Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG BÀI THUỐC LỤC VỊ QUYTHƯỢC HOÀN TRONG ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁPNGUYÊN PHÁT GIAI ĐOẠN I TẠI BỆNH VIỆN YHCTPHẠM NGỌC THẠCH LÂM ĐỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (582.53 KB, 60 trang )

BỆNH VIỆN YHCT PHẠM NGỌC THẠCH LÂM ĐỒNG
˜˜˜

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU CẤP CƠ SỞ

ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG BÀI THUỐC LỤC VỊ QUY
THƯỢC HOÀN TRONG ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP
NGUYÊN PHÁT GIAI ĐOẠN I TẠI BỆNH VIỆN YHCT
PHẠM NGỌC THẠCH LÂM ĐỒNG

Chủ nhiệm đề tài: BSCKI ĐOÀN NGỌC KHANH

Đà Lạt, năm 2015


BỆNH VIỆN YHCT PHẠM NGỌC THẠCH LÂM ĐỒNG
˜˜˜

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU CẤP CƠ SỞ

ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG BÀI THUỐC LỤC VỊ QUY
THƯỢC HOÀN TRONG ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP
NGUYÊN PHÁT GIAI ĐOẠN I TẠI BỆNH VIỆN YHCT
PHẠM NGỌC THẠCH LÂM ĐỒNG

Cơ quan chủ trì

Chủ nhiệm đề tài

BSCKI ĐỒN NGỌC KHANH


Đà Lạt, năm 2015


BỆNH VIỆN YHCT PHẠM NGỌC THẠCH LÂM ĐỒNG
˜˜˜

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU CẤP CƠ SỞ
Chủ nhiệm đề tài:
Thư ký:
Thành viên:

BS CKI Đồn Ngọc Khanh
Ths Nguyễn Lê Thanh Tuấn
Ths Phạm Đỗ Ngơ Đồng
Ths Phạm Ngọc Quý
CNĐD Hồ Thị Tuyền
ĐD Đinh Thị Nhung
ĐD Bùi Thị Thanh
ĐD Nguyễn Thị Giản Tâm
CN Nguyễn Thị Ngọc Hà
DSTH Phạm Duy Hiển

ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG BÀI THUỐC LỤC VỊ QUY
THƯỢC HOÀN TRONG ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP
NGUYÊN PHÁT ĐỘ I TẠI BỆNH VIỆN YHCT PHẠM
NGỌC THẠCH LÂM ĐỒNG

Đà Lạt, năm 2015



MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU...........................................................................................................3
1.1.TỔNG QUAN VỀ TĂNG HUYẾT ÁP THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI......................................................3
1.2. TỔNG QUAN VỀ TĂNG HUYẾT ÁP THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN (YHCT)...............................13
1.3. TỔNG QUAN VỀ THUỐC ĐƠNG Y CĨ TÁC DỤNG HẠ HUYẾT ÁP........................................16
1.4.TỔNG QUAN VỀ BÀI THUỐC LỤC VỊ QUY THƯỢC HOÀN......................................................18
CHƯƠNG 2: CHẤT LIỆU – ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP..............................................................23
NGHIÊN CỨU................................................................................................................................................23
2.1. CHẤT LIỆU NGHIÊN CỨU...............................................................................................................23
2.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.............................................................................................................24
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................................................................25
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.......................................................................................................29
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NHÓM ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU..................................................29
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN..............................................................................................................................38
4.1. TÁC DỤNG CỦA BÀI THUỐC LỤC VỊ QUY THƯỢC HỒN TRÊN LÂM SÀNG...................38
4.2. TÁC DỤNG KHƠNG MONG MUỐN CỦA THUỐC.......................................................................43
KẾT LUẬN.....................................................................................................................................................44
KIẾN NGHỊ....................................................................................................................................................45
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................................................46
Phụ lục 1..........................................................................................................................................................48
Phụ lục 2: DANH SÁCH BỆNH NHÂN...................................................................................................52


CHỮ VIẾT TẮT
ALT:

Alanin amino tranferase

AST:


Aspartate amino transferase

BC:

Bạch cầu

BMI:

Body Max Index (chỉ số khối cơ thể)

BN:

Bệnh nhân

HA:

Huyết áp

HAHS:

Huyết áp hiệu số

HATB:

Huyết áp trung bình

HATT:

Huyết áp tâm thu


HATTR:

Huyết áp tâm trương

HC:

Hồng cầu

HCT:

Hematocrit

HGB:

Hemoglobin

HDL- C:

Cholesterol của lipprotein có tỉ trọng cao

LDL- C:

Cholesterol của lipoprotein có tỉ trọng thấp

n:

Số lượng

TC:


Tiểu cầu

THA:

Tăng huyết áp

YHHD:

Y học hiện đại

YHCT:

Y học cổ truyền

WHO:

World Health Organization (Tổ chức Y Tế thế giới)


ĐẶT VẤN ĐỀ
Tăng huyết áp là một trong những bệnh tim mạch phổ biến nhất trên thế giới.
Tần suất tăng huyết áp trong cộng đồng ngày càng gia tăng và hiện tại đang ở mức
rất cao. Nó đã thật sự là một vấn đề quan trọng của y học, được tất cả các quốc gia
quan tâm. Tỷ lệ THA trên thế giới là 10- 30% đối với người trên 18 tuổi. Tại Việt
Na, năm 2001 tỉ lệ THA là 16,3%, năm 2005 là 18,3% và đến năm 2008, theo điều
tra của Viện Tim mạch Việt Nam, tiến hành ở người lớn tại 8 tỉnh và thành phố thì
tỉ lệ này đã lên đến 25,1% nghĩa là cứ khoảng 4 người lớn thì có 1 người bị tăng
huyết áp. Với dân số hiện nay của Việt Nam, khoảng 90 triệu người thì ước tính đã
có hơn 11 triệu người bị tăng huyết áp,đây là một con số đáng báo động và là gánh

nặng của cả xã hội[1].
Quá trình tiến triển của bệnh gây ảnh hưởng xấu tới chức năng của cơ quan
như tim, não, thận, mắt…THA nguy hiểm bởi các biến chứng của nó khơng chỉ có
thể chết người mà cịn để lại các di chứng nặng nề như tai biến mạch máu não
(TBMMN), suy tim…ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân (BN) và
là gánh nặng cho gia đình và xã hội. THA cũng là một trong những nguyên nhân
gây tử vong hàng đầu của các bệnh tim mạch [2].
Bên cạnh những thành tựu to lớn trong việc điều trị THA của y học hiện đại
đặc biệt là BN nặng thì nền y học cổ truyền với tiềm năng của các vị thuốc thảo
mộc đơn giản dễ tìm kiếm, dễ phổ biến trong nhân dân có khả năng tham gia tích
cực vào việc phịng và điều trị bệnh THA .
Điều trị THA nguyên phát chủ yếu là điều trị triệu chứng. Do vậy, chế độ
điều trị cho BN đại đa số là điều trị suốt đời [3].
Theo kinh nghiệm truyền thống có nhiều bài thuốc cổ phương cũng như kinh
nghiệm gia truyền đều trị có hiệu quả bệnh THA như “Thiên ma câu đằng ẩm”,
1


“Bán hạ bạch truật thiên ma thang”, “Lục vị địa hồng hồn”…và rất nhiều vị
thuốc như dừa cạn, hịe hoa, ngưu tất, câu đằng, lá sen, lá Bạch hạc… đã được
nghiên cứu và khẳng định có tác dụng hạ HA [4] [5]
Bài thuốc cổ phương “Lục vị quy thược thang” xuất xứ từ “Y lược giải âm”
của tác giả Tạ Đình Hải [6].đã được áp dụng nhiều trên lâm sàng để chữa THA có
hiệu quả, song THA là bệnh mãn tính cần chữa trị lâu dài, thường xuyên, nhiều
bệnh nhân không mặn mà với thuốc đông y do tốn nhiều thời gian và công sức
trong việc sắc và sử dụng thuốc, việc sử dụng thuốc viên hồn có thể giúp người
bệnh sử dụng thuốc được nhanh chóng, tiện lợi và tiết kiệm chi phí điều trị hơn.
Do vậy, để nghiên cứu đánh giá khẳng định tác dụng hạ huyết áp (HA) một
cách khoa học của bài thuốc “Lục vị quy thược thang” dạng bào chế viên hoàn trên
lâm sàng, chúng tôi tiến hành đề tài: “Đánh giá tác dụng hạ huyết áp của bài

thuốc Lục vị quy thược hoàn trong điều trị THA nguyên phát độ I” với mục
tiêu sau đây:
1- Đánh giá tác dụng của bài thuốc Lục vị quy thược hoàn trong điều trị
THA nguyên phát độ I.
2- Khảo sát tác dụng không mong muốn của bài thuốc.

2


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.TỔNG QUAN VỀ TĂNG HUYẾT ÁP THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI
1.1.1. Tình hình THA ở Việt Nam và trên thế giới
Tăng huyết áp là một bệnh mãn tính, bệnh tiến triển“ thầm lặng” khơng có
triệu chứng, nhưng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, nếu khơng gây chết người
thì cũng để lại nhiều di chứng nặng nề (tai biến mạch máu não, suy tim...) ảnh
hưởng đến chất lượng cuộc sống, là gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Tăng huyết áp ngày nay vẫn đang là vấn đề thời sự. Theo ước tính của các
nhà khoa học Mỹ tỷ lệ tăng huyết áp trên thế giới năm 2000 là 26,4% (tương đương
972 triệu người, riêng các nước đang phát triển chiếm 639 triệu) và sẽ tăng lên
29,2% vào năm 2025 với tổng số người mắc bệnh tăng huyết áp trên toàn thế giới
khoảng 1,56 tỷ người mà 3/4 trong số đó là người thuộc nước đang phát triển [7].
Tại Việt Nam tỷ lệ bệnh nhân (BN) bị THA được phát hiện ngày càng tăng
cao.Năm 1999, Phạm Gia Khải và cộng sự đã tiến hành điều tra THA ở quần thể
người trưởng thành tại Hà Nội cho thấy tần số THA tăng cao tới 16.05%. Tại đại
hội Tim mạch toàn quốc 4/2002 Phạm Gia Khải và cộng sự báo cáo kết quả điều tra
dịch tễ học THA tại 12 phường nội thành Hà Nội cho thấy tần số THA đã tăng vọt
23,2%[8] [9].. Tần suất mắc bệnh này ở các tỉnh có thấp hơn thành phố. Theo Phạm
Gia Khải năm 2002 vùng Duyên hải tỉnh Nghệ An tần suất THA là 16.72%, Thái
Nguyên 13.88%. Tuổi càng cao thì tỷ lệ mắc bệnh càng lớn. Với nhóm tuổi 25-34
khi tuổi tăng thêm 10 năm thì khả năng bị THA tăng gấp 4 lần và khi trên 65 tuổi

thì nguy cơ THA gấp trên 5 lần[10].
1.1.2. Định nghĩa huyết áp (HA)
Huyết áp là áp lực của dòng máu tác động lên thành mạch. Huyết áp tâm thu
(HATT) là áp lực động mạch lúc tim bóp đạt mức cao nhất. Huyết áp tâm trương
(HATTR) là huyết áp thấp nhất ở cuối thì tâm trương .
Huyết áp hiệu số (HAHS) là hiệu số giữa HATT và HATTR. Đây là điều kiện
3


cho máu tuần hồn trong mạch, bình thường giá trị khoảng 40mmHg.
Huyết áp trung bình (HATB) là trị số áp suất trung bình được tạo ra trong
suốt một chu kỳ hoạt động của tim .
HATB được tính theo cơng thức: HATB = HATTR + 1/3 HAHS
HAHS = HATT - HATTR
HATB thể hiện hiệu lực hoạt động của tim, đây chính là lực đẩy dịng máu
qua hệ thống tuần hồn .
1.1.3. Định nghĩa THA: THA động mạch ở người trưởng thành được xác định khi
HATT lớn hơn hoặc bằng 140 mmHg và/ hoặc HATTR lớn hơn hoặc bằng
90mmHg ( theo Quyết định số 3192/QĐ-BYT ngày 31/08/2010 của Bộ
trưởng Bộ Y Tế).
1.1.4. Cơ chế bệnh sinh của THA
HA phụ thuộc vào lưu lượng tim và sức cản ngoại vi. Lưu lượng tim phụ
thuộc vào nhịp tim và lực co cơ tim. Sức cản ngoại vi phụ thuộc vào độ quánh của
máu, thể tích máu và tính chất của mạch máu.
Sức cản ngoại vi tăng lên khi tăng kích thích giao cảm, tăng hoạt tính của các
chất co mạch ở thận, tăng một số hormone…
Mọi nguyên nhân gây tăng cung lượng tim hoặc tăng sức cản ngoại vi đều
làm tăng HA.
Tăng huyết áp động mạch thường kèm theo những biến đổi về sinh lý bệnh
liên quan đến hệ thần kinh giao cảm, thận, renin-angiotensin và các cơ chế huyết

động, dịch thể khác.
*Biến đổi về huyết động:
Tần số tim tăng, lưu lượng tim tăng dần, thời kỳ đầu có hiện tượng co mạch
để phân bổ lại máu lưu thông từ ngoại vi về tim phổi do đó sức cản mạch máu cũng
tăng dần. Tim có những biểu hiện tăng hoạt động bù trừ và dẫn đến dày thất trái.
Huyết áp và sức cản ngoại biên toàn bộ tăng dần. Lưu lượng tim và lưu lượng tâm
4


thu càng giảm, cuối cùng đưa đến suy tim.
Trong các biến đổi về huyết đông, hệ thống động mạch thường bị tổn thương
sớm cả toàn bộ. Trước kia người ta nghĩ chỉ có các tiểu động mạch bị biến đổi co
mạch làm gia tăng sức cản ngoại biên. Hiện nay, người ta thấy các mạch máu lớn
cũng có vai trị về huyết động học trong tăng huyết áp. Chức năng ít được biết đến
của các động mạch lớn là làm giảm đi các xung động và lưu lượng máu do tim bóp
ra. Do đó thơng số về độ dãn động mạch (compliance artérielle) biểu thị tốt khả
năng của các động mạch. Sự giảm thông số này cho thấy độ cứng của các động
mạch lớn, là diễn biến của tăng huyết áp lên các động mạch và về lâu dài sẽ làm
tăng cơng tim dẫn đến phì đại thất trái. Đồng thời việc gia tăng nhịp đập
(hyperpulsatilité) động mạch đưa đến sự hư hỏng các cấu trúc đàn hồi sinh học
(bioelastomeres) của vách động mạch.Tại thận, tăng sức cản mạch thận, giảm lưu
lượng máu tại thận chức năng thận suy giảm tuy trong thời gian đầu tốc độ lọc cầu
thận và hoạt động chung của thận vẫn cịn duy trì.Tại não, lưu lượng vẫn giữ được
thăng bằng trong một giới hạn nhất định ở thời kỳ có tăng huyết áp rõ. Khi huyết áp
tăng, sức cản ngoại biên tăng thể tích huyết tương có xu hướng giảm cho đến khi
thận suy thể tích dịch trong máu tăng có thể tăng đưa đến phù.
* Biến đổi về thần kinh:
Ở thời kỳ đầu ảnh hưởng của hệ giao cảm biểu hiện ở sự tăng tần số tim và
sự tăng lưu lượng tim. Sự hoạt động của hệ thần kinh giao cảm còn biểu hiện ở
lượng Catecholamine trong huyết tương và dịch não tủy như Adrenaline, Noadrenaline, tuy vậy nồng độ các chất này cũng rất thay đổi trong bệnh tăng huyết

áp.
Hệ thần kinh tự động giao cảm được điều khiển bới hệ thần kinh trung ương
hành não-tủy sống và cả hai hệ này liên hệ nhau qua trung gian các thụ cảm áp lực.
Trong tăng huyết áp các thụ cảm áp lực được điều chỉnh đến mức cao nhất và
với ngưỡng nhạy cảm cao nhất.
* Biến đổi về dịch thể:
5


Hệ Renin-Angiotensine Aldosterone (RAA): Hiện nay đã được chứng minh
có vai trị quan trọng do ngồi tác dụng ngoại vi cịn có tác dụng trung uơng ở não
gây tăng huyết áp qua các thụ thể Angiotensine II (UNGER-1981, M. PINT, 1982).
Có tác giả chia tăng huyết áp nguyên phát dựa vào nồng độ renine cao, thấp trong
huyết tương, có sự tỷ lệ nghịch giữa nồng độ Renine-Angiotensine II trong huyết
tương và tuổi.
Angiotensine II được tổng hợp từ Angiotesinegène ở gan và dưới tác dụng
Renine sẽ tạo thành Angiotesine I rồi chuyển thành Angiotesine II là một chất co
mạch rất mạnh và làm tăng tiết Aldosterone. Sự phóng thích Renine được điều
khiển qua ba yếu tố: -Áp lực tưới máu thận - lượng Na+ đến từ ống lượn xa và hệ
thần kinh giao cảm. Sự thăm dò hệ R.A.A, dựa vào sự định lượng Renine trực tiếp
huyết tương hay gián tiếp phản ứng miễn dịch và Angiotensine II, nhưng tốt nhất là
qua tác dụng của các ức chế men chuyển.
Vasopressin (ADH): có vai trị khá rõ ràng trong cơ chế sinh bệnh tăng huyết
áp có tác dụng trung ương giảm huyết áp (qua trung gian sự tăng tính nhạy cảm
thần kinh trung ương đối với phản xạ áp từ xoang động mạch cảnh và quai động
mạch chủ) tác dụng ngoại vi co mạch (trực tiếp và qua hoạt hóa các sợi Adrenergic)
(J.F. Liard, 1982. B.Bohns,1982).
Chất Prostaglandin: tác dụng trung ương làm tăng huyết áp, tác dụng ngoại
vi làm giảm huyết áp (F.H. UNGER, 1981; MA Petty, 1982).
Ngồi ra cịn có vai trò của hệ Kalli-Krein Kinin (K.K.K) trong bệnh tăng

huyết áp và một số hệ có vai trị chưa rõ như: hệ Angiotensine trong não và các
Encephaline, hệ cường Dopamine biến đổi hoạt động thụ cảm áp lực. Một cơ chế
điều hòa liên quan đến các thụ thể Imidazolique ở trung ương và ngoại biên đã
được ghi nhận từ những năm 80 với sự xuất hiện thuốc huyết áp tác dụng lên thụ
cảm Imidazole gây dãn mạch.

6


1.1.5. Phân loại THA
* Phân loại bệnh THA theo nguyên nhân gây bệnh.
Dựa vào nguyên nhân gây bệnh, phân THA thành 2 loại đó là THA nguyên
phát và THA thứ phát.
- THA tiên phát (còn gọi là bệnh THA): khi khơng tìm thấy ngun nhân (vơ
căn), loại này chiếm 85– 98% tổng số bệnh nhân. Phần lớn THA ở tuổi trung niên
và tuổi già thuộc loại này.
- THA thứ phát (hay THA triệu chứng): là THA có tìm thấy ngun nhân,
Loại này chiếm tỷ lệ 11– 15%.
+ THA do nhiễm độc thai nghén.
+ THA do nguyên nhân thận: Viêm cầu thận cấp, viêm cầu thận mạn, viêm
đài bể thận, sỏi thận, thận đa nang, hẹp động mạch thận.
- Các nguyên nhân nội tiết: Cường Aldosterol tiên phát (hội chứng Conn) u
tủy thượng thận, hội chứng Cushing, tăng Can xi máu, cường tuyến giáp, suy tuyến
giáp…
+ Các nguyên nhân khác: Dùng corticoid, thuốc tránh thai, thuốc nhỏ mũi
kéo dài, uống nhiều rượu, ăn nhiều muối, thuốc điều trị giảm miễn dịch.
* Phân loại theo giai đoạn bệnh
Theo WHO/ ISH năm 1993, bệnh THA tiến triển qua 3 giai đoạn tùy thuộc
vào tổn thương cơ quan đích:
- Giai đoạn 1: Khơng có dấu hiệu khách quan về thực thể và tổn thương thực

thể ở nội tạng.
- Giai đoạn 2: Có ít nhất một trong các biến chứng sau:
+ Dày thất trái phát hiện trên lâm sàng, điện tim, siêu âm, Xquang.
+ Hẹp lan rộng hay khu trú các động mạch võng mạc.
+ Protein niệu hoặc và Creatinin huyết tương tăng nhẹ.
- Giai đoạn 3: Có ít nhất một trong các biến chứng sau:
+ Tim: suy tim trái.
7


+ Mắt: xuất huyết võng mạc, xuất tiết có thể phù gai thị..
+ Ngồi ra cịn có thể có: Cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, huyết khối
động mạch trong sọ, phình mạch, viêm tắc động mạch chi, suy thận…
-Phân loại theo chỉ số HA (theo Quyết định số 3192/QĐ-BYT ngày
31/08/2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế).
Phân loại

HA tâm thu

HA tâm trương

Tối ưu
Bình thường
Bình thường cao
Độ I
Độ II
Độ III
Tăng HA đơn độc

(mmHg)

< 120
120-129
130- 139
140- 159
160- 179
≥180
≥140

(mmHg)
< 80
80-84
85- 90
90- 99
100- 109
≥110
<90

* Phân loại theo thể bệnh.
Theo thể bệnh phân THA thành 3 loại: THA thường xuyên, THA không
thường xuyên và THA dao động.
1.1.6. Chẩn đoán THA
Chẩn đoán THA chủ yếu dựa vào chỉ số HA, đánh giá nguy cơ tim mạch tồn
thể thơng qua tìm kiếm các yếu tố nguy cơ, tổn thương cơ quan đích, bệnh lý hoặc
triệu chứng lâm sàng kèm theo, xác định nguyên nhân thứ phát gây THA .
Q trình chẩn đốn bao gồm các bước chính sau:
1) Đo HA nhiều lần
2) Khai thác tiền sử
3) Khám thực thể
4) Thực hiện các khám nghiệm cận lâm sàng cần thiết.1.1.7. Điều trị THA
* Mục đích và nguyên tắc điều trị.

Mục tiêu điều trị là đạt “huyết áp mục tiêu” và giảm tối đa “nguy cơ tim
8


mạch”.
“Huyết áp mục tiêu” cần đạt là < 140/90 mmHg và thấp hơn nữa nếu người
bệnh vẫn dung nạp được. Nếu nguy cơ tim mạch từ cao đến rất cao thì huyết áp
mục tiêu cần đạt là < 130/80 mmHg. Khi điều trị đã đạt huyết áp mục tiêu, cần tiếp
tục duy trì phác đồ điều trị lâu dài kèm theo việc theo dõi chặt chẽ, định kỳ để điều
chỉnh kịp thời.
Điều trị cần hết sức tích cực ở bệnh nhân đã có tổn thương cơ quan đích.
Khơng nên hạ huyết áp quá nhanh để tránh biến chứng thiếu máu ở các cơ quan
đích, trừ tình huống cấp cứu.
* Các biện pháp tích cực thay đổi lối sống: Áp dụng cho mọi bệnh nhân để
ngăn ngừa tiến triển và giảm được huyết áp, giảm số thuốc cần dùng …
Chế độ ăn hợp lý, đảm bảo đủ kali và các yếu tố vi lượng:
- Giảm ăn mặn < 6 gam muối hay 1 thìa cà phê muối mỗi ngày).
- Tăng cường rau xanh, hoa quả tươi.
- Hạn chế thức ăn có nhiều Cholesterol và axít béo no.
Tích cực giảm cân (nếu quá cân), duy trì cân nặng lý tưởng với chỉ số khối
cơ thể (BMI: body mass index) từ 18,5 đến 22,9 kg/m2.
Cố gắng duy trì vịng bụng dưới 90cm ở nam và dưới 80cm ở nữ.
Hạn chế uống rượu, bia: số lượng ít hơn 3 cốc chuẩn/ngày (nam), ít hơn 2
cốc chuẩn/ngày (nữ) và tổng cộng ít hơn 14 cốc chuẩn/tuần (nam), ít hơn 9 cốc
chuẩn/tuần (nữ), 1 cốc chuẩn chứa 10g ethanol tương đương với 330ml bia hoặc
120ml rượu vang, hoặc 30ml rượu mạnh.
Ngừng hoàn toàn việc hút thuốc lá hoặc thuốc lào.
Tăng cường hoạt động thể lực ở mức thích hợp: tập thể dục, đi bộ hoặc vận
động ở mức độ vừa phải, đều đặn khoảng 30-60 phút mỗi ngày.
Tránh lo âu, căng thẳng thần kinh; cần chú ý đến việc thư giãn, nghỉ ngơi

hợp lý, tránh lạnh đột ngột.
* Các thuốc điều trị THA.
9


- Lợi tiểu:
+Thiazide và dẫn xuất: Ức chế tái hấp thụ Na+ và Cl- trong ống lượn xa như
Hydrochlorothiazide(Hypothiazide)...viên 25mg ngày uống 2 viên. Chlorthiazide
viên 500mg uống 2 viên / ngày là những loại được dùng rộng rãi trong tăng huyết
áp.
Tác dụng phụ thiazide: Tăng acid uric, tăng đường máu, giảm Kali máu, lợi
tiểu Thiazides ít tác dụng khi tốc độ lọc cầu thận dưới 25ml/phút, làm tăng
LDL cholesterol và giảm HLD cholesterol.
+ Lợi tiểu quai Henlé: Cũng làm hạ Kali máu, nhưng khác nhóm thiazide là
tác dụng nhanh và ngắn, phụ thuộc liều. Thông dụng là Furosemide (Lasix) viên
40mg x 1-2viên /ngày có chỉ định khi suy thận nặng, cơn tăng huyết áp cấp tính
nhưng về lâu dài tác dụng khơng hơn nhóm Hypothiazide
+ Lợi tiểu xa gốc giữ Kali, gồm có 2 nhóm nhỏ: Nhóm kháng Aldosterone như
Spironolactone (Aldactone) viên 25-50mg x 4 lần/ngày.
+ Lợi tiểu phối hợp: Có thể tránh được tình trạng giảm Kali trong máu, loại
này phối hợp một loại Aldosterone và một loại thiazides như Aldactazine.
* Loại chẹn giao cảm β:
Tác dụng ức chế Renin, giảm động cơ tim, giảm hoạt động thần kinh giao cảm
trung ương, có nhiều nhóm. Chọn lọc ở tim, khơng chọn lọc ở tim và loại có tác
dụng giống giao cảm nội tại hay khơng có. Thơng dụng có propranolol là loại
khơng chọn lọc, khơng có tác dụng giao cảm nội tại (ASI) viên 40mg dùng 16viên/ngày. Tác dụng phụ: Làm chậm nhịp tim, rối loạn dẫn truyền nhĩ thất, làm
nặng suy tim, co thắt phế quản, hen, hội chứng Raynaud, hạ đường máu, rối loạn
tiêu hóa, mất ngủ, dị ứng hoặc tác dụng dội khi ngừng điều trị (gây ra cơn đau thắt
ngực, nhồi máu cơ tim cấp).
* Các thuốc ức chế men chuyển: Ức chế sự tạo thành Angiotensine II, ra

ngồi cịn có tác dụng: Tăng cường hoạt động hệ Kali-Kréine-Kinine ngăn cản sự
phân hủy Bradykinine. Kích thích sự tổng hợp Prostaglandine. Do đó sau cùng đưa
10


đến dãn mạch.
Chỉ định: Tăng huyết áp các giai đoạn, kể cả loại tăng huyết áp Rénine cao
và thấp. Tác dụng phụ: Ít có tác dụng phụ ngồi rối loạn về thèm ăn, ngứa, ho khan,
lưu ý khi phối hợp lợi tiểu giữ Kali, thuốc chống viêm, chống Steroid.
Chống chỉ định: Khi tăng huyết áp có hẹp động mạch thận hai bên hoặc chỉ
có một, phụ nữ có thai.
Có 3 nhóm chính:
Captopril (Lopril, Captolane) viên 25-50mg liều tối đa 50mg/ngày.
Enalapril (Renitec) viên 5-20mg, liều tối đa 20mg/ngày.
Lisinopril (Prinivil, Zestril) viên 5-20mg, liều tối đa 20mg/ngày.
Hai nhóm sau cùng có tác dụng kéo dài và khơng có nhóm Thiol ít tác dụng
phụ nên được ưa thích hơn.
* Thuốc ức chế Canxi:
Ngăn cản sự đi vào tế bào của ion Ca++. Ức chế luồng Ca++ chậm của kênh
Ca++ phụ thuộc điện thế. Tác dụng này tỷ lệ với nồng độ và hồi quy khi có ion
Calcium. Có hai nơi tác dụng.
- Trên mạch máu: Sự giảm luồng Ca++ đưa đến sự dãn cơ và làm dãn mạch.
Điều này làm giảm sức cản ngoại biên và cải thiện độ dãn nở các mạch máu lớn.
- Trên tim: Làm chậm nhịp tim cân bằng ít nhiều phản xạ nhịp nhanh thứ
phát và giảm sự co bóp cơ tim.
Các tác dụng này tùy vào loại ức chế Ca++ được sử dụng. Loại 1-4
Dihidropyridine có tác dụng chọn lọc mạnh đối với mạch máu, còn Verapamil và
Diltiazem tác dụng lên cả hai nơi. Các loại ức chế Ca++ tác dụng tốt đối với tăng
huyết áp Renine thấp (người lớn tuổi) cụ thể:
Nhóm 1-4 Dihydropyridine: Nifedipine 20mg liều 1-2 viên/ngày. Adalate

30mg liều 1 viên/ngày.
Diltiazem (Tildiem) 300mg LP, liều 1 viên/ngày.
Verapamil (Isoptine) 120-240 LP, liều 1-2 viên/ngày.
11


Tác dụng phụ chiếm 10-20% trường hợp. Thông thường là nhức đầu, phù
ngoại biên, phừng mặt. Hiếm hơn là hạ huyết áp thế đứng, mệt, xồng, rối loạn tiêu
hóa, hồi hộp, phát ban, buồn ngủ và bất lực. Các loại Verapamil, Diltiazem có thể
gây rối lọan dẫn truyền nhĩ thất, nhịp chậm. Khơng được dùng ức chế Canxi khi có
thai, đối với Verapamil và Diltiazem khơng dùng khi có suy tim, blôc nhĩ thất nặng
nhưng chưa đặt máy tạo nhịp.
* Thuốc tác dụng lên thần kinh trung ương:
Có nhiều loại nhưng hiện nay ít dùng do có nhiều tác dụng phụ dù có hiệu
quả. Anphamethyldopa (Aldomel, Dopegyt): Hạ huyết áp do tạo ra Anphamethylnoadrenaline làm hoạt hóa các cơ quan thụ cảm giao cảm ở não, do đó ức
chế trương lực giao cảm. Viên 250mg hoặc 500mg, liều từ 500mg đến 1500mg
trong 24 giờ. Được sử dụng khi có suy thận. Tác dụng phụ: hạ huyết áp thể đứng,
thiếu máu huyết tán, bất lực, suy gan.
Reserpine viên 0,25mg liều 2-6 viên/ngày. Tác dụng phụ hạ huyết áp thể
đứng, thiếu máu huyết tán, bất lực, suy gan, hiện nay ít dùng.
Clonidine (Catapressan): Tác dụng lên vùng hành tủy cùng trương lực giao
cảm hạ huyết áp. Viên 0,150mg liều 3-6 viên/ngày. Cần lưu ý phải ngưng thuốc từ
từ nếu không sẽ làm huyết áp tăng vọt lên. Tác dụng phụ: Trầm cảm khơ miệng, táo
bón, rối loạn tình dục.
* Thuốc dãn mạch:
Prazosin (Minipres): Tác dụng ức chế cảm thụ anpha sau tiếp hợp nên có
hiệu lực tốt. Viên 1mg dùng liều tăng dần từ 1-2 viên - 10 viên/ngày nếu cần. Tác
dụng phụ: chóng mặt, rối loạn tiêu hóa dễ kích động, tiểu khó, hạ huyết áp thể
đứng, nhất là với liều đầu tiên.


12


1.2. TỔNG QUAN VỀ TĂNG HUYẾT ÁP THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN
(YHCT)
1.2.1. Khái niệm về chứng huyễn vựng và mối quan hệ của chứng huyễn vựng
với bệnh THA
Căn cứ vào những biểu hiện lâm sàng chủ yếu của THA có thể thấy bệnh này
được YHCT đề cập đến trong phạm vi chứng huyễn vựng, đầu thống [11], [12].
Người ta thấy các triệu chứng của THA với các biểu hiện của chứng huyễn vựng có
nhiều điểm giống nhau. Thực tế là khi điều trị chứng huyễn vựng theo biện chứng
của YHCT thì đồng thời làm giảm được các chỉ số huyết áp trên lâm sàng.
Huyễn vựng là một thuật ngữ của YHCT để mơ tả tình trạng bệnh lý trên lâm
sàng biểu hiện bằng các triệu chứng chủ yếu là hoa mắt, chóng mặt, váng đầu
(trong đó huyễn là một từ để chỉ tình trạng hoa mắt, chóng mặt - vựng là tình trạng
váng đầu). Hai triệu chứng này trên lâm sàng thường hay kết hợp với nhau.
1.2.2. Cơ chế bệnh sinh của THA theo YHCT
Sách Tố Vấn- chí chân yếu đại luận (Tố Vấn 74) cho rằng: “chứng huyễn
vựng là do can phong nội động phát sinh ra”.
Sách Hà Gian lục thư cho là “chứng huyễn vựng là do phong tỏa tạo thành”
[13].
Sách Đan Khê tâm pháp cho rằng: “không có đờm thì khơng thành huyễn,
khơng có hỏa thì khơng thành vựng”.
Sách Cảnh Nhạc tồn thư ghi: “khơng hư thì khơng thành huyễn, khơng hỏa
thì khơng thành vựng” ý nói là huyễn vựng là do hư hợp với hỏa, phép chữa là bổ
hư bình can hỏa.
Sách Nội kinh có nói: “Mọi chứng choáng váng, chao đảo đều thuộc can
mộc, thận hư thì nặng đầu, tủy thiếu thì ù tai” .
Theo quan niệm của YHCT có nguyên nhân gây chứng huyễn vựng đó là:


1.2.2.1. Can dương thượng can (âm hư dương xung)
Can gồm can âm và can dương hay can khí và can huyết . Trong điều kiện
13


bình thường can âm và can dương cân bằng nhau, bất kỳ nguyên nhân nào làm can
dương vượng lên đều gây ra chứng huyễn vựng như người có bẩm tố dương mạnh,
can dương dễ thăng lên mà phát thành chứng huyễn vựng hoặc do người có q
trình căng thẳng về mặt tâm thần (do tức giận hay uất ức kéo dài) làm rối loạn tình
trí làm khí uất hóa hỏa gây tổn thương hỏa bốc cũng có thể làm ảnh hưởng đến can
âm. Phần âm bị tiêu hao đi và phần dương của can bị thăng động lên tạo thành
huyễn vựng hoặc do âm thương tổn không nuôi dưỡng được can mộc, can âm
không đủ can dương thăng động mà gây ra huyễn vựng .
1.2.2.2. Đàm trọc trắc trở
Hay gặp ở người có thể trạng béo phì. Do ăn uống không điều độ ảnh hưởng
đến công năng của tỳ vị. Do ăn nhiều đồ béo ngọt trong thời gian dài làm tổn
thương đến tỳ vị, làm rối loạn chức năng vận hóa của tỳ vị tạo ra đàm trọc, đàm
trọc ứ trệ làm cho thanh dương không thăng lên được và trọc âm không giáng
xuống được gây nên huyễn vựng.
1.2.2.3. Thận tinh bất túc (can thận âm hư)
Thận gồm hai phần thận âm và thận dương hay thận tủy và thận hỏa, thận tinh
và thận khí. Khi thủy hỏa mất cân bằng, hỏa thời thắng vượng lên, thận tinh bất túc
không khắc được tâm hỏa, hỏa của thận cùng hỏa của tâm kết hợp thời gây bệnh.
Nội kinh viết: “thận sinh tinh, tinh sinh tủy, tủy sinh não, não là bể của tủy”
Mọi chứng choáng váng trao đảo đều thuộc can mộc, thận hư thì nặng đầu, tủy
thiếu thì ù tai”. Do vậy khi bẩm tố tiên thiên không đủ hoặc lao thương quá độ làm
tiêu hao thận tinh, thận tinh không lên tới não được, mà não là bể của tủy, bể của
tủy không đầy đủ gây nên chứng huyễn vựng.
1.2.2.4. Khí huyết bị tổn thương(tâm tỳ hư)
Thường gặp ở những người mắc bệnh lâu ngày làm tổn thương khí huyết, tỳ vị

hư nhược làm mất khả năng vận hóa làm cho khí huyết khơng được sinh ra đầy đủ.
Khí hư làm não được ni dưỡng kém mà gây huyễn vựng hoặc khí huyết hư tổn
làm cho sự lưu thơng khí huyết bị đình trệ, huyết tắc lại lâu ngày hóa hỏa gây
14


huyễn vựng.
1.2.3. Các thể lâm sàng và phương pháp điều trị của YHCT
* Thể âm hư dương xung.
- Triệu chứng: hoa mắt, chóng mặt, ù tai, nhức đầu, dễ cáu gắt, miệng đắng,
họng khơ, ngủ ít hay mê, rêu lưỡi trắng hoặc hơi vàng, mạch huyền hoạt sác.
+Nếu thiên về dương xung thì: Đau đầu dữ dội, mặt đỏ, mắt đỏ, táo bón,
họng khơ đầu lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng khơ, mạch huyền sác có lực.
+ Nếu thiên về âm hư thì: chóng mặt hoa mắt, hồi hộp mất ngủ, hay qn,
lịng bàn tay bàn chân nóng, lưỡi đỏ ít rêu, mạch huyền tế sác.
- Phương pháp điều trị: Tư âm tiềm dương.
- Bài thuốc: thiên ma câu đằng ẩm.
- Nếu thiên về âm hư thì tư dưỡng can thận thì dùng bài thuốc Lục vi quy
thược hay Kỷ cục địa hòang gia giảm.
- Nếu thiên về dương xung nhiều thì bình can tả hỏa dùng bài Long đởm tả
can thang.
* Thể can thận hư: Hay gặp ở người già.
- Triệu chứng:
+ Nếu thiên về âm hư thì: Nhức đầu, hoa mắt chóng mặt, ù tai, hoảng hốt dễ
sợ, ngủ ít hay mê, lưng gối yếu, miệng khô mặt đỏ, chất lưỡi đỏ, mạch huyền tế sác.
+ Nếu thiên về dương hư thì: Sắc mặt trắng, chân gối mềm yếu, di tinh liệt
dương, tiểu tiện nhiều lần, mạch trầm tế.
- Phương pháp chữa: tư dưỡng can thận.
+ Bổ thận âm nếu thiên về can thận âm hư.
Dùng bài Lục vị quy thược thang, hoặc dùng bài Kỷ cúc địa hoàng thang.

+ Nếu thiên về can thận dương hư thì ơn dưỡng can thận dùng 1 trong hai bài
thuốc trên gia thêm các vị trợ dương như: Ba kích, Ích trí nhân, Đỗ trọng…khơng
nên dùng các vị có tính cay nóng như Phụ tử, Nhục quế…
15


* Thể tâm tỳ hư: hay gặp ở người già có kèm theo các bệnh tỳ vị hư nhược,
tâm huyết hư.
- Triệu chứng: mệt mỏi, da xanh, hồi hộp, đánh trống ngực, ăn ngủ kém,
phân lỏng, đầu choáng, mắt hoa, rêu lưỡi trắng, mạch huyền tế.
- Phương pháp chữa: Dưỡng tâm kiện tỳ.
Bài thuốc: Quy tỳ thang gia giảm.
* Thể đàm thấp: hay gặp ở người béo mập.
- Triệu chứng: Người béo mập, ngực sườn đầy tức, hay lợm giọng buồng
nơn, ăn ngủ kém, rêu lưỡi trắng dính, miệng nhạt mạch huyền hoạt. Nếu đàm hóa
hỏa thì ngủ hay giật mình đau đầu có cảm giác căng tức, mạch hoạt sác.
- Phương pháp điều trị: kiện tỳ trừ thấp hóa đàm.
- Bài thuốc. bán hạ bạch truật thiên ma thang gia giảm.
Nếu đàm thấp hóa hỏa thì dùng bài ơn đởm thang gia giảm.
1.3. TỔNG QUAN VỀ THUỐC ĐÔNG Y CÓ TÁC DỤNG HẠ HUYẾT ÁP
Từ lâu đời các bậc danh y trong và ngoài nước cũng như kinh nghiệm được
lưu truyền trong dân gian đã có nhiều cây thuốc bài thuốc có tác dụng điều trị
chứng huyễn vựng.
Theo kinh nghiệm của Trung Quốc và Nhật Bản thì bài thuốc cổ phương
được dùng rộng rãi để điều trị THA là : Thiên ma câu đằng ẩm, Tam hoàng tả tâm
thang , Bán hạ bạch truật thiên ma thang, Long đởm tả can thang.
Đào Hồng Cầm [14] quan sát sử dụng các vị thuốc từ âm bổ thận kết hợp
thuốc tây trong điều trị cao huyết áp kèm theo chức năng thận tổn thương thời kì
đầu. Trong đó sử dụng bài thuốc lục vị địa hoàng hoàn kết hợp với Telmisartan điều
trị, sau đó quan sát tác dụng hạ huyết áp, Protein niệu và β2-microglobulin của

bệnh nhân hai nhóm điều trị. Qua nghiên cứu cho thấy Lục vị địa hoàng hoàn kết
hợp Telmisaratan ngồi tác dụng ha huyết áp cịn có tác dụng giảm Protein niệu và
β2-microglobulin của bệnh nhân cao huyết áp.
16


Hùng Hưng Văn [15] trong thảo luận tác dụng của lục vị quy thược trong
điều trị cao huyết áp cho rằng: hiện nay thận hư là nguyên nhân quan trọng dẫn đến
tăng huyết áp,hiện nay trong lâm sàng sử dụng phương pháp bổ thận trong điều trị
cao huyết áp đã có kết quả tốt, lục vị địa hồng hồn là một trong những bài thuốc
bổ thận cổ phương đã được sử dụng từ lâu,là một trong những bài thuốc hạ áp kinh
điển thường xuyên được sử dụng. Qua các nghiên cứu cho thấy lục vị địa hồng
hồn có tác dụng hạ huyết áp, làm giảm các nguy cơ nguy hiểm do cao huyết áp
gây ra và bảo vệ các cơ quan đích.
Tơn Dương [16] nghiên cứu lục vi địa hồng hoàn kết hợp với Felodipine
5mg trong điều trị cao huyết áp. Nghiên cứu trên 100 bệnh nhân chia làm 2 nhóm,
nhóm nghiên cứu dùng lục vị hồn kết hợp Felodipine, nhóm chứng đơn thuần sử
dụng Felodipine điều trị.Kết quả cho thấy nhóm nghiên cứu điều trị cao huyết áp có
hiệu quả 92% ,có hiệu quả tốt hơn nhóm chứng là 70%.
Hình Tục Văn [17] nghiên cứu tác dụng của lục vị hoàn trong điều trị cao
huyết áp thể can thận âm hư 64 trường hợp, kết quả cho thấy 96,88% bệnh nhân có
hiệu quả, qua đó chứng tỏ lục vị hồn có tác dụng trong điều trị cao huyết áp thể
can thận âm hư,ngồi ra nghiên cứu cịn cho thấy thuốc có tác dụng phụ ít và có
khả năng tăng cường chức năng tạng phủ của người bệnh.
Ở Việt Nam có nhiều tác giả nghiên cứu về bài thuốc nam có tác dụng hạ
HA.
Bài thuốc kinh nghiệm của viện YHCT Viêt Nam thành phần gồm: ngưu tất,
đẳng sâm, hòe hoa, cúc hoa, cỏ ngọt, lá sen, và vỏ đậu xanh đã được Phạm Thị
Bạch Yến đánh giá cơ chế tác dụng của bài thuốc trên thực nghiệm năm 1998 và
Đỗ Linh Quyên đánh giá trên lâm sàng năm 1999 đều cho thấy hiệu quả hạ HA cao.

Năm 2000, Nguyễn Đình Đạo đánh giá tác dụng của trà tan Carsoran cho
thấy hiệu quả hạ áp ở 85% BN và sử dụng an toàn thuận lợi [18].
Năm 2008 Phạm Thị Vân Anh đánh giá tác dụng của bài thuốc Lục vị kỷ
cúc thang kết quả hạ áp trên lâm sàng là 100% với tăng huyết áp nguyên phát độ I
17


thể can thận âm hư [19]
Năm 2004 Nguyễn Văn Trung đánh giá tác dụng của trà nhúng Bạch hạc trong
điều trị tăng huyết áp nguyên phát giai đoạn I-II.
1.4.TỔNG QUAN VỀ BÀI THUỐC LỤC VỊ QUY THƯỢC HOÀN
1.4.1. Xuất xứ của bài thuốc
Bài Lục vị quy thược thang là một bài thuốc do Tạ Đình Hải chế tác ra được
ghi trong sách “Y lược giải âm “.
1.4.2. Thành phần và liều lượng của bài thuốc
Bài thuốc Lục vị quy thược hồn gồm 8 vị sau :
Thục địa

320g

Hồi sơn

160g

16g

16g

16g
Sơn thù

Đơn bì

80g
80g

Phục linh

80g

Trạch tả

80g

Bạch thược

120g

Đương quy

120g

1.4.3. Sơ bộ về các vị thuốc trong bài Lục vị quy thược hoàn
* Thục địa:
- Tên khoa học: Radix Rehmannia (Gaertn.) Libosch.
- Họ: Hoa mõm chó (Scrophulariaceae).
- Bộ phận dùng: Thân rễ
- Bào chế: Thục địa được chế sinh ra từ sinh địa theo phương pháp đặc biệt là
cửu chưng cửu sái
- Thành phần hóa học: Từ dịnh chiết nước đã xác định có 15 acid amin và D
18



gkucozamin, Acid photphoric, các Cabonhydrat, D glucose, D galactose…chủ yếu
là Stachyose với hàm lượng 48,3%. Từ dịch chiết bằng Metanol chiết được
Catapol, Irinoit glucozit có tác dụng hạ thấp đường huyết trên súc vật thí nghiệm.
- Tác dụng dược lý:
+ Tác dụng đối với đường huyết: Có tác dụng hạ đường huyết nhờ chất
catapol.
+ Tác dụng đối với mạch máu: dùng dung dịch cao thục địa trên tim ếch cô
lập thấy có tác dụng làm mạnh tim, liều cao có thể làm cho tâm thất ngừng co bóp.
Với liều nhỏ có tác dụng làm co mạch máu, THA; liều cao có tác dụng giãn mạch,
hạ huyết áp.
+ Tác dụng lợi tiểu: dùng sinh địa nước tiểu ở chó tăng lên.
+ Tác dụng cầm máu: thí nghiệm của tác giả Nhật Bản cho thấy có khả năng
rút ngắn thời gian đơng máu của thỏ.
+ Tác dụng đối với vi trùng: ức chế sự sinh trưởng kén một số vi trùng.
- Tính vị, quy kinh: vị cam, vị ôn vào các kinh can thận.
- Công năng, chủ trị: Tư âm, bổ huyết, ích tinh, thêm tủy.
- Dùng điều trị: can thận âm hư, thắt lưng đầu gối mỏi yếu, cốt chưng triều
nhiệt, mồ hôi trộm, di tinh, nội nhiệt tiêu khát, huyết hư vàng úa, đành trống ngực
hồi hộp, kinh nguyệt không đều, băng lậu ra máu, hoa mắt chóng mặt, ù tai, mắt
mờ, râu tóc bạc sớm.
* Hồi sơn:
- Họ: Củ nâu (Dioscoreaceae)
- Tên khoa học: Radix dioscorea persimilis Prain et burkill.
- Bộ phận dùng: Thân rễ đã chế biến, phơi sấy khơ của cây củ mài, cịn gọi là
hồi sơn.
- Thành phần hóa học: ngồi tinh bột ra các nhà nghiên cứu Nhật Bản đã lấy
ra chất muxin là một protit nhớt, allatoin, acid amin, arginin, cholin.
- Ngồi ra cịn có mantase là men tiêu hóa mantose. Về mặt thực phẩm, trong

19


Hồi sơn có chừng 63,25% chất bột, 0,45% chất béo, 6,75% chất protit. Ngồi ra
cịn thấy saponin có nhân sterol. Chất muxin hòa tan trong nước phân giải thành
protit và hydratcacbon có tính bổ. Khả năng phân hủy chất đường của men trong
Hồi sơn rất cao.
- Tính vị, quy kinh: vị ngọt, tính bình vào các kinh tỳ, phế, thận.
- Chủ trị: Bổ tỳ vị, ích phế, bổ thận, chỉ tả lỵ, trị suy nhựơc cơ thể, bệnh
đường ruột, lỵ, bệnh tiêu khát, di tinh mộng tinh, hoạt tinh, viêm tử cung, thận suy,
mỏi lưng, đi tiểu ln, chóng mặt, hoa mắt, cơ thể gầy yếu, suy nhược, ra mồ hôi
trộm, bổ ngũ tạng, mạnh gân xương.
* Sơn thù:
- Họ: Thù du ( Cornaceae)
- Tên khoa học: Frutus Cornus officinalis Sieb. Et Zucc.
- Bộ phận dùng: quả chín đã phơi hay sấy khô, bỏ hạt của cây thù du.
- Thành phần hóa học: Trong sơn thù có chứa saponosil, tanin, ngồi ra cịn
có acid ucrolic, acid taclic, acid malic, acid galic.
- Tác dụng dược lý: Theo Lưu Thọ Sơn thì Sơn thù có tác dụng lợi tiều và hạ
HA. GanH.Z và cộng sự cịn thấy dịch chiết nước có tác dụng ức chế đối với nước
và vi trùng.
- Tính vị, quy kinh: Vị chua, sáp, tính hơi ơn vào hai kinh can thận.
- Chủ trị: Huyễn vựng, tai ù, thắt lưng đầu gối hơi mỏi, dương hư di tinh, di
niệu, băng huyết, rong huyết, đới hạ, ra mồ hôi, nội nhiệt tiêu khát.
* Đơn bì:
- Họ: Mẫu đơn (Paeonia ceae)
- Tên khoa học : Cortex Paeonia suffruticosa Andr.
- Bộ phận dùng: Vỏ rễ phơi hay sấy khô của cây Mẫu đơn.
- Thành nhần hóa học: Năm 1985 Viện Y học Bắc Kinh phân tích thấy trong
Mẫu đơn bì tứ xun thấu có 5,66% Glucoszit, 0,4% Ancaloit, 12,54% Saponin.

Đặc biệt trong Mẫu đơn bì có Paeonola là một chất đã chiết xuất được.
20


×