Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Gián án giáo dục công dan 7 tiết 19,20- đinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.34 KB, 3 trang )

Tiết: 19, 20 SỐNG VÀ LÀM VIỆC CÓ KẾ HOẠCH
Dạy: 7a,b:…………….
7c:……………….
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
Giúp HS hiểu:
- Thế nào là sống và làm việc có kế hoạch
- ý nghĩa, hiệu quả công việc khi làm việc có kế hoạch
2. Thái độ:
- Có ý chí, nghị lực, quyết tâm xây dựng kế hoạch
- Có nhu cầu, thói quen làm việc có kế hoạch
- Phê phán lối sống không có kế hoạch của những người xung quanh
3. Kỹ năng:
- Biết xây dựng kế hoạch hằng ngày, hằng tuần
- Biết điều chỉnh, đánh giá kết quả hoạt động theo kế hoạch.
II. CHUẨN BỊ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
- Bài tập tình huống
- Mẫu kế hoạch GV vẽ trên khổi giấy lớn ( 3 mẫu)
- Giấy khổ lớn, bút dạ
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định:
2. . Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin
GV: - Kẻ bảng kế hoạch trong SGK
- Đặt câu hỏi
1. Em có nhận xét gì về thời gian biểu từng ngày trong tuần của bạn
Hải Bình?
2. Em có nhận xét gì về tính cách của bạn Hải Bình?
3. Với cách làm việc có kế hoạch như Hải Bình thì sẽ đem lại kết quả
gì?


HS: Thảo luận theo nhóm
GV: Chia lớp thành 3 nhóm và phân công
Nhóm 1 - câu 1
Nhóm 2 - câu 2
Nhóm 3- câu 3
GV: Để học sinh trả lời đúng trọng tâm GV gợi ý cho các em nhận
xét.
- Cột ngang, cột dọc của bản kế hoạch
- Thời gian tiến hành công việc
- Nội dung đã cân đối chưa giữa:
+ Nội dung giáo dục toàn diện ở nhà trường, gia đình và xã hội.
+ Học văn hoá với các hoạt động khác
? Bản kế hoạch của Bình có hợp lý hay thiếu gì không, chỗ nào quá
thừa?
HS: -Đại diện nhóm lên bảng trình bày.
Cả lớp quan sát, nhận xét và bổ sung ý kiến.
- Nhận xét trao đổi ý kiến cá nhân.
GV: Bổ sung, chốt lại ý kiến trả lời các câu hỏi: mặt tốt, mặt chưa tốt.
Nội dung cần đạt
I. Thông tin ( SGK/ 36,37)
Gạch chân các ý chính để chốt lại bài học.
GV: Kết luận phần tìm hiểu chuyện đọc.
Hoạt động 2: Xác định yêu cầu cơ bản khi lập kế hoạch công việc
GV: Treo lên bảng kế hoạch của bạn Vân Anh. ( SGK/ 37)
HS: Quan sát, ghi ý kiến vào phiếu học tập.
GV: Đặt câu hỏi Nội dung:
1) Em có nhận xét gì về bản kế hoạch của bạn Vân Anh?
2) So sánh kế hoạch của Hải Bình và Vân Anh.
GV: Cho học sinh lên bảng trình bày.
HS: Ghi kết quả trong phiếu lên bảng.

Cả lớp quan sát nhận xét ý kiến của bạn.
GV: Chốt lại như nhận xét, so sánh bảng kế hoạch Hải Bình và Vân
Anh.
GV: Hướng dẫn học sinh kẻ bảng so sánh 2 bản kế hoạch:
Kế hoạch của Vân Anh: Cân đối, hợp lí, toàn diện, đầy đủ, cụ thể, chi
tiết hơn.
Kế hoạch của Hải Bình: Thiếu ngày, dài khó nhớ, ghi công việc cố
định lặp đi lặp lại.
Bảng kế hoạch
- Cột dọc công việc trong tuần.
- Cột ngang công việc hằng ngày.
- Thời gian ghi đủ thứ, ngày.
- Nội dung công việc không lặp đi lặp lại. Công việc cố định Minh
Hằng không ghi trong kế hoạch
- Ghi công việc đột xuất cần đặc biệt nhớ, tránh bị quên (những công
việc có thể thay đổi lịch thì nên ghi rõ).
- Không dài, dễ nhớ.
- Đầy đủ nội dung, đảm bảo cân đối toàn diện các hoạt động.
- Hiệu quả cao, khoa học hơn.
GV: Hướng dẫn HS về lập bảng kế hoạch làm việc trong tuần theo
mẫu ( SGK/ 36)
II. Nội dung bài học
1.Ví dụ ( SGK/ 37)
a, Quan sát
b. Nhận xét
Tiết: 20 SỐNG VÀ LÀM VIỆC CÓ KẾ HOẠCH
Dạy: 7a,b:…………….
7c:……………….
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC( Như tiết 19)
II. CHUẨN BỊ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN

- Bài tập tình huống
- Mẫu kế hoạch GV vẽ trên khổi giấy lớn ( 3 mẫu)
- Giấy khổ lớn, bút dạ
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định:
2.Kiểm tra bài cũ: kiểm tra bảng lập kế hoạch cảu 3 HS, nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới:
Hoạt động 3: Rút ra kết luận của bài học
Tìm hiểu tác dụng làm việc có kế hoạch (Gợi ý trong SGK).
GV: Tổ chức HS chơi “ nhanh Mắt, nhanh tay”.
HS: Thảo luận lớp, trình bày ý kiến cá nhân.
GV: Phát phiếu học tập (cả lớp trả lời 3 câu hỏi khác nhau) Mỗi em
trả lới một câu.
Nội dung:
1) Những điều có lợi khi làm việc có kế hoạch và có hại khi làm việc
không có kế hoạch.
Có lợi Có hại
* Có lợi:
- Rèn luyện ý chí, nghị lực
- Rèn luyện tính kỷ luật, kiên trì.
- Kết quả rèn luyện, học tập tốt.
- Thầy cô, cha mẹ yêu quý...
* Có hại:
- ảnh hưởng đến người
khác.
- Việc làm tuỳ tiện.
- Kết quả kém.
2) Trong quá trình lập và thực hiện kế hoạch chúng ta sẽ gặp những
khó khăn gì?
Tự kiềm chế hứng thú, ham muốn đấu tranh với cám dỗ bên ngoài.

3) Bản thân em làm tốt việc này chưa?
Tự rút ra bài bọc cho bản thân?
GV: Mời ba HS lên bảng trình bày bằng cách ghi nội dung trả lời
trong phiếu lên bảng (chia bảng 3 phần).
HS: Cả lớp quan sát ý kiến 3 bạn bổ sung ý kiến.
GV: Nhận xét bổ sung và phân tích để HS thấy được làm việc có kế
hoạch là ích lợi hơn. Rèn luyện ý chí nghị lực.
Từ đó kết quả học tập và rèn luyện có kết quả cao hơn và các em sẽ
được thầy cô cha me yêu quý, đồng thời có tương lai tốt đẹp hơn.
HS: Đọc cho cả lớp nghe nội dung bài học..
GV: Củng cố, khắc sâu
3. kết luận:
Ghi nhớ ( SGK/ 36).
Hoạt động 4: LÀM BÀI TẬP SÁCH GIÁO KHOA
Trong phần bài học GV đã hướng dẫn kỹ bài (b)
1. ý kiến của em về việc làm của Phi Hùng? Tác hại của việc làm đó?
2. Giải thích câu:
Việc hôm nay chớ để ngày mai
Hoạt động 5: Rèn luyện bản thân và củng cố kiến thức
GV: Tổ chức trò chơi đóng vai
Tình huống 1:
- Bạn Hạnh cẩu thả, tùy tiện, tác phong luộm thuộm, không có kế
hoạch, kết quả học tập kém.
Tình huống 2:
- Bạn Minh cẩn thận, chu đáo, làm việc có kế hoạch, kết quả học
tập tốt được mọi người quý mến.
GV: Nhận xét các bạn đóng vai. Nhắc nhở và động viên các em
III. Bài tập
Câu 1: Việc làm của Phi Hùng
- Làm việc tuỳ tiện

- Không thuộc bài
- Kết quả kém
Câu 2:
Đại ý: Quyết tâm tránh lãng phí
thời gian, đúng hẹn với mọi
người, làm đúng kế hoạch đề ra.
IV. Củng cố, kết luận toàn bài: Sống và làm việc có kế hoạch có ý nghĩa to lớn trong cuộc sống của
mỗi người. Trong thời đại khoa học và công nghệ phát triển cao thì sống và làm việc có kế hoạch là một
yêu cầu không thể thiếu được đối với người lao động. HS chúng ta phải học tập, rèn luyện thói quen làm
việc có khoa học để đạt kết quả tốt trong học tập, xứng đáng là con ngoan trò giỏi.
V. Dặn dò- HS về nhà lập kế hoạch làm việc tuần.
- Chuẩn bị bài 13 SGK trang 38 ( Sưu tầm tranh ảnh quy định về quyền được bảo vệ, chăm sóc và
giáo dục của trẻ em Việt Nam).

×