Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm kế toán trong trường học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (204.42 KB, 6 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Sáng kiến kinh nghiệm: “ Kế toán trong trường học” SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM. KẾ TOÁN TRONG TRƯỜNG HỌC PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ:. Hoạt động tài chính trong nhà trường là việc nghiên cứu, đánh giá toàn bộ hoạt động tài chính của nhà trường trong quá khứ, hiện tại và tương lai; nhằm phát hiện, huy động tối ưu mọi tiềm năng, quản lý chặt chẽ các nguồn lực, nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo và hiệu quả hoạt động của nhà trường. Hoạt động tài chính là công cụ chủ yếu để điều hành và quản lý các hoạt động thu – chi tài chính của nhà trường nhằm đạt các mục tiêu, chương trình, kế hoạch hoạt động đã đề ra như: + Thu thập, ghi chép, phản ánh, xử lý các thông tin về nguồn kinh phí được cấp. + Kiểm tra giám sát tình hình chấp hành dự toán thu-chi, tình hình thực hiện các tiêu chuẩn, định mức hiện hành, tình hình chấp hành nghĩa vụ thu nộp, kỷ luật thanh toán và các chế độ chính sách tài chính của Nhà nước, kiểm tra nguồn hình thành và việc quản lý, sử dụng tài sản trong nhà trường, phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính kế toán. + Báo cáo tài chính cho cơ quan tài chính cấp trên và cơ quan tài chính đúng quy định, về cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định hiện hành của Nhà nước, phục vụ cho việc quản lý điều hành của Ban giám hiệu, của cấp trên và công khai tài chính theo từng quý. + Tổ chức phân tích thông tin, số liệu, tham mưu đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế tài chính trong nhà trường. + Tổ chức công tác tài chính trong trường học đáp ứng các yêu cầu sau: - Tuân thủ chế độ kế toán đã được nhà nước ban hành. - Phù hợp với đặc điểm tổ chức quản lý của nhà trường. - Phù hợp với trình độ chuyên môn nghiệp vụ và tình hình trang bị các phương tiện kỹ thuật hiện đại. - Đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời về tình hình quản lý thu chi theo dự toán, tình hình chấp hành theo dự toán, quyết toán và sử dụng tài sản công. + Kế toán trong trường học luôn thực hiện tốt việc ghi chép, phân loại, phù hợp với chính sách, chế độ quản lý. 1. Cơ sở thực tiển: Trong nhừng năm trước đây tôi chưa nghiên cứu đề tài việc quản lý tài chính trong nhà trường còn rất nhiều hạn chế, kinh phí chưa được ổn định . Việc chi xuất - tạm ứng chưa thực hiện theo nguyên tắc tài chính, như lập phiếu thu, chi cũng như cập nhật chứng từ sổ sách kế toán. Công tác quản lý cơ sở vật chất được quan tâm thường xuyên liên tục (vì trường có nhiều điểm lẻ). Nguyễn Nhật Lịnh trang 1 Trường tiểu học Tân Lộc Lop4.com.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Sáng kiến kinh nghiệm: “ Kế toán trong trường học”. 2. Những biện pháp: - Ngay từ đầu năm nhà trường triển khai cho tất cả cán bộ, giáo viên, công nhân viên, nhận thức rõ tầm quan trọng của tài chính “ thông qua chi tiêu nội bộ”cũng như công tác quản lý cơ sở vật chất trong đơn vị, thông qua nghị quyết “ Hội nghị công nhân viên chức đầu năm.” - Tất cả cán bộ giáo viên phải nắm vững mục tiêu yêu cầu của nhà trường cũng như của bộ phận kế toán đề ra. - Giáo viên chủ nhiêm lớp tích cực tham gia công tác tuyên truyền đến học sinh và phụ huynh tham gia bảo quản tốt cơ sở vật chất ở trường học. Từ yêu cầu trên là một cán bộ kế toán hành chính sự nghiệp tôi xin đề cập đến đề tài ”Kế toán trong trường học”. PHẦN THỨ HAI: NHỮNG BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. *Quy trìnhïø kế toán trong trường học. 1. Lập chứng từ kế toán 2. Kiểm tra chứng từ 3. Phân loại sắp xếp chứng từ và ghi sổ 4. Lập báo cáo quyết toán tài chính 5. Lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán * Sơ đồ hạch toán kế toán. Chứng từ gốc. Soå quyõ tieàn maët. Nhaät kyù soå caùi. Cân đối tài khoản. Sổ chi tiết hoạt động. Báo cáo quyết toán. 1. Lập chứng từ kế toán . Mọi chứng từ liên quan đến nghiệp vụ kế toán trong nhà trường, đều phải xem xét, lập chứng từ và lập một lần cho một nghiệp vụ tài chính phát sinh. Nội dung chứng từ luôn phải rõ ràng, chữ viết trên chứng từ không tẩy xoá, không viết tắt, số tiền bằng chữ phải khớp với số tiền bằng số, đối với chứng từ lập nhiều liên tôi chỉ lập một lần cho tất cả các liên theo cùng một nội dung. 2. Ký chứng từ kế toán. Mọi chứng từ kế toán phải có đủ chữ ký theo chức danh quy định trên chứng từ, chữ ký trên chứng từ đều ghi bằng bút mực, không ký bằng bút mực đỏ, bút chì và chữ ký nhiều liên phải giống nhau. Nguyễn Nhật Lịnh trang 2 Trường tiểu học Tân Lộc Lop4.com.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Sáng kiến kinh nghiệm: “ Kế toán trong trường học”. 3. Trình tự luân chuyển, kiểm tra chứng từ và tự kiểm tra trong nhà trường. Tất cả các chứng từ kế toán đều tập trung vào bộ phận kế toán, kiểm tra toàn bộ chứng từ đó, xác minh tính pháp lý của chứng từ thì mới dùng những chứng từ đó để ghi sổ kế toán. 3.1 Luân chuyển chứng từ. - Lập tiếp nhận, xử lý chứng từ. - Kế toán kiểm tra và ký chứng từ, trình hiệu trưởng ký duyệt theo quy định. - Phân loại, sắp xếp chứng từ kế toán, định khoản và ghi sổ kế toán. - Lưu trữ, bảo quản chứng từ. 3.2 Kiểm tra chứng từ và công tác tự kiểm tra trong nhà trường. 3.2.1. Kiểm tra chứng từ: - Kiểm tra tính rõ ràng, trung thực, đầy đủ các chỉ tiêu, các yếu tố ghi chép trên chứng từ kế toán. - Kiểm tra tính hợp pháp của nghiệp vụ, kinh tế tài chính phát sinh đã ghi trên chứng từ. - Kiểm tra tính chính xác của số liệu, thông tin trên chứng từ. - Đối với các chứng từ lập không đúng thủ tục, nội dung và chữ số không rõ ràng thì trả lại làm thêm thủ tục. 3.2.2 Công tác tự kiểm tra tài chính: Công tác tự kiểm tra của đơn vị được lập theo kế hoạch tháng – quý – năm kỳ kế toán, nhằm để tăng cường tính tự giác trong việc thực hiện của bộ phận tài vụ, đồng thời kịp thời phát hiện những ưu khuyết điểm trong quản lý. Kiểm tra các khoản chi ngân sách. Tính hợp pháp của các khoản chi trong phạm vi tổng dự toán được phê duyeät. Việc chấp hành các thủ tục chi tiêu ngân sách Nhà nước theo quy định tại luật ngân sách Nhà nước. Chi thường xuyên theo đúng định mức, tiêu chuẩn quy định của chi tiêu nội bộ như: Chi cho con người( Tiền lương, tiền công, phụ cấp lương, trích nộp BHXH,BHYT,KPCĐ,…); chi hoạt động nghiệp vụ( Mua sắm, sửa chữa, duy tu cơ sở vật chất,…); các khoản khác. Việc chênh lệch thu chi hoạt động, quá trình thực hiện chi tài chính gồm: Chênh lệch chi hoạt động do khoán biên chế, khoán văn phòng phẩm, khoán chi haønh chính,… 3.2.3 Kiểm tra quản lý và sử dụng tài sản cố định. Mua sắm tài sản gồm: Mục đích sử dụng, nguồn kinh phí, chất lượng tài sản, định mức, tiêu chuẩn được mua. Nguyễn Nhật Lịnh trang 3 Trường tiểu học Tân Lộc Lop4.com.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Sáng kiến kinh nghiệm: “ Kế toán trong trường học”. Phân loại tài sản theo mục đích và tình hình sử dụng. Ghi cheùp trong hoà sô goác taøi saûn coá ñònh goàm: Xaùc ñònh nguyeân giaù, nguoàn hình thành tài sản, thủ tục giao nhận,… đối chiếu giữa ghi sổ kế toán với thực tế coù taøi saûn coá ñònh. Việc tính hao mòn tài sản, tài sản đã thanh lý, nguyên nhân thanh lý. Việc ghi chép và lưu trữ kế toán kịp thời đầy đủ tài sản cố định mà đơn vị quaûn lyù. 4. Kế toán tài sản cố định. Kế toán tài sản cố định trong nhà trường thực hiện các quy định như: Phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời cả về mặt số lượng, giá trị và hiện trạng tài sản cố định hiện có, tình hình tăng, giảm và việc sử dụng, qua đó quản lý chặt chẽ mua sắm, sử dụng tài sản của nhà trường. Phân loại tài sản cố định theo đúng phương pháp đã được quy định thống nhất. Trường có 01 điểm trường chính, 03 điểm trường lẻ, đầu năm giao cho giáo viên từng điểm để thuận lợi việc bảo quản cụ thể là: Thaày Leâ Haûi Taân quản lý CSVC điểm trường Rạch Gián Thaày Trònh Vaên Huøng quản lý CSVC điểm trường Rau Câu Thaày Ñaëng Vaên Sôn quản lý CSVC điểm trường Nhà Nghệ Thaày Nguyeãn Nhaät Lònh quản lý CSVC điểm trường Trung Tâm. Giáo viên được phân công phụ trách cơ sở vật chất điểm trường mình trong suốt năm học, nếu có hư hỏng, mất, thiên tai,… kết hợp ban phụ huynh và chính quyền địa phương xác minh báo cáo đề nghị lên cấp trên xem xét. 5. Quản lý chi nguồn kinh phí dự án. Thực hiện chương trình dự án “ Trẻ em có hoàn cảnh khó khăn” hàng năm tôi luôn mở sổ theo dõi về việc thực hiện. Quy trình thực hiện chi của trường như sau: Đề cử Ban đại diện phụ huynh từng điểm trường. - Điểm Trung Tâm Ông Hồ Thiện Nghĩa - Điểm Rạch Gián Ông Nguyễn Văn Năm - Điểm Rau Câu Ông Quách Phát Thành - Điểm Nhà Nghệ Bà Phan Thị Leo Ban đại diện có nhiệm vụ kết hợp với chính quyền địa phương xem xét những học sinh có hoàn cảnh khó khăn từng điểm trường mình phụ trách, có kế hoạch hỗ trợ cho từng em về mặt khó khăn, từ đó lập danh sách đề nghị lên nhà trường tập hợp, xuất chi tạm ứng cho ban đại diện mua và cấp phát cho học sinh. Cuối mỗi lần tạm ứng ban đại diện tập hợp các chứng từ cho nhà trường quyết toán lên cấp trên. 6. Kế toán thanh toán: Nguyễn Nhật Lịnh trang 4 Trường tiểu học Tân Lộc Lop4.com.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Sáng kiến kinh nghiệm: “ Kế toán trong trường học”. Là kế toán trong nhà trường tôi luôn sử dụng phương pháp ghi sổ “kép” để đảm bảo sự cân đối giữa kinh phí đã nhận với kinh phí đã sử dụng và giữa giá trị tài sản cố định với nguồn hình thành tài sản,… Đầu niên độ nhận được thông báo phân bổ kinh phí cho đơn vị, bộ phận tài vụ kết hợp với lãnh đạo nhà trừơng và các tổ chuyên môn dự trù kinh phí chi cho chuyên môn nghiệp vụ, chi nhóm mục con người và mua sắm sửa chữa trong năm. Từ đó bộ phận tổng hợp lên dự toán chi trả đúng mục đích, đồng thời phản ánh kịp thời việc sử dụng, đầy đủ chính xác các khoản kinh phí, về tài sản và tài chính coù phaùt sinh. PHẦN THỨ BA: KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC. Trong những năm gần đây việc sử dụng ngân sách Nhà nước và chương trình dự án cấp cho đơn vị luôn được giữ vững và ổn định đạt hiệu quả cao. Baûo quaûn taøi saûn coá ñònh cuoái moãi naêm hoïc hö hoûng khoâng quaù 6%. Sau kết thúc mỗi niên độ kế toán, các tài liệu liên quan đến kế toán như: Chứng từ kế toán, báo cáo tài chính, sổ sách kế toán,… đều được sắp xếp lập danh mục phân loại, đóng thành tập để lưu trữ tại bộ phận kế toán. *Baøi hoïc kinh nghieäm: Quản lý tài chính trong nhà trường nhằm để tổng hợp, phản ánh, trình bày một cách toàn diện về tình hình tài sản, tiếp nhận kinh phí của Nhà nước, dự toán cấp phát đúng theo luật ngân sách. Báo cáo thu chi và kết quả từng loại hoạt động sự nghiệp kế toán, nhằm để tự kiểm tra kiểm soát các khoản thu chi một cách hợp lý. Từ đó tình hình bảo quản và sử dụng của đơn vị ngày càng có hiệu quả. Trên đây là đề tài sáng kiến kinh nghiệm : “Kế toán trong trường học”, song bài viết này không sau tránh khỏi thiếu sót và hạn chế. Tôi rất mong sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp để bài viết của tôi lần sau được đầy đủ hơn. Toâi xin chaân thaønh caûm ôn ! Taân Loäc, Ngaøy 14 thaùng 4 naêm 2009 Người viết. Nguyeãn Nhaät Lònh XÉT DUYỆT HĐSKKN CẤP CƠ SỞ XẾP LOẠI:………………………………………. Nguyễn Nhật Lịnh trang 5 Trường tiểu học Tân Lộc Lop4.com.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Sáng kiến kinh nghiệm: “ Kế toán trong trường học”. Nguyễn Nhật Lịnh trang 6 Trường tiểu học Tân Lộc Lop4.com.

<span class='text_page_counter'>(7)</span>

×