Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ HUYỆN KHÁNH VĨNH GIAI ĐOẠN 2016 – 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (232.16 KB, 28 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b> PHÒNG GD & ĐT KHÁNH VĨNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM </b>
<b>TRƯỜNG PT DÂN TỘC NỘI TRÚ Độc lập - Tự do – Hạnh phúc</b>


Số: 16 /KHCL-PTDTNTKV <i>Thị trấnKhánh Vĩnh, ngày 09 tháng 02 năm </i>
<i>2017</i>


<b>CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN</b>


<b>TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ HUYỆN KHÁNH VĨNH</b>
<b> GIAI ĐOẠN 2016 – 2020 </b>


Xây dựng chiến lược phát triển trường Phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT)
Khánh Vĩnh giai đoạn 2016 – 2020 là nhằm xác định rõ định hướng, mục tiêu và
các giải pháp chủ yếu trong quá trình vận động và phát triển, là cơ sở quan trọng
cho quyết sách của nhà trường trong tương lai.


<b>Phần I</b>


<b>CƠ SỞ PHÁP LÝ</b>


1. Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 - Nghị quyết Hội
nghị trung ương 8 khóa XI về “đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp
ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế".


2. Kết luận số 51-KL/TW ngày 29/10/2012 của Ban Chấp hành Trung ương
Đảng khóa XI về Đề án “Đổi mới căn bản và toàn diện Giáo dục và Đào tạo đáp
ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.


3. Luật giáo dục ngày 14/6/2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật


giáo dục ngày 25/11/ 2009.


4. Luật cán bộ công chức 22/2008/QH12 có hiệu lực từ ngày 01/01/2010.
5. Luật viên chức 58/2010/QH12 có hiệu lực từ ngày 01/01/2012.


6. Quyết định số 449/QĐ-TTg ngày 12/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020; Quyết định số 2356/QĐ-TTg
ngày 04 tháng 12 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ ban hành chương trình hành
động thực hiện chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

8. Quyết định số 711/QĐ-TTg, ngày 13 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng
Chính phủ Phê duyệt ''Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020".


9. Thông tư số 01/2016/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 01 năm 2016 của Bộ
Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Qui chế tổ chức và hoạt động của trường
Phổ thông Dân tộc Nội trú.


10. Nghị quyết số 52/NQ-CP ngày 15/6/2016 của Chính phủ về đẩy mạnh


phát triển nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng
đến năm 2030.


11. Quyết định số 1557/QĐ-TTg ngày 10/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt một số chỉ tiêu thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ
đối với đồng bào dân tộc thiểu số gắn với mục tiêu phát triển bền vững sau năm
2015.


12. Quyết định số 402/QĐ-TTg ngày 14/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ


phê duyệt Đề án “Phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc



thiểu số trong thời kỳ mới”.


13. Chương trình hành động số 20-CTr/TU ngày 24/4/2014 của Tỉnh ủy
Khánh Hòa về việc thực hiện Nghị quyết số 29/NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị
lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo
dục và đào tạo, đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.


14. Nghị quyết số 51/NQ-HĐND ngày 18/8/2016 của Hội đồng Nhân dân
huyện Khánh Vĩnh về Kế hoạch phát triển Giáo dục và Đào tạo giai đoạn 2016 -
2020 trên địa bàn huyện Khánh Vĩnh.


Kế hoạch số 5369/KH-UBND ngày 04/9/2014 của UBND tỉnh về việc triển
khai thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng u cầu
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa và hội nhập quốc tế của tỉnh Khánh Hòa;


15. Kế hoạch số 2782/KH-UBND ngày 01/12/2016 của UBND huyện
Khánh Vĩnh về Kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016 - 2020 trên
địa bàn huyện Khánh Vĩnh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>Phần II</b>


<b>NỘI DUNG CHÍNH CỦA CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN</b>
<b>I. PHÂN TÍCH BỐI CẢNH VÀ THỰC TRẠNG NHÀ TRƯỜNG</b>
<b>1. Bối cảnh chung</b>


- Đảng và Nhà nước ta luôn đặt vấn đề Giáo dục là quốc sách hàng đầu, điều
đó đã thể hiện rõ chủ trương, chính sách của Đảng qua từng giai đoạn, và hiện nay


thì điều đó càng trở nên rõ nét hơn thông qua việc ban hành các văn bản pháp luật
như Điều lệ trường học; Quy chế tổ chức và hoạt động của trường PTDTNT; Đề
án củng cố và phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú, chính sách đối
với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có
điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn …vv. Đây là điều kiện hết sức thuận
lợi cho việc phát triển giáo dục, tạo đà cho các cơ sở giáo dục chủ động hơn trong
việc định hướng chiến lược phát triển nhà trường.


<b>2. Bối cảnh của đất nước, của tỉnh</b>


- Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, hiện nay, trường PTDTNT đã
được thành lập ở 50 tỉnh, thành phố với 314 trường, bao gồm 03 trường thực thuộc
Bộ Giáo dục và Đào tạo, 51 trường cấp tỉnh, 260 trường cấp huyện (tăng 03 trường
so với năm 2015). Năm học 2015 - 2016, tổng số học sinh dân tộc nội trú toàn
quốc là 91.193 em, tăng 2.964 em so với năm học 2014 - 2015. Học sinh DTTS
trong các trường phổ thông DTTS chiếm khoảng 8% số học sinh DTTS cấp trung
học cơ sở và trung học phổ thông của cả nước. Đặc biệt, tất cả các DTTS đều đã có
con em theo học tại các trường PTDTNT.


- Riêng ở tỉnh Khánh Hịa có 05 trường PTDTNT, trong đó trường cấp tỉnh
01 trường, trường cấp huyện 04 trường. Tổng số học sinh năm học 2016 - 2017 là
34 lớp với 1.061 học sinh .


- Chất lượng giáo dục của các trường PTDTNT ngày càng được nâng cao,
giáo dục đạo đức, giáo dục kỹ năng sống, văn hóa dân tộc, tổ chức chăm lo đời
sống vật chất, tinh thần và chăm sóc sức khỏe cho học sinh ... được đẩy mạnh. Các
trường tổ chức thực hiện chương trình và kế hoạch giáo dục đầy đủ, nghiêm túc,
tích cực đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá phù hợp với học sinh
DTTS. Chất lượng giáo dục ngày càng đảm bảo vững chắc, kết quả xếp loại hạnh
kiểm tốt và khá hàng năm học đều đạt trên 95%; tỉ lệ học sinh khá giỏi tăng cao,


giảm dần học sinh yếu, học sinh bỏ học.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

xây dựng theo hướng đạt chuẩn quốc gia. Các điều kiện đáp ứng cho việc nâng cao
chất lượng giáo dục toàn diện của trường PTDTNT được tăng cường.


- Chế độ, chính sách của tỉnh hỗ trợ cho học sinh dân tộc ở các cấp học đã
tạo điều kiện cho công tác giáo dục ở địa phương được ổn định và phát triển.


<b>3. Thực trạng của trường PTDTNT Khánh Vĩnh</b>
a) Công tác tuyển sinh


- Thực hiện theo Thông tư số 11/2014/TT-BGDĐT ngày 18/4/2014 về việc
ban hành Quy chế tuyển sinh trung học cơ sở (THCS) và tuyển sinh trung học phổ
thông (THPT) của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và các văn bản hướng dẫn
của UBND tỉnh Khánh Hòa, Sở GD&ĐT, UBND huyện và các cấp về công tác
tuyển sinh, chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm.


- Chỉ tiêu hàng năm là 70 học sinh/năm;
- Hình thức tuyển sinh: Xét tuyển.


- Đối tượng tuyển là học sinh người DTTS có khả năng tạo nguồn cán bộ
cho địa phương; đã hoàn thành chương trình tiểu học.


- Ưu tiên xét tuyển các học sinh có thành tích học tập tiêu biểu, xuất sắc; học
sinh là người dân tộc thiểu số tại địa phương có hồn cảnh gia đình khó khăn; con
thương binh, liệt sĩ, con của người có cơng cách mạng.


- Hàng năm, công tác tuyển sinh của trường đều được thực hiện nghiêm túc,
công khai đảm bảo tuyển đủ và đúng đối tượng. Tuy nhiên có một số năm, hội
đồng tuyển sinh ở một số địa phương xét tuyển chưa chặt chẽ dẫn đến khiếu nại


trong tuyển sinh, hoặc có một số học sinh xin chuyển trường sau khi xét tuyển.


Số liệu cụ thể:
Năm học


2010-2011

2011-2012

2012-2013

2013-2014

2014-2015

2015-2016

2016-2017
Số lượng/nữ 251/


169
249/
165
268/
178
267/
175
255/
159
261/


163
255/
170
Tuyển mới


lớp 6 70 69 73 70 70 70 69


b) Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên


- Tổng số cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên: 41 /27 Nữ
Trong đó:


- Cán bộ quản lý: 03 / 01 nữ
- Tổng phụ trách đội: 01


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

+ Tỉ lệ giáo viên đứng lớp: 2,25


+ Đạt chuẩn: 100 % và trên chuẩn: 15/19 – Tỉ lệ: 78,9%


- Nhân viên 18/ 11 nữ, hợp đồng theo Nghị định 68/CP là 05/2 nữ
- Chi bộ Đảng: 13/08 nữ


Nhìn chung đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhà trường ổn
định, đạt trình độ đào tạo chuẩn và trên chuẩn 100%. Giáo viên năng nổ nhiệt tình,
yêu thương học sinh, am hiểu văn hóa địa phương; nhân viên thạo việc, có trách
nhiệm.


c) Cơng tác đảm bảo chất lượng giáo dục và kết quả giáo dục


- Nhà trường thực hiện giảng dạy theo chương trình khung do Bộ GD & ĐT


ban hành, đặc biệt dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng; giảm tải chương trình


phù hợp với điều kiện thực tế ở địa phương và đối tượng học sinh dân tộc.


- Nhà trường quản lí tốt nền nếp dạy và học; giáo viên xác định được tầm
quan trọng của phương pháp dạy học tích cực, nhiệt huyết với ngành nghề, có tinh
thần trách nhiệm cao trong quản lí xây dựng trường lớp và giáo dục toàn diện cho
học sinh.


- Nhà trường đã quan tâm triển khai phương pháp dạy học tích cực, lựa chọn
một số thành tố tích cực của mơ hình trường học mới để bổ sung vào đổi mới
phương thức giáo dục đang thực hiện, đảm bảo nguyên tắc lấy hoạt động học của
học sinh làm trung tâm. Kết hợp các phương pháp dạy học tích cực như “Bàn tay
nặn bột", "bản đồ tư duy", hoạt động nhóm …vv với phương pháp truyền thống
như ơn luyện, vấn đáp, phân tích, tổng hợp phù hợp với đặc điểm, tâm sinh lý lứa
tuổi và đối tượng dạy học.


- Chất lượng giáo dục toàn diện nhà trường ngày càng cao, tỉ lệ học sinh khá
giỏi năm sau cao hơn năm trước. Thi học sinh giỏi bảng B cấp tỉnh trong những
năm gần đây đã có giải; năm học 2012 - 2013 xếp nhất toàn đoàn với 05 giải; năm
học 2013 - 2014 xếp nhì tồn đồn với 04 giải; năm học 2014 - 2015 đạt 02 giải ở
môn Sinh môn Ngữ văn.


- Học ở trường PTDTNT Khánh Vĩnh, học sinh cịn được thầy cơ giáo
hướng dẫn tự học, tổ chức phụ đạo, giúp đỡ học sinh yếu; tổ chức nhiều hoạt động
giáo dục văn hóa, văn nghệ, TDTT phong phú, phát huy và bảo tồn bản sắc văn
hóa dân tộc.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

nên các em đã trưởng thành từng ngày, kỹ năng sống được rèn luyện, nhất là tính
tự lập của học sinh được thể hiện rõ nét.



Tuy nhiên so với mặt bằng chung, tỉ lệ học sinh yếu vẫn cịn cao, các em
chưa có phương pháp tự học, tự nghiên cứu tìm đến kiến thức và khắc sâu kiến
thức.


Bảng tổng hợp chất lượng giáo dục một số năm gần đây:
<b>Hạnh kiểm: </b>
Năm
học

2010-2011

2011-2012

2012-2013

2013-2014

2014-2015

2015-2016

2016-2017
(HKI)
Tốt % 220-87,6 232-93,2 230-85,8 213-79,8 205-80,4 200-76,6 204-80,3
Khá % 26– 10,4 15 – 6,0 28– 10,4 46 –17,2 35-13,7 52 - 19,9 32– 12,6
TB % 5 – 2,0 2 – 0,8 8 – 3,0 08 – 3,0 14 – 5,5 09 – 3.4 14 – 5,5


Yếu % 0 0 2 – 0,7 0 1 – 0,4 0 4 – 1,6



<b>Cộng</b> <b>251</b> <b>249</b> <b>268</b> <b>267</b> <b>255</b> <b>261</b> <b>254</b>


<b>Học lực:</b>
Năm
học

2010-2011

2011-2012

2012-2013

2013-2014

2014-2015

2015-2016

2016-2017
(HKI)
Giỏi % 18 - 7,2 22– 8,8 19 - 7,1 13 – 4,9 15 – 5,9 18 – 6,9 7 – 2,8
Khá % 74 -29,5 76 - 30,5 90- 33,6 103-38,6 98 -38,4 82 - 31,4 76– 29,9
TB /% 153-61,0 127-51,0 153-57,1 133-49,8 124-48,6 139-53,3 131-51,6
Yếu % 06 - 2,4 24 - 9,6 6 – 2,2 18 – 6,7 18 – 7,1 22 – 8,4 40– 15,7


Kém % 00 – 00 00 – 00 00 - 00 0 0 0 0


<b>Cộng</b> <b>251</b> <b>249</b> <b>268</b> <b>267</b> <b>255</b> <b>261</b> <b>254</b>


d) Cơ sở hạ tầng, thư viện, trang thiết bị học tập và cơ sở vật chất khác



</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

- Tổng diện tích: 10.330 m2<sub>;</sub>
- Phịng học văn hóa : 11 phịng;
- Phịng học bộ mơn: 05 phịng;


- Phịng máy vi tính: Nối mạng cáp quang;


- Phòng ở nội trú học sinh: 22 phòng - 696 m2<sub> (bình qn 12 HS/phịng);</sub>
- Nhà ăn, nhà bếp được thiết kế theo hướng hiện đại, đảm bảo vệ sinh và an
tồn thực phẩm, diện tích 316 m2<sub>.</sub>


- Các điều kiện phục vụ nuôi dưỡng và dạy học tương đối đầy đủ, sân trường
có bóng mát, có cây xanh, quang cảnh sư phạm.


- Thư viện: Được trang bị theo hướng chuẩn quốc gia, có phịng đọc riêng;
số đầu sách nhiều, đủ các loại, được bổ sung hàng năm đáp ứng nhu cầu học tập và
nghiên cứu.


- Thiết bị, ĐDDH: Được trang bị tương đối đầy đủ theo hướng chuẩn hóa,
đáp ứng yêu cầu hiện đại và phù hợp.


- Hàng năm, nhà trường đều đầu tư sửa chữa CSVC đáp ứng nhu cầu học tập
và sinh hoạt cho học sinh như sửa chữa hệ thống điện, nước, bàn ghế, giường tủ và
các trang thiết bị phục vụ cho vui chơi giải trí, TDTT cho học sinh...vv.


e) Chế độ chính sách người học


- Chế độ theo qui định của Chính phủ:


+ Quyết định số 152/2007/QĐ-TTg ngày 14/09/2007 của Thủ tướng Chính


phủ về học bổng chính sách đối với học sinh, sinh viên học tại các cơ sở giáo dục
thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.


+ Thông tư liên tịch số 23/2008/TTLT/BGDĐT-BLĐTBXH-BTC ngày
28/04/2008 của liên Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động, Thương binh và xã
hội, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 152/2007/QĐ-TTg ngày
14/09/2007 của Thủ tướng Chính phủ.


Mức học bổng chính sách = (Mức lương tối thiểu chung) x 80% và được
hưởng 12 tháng trong năm.


+ Thông tư số 109/2009/TTLT/BTC-BGDĐT, ngày 29/05/2009 hướng dẫn
một số chế độ tài chính đối với học sinh các trường phổ thơng dân tộc nội trú. Theo
đó học sinh được miễn học phí, các khoản đóng góp; đồng thời được trang bị hiện
vật như áo quần, chăn màn, áo đi mưa; tiền thưởng, tiền tàu xe và các chế độ học
tập, sinh hoạt khác.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

+ Thực hiện theo Nghị quyết số 17/2012/NQ-HĐND ngày 28/6/2012 của
Hội đồng nhân dân tỉnh Khánh Hòa hỗ trợ trang phục ban đầu ở mỗi năm học:
Một bộ quần áo và một đôi giày thể thao với mức 150.000 đồng/học sinh; hỗ trợ
trang phục quần, áo dài tay mỗi năm 02 bộ là 150.000 đồng/bộ.


+ Học sinh học ở trường PTDTNT được nhà nước bao cấp hồn tồn, khơng
đóng một khoản tiền nào. Ngồi các chế độ chính sách của tỉnh và trung ương, học
sinh nghèo vượt khó, học sinh học giỏi cịn được nhà trường, Hội Khuyến học hỗ
trợ, trao những học bổng khác có giá trị; mỗi năm học khoản 20 suất, mỗi suất trị
giá từ 100.000 đồng trở lên.


g) Phân luồng sau tốt nghiệp Trung học cơ sở (TN THCS)



- Tất cả học sinh trường PTDTNT sau TN THCS đều được ưu tiên xét
tuyển thẳng vào lớp 10 theo 02 tuyến.


+ Tuyến 1: Tuyển vào lớp 10 trường PTDTNT tỉnh Khánh Hòa theo chỉ tiêu
Sở GD&ĐT giao hàng năm trên cơ sở tỉ lệ học sinh dân tộc TN THCS tại từng địa
phương.


+ Tuyến 2: Sau khi xét vào trường PTDTNT tỉnh, số còn lại được xét hết
vào trường THPT Lạc Long Quân, trường đóng trên địa bàn huyện Khánh Vĩnh.


Số liệu các năm như sau:


Năm học
2010-2011

2011-2012

2012-2013

2013-2014

2014-2015

2015-2016

2016-2017
(HKI)
Số


lượng/nữ 251/169 249/165 268/178 267/175 255/159 261/163 254/170


Tốt nghiệp


THCS
58
100%
50
100%
62
100%
62
100%
55
100%
67
100%
Tuyển 10


DTNT tỉnh
28/55
50,9%
33/58
56,9%
29/50
58,0%
31/62
50,0%
33/63
52,3%
30/67
44,8%



</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

Đây là chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ưu tiên giành cho
đồng bào DTTS phát triển kinh tế xã hội vùng sâu, vùng xa, vùng khó khó khăn.


h) Tài chính và quản lý tài chính


- Đơn vị trường PTDTNT thuộc đơn vị sự nghiệp ngân sách đảm bảo hồn
tồn kinh phí hoạt động, đơn vị khơng có khoản thu nào khác.


- Các nguồn lương, học bổng, các chế độ chính sách của người lao động,
người học đều được công khai, minh bạch, cấp phát đầy đủ và kịp thời.


- Các khoản chi thường xuyên để thực hiện nhiệm vụ giáo dục nhà trường
thực hiện theo quy chế chi tiêu nội bộ hiện hành.


k) Quan hệ giữa nhà trường và xã hội


- Trường PTDTNT Khánh Vĩnh được sự quan tâm và chỉ đạo rất sâu sát của
các cấp lãnh đạo từ trung ương đến địa phương. Đặc biệt là sự lãnh đạo, chỉ đạo
của Huyện ủy, UBND, các ban ngành, đoàn thể trong huyện và sự chỉ đạo của
Phòng GD&ĐT Khánh Vĩnh.


- Nhà trường thực hiện tốt quan hệ phối hợp với gia đình và chính quyền địa
phương 14 xã, thị trấn; đảm bảo thông tin liên lạc giữa nhà trường, địa phương và
cha mẹ học sinh.


- Trường có Ban đại diện cha mẹ học sinh, có Hội khuyến học hoạt động
hiệu quả; cơng tác xã hội hóa giáo dục đã thực hiện tốt, mỗi năm đều có một cơng
trình điển hình đóng góp cho nhà trường.



f) Nghiên cứu khoa học sư phạm và sáng kiến kinh nghiệm


- Công tác nghiên cứu khoa học sư phạm và sáng kiến kinh nghiệm được
quan tâm chỉ đạo và tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ nhiệm đề tài thực hiện
đúng tiến độ nghiên cứu, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục nhà
trường.


- Có nhiều sáng kiến kinh nghiệm được hội đồng cấp Ngành đánh giá cao,
có giá trị và được vận dụng vào thực tế giáo dục nhà trường rất hiệu quả.


Tổng hợp kết quả SKKN như sau:
Năm học


2010-2011



2011-2012



2012-2013



2013-2014



2014-2015



2015-2016




2016-2017
Số lượng


đăng ký 6 2 4 5 3 4 4


Kết quả
đánh giá


3 C 1 C


1B, 1C


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

(đạt loại)


<b>II. PHÂN TÍCH CƠ HỘI - THÁCH THỨC, ĐIỂM MẠNH - ĐIỂM</b>
<b>YẾU</b>


<b>1. Cơ hội – Thách thức</b>
a) Cơ hội


- Được sự quan tâm của Đảng, nhà nước; sự lãnh đạo chỉ đạo sâu sát, mạnh
mẽ của Chính phủ, lãnh đạo UBND tỉnh, UBND huyện, lãnh đạo Sở GD&ĐT
Khánh Hòa và lãnh đạo Phòng GD&ĐT Khánh Vĩnh đối với công tác giáo dục dân
tộc cũng như công tác giáo dục trong các trường PTDTNT. Đã có những cơ sở
pháp lý về hoạt động, chế độ chính sách đối với hệ thống trường PT DTNT, nhiều
văn bản ra đời như:


+ Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 04/11/ 2013 "về đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện


kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế" được hội nghị
trung ương 8 ( khóa XI) thơng qua.


+ Nghị quyết số 52/NQ-CP ngày 15/6/2016 của Chính phủ về đẩy mạnh


phát triển nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 - 2020, định hướng
đến năm 2030.


+ Quyết định số 402/QĐ-TTg ngày 14/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê


duyệt Đề án “Phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu


số trong thời kỳ mới”.


+ Chương trình hành động số 20-CTr/TU ngày 24/4/2014 của Tỉnh ủy
Khánh Hòa về việc thực hiện Nghị quyết số 29/NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị
lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương khóa XI "về đổi mới căn bản, toàn diện giáo
dục và đào tạo, đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế".


- Uy tín và chất lượng giáo dục tồn diện ở trường PTDTNT đã được khẳng
định và lan tỏa, lãnh đạo và nhân dân địa phương tin tưởng, đây là niềm tin và
động lực thúc đẩy sự nổ lực của cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên nhà
trường.


b) Thách thức


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

- Chất lượng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý phải đáp ứng được yêu cầu
đổi mới giáo dục của đất nước.



- Việc ứng dụng công nghệ thơng tin trong giảng dạy và quản lý, trình độ
ngoại ngữ, khả năng sáng tạo của cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên.


- Sự bức phá vươn lên, sự cạnh tranh về chất lượng giáo dục của các trường
trong khối các trường PTDTNT, đang từng bước khẳng định thương hiệu của
trường mình.


- Trình độ dân trí địa phương cịn thấp, đời sống nhân dân cịn q khó khăn,
một số phụ huynh chưa quan tâm nhiều đến việc rèn luyện, học tập của con em
mình; giao hẳn trách nhiệm cho nhà trường. Nhiều cha mẹ còn thiếu thiện chí trong
việc hợp tác để giáo dục.


- Các tệ nạn xã hội ngày càng nhiều, mặt trái của cơ chế thị trường cũng ảnh
hưởng tiêu cực đến đạo đức thanh thiếu niên, học sinh. Tại kỳ họp Quốc hội khóa
13 có đại biểu đã đặt ra 7 vấn đề cơ bản và trước mắt mà Việt Nam cần giải quyết,
cũng là nỗi lo và mong ước của nhân dân. Trong đó có vấn đề suy thối đạo đức xã
hội, đạo đức giả, tham lam, ích kỉ, dối trá; văn hóa dân tộc mai một, xuống cấp
...vv.


- Đối với học sinh người dân tộc thiểu số: Các em tiếp thu chậm, tự ti, ít chịu
học bạn, khơng chịu khó và một phần cịn có tính ỷ lại, trông chờ.


<b>2. Điểm mạnh - điểm yếu</b>
a) Điểm mạnh


- Cơ sở vật chất đã được nâng cấp đưa vào sử dụng từ năm học 2014 - 2015,
đáp ứng được yêu cầu trong việc dạy và học và nuôi dưỡng trong giai đoạn hiện
nay.


- Tập thể nhà trường đoàn kết và thống nhất trong việc thực hiện nhiệm vụ.


Đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, tất cả đều đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn.


- Giáo viên và học sinh và được hưởng nhiều chính sách ưu đãi của Đảng và
Nhà nước nên yên tâm trong công tác giảng dạy, học tập.


- Giáo viên và học sinh đều ở nội trú trong khuôn viên trường nên thuận lợi
cho việc tổ chức các hoạt động, giao lưu văn hóa và giáo dục kỹ năng sống.


- Ban lãnh đạo nhà trường quan tâm nên môi trường sinh hoạt nội trú thân
thiện, an toàn; học sinh ngoan, vâng lời, lễ phép; biết yêu thương và giúp đỡ lẫn
nhau.


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

- Đội ngũ không ổn định, đa số là giáo viên trẻ nên năng lực chun mơn,
nghiệp vụ sư phạm cịn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu trong cơng cuộc đổi
mới căn bản và tồn diện giáo dục đào tạo và hội nhập quốc tế của đất nước.


- Mặc dù nhà nước đã có những chế độ chính sách với giáo viên cơng tác ở
trường chun biệt, nhưng vẫn khó tạo được sức hút đối với giáo viên giỏi, nhất là
các môn khoa học tự nhiên và ngoại ngữ.


- Kết quả giáo dục và đào tạo của nhà trường qua từng năm tuy đã được
nâng lên, nhưng so với chuẩn đánh giá của trường phổ thông cũng như trường
chuẩn quốc gia còn quá thấp.


- Học sinh đều là con em các dân tộc thiểu số ở vùng sâu vùng xa, vùng kinh
tế xã hội kém phát triển, nên ngơn ngữ, nhận thức của các em cịn hạn chế, nhất là
kiến thức xã hội; tâm lý tự ti, nhút nhát.


<b>Phần III</b>



<b>KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NHÀ TRƯỜNG GIAI ĐOẠN</b>
<b>2016 - 2020</b>


<b>I. TỔNG QUAN</b>


Xây dựng trường PTDTNT Khánh Vĩnh thành ngơi trường chun biệt uy
tín, phát triển phù hợp với xu thế của đất nước và thời đại, một địa chỉ tin cậy về
chất lượng giáo dục cho con em đồng bào dân tộc.


<b>II. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN</b>
<b>1. Triết lý - quan điểm phát triển</b>


- Xây dựng ngơi trường chun biệt tiên tiến, có uy tín về chất lượng giáo
dục tồn diện cho con em đồng bào dân tộc thiểu số, chuẩn bị tốt mọi mặt để khi
các em ra trường thích ứng nhanh với sự phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.


- Đến năm 2020, nhà trường đạt được các mục tiêu sau:
+ Chất lượng giáo dục được khẳng định bền vững.


+ Cơ sở vật chất đầy đủ, trang thiết bị hiện đại.
+ Đạt trường chuẩn quốc gia bậc THCS.


+ Đến năm 2020 phải đạt: trường có chất lượng giáo dục cao, phù hợp với
mơ hình giáo dục dân tộc hiện đại và xu thế phát triển của địa phương.


<b>2. Tầm nhìn </b>


Chất lượng giáo dục của nhà trường ngang tầm với các trường trung học cơ
sở khác trong tỉnh Khánh Hịa, nơi giữ gìn và phát huy mạnh mẽ các giá trị truyền
thống và bản sắc dân tộc.



</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

Nâng cao trình độ dân trí, góp phần tạo nguồn cán bộ dân tộc cho địa
phương, tạo dựng những con người khỏe về thể chất, mạnh về trí tuệ để phụng sự
đất nước và kiến thiết quê hương.


<b>4. Hệ thống các giá trị </b>
- Tình đồn kết.


- Tính trung thực.
- Lịng nhân ái.


- Tính sáng tạo.
- Khát vọng vươn lên.


- Tinh thần trách nhiệm.


<b>III. CÁC NHÓM CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NHÀ TRƯỜNG </b>
<b>1. Chiến lược phát triển hoạt động giáo dục </b>


<b>1.1. Chiến lược phát triển giáo dục </b>
a) Mục tiêu phát triển giáo dục


- Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, tăng cường giáo dục đạo đức, lối
sống, sức khỏe, bản sắc văn hoá dân tộc; tích cực đầu tư xây dựng nhà trường theo
hướng thân thiện, chuẩn hoá và hiện đại hoá; phấn đấu đến năm 2020 đạt chuẩn
quốc gia.


- Phát triển chất lượng giáo dục: Chất lượng giáo dục được nâng cao một
cách toàn diện, bao gồm đạo đức, tri thức, kỹ năng sống, năng lực tư duy, năng lực
thực hành, năng lực ngoại ngữ và tin học; đáp ứng nhu cầu phục vụ sự nghiệp


CNH-HĐH đất nước, góp phần tạo nguồn cán bộ người dân tộc có năng lực cho
địa phương.


- Quy mơ và loại hình giáo dục: Mở rộng qui mô trường lớp, tạo điều kiện
cho học sinh dân tộc thiểu số, học sinh ở vùng kinh tế xã hội khó khăn được học ở
trường PTDTNT<i><b>.</b></i>


b) Cơ cấu, nội dung, chương trình giáo dục


- Nội dung giáo dục: Bảo đảm tính cơ bản, tồn diện, thiết thực, hiện đại và
có hệ thống, coi trọng giáo dục tư tưởng và ý thức công dân; kế thừa và phát huy
truyền thống tốt đẹp, bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại,
phù hợp với sự phát triển về tâm sinh lý lứa tuổi của người học.


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lịng say
mê học tập và ý chí vươn lên.


- Chương trình giáo dục: Theo khung PPCT của Bộ GD&ĐT, quy định
chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục, phương pháp và
hình thức tổ chức hoạt động giáo dục.


- Đánh giá kết quả giáo dục: Cách thức đánh giá kết quả giáo dục đối với
các môn học ở mỗi lớp, mỗi cấp học theo các văn bản Bộ GD&ĐT và các cấp quản
lý ban hành.


- Thúc đẩy việc đưa tiếng nói, chữ viết của dân tộc Raglai vào dạy trong
chương trình giáo dục nhà trường, nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân
tộc, giúp cho học sinh dễ dàng tiếp thu kiến thức khi học các bộ môn khác.


- Giáo dục học sinh về truyền thống tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt


Nam, bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số và đường lối, chính sách dân tộc
của Đảng và Nhà nước.


- Giáo dục lao động và hướng nghiệp, giúp học sinh định hướng nghề phù
hợp với khả năng của bản thân và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa
phương, giáo dục học sinh ý thức phục vụ quê hương sau khi hồn thành chương
trình giáo dục phổ thơng.


c) Giải pháp thực hiện


- Tham mưu với lãnh đạo cấp trên về quy mô phát triển nhà trường trong
từng giai đoạn, đồng thời phối hợp với các cơ quan ban ngành, đoàn thể trong và
ngoài nhà trường cùng thực hiện nhiệm vụ chính trị, tăng cường cơng tác quản lý
và nâng cao chất lượng của hoạt động dạy và học.


- Chủ động, sáng tạo trong việc thực hiện nội dung, kế hoạch, chương trình
dạy học phù hợp với điều kiện vùng miền và đối tượng dạy học.


- Đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá học sinh phù hợp với mục tiêu,
nội dung chương trình và đối tượng học sinh. Đổi mới các hoạt động giáo dục, hoạt
động tập thể, gắn học với hành, lý thuyết với thực tiễn; giúp học sinh có được
những kỹ năng sống cơ bản.


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

- Tổ chức đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh một cách chính
xác, khách quan, công bằng; công khai việc đánh giá xếp loại hàng tuần, hàng
tháng, học kỳ và năm học.


- Tăng cường giáo dục đạo đức, pháp luật trong nhà trường, kiên quyết
không để xảy ra bạo lực học đường.



- Thực hiện tốt quy chế dân chủ trong nhà trường, yêu cầu mỗi thành viên
trong nhà trường đều nêu cao tinh thần trách nhiệm trong việc giữ gìn bảo vệ uy
tín, xây dựng thương hiệu của nhà trường.


- Tăng cường trao đổi, hợp tác và tư vấn nghề; phối hợp với trường Trung
cấp nghề dân tộc nội trú Khánh Vĩnh hướng nghiệp cho học sinh.


- Xây dựng môi trường, cảnh quan sư phạm sạch đẹp, ngăn chặn kịp thời các
tác nhân tiêu cực ảnh hưởng xấu đến chất lượng giáo dục và phát triển nhà trường.


d) Hệ thống chỉ tiêu


- Xây dựng chiến lược phát triển nhà trường được Phòng Giáo dục và Đào
tạo phê duyệt, được công bố công khai.


- Đến năm học 2021 - 2022 trường có 12 lớp - 350 học sinh.
Cụ thể:


Năm học
2016 - 2017


Năm học
2017 - 2018


Năm học
2018 - 2019


Năm học
2019 - 2020



Năm học
2020 - 2021


Năm học
2021 - 2022
Số lớp: 08


Số hs: 255


Số lớp: 08
Số hs: 270


Số lớp: 9
Số hs: 290


Số lớp: 10
Số hs: 310


Số lớp: 11
Số hs: 330


Số lớp: 12
Số hs: 350


- Học sinh bỏ học dưới 1,0%.
- Tỉ lệ chuyên cần trên 95%.


- 100 % học sinh sau TN THCS đều tiếp tục được vào học ở các trường
THPT, trường nghề hoặc trở về địa phương vận dụng được kiến thức vào lao động,
sản xuất.



- Đưa chương trình dạy tiếng nói - chữ viết dân tộc Raglai vào chương trình
chính khóa (khi được cho phép của các cấp quản lý).


<b>1.2. Đảm bảo chất lượng</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

- Xây dựng cơ chế tự chủ và tự chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy, nhân
sự, tài chính, cơ sở vật chất và quy chế chi tiêu nội bộ theo hướng phát huy nội lực,
khuyến khích phát triển cá nhân và tăng cường hợp tác với bên ngoài.


- Hoàn thiện hệ thống các quy định, quy chế về mọi hoạt động trong trường
học mang tính đặc thù của trường PTDTNT đảm bảo sự thống nhất và hiệu quả.


- Tạo bước chuyển biến mới trong phương pháp dạy và học dựa trên các
hoạt động tự chủ, tích cực của học sinh gắn với hoạt động của giáo viên.


- Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược phát triển giáo dục nhà trường;
tuyên truyền trong cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh về nội dung kế
hoạch chiến lược trên mọi phương tiện thông tin. Phát huy truyền thống đồn kết,
nhất trí của tồn trường để quyết tâm thực hiện được các mục tiêu của kế hoạch
chiến lược.


b) Các biện pháp quản lý nâng cao chất lượng


- Đổi mới cơng tác quản lý, tiếp tục hồn thiện các văn bản nội bộ về thể
chế, chính sách phù hợp hơn và hiệu quả hơn; đẩy mạnh việc giao quyền tự chủ và
đề cao trách nhiệm của các tổ, bộ phận và cá nhân trong nhà trường.


- Huy động ngày càng nhiều hơn và sử dụng hiệu quả hơn nguồn lực của
nhà nước và xã hội để tăng quy mô và nâng cao chất lượng giáo dục.



- Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, chỉ đạo sử dụng có hiệu
quả trong giảng dạy, tạo ra môi trường học tập tốt để thu hút học sinh học tập; tổ
chức tốt dạy học 2 buổi/ngày để giảm áp lực học tập cho học sinh.


- Chỉ đạo đổi mới kiểm tra đánh giá thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học
trên cơ sở bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông
nhằm đánh giá đúng thực chất chất lượng học tập của học sinh, coi đây là một
trong các giải pháp quan trọng nhất để nâng cao chất lượng dạy học.


- Tăng cường các hoạt động kiểm tra nội bộ có chiều sâu; tổ chức tự đánh
giá chất lượng giáo dục cơ sở hàng năm để kịp thời cải tiến nội dung, phương pháp
quản lý dạy học phù hợp, hiệu quả.


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

- Tận dụng lợi thế về nội trú để tổ chức phụ đạo, bồi dưỡng học sinh yếu
kém, tổ chức tự học để nâng dần chất lượng dạy học một cách bền vững.


- Tập trung huy động và duy trì số lượng, hạn chế bỏ học, yếu kém và lưu
ban; định hướng và bồi dưỡng cho học sinh phương pháp học tập tích cực có sự hỗ
trợ của phương tiện CNTT và sự hướng dẫn của giáo viên.


- Tăng cường giáo dục đạo đức, pháp luật trong nhà trường, phân công giáo
viên chủ nhiệm 2 hỗ trợ giáo viên chủ nhiệm 1 trong quản lý học sinh.


- Tăng cường các hoạt động giao lưu với các trường PT DTNT có bề dày
kinh nghiệm và thành tích để học hỏi, xây dựng mơ hình giáo dục cho nhà trường
phù hợp với thực tiễn.


c) Các hoạt động đảm bảo chất lượng



- Định kỳ rà soát, đánh giá lại kế hoạch dạy học, phân phối chương trình, nội
dung và phương pháp giảng dạy theo xu hướng linh hoạt, hiện đại phù hợp với đổi
mới giáo dục.


- Thể chế hóa vai trị, trách nhiệm và quyền lợi của các tổ chức, cá nhân và
gia đình trong việc giám sát và đánh giá giáo dục; phối hợp với nhà trường thực
hiện mục tiêu giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh và an tồn.


- Tơn vinh các nhà hảo tâm, các mạnh thường quân, các doanh nghiệp, cựu
học sinh, PHHS đã đóng góp cho sự nghiệp giáo dục của trường.


d) Xây dựng hệ thống chỉ tiêu
- Chất lượng học tập


+ Tỷ lệ học sinh giỏi trên 10% ;
+ Tỷ lệ học sinh khá trên 35% ;


+ Tỷ lệ học sinh có học lực yếu kém dưới 5% ;


+ Có học sinh đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 9 hàng
năm;


+ Tỉ lệ lên lớp thẳng đạt trên 95%.
- Chất lượng đạo đức


+ Hạnh kiểm khá, tốt: Đạt 95% trở lên;
+ Hạn chế hạnh kiểm trung bình;


+ Hạnh kiểm yếu không quá 2% .



</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

- Học sinh được trang bị các kỹ năng sống cơ bản, lối sống, văn hóa trong
giao tiếp ứng xử; phịng chống tai nạn thương tích, tích cực tự nguyện tham gia các
hoạt động xã hội, tình nguyện.


- Gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa đặc trưng của từng dân tộc địa
phương.


- Nâng cao thể chất, thể trạng, sức khỏe học sinh.
b) Các giải pháp


- Tăng cường các hoạt động TDTT, VHVN, giao lưu, tham quan, học tập.
- Trau dồi kiến thức xã hội, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc.
- Tổ chức nhiều hoạt động phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao
trong học sinh.


- Tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền về chủ trương của Đảng, Pháp
luật Nhà nước; công tác bảo vệ tài nguyên, vệ sinh môi trường, phịng chống dịch
bệnh, tiết kiệm chống lãng phí...vv.


c) Hệ thống chỉ tiêu


- Phấn đấu 100% học sinh được tham gia các họat động ngoại khóa, hướng
nghiệp, các hoạt động do đoàn thể và địa phương tổ chức.


- Mỗi học sinh biết chơi ít nhất một mơn thể thao.
- Tổ chức tham quan, học tập cho học sinh 01 lần/ năm.


- Duy trì tổ chức hoạt động giao lưu, học tập, các hoạt động mang bản sắc
văn hóa dân tộc địa phương như “ngày hội các trò chơi dân gian”, “ hội thi ẩm thực
dân tộc”; "đêm hội cồng chiêng"; duy trì và cải tiến nội dung hoạt động hội trại,


văn nghệ, TDTT và các hoạt động giáo dục theo chủ điểm.


- 100% học sinh am hiểu về một số nét văn hóa đặc trưng của dân tộc mình
như ẩm thực, lễ hội, cồng chiêng...vv.


<b>2. Chiến lược phát triển đội ngũ</b>


<b>2.1. Chiến lược xây dựng bộ máy trường học </b>
a) Mục tiêu


- Cơ cấu tổ chức bộ máy theo Điều lệ trường học cơ sở, Quy chế tổ chức và
hoạt động của trường PTDTNT và Thông tư 59/BGDĐT ngày 31/10/2008 hướng
dẫn định mức biên chế sự nghiệp giáo dục ở các trường chuyên biệt công lập.


b) Yêu cầu


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

chính quyền địa phương, sự chỉ đạo về chun mơn, nghiệp vụ của Sở GD&ĐT,
Phịng GD&ĐT.


- Đảm bảo sự đồn kết nhất trí, thống nhất cao trong hoạt động.


- Thực hiện phân cấp quản lý theo hướng tăng quyền chủ động cho các tổ
chuyên môn và cá nhân trong trường học.


- Hoàn thiện hệ thống các quy định, quy chế về mọi hoạt động mang tính
đặc thù của nhà trường, đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất trong việc thực hiện
nhiệm vụ giáo dục.


c) Chỉ tiêu



- Khơng có cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh nhà trường vi
phạm pháp luật.


- Đảm bảo đủ biên chế về chức danh, vị trí việc làm; cơ cấu theo tổ, nhóm
theo quy định của trường chuyên biệt.


- Các đoàn thể, tổ chức hoạt động đúng qui định của Pháp luật.
- Năm 2017 thành lập Chi bộ trường học.


<b>2.2. Chiến lược phát triển đội ngũ </b>
a) Mục tiêu


- Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên có phẩm chất chính
trị; có năng lực chun mơn khá giỏi; có trình độ tin học, ngoại ngữ, có phong cách
mẫu mực sư phạm; đồn kết, tâm huyết với nghề, gắn bó với nhà trường, hợp tác,
giúp đỡ nhau.


b) Nhu cầu về đội ngũ


- Nhu cầu về số lượng: Đủ về số lượng theo định mức biên chế của trường
PTDTNT do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.


- Nhu cầu về chất lượng: Chuẩn về trình độ đào tạo, thành thạo về ngoại
ngữ, tin học. Có tinh thần trách nhiệm cao với nhà trường với học sinh, thật sự u
nghề, có tình thần học hỏi, cầu tiến.


c) Chiến lược tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng đội ngũ


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

- Xây dựng lực lượng cán bộ quản lý tận tâm, thạo việc, có năng lực điều
hành; tham gia chương trình đào tạo, bồi dưỡng về chính trị, quản lý nhà nước phù


hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục.


- Quy hoạch, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên
theo hướng sử dụng tốt đội ngũ hiện có, đáp ứng được yêu cầu của công việc.


- Tận dụng chính sách luân chuyển của ngành và chính sách ưu đãi của
trường chuyên biệt để thu hút giáo viên giỏi về công tác tại trường.


d) Giải pháp phát triển đội ngũ


- Tích cực tuyên truyền về đường lối chủ trương của Đảng, Pháp luật của
Nhà nước, các văn bản điều chỉnh hành vi liên quan đến với cán bộ quản lý, giáo
viên, nhân viên và học sinh toàn trường thông qua nhiều kênh khác nhau như: nghe
thời sự, học tập chính trị, nghiên cứu văn bản pháp luật, qua các buổi sinh hoạt tập
thể, các buổi nói chuyện chuyên đề, qua hoạt động đoàn thể ...vv.


- Động viên, khích lệ tinh thần trách nhiệm, lương tâm nghề nghiệp của từng
thành viên đối với nhà trường và học sinh.


- Tạo điều kiện cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên tham gia các
chương trình đào tạo nhằm nâng cao chuẩn trình độ đào tạo, năng lực theo chuẩn
chức danh nghề nghiệp cho đội ngũ theo các chương trình tiên tiến.


- Có chính sách khuyến khích thực sự đối với đội ngũ nhà giáo thông qua
chế độ đãi ngộ xứng đáng, tiết kiệm chi tiêu ngân sách để tăng thu nhập hàng năm;
động viên, khen thưởng kịp thời những điển hình tiên tiến trong hoạt động của nhà
trường.


- Tổ chức đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp, phân loại giáo viên để
có hướng bồi dưỡng phù hợp cũng như bố trí cơng việc hợp lý và hiệu quả.



- Quan tâm bồi dưỡng và phát triển quần chúng ưu tú đứng vào tổ chức
Đảng.


e) Hệ thống chỉ tiêu


- Tất cả cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đều đạt chuẩn về nghề nghiệp
và có trên 90% trên chuẩn về trình độ chuyên môn và nghiệp vụ.


- Năng lực chuyên môn của cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên được
đánh giá khá, giỏi trên 80%.


- Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đều sử dụng thành thạo máy vi tính,
có chứng chỉ A tin học, biết ứng dụng CNTT vào cơng việc được giao; có trên
20% số tiết giáo viên sử dụng CNTT, phần mền công nghệ vào dạy học.


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

- 100% cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đều thành thạo tiếng nói và chữ
viết dân tộc Raglai.


<b>3. Chiến lược phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật</b>
a) Mục tiêu phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật


- Đảm bảo xây dựng ngôi trường khang trang, hiện đại; đầy đủ trang thiết bị
dạy học, ăn ở và vui chơi giải trí. Cảnh quan sư phạm, sạch đẹp, khơng có tệ nạn
và các tác nhân tiêu cực ảnh hưởng xấu đến chất lượng giáo dục và hình ảnh nhà
trường.


- Tham mưu với các cấp lãnh đạo xây dựng nhà đa năng, đầu tư có trọng
điểm để hiện đại hóa các phịng học, các phịng học bộ mơn, khu làm việc của giáo
viên, nhà nội trú, nhà ăn, khu vui chơi thể dục thể thao của học sinh.



b) Nhu cầu về cơ sở vật chất


<b>- Có đầy đủ cơ sở vật chất theo quy định hiện hành của Điều lệ trường trung</b>
học, Quy chế hoạt động của trường PTDTNT và các điều kiện đảm bảo phục vụ
cho việc dạy học và nuôi dưỡng.


<b> - </b>Đủ diện tích đất sử dụng để đảm bảo tổ chức các hoạt động quản lý, dạy
học và sinh hoạt, vui chơi, giải trí.


- Diện tích phịng học, bàn ghế học sinh, bàn ghế giáo viên, bảng đen đúng
quy cách; phịng học thống mát, đủ ánh sáng, an tồn.


- Có các phịng học bộ mơn đạt tiêu chuẩn theo quy định hiện hành của Qui
định về phòng học bộ mơn; phịng thiết bị dạy học, thư viện với đầy đủ trang thiết
bị, tài liệu hỗ trợ cho dạy học và nghiên cứu.


- Có phịng truyền thống, khu luyện tập thể dục thể thao; phịng làm việc của
Cơng đồn; phịng hoạt động của Đồn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.


- Khu sân chơi sạch, đảm bảo vệ sinh và có cây xanh, bóng mát.


- Khu vệ sinh được bố trí hợp lý, khơng làm ơ nhiễm mơi trường ở trong và
ngồi nhà trường.


- Hệ thống nước đạt chuẩn vệ sinh, đủ nước cho sinh hoạt của học sinh nội
trú.


c) Giải pháp thực hiện



</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

- Huy động nguồn lực của xã hội, của cá nhân tham gia vào việc phát triển
của nhà trường.


- Tham mưu với các cấp: Huyện ủy, UBND, Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT
đầu tư kinh phí nâng cấp, sữa chữa một số hạng mục xuống cấp, hư hỏng như nhà
nội trú học sinh, tường rào, nhà vệ sinh; xây dựng mới nhà đa năng, phòng truyền
thống.


- Dành một phần ngân sách được giao hàng năm để trang bị, mua sắm thêm
về CSVC như bàn ghế, giường ngủ học sinh; trang thiết bị, ĐDDH phục vụ cho
dạy học và sinh hoạt của học sinh.


- Tăng cường công tác lao động vệ sinh trường lớp, xây dựng cảnh quang
môi trường, chú trọng việc xử lý rác thải, nhà vệ sinh công cộng.


- Kêu gọi sự hỗ trợ từ các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp; huy động cán bộ
quản lý, giáo viên, nhân viên, phụ huynh và học sinh đóng góp vật chất và tinh
thần xây dựng nhà trường.


d) Hệ thống chỉ tiêu


- Các phòng học, phòng làm việc, nhà ăn, phòng phục vụ được trang bị các
thiết bị đạt chuẩn theo qui định.


- Các phịng học bộ mơn được nâng cấp trang thiết bị theo hướng chuẩn
hoá, hiện đại hố.


- Xây dựng nhà đa năng và hồn thiện sân bãi TDTT, khu vui chơi, các sân
bóng; tăng cường các cơng trình cây xanh, cây cảnh, tạo mỹ quan trường học; đầu
tư các phương tiện truyền thông, thiết bị âm thanh, ánh sáng phục vụ cho các hoạt


động ngoại khóa, văn hóa, văn nghệ.


<b>- </b>Phịng ở nội trú học sinh được nâng cấp đạt chuẩn và đáp ứng nhu cầu, qui
mô phát triển trường lớp 350 học sinh nội trú.


- Hệ thống điện, nước phải đảm bảo cho học sinh sinh hoạt, mở rộng hệ
thống nước tự chảy của thị trấn, đầu tư xây thêm giếng khoan.


- Mở trang Webside để phục vụ giảng dạy và quản lý nhà trường.


- Xây dựng môi trường sư phạm “Xanh - Sạch - Đẹp”, đạt chuẩn “ trường
học thân thiện – học sinh tích cực”.


<b>4. Chiến lược phát triển nguồn lực tài chính, các chế độ, chính sách</b>
a) Chiến lược và biện pháp tăng nguồn lực tài chính


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

- Có chế độ hỗ trợ thêm cho đội ngũ, giáo viên, nhân viên đang cơng tác
trong nhà trường.


b) Các chế độ, chính sách


- Thực hiện đúng đủ về chế độ chính sách của Đảng, Nhà nước ưu đãi cho
cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh trường PTDTNT.


- Hỗ trợ thêm cho đội ngũ nhân viên, người lao động không có chế độ ưu đãi
trong nhà trường.


- Tích lũy, tiết kiệm chi tăng thu nhập tăng thêm cho đội ngũ, người lao
động.



c) Giải pháp thực hiện


- Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, trên tinh thần chung là tiết kiệm.
- Xây dựng quy chế quản lý tài sản cơng, chống tham nhũng, lãng phí.


- Xây dựng cơ chế tài chính theo hướng tự chủ hoạch tốn và minh bạch các
nguồn thu chi theo quy định.


- Tìm kiếm sự hỗ trợ tài chính từ các tổ chức, cá nhân khác.


- Tham mưu với các cấp để có hỗ trợ, động viên tinh thần làm việc của giáo
viên, nhân viên, như chế độ phụ đạo học sinh của giáo viên, chế độ làm việc cho
nhân viên cấp dưỡng.


- Tận dụng lợi thế của trường chuyên biệt để huy động nguồn lực và phát
triển cơ sở vật chất hạ tầng từ ngân sách của ngành và của tỉnh.


- Thông qua các tổ chức đoàn thể, ban ngành của tỉnh, của địa phương để
tranh thủ các nguồn tài trợ, viện trợ để phát triển CSVC và hạ tầng kỹ thuật của
trường.


d) Hệ thống chỉ tiêu


- Đủ ngân sách thanh toán tiền lương, tiền công, học bổng và các chế độ của
học sinh theo quy định.


- Đảm bảo các quyền lợi hợp pháp của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên
và học sinh.


- Sử dụng nguồn ngân sách hiệu quả tiết kiệm, đúng pháp luật.



- Hàng năm có chế độ tiết kiệm chi, thu nhập tăng thêm ít nhất 01 tháng
lương.


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

<b>Phần IV</b>


<b>TỔ CHỨC THỰC HIỆN, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ</b>
<b>I. TỔ CHỨC THỰC HIỆN</b>


<b>1. Phổ biến kế hoạch</b>


- Chiến lược được sự phê duyệt của cơ quan chủ quản.


- Chiến lược được phổ biến rộng rãi tới toàn thể cán bộ quản lý, giáo viên,
nhân viên trong nhà trường; đến cha mẹ học sinh, học sinh và các tổ chức cá nhân
quan tâm tới nhà trường.


- Mỗi cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh của nhà trường đều
phải có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của chiến lược phát triển giáo dục.


- Ban lãnh đạo nhà trường triển khai việc thực hiện chiến lược sau khi đã
được phê duyệt của Phòng Giáo dục và Đào tạo, đồng thời phải điều chỉnh chiến
lược sau từng giai đoạn sao cho phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường.


<b>2. Xây dựng lộ trình</b>


- Giai đoạn 1 (từ năm 2016 - 2018): Xác lập nề nếp kỷ cương đánh giá theo
các chuẩn và đưa các hoạt động giáo dục vào nền nếp; đăng ký đánh giá ngoài.
- Giai đoạn 2 (từ năm 2018 - 2019): Nâng cao chất lượng đội ngũ, nâng cao
chất lượng giáo dục toàn diện, hoàn thiện cơ sở vật chất. Khẳng định uy tín và


thương hiệu của nhà trường.


- Giai đoạn 3 (từ 2019 – 2020): Thực hiện các sứ mệnh và các giá trị cơ bản
của nhà trường, tạo dựng được mơi trường giáo dục lành mạnh có kỷ cương nền
nếp, có chất lượng cao để mỗi cán bộ giáo viên và học sinh đều có cơ hội phát triển
tối đa năng lực của bản thân.


- Xây dựng trường đạt: Trường chuẩn quốc gia.


<b>3. Phân công thực hiện và Quy định trách nhiệm từng bộ phận, cá nhân</b>
a) Đối với Hiệu trưởng


- Phổ biến, triển khai chiến lược tới từng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân
viên trong nhà trường.


- Tổ chức thực hiện chiến lược.


- Thành lập ban kiểm tra đôn đốc việc thực hiện chiến lược trong từng giai
đoạn cụ thể.


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

- Theo nhiệm vụ được phân công giúp hiệu trưởng tổ chức thực hiện từng
phần việc cụ thể đồng thời kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch; đề xuất
những giải pháp tốt để thực hiện kế hoạch đạt hiệu quả hơn.


c) Đối với các Đoàn thể


- Đẩy mạnh tun truyền, vận động cơng đồn viên, đồn viên thanh niên và
học sinh hăng hái thi đua thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao.


- Làm tốt công tác tham mưu, phối hợp, nâng cao chất lượng các hoạt động


giáo dục trong nhà trường.


d) Đối với Tổ trưởng chuyên môn
- Tổ chức thực hiện kế hoạch trong tổ.


- Kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch của các thành viên.


- Tìm ra các nguyên nhân, đề ra các giải pháp tư vấn thúc đẩy các thành viên
thực hiện tốt kế hoạch đã đề ra.


e) Đối với cá nhân giáo viên, nhân viên


- Căn cứ vào chiến lược, kế hoạch nhiệm vụ năm học của nhà trường xây
dựng kế hoạch làm việc của cá nhân theo nhiệm vụ được phân cơng, phù hợp với
đối tượng dạy học và tình hình thực tế trường học.


- Tìm ra các giải pháp để thực hiện kế hoạch đã xây dựng.


- Tổ chức đánh giá kết quả, rút ra bài học kinh nghiệm qua mỗi năm thực
hiện.


- Tư vấn đề xuất các giải pháp đối với tổ chuyên môn, với ban lãnh đạo
trong việc thực hiện chiến lược của nhà trường.


h) Đối với học sinh


- Không ngừng học tập, rèn luyện; tích cực tham gia các hoạt động giáo dục
và phong trào thi đua của nhà trường, khắc phục khó khăn để vươn lên học tốt, có
định hướng tương lai, rèn luyện kỹ năng sống để hòa nhập tốt với cuộc sống.



g) Hội đồng trường, Ban đại diện cha mẹ học sinh


- Tham gia góp ý việc triển khai thực hiện chiến lược; cộng tác với nhà
trường trong các hoạt động giáo dục, xây dựng, tăng cường cơ sở vật chất và vận
động xã hội hóa giáo dục.


</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

- Liên hệ mật thiết với nhà trường, chuyên tâm chăm sóc và tạo điều kiện tốt
để con em học tập, được rèn luyện trong môi trường giáo dục ở trường học và
trưởng thành trong xã hội.


<b>II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ</b>
<b>1. Tổ chức thực hiện</b>


- Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch chiến lược.


- Thực hiện sự phân cấp quản lý, phân quyền, phân nhiệm trong nhà trường
trên cơ sở phân công của Ban chỉ đạo.


- Xây dựng quy chế phối hợp và cộng đồng trách nhiệm.


- Giao cho Hội đồng trường phối hợp với Cơng đồn, Thanh tra nhân dân và
Ban đại diện CMHS tổ chức giám sát và đánh giá.


<b>2. Đánh giá mức độ đạt được theo chỉ tiêu đề ra</b>


- Phương pháp đánh giá: Thống kê, so sánh, trưng cầu ý kiến của lực lượng
trong và ngoài nhà trường.


- Thời gian đánh giá: Từng học kỳ, năm học và từng giai đoạn.



- Căn cứ vào hiệu quả điều hành, kết quả chất lượng quan trọng như: chất
lượng giáo dục mũi nhọn, chất lượng đại trà, chất lượng đầu ra...vv, đồng thời căn
cứ vào đánh giá của cơ quan chủ quản của cấp trên đối với nhà trường.


<b>Phần V</b>


<b>KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ</b>
<b>I. KẾT LUẬN</b>


- Chiến lược của nhà trường là một văn bản có giá trị định hướng cho sự xây
dựng và phát triển của nhà trường trong tương lai, từ đó giúp cho lãnh đạo nhà
trường có cái nhìn tổng thể và có sự điều chỉnh hợp lý.


- Chiến lược nhà trường thể hiện quyết tâm của tập thể cán bộ quản lý, giáo
viên, nhân viên và học sinh nhà trường trong việc xây dựng cho mình một thương
hiệu với những giá trị cơ bản, một địa chỉ giáo dục tin cậy.


- Trong thời kỳ hội nhập và phát triển, kinh tế xã hội có nhiều sự đổi thay,
chiến lược của nhà trường tất nhiên có sự điều chỉnh và bổ sung. Bản chiến lược
này là cơ sở nền tảng để nhà trường hoạch định chiến lược phát triển giáo dục cho
những giai đoạn tiếp theo một cách bền vững.


<b>II. KIẾN NGHỊ</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

- Điều chỉnh, bổ sung chính sách học sinh các trường phổ thông dân tộc nội
trú. Một số quy định trong trong Thông tư 109/2009/TTLT/BTC-BGDĐT ngày
29/5/2009 của Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo hiện nay khơng cịn phù hợp.
như: trang bị cấp bằng hiện vật 1 lần, định mức chi tiền điện, nước phục vụ việc
học tập và sinh hoạt ...vv.



- Định mức biên chế giáo viên/lớp ở trường PTDTNT chưa đảm bảo để giáo
viên thực hiện tốt nhiệm vụ. Chưa có quy định cụ thể về biên chế đối với viên chức
làm các công việc đặc thù trong nhà trường, như tư vấn học đường, quản lý nội
trú….Chưa có quy định cụ thể về cơ chế, chính sách để thực hiện các nội dung
giáo dục đặc thù, như tổ chức giáo dục văn hóa dân tộc, tổ chức dạy nghề truyền
thống…vv.


- Chính sách chế độ đối với nhân viên cơng tác trong các trường PTDTNT
chưa phù hợp với đặc thù công việc.


<b>2. Đối với UBND tỉnh, Sở GD&ĐT </b>


- Quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường.


Hiện nay CSVC của trường chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển theo qui
mô và yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục. Qui mô của trường đã vượt quá điều
kiện CSVC, dẫn đến tình trạng thiếu phịng nội trú, phịng chức năng, sân chơi, bãi
tập, cơng trình phụ trợ (nhà vệ sinh, hệ thống cấp thốt nước…), đã ảnh hưởng
khơng nhỏ đến chất lượng dạy học, nuôi dưỡng học sinh và các hoạt động giáo dục
của nhà trường.


<b>2. Đối với UBND huyện </b>


- Quan tâm chỉ đạo công tác tuyển sinh của chính quyền địa phương cấp xã
đảm bảo đầu vào chất lượng, đúng đối tượng.


- Tăng cường công tác tuyên truyền về chính sách của Đảng và Nhà nước
đối với đồng bào dân tộc và miền núi, xóa dần tư tưởng trông chờ, ỷ lại trong nhân
dân .



<b>3. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo</b>


- Tạo mọi điều kiện thuận lợi để nhà trường thực hiện kế hoạch chiến lược;
giúp đỡ nhà trường về cách tổ chức và thực hiện; bổ sung cho nhà trường những
giáo viên giỏi, những cán bộ quản lý giỏi, đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị dạy
học…vv.


</div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28>

- Tất cả cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh quán triệt đầy đủ kế
hoạch chiến lược và quyết tâm thực hiện thành công kế hoạch chiến lược, xây
dựng nhà trường xứng đáng với sứ mệnh tầm nhìn và hệ thống giá trị cơ bản đã đề
ra./.


HIỆU TRƯỞNG


</div>

<!--links-->

×