Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (249.54 KB, 20 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>Giáo án lớp 4 – Nguyễn Minh Tuấn 14. Tuần. KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY TUẦN 14 Thứ hai ngày 26 tháng 11 năm 2007 Tiết 1:. Chào cờ Tiết 2.. Đạo đức. Biết ơn thầy giáo, cô giáo (T1) I/ MỤC TIÊU.. - HS hiểu:. + Công lao của các thầy giáo, cô giáo đối với HS. + Phải kính trọng, biết ơn, yêu quý thầy giáo, cô giáo. - Biết bày tỏ sự kính trọng, biết ơn các thầy giáo, cô giáo. II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. Các băng chữ để sử dụng cho hoạt động 3. III/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC. 1. Bài cũ: 2. Bài mới: GV giới thiệu bài, ghi đề - HS nhắc lại tên bài. Hoạt động 1: Xử lí tình huống (trang 20, 21/SGK): 15 phút. GV: Nêu tình huống - HS đọc tình huống. HS: Thảo luận nhóm đôi để trả lời câu hỏi: H: Hãy đoán xem các bạn nhỏ trong tình huống sẽ làm gì? H: Nếu em là các bạn em sẽ làm gì? HS: Đóng vai thể hiện cách xử lý của nhóm em (2 nhóm). Các nhóm khác theo dõi nhận xét. H: Đối với thầy giáo, cô giáo chúng ta phải có thái độ như thế nào? H: Tại sao phải kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo? GV: Nhận xét, kết luận: Các thầy giáo, cô giáo đã dạy dỗ các em biết nhiều điều hay, điều tốt. Do đó các em phải kính trọng, biết ơn thầy cô giáo. Hoạt động 2: Thế nào là biết ơn thầy cô 10 phút. HS: Quan sát bức tranh thể hiện tình huống (Bài tập 1/SGK) GV: Lần lượt hỏi. Bức tranh thể hiện lòng kính trọng, biết ơn thầy cô giáo hay không? HS: Phát biểu ý kiến - GV nhận xét, kết luận: Tranh 1, 2, 4: thể hiện sự kính trọng, biết ơn thầy cô giáo. Tranh 3: Chưa thể hiện sự kính trọng thầy cô giáo. Hoạt động 3: Hành động nào đúng: 5 phút. Bài tập 2/SGK: HS thảo luận nhóm 4 mỗi nhóm nhận 1 băng chữ viết tên một việc làm trong bài tập 2 và lựa chọn những việc làm thể hiện lòng biết ơn thầy cô giáo. HS: Thảo luận xong cử đại diện lên dán băng giấy đã làm của nhóm mình lên bảng. Nhóm khác nhận xét, bổ sung. Lop4.com. 1.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> Giáo án lớp 4 – Nguyễn Minh Tuấn 14. Tuần. GV nhận xét, kết luận: Có nhiều cách thể hiện lòng biết ơn thầy cô giáo. Các việc làm a, b, d, đ, e, g là những việc làm thể hiện lòng biết ơn thầy cô. HS: Đọc phàn ghi nhớ SGK. 3/ Củng cố dặn dò: 5 phút. GV: Nhận xét tiết học, dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ---------------------------------------------------------------------------------. Tiết 3.. Tập đọc CHÚ ĐẤT NUNG I/ MỤC TIÊU Giúp HS yếu đọc được các từ khó và đọc thành tiếng tên bài, 1,2 câu. ngắn. Giúp HS trung bình trở lên: - Hiểu các từ ngữ: kị sĩ, tía, son, đoảng, chái bếp, đống rấm, hòn rấm ; hiểu và nắm vững nội dung câu chuyện. - Rèn kỹ năng đọc đúng tiếng, từ ngữ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ. Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng. Đọc diễn cảm bài văn, phân biệt được lời của các nhân vật. - Giáo dục HS học tập tốt để làm được nhiều việc có ích. II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.. Tranh minh hoạ bài đọc SGK. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.. 1/ Kiểm tra bài cũ: 2 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn bài "Văn hay chữ tốt" và nêu nội dung chính đoạn vừa em đọc. GV: Nhận xét, ghi điểm. 2/ Dạy học bài mới. a) Giới thiệu bài: GV: Treo tranh minh hoạ - HS quan sát. GV giới thiệu bài, ghi đề - HS nhắc lại tên bài. b) Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: * Luyện đọc. 1 HS đọc toàn bài - Lớp theo dõi GV chia đoạn: - Đoạn 1: "Tết trung thu . . . đi chăn trâu". - Đoạn 2: "Cu Chắt . . . lọ thuỷ tinh". - Đoạn 3: Phần còn lại. Lop4.com. 2.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> Giáo án lớp 4 – Nguyễn Minh Tuấn 14. Tuần. HS: 3 em tiếp nối nhau đọc bài (3 lượt). GV: Kết hợp sửa lỗi phát âm cho HS, ngắt giọng cho từng HS. 1 HS đọc chú giải. GV: Đọc mẫu. * Tìm hiểu bài. HS: Đọc đoạn 1, trao đổi và trả lời câu hỏi: H: Cu Chắt có những đồ chơi nào? H: Những đồ chơi của cu chắt có gì khác nhau? H: Đoạn 1 trong bài cho em biết điều gì? Ý 1: Giới thiệu các đồ chơi của cu Chắt. HS đọc đoạn 2, trao đổi và trả lời câu hỏi: H: Cu Chắt để đồ chơi của mình vào đâu? H: Những đồ chơi của cu Chắt làm quen với nhau như thế nào? H: Nội dung chính của đoạn 2 là gì? Ý 2: Cuộc làm quen giữa cu đất và 2 người bột. HS đoạn 3 trao đổi và trả lời câu hỏi: H: Vì sao chú bé Đất lại ra đi? H: Chú bé Đất đi đâu và gặp chuyện gì? H: Ông hòn Rấm nói thế nào khi thấy chú lùi lại? H: Vì sao chú bé Đất quyết định trở thành đất nung? H: Chi tiết "nung trong lửa" tương trưng cho điều gì? H: Đoạn cuối bài nói lên điều gì? Ý 3: Kể lại việc chú bé Đất quyết định trở thành đất nung. 1 HS đọc lại toàn bài. H: Câu chuyện nói lên điều gì? Đại ý: Câu chuyện ca ngợi chú bé Đất can đảm, muốn trở thành người khoẻ mạnh, làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ. * Đọc diễn cảm. 4 HS đọc lại truyện theo vai: Người dẫn truyện, chú bé Đất, chàng Kị sĩ, ông Hòn Rấm. GV: Nêu đoạn văn cần luyện đọc "Ông Hòn Rấm cười . . . chú thành đất nung". HS luyện đọc theo nhóm 4. HS: Thi đọc theo vai đoạn, toàn truyện (2 - 3 lượt). GV: Nhận xét, ghi điểm. 3/ Củng cố dặn dò: H: Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì? H: Qua bài học em học được điều gì từ chú bé Đất? GV: Nhận xét tiết học. Dặn HS đọc bài ở nhà và chuẩn bị bài sau. Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… --------------------------------------------------------------------------------Lop4.com. 3.
<span class='text_page_counter'>(4)</span> Giáo án lớp 4 – Nguyễn Minh Tuấn 14. Tuần. Tiết 4.. Toán Chia một tổng cho một số I/ MỤC TIÊU.. Giúp HS: - Nhận biết được tính chất một tổng chia cho một số, tự phát hiện tính chất một hiệu chia cho một số (thông qua bài tập). - Tập vận dụng tính chất nêu trên trong thực hành tính. - Giáo dục HS tính cẩn thận, tư duy logic. * HS yếu thực hiện được các phép tính đơn giản và làm được bài tập 1. II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. GV - HS: SGK, VBT. III/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC. 1. Bài cũ: 1. Bài mới: GV giới thiệu bài, ghi đề - HS nhắc lại tên bài. Hoạt động 1: So sánh giá trị của hai biểu thức GV: Ghi bảng 2 biểu thức - HS đọc và tính giá trị của 2 biểu thức đó. (35 + 21) : 7 và 35 : 7 + 21 : 7 = 56 :7 = 8 = 5 + 3 = 8 HS: So sánh giá trị 2 biểu thức trên. GV kết luận: (35 + 21) : 7 = 35 : 7 + 21 : 7. Hoạt động 2: Rút ra kết luận về một tổng chia cho một số H: Biểu thức (35 + 21) : 7 có dạng như thế nào? H: Nhận xét về dạng của biểu thức 35 : 7 + 21 : 7? HS: Nêu từng thương trong biểu thức 35 : 7 + 21 : 7. H: 35 và 21 là gì trong biểu thức (35 + 21) : 7? H: 7 là gì trong biểu thức? GV kết luận về tính chất chia một tổng cho một số - HS nhắc lại (SGK trang 76). Hoạt động 3: Luyện tập Bài 1: HS nêu yêu cầu. HS tự làm bài vào VBT - 2 HS lên bảng làm. Lớp nhận xét bài làm trên bảng - GV nhận xét, ghi điểm. Bài 2/ HS đọc đề toán. GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu đề và giải bài toán bằng 2 cách. 2 HS lên bảng làm (mỗi em 1 cách) - Lớp làm vào VBT. HS nhận xét bài bạn - GV nhận xét, ghi điểm. Lop4.com. 4.
<span class='text_page_counter'>(5)</span> Giáo án lớp 4 – Nguyễn Minh Tuấn 14. Tuần. Bài 3/ HS nêu yêu cầu. GV: Hướng dẫn HS cách làm. H: Biểu thức có dạng gì? HS: Nêu cách thực hiện. 3 HS lên bảng làm - Lớp làm VBT. GV: Nhận xét, chữa bài và ghi điểm. 3. Củng cố dặn dò: 5 phút. HS: Nêu lại tính chất một tổng chia cho 1 số. GV: Tổng kết giờ học, dặn HS về nhà làm các bài tập SGK và chuẩn bị bài sau. Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ---------------------------------------------------------------------------------. Tiết 5.. Kỹ thuật Vật liệu và dụng cụ trồng ra, hoa I/ MỤC TIÊU.. - HS biết đặc điểm, tác dụng của các vật liệu, dụng cụ thường dùng để gieo trồng, chăm sóc rau, hoa. - Biết sử dụng một số dụng cụ lao động trồng rau, hoa đơn giản. - Có ý thức giữ gìn, bảo quản và đảm bảo an toàn lao động khi sử dụng dụng cụ gieo trồng rau, hoa. II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.. Mẫu: Hạt giống, một số phân hoá học, phân vi sinh, cuốc, cào, vồ đập đất, dầm xới, bình có vòi hoa sen, bình xịt nước. III/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.. 1. Bài cũ 2. Bài mới GV giới thiệu bài, ghi đề - HS nhắc lại tên bài. Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu những vật liệu chủ yếu được sử dụng khi gieo trồng rau, hoa HS: Đọc nội dung 1/SGK trao đổi để trả lời câu hỏi: H: Em hãy nêu tên và tác dụng của những vật liệu cần thiết thường được sử dụng khi trồng rau, hoa? GV: Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi ở SGK. GV: Nhận xét câu trả lời và bổ sung một số ý sau: - Muốn gieo trồng bất cứ loại cây nào trước hết phải có hạt giống. Có rất nhiều loại hạt giống, mỗi loại hạt có kích thước, hình dạng khác nhau (GV giới thiệu 1 số loại mẫu hạt giống).. Lop4.com. 5.
<span class='text_page_counter'>(6)</span> Giáo án lớp 4 – Nguyễn Minh Tuấn 14. Tuần. - Cây cần chất dinh dưỡng để lớn lên. Phân bón là nguồn cung cấp dinh dưỡng cho cây. Có nhiều loại phân bón. Sử dụng loại nào, sử dụng như thế nào còn tuỳ thuộc vào mỗi loại cây rau, hoa chúng ta trồng (GV giới thiệu 1 số mẫu phân bón). Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu các dụng cụ gieo trồng, chăm sóc rau, hoa HS: Đọc mục 2 SGK - Trao đổi và trả lời các câu hỏi về đặc điểm hình dáng, cấu tạo, cách sử dụng một số dụng cụ thường dùng để gieo trồng, chăm sóc rau, hoa. VD: - Tên dụng cụ: Cái cuốc. - Cấu tạo: Có hai bộ phận lưỡi cuốc và cán cuốc. - Cách sử dụng: Một tay cầm gần giữa cán, tay kia cầm gần đuôi cán cuốc. HS: Phát biểu ý kiến - GV nhận xét, sửa sai. GV: Nhắc nhở HS về an toàn lao động khi sử dụng các dụng cụ gieo trồng, chăm sóc rau, hoa.. GV giảng thêm: Trong sản xuất nông nghiệp người ta còn sử dụng các dụng cụ như cày, bừa, máy cày, máy bừa, máy làm cỏ, hệ thống tưới nước bằng máy phun mưa, . . . giúp cho công việc lao động nhẹ nhàng hơn và năng suất lao động cao hơn. 3/ Củng cố dặn dò: 5 phút. HS: Đọc phần ghi nhớ/SGK. GV: Nhận xét về sự chuẩn bị, tinh thần và thái độ học tập của HS, Dặn HS về đọc trước bài "Điều kiện ngoại cảnh của cây rau, hoa" SGK. Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ---------------------------------------------------------------------------------. Thứ ba ngày 12 tháng 12 năm 2007 Tiết 1.. Thể dục BÀI 27 I/ MỤC TIÊU.. Ôn bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu thuộc thứ tự động tác và tập tương đối đúng. - Trò chơi "Đua ngựa". Yêu cầu biết cách chơi và tham gia trò chơi chủ động. II/ ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG TIỆN. Dọn vệ sinh sân tập, bảo đảm an toàn, còi III/ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP.. 1/ Phần mở đầu: 6 - 10 phút. GV: Nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học. HS: Chạy nhẹ nhàng theo đội hình vòng tròn. Lop4.com. 6.
<span class='text_page_counter'>(7)</span> Giáo án lớp 4 – Nguyễn Minh Tuấn 14. Tuần. - Đứng tại chỗ vỗ tay và hát. - Khởi động các khớp tay, chân, ... 2/ Phần cơ bản: 18 - 22 phút. a) Trò chơi vận động: 4 - 5 phút. Trò chơi "Đua ngựa". GV: Nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi và luật chơi. GV: Tổ chức cho HS chơi thử sau đó chơi chính thức. b) Bài thể dục phát triển chung: 13 - 15 phút. Lần 1: GV điều khiển HS tập chậm 1 lần, mỗi động tác 2 x 8 nhịp. Lần 2: GV tập chậm từng nhịp để dừng lại sửa những động tác sai cho HS. Lần 3: Cán sự lớp vừa hô nhịp vừa làm mẫu cho cả lớp tập theo. Lần 4: Cán sự hô nhịp, cả lớp tập. GV: Nhận xét, tuyên dương. - Thi đua thực hiện bài thể dục phát triển chung. Từng tổ thực hiện tác theo sự điều khiển của tổ trưởng. GV và HS đánh giá, bình chọn tổ tập tốt nhất.. 3/ Phần kết thúc: 4 - 6 phút. HS tập 1 số động tác thả lỏng. GV: Cùng HS hệ thống bài, nhắc lại thứ tự động tác của bài. Nhận xét, đánh giá kết quả giờ học. Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… --------------------------------------------------------------------------------Tiết 2.. Toán Chia cho số có một chữ số I/ MỤC TIÊU.. Giúp HS yếu rèn kỹ năng thực hiện phép chia số có nhiều chữ số cho số có một chữ số. Gúp HS trung bình trở lên: - Rèn kỹ năng thực hiện phép chia số có nhiều chữ số cho số có một chữ số. - Áp dụng phép chia cho số có nhiều chữ số cho số có một chữ số để giải các bài toán có liên quan. - Giáo dục HS tính cẩn thận khi làm toán. II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. GV - HS: SGK, VBT. III/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC. 1/ Kiểm tra bài cũ: Lop4.com. 7.
<span class='text_page_counter'>(8)</span> Giáo án lớp 4 – Nguyễn Minh Tuấn 14. Tuần. Gọi 2 HS lên bảng tính giá trị biểu thức theo 2 cách: (248 + 524) : 4 927 : 3 + 318 : 3 GV: Nhận xét, ghi điểm. 2/ Dạy học bài mới. GV giới thiệu bài, ghi đề - HS nhắc lại tên bài. Hoạt động 1: Hướng dẫn thực hiện phép chia a) Phép chia 128472 : 6. GV ghi phép chia lên bảng, yêu cầu HS đọc phép chia. GV: Hướng dẫn HS đặt tính và thực hiện chia theo thứ tự từ trái sang phải. HS: Nêu các bước thực hiện - GV ghi bảng. 128472 6 GV Nhắc lại các bước thực hiện phép chia 06 21412 H: Phép chia này là phép chia hết hay phép 24 chia có dư? 07 12 b) Phép chia 230859 : 5. 0 GV ghi phép chia lên bảng, yêu cầu HS đọc phép chia. GV: Hướng dẫn HS đặt tính và thực hiện chia theo thứ tự từ trái sang phải. HS: Nêu các bước thực hiện - GV ghi bảng. GV Nhắc lại các bước thực hiện phép chia H: Phép chia này là phép chia hết hay phép chia có dư? H: Với phép chia có dư chúng ta cần chú ý điều gì? Hoạt động 2: Luyện tập Bài 1: HS nêu yêu cầu. HS tự làm vào VBT - Gọi 3 HS lên bảng làm. Lớp nhận xét bài làm của bạn - GV nhận xét, ghi điểm. Bài 2/ HS đọc đề toán. GV hướng dẫn HS tìm hiểu đề và giải. Gọi 1 HS lên bảng làm - Lớp làm VBT. HS: Nhận xét bài làm của bạn - GV nhận xét ghi điểm. Bài 3/ HS nêu yêu cầu. H: Muốn tìm thừa số chưa biết ta làm như thế nào? H: Muốn tìm số chia ta làm như thế nào? Gọi 2 HS lên bảng làm - Lớp làm VBT. GV: Nhận xét, ghi điểm kết hợp chấm một số VBT dưới lớp. 3/ Củng cố dặn dò: GV: Tổng kết giờ học, dặn HS về nhà làm các bài tập SGK và chuẩn bị bài sau. Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… ---------------------------------------------------------------------------------. Tiết 3. Lop4.com. 8.
<span class='text_page_counter'>(9)</span> Giáo án lớp 4 – Nguyễn Minh Tuấn 14. Tuần. Lịch sử Nhà Trần thành lập I/ MỤC TIÊU.. Sau bài học, HS có thể: - Nêu được hoàn cảnh ra đời của nhà Trần. - Nêu được tổ chức bộ máy nhà nước, luật pháp, quân đội thời Trần và những việc làm nhà Trần để xây dựng đất nước. - Thấy được mqh gần gũi, thân thiết giữa vua với quan, giữa vua với dân thời nhà Trần. II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. Hình minh hoạ SGK, phiếu học tập. III/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC. 1/ Kiểm tra bài cũ: 2 HS lên bảng trả lời 2 câu hỏi cuối bài của bài hôm trước. GV: Nhận xét, ghi điểm. 2/ Dạy học bài mới. GV giới thiệu bài, ghi đề - HS nhắc lại tên bài. Hoạt động 1: Hoàn cảnh ra đời của nhà Trần .. HS: Đọc SGK đoạn "Đến cuối thế kỉ VII . . . nhà Trần được thành lập" trao đổi và trả lời câu hỏi: H: Hoàn cảnh nước ta cuối thế kỉ VII như thế nào? H: Trong hoàn cảnh đó nhà Trần đã thay thế nhà Lý như thế nào? HS phát biểu ý kiến - GV nhận xét, sửa sai. Hoạt động 2: Nhà Trần xây dựng đất nước. HS đọc SGK - Hoàn thành phiếu học tập (cá nhân). Nội dung phiếu. 1. Điền thông tin còn thiếu vào ô trống () Sơ đồ bộ máy Nhà nước thời nhà Trần từ trung ương đến địa phương: Nhà nước. Châu, huyện. 2. Đánh dấu x vào trước ý trả lời đúng nhất. a. Nhà Trần làm gì để xây dựng quân đội? Truyển tất cả trai tráng trong làng từ 16 - 30 tuổi vào quân đội. Tất cả trai tráng khoẻ mạnh đều được tuyển vào quân đội sống tập trug trong doanh trại để tập luyện hàng ngày. Trai tráng khoẻ mạnh được tuyển vào quân đội, thời bình thì ở làng sản xuất, chiến tranh thì tham gia chiến đấu. b. Nhà Trần làm gì để phát triển nông nghiệp? Đặt thêm chức quan hà đê sứ để trông coi đê điều. Đặt thêm chức quan khuyến nông sứ để khuyến khích nông dân sản xuất. Đặt thêm chức quan đồn điền để đồn điền sứ để tuyển mộ người đi khai hoang. Tất cả các ý trên. GV: Thu phiếu chấm điểm - Gọi HS nêu kết quả trước lớp. GV: nhận xét kết luận. Lop4.com. 9.
<span class='text_page_counter'>(10)</span> Giáo án lớp 4 – Nguyễn Minh Tuấn 14. Tuần. H: Những việc làm nào cho thấy dưới thời nhà Trần quan hệ vua - quan, quan hệ vua - dân gần gũi với nhau? GV nhận xét, kết luận về những việc làm mà nhà Trần đã làm để xây dựng đất nước. 3/ Củng cố dặn dò: HS: Đọc ghi nhớ SGK. GV: Tổng kết giờ học, dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ---------------------------------------------------------------------------------. Tiết 4.. Chính tả Chiếc áo búp bê I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.. HS yếu nhìn bảng chép đúng chính tả và trình bày sạch đẹp đoạn văn “ Chiếc áo búp bê ”. HS trung bùnh trở lên: - HS nghe viết chính xác, đẹp đoạn văn "Chiếc áo búp bê". - Rèn cho HS kỹ năng viết đúng chính tả theo đơn vị câu. Làm đúng các bài tập chính tả. - Giáo dục cho HS có ý thức sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt trong sáng. II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. GV - HS: Sgk, VBT, bảng phụ. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC. 1/ Kiểm tra bài cũ: GV: Đọc - 3 HS lên bảng viết: lỏng lẻo, nóng nảy, lung linh, nôn nao, tiềm năng, huyền ảo. GV: Nhận xét, ghi điểm. 2/ Dạy học bài mới. a) Giới thiệu bài: 1 phút. GV giới thiệu bài, ghi đề - HS nhắc lại tên bài. b) Hướng dẫn nghe viết: Lop4.com. 10.
<span class='text_page_counter'>(11)</span> Giáo án lớp 4 – Nguyễn Minh Tuấn 14. Tuần. * Tìm hiểu nội dung đoạn văn. HS: Đọc đoạn văn SGK/135. H: Bạn nhỏ đã khâu cho búo bê một chiếc áo đẹp như thế nào? * Hướng dẫn viết chính tả. HS: tìm từ khó, dễ lẫn lộn khi viết và luyện viết. VD: phong phanh, xa tanh, lọc ra, hạt cườm, đính dọc, ... * Viết chính tả. GV: Đọc - HS nghe, viết bài. * Soát lỗi và chấm bài. GV: Đọc - HS đổi vở chéo để soát lỗi.GV: thu một số vở chấm điểm. c) Hướng dẫn làm bài tập: Bài 1: HS nêu yêu cầu. HS tự làm bài vào VBT - GV theo dõi hướng dẫn thêm. GV: Gọi HS đọc bài làm hoàn chỉnh (3 - 5 em). GV cùng HS cả lớp nhận xét, chữa bài. Bài 2: HS nêu yêu cầu. HS tìm từ -Đọc cho cả lớp nghe. Lớp nhận xét - GV nhận xét, sửa sai. 3/ Củng cố dặn dò GV: Nhận xét tiết học, dặn HS về nhà làm tiếp các bài tập còn lại và chuẩn bị bài sau. Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… --------------------------------------------------------------------------------Tiết 5.. Khoa học Một số cách làm sạch nước. I/ MỤC TIÊU.. Giúp HS: - Nêu được một số cách làm sạch nước và hiệu quả của từng cách mà gia đình, địa phương đã áp dụng. Nêu được tác dụng của từng giai đoạn lọc nước đơn giản và sản xuất nước sạch của nhà máy nước. - Biết được sự cần thiết phải đun sôi nước khi uống. - Luôn có ý thức giữ sạch nguồn nước ở gia đình, địa phương. II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. Hình minh hoạ trang 56, 57 SGK. Dụng cụ thực hành theo nhóm: nước đục, hai chai nhựa trong giống nhau,, giấy lọc, cát, than bột. III/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.. 1/ Kiểm tra bài cũ: 5 phút. 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi: H: Những nhuyên nhân nào làm ô nhiễm nguồn nước? H: Nguồn nước bị ô nhiễm có tác hại gì đến sức khỏe con người? GV: Nhận xét, ghi điểm. 2/ Dạy học bài mới. Lop4.com. 11.
<span class='text_page_counter'>(12)</span> Giáo án lớp 4 – Nguyễn Minh Tuấn 14. Tuần. GV giới thiệu bài, ghi đề - HS nhắc lại tên bài. Hoạt động 1: Các cách làm sạch nước thông thường (7 phút). GV: Nêu câu hỏi, HS suy nghĩ nêu ý kiến. H: Gia đình hoặc địa phương em đã sử dụng những cách nào để làm sạch nước? H: Những cách làm như vậy đem lại hiệu quả gì? GV kết luận: Thông thường người ta làm sạch nước theo 3 cách: - Lọc nước bằng giấy lọc, bông, . . . - Lọc lước bằng cách khử trùng nước. - Lọc nước bằng cách đun sôi nước. Hoạt động 2: Tác dụng của lọc nước (10 phút). HS: Thực hành lọc nước theo cách đơn giản với các dụng cụ đã chuẩn bị theo nhóm. HS: Quan sát hiện tượng trả lời câu hỏi: H: Em có nhận xét gì về nước trước và sau khi lọc? H: Nước sau khi lọc đã uống được chưa? Vì sao? GV: Quan sát nhắc nhở HS khi thực hành. HS: khi thảo luận xong, đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận - Các nhóm khác nhận xét. GV: Nhận xét, tuyên dương các nhóm trả lời đúng. H: Khi tiến hành lọc nước đơn giản chúng ta cần những gì? H: Than bột có tác dụng gì? H: Cát hoặc sỏi có tác dụng gì? HS: Quan sát hình 2 SGK mô tả lại dây chuyền sản xuất và cung cấp nước của nhà máy (3 HS). GV kết luận: Nước được sản xuất từ các nhà máy đảm bảo được 3 tiêu chuẩn: khử sắt, loại bỏ các chất không tan trong nước và sát trùng. Hoạt động 3: Sự cần thiết phải đun nước sôi khi uống (8 phút). H: Nước được lọc bằng cách lọc đơn giản hay do nhà máy sản xuất đã uống ngay được chưa? Vì sao chúng ta phải đun sôi nước trước khi uống? HS: Phát biểu ý kiến. GV nhận xét, kết luận: Nước đã làm sạch bằng cách lọc đơn giản hay do nhà máy sản xuất đều không uống ngay được. Chúng ta cần phải đun sôi nước trước khi uống để diệt hết các vi khuẩn nhỏ sống trong nước và loại bỏ các chất độc còn tồn tại trong nước. H: Để thực hiện vệ sinh khi dùng nước các em cần làm gì? GV kết luận: Để thực hiện vệ sinh khi dùng nước chúng ta cần giữ vệ sinh nguồn nước chung và nguồn nước tại gia đình mình, không để nguồn nước bẩn lẫn với nguồn nước sạch. 3/ Củng cố dặn dò: 5 phút. HS đọc mục "Bạn cần biết" GV: Nhận xét tiết học, dặn HS về nhà đọc thuộc mục Bạn cần biết và chuẩn bị bài sau. Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… Lop4.com. 12.
<span class='text_page_counter'>(13)</span> Giáo án lớp 4 – Nguyễn Minh Tuấn 14. Tuần. …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ---------------------------------------------------------------------------------. Thứ tư ngày 28 tháng 11 năm 2007 Tiết 1.. Luyện từ và câu luyện tập về câu hỏi I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.. - HS biết một số từ nghi vấn và đặt câu hỏi với các từ nghi vấn ấy. - HS biết đặt câu hỏi với các từ nghi vấn đúng, giàu hình ảnh, sáng tạo. - Giáo dục cho HS ý thức tự giác trong học tập. II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. GV - HS: SGK, VBT. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC. 1/ Kiểm tra bài cũ: 5 phút. 2 HS lên bảng mỗi HS đặt 2 câu hỏi và trả lời. GV: Nhận xét, ghi điểm. 2/ Dạy học bài mới. a) Giới thiệu bài: 1 phút. GV giới thiệu bài, ghi đề - HS nhắc lại tên bài. b) Hướng dẫn luyện tập: 30 phút. Bài 1/VBT: HS nêu yêu cầu và nội dung. HHS: Tự làm bài vào VBT. HS: Nêu câu hỏi em vừa đặt (mỗi em 1 câu). GV: Nhận xét, ghi điểm cho HS đặt đúng câu hỏi. VD: a. Ai hăng hái nhất và khoẻ nhất? Hang hái nhất, khoẻ nhất là ai? b. Trước giờ học chúng em thường làm gì? Chúng em thường làm gì trước giờ học? c. Bến cảng như thế nào? d. Bọn trẻ xóm em hay thả dièu ở đâu? Bài 2/VBT: HS đọc yêu cầu. HS tự làm bài vào VBT. GV: gọi 1 số HS đặt câu mình đặt - HS khác nhận xét. GV: Nhận xét, sửa sai. Bài 3/VBT: HS đọc yêu cầu và nội dung. 1 HS lên bảng làm - Lớp làm VBT. HS: Nhận xét, sửa sai bài bạn - GV nhận xét, kết luận lời giải đúng. Bài 4/VBT: HS nêu yêu cầu. Lop4.com. 13.
<span class='text_page_counter'>(14)</span> Giáo án lớp 4 – Nguyễn Minh Tuấn 14. Tuần. 3 HS lên bảng làm - Lớp làm vào VBT. HS nhận xét bài bạn. GV: Nhận xét, ghi điểm. Bài 5/VBT: HS đọc yêu cầu và nội dung. HS: Thảo luận nhóm đôi và làm bài vào VBT. HS phát biểu ý kiến, HS khác nhận xét, bổ sung. GV: Nhận xét, kết luận. 3/ Củng cố dặn dò: 4 phút. GV: Nhận xét tiết học, dặn HS về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau. Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ---------------------------------------------------------------------------------. Tiết 2.. Mỹ thuật Vẽ theo mẫu: Mẫu có hai đồ vật I/ MỤC TIÊU.. - HS nắm được hình dáng, tỉ lệ của hai vật. - HS biết cách vẽ hình từ bao quát đến chi tiết và vẽ được hai đồ vật gần giống mẫu. - HS yêu thích vẻ đẹp của các đồ vật. II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.. Một vài mẫu có hai đồ vật để vẽ theo nhóm, hình gợi ý cách vẽ. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.. 1/ Giới thiệu bài: 1 phút. GV: Nêu và ghi tên bài lên bảng - HS nhắc lại. 2/ Phát triển bài. Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét: 5 phút. HS: quan sát hình GV: Giới thiệu một số mẫu đồ vật có dạng hình trụ H: Hình dáng, đặc điểm về màu sắc của mỗi đồ vật như thế nào? H: Cấu tạo (có những bộ phận nào)? H: Tên gọi các đồ vật hình 1 trang 25 SGK. H: So sánh sự giống và khác nhau giữa cái chén và cái chai hình 1 trang 25 SGK. GV: Nhận xét, bổ sung sự sự khác nhau của 2 đồ vật. - Hình dáng chung. - Các bộ phận và tỉ lệ giữa các bộ phận. - Màu sắc và độ đậm nhạt. Hoạt động 2: Cách vẽ: 5 phút. Lop4.com. 14.
<span class='text_page_counter'>(15)</span> Giáo án lớp 4 – Nguyễn Minh Tuấn 14. Tuần. GV: Bám sát mẫu, gợi ý HS quan sát và tìm ra cách vẽ hình 2 SGK trang 26. - Ước lượng và so sánh tỉ lệ: Chiều cao và chiều ngang của vật mẫu, kể cả tay cầm (nếu có) để phác khung hình cho cân đối với khổ giấy, sau đó phác từng trục của đồ vật. - Tìm tỉ lệ các bộ phận: thân, miệng, đáy,... của các đồ vật. - Vẽ nét chính và điều chỉnh tỉ lệ. Phác nét thẳng. Hoàn thiện hình vẽ. - Vẽ đậm nhạt hoặc mà tuỳ thích. Hoạt động 3: Thực hành: 15 phút. GV có thể bày từ 2 - 3 mẫu để HS vẽ theo nhóm. HS: Quan sát kỹ để nhận ra đặc điểm vật mẫu trước khi vẽ. GV gợi ý cho HS nhớ lại và vẽ theo các bước như đã hướng dẫn. Nhắc HS xác định khung hình chung và sắp xếp hình vẽ cân đối với tờ giấy. HS vẽ GV quan sát giúp đỡ hướng dẫn thêm cho HS. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá: 5 phút. GV cùng HS chọn một số bài có ưu, nhược điểm rõ nét để nhận xét về: - Bố cục. - Cách vẽ hình (hình ở bài vẽ so với mẫu). - Những nhược điểm cần khắc phục về bố cục và cách vẽ. - Những ưu điểm cần phát huy. 3/ Củng cố dặn dò: 4 phút. GV: Tổng kết tiết học, tuyên dương những HS học tập tích cựcc. Dặn HS về quan sát hình dáng các loại quả và hình dáng của chúng, chuẩn bị tranh ảnh về đề tài Phong cảnh quê hương. Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ---------------------------------------------------------------------------------. Tiết 3.. Toán luyện tập I/ MỤC TIÊU. - Rèn kỹ năng thực hiện phép chia số có nhiều chữ số cho số có một chữ số. - Củng cố kỹ năng giải toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó, bài toán về tìm số trung bình cộng. - Củng cố tính chất một tổng chia cho một số, một hiệu chia cho một số. HS yếu làm được bài tập 1, 2. II/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC. 1/ Giới thiệu bài: 1 phút. Lop4.com. 15.
<span class='text_page_counter'>(16)</span> Giáo án lớp 4 – Nguyễn Minh Tuấn 14. Tuần. GV giới thiệu bài, ghi đề - HS nhắc lại tên bài. 2/ Hướng dẫn luyện tập: 35 phút. Bài 1/VBT: HS nêu yêu cầu. HS tự làm bài vào VBT - 3 HS lên bảng làm. Lớp nhận xét bài làm của bạn - GV nhận xét, ghi điểm. Bài 2/SGK: HS nêu yêu cầu. H: Muốn tìm trung bình cộng ta làm như thế nào? Gọi 2 HS lên bảng làm - Lớp làm vở. Gọi HS nhận xét - GV nhận xét, ghi điểm. Bài 2/VBT: HS đọc đề bài. GV hướng dẫn HS tìm hiểu đề toán và giải. HS: 1 em lên bảng làm - Lớp làm VBT. HS: Nhận xét bài làm trên bảng của bạn. GV: Nhận xét, ghi điểm kết hợp chấm 1 số VBT dưới lớp. Bài 3/VBT: HS nêu yêu cầu. H: Muốn tìm thừa số chưa biết ta làm như thế nào? H: Muốn tìm số chia ta làm như thế nào? Gọi 2 HS lên bảng làm - Lớp làm VBT. Gọi HS nhận xét - GV nhận xét, ghi điểm. GV: Tổng kết giờ học, dặn HS về nhà làm các bài tập còn lại ở SGK và chuẩn bị bài sau. Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ---------------------------------------------------------------------------------. Tiết 4.. Kể chuyện Búp bê của ai ? I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.. - HS biết dựa vào lời kể của GV và tranh minh minh hoạ tìm được lời thuyết minh phù hợp với nội dung mỗi bức tranh minh hoạ Búp bê của ai? Kể lại chuyện bằng lời kể của Búp bê. Kể lại đoạn kết câu chuyện theo tình huống tưởng tượng. Lop4.com. 16.
<span class='text_page_counter'>(17)</span> Giáo án lớp 4 – Nguyễn Minh Tuấn 14. Tuần. - HS kể tự nhiên, sáng tạo, phối hợp lời kể với nét mặt, cử chỉ, điệu bộ. - HS biết lắng nghe, nhận xét, đánh giá lời bạn kể theo các tiêu chí đã nêu. II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. Tranh minh hoa truyện kể. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC. 1/ Kiểm tra bài cũ: 5 phút. 2 HS kể lại chuyện em đã chứng kiến hoặc tham gia thể hiện tinh thần kiên trì, vượt khó. GV: Nhận xét, ghi điểm. 2/ Dạy học bài mới. a) Giới thiệu bài: 1 phút. GV giới thiệu bài, ghi đề - HS nhắc lại tên bài. b) Hướng dẫn kể chuyện: 30 phút. * GV kể chuyện. Lần 1: GV kể toàn bộ câu chuyện. Lần 2: GV vừa kể câu chuyện vừa chỉ vào tranh minh hoạ. * Hướng dẫn tìm lời thuyết minh. HS: Quan sát tranh, thảo luận theo nhóm đôi để tìm lời thuyết minh cho tranh. HS nêu ý kiến - GV nhận xét, sửa lời thjuyết minh ghi bảng: Tranh 1: Búp Bê bị bỏ quên trên nóc tủ. Tranh 2: Mùa Đông, không có váy áo, Búp Bê bị lạnh cóng, tủi thân khóc. Tranh 3: Đêm tối Búp Bê bỏ cô chủ đia ra phố. Tranh 4: Một cô bé tốt bụng nhìn thấy Búp Bê nằm trong đống lá khô. Tranh 5: Cô bé may áo cho Búp Bê. Tranh 6: Búp Bê sống hạnh phúc trong tình yêu thương của cô chủ mới. HS: Kể lại câu chuyện trong nhóm 4. GV: Quan sát, giúp đỡ nhóm gặp khó khăn. HS: Kể lại truyện trước lớp (3 HS tham gia kể, mỗi HS kể 2 tranh) - Kể 2 lượt. GV: Nhận xét, tuyên dương HS kể tốt. H: Kể chuyện bằng lời của Búp Bê? H: Khi kể phải xưng hô như thế nào? 1 HS giỏi kể mẫu trước lớp. HS kể chuyện trong nhóm đôi. HS: Thi kể trước lớp: 3 HS kể từng đoạn câu chuyện, 3 HS thi kể toàn truyện. HS: Nhận xét bạn kể - GV nhận xét, ghi điểm cho HS kể tốt. * Kể phần kết truyện theo tình huống. HS: Đọc yêu cầu bài tập 3. GV: Các em hãy tưởng tưởng xem một lần nào đó cô chủ cũ gặp lại Búp Bê của mình trên tay cô chủ mới. Khi đó chuyện gì sẽ xảy ra? HS: Tự làm bài - Viết phần kết truyện ra nháp. HS: Trình bày 5 - 7 em. GV: Nhận xét, sửa lỗi, ghi điểm. 3/ Củng cố dặn dò: 4 phút. H: Câu chuyện muốn nói với các em điều gì? GV: Nhận xét tiết học, dặn HS về nhà kể lại câu chuyện cho mọi người được nghe và chuẩn bị bài sau. Lop4.com. 17.
<span class='text_page_counter'>(18)</span> Giáo án lớp 4 – Nguyễn Minh Tuấn 14. Tuần. Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ---------------------------------------------------------------------------------. Tiết 5.. Địa lí Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ I/ MỤC TIÊU.. - HS trình bày được một số đặc điểmtiêu biểu của hoạt động sản xuất và chăn nuôi của mngười dân đồng bằng Bắc Bộ. - Nêu được các công việc chính phải làm trong quá trình sản xuất lúa gạo. - HS có ý thức tìm hiểu và hoạt động sản xuất của người dân đồng bằng Bắc Bộ, trân trọng kết quả lao động. II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. Bảng phụ viết sẵn câu hỏi và sơ đồ, hình minh hoạ SGK. III/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.. 1/ Kiểm tra bài cũ: 5 phút. Gọi 2 HS lên bảng. 1 HS trình bày về đặc điểm nhà ở của người dân đồng bằng Bắc Bộ? 1 HS nêu đặc điểm làng xóm của người dân đồng bằng Bắc Bộ? GV: Nhận xét, ghi điểm. 2/ Dạy học bài mới. GV giới thiệu bài, ghi đề - HS nhắc lại tên bài. Hoạt động 1: Đồng bằng Bắc Bộ vựa lúa thứ hai của cả nước GV: Treo bản đồ, chỉ vào bản đồ và giảng: Vùng đồng bằng Bắc Bộ với nhiều lợi thế đã trở thành vựa lúa lớn thứ hai của cả nước (sau đồng băng Nam Bộ). HS: Làm việc theo cặp - Đọc SGK đoạn 1, mục 1 để trả lời câu hỏi: H: Em hãy tìm 3 nguồn lực chính giúp đồng bằng Bắc Bộ trở thành vữa lúa lớn thứ hai của cả nước? HS: Phát biểu ý kiến - GV kết luận ý đúng: Đất phù sa màu mỡ. Đồng bằng Bắc Bộ: Nguồn nước dồi dào. Người dân có nhiều kinh nghiệm trồng lúa nước. HS: Quan sát hình 1 - 8 (GV đính lên bảng, không đề tên các hình) - Thảo luận nhóm đôi sắp xếp các hình theo đúng công đoạn trồng lúa nước. HS nêu ý kiến - GV nhận xét, kết luận: Làm đất -> Gieo mạ -> Nhổ mạ -> Cấy lúa -> Chăm sóc lúa -> Gặt lúa -> Tuốt lúa -> Phơi thóc. H: Em có nhận xét gì về công việc sản xuất lúa gạo của người dân đồng bằng Bắc Bộ. Lop4.com. 18.
<span class='text_page_counter'>(19)</span> Giáo án lớp 4 – Nguyễn Minh Tuấn 14. Tuần. Hoạt động 2: Cây trồng vật nuôi thường gặp ở đồng bằng Bắc Bộ HS: Đọc bài SGK, dựa vào vốn hiểu biết của mình để kể tên các loại cây trồng vật nuôi thường gặp ở đồng bằng Bắc Bộ. GV nhận xét, ghi ý chính lên bảng: - Cây trồng: Ngô, khoai, lạc, đỗ, cây ăn quả, . . . - Vật nuôi: Gia súc (trâu, bò, lợn) gia cầm (gà, vịt) nuôi, đánh bắt cá,. . . GV giảng thêm: Ngoài lúa gạo người dân đồng bằng Bắc Bộ còn trồng nhiều ngô, khoai, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc, gia cầm, tôm cá. Đây là nơi nuôi lơn, gà, vịt nhiều nhất nước ta. Hoạt động 3: Đồng bằng Bắc Bộ vùng trồng rau xứ lạnh HS: Quan sát bảng nhiệt độ trung bình tháng ở Hà Nội (SGK/105), trả lời câu hỏi: H: Hà Nội có mấy tháng nhiệt độ dưới 20OC? H: Đó là thời gian của mùa nào? H: Mùa Đông lạnh của đồng bằng Bắc Bộ kéo dài mấy tháng? H: Vào mùa Đông nhiệt độ thường giảm nhanh khi nào? H: Thời tiết của đồng bằng Bắc Bộ thích hợp trồng loại cây gì?HS: Thảo luận cặp đôi kể tên các loại rau xứ lạnh có trồng ở đồng bằng Bắc Bộ. GV chốt ý chính: Nguồn rau xứ lạnh này làm cho nguồn thực phẩm của người dân đồng bằng Bắc Bộ thêm phong phú và mang lại giá trị kinh tế cao. 3/ Củng cố dặn dò: 5 phút. HS: Đọc ghi nhớ SGK. GV: Tổng kết giờ học, tuyên dương HS tích cực tham gia xây dựng bài. Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ---------------------------------------------------------------------------------. Thứ năm ngày 29 tháng 11 năm 2007 Tiết 1.. Thể dục Bài 28 I/ MỤC TIÊU.. Ôn bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu thuộc thứ tự động tác và tập tương đối đúng. - Trò chơi "Đua ngựa". Yêu cầu biết cách chơi và tham gia trò chơi chủ động. II/ ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG TIỆN. - Dọn vệ sinh sân tập, bảo đảm an toàn, - Còi, phấn viết kẻ sân. Lop4.com. 19.
<span class='text_page_counter'>(20)</span> Giáo án lớp 4 – Nguyễn Minh Tuấn 14 III/ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP.. Tuần. 1/ Phần mở đầu: GV: Nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học. HS: Chạy nhẹ nhàng theo đội hình vòng tròn. - Đứng tại chỗ vỗ tay và hát. - Khởi động các khớp tay, chân, ... 2/ Phần cơ bản: a) Trò chơi vận động: 5 - 6 phút. Trò chơi "Đua ngựa". GV: Nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi và luật chơi. GV: Tổ chức cho HS chơi sau mỗi lần chơi, GV có nhận xét và tuyên bố kết quả. Cuối cuộc chơi có phân thắng thua. b) Bài thể dục phát triển chung: - Ôn toàn bài: GV cho cả lớp tập lại bài thể dục 2-3 lần, mỗi động tác 2 x 8 nhịp. Lần 1: GV hô nhịp HS tập chậm 1 lần.. Lần 2, 3: Cán sự vừa hô nhịp vừa tập cùng với cả lớp. GV: Nhận xét, tuyên dương. - Kiểm tra thử: GV gọi lần lượt từng nhóm(mỗi nhóm 3 em) lên tập bài thể dục phát triển chung. Cán sự hô nhịp. Sau khi kiểm tra xong, GV nhận xét từng HS.Cuối cùng GV hô nhịp cả lớp tập lại bài thể dục 1 - 2 lần. 3/ Phần kết thúc: - Đứng tại chỗ vỗ tay và hát. - HS tập 1 số động tác thả lỏng. GV: - Cùng HS hệ thống bài, nhắc lại thứ tự động tác của bài. - Nhận xét, đánh giá kết quả giờ học, giao bài tập về nhà. Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ---------------------------------------------------------------------------------. Tiết 2.. Tập đọc Chú đất nung (TT) I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.. - Giúp HS hiểu nội dung bài, hiểu nghĩa các từ khó trong bài, biết đọc diễn cảm toàn bài theo các nhân vật. - Rèn kỹ năng đọc đúng tiếng, từ ngữ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ. Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng dấu câu, nhấn giọng từ ngữ gợi cảm. Giáo dục HS muốn làm nười có ích phải biết rèn luyện, không sợ gian khổ, khó khăn. II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. Lop4.com. 20.
<span class='text_page_counter'>(21)</span>