CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN NHÀ Ở QUẢNG NAM
ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
MỤC LỤC
Phần 1: MỞ ĐẦU..........................................................................................2
1.1 Quan điểm, vai trị, sự cần thiết xây dựng chương trình.....................2
1.2 Cơ sở pháp lý......................................................................................3
1.3 Phạm vi chương trình..........................................................................5
Phần 2: KHÁI QUÁT TỰ NHIÊN, TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI........................5
2.1 Điều kiện tự nhiên...............................................................................5
2.2 Tình hình kinh tế xã hội......................................................................7
2.3 Các Khu công nghiệp, các Đô thị......................................................11
Phần 3: THỰC TRẠNG NHÀ Ở.....................................................................13
3.1 Phân tích đánh giá hiện trạng nhà ở trên địa bàn tỉnh......................13
3.2 Thực trạng nhà ở đô thị và nông thôn...............................................21
3.2 Về công tác phát triển nhà ở.............................................................33
3.3 Về công tác quản lý nhà ở................................................................34
3.4 Về thị trường bất động sản...............................................................34
3.5 Đánh giá công tác quản lý và phát triển nhà ở trên địa bàn tỉnh......35
Phần 4: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHÀ Ở.................................................37
4.1 Quan điểm phát triển nhà ở..............................................................37
4.2 Nguyên tắc phát triển nhà ở.............................................................38
4.3 Dự báo dân số...................................................................................39
4.4 Dự báo các Khu công nghiệp, các đô thị...........................................39
4.5 Mục tiêu, yêu cầu phát triển nhà ở...................................................41
4.6 Định hướng phát triển nhà ở các địa phương....................................42
4.7 Phương hướng phát triển nhà ở tỉnh.................................................50
4.8 Nhà ở các đối tượng xã hội...............................................................52
Phần 5: CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN............................................................58
5.1 Hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách............................................58
5.2 Giải pháp về đất ở.............................................................................58
5.3 Giải pháp quy hoạch xây dựng, kiến trúc và kết cấu hạ tầng...........59
5.4 Giải pháp về chính sách tài chính, tín dụng và thuế.........................59
5.5 Giải pháp phát triển thị trường nhà ở và quản lý sử dụng nhà ở.......60
5.6 Giải pháp nhà ở cho các đối tượng xã hội.........................................61
5.7 Giải pháp cũng cố, nâng cao năng lực tổ chức bộ máy quản lý và
phát triển nhà ở......................................................................................61
Phần 6: TỔ CHỨC THỰC HIỆN....................................................................62
6.1 Đổi mới nhận thức về vai trò và tầm quan trọng của lĩnh vực nhà ở
đối với phát triển kinh tế xã hội..............................................................62
6.2 Tổ chức thực hiện..............................................................................62
1/108
CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN NHÀ Ở TỈNH QUẢNG NAM
ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
Phần 1: MỞ ĐẦU
1.1 Quan điểm, vai trị, sự cần thiết xây dựng chương trình
1.1.1 Quan điểm, vai trò của nhà ở
Nhà ở là một trong những nhu cầu cơ bản không thể thiếu đối với mỗi
người, mỗi gia đình, vừa là tài sản có giá trị lớn của mỗi người dân, là nơi tái sản
xuất sức lao động và là nơi phát triển nguồn lực con người. Dưới góc độ xã hội,
quy mơ và giá trị ngơi nhà cịn thể hiện sự thành đạt và vị trí của mỗi cá nhân
trong xã hội. Nhu cầu nhà ở luôn là vấn đề bức xúc của các tầng lớp nhân dân từ
đô thị đến nông thôn, đặc biệt là nhu cầu cải thiện chỗ ở của các đối tượng có
thu nhập thấp, người có cơng với cách mạng, công nhân làm việc trong khu công
nghiệp, khu chế xuất, nhà ở sinh viên, người nghèo. Vì vậy giải quyết tốt vấn đề
nhà ở là góp phần phát triển và ổn định nhiều mặt của xã hội.
Nhà ở là nơi mà mọi tầng lớp dân cư trong xã hội ln quan tâm. Nhà ở
có tính kinh tế, xã hội sâu sắc, vì vậy phát triển nhà ở khơng chỉ giải quyết nhu
cầu cơ bản của nhân dân mà góp phần chỉnh trang khơng gian kiến trúc đơ thị,
cảnh quan và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mỗi khu vực, mỗi quốc gia. Mặc khác
nhà ở có một vị trí quan trọng và chiếm tỉ lệ đáng kể trong quá trình vận hành thị
trường bất động sản, phát triển và quản lý tốt công tác phát triển nhà ở sẻ góp
phần quan trọng trong việc điều hành, quản lý thị trường bất động sản.
Phát triển nhà ở là một trong những nội dung quan trọng của chính sách
phát triển kinh tế - xã hội; Nhà nước ban hành chính sách thúc đẩy thị trường
nhà ở phát triển, đồng thời có chính sách để hỗ trợ về nhà ở cho các đối tượng
chính sách xã hội, người có thu nhập thấp và người nghèo gặp khó khăn về nhà
ở nhằm góp phần ổn định chính trị, bảo đảm an sinh xã hội và phát triển đô thị,
nông thôn theo hướng văn minh, hiện đại.
Phát triển nhà ở phải tuân thủ pháp luật về nhà ở, quy hoạch, kế hoạch do
cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, bảo đảm đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật và hạ
tầng xã hội; phát triển nhà ở trên cơ sở sử dụng tiết kiệm các nguồn lực, đặc biệt
là tài nguyên đất đai; tăng cường công tác quản lý xây dựng nhà ở; chú trọng
phát triển nhà chung cư, nhà ở để cho thuê, kể cả khu vực nhà nước và tư nhân.
Phát triển nhà ở phải phù hợp với khả năng thu nhập của các đối tượng
khác nhau, điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Nam; từng bước cải thiện
chỗ ở của các tầng lớp dân cư, thúc đẩy hình thành và phát triển thị trường bất
động sản nhà ở; góp phần phát triển đơ thị và nơng thơn theo hướng văn minh,
hiện đại và phù hợp với bản sắc văn hoá dân tộc.
2/108
1.1.2 Sự cần thiết xây dựng chương trình
Về xây dựng chương trình phát triển nhà ở, tại Điều 135 Luật Nhà ở quy
định “UBND cấp tỉnh có trách nhiệm xây dựng chương trình phát triển nhà ở
trên địa bàn tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh thơng qua”.
Theo Quyết định số 2127/QĐ-TTg ngày 30/11/2011 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020
và tầm nhìn đến năm 2030 nêu rõ: “xây dựng và đưa chỉ tiêu phát triển nhà ở,
đặc biệt là chỉ tiêu phát triển nhà ở vào kế hoạch phát triển kinh tê-xã hội trong
từng thời kỳ và hàng năm của địa phương và tổ chức triển khai thực hiện” và
yêu cầu UBND các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm: “tổ
chức chỉ đạo phát triển nhà ở trên địa bàn theo quy định của pháp luật về nhà ở;
xây dựng, điều chỉnh chương trình phát triển nhà ở đến năm 2020; thực hiện bố
trí vốn từ ngân sách địa phương để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở cho các
đối tượng có thu nhập thấp, người ngèo và các đối tượng chính sách theo quy
định của pháp luật trên địa bàn.
Cùng với sự phát triển kinh tế-xã hội trong nước nói chung và trên địa
bàn tỉnh nói riêng, các khu cơng nghiệp, các đơ thị ngày một phát triển thì nhu
cầu về nhà ở của các tầng lớp xã hội ngày một tăng, vấn đề an sinh xã hội, thực
hiện tiến bộ, cơng bằng trong xã hội, có chổ ở ổn định trong các tầng lớp nhân
dân là vấn đề luôn được Đảng bộ và nhân dân quan tâm.
Thực trạng đó địi hỏi phải đề ra Chương trình phát triển nhà ở nhằm
định hướng cho công tác quản lý và phát triển nhà ở trên địa bàn tỉnh, đảm bảo
nhu cầu và quyền lợi hợp pháp của người dân, làm cơ sở pháp lý để UBND tỉnh
có các chủ trương, chính sách phù hợp nhằm thúc đẩy lĩnh vực nhà ở phát triển,
tạo điều kiện để mọi người dân, đặc biệt là nhà ở cho các đối tượng xã hội như
người nghèo, cơng nhân, người thu nhập thấp có thể tạo lập chỗ ở phù hợp và ổn
định.
1.2 Cơ sở pháp lý
1.2.1 Văn bản trung ương
Căn cứ Luật Đất đai ngày 29/11/2013;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Nhà ở ngày 29/11/2005;
Căn cứ Luật Kinh doanh bất động sản ngày 29/6/2006;
Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị ngày 17/6/2009;
Căn cứ Nghị định số 71/2010/NĐ-CP ngày 23/6/2010 của Chính phủ quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở;
Căn cứ Nghị định số 188/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ
về quản lý và phát triển nhà ở xã hội;
3/108
Căn cứ Nghị định số 11/2013/NĐ-CP ngày 14/01/2013 của Chính phủ về
quản lý đầu tư phát triển đô thị;
Căn cứ vào Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 và Nghị định
số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý
quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Quyết định số 2127/QĐ-TTg ngày 30/11/2011 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020
và tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 148/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Nam
đến năm 2015;
Căn cứ Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 của Chính phủ về một
số giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu;
Căn cứ Nghị quyết số 74/NQ-CP ngày 13/6/2013 của Chính phủ về quy
hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm đầu kỳ 20112015 tỉnh Quảng Nam.
1.2.2 Văn bản địa phương:
Căn cứ Nghị quyết số 26/2011/NQ-HĐND ngày 09/12/2011 của Hội
đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam về quy hoạch phát triển sự nghiệp văn hóa tỉnh
Quảng Nam giai đoạn 2012 – 2020;
Căn cứ Nghị quyết số 31/2011/NQ-HĐND ngày 09/12/2011 của Hội
đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo tỉnh Quảng
Nam giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến năm 2020;
Căn cứ Nghị quyết số 162/2010/NQ-HĐND ngày 08/7/2010 của Hội
đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam về quy hoạch phát triển giáo dục và đào tạo tỉnh
Quảng Nam đến năm 2020;
Căn cứ Nghị quyết số 55/2012/NQ-HĐND ngày 19/9/2012 của Hội đồng
nhân dân tỉnh Quảng Nam về Chương trình tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
miền núi tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2013-2016 và định hướng đến năm 2020;
Căn cứ Nghị quyết số 44/2012/NQ-HĐND ngày 12/7/2012 của Hội đồng
nhân dân tỉnh Quảng Nam về Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch
sử dụng đất 5 năm (2011-2015) của tỉnh Quảng Nam;
Căn cứ Nghị quyết số 85/NQ-HĐND ngày 04/7/2013 của Hội đồng nhân
dân tỉnh về điều chỉnh quy hoạch tổng thể Kinh tế - Xã hội tỉnh đến năm 2020,
tầm nhìn đến 2025;
Căn cứ Quyết định số 1963/QĐ-UBND ngày 25/6/2013 của UBND tỉnh
về phân bổ chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng
đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) của tỉnh Quảng Nam cho cấp huyện;
4/108
1.2.3 Tài liệu tham khảo
- Tổng điều tra dân số và nhà ở tỉnh Quảng Nam năm 2009-2020;
- Niên giám thống kê tỉnh Quảng Nam năm 2013;
- Số liệu điêu tra, khảo sát và báo cáo của UBND các huyện, thành phố
phục vụ chương trình phát triển nhà ở;
- Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế-Xã hội các huyện, thành phố;
- Các văn bản pháp luật khác có liên quan.
1.3 Phạm vi chương trình
Phạm vi nghiên cứu của Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Quảng Nam
đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, bao gồm các đơ thị, các khu công
nghiệp, khu kinh tế, khu dân cư của 2 thành phố và 16 huyện trên địa bàn tỉnh.
Phần 2: KHÁI QUÁT TỰ NHIÊN, TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI
2.1 Điều kiện tự nhiên
2.1.1 Vị trí địa lý
Quảng Nam là tỉnh thuộc vùng Duyên hải Miền Trung, nằm ở trung độ
cả nước, có tọa độ địa lý: Từ 14057’10’’ đến 16o03’50” vĩ độ Bắc; từ
107o12’40” đến 108o44’20” kinh độ Đơng.
- Phía Bắc giáp: Tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng.
- Phía Nam giáp: Tỉnh Quảng Ngãi.
- Phía Tây giáp: Nước CHDCND Lào và tỉnh KonTum.
- Phía Đơng giáp: Biển Đơng.
Tổng diện tích tự nhiên tỉnh Quảng Nam là 1.043.837 ha. Tồn tỉnh có
02 thành phố và 16 huyện (7 huyện trung du, đồng bằng; 9 huyện miền núi) với
247 đơn vị hành chính cấp xã (216 xã; 18 phường; 13 thị trấn).
- 02 thành phố: Tam Kỳ và Hội An.
- 07 huyện trung du, đồng bằng: Điện Bàn, Đại Lộc, Duy Xuyên, Quế
Sơn, Thăng Bình, Núi Thành, Phú Ninh.
- 09 huyện miền núi: Hiệp Đức, Tiên Phước, Phước Sơn, Nam Giang,
Đông Giang, Tây Giang, Bắc Trà My, Nam Trà My và Nơng Sơn.
Phía Đơng có bờ biển chạy dài trên 125 km, vùng đặc quyền kinh tế rộng
lớn hơn 40.000km2 hình thành nhiều ngư trường với nguồn lợi hải sản phong
phú để phát triển nghề khai thác thủy sản.
Quảng Nam nằm trong vùng trọng điểm kinh tế miền Trung, phía Bắc
giáp thành phố Đà Nẵng, phía Nam giáp khu kinh tế Dung Quất, có sân bay,
5/108
cảng biển, đường Xuyên Á nên rất thuận lợi cho việc giao lưu phát triển kinh tế
- xã hội và có tầm quan trọng trong an ninh, quốc phịng.
Quảng Nam có tổng diện tích 10.438,37 km2, thành phố Tam Kỳ là trung
tâm hành chính của tỉnh, thành phố Hội An là thành phố lớn thứ hai là đô thị cổ,
và 16 huyện lỵ. Do đặc điểm địa hình nghiêng từ Tây sang Đông nên địa thế của
tỉnh rất đa dạng, phân chia thành 3 vùng sinh thái khác biệt: (1) các vùng đồng
bằng ven biển gồm 8 huyện và thành phố, (2) các vùng trung du bao gồm 4
huyện, (3) khu vực miền núi bao gồm 6 huyện ở phía Tây. Địa hình đồi núi
chiếm 72% tổng diện tích đât, cịn lại là đồng bằng nhỏ hẹp. Diện tích đất đồi
núi chưa sử dụng là 24,54%, đồng bằng là 1,31%. Quảng Nam là tỉnh có diện
tích lớn thứ 5 quốc gia và là một trong sáu tỉnh có tỉ lệ phần trăm đất nơng
nghiệp thấp nhất.
2.1.2 Đặc điểm khí hậu thủy văn
- Khí hậu: Khí hậu Quảng Nam có tính chất nhiệt đới gió mùa, chia thành
hai mùa khơ và mùa mưa rõ rệt. Mùa khô bắt đầu từ tháng 1 đến tháng 8, có hiện
tượng gió Lào. Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12, thường có bão lũ và mưa lớn,
chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm. Lượng mưa trung bình hàng năm là
2.839mm, độ ẩm khơng khí trung bình là 86%, dao động từ 68% đến 92%, nhiệt
độ trung bình là 260C, dao động từ 100C đến 400C. Tuy nhiên, sự phân bố khí
hậu khơng đồng đều giữa các vùng miền. Lượng mưa hàng năm tập trung nhiều
ở vùng trung du và miền núi (3.200 - 4.000mm) nhiều hơn so với vùng đồng
bằng ven biển (2.000 - 2.400mm). Độ ẩm trung bình hàng năm ở vùng đồi núi là
85% - 90%, cao hơn so với vùng đồng bằng là 80% - 85%.
- Thủy văn: Gió thịnh hành theo hai hướng gió mùa đơng bắc và đơng
nam. Tháng 6,7 có gió Tây - Nam khơ nóng. Bão thường xuất hiện vào tháng 9
đến thàng 12, tốc độ gió có khi đạt >30m/s. Mùa mưa trùng với mùa bão, nên
các cơn bão đổ vào miền Trung thường gây ra lở đất, lũ quét ở các huyện trung
du miền núi và gây ngập lũ ở các vùng ven sông. Lũ lụt thường xuất hiện vào
tháng 9, 10, 11, xuất hiện kèm theo các đợt gió mùa đơng bắc. Nhìn chung khí
hậu Quảng Nam mang đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có nền
nhiệt cao, số giờ nắng bình qn trong năm gần 2000 giờ, tổng tích ôn lớn
(9000oC) thuận lợi cho sự sinh trưởng phát triển của cây trồng, con vật nuôi.
Tuy nhiên chế độ mưa tập trung theo mùa, lượng mưa lớn với địa hình dốc gây
ra hiện tượng xói mịn, rửa trơi và lũ lụt thường xảy ra.
6/108
Hình 1. Bản đồ khí hậu tỉnh Quảng Nam
Do đặc điểm địa hình và khí hậu nên hệ thống sơng ngòi của Quảng Nam
tương đối phát triển với tổng chiều dài 941km. Hầu hết các sông đều đi qua
vùng đá mẹ giàu thạch anh (Granit, sa thạch, cuội kết, …) nên phù sa của các
sông thường hạt thô, nghèo dinh dưỡng. Các con sơng hẹp, dịng sơng dốc, lắm
thác ghềnh ở vùng núi, nông cạn ở đồng bằng. 02 hệ thống sơng chính gồm sơng
Thu Bồn, diện tích lưu vực 3.350km2 và sơng Vu Gia với 5.500km2.
Bên cạnh đó, Quảng Nam có đường bờ biển dài 125km, nhiều cửa sơng
và lạch lớn với gần 30.000ha mặt nước (cả nước ngọt, lợ, mặn). Trong đó có 10
ngàn ha bãi triều, thuận lợi cho nuôi trồng thuỷ sản. Vùng biển Quảng Nam có
chế độ bán nhật triều khơng đều chiếm ưu thế. Trong tháng thủy triều lên xuống
theo chế độ bán nhật triều khoảng trên 20 ngày, số còn lại là nhật triều. Mực nước
triều lớn nhất tại cảng Kỳ Hà là 1,64 m, mực nước triều bình quân lớn nhất:
+1,26m, thấp nhất: +0,57m.
2.2 Tình hình kinh tế xã hội
a) Tình hình kinh tế xã hội
Được sự quan tâm của Trung ương, sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, sự phối hợp
chặt chẽ của Hội đồng nhân dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Uỷ
ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam đã chỉ đạo các ngành, các cấp, cộng đồng doanh
nghiệp và nhân dân trong tỉnh nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức, phấn đấu
để đạt được những thành tựu đáng kể trong việc phát triển kinh tế - xã hội, đảm
bảo an ninh quốc phòng và đạt được kết quả khả quan, cụ thể như sau:
Là tỉnh nghèo, điểm xuất phát thấp, nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản
chiếm tỷ trọng lớn trong GRDP. Tích lũy nội bộ từ nền kinh tế trong tỉnh thấp,
7/108
cân đối thu - chi ngân sách gặp nhiều khó khăn. Nhưng với sự nỗ lực vượt bậc,
tăng trưởng kinh tế của tỉnh có xu hướng tăng rõ rệt, giai đoạn sau cao hơn giai
đoạn trước, cao hơn mức trung bình cả nước. Tốc độ tăng bình quân cả thời kỳ
2001 - 2010 là 11,6%, trong đó, giai đoạn 2001-2005 tăng 10,37%, giai đoạn
2006 - 2010 tăng 12,8%; giai đoạn 2011- 2013 tăng 11,75% (giá 2010). Giai
đoạn 2008-2013, tốc độ tăng trưởng của tỉnh đạt khá so với các tỉnh miền Trung
và tăng hơn 2 lần so với cả nước. GDP tăng bình qn 11,82% /năm, trong đó:
nơng, lâm nghiệp, thuỷ sản tăng 1,84%/năm; công nghiệp, xây dựng tăng
17,28%/năm; dịch vụ tăng 12,9%/năm. Mức độ đóng góp của các khu vực kinh
tế vào tăng trưởng chung đã khẳng định vai trị của khu vực cơng nghiệp - xây
dựng và dịch vụ đối với nền kinh tế của tỉnh (năm 2013 tỷ trọng hai ngành
chiếm 82,78% tổng sản phẩm trên địa bàn).
Một số chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2008-2013
TT
1
Chỉ tiêu
2008
2009
2010
2011
2012
2013
Tăng bình
quân (%)
2008
20112013
2010
34.35
0
5.940
11,90
11,75
GRDP (tỷ đồng) (giá ss 2010)
Tổng số
1.2 NLN, thủy sản
1.3 CN, XD
19.613 21.779 24.611 27.708 30.903
5.338
5.380
5.522
5.629
5.891
1,23
2,46
6.850
8.075
9.695 11.498 13.082 14.920 19,15
9.394 10.580 11.930 13.490 13,01
15,45
1.4 Dịch vụ
7.425 8.324
2 Giá trị sản xuất (giá ss 2010)
47.13
88.86
Tổng số
41.210
5 56.721 67.270 77.208
6 17,13
2.1 NLN, thủy sản
8.697 8.894 9.269 9.573 10.302 10.524 2,96
2.2 CN, XD
18.759 22.699 29.551 37.118 42.911 50.312 25,14
12,82
2.3 Dịch vụ
13.754 15.542 17.901 20.579 23.995 28.030 15,14
GRDP BQ đầu
3 người (giá hh)
12,29 14,45 17,24 22,18 26,21 30,74
(tr đồng)
16,12
16,14
4,32
19,41
(Nguồn: Niên giám thống kê, Sở Kế hoạch và Đầu tư Quảng Nam 2013)
Cùng với tốc độ tăng trưởng nhanh của nền kinh tế, GRDP bình quân
đầu người trong tỉnh cũng tăng khá nhanh. Năm 2008 GRDP/người của tỉnh (giá
thực tế) mới chỉ 12,29 triệu đồng, nhưng đến năm 2013, GRDP/người của tỉnh
đã tăng lên 30,74 triệu đồng, hơn gấp hai lần so với năm 2008.
b) Tình hình cơ sở hạ tầng kỹ thuật
- Về giao thông:
* Đường bộ:
8/108
Theo số liệu sơ bộ năm 2011, toàn tỉnh hiện có 95,9% xã phường thị trấn
có đường giao thơng đến trung tâm xã.
Tồn tỉnh hiện có trên 10.000 km đường bộ, được phân bố theo hệ thống
phân cấp quản lý như sau:
Quốc lộ: Có 5 tuyến với tổng chiều dài 465,8km, trong đó quan trọng
nhất là tuyến QL1A dài 85 km và đường Hồ Chí Minh dài 175 km do Trung
ương trực tiếp quản lý. Các tuyến còn lại là Quốc lộ 14B dài 42 km, Quốc lộ
14D dài 74,4 km, Quốc lộ 14E dài 89,4 km Trung ương ủy thác cho địa phương
quản lý. Đường có mặt bê tơng nhựa và bê tông xi măng dài 381,4 km chiếm
82%, mặt đường thấm nhập nhựa 84,8 km chiếm 18%.
Đường tỉnh: Có 20 tuyến với tổng chiều dài 465,1 km, trong đó đường
nhựa 454,1 km chiếm 98%, đường đất, cấp phối và đá xô bồ 11,0 km chiếm
02%.
Đường giao thông nông thơn và đường đơ thị có trên 7.905 km trong đó:
+ Đường ĐH: Có 140 tuyến với chiều dài 1.302,7km; đường BTXM:
85,3km (6,5%); đường nhựa 344,8 km (26,5%); đường cấp phối 194,1 km
(15%); đường đất 679,5 km (52,0)%.
+ Đường ĐX: Có 2.023 km, trong đó: đường BTXM 892 km chiếm
44%, đường đất 1.131km chiếm 56%.
+ Đường dân sinh: Có trên 4.388 km, trong đó: Đường bê tơng xi măng
1.437 km chiếm 33%, đường đất 2.951 km chiếm 67%.
+ Đường đô thị: Có 191km, trong đó có 158km đã rải nhựa (83%),
đường cấp phối và nền đất 33km (17%).
Hệ thống giao thơng đường bộ đã được hình thành rộng khắp và phân bố
hợp lý với các trục chính dọc từ Bắc xuống Nam và trục ngang từ Đông sang
Tây cùng với các trục phụ của mạng lưới đường huyện, đường xã, đường thơn,
xóm tạo nên sự giao lưu thuận lợi cho tất cả các vùng trên địa bàn tỉnh. Tuy
nhiên, chất lượng đường còn yếu, đường đất còn nhiều, nhiều tuyến chưa thoogn
suốt, cầu cống trên các tuyến nhiều nhưng chưa được đầu tư xây dựng có hệ
thống nên phải làm ngầm để đi lại. Các tuyến trên địa bàn vùng núi đồi cao đi lại
khó khăn phức tạp vì đèo dốc, sơng suối và điều kiện làm đường khó khăn, chất
lượng đường rất xấu, không đảm bảo giao thông thông suốt hai mùa, nhất là hệ
thống đường xã, đường dân sinh thường xuyên ách tắc trong mùa mưa.
(Theo đề án nâng cao hiệu quả quản lý và bảo trì kế cấu hạ tầng
giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Quảng Nam)
* Đường sơng:
Tồn tỉnh có 941 km sơng ngịi tự nhiên, đang quản lý và khai thác 307
nkm sông (chiếm 36.2%), gồm 11 sơng chính. Hệ thống sơng hoạt động chính
gồm 2 hệ thống sơng Thu Bồn và sơng Trường Giang, đổ ra biển theo 03 cửa
sông: sông Hàn, Cửa Đại, Kỳ Hà. Đang khai thác vận tải thủy gồm co 11 tuyến:
Thu Bồn, Trường Giang, Vu Gia, Yên, Vĩnh Điện, Hội An, Cổ Cò, Duy Vinh, Bà
9/108
Rén, Tam Kỳ, An Tân. Phương tiện vận tải chủ yếu trên các tuyến ngắn có cự ly
20-50 km. Các bến sông trên địa bàn tỉnh hầu hết ở dạng bến tự nhiên có cơ sở
hạ tầng tạm bợ. Trên địa bàn tỉnh có 02 cảng biển là Kỳ Hà và Tam Hiệp thuộc
khu kinh tế mở chu lai.
* Đường sắt:
Trục đường sắt Bắc Nam đi qua tỉnh Quảng Nam chiều dài 85 km. Ngồi
nhà ga chính ở Tam Kỳ, cịn có 06 ga: Nơng Sơn, Phú Cang, Trà Kiệu, An Mỹ,
An Tân, Diêm Phổ. Hiện tại, số đôi tàu chạy trên tuyến là: Tàu khách có 12
đơi/ngày đêm, tàu hàng có 4 đơi/ngày đêm.
* Đường hàng khơng:
Trên địa bàn tỉnh có sân bay Chu Lai, phục vụ các hoạt động quân sự ở
miền Trung và Tây nguyên.
- Hệ thống cấp điện:
Nguồn cấp điện trên địa bàn tỉnh chủ yếu là nguồn điện lưới quốc gia
qua các tuyến cao thế và các trạm biến áp trung gian 500 kV, 220 kV và 110 kV.
Hiện trên địa bàn tỉnh có các trạm biến thế 500/220 kV, 220/110 kV và
110/22(15) kV. Năm 2007 sản lượng điện thương phẩm của Điện lực Quảng
Nam là 507 triệu KWh, năm 2011 tăng lên 834.47 triệu KWh. Trong đó, sản
lượng điện cung ứng cho ngành cơng nghiệp-xây dựng chiếm tỷ trọng cao trên
47% điện thương phẩm của tồn tỉnh. Đến năm 2011 đã có 08 trạm biến áp 110
kV, 17 trạm biến áp 35 kV, lưới điện trung, hạ áp có 5.200 km và 2.446 trạm
biến áp phụ tải. Đã có trên 95% các xã có điện và tỷ lệ các hộ sử dụng điện đạt
97.8% hiện nay.
- Hệ thống cấp thoát nước:
Tỉnh Quảng Nam tiềm năng nước mặt khá dồi dào nhờ vào mạng lưới
sông ngịi tương đối dày đặc (gồm 03 sơng lớn là Vu Gia, Thu Bồn, Tam Kỳ, 08
sông nhỏ và hàng trăm suối, khe, lạch) và hệ thống hồ chứa (gồm 74 hồ chứa
với tổng diện tích lưu vực là 585.9 km2 và tổng dung tích trung bình đạt khoảng
515 triệu m3) cộng thêm lượng nước mưa khá lớn trung bình 2.700 mm.
Trên địa bàn tỉnh có 14 hệ thống cấp nước tập trung cho 11 đô thị và 3
khu chức năng (khu kinh tế mở Chu Lai, khu công nghiệp Điện Nam-Điện Ngọc
và cụm công nghiệp Đại Tân huyện Đại Lộc) với tổng công suất 52.400
m3/ngày đêm và hiện đang tiếp tục đầu tư xây dựng mới và nâng cấp cơng suất
một số nhà máy nước.
Hệ thống thốt nước nói chung bao gồm hệ thống nước mưa và nước
thải, hầu hết được thu thập để đổ ra các hồ và sau đó chảy vào sơng mà khơng
qua xử lý. Hệ thống thu gom và xử lý nước thải chỉ có trong khu vực đô thị và
khu công nghiệp.
Khu vực nông thôn chủ yếu dùng hệ thống cấp nước tự chảy, giếng khơi
hoặc giếng đóng để cấp nước sinh hoạt và sản xuất. Đối với các khu vực miền
núi, nhờ chương trình 135,134, chương trình quốc gia về nước sạch và vệ sinh
10/108
môi trường ở nông thôn, người dân sử dụng nước sạch thông qua các công
trinhg nước tập trung (387 công trình), 82% người dân nơng thơn dùng nước
sạch. Nước thải tại nông thôn đều thải trực tiếp vào môi trường tự nhiên.
- Hệ thống Bưu chính viễn thơng:
Mạng lưới bưu chính viễn thơng đã phát triển rộng khắp trên địa bàn tỉnh
đáp ứng được các dịch vụ cơ bản. Đến năm 2011 Quảng Nam đã có 01 bưu điện
tủng tâm, 11 bưu điện trung tâm huyện, 189 bưu cục khu vực và bưu điện văn
hóa xã. Tổng số thuê bao điện thoại cố định là 178.067, bình quân 12 máy/100
hộ. Số thuê bao di động khoảng 783.067, bình quân 1,83 người có 1 điện thoại
di động. Số thuê bao Internet là 45.525. Doanh thu bưu chính viễn thơng tồn
tỉnh năm 2011 đạt 1.205 tỷ đồng, trong đó bưu chính đạt 32 tỷ, viễn thông đạt
1.173 tỷ đồng. Về cơ bản hệ thống bưu chính viễn thơng đã đáp ứng được yêu
cầu thông tin phục vụ sản xuất, kinh doanh và nhu cầu của người dân. Tại thành
phố Hội An đã lắp đặt hệ thống Wifi đáp ứng nhu cầu thông tin cho hoạt động
du lịch và nhân dân trên địa bàn thành phố.
2.3 Các Khu công nghiệp, các Đô thị
a) Các Khu cơng nghiệp
Đến hết năm 2010, tồn tỉnh có 8 khu cơng nghiệp với tổng diện tích quy
hoạch 4.539,3 ha. Tổng cộng có 87 dự án đầu tư (bao gồm 28 dự án đầu tư nước
ngoài và 59 dự án đầu tư trong nước) với tổng vốn đăng ký theo dự án khoảng
1.194 triệu USD và 2.202,1 tỷ VNĐ, diện đất sử dụng khoảng 475 ha, số lao
động sử dụng khoảng 25.759 người; mạng lưới cụm công nghiệp trên địa bàn là
157 cụm với tổng diện tích 3.111 ha.
- Các Khu công nghiệp nằm trong khu KTM Chu Lai: Khu KTM Chu Lai
trong những năm qua nhờ triển khai đầu tư hạ tầng thiết yếu và tổ chức nhiều
hoạt động xúc tiến đầu tư nên đã thu hút nhiều dự án đầu tư có quy mơ lớn. Đã
quy hoạch được 4 KCN với tổng diện tích 3.294,5 ha. Các dự án lớn đã đi vào
hoạt động như nhà máy lắp ráp ô tô tải, ô tô bus, ô tô du lịch và khung, gầm xe;
nhà máy kính nổi Chu Lai, nhà máy gạch men Anh Em, nhà máy sản xuất linh
kiện điện tử. Năm 2010, giá trị sản xuất cơng nghiệp tồn Khu đạt 1.341 tỷ
đồng, chiếm hơn 13% giá trị toàn tỉnh, thu ngân sách là 2.477 tỷ đồng, chiếm
trên 65% tổng thu ngân sách tỉnh.
- Khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc: đã hoàn chỉnh hệ thống cơ sở
hạ tầng giai đoạn I (145ha), đang hoàn chỉnh hệ thống cơ sở hạ tầng giai đoạn II
(202/245ha) và đã hoàn thiện dự án xử lý nước thải chung tồn KCN với cơng
suất 5.000 m3/ ngày đêm. Hiện có 49 dự án đầu tư cịn hiệu lực (trong đó có 16
dự án có vốn đầu tư nước ngồi) với tổng vốn đăng ký 2.386 tỷ đồng và 313
triệu USD, diện tích sử dụng đất 220 ha; có 40 dự án hoạt động (6 dự án có vốn
nước ngồi) giải quyết việc làm trên 21.000 lao động.
- Khu công nghiệp Thuận Yên: đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 13 dự án
(trong đó có 01 dự án có vốn đầu tư nước ngoài) với tổng vốn đầu tư đăng ký
230 tỷ đồng và 02 triệu USD, diện tích sử dụng đất 25,5 ha. Những dự án đã
triển khai hoạt động và giải quyết việc làm cho gần 2.000 lao động.
11/108
- Khu công nghiệp Đông Quế Sơn đã thực hiện cơng tác đền bù giải
phóng mặt bằng trên 100ha, hiện đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 11 dự án
với tổng số vốn đăng ký 614 tỷ đồng và 4 triệu USD, diện tích sử dụng đất 17
ha. Hiện có 5 dự án đang đang hoạt động, giải quyết việc làm cho gần 1.000 lao
động.
- Khu công nghiệp Phú Xuân đang hoàn thành các thủ tục phê duyệt quy
hoạch chi tiết. Ngoài các khu CN tập trung, đã triển khai quy hoạch chi tiết 51
cụm, diện tích 1.368 ha và đang triển khai đầu tư xây dựng hạ tầng cho 41 CCN
với diện tích 1.194 ha. Tỷ lệ lấp đầy bình qn cho các cụm cơng nghiệp đã quy
hoạch chi tiết là 51%. Các CCN trên địa bàn đã thu hút được 200 dự án với diện
tích đất đăng ký thuê là 520 ha và tổng vốn đầu tư đăng ký theo dự án là 5.495
tỷ đồng, thu hút khoảng 18.000 lao động. Các cụm CN được triển khai thực hiện
tốt và thu hút nhiều dự án đầu tư, giải quyết nhiều lao động như: CCN Trường
Xuân (TP Tam Kỳ); Trảng Nhật, Thương Tín (huyện Điện Bàn); Đại Tân, Đại
Nghĩa, Đại Hiệp (huyện Đại Lộc)...
b) Các Đô thị
Đến thời điểm 09/2014, tồn tỉnh có 15 đơ thị. Ngồi 2 đô thị loại III
(thành phố Tam Kỳ và Hội An), cịn có đơ thị Điện Bàn mới được cơng nhận
loại IV và 12 đô thị loại V là các trung tâm huyện lỵ.
Tính đến nay, tồn tỉnh đã hồn thành công tác lập quy hoạch các đô thị
và các trung tâm hành chính huyện (18/18 đơ thị và trung tâm hành chính huyện
chưa được cơng nhận là thị trấn và hồn chỉnh các quy hoạch xã nơng thơn mới
theo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nơng thơn mới.
Trong đó, thành phố Tam Kỳ là đơ thị hạt nhân trung tâm thuộc tỉnh, theo
quy hoạch chung thành phố Tam Kỳ đến 2030, tầm nhìn đến 2050, theo đó, Quy
hoạch tổng thể thành phố Tam Kỳ trở thành đô thị loại II vào năm 2020, sẽ xây
dựng Tam Kỳ trở thành đô thị xanh, thành phố du lịch để mọi người có thể
thưởng thức được các giá trị lịch sử, văn hóa, giải trí, thương mại. Do đó, cấu
trúc đơ thị trong tương lai sẽ mở rộng khu vực trung tâm về phía Đơng dọc theo
sơng Bàn Thạch để phát triển đơ thị trong một thể thống nhất với dịng sông, tận
dụng ưu thế thiên nhiên sông, hồ, đầm.
Về phát triển đô thị Hội An: Theo định hướng phát triển kiến trúc cảnh
quan đô thị theo Quyết định số 445/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê duyệt điều chỉnh định hướng tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt
Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050, theo đó nhằm bảo vệ, tơn tạo
kiến trúc cảnh quan tại đô thị di sản, đô thị đặc thù của thành phố Hội An, đô thị
loại III.
* Số lượng và loại đô thị phân theo hành lang và cụm
Stt
Tên
12/108
Loại đô thị
Tổng
Toàn tỉnh
V
IV
III
số
ĐT
12
1
2
15
A
HÀNH LANG BẮC QUẢNG NAM
3
1
1
5
I
Cụm Động lực số 1 (ĐB-HA-ĐL)
1
1
1
3
II
Cụm Tây Bắc(ĐG-NG-TG)
2
0
0
2
B
HÀNH LANG TRUNG QUẢNG NAM
5
-
-
5
I
Cụm Động lực số 2 (DX-TB-QS)
3
0
0
3
II
Cụm Trung Tây (HĐ-PS-NS)
2
0
0
2
C
HÀNH LANG NAM QUẢNG NAM
4
0
1
5
I
II
Cụm Động lực số 3 (TK-NT-PN)
Cụm Tây Nam (TP-BTM-NTM)
2
2
0
0
1
0
3
2
Phần 3: THỰC TRẠNG NHÀ Ở
3.1
Phân tích đánh giá hiện trạng nhà ở trên địa bàn tỉnh
3.1.1 Quá trình phát triển nhà của tỉnh
a) Tình hình chung
Tình hình kinh tế xã hội tỉnh Quảng Nam cịn khó khăn, địa bàn rộng.
Thời gian qua, ngồi các chính sách của Đảng và Nhà nước, mặc dù cịn nhiều
khó khăn nhưng tỉnh ln quan tâm phát triển và chăm lo nhà ở cho người dân
như lập quy hoạch các khu dân cư, giao đất cho người dân tự xây dựng nhà ở, đầu
tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật các khu dân cư, cho vay vốn xây dựng nhà ở, hỗ trợ
hộ nghèo về nhà ở...nên nhà ở cơ bản đáp ứng nhu cầu của người dân. Loại hình
nhà ở cho thuê chủ yếu là của người dân tự xây dựng và loại hình nhà ở riêng lẻ
chiếm đa số; nhà ở công vụ gần như không có, chỉ có khu nhà ở cơng vụ của tỉnh
ủy; nhà ở tập thể là chủ yếu nhưng còn rất thấp; khơng có nhà ở chung cư.
Bên cạnh đó chưa có sự thu hút cao và sự đầu tư của các tổ chức, thành
phần kinh tê vào các dự án phát triển nhà ở. Nhà nước chỉ đóng vai trị quy hoạch,
đấu giá và cấp quyền sử dụng đất cho người dân tự xây dựng nhà ở.
Việc xây dựng nhà ở cho các đối tượng chính sách, hộ nghèo, dân tộc
thiểu số cũng như các cơ chế, chính sách thu hút đầu tư xây dựng và cải thiện nhà
ở đến nay của tỉnh đã được nâng lên đáng kể.
13/108
b) Về Chương trình, Kế hoạch
- Nghị quyết số 73/2013/NQ-HĐND ngày 20 tháng 3 năm 2013 của Hội
đồng nhân dân tỉnh Khóa VIII, Kỳ họp thứ 7 về cơ chế, chính sách phát triển
nhà ở cho cơng nhân lao động tại các khu công nghiệp, nhà ở cho người thu
nhập thấp tại khu vực đô thị trên địa bàn tỉnh.
- Quyết định số 3501/QĐ-UBND ngày 31/10/2012 Ủy ban nhân dân
tỉnh về việc phê duyệt Đề án triển khai thí điểm hỗ trợ hộ nghèo nâng cao điều
kiện an toàn chỗ ở, ứng phó với lũ, lụt trên địa bàn tỉnh.
- Quyết định số 65/2009/TTg-CP ngày 20/4/2009 của Chính phủ về đầu
tư xây dựng ký túc sinh viên.
- Quyết định số 3190/QĐ-UBND ngày 21/9/2009 về phân bổ kế hoạch
vốn TPCP năm 2009 cho các dự án nhà ở sinh viên.
- Kế hoạch số 867/KH-UBND ngày 24/3/2009 về việc triển khai Nghị
quyết số 30a/2008/NQ-CP.
- Quyết định số 2216/QĐ-UBND ngày 06/7/2009 của UBND tỉnh
Quảng Nam về phê duyệt Đề án hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở.
- Quyết định số 2444/QĐ-UBND ngày 02/8/2011 của UBND tỉnh về
phê duyệt Đề án hỗ trợ cải thiện nhà ở cho người có cơng cách mạng trên địa
bàn tỉnh giai đoạn 2011-2015. Quyết định số 3363/QĐ-UBND ngày 30/10/2013
của UBND tỉnh về phê duyệt điều chỉnh một số nội dung Quyết định số
2740/QĐ-UBND ngày 05/9/2013 của UBND tỉnh.
- Quyết định số 3055/QĐ-UBND ngày 08/9/2009 của UBND tỉnh về
việc thành lập Ban Chỉ đạo chính sách nhà ở và thị trường bất động sản tỉnh;
Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban chỉ đạo về chính sách nhà ở và thị
trường bất dộng sản tỉnh; phân công nhiệm vụ cho các thành viên Ban chỉ đạo
chính sách nhà ở và thị trường bất động sản tỉnh.
3.1.2 Về kiến trúc nhà ở đô thị và nông thôn
+ Đô thị:
- Nhìn chung, trong những năm gần đây hầu hết nhà ở trên địa bàn tỉnh
được xây dựng nhà dạng kiên cố hoặc bán kiên cố, kết cấu khung sườn bê tơng
cốt thép, mái lợp tole hoặc ngói, nhà ở được xây dựng theo nhiều dạng như nhà
riêng lẻ, nhà liên kế và dạng nhà biệt thự.
- Đối với một số khu dân cư mới hình thành thì tùy theo từng vị trí của
dự án được phê duyệt mà nhà ở có những nét kiến trúc đặc trưng khác nhau. Tại
các đơ thị hình thành có nhiều khu dân cư, nhà ở được thiết kế kiến trúc giống
nhau về kiểu dáng, cao độ nền, thông tầng, độ vươn ban công và khoảng lùi xây
dựng.
- Riêng thành phố Hội An, nhà ở được xây dựng và chỉnh trang phù hợp
với mật độ xây dựng, tầng cao, màu sắc, hình thái kiến trúc mang đặc tính của
phố cổ.
14/108
- Đối với các khu nhà ở đã hình thành lâu đời trên các tuyến đường giao
thơng chính tại các khu vực trung tâm thì phần lớn nhà ở phát triển chưa đồng
bộ, tình trạng nhà xây dựng mới cao tầng bên cạnh nhà thấp tầng lụp sụp dẫn
đến làm mất mỹ quan trục đường.
- Nhà ở tập thể, nhà trọ, nhà cho thuê chưa đáp ứng đầy đủ công năng sử
dụng, chất lượng nhà, điều kiện ăn, ở, an ninh cịn kém, số lượng khơng đủ để
phục vụ cho người có nhu cầu cần thuê nhà, nhất là các đối tượng có thu nhập
thấp như cơng nhân, học sinh, sinh viên.
- Bên cạnh đó vẫn cịn xảy ra việc xây dựng một số khu nhà ở tự phát,
thiếu quy hoạch dẫn đến phá vỡ quy hoạch và ảnh hưởng đến cảnh quan kiến
trúc, môi trường.
+ Khu vực ven biển:
Chủ trương của tỉnh cho phép chủ đầu tư được kinh doanh bất động sản
trong khu du lịch, phát triển các hình thức nhà ở biệt thự, bungalow dạng diệt
thự và hình thức căn hộ nghỉ dưỡng độc lập trong các khu du lịch sinh thái nghỉ
dưỡng. Các hình thức phát triển nhà ở này tồn tại và phát triển tạo nên bức tranh
đa dạng, phong phú cho khu vực. Phát triển nhà ở để bán, cho thuê nhằm khai
thác tốt tiềm năng phát triển kinh tế biển, sớm hình thành các khu du lịch sinh
thái biển, các đô thị ven biển phong phú với nhiều loại hình, qua đó tạo nguồn
thu cho ngân sách tỉnh.
Phát triển không gian theo tuyến dựa trên hình thái của sơng Cổ Cị,
đường ven biển DT603. Khu vực phía Đơng Bắc ĐT 603A: phát triển các khu
du lịch biển cao cấp, trung tâm hỗn hợp, các khu làng chài và các bãi tắm, công
viên biển. Khu vực phía Tây Nam ĐT 603A: phát triển khu phức hợp, sân gôn,
các khu du lịch sinh thái ven sơng Cổ Cị, khu ở mới, ở tái định cư, khu đô thị.
Loại nhà chủ yếu là biệt thự, bungalow nghỉ dưỡng, căn hộ nghỉ dưỡng.
Tỉ lệ kinh doanh bất động sản du lịch, mật độ xây dựng cho phép theo quy định
hiện hành, được thể hiện trong điều lệ quản lý quy hoạch và quy chế quản lý
chung. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật, được bố trí đồng bộ với hệ thống hạ tầng khu
du lịch. Quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng, quản lý cơng trình (mật độ xây dựng,
chiều cao cơng trình, u cầu về kiến trúc hạ tầng kỹ thuật, vận hành khai
thác,...) thực hiện theo quy định hiện hành và theo đồ án quy hoạch được duyệt
và theo quy chế quản lý các loại hình bất động sản trong khu du lịch được
UBND tỉnh cho phép.
+ Nông thôn:
- Điều kiện thiên nhiên của tỉnh không thuận lợi, miền núi thường bị lũ
quét, sạt lở, đồng bằng thường xuyên bị ngập lụt hàng năm, nên mẫu nhà thường
hướng đến yếu tố tránh lũ, lụt; có gác lửng, nền được tơn cao so với địa hình tự
nhiên, thường sử dụng mẫu nhà vườn, mẫu nhà ba gian. Các điểm dân cư dọc
theo trục giao thơng chính thường sử dụng mẫu nhà lô phố để thuận tiện việc
kinh doanh, phát triển dịch vụ.
15/108
- Từ khi Nhà nước có các cơ chế chính sách phát triển nơng thơn, chính
sách an sinh xã hội làm bộ mặt nông thôn thay đổi và nhà ở nông thôn ngày
càng phát triển về số lượng lẫn chất lượng, chỗ ở của người dân dần được ổn
định. Việc phát triển nhà ở nông thôn phổ biến phân tán theo tuyến giao thông,
điểm dân cư nông thôn.
- Đối với nhà ở nơng thơn thì người dân tự xây dựng là chủ yếu, kiến
trúc cơng trình có xu thế hướng đến tự nhiên, tự tạo cho mình một nơi ở hợp lý
trong việc sản xuất và kinh doanh phù hợp với điều kiện tự nhiên, xã hội. Phần
lớn xây dựng tự phát, ít có sự chỉ đạo và hướng dẫn xây dựng nên kiến trúc chủ
yếu mang tính tự do, có nhiều sai sót, lãng phí vật liệu, dây chuyền thiếu hợp lý.
3.1.3 Về số lượng, chất lượng và bình quân diện tích nhà ở
a) Về số lượng nhà ở
- Tổng số nhà ở trên địa bàn tỉnh Quảng Nam (tính sơ bộ năm 2013 là
386,275 căn tương ứng với tổng diện tích khoảng 29.587.257 m2 sàn.
Trong đó, nhà chung cư khơng có, nhà riêng lẻ 29.587.257 căn. Chia
theo khu vực như sau:
+ Khu vực đô thị: 81.702 căn tương đương 7.089.762 m2 sàn. Trong đó,
nhà riêng lẻ 81.702 căn, khơng có nhà chung cư.
Phần lớn, nhà ở tại các đô thị trên địa bàn tỉnh chủ yếu là nhà ở riêng lẻ
do dân tự xây và phát triển mạnh về số lượng, chất lượng.
Trong những năm gần đây hầu hết nhà ở xây dựng theo dạng nhà dạng
kiên cố hoặc bán kiên cố, kết cấu khung sườn bê tông cốt thép mái lợp tơn hoặc
ngói, nhà ở được xây dựng theo nhiều dạng: Nhà riêng lẻ, dạng nhà biệt thự sân
vườn.
+ Khu vực nông thôn: 304.574 căn tương đương 22.497.495 m2 sàn.
Trong đó, nhà chung cư khơng có, nhà riêng lẻ 304.574 căn.
- Tỷ lệ nhà ở chủ yếu là nhà dân tự xây theo điều kiện và mục đích của
chủ đầu tư, chưa có sự tham gia của các nhà chuyên môn và cơ quan quản lý nhà
nước về xây dựng làm cho bộ mặt kiến trúc đô thị được tạo lập một cách chấp vá
không đồng bộ và không đảm bảo yêu cầu về mỹ quan kiến trúc đô thị.
- Trong những năm qua, việc triển khai thực hiện các chương trình dự án
thiết thực như chương trình 167, dự án xây dựng các trung tâm cụm xã, dự án hỗ
trợ dân tộc đặc biệt khó khăn, các dự án về xây dựng cơ sở hạ tầng phúc lợi
cơng cộng...đã góp phần ổn định dân cư, bước đầu thay đổi bộ mặt thôn, buôn
của tỉnh.
Tuy nhiên, các chương trình dự án chỉ mới tập trung phát triển cơ sở hạ
tầng phục vụ đời sống và sản xuất: Giao thông, cấp điện, nước sạch, trường học,
trạm y tế, khai hoang, thủy lợi... Đối với nhà ở của đồng bào dân tộc tại chỗ ở
các thơn bản vẫn cịn tạm bợ, xây dựng tự phát, điều kiện ở thấp, bộ mặt, cảnh
quan phần lớn thơn bn cịn lụp sụp khơng có điều kiện phát triển theo sự phát
16/108
triển chung của địa phương. Do tỷ lệ đói nghèo còn ở mức cao, mức thu nhập
thấp so với mặt bằng chung xã hội nên điều kiện tự cải thiện chỗ ở cịn rất khó
khăn, cần có sự trợ giúp của nhà nước, cộng đồng.
b) Về chất lượng nhà ở
Theo số liệu thống kê, tổng số nhà toàn tỉnh là 386,275 nhà, trong đó :
Số lượng nhà kiên cố là 199.913; nhà bán kiên cố 125.720; nhà thiếu
kiên cố 46.088; nhà đơn sơ 15,018.
c) Về diện tích nhà ở tính trên đầu người
- Theo số liệu tổng điều tra dân số và nhà ở tỉnh Quảng Nam năm 2009,
thì diện tích nhà ở tính trên đầu người (m 2 sàn/người) tồn tỉnh là 17,8 m 2
sàn/người, phân ra:
Diện tích nhà ở tính trên đầu người (m 2 sàn/người) khu vực đơ thị là 22,8
m2 sàn/người; Diện tích nhà ở tính trên đầu người (m 2 sàn/người) khu vực nông
thôn là 16,7 m2 sàn/người.
Tính sơ bộ năm 2013 diện tích nhà ở tính trên đầu người tồn tỉnh
khoảng 20.3 m2 sàn/người; trong đó khu vực đơ thị là 24.2 m 2 sàn/người; Diện
tích nhà ở tính trên đầu người (m 2 sàn/người) khu vực nơng thơn là 19.3 m 2
sàn/người.
Diện tích nhà ở
bình qn, thống
kê năm 2013
Cả tỉnh
Đơ thị
Nơng thơn
20.3
24.2
19.3
3.1.4 Về phân bố dân cư trên địa bàn tỉnh
Mật độ dân số trung bình tồn tỉnh (theo niên giám thống kê năm 2012)
là 137 người/km2, phân bố không đều trên địa bàn các huyện, thành phố, tập
trung chủ yếu ở thành phố Tam Kỳ, Hội An, thị trấn huyện lỵ, ven các trục quốc
lộ 1A, quốc lộ 14B chạy qua như Quế Sơn, Thăng Bình, Duy Xuyên, Điện Bàn,
Đại Lộc... các huyện có mật độ dân số thấp chủ yếu là các huyện khó khăn như:
Tây Giang, Phước Sơn, Nam Trà My, Nam Giang… các dân tộc thiểu số sinh
sống ở các xã miền núi trên địa bàn tỉnh, nhưng phần lớn tập trung ở các xã
vùng sâu, vùng xa.
Trên địa bàn tỉnh có tổng số 244 xã/phường/thị trấn và có khoản 20 dân
tộc đang sinh sống trên đại bàn tỉnh, trong đó số đơng là dân tộc Kinh, Cơ Tu,
Xơ Đăng. Ngồi các dân tộc thiểu số tại chỗ, cịn có một số đơng dân di cư từ
các tỉnh phía Bắc và miền Trung đến Quảng Nam sinh cơ lập nghiệp.
3.1.5 Về nhà ở của các nhóm đối tượng xã hội
a) Nhà ở người có cơng cách mạng
17/108
Thực hiện Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng
Chính phủ về hỗ trợ người có cơng cách mạng về nhà ở; Thông tư số
09/2013/TT-BXD ngày 01/7/2013 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn thực hiện
Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ
trợ người có cơng cách mạng về nhà ở.
Tồn tỉnh hiện có khoảng 22.633 hộ có nhu cầu hỗ trợ về nhà ở (xây mới
7.164 nhà, sửa chữa 15.469 nhà) hoàn thành trong năm 2013 và 2014, theo
Quyết định số 2740/QĐ-UBND ngày 05/9/2013 của UBND tỉnh về phê duyệt
Đề án hỗ trợ nhà ở người có cơng cách mạng về nhà ở, Quyết định số 3363/QĐUBND ngày 30/10/2013 của UBND tỉnh về phê duyệt điều chỉnh một số nội
dung Quyết định số 2740/QĐ-UBND ngày 05/9/2013 của UBND tỉnh. Trong
q trình rà sốt các đối tượng nhà có cơng cách mạng cịn nhiều hơn.
b) Nhà ở xã hội
Nhìn chung do tính đặc thù tỉnh Quảng Nam mặt bằng kinh tế xã hội
còn thấp, quỹ đất nhiều, việc kêu gọi thu hút đầu tư đối với việc phát triển quỹ
nhà ở xã hội gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy, Nhà nước cần có chính sách, cơ
chế để hỗ trợ nguồn vốn nhằm đáp ứng nhu cầu nhà ở cho đối tượng là công
nhân khu, cụm cơng nghiệp và nhà ở cho người có thu nhập thấp trên địa bàn
tỉnh.
Thực hiện Nghị quyết số 73/2013/NQ-HĐND ngày 20 tháng 3 năm
2013 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam Khóa VIII, Kỳ họp thứ 7 về cơ
chế, chính sách phát triển nhà ở cho cơng nhân lao động tại các khu công
nghiệp, nhà ở cho người thu nhập thấp tại khu vực đô thị trên địa bàn tỉnh,
UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 09/2013/QĐ-UBND ngày 16/5/2013 về
cơ chế chính sách phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp, nhà ở người thu
nhập thấp khu vực đô thị trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên thu hút đầu tư vào lĩnh
vực nhà ở xã hội vẫn còn hạn chế, các nhà đầu tư tập trung vào hình thức khai
thác quỹ đất là chủ yếu.
Một số dự án nhà ở xã hội hiện nay như dự án Dự án khu nhà ở thu nhập
thấp của Công ty Cổ phần Kỹ thuật Châu Âu tại Xã Điện Nam Trung, huyện
Điện Bàn có diện tích 17,72 ha; Dự án khu nhà ở công nhân và thu nhập thấp
của Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại Thái Công tại Cụm công nghiệp
Đông Lâm, xã Đại Quang, huyện Đại Lộc diện tích 4,2 ha; Dự án khu nhà ở
thu nhập thấp của Công ty CP tư vấn NNNT và Dịch vụ TTDL STO tại Điện
Nam-Điện Ngọc, huyện Điện Bàn có diện tích 18,28 ha; Dự án nhà ở xã hội cho
người thu nhập thấp tại thành phố Tam Kỳ của Cơng ty Cổ phần Xây dựng cơng
trình 2-9 tại Khu dân cư Khối phố 11, thành phố Tam Kỳ, các dự án khu ở xã
hội, người thu nhập thấp huyện Điện Bàn,...
Tuy nhiên hiện nay trên địa bàn tỉnh chưa có dự án nhà ở xã hội nào
hoàn thành để đáp ứng nhu cầu nhà ở trên địa bàn tỉnh. Nhu cầu nhà ở xã hội tại
các đơ thị hiện nay là cấp bách, cần khuyến khích đầu tư và sự quan tâm của
các cấp ngành địa phương.
18/108
Do đặc thù của tỉnh, đặc biệt là do tập tính phong tục tập quán và điều
kiện của người dân địa phương, để triển khai thực hiện Nghị định
188/2013/NDD-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ về quản lý và phát triển
nhà ở xã hội, cần đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội hình thức đầu tư đồng bộ hạ
tầng kỹ thuật chuyển nhượng quyền sử dụng đất để giải quyết nhu cầu chỗ ở,
đất ở xã hội tại các đô thị hiện nay.
c) Nhà ở cho hộ nghèo
Tổng kết giai đoạn 2009-2012 Chương trình hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở
theo Quyết định 167/2008/QĐ-TTg ngày 12/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ,
Sau 3 năm thực hiện, kết quả thực hiện như sau:
Tổng số hộ nghèo có khó khăn về nhà ở cần hỗ trợ trên địa bàn tỉnh là
18,014 hộ nghèo.
Đến nay đã hoàn thành hỗ trợ 18,014 hộ nghèo/tổng số 18,014 hộ
nghèo, chiếm 100% kế hoạch (theo Báo cáo số 33/BC-UBND ngày 11/3/2013
của UBND tỉnh Quảng Nam).
d) Nhà ở cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo
- Theo Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ hộ nghèo
về nhà ở; Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 về chương trình hỗ
trợ giảm nghèo nhanh và bền vững 61 huyện nghèo trên địa bàn cả nước:
Đến nay, đã thực hiện hỗ trợ cho 3,153 hộ dân tộc thiểu số nghèo có khó
khăn về nhà ở theo Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ hộ
nghèo về nhà ở.
Hỗ trợ cho 2,524 hộ dân tộc thiểu số nghèo theo Nghị quyết số
30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và
bền vững 61 huyện nghèo trên địa bàn cả nước, trong đó tỉnh Quảng Nam có 03
huyện nghèo là: Nam Trà My, Phước Sơn, Tây Giang. Báo cáo số 33/BC-UBND
ngày 11/3/2013 của UBND tỉnh Quảng Nam.
e) Nhà ở cho sinh viên
- Theo số lượng học sinh, sinh viên tại Báo cáo số 817/SGDĐT/KHTC
ngày 7/2013 của Sở Giáo dục Đào tạo Quảng Nam, như sau:
Tổng số học sinh, sinh viên hiện có là: 14,916 người;
Dự kiến đến năm 2015 là 17,296 người;
Dự kiến đến năm 2020 là 20,000 người.
TT
Phân loại
ĐVT
Hiện tại
Nhu cầu
Dự kiến
Đến năm 2015
đến 2020
1
Số HS-SV học ĐH
Người
2 258
2 500
3 000
2
Số HS-SV học CĐ
Người
6 562
9 700
12 000
3
Số HS-SV học TCCN
Người
6 096
5 096
5 000
19/108
4
Số HS THPT, THCS
Người
68 446
71 052
67 500
5
Nhu cầu nhà ở cho HS-SV
M2
44 211
63 500
79 980
Trong đó: + ĐH, CĐ và TCCN
M2
29 714
46 068
62 568
M2
14 497
17 432
17 412
Nhu cầu nhà công vụ cho CC, VC
M2
3 531
6 794
6 648
Trong đó: + ĐH, CĐ và TCCN
M2
300
1 200
1 500
M2
3 231
5 594
1 000
+ THPT và PTDTNT
6
+ THPT và PTDTNT
Quyết định số 1308/QĐ-TTg ngày 20/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ
về phê duyệt danh mục dự án phát triển nhà ở sinh viên bằng nguồn vốn Trái
phiếu chính phủ năm 2009, danh mục các dự án nhà ở sinh viên tỉnh Quảng
Nam được phê duyệt gồm:
Ký túc xá sinh viên trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam, đáp ứng nhu cầu
960 sinh viên; Ký túc xá sinh viên trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật Quảng
Nam, đáp ứng nhu cầu 1250 sinh viên; Ký túc xá sinh viên trường Đại học
Quảng Nam, đáp ứng nhu cầu 960 sinh viên. Đến nay các dự án đã hoàn thành
đưa vào sử dụng, đáp ứng nhu cầu khoảng 3280 học sinh sinh viên, tỷ lệ nhu cầu
đáp ứng khoảng 20% số lượng họ sinh sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng,
Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề trên địa bàn tỉnh.
Như vậy, số lượng sinh viên học sinh chưa có chổ ở khoảng : 11,800 học
sinh sinh viên.
Do đó, thời gian tới cần tiếp tục đầu tư xây dựng các nhà ở sinh viên để
đáp ứng nhu cầu nội trú cho sinh viên trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là sinh viên tại
các đô thị như Tam Kỳ, Hội An.
f) Nhà ở Công vụ
Hiện tại, trên địa bàn tỉnh, nhà ở công vụ trên địa bàn tỉnh chưa đầu tư
đáp ứng nhu cầu cán bộ luân chuyển trên địa bàn. Hiện tại chỉ có nhà ở cơng vụ
tỉnh ủy. Nhà ở công vụ tại các địa phương trên địa bàn tỉnh chủ yếu dưới hình
thức nhà tập thể như nhà tập thể cho giáo viên, nhà tập thể trong một số cơ quan
nhà nước như trường học, bệnh viện. Tuy nhiên mức độ tiện nghi và đáp ứng
nhu cầu còn rất thấp.
Theo nguồn tổng hợp của Sở Nội vụ Quảng Nam về cung cấp thơng tin
lập Chương trình phát triển nhà ở tỉnh: Hiện nay, tổng số cán bộ, công chức,
viên chức khối hành chính sự nghiệp của tỉnh là 29,863 người.
Trong đó: Cơng chức hành chính là 3,237 người, Công chức sự nghiệp là
705 người và Viên chức là 25,802 người.
Dự kiến số lượng công chức, viên chức khối hành chính sự nghiệp có
nhu cầu về nhà ở ước tính khoảng 30%, tương đương 8.900 người.
Nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho cán bộ công chức, viên chức khối
hành chính sự nghiệp của tỉnh có chỗ ở ổn định, n tâm cơng tác thì ngồi sự
20/108
nỗ lực của bản thân cán bộ công chức, viên chức thì cần được sự hỗ trợ của tỉnh
như xây dựng quỹ nhà ở xã hội, quỹ đất ở xã hội từ nguồn ngân sách tỉnh, cho
vay mua nhà từ ngân hàng chính sách...
Theo báo cáo các huyện về nhà ở cơng vụ thì hiện có khoảng 417 nhà ở
cơng vụ dạng nhà ở liền kề cho giáo viên và ngành y tế, diện tích khoảng 17.400
m2.
Do đó, từng bước phát triển nhà ở công vụ, đầu tư nhà ở công vụ tại
thành phố Tam Kỳ phục vụ cho các cán bộ luân chuyển cấp tỉnh đến công tác.
Đối với các địa phương, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư nhà ở
thấp tầng, nhà ở riêng lẻ có sự hỗ trợ của nhà nước tạo nhà ở, dự án đất ở xã hội
cho các đối tượng có nhu cầu về nhà ở công vụ trên địa bàn.
g) Nhà ở của vùng thường xuyên bị thiên tai lũ lụt
Về việc triển khai thí điểm giải pháp hỗ trợ hộ nghèo nâng cao điều kiện
an tồn chỗ ở, ứng phó với lũ, lụt vùng Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung
theo Quyết định số 716/QĐ-TTg ngày 14/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ.
* Kết quả thực hiện:
- Xã Đại Lãnh – huyện Đại lộc: 50 hộ
- Xã Điện Hồng – huyện Điện Bàn: 41 hộ
- Xã Điện Phước – huyện Điện Bàn: 09 hộ
Tạo thuận lợi cơ bản cho sự phát triển bền vững, hình thành các khu dân
cư đơ thị nơng thơn với các cơ sở hạ tầng tương đối hồn chỉnh, đồng bộ; được
tiếp cận với văn hóa, văn minh, người dân có điều kiện học hành nâng cao dân
trí.
Bước đầu mang lại hiệu quả rõ rệt, góp phần hạn chế những thiệt hại do
lũ lụt gây ra, nhất là thiệt hại về người; đồng thời góp phần ổn định đời sống
nhân dân, phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương vùng thường xuyên bị
ngập lũ.
3.2 Thực trạng nhà ở đô thị và nông thôn
3.2.1 Thành phố Tam Kỳ
a) Về các số liệu cơ bản
- Là trung tâm đô thị của vùng kinh tế trọng điểm miền trung, có vai trị
là Trung tâm Thương mại-Dịch vụ và Giao dịch, Trung tâm du lịch, Giáo dục
Đào tạo của khu vực Miền Trung Tây Nguyên.
- Loại đô thị: đô thị loại III.
- Tổng dân số: 111.315 người.
- Các đơn vị hành chính của thành phố Tam Kỳ (13 đơn vị), gồm:
21/108
Phường An Mỹ, An Phú, An Sơn, An Xuân, Hòa Hương, Hòa Thuận,
Phước Hòa, Tân Thạnh, Trường Xuân; các xã Tam Phú, Tam Thăng, Tam Thanh,
Tam Ngọc.
b) Hiện trạng nhà ở, hạ tầng đơ thị và nơng thơn
- Hình thức nhà ở phổ biến là hình thức nhà ở do người dân tự xây dựng.
Nhà ở mặt phố dọc các trục đường phố chính, dọc quốc lộ với nhiều hình thái
kiến trúc khác nhau, xây dựng từ 01-05 tầng; nhà ở biệt thự tại các khu đô thị,
khu phố mới; nhà ở thấp tầng, nhà vườn tại các khu dân cư đô thị; tại khu vực
các xã và một số khu dân cư chỉnh trang đơ thị với hình thức nhà ở thấp tầng,
mái nhà làm bằng tơn hoặc ngói, dạng nhà ở 01 tầng truyền thống kết hợp sân
vườn trong khuôn viên đất ở; nhà ở chung cư không có và chưa được sự quan
tâm đầu tư của xã hội.
- Diện tích nhà ở: 2.757.148 m2.
- Bình qn diện tích nhà ở: 24,8 m2/người.
- Nhà ở đơ thị: 24.033 nhà; nhà ở nông thôn: 7.679 nhà.
- Về tỷ lệ xã phường thị trấn có điện 100%.
- Tỷ lệ đường giao thông đến trung tâm xã thị trấn 100%.
- Cấp nước sạch bởi Cơng ty Cấp thốt nước Tam Kỳ.
3.2.2
Thành phố Hội An
a) Về các số liệu cơ bản
- Là đơ thị Văn hóa-Du lịch-Sinh thái. Là Trung tâm Du lịch-Dịch vụThương mại của tỉnh Quảng Nam và là một trong những trung tâm du lịch trọng
điểm của cả nước và quốc tế.
- Loại đô thị: đô thị loại III.
- Tổng dân số: 92.564 người.
- Các đơn vị hành chính của thành phố Hội An (13 đơn vị), gồm:
Phường Minh An, Cẩm An, Cẩm Phô, Cẩm Châu, Sơn Phong, Cửa Đại,
Tân An, Thanh Hà, Cẩm Nam; các xã Cẩm Thanh, Cẩm Kim, Cẩm Hà, Tân
Hiệp.
b) Hiện trạng nhà ở, hạ tầng đơ thị và nơng thơn
- Hình thức nhà ở phổ biến là hình thức nhà ở do người dân tự xây dựng.
Nhà ở được xây dựng và chỉnh trang mang đặc tính kiến trúc của phố cổ. Nhà ở
mặt phố dọc các trục đường phố chính với nhiều hình thái kiến trúc khác nhau,
xây dựng từ 01-03 tầng; nhà ở biệt thự tại các khu đô thị, khu du lịch sinh thái
nghỉ dưỡng; nhà ở thấp tầng, nhà vườn tại các khu dân cư đô thị; tại khu vực các
xã và một số khu dân cư chỉnh trang đô thị với hình thức nhà ở thấp tầng, mái
nhà làm bằng tơn hoặc ngói, dạng nhà ở 01 tầng truyền thống kết hợp sân vườn
22/108
trong khn viên đất ở; Hình thức nhà ở chung cư khơng có và chưa được sự
quan tâm đầu tư của xã hội.
- Diện tích nhà ở: 2.212.065 m2.
- Nhà ở đô thị: 17.289 nhà; nhà ở nông thôn: 5.382 nhà.
- Về tỷ lệ xã phường thị trấn có điện 100%.
- Tỷ lệ đường giao thông đến trung tâm xã thị trấn 92,3%.
- Cấp nước sạch bởi Xí nghiệp cấp thoát nước Hội An.
3.2.3
Huyện Núi Thành
a) Về các số liệu cơ bản
- Huyện Núi Thành với đô thị Núi Thành là Trung tâm tổng hợp, có vai
trị thúc đẩy phát triển Kinh tế-Xã hội của huyện Núi Thành và Khu Kinh tế mở
Chu Lai.
- Loại đô thị: đô thị loại V.
- Tổng dân số: 141.009 người.
- Các đơn vị hành chính của huyện Núi Thành (17 đơn vị), gồm:
Thị trấn Núi Thành; các xã Tam Xuân 1, Tam Xuân 2, Tam Tiến, Tam
Sơn, Tam Thạnh, Tam Anh Bắc, Tam Anh Nam, Tam Hào, Tam Hiệp, Tam Hải,
Tam Giang, Tam Quang, Tam Nghĩa, Tam Mỹ Đông, Tam Mỹ Tây, Tam Trà.
b) Hiện trạng nhà ở, hạ tầng đô thị và nông thơn
- Hình thức nhà ở phổ biến là hình thức nhà ở do người dân tự xây dựng.
Nhà ở mặt phố và nhà ở chia lô dọc các trục đường chính đơ thị và các trục
đường DT, đường DH và các trung tâm xã với nhiều hình thái kiến trúc khác
nhau, xây dựng từ 01-03 tầng; nhà ở biệt thự tại các khu du lịch sinh thái nghỉ
dưỡng; nhà ở thấp tầng, nhà vườn tại các khu dân cư đô thị; tại khu vực các xã
và một số khu dân cư chỉnh trang đơ thị với hình thức nhà ở thấp tầng, mái nhà
làm bằng tơn hoặc ngói, dạng nhà ở 01 tầng truyền thống kết hợp sân vườn trong
khuôn viên đất ở; Hình thức nhà ở chung cư khơng có và chưa được sự quan tâm
đầu tư của xã hội.
- Diện tích nhà ở: 2.977.034 m2.
- Nhà ở đơ thị: 7.444 nhà; nhà ở nông thôn: 32.936 nhà.
- Về tỷ lệ xã thị trấn có điện 100%.
- Tỷ lệ đường giao thông đến trung tâm xã thị trấn 94,1%.
- Cấp nước sạch bởi Xí nghiệp cấp thốt nước Núi Thành.
3.2.4
Huyện Phú Ninh
a) Về các số liệu cơ bản
23/108
- Huyện Phú Ninh với đô thị Phú Thịnh là Trung tâm Hành chính-Chính
trị, có vai trị thúc đẩy phát triển Kinh tế-Xã hội của huyện Phú Ninh.
- Loại đô thị: đô thị loại V.
- Tổng dân số: 78.888 người.
- Các đơn vị hành chính của huyện Phú Ninh (11 đơn vị), gồm:
Thị trấn Phú Thịnh; các xã Tam An, Tam Dân, Tam Đại, Tam Đàn, Tam
Lãnh, Tam Lộc, Tam Phước, Tam Thái, Tam Thành, Tam Vinh.
b) Hiện trạng nhà ở, hạ tầng đơ thị và nơng thơn
- Hình thức nhà ở phổ biến là hình thức nhà ở do người dân tự xây dựng.
Hình thức nhà ở mặt phố và nhà ở chia lơ dọc các trục đường chính đô thị và
trục đường DT, DH và các trung tâm xã với nhiều hình thái kiến trúc khác nhau,
xây dựng từ 01-03 tầng; nhà ở thấp tầng, nhà vườn tại các khu dân cư đô thị; tại
khu vực các xã và một số khu dân cư chỉnh trang đô thị với hình thức nhà ở thấp
tầng, mái nhà làm bằng tơn hoặc ngói, dạng nhà ở 01 tầng truyền thống kết hợp
sân vườn trong khn viên đất ở; Hình thức nhà ở chung cư khơng có và chưa
được sự quan tâm đầu tư của xã hội.
- Diện tích nhà ở: 1.606.577 m2.
- Nhà ở đô thị: 1.980 nhà; nhà ở nông thôn: 19.021 nhà.
- Về tỷ lệ xã thị trấn có điện 100%.
- Tỷ lệ đường giao thơng đến trung tâm xã thị trấn 100%.
- Cấp nước sạch bởi Xí nghiệp cấp thoát nước Phú Ninh.
3.2.5
Huyện Tiên Phước
a) Về các số liệu cơ bản
- Huyện Tiên Phước với thị trấn Tiên Kỳ là Trung tâm tổng hợp, có vai
trị thúc đẩy phát triển Kinh tế-Xã hội huyện Tiên Phước.
- Loại đô thị: đô thị loại V.
- Tổng dân số: 70.035 người.
- Các đơn vị hành chính của huyện Tiên Phước (15 đơn vị), gồm:
Thị trấn Tiên Kỳ; các xã Tiên An, Tiên Cẩm, Tiên Cảnh, Tiên Châu, Tiên
Hà, Tiên Hiệp, Tiên Lãnh, Tiên Lập, Tiên Lộc, Tiên Mỹ, Tiên Ngọc, Tiên Phong,
Tiên Sơn, Tiên thọ.
b) Hiện trạng nhà ở, hạ tầng đơ thị và nơng thơn
- Hình thức nhà ở phổ biến là hình thức nhà ở do người dân tự xây dựng.
Hình thức nhà ở mặt phố và nhà ở chia lơ dọc các trục đường chính đơ thị và các
trục đường DT, DH và các trung tâm xã với nhiều hình thái kiến trúc khác nhau,
xây dựng từ 01-03 tầng; nhà ở thấp tầng, nhà vườn tại các khu dân cư đô thị; tại
khu vực các xã và một số khu dân cư chỉnh trang đô thị với hình thức nhà ở thấp
24/108
tầng, mái nhà làm bằng tơn hoặc ngói, dạng nhà ở 01 tầng truyền thống kết hợp
sân vườn trong khuôn viên đất ở; Hình thức nhà ở chung cư khơng có và chưa
được sự quan tâm đầu tư của xã hội.
- Diện tích nhà ở: 1.425.680 m2.
- Nhà ở đơ thị: 1.895 nhà; nhà ở nông thôn: 15.433 nhà.
- Về tỷ lệ xã thị trấn có điện 100%.
- Tỷ lệ đường giao thông đến trung tâm xã thị trấn 100%.
- Cấp nước sạch bởi Xí nghiệp cấp thốt nước Tiên Phước.
3.2.6
Huyện Nam Trà My
a) Về các số liệu cơ bản
- Với Trung tâm Hành chính-Tổng hợp, có vai trị thúc đẩy phát triển
Kinh tế-Xã hội của huyện Nam Trà My.
- Loại đơ thị: đơ thị loại V (chưa có thị trấn).
- Tổng dân số: 26.629 người.
- Các đơn vị hành chính của huyện Nam Trà My (10 đơn vị), gồm:
Xã Trà Don, Trà Leng, Trà Vân, Trà Vinh, Trà Tập, Trà Dơn, Trà Nam,
Trà Cang, Trà Mai, Trà Linh.
b) Hiện trạng nhà ở, hạ tầng đô thị và nông thôn
- Hình thức nhà ở phổ biến là hình thức nhà ở do người dân tự xây dựng.
Hình thức nhà ở chia lơ dọc các trục đường chính và khu trung tâm hành chính
với nhiều hình thái kiến trúc khác nhau, xây dựng từ 01-02 tầng; tại khu vực các
xã với hình thức nhà ở thấp tầng, mái nhà làm bằng tơn hoặc ngói, dạng nhà ở
01 tầng truyền thống kết hợp sân vườn trong khuôn viên đất ở, nhà sàn khu vực
vùng cao; Hình thức nhà ở chung cư khơng có và chưa được sự quan tâm đầu tư
của xã hội.
- Diện tích nhà ở: 449.940 m2.
- Nhà ở đơ thị: 0 nhà; nhà ở nông thôn: 6745 nhà.
- Về tỷ lệ xã có điện 100%.
- Tỷ lệ đường giao thông đến trung tâm xã 60%.
- Cấp nước hiện tại là dùng hệ thống cấp nước tự chảy, giếng đào.
3.2.7
Huyện Bắc Trà My
a) Về các số liệu cơ bản
- Với đơ thị Trà My là Trung tâm tổng hợp, có vai trò thúc đẩy phát triển
Kinh tế-Xã hội của huyện Bắc Trà My nói riêng và Cụm Tây Nam Quảng Nam
nói chung.
25/108