Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Để thương hiệu có thể ‘sống khoẻ’

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (44.67 KB, 2 trang )

Để thương hiệu có thể ‘sống khoẻ’

Thương hiệu cà phê Trung Nguyên
Xây dựng thương hiệu bắt đầu từ đâu (tên, logo; hình tượng, khẩu hiệu; bao bì ấn tượng
hay phải mua lại thương hiệu hiện có…) là mối băn khoăn rất lớn đối với các doanh
nghiệp (DN) hiện nay.
Tại Diễn đàn Doanh nhân và Thương hiệu vừa tổ chức ở TP.HCM, nhiều DN đi trước cho
rằng, không có con đường định sẵn trong xây dựng thương hiệu.
Chìa khóa để mở “cánh cửa” bước vào quá trình xây dựng thương hiệu của Tập đoàn Kỹ
nghệ gỗ Trường Thành là chất lượng và giá thành.
Với Công ty Viễn thông Quân đội (Viettel), quá trình xây dựng thương hiệu được bắt đầu
từ sự kết hợp văn hóa phương Đông và phương Tây vào tầm nhìn của thương hiệu. Slogan
“Hãy nói theo cách của bạn” đã chuyển tải ý nghĩa đó của thương hiệu Viettel.
Gốm sứ Bát Tràng thì xây dựng thương hiệu bắt đầu bằng việc tổ chức nghiên cứu và tìm
ra những đặc tính chung đại diện cho gốm sứ Bát Tràng ở một làng nghề có bề dày lịch sử
1.000 năm.
Ông Lê Chí Công, Chuyên viên tư vấn thương hiệu của Công ty dịch vụ tư vấn Masso cho
biết, xây dựng thương hiệu là vấn đề đầu tư lâu dài.
Vì vậy, trước tiên, chủ DN phải thật sự đam mê công việc, sản phẩm/dịch vụ của mình; có
hoài bão, quyết tâm xây dựng tên tuổi cho công ty và sản phẩm; có ý tưởng và định hướng
lâu dài cho công việc kinh doanh sản phẩm/dịch vụ; có đội ngũ nhân viên hoặc cố vấn có
kiến thức chuyên môn, hiểu rõ công việc kinh doanh và sẵn lòng cùng tạo dựng một
thương hiệu... Khi đó, mới có thể bắt đầu nghĩ đến việc xây dựng thương hiệu cho riêng
mình.
Theo các chuyên gia trong lĩnh vực này, xây dựng thương hiệu là cả một quá trình tác động
lên nhận thức của con người, làm cho họ nhận biết, thấy quen, cảm thấy thích rồi hình
thành sự ưa chuộng và sau cùng là sự trung thành với thương hiệu mà DN đang mài công
xây dựng.
Quá trình tác động này không thể diễn ra một sớm một chiều, mà cần phải có thời gian và
chiến lược bài bản. Mặt khác, cần phải đảm bảo nguyên tắc đơn giản, dễ hiểu, khác biệt, ấn
tượng và nhất quán để liên tục ghi vào bộ nhớ của khách hàng.


Bằng cách thấu hiểu được những gì mà khách hàng trông đợi và sẵn sàng tiếp nhận, chắc
chắn DN sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí trong việc đưa các thông điệp có chủ định vào
tâm trí của người tiêu dùng thông qua các hoạt động tiếp thị phù hợp.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó tổng giám đốc Viettel nói: “Khi bắt tay làm thương hiệu
cho Viettel thì văn hóa của Công ty chưa được định hình. Vì thế, chúng tôi có khát vọng
đưa sự kết hợp văn hóa Đông – Tây của Công ty vào tầm nhìn của thương hiệu”.
Sau 8 tháng vào cuộc, JWT (Công ty quảng cáo lớn nhất thế giới có mặt tại Việt Nam) đã
hoàn thành việc xây dựng tầm nhìn thương hiệu, slogan và logo cho Viettel với trị giá hợp
đồng 45.000 USD.
Theo thống kê, mỗi tháng có hàng ngàn thương hiệu xuất hiện trên thị trường. Tuy nhiên,
số thương hiệu còn sống sót sau 3 đến 6 tháng “chào đời” không quá 5%.
Để đảm bảo tính nhất quán và đồng bộ trong các hoạt động tiếp thị, thương hiệu cần phải
được liên tục làm mới qua việc truyền tải các lợi ích giúp người tiêu dùng có thể dễ dàng
nhận ra nhu cầu của mình được quan tâm đáp ứng khi mua sản phẩm.
Thương hiệu mạnh đòi hỏi phải tạo ra được sự tin cậy của khách hàng. Nhiều DN cho
rằng, tiền nhiều có thể rút ngắn được thời gian, nhưng không thể tạo ra được thương hiệu
mạnh.
Ngoài ra, DN cần sử dụng thước đo phù hợp, khác biệt, tin cậy trong bất kỳ quyết định
nào. Có như vậy mới giúp cho DN Việt Nam xây dựng được thương hiệu mạnh trong nền
kinh tế toàn cầu.
Điều kiện cần cho việc xây dựng thương hiệu là phải nhiệt huyết, có ý tưởng, có một chiến
lược bài bản và không thể thiếu những con người chuyên nghiệp...
Theo các chuyên gia về nhãn hiệu, nền móng cho sự thành công của một thương hiệu phải
đến từ hai phía: DN (nhiệt huyết, mức độ sẵn sàng cho việc tạo dựng một thương hiệu
mạnh) và khách hàng (sự tiếp nhận hài lòng).

×