Trường THCS Tà Long – Giáo án đại số 9
Ngày soạn: …………..
Tiết 25: ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG
VÀ ĐƯỜNG THẲNG CẮT NHAU
A. MỤC TIÊU:
Qua bài học, học sinh cần đạt được yêu cầu tối thiểu sau đây:
I. Kiến thức:
- Nắm vững điều kiện để 2 đường thẳng y = a x +b và y= a
’
x +b
’
cắt nhau , song
song, trùng nhau.
II. Kỹ năng:
- Vận dụng lý thuyết vào việc giảI các bài toán tìm giá trị của tham số.
III. Thái độ:
- Rèn cho học sinh tính chính xác, cẩn thận.
- Rèn cho học sinh tư duy so sánh, logic.
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:
- Nêu vấn đề.
C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ
I. Giáo viên: Sgk, giáo án.
II. Học sinh: Sgk, dụng cụ học tập.
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
I. Ổn định lớp – kiểm tra sĩ số:
- Lớp 9A: Tổng số: Vắng:
- Lớp 9B: Tổng số: Vắng:
II. Kiểm tra bài cũ:
Vẽ đồ thị hàm số y = x + 1và y = x + 3 trên cùng mặt phẳng toạ độ?
III. Nội dung bài mới:
1. Đặt vấn đề:
Với điều kiện nào của các số a; a
’
; b; b
’
; c; c
’
thì 2 đường thẳng y = ax + b (a
≠
0)
và y = a
’
x + b’ (a’
≠
0) cắt nhau, song song, trùng nhau.
2. Triển khai bài dạy:
HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1:
GV: Nêu nội dung của ?1 sgk.
HS: Theo dõi.
GV: Hãy lên bảng vẽ đồ hị của 2 hàm
số trên?
HS: Thực hiện.
1. Đường thẳng song song.
a. Ví dụ : Vẽ đồ thị hs : y = 2x + 3 và
y = 2x - 2 trên cùng mặt phẳng toạ độ ?
Giáo viên: Nguyễn Duy Trí. />-
3
2
y=2x+3
y=2x-2
-2
A
3
1
1
2
2
3
Trường THCS Tà Long – Giáo án đại số 9
GV: Nhận xét vị trí tương đối của 2
đường thẳng trên?
HS: Trả lời.
GV: Vậy khi nào thì 2 đường thẳng y
= ax + b và y = a
’
x + b
’
song song với
nhau?
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét và nêu trường hợp tổng
quát
b. Tổng quát :
Hai đường thẳng y = ax + b (a
≠
0)
và y = a
’
x + b
’
(a’
≠
0)
• Song song khi a = a
’
; b
≠
b
’
.
• Trùng nhau khi a = a
’
; b = b
’
Hoạt động 2
GV: Yêu cầu hs đọc tổng quát ở sgk.
HS: Thực hiện.
GV: Yêu cầu hs làm ?2 sgk.
HS: Thực hiện.
GV: Tìm các cặp đường thẳng cắt
nhau trong các đường thẳng trên? Vì
sao?
HS: Trả lời.
GV: Chốt lại vấn đề như sgk.
HS: Nhắc lại.
GV: Nêu phần chú ý sgk.
2. Đường thẳng cắt nhau:
a. Ví dụ : Cho 3 đường thẳng
y = 0,5x + 2 (d
1
)
y = 0,5x - 1 (d
2
)
y = 1,5x + 2 (d
3
)
Ta có :
(d
1
) cắt (d
3
) và (d
2
) cắt (d
3
).
b. Tổng quát :
Hai đường thẳng y = ax + b (a
≠
0)
và y = a
’
x + b’ (a’
≠
0) cắt nhau khi và
chỉ khi a
'
a
≠
.
* Chú ý: (sgk )
Hoạt động 3
GV: Nêu nội dung của bài toán.
HS: Theo dõi.
GV: Hàm số trên đã là hàm số bậc
nhất chưa? Thêm điều kiện gì để chúng
trở thành bậc nhất?
HS: Tìm đ/k để trở thành hàm số bậc
nhất.
GV: Hãy xác định a và a’ của 2 hàm
số trên?
HS: Trả lời.
GV: Tìm điều kiện của a và a’ để hai
đường thẳng trên cắt nhau?
HS: Trả lời.
GV: Giải tìm m?
HS: Thực hiện.
GV: Kết luận bài toán?
GV: Tương tự hãy giải câu b?
HS: Thực hiện.
3. Bài toán áp dụng.
Cho hai hàm số y = 2mx + 3 và
y = (m + 1)x + 2. Tìm m để :
a. Hai đường thẳng cắt nhau .
Giải :
- Hai hàm số trên là bậc nhất khi m
0
≠
và m
1
−≠
.
- Để hai đường thẳngcắt nhau ta cần:
m + 1
m2
≠
1
≠⇒
m
.
Vậy với m
0
≠
và m
1
−≠
; m
1
≠
thì
hai đường thẳng trên cắt nhau .
b. Để hai đường thẳng trên song song
ta cần :
m+1= 2m
m
⇒
=1.
Kết hợp vớI đk trên ta thấy giá trị m
thoả mãn
Vậy m = 1 thì hai đường thẳng trên
song song.
IV. Củng cố
Giáo viên: Nguyễn Duy Trí. />Trường THCS Tà Long – Giáo án đại số 9
- Khi nào hai đường thẳng y = ax + b (a
≠
0) và y = a
’
x + b’ (a’
≠
0) song song,
trùng nhau, cắt nhau?
- Làm bài tập 20 sgk.
V. Dặn dò
- Nắm vững các kiến thức đã học.
- Làm bài tập 21, 22, 23 sgk.
- Chuẩn bị bài tiết sau: “Luyện tập”.
Giáo viên: Nguyễn Duy Trí. />