấn/năm. Ấn độ diện tích lớn nhất
thế giới, nhưng sản lượng đứng thứ 2 đạt 148,260 triệu tấn/năm…. Việt Nam có

sản lượng lúa đứng thứ 5 trên thế giới đạt 38,725 triệu tấn/năm.
Trong báo cáo mới nhất công bố trung tuần tháng 5, Bộ Nông nghiệp Mỹ
(USDA) dự báo sản lượng gạo thế giới năm 2017-18 sẽ thấp hơn năm trước, do
giảm mạnh ở Mỹ, trong khi đó tiêu thụ sẽ tăng nhẹ. Thương mại gạo sẽ tiếp tục
tăng, với nhập khẩu cao hơn năm trước ở châu Phi cận Sahara và Đông Nam Á
(Thu Hải, 2017).
Sản lượng gạo toàn cầu dự báo sẽ giảm nhẹ xuống 481,3 triệu tấn, tuy
nhiên sẽ vẫn vượt nhu cầu tiêu thụ. Sản lượng của Mỹ dự báo sẽ giảm 10%
xuống 6,4 triệu tấn. Tại Ai Cập, sản lượng dự báo sẽ giảm do việc hạn chế sử

5


dụng nước. Sản lượng của Ấn Độ cũng sẽ giảm chút ít, trong khi của Sri Lanka
sẽ hồi phục sau đợt hạn hán trầm trọng nhất trong vòng 9 năm. Sản lượng của
Thái Lan dự báo cũng sẽ tăng do vụ mùa chính có đủ nước.

Hình 2.1. Sản lượng và tiêu thụ gạo trên thế giới
Qua đồ thị 2.1 cho thấy:
Tiêu thụ gạo thế giới tiếp tục tăng mặc dù tốc độ chậm. Tiêu thụ gạo
lương thực tăng mạnh nhất ở Ấn Độ do dân số tăng. Tiêu thụ gạo chăn nuôi và
trong công nghiệp dự báo sẽ tăng ở Thái Lan, do số gạo bán ra từ kho dự trữ của
Chính phủ hiện tại và sắp tới chỉ đủ chất lượng dùng trong công nghiệp và chăn
nuôi. Dự báo tiêu thụ gạo sẽ giảm ở Trung Quốc.
Tại một số quốc gia Đơng Nam và Nam Á, người dân có xu hướng chuyển
từ gạo sang sử dụng các sản phẩm làm từ bột mì. Do vậy, mặc dù dân số tăng
nhưng tiêu thụ gạo ở Bangladesh dự báo sẽ vững, trong khi ở Indonesia sẽ giảm.
Tiêu thụ gạo tại châu Phi cận Sahara (SSA) tăng nhanh do dân số tăng và
người dân chuyển dần từ sử dụng các loại củ truyền thống sang dùng gạo. Hiện
gạo đã trở thành lương thực chính của nhiều quốc gia châu Phi, trong khi tiêu thụ

tăng nhanh hơn nhiều so với sản lượng khiến nhập khẩu tăng theo. Nhập khẩu
gạo của SSA đã tăng gấp đôi kể từ 2001 và dự báo sẽ đạt 12,9 triệu tấn trong năm
2018. Đặc biệt, Bờ Biển Ngà sẽ trở thành nước nhập khẩu gạo lớn thứ 5 thế giới
trong năm 2018 với 1,5 triệu tấn. Mặc dù sản lượng tăng nhanh ở nước này trong

6


những năm gần đây, song tiêu thụ vẫn vượt xa cung, và thị trường này phải phụ
thuộc vào nhập khẩu gạo tấm và gạo xay của Việt Nam, Thái Lan và Ấn Độ mới
đáp ứng đủ nhu cầu. Các nước Tây và Nam Phi thường nhập khẩu gạo của Việt
Nam, Thái Lan và Ấn Độ, trong khi các nước Đông Phi nhập của Pakistan.
Thương mại gạo sẽ tiếp tục tăng, với nhập khẩu cao hơn năm trước ở châu
Phi cận Sahara và Đông Nam Á. Thương mại gạo thế giới năm 2018 dự báo sẽ
tăng lên 42,2 triệu tấn, nhiều hơn 2% so với năm 2017 và là mức cao kỷ lục thứ 3
trong lịch sử. Nhu cầu của Trung Quốc, EU, châu Phi và Philippines sẽ vẫn
mạnh. USDA dự báo Trung Quốc sẽ nhập khẩu 5 triệu tấn gạo trong năm 2017,
tăng 8,7% so với năm 2016.

Hình 2.2. Thương mại gạo trên thế giới 10 năm gần đây
Qua đồ thị 2.2 cho thấy:
USDA dự báo Việt Nam sẽ xuất khẩu 5,6 triệu tấn gạo trong năm 2017,
tăng 10% so với năm ngoái. Xuất khẩu của Ấn Độ và Thái Lan năm nay cũng
được dự báo sẽ tăng lên (Vân Chi, 2017) .
2.1.2. Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam
Theo cơng bố của Chang et al. (1984) thì O.sativa xuất hiện đầu tiên ở
dãy Himalaya, Miễn Điện, Lào, Việt Nam và Trung Quốc. Với điều kiện khí hậu
nhiệt đới, Việt nam cũng có thể là cái nơi hình thành cây lúa nước. Đã từ lâu, cây
lúa đã trở thành cây lương thực chủ yếu, có ý nghĩa đáng kể trong nền kinh tế và
xã hội nước ta.


7


Lúa gạo khơng chỉ giữ vai trị trong việc cung cấp lương thực ni sống
mọi người mà cịn là mặt hàng xuất khẩu đóng góp khơng nhỏ vào nền kinh tế
quốc dân. Mặt khác, do có điều kiện tự nhiên thuận lợi phù hợp cho cây lúa phát
triển nên lúa được trồng trên khắp mọi miền của đất nước. Trong quá trình sản
xuất đã hình thành hai vùng sản xuất lúa rộng lớn đó là Đồng bằng Châu thổ
sơng Hồng và vùng Đồng bằng sông Cửu Long (Nguyễn Văn Luật, 2001).
Ở Việt Nam cây lúa là cây lương thực chính và có vị trí quan trọng trong an
ninh lương thực. Ở Việt Nam cây lúa chiếm diện tích gieo trồng và sản lượng lớn
nhất. Ngành sản xuất lương thực là ngành quan trọng nhất của nông nghiệp Việt
Nam. Trong cơ cấu kinh tế đất nước, nơng nghiệp Việt Nam có vai trị làm giá đỡ
nền tảng, đóng góp 22,1% GDP, gần 30% giá trị xuất khẩu và trên 60% lực
lượng lao động (Hồng Kim, 2016).
Ta có bảng Bảng thể hiện diện tích và sản lượng lúa cả năm của Việt Nam
từ năm 2008 đến năm 2017:
Bảng 2.3. Diện tích và sản lượng lúa cả năm của Việt Nam
Năm

Diện tích lúa
(nghìn ha)

Sản lượng lúa
(nghìn tấn/năm)

2008

7.422,2


38.729,8

2009

7.437,2

38.950,2

2010

7.489,4

40.005,5

2011

7.655,4

42.398,5

2012

7.761,2

43.737,8

2013

7.902,5


44.039,1

2014

7.816,2

44.974,6

2015

7.834,9

45.215,6

2016

7.790,4

43.609,5
Nguồn: Tổng cục Thống kê (2017)

Qua bảng 2.3 cho thấy:
Diện tích lúa gạo tại Việt Nam tăng nhẹ qua các năm từ 2008 đến năm
2013 và giảm từ năm 2013 đến năm 2017. Sản lượng lúa gạo tăng từ năm 2008
đến năm 2015, năm 2016 giảm nhẹ và năm 2017 tiếp tục tăng.
Tại Việt Nam, nước xuất khẩu gạo lớn thứ 3 thế giới, giá gạo xuất khẩu

8



tăng mạnh vào tuần cuối tháng 5 – đầu tháng 6, lên mức cao chưa từng có kể từ
tháng 1/2012 (465-475 USD/tấn) do nguồn cung hạn hẹp (đã thu hoạch lúa vụ
phụ nhưng chất lượng chỉ ở mức khá) và một số khách hàng chủ chốt như
Indonesia và Philippines đều thông báo sẽ nhập khẩu gạo bổ sung. Tuy nhiên sau
đó giá giảm dần, do đó tính chung trong khoảng một tháng qua (24/5 – 21/6), giá
gạo xuất khẩu giảm nhẹ, loại 5% tấm giảm 5 USD/tấn (khoảng 1%) xuống 450 –
455 USD/tấn.
Trong quý 2, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam liên tiếp tăng tới hết tuần
đầu tháng 6 và chỉ giảm từ đó tới nay, tính chung trong cả quý, giá tăng 43
USD/tấn (hơn 10%). Từ cuối tháng 4 tới nay, gạo Việt Nam luôn cao nhất trong
số 3 nước xuất khẩu lớn nhất thế giới (Ấn Độ, Thái Lan và Việt Nam).
Trên thị trường nội địa, giá lúa gạo tại khu vực ĐBSCL tăng khá mạnh
trong tháng 4 và 5 do nhu cầu gạo xuất khẩu cao trong khi đa phần các doanh
nghiệp đều khơng cịn gạo tồn kho từ năm 2017. Đó là giai đoạn các doanh
nghiệp cần gom hàng để thực hiện những hợp đồng đã ký trước đó, đồng thời
mua tích trữ vì vụ Đơng Xn là vụ mùa lớn nhất và có chất lượng tốt nhất. Tuy
nhiên, sang tháng 6 giá bắt đầu giảm bởi nhu cầu xuất khẩu chậm lại, nhu cầu
mua từ các doanh nghiệp cũng giảm đi và không thắng gói thầu nào trong phiên
đấu giá mới nhất của Philippines. Dù giá gạo trong nước đang chững lại, nhưng
hiện vẫn đang ở mức cao kỷ lục trong vài năm gần đây. So với cùng kỳ năm
ngoái, giá gạo đã tăng bình quân gần 1 triệu đồng/tấn, mang lại lợi nhuận đáng kể
cho người nông dân.
Mặc dù suốt quý giá luôn biến động, song so với thời điểm đầu quý 2, giá
cuối quý gần như không thay đổi đối với các loại lúa khô tại kho loại thường, lúa
dài và gạo nguyên liệu loại 1 làm ra gạo 5% tấm; nhưng tăng khá mạnh đối với
các loại gạo nguyên liệu làm ra gạo 25% tấm, gạo thành phẩm 5% tấm không bao
bì tại mạn, gạo 15% tấm và Gạo 25% tấm (Thu Hải, 2018).
2.1.3. Tình hình sản xuất lúa tại huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội
2.1.3.1. Tình hình sản xuất lúa tại thành phố Hà Nội

Những năm gần đây, diện tích cấy lúa và sản lúa hàng năm trên địa bàn
thành phố Hà Nội có xu hướng giảm. Nguyên nhân do thực hiện chuyển đổi mục
đích sử dụng đất, chuyển đổi sang trồng cây hàng năm khác, trồng cây lâu năm,
chuyển sang nuôi trồng thủy sản,… được thể hiện dưới bảng 2.4:

9


Bảng 2.4. Diện tích lúa cả năm và sản lượng lúa hàng năm của TP Hà Nội
Năm

Diện tích lúa cả năm
(nghìn ha)

Sản lượng lúa hàng năm
(nghìn tấn)

2012
2013

205,4
204,4

1.200
1.156

2014
2015
2016
2017


202,8
200,5
197,2
189,9

1.175
1.171
1.114
1.052
Nguồn: Cục Thống kê thành phố Hà Nội (2017)

Qua bảng 2.4 cho thấy:
Từ năm 2012 đến năm 2017 diện tích lúa cả năm của thành phố Hà Nội
giảm từ 205.400 ha xuống còn 189.900 ha tương ứng làm sản lượng lúa hàng
năm giảm từ 1.200.000 tấn xuống cịn 1.052.000 tấn.
2.1.3.2. Tình hình sản xuất lúa tại huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội
Huyện Thanh Oai là huyện có diện tích đất nơng nghiệp chủ yếu là sản xuất
lúa. Diện tích lúa cả năm của huyện Thanh Oai được thể hiện trong bảng 2.5:
Bảng 2.5. Diện tích lúa cả năm và chỉ số phát triển huyện Thanh Oai

Năm

2010
2011
2012
2013
2014
2015
2016

2017

Diện tích lúa cả năm
(ha)

Chỉ số phát triển
(Năm trước = 100) - %

Tổng số

Lúa đông
xuân

Lúa mùa

Tổng số

Lúa đông
xuân

Lúa mùa

13.521,4
13.569,7
13.526,5
13.532,3
13.448,7
13.375,7
13.246,7
13.159,7


6.645,7
6.736,1
6.761,5
6.693,6
6.707,1
6.678,0
6.642,0
6.567,6

6.875,7
6.833,6
6.765,0
6.838,7
6.741,6
6.697,7
6.604,7
6.592,1

100,00
100,36
99,68
10,04
99,38
99,46
99,04
99,34

100,00
101,36

100,38
99,00
100,20
99,57
99,46
98,88

100,00
99,39
99,00
101,09
98,58
99,35
98,61
99,81

Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Thanh Oai (2017)

Qua bảng 2.5 cho thấy:
Diện tích lúa huyện Thanh Oai năm 2011 tăng hơn năm 2010, từ năm

10


×