[Type text]
Bài làm :
Tư tưởng là sản phẩm của con người. Tư tưởng Hồ Chí Minh được hình
thành bên cạnh những yếu tố khách quan còn có những yếu tố chủ quan, yếu tố chủ
quan đó ở Hồ Chí Minh: Một là, khả năng tư duy và trí tuệ của Hồ Chí Minh. Hai
là, đó là tư tưởng tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo, óc phê phán tin tường, sáng suốt
trong việc nghiên cứu tìm hiểu các vấn đề cách mạng trên thế giới. Ba là, năng lực
hoạt động thực tiễn thể hiện ở sự khổ công học tập nhằm tiếp thu những tri thức,
kinh nghiệm, vốn sống của thời đại và kinh nghiệm đấu tranh của các phong trào
giải phóng dân tộc trên thế giới và luôn nhảy cảm với cái mới, có đầu óc thực tiễn.
Bốn là, phẩm chất đạo đức thể hiện ở ý chí của một người yêu nước vĩ đại, một
chiến sĩ nhiệt thành cách mạng, một trái tim yêu thương nhân dân, trái tim sẵn sàng
hy sinh chịu đựng gian khổ vì độc lập cho Tổ quốc, tự do hạnh phúc cho nhân dân.
Và đức tính khiên tốn và giản dị ở Người. Vì vậy nhân tố chủ quan của nhân cách,
phẩm chất, tài năng và trí tuệ của Hồ Chí Minh đã tác động rất lớn đến việc hình
thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh.
Nguyễn Tất Thành sinh ra trong một nhà nho yêu nước trên mảnh đất giàu
truyền thống anh hùng chống giặc ngoại xâm, cho nên Người đã sớm tiếp nhận
truyền thống yêu nước, nhân nghĩa của gia đình, quê hương và dân tộc. Được cha
là cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc dạy dỗ từ nhỏ, lại được các thầy là các nhà nho
Hoàng Phan Quỳnh, Vương Thúc Quý và TrầnThân dạy học chữ Hán, rồi lại được
học tập tại trường Quốc học Huế, cho nên Nguyễn Tất Thành đã sớm tiếp thu vốn
văn hóa Quốc học, Hán học. Bên cạnh đó, Người cũng đã bước đầu tiếp xúc với
văn hóa phương Tây, Người học tiếng Pháp và cũng biết đến nền dân chủ phương
Tây với “tự do”, “bình đẳng”, “bác ái”. Người đã sớm chứng kiến sự thống khổ,
điêu đứng của đồng bào ta trong xã hội thuộc địa nửa phong kiến và tinh thần đấu
tranh bất khuất của nhân dân ta. Đau lòng trước cảnh nước nhà bị nô lệ, nhân dân
bị đọa đày, Nguyễn Tất Thành đã sớm có chí đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng
bào. Hoài bão cứu nước, cứu dân của Hồ Chí Minh từ đó. Nhưng chí hướng cách
mạng của Nguyễn Tất Thành không giống như các bậc tiền bối. Người không cứu
nước theo ngọn cờ phong trào Cần Vương, hay khởi nghĩa “nặng cốt cách phong
kiến” như cụ Hoàng Hoa Thám, Người cũng không theo chính sách cải lương
1
[Type text]
“chẳng khác gì đến xin giặc rủ lòng thương” cụ Phan Châu Trinh, cũng không cứu
nước theo phòng trào Đông Du chẳng khác nào “đưa hổ cửa trước, rước beo cửa
sau” của cụ Phan Bội Châu
1
. Tuy người rất khâm phục tinh thần cứu nước của cha
ông, nhưng Nguyễn Tất Thành không tán thành các con đường của họ, không thể
dựa vào nước ngoài để giải phóng dân tộc. Đó là tư duy rất trí tuệ ở Hồ Chí Minh.
Mà Người quyết tâm một hướng đi mới. Hướng đi mới này không giống như
những bậc tiền bối như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh…ra đi với tư cách người
trí thức, du học. Còn Người ra đi với tư cách của người lao động, người lao động
chân tay. Có thể nói chính vì Người ra đi với tư cách người lao động, đi vào cuộc
sống của người lao động Người mới hiểu được hết bản chất của chủ nghĩa đế
quốc, muốn tìm xem những gì ẩn đằng sau những chữ “tự do”, “bình đẳng”, “bác
ái”. Người cũng muốn đi xem nước Pháp và các nước khác làm thế nào để trở nên
văn minh, phú cường rồi trở về giúp đồng bào mình.
2
Đây được coi là biểu hiện tư
tưởng độc lập, tự chủ, sáng tạo trong tư duy và hành động của nhà cách mạng trẻ
tuổi Nguyễn Tất Thành.Với chí hướng cách mạng đó, ngày 05/06/1911, Người đã
rời bến Nhà Rồng ( Sài Gòn ) để bắt đầu cuộc hành trình vạn dặm, hành trình “đi
tìm hình của đất nước”.
Trong những năm tháng đầu tiên đi tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc
đã nghiệm thấy rằng: vấn đề nâng cao trí thức là cực kỳ quan trọng. Muốn đổi mới
cách mạng, thì phải nâng cao trí thức, cho nên không có con đường nào khác con
đường phải đi vào kho tàng văn học phong phú và đồ sộ của thế giới, đặc biệt là
nền văn học dân chủ tư sản ở Châu Âu. Những tác phẩm bất hủ ấy đều được lưu
trữ tại thư viện Paris, Pôn Vay-ăng Cutuya-riê đã xin cho Người thẻ đọc sách ở
thư viện. Chính khát vọng cứu nước đã hun đúc cho người thanh niên mảnh khảnh
một sức mạnh phi thường, bền bỉ học tập, để hoạt động cách mạng. Qua theo dõi
của mật thám chỉ riêng tháng 12/1919. Người đã tới thư viện biết bao lần: Ngày 9,
hai lần. Ngày 10, ngồi lì từ sáng đến tối. Ngày 11, hai lần. Chiều ngày 13, có mặt ở
thư viện từ 13h 10 phút đến 15h50 phút. Ngày 15, ở thư viện. Ngày 17 đến thư
viện từ lúc 9h45…Trong thư viện Người đọc sheakespears, Dickens bằng tiếng
Anh, đọc Lỗ Tấn bằng tiếng Hoa, Huygo, Zola bằng tiếng Pháp, con sư tử văn học
Nga (LépTônxTôi)…
3
Chính nhờ sự đọc sách mà nhận thức của Người tiến lên một
2
[Type text]
bước mới, và Người đã lĩnh ngộ được cả hệ thống tri thức đồ sộ của nhân loại.
Kiến thức văn hóa mới tiếp thu được hòa đồng trong hoạt động thực tiễn của
Người tạo thành động lực thúc đẩy mình trên con đường cứu nước. Và Người nhảy
cảm sắc sảo về nhãn quan chính trị rằng: “Dù màu da có khác nhau, tên đời này chỉ
có hai giống người: giống người bóc lột và giống người bị bóc lột. Mà cũng chỉ có
một tình hữu ái là thật mà thôi: Tình hữu ái vô sản”. Và cũng từ cuộc khảo sát thực
tiễn này, Người bắt gặp chân lý của thời đại, tìm thấy được con đường chân chính
cho sự nghiệp cứu nước, giải phóng dân tộc. Đó là con đường cách mạng tháng
Mười Nga, con đường cách mạng vô sản. Nguyễn Ái Quốc đã chuẩn bị về tư
tưởng, chính trị, và tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Từ ngày
03 đến ngày 07/02/1930, tại Cửu Long, Hương Cảng (Trung Quốc), lãnh tụ
Nguyễn Ái Quốc đã chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản trong nước,
thành lập một Đảng duy nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam gắn bó với nhân
dân, với dân tộc. Theo như được biết để Đảng Cộng sản ra đời, Người dốc sức
chuẩn bị chu đáo, về mặt chủ quan cũng như thúc đẩy các điều kiện khách quan đi
đến chin muồi. Người đã có quan hệ nhiều với các nhà Cách mạng, chiến sĩ ở các
nước như: Indonesia, Trung Quốc, Triều Tiên, Ấn Độ, Thái Lan…Vì những nước
đó đã thành lập Đảng Cộng sản, nên Người muốn tìm hiểu Đảng Cộng sản của
nước đó và đúc kết kinh nghiệm cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Lấy
chủ nghĩa Mac-Lenin làm cốt, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mac –
Lenin đưa vào đúng thực tiễn Việt Nam. Nhờ tiếp thu Chủ nghĩa Mac-Lenin mà
Hồ Chí minh đã vượt qua hạn chế của các lãnh tụ cách mạng đương thời, học tập
và vận dụng lí luận Chủ nghĩa Mac –Lenin vào điều kiện cụ thể của nước ta, từ đó
dẫn tới những thắng lợi của cách mạng đất nước. Quả thật từ những nhận định trên
ta thấy phẩm chất năng lực Người đầy nghị lực phi thường, khổ công học tập để
nhằm chiếm lĩnh vốn kiến thức, vốn kinh nghiệm đấu tranh giành độc lập cứu dân,
cứu nước và không vận dụng lí luận chủ nghĩa Mac-Lenin một cách máy móc,
khuôn rập.
Chính vì yêu nước, thương dân mà Người đã bất chấp mọi gian khổ, khó
khăn bôn ba nước ngoài tìm con đường cứu nước. Ngoài ra Người còn bị tù đầy,
gian khổ ở Trung Quốc (1943), tù ở Hồng Kông (1934-1938) và bị truy bắt…Có
3
[Type text]
ai nhớ Người đã một thời sống ở gian gác chật chội không có hệ thống dẫn nước,
không có hệ thống sưởi ấm trong những mùa đông rét mướt ở Pari. Tất cả đó ta
biết Người sẵn sàng hy sinh, chịu đựng gian khổ vì độc lập của tổ quốc, vì hạnh
phúc của nhân dân. Trong cuộc hành trình cứu nước, Người đã làm nhiều việc, từ
phụ bếp trên tàu của Pháp, đến cào tuyết trong một trường học, đốt lò, làm vườn,
làm thợ rửa ảnh
4
…Thông qua lao động, Nguyễn Ái Quốc đã gần gũi với cuộc
sống của nhân dân, lao động, hiểu được nỗi thống khổ, hiểu được nguyện vọng của
họ và đồng cảm với họ. Ngoài ra, Người không chỉ đau với nỗi đau dân tộc mình,
mà Người còn xót xa trước nỗi đau của các dân tộc khác. Từ lòng yêu đồng bào
mình Hồ Chí Minh càng đồng khổ với những người cùng cảnh ngộ trên toàn thế
giới. Ở Người đã nảy sinh ý thức về phải đoàn kết những người bị áp bức để đấu
tranh chống lại ách thống trị. Về quần áo mặc của Người thường ngày rất giản dị
là áo ka ki màu vàng, áo bà ba và đôi dép cao su. Và vào mùa đông, có lần Người
mặc áo Tôn Trung Sơn có mảnh vá. Có người hỏi: “Kính thưa Chủ tịch, vì sao
Người là Chủ Tịch mà lại mặc áo vá?” Người trả lời vui vẻ: “ Đất nước nghèo, Chủ
tịch có mặc áo vá thì dân mới có áo lành mặc”
5
. Cho nên đó chính là tinh thần yêu
nước, mà suốt đời hết lòng, hết sức phục vụ Tổ quốc, cách mạng, nhân dân và hết
lòng yêu thương người cùng khổ, nhân loại bị áp bức và hơn nữa để lại ấn tượng
sâu sắc nhất đó là tính khiên tốn và giản dị.
Nhân tố quan trọng nào góp phần giúp chàng thanh niên yêu nước Nguyễn
Tất Thành trở thành Nguyễn Ái Quốc. Theo em, sự khổ công học tập, ham học hỏi
muốn chiếm lĩnh đỉnh cao trí thức nhân loại để cứu nước và cùng với tâm hồn yêu
nước nồng nàn. Bởi vì chính lòng yêu nước, Người mới chịu đựng mọi gian khổ,
khó khăn sang nước ngoài để học tập, nghị lực tự học của Người rất phi thường và
chú ý xem xét tình hình các nước, tham gia các cuộc diễn thuyết của nhiều nhà
chính trị và triết học. Từ đó kết hợp với hành động thực tiễn ở bên Pháp là Người
thay mặt nhân dân Việt Nam gửi Bản yêu sách của nhân dân An Nam đến Hội nghị
Vecxay, với bút danh Nguyễn Ái Quốc. Với mục đích đòi Chính Phủ Pháp thừa
nhận các quyền tự do, dân chủ và bình đẳng của nhân dân Việt Nam và đã vạch
trần tội ác của thực dân Pháp, làm cho cả nhân dân thế giới và nhân dân Pháp phải
chú ý tới tình hình Việt Nam. Từ đó tên Nguyễn Tất Thành trở thành Nguyễn Ái
4
[Type text]
Quốc trong suốt hoạt động cách mạng ở nước ngoài sau này. Và vì yêu nước, cứu
nước đến 13/08/1942, Nguyễn Ái Quốc với tên gọi mới là Hồ Chí Minh lên đường
sang Trung Quốc để liên lạc với các lực lượng chính trị của người Việt Nam ở
ngoài nước và vận động quốc tế cho công cuộc giải phóng dân tộc. Từ đó có tên
Hồ Chí Minh.
Chú giải:
(1) Giáo trình TTHCM, tr 37.
(2) Hồ Chí Minh –Biên niên tự sử. Nxb Chính trị quốc gia, HN, 2006, t.1, tr.40-41.
(3)Tư liệu nghiên cứu học tập TTHCM, tr 37.
(4)http//blogyume.vn/tren con duong van dam tuoi tre bac ho.html.
(5)http//vietbao.vn/xahoi/nep song thanh bach gian di va khien ton
5