Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 10 - Bài 16

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.08 KB, 2 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Tuần 3. Tìm Hieåu Vaên Hoùa Của Địa Phương , Của Đất Nước    I. Mục tiêu: -Học sinh hiểu được nhữnh đặc điểm, những truyền thống của địa phương của đất nước, hiểu biết về quyền được thu nhận những thông tin về truyền thống văn hóa của đất nước. - Tự hào, trân trọng những truyền thống văn hóa của địa phương của dân tộc; không đồng tình với những hành vi, biểu hiện đi ngược lại truyền thống đó. - Biết cách hành động để giữ gìn, phát huy những truyền thống văn hóa của quê hương, đất nước; biết cách thu thập những thông tin về các truyền thống ấy. II. Nội Dung và Hình Thức: 1) Nội Dung: * Giáo viên tổ chức cho học sinh tìm hiểu truyền thống văn hóa của địa phương . * Giáo viên cung cấp kiến thức cho học sinh. a) Những nét bản sắc văn hóa của địa phương : -Bản sắc văn hóa là những giá trị tinh hoa cốt yếu cùng sắc thái đặc thù bền vững của dân tộc, tổng hòa gắn kết với nhau trong nền văn hóa làm nên bản sắc văn hóa. - Tùy vào đặc thù của quê mình mà mỗi địa phương, mỗi vùng có bản sắc văn hóa riêng , có truyền thống văn hóa riêng .Đó là những nét đặc thù trong lể hội, tập quán…; nếp sống mới ở từng khu phố, nét đẹp của những bộ trang phục truyền thống dân tộc. b) Những phong tục tập quán của địa phương, của dân tộc: - Phong tục tập quán là những tục lệ, thói quen, ăn sâu vào đời sống xã hội , được mọi người công dân công nhận, tuân theo. - Mỗi địa phương có phong tục tập quán riêng khác nhau ( tốt thì duy trì, phát huy, nếu xấu thì phê phán,loại bỏ.) - Dân tộcViệt Nam có nhiều phong tục mang đậm bản sắc của người phương đông:ngày Tết cổ truyền, ngày Giỗ Tổ Hùng Vương….. c) Một số điều công ước Liên Hiệp Quốc về quyền trẻ em. Điều 13 , 30 , 31 …… 2) HìnhThức: - Các nhóm thảo luận , trình bày ý kiến về nét truyền thống văn hóa của địa phương mình. III. Công Tác Chuẩn Bị: 1) Giáo viên: a) Điều 13 , 30 , 31…..công ước LHQ về quyền trẻ em. b) Chủ đề cho học sinh chuẩn bị: Truyền thống văn hóa của địa phương, của đất nước. c)Về tổ chức: - Chia lớp thành 4 đội. - Xây dựng chương trình: GVCN - Điều kiển chương trình: Lớp phó sinh hoạt. - Thư ký lớp. - Ban giám khảo: GVCN , Lớp trưởng , Lớp phó học tập. Lop10.com.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> 2) Học sinh: - Mỗi tổ cử một học sinh đaị diện tổ trình bày nội dung đã chuẩn bị. - Chuẩn bị trang trí lớp. IV. Tổ Chức Hoạt Động: 1) Khởi động : - Lớp hát tập thể bài “ Thanh niên làm theo lời Bác”. - Giới thiệu hoạt động , giới thiệu đại biểu , giới thiệu ban giám khảo và thể lệ thi. 2) Hoạt Động: - Đại diện các tổ lên trình bày sự chuẩn bị của mình. - Lớp phó sinh hoạt cho hái hoa trả lời thêm một số câu hỏi phụ. + Làm thế nào để bạn có thể thu nhận được những thông tin về truyền thống văn hóa của địa phương và của đất nước. + Nếu có những hành vi hay thái độ đi ngược lại truyền thống văn hóa của địa phương thì bạn sẽ làm gì? + Hãy nói rõ quyền của học sinh trong việc tiếp nhận những thông tin và đánh giá về truyền thống văn hóa của địa phương, của đất nước. + Hãy cho biết quê hương bạn có truyền thống văn hóa nào hay nhất. Cho ví dụ cụ thể: Ví dụ: Truyền thống văn hóa địa phương của Huyện Chợ Gạo.( Đền Thờ Thủ Khoa Huân ) V. Kết Thúc Hoạt Động : - Biểu diễn văn nghệ tiết mục phản ánh truyền thống văn hóa địa phương, đất nước. - Người dẫn chương trình đánh giá hoạt động. - Công bố điểm các đội . - Định hướng hoạt động 4 của tháng 1.. Lop10.com.

<span class='text_page_counter'>(3)</span>

×