Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Đề tài: Giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (237.51 KB, 20 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Đề tài: Giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật. A. PHẦN MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Trẻ em là mối quan tâm hàng đầu của gia đình, cộng đồng và toàn xã hội. Trẻ em là mầm non của đất nước do đó trẻ cần được hưởng sự giáo dục, dạy dỗ chu đáo của mọi người từ gia đình đến xã hội. Đặc biệt là trẻ khuyết tật. Vì vậy giáo dục trẻ khuyết tật là nhiệm vụ quan trọng và đầy tính nhân văn của toàn xã hội nói chung ngành giáo dục nói riêng . Luật bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ em năm 1991 và sửa đổi đã ghi cụ thể điều 34, 35, 39 đã đề cập đến việc nhà nước và xã hội tạo điều kiện để trẻ có hoàn cảnh khó khăn và trẻ khuyết tật được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục. Đất nước ta đã trải qua biết bao nhiêu cuộc chiến tranh khốc liệt, chịu biết bao bom đạn của Đế quốc Mĩ. Mĩ đã gieo rắc trên đất nước ta rất nhiều chất độc hại. Hậu quả nặng nề nhất là bị ảnh hưởng của chất độc màu da cam. Nhiều trẻ sinh ra đã không còn thấy ánh sáng, có những trẻ còn bị dị tật suốt đời. Đã có rất nhiều trẻ khuyết tật ở Việt Nam nói chung và huyện Quảng Ninh nói riêng . Chỉ tính riêng trường Tiểu học Hải Ninh nơi mà tôi công tác có khoảng 17 em từ lớp 1 đến lớp 5 bị khuyết tật. Các em có nhiều dạng tật khác nhau như: + Dạng tật chậm phát triển trí tuệ. + Dạng tật về nhôn ngữ. + Dạng tật về nghe, nhìn + Dạng tật về khả năng vận động. Nhưng chủ yếu là dạng tật “ Chậm phát triển trí tuệ” và dạng tật “ Ngôn ngữ”. Dạng khuyết tật về trí tuệ là bị suy giảm nhiều hay ít năng lực hoạt động nhận thức dẫn đến không thích ứng được với xã hội, có trí thông minh thấp hơn ở mức bình thường, không có khả năng phát triển cao hơn nữa, chỉ đạt ở mức độ nhất định, mức độ phát triển tuỳ thuộc vào phát triển thể chất, không có khả năng chữa trị. Những trẻ thuộc loại này thường gặp rất nhiều khó khăn trong học tập và nhận thức thế giới xung quanh. Còn trẻ khuyết tật về ngôn ngữ biểu Người thực hiện: Trần Thị Thuyên Lop4.com. 1.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Đề tài: Giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật. hiện trẻ nói ngọng, nói lắp dẫn đến hậu quả trẻ có khó khăn về giao tiếp cũng như khó khăn trong học tập.Ở huyện ta vẫn chưa có trường lớp nào dành riêng cho trẻ khuyết tật. Chính vì thế, giáo dục hoà nhập là phương thức giáo dục cho trẻ khuyết tật cùng học với trẻ em bình thường trong trường phổ thông ngay tại nơi trẻ sinh sống. II. MỤC ĐÍNH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU: 1. Mục đích: Nghiên cứu một số vấn đề về lý thuyết trong vấn đề giáo dục trẻ khuyết tật từ đó có định hưóng và thực hiện bằng các hoạt động với phương tiện và điều kiện vật chất phù hợp, cần thiết.và giúp các nhà giáo dục đánh giá chính xác sự phát triển của trẻ. 2. Nhiệm vụ: - Hệ tống những vấn đề có liên quan đến đề tài này đồng thời mô tả thực trạng quá trình giáo giục trẻ. - Đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện tình trạng giảm sút các chức năng do tật, phát huy tối đa những năng lực còn lại. Rèn luyện thói quen kỹ năng tự phục vụ. III. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: 1. Phạm vi: Nghiên cứu những biểu hiện về kiến thức văn hoá, những kỹ năng xã hội, mục tiêu sức khoẻ của trẻ khuyết tật tại trường học. 2. Đối tượng: Gồm 17 em từ khối 1 đến khối 5. IV.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: - Phương pháp quan sát, điều tra. - Phương pháp nghiên cứu tài liệu sách, các văn bản có liên quan đến nội dung đề tài. - Phương pháp thực nghiệm. V. KẾ HOẠCH VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN: - Từ ngày 01/8 /2010 đến 05 /9 /2010: Tiến hành điều tra số trẻ em khuyết tật.. Người thực hiện: Trần Thị Thuyên Lop4.com. 2.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Đề tài: Giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật. - Từ ngày 10/ 9/2010 đến 10/10 /2010: Nghiên cứu tài liệu, các văn bản có liên quan đến nội dung đề tài. - Từ ngày 15/ 10/ 2010 đến 31/ 12/2010: Trực tiếp giảng dạy, dự giờ thu tập số liệu tai trường. Hoàn thành đề cương sơ lược. - Từ ngày 01/01/ 2011 đến ngày 30/01/2011: Hoàn thành đề cương chi tiết. - Từ ngày 02/02/2011 đến hết ngày 25/ 4/2011: Hoàn chỉnh đề tài. B. PHẦN NỘI DUNG: CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN, CƠ SỞ THỰC TIỄN: I. Cơ sở lí luận: - Nhận thức về giáo dục trẻ khuyết tật được nâng cao rõ rệt trong cộng đồng. Trước đây, việc cho trẻ khuyết tật đi học chỉ mang tính nhân đạo thuần tuý. Hiện nay giáo dục trẻ khuyết tật đã troẻ thành một ngành khoa học đích thực. Những tiềm năng của trẻ khuyết tật đã được xã hội công nhận. Việc đi học của chúng nhiều nơi đã trở thành bình thường. - Hệ thống quản lý nhà nước về giáo dục trẻ khuyết tật được hình thành đi vào hoạt động có nề nếp. Tháng 11 năm 2002, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã quyết định thành lập Ban chỉ đạo giáo dục của Bộ và Ban chỉ đạo này đã chỉ đạo sâu sát việc thực hiện công tác giáo dục trẻ khuyết tật ở địa phương thông qua ban điều hành của Tỉnh. Đây là một ciệc làm cụ thể đánh dấu một bước tiến mới trong công tác quản lý nhà nước về giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật. II. Cơ sở thực tiễn: - Thực tiễn đã chứng minh rằng, trẻ khuyết tật hoàn toàn có thể tham gia học cùng nội dung giáo dục với trẻ bình thường, các em sẽ dễ dàng học được không những kiến thức về văn hoá mà còn học được những kiến thức, kỹ năng xã hội, khả năng thích ứng và hoà nhập trẻ khuyết tật đã đáp ứng được yêu cầu về các mặt kiến thức, kỹ năng, thái độ cần hình thành cho mọi học sinh ( trong đó có học sinh khuyết tật) phù hợp với yêu cầu chung của xã hội. CHƯƠNG II: NHỮNG THỰC TRẠNG VỀ GIÁO DỤC TRẺ KHUYẾT TẬT HIỆN NAY.. Người thực hiện: Trần Thị Thuyên Lop4.com. 3.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Đề tài: Giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật. 1. thuận lợi: * Nhà trường: Lãnh đạo nhà trường đặc biệt quan tâm tạo điều kiện mọi nguồn lực, vật lực đáp ứng yêu cầu giáo dục trẻ khuyết tật. * Giáo viên thực sự thay đổi quan điểm về cách nghĩ, cách đánh giá đối với trẻ khuyết tật và vấn đề giáo dục trẻ khuyết tật. * Một số phụ huynh ít nhiều đã có sự quan tâm đúng mức đối với con em mình. * Một số học sinh khuyết tật tự vượt lên hoàn cảnh khó khăn đến trường cùng các bạn đồng trang lứa. 2. Khó khăn: - Là cả một đội ngũ giáo viên mới ra trường chưa tiếp xúc với thực tế nên kinh nghiệm chăm sóc giáo dục trẻ còn hạn chế, việc lập kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ còn gặp nhiều khó khăn. - Do là trẻ khuyết tật nên trẻ gặp rất nhiều khó khăn khi tham gia các hoạt động học tập cũng như các hoạt động tập thể và khó có thể hòa nhập với các bạn cùng lứa với mình. - Phần lớn các trẻ khuyết tật thường rơi vào những gia đình khó khăn về kinh tế nên ba mẹ chỉ biết lo công việc làm ăn ít có thời gian tiếp xúc với cháu. - Trường Hải Ninh là một ngôi trường nằm ở vùng bãi ngang của Huyện nên ngay cả việc quan tâm giáo dục trẻ lành lạnh đã gặp rất nhiều khó khăn rồi thì công tác chăm sóc giáo dục trẻ khuyết tật lại còn gặp nhiều khó khăn hơn. - Đó chính là những khó khăn mà chúng tôi gặp phải khi mới bước vào nghề và lần đầu tiên đội ngũ giáo viên trẻ đứng lớp có trẻ khuyết tật. Nó đặt ra cho chúng tôi nhiều suy nghĩ, phải dùng những phương pháp nào để giúp trẻ khuyết tật có thể hoà nhập được với các bạn trong lớp và trẻ có hứng thú tham gia vào các hoạt động của cô giáo cũng như tham gia các hoạt động của nhà trường. CHƯƠNG II: GIÁO DỤC TRẺ KHUYẾT TẬT I. GIÁO DỤC HOÀ NHẬP CHO TRẺ KHÓ KHĂN VỀ HỌC (TRÍ TUỆ): Theo số liệu điều tra cơ bản thì số trẻ khó khăn về học chiếm số lượng rất lớn ( khoảng bằng 1/3) tổng số trẻ khuyết tật. Từ năm 1990 đến nay thực. Người thực hiện: Trần Thị Thuyên Lop4.com. 4.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Đề tài: Giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật. hiện chương trình giáo dục hoà nhập trẻ khuết tật đã đưa được hơn 26 nghìn trẻ tới lớp học bình thường, trong đó trẻ khó khăn về học là hơn 7 000 em. Con số này gấp 20 lần so với số trẻ theo học lớp chuyên biệt. Như vậy, ngày càng có nhiều trẻ khó khăn về học tới lớp học với trẻ bình thường ở khắp các địa phương. Để giúp trẻ học có kết quả chúng ta phải có nội dung phương pháp và các hình thức tổ chức phù hợp. 1. Vấn đề đánh giá trẻ khó khăn về học: Để đánh giá đúng những khó khăn và khả năng của trẻ khó khăn về học có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau, song chủ yếu là dùng phương pháp quan sát. Quá trình quan sát cần tiến hành một cách thận trọng, tỉ mỉ và ghi nhận xét hàng ngày ở các môi trường khác nhau và trong các hoạt động khác nhau mà trẻ tham gia như học tập, vui chơi, lao động trong khi trẻ thực hiện nhiệm vụ một mình cũng như cùng tham gia với bạn bè. Những gì ta quan sát được cần ghi vào phiếu quan sát và đánh giá. 1.1. Quan sát quá trình trẻ tiếp nhận thông tin từ môi trường qua các giác quan: thính giác, thị giác, xúc giác, khứu giác, cơ quan vận động và sự phối hợp giữa các giác quan. 1.2. Quan sát khả năng thu lượm thông tin của trẻ thông qua ghi nhớ, liên tưởng, hiểu nguyên nhân và kết quả. - Trẻ có nhớ được không khi nhìn thấy, nghe thấy những gì xảy đã xảy ra? - Trẻ có phân biệt được màu sắc, hình dáng các vật không? - Trẻ có phân biệt được sự giống và khác nhau giữa các vật không? Trẻ có hiểu âm thanh thông dụng của môi trường không? Trẻ có nhớ những việc làm hàng ngày không? - Trẻ nói như thế nào? bạn có hiểu trẻ nói gì không? Trẻ giao tiếp như thế nào? Trẻ di chuyển ra sao? - Trẻ có lắp ghép được hình không? Trẻ có tự mặc được áo quần không? Trẻ có nhận biết được hình không?... 1.3. Quan sát hành vi của trẻ trong lớp:. Người thực hiện: Trần Thị Thuyên Lop4.com. 5.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Đề tài: Giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật. - Trẻ chống cự hay nổi khùng hoặc từ chối không tham gia hoạt động? - Trẻ tham gia vào hoạt động như thế nào? Trẻ quấy phá lớp học hay ngồi lỳ…. Trong quá trình quan sát trẻ đang làm gì cần phải ghi chép một cách chi tiết, tỉ mỉ đặc biệt những hành vi của trẻ. Qua đó có thể rút ra điểm yếu, điểm mạnh của trẻ. 2. Nội dung giáo dục: Những gì quan sát được chính là cơ sở để thiết kế chương trình giáo dục theo ngững nội dung khác nhau. Trước hết cần xây dựng những mục tiêu cụ thể theo từng giai đoạn. 2.1. Mục tiêu ngắn hạn: Mục tiêu ngắn hạn đặt ra cho những vấn đề nhỏ và thực hiện trong một thời gian ngắn. Nội dung của mục tiêu này có thể là để giáo dục hành vi hoặc để hình thành kỹ năng nào đó trong học tập hay trong lao động. 2.2. Mục tiêu dài hạn: Mục têu dài hạn là những mục tiêu lớn được thực hiện trong thời gian dài. Ví dụ như trong thời gian một học kỳ trẻ cần phải đọc và viết đúng các âm vị Tiếng việt. 2.3. Nội dung cụ thể: a) Giáo dục hành vi: Khi mới vào lớp, một số trẻ có mặc cảm tự ti, một số thì sợ sệt, bẽn lẽn, lảng tránh không tham gia vào các hoạt động của nhóm hoặc của lớp. Đối với loại trẻ này cần huấn luyện theo nội dung sau: * Rèn luyện trẻ xoá bỏ mặc cảm của mình, dần hoà nhập vào tập thể nhóm hoặc lớp. * Huấn luyện trẻ có thái độ tốt với bạn bè, biết kính trọnh giáo viên, cha mẹ và người lớn. * Rèn luyện trẻ biết kiềm chế bản thân trong hành động sai lệch. Tích cực tham gia vào hoạt động của tập thể và biết giúp đỡ bạn. * Biết đánh giá những hành vi sai đúng. Để thực hiện được các nội dung trên cần phải:. Người thực hiện: Trần Thị Thuyên Lop4.com. 6.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Đề tài: Giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật. - Làm tốt công tác tư tưởng cho học sinh ỏ trên lớp chuẩn bị đón nhận bạn gặp khó khăn vào lớp, để trẻ có thái đọ chan hoà khi tiếp xúc với bạn trách trêu chọc, chế diễu bạn. - Xây dựng vòng bè bạn giúp đỡ trẻ trong mọi hoạt động để trẻ khỏi cảm thấy cô đơn. Nhất là đối với những trẻ động kinh rất cần có bạn bècạnh trong lúc vui chơi và đi đường để phòng những cơn động kinh xuất hiện đột ngột. - đưa trẻ vào tham gia các hoạt động các hoạt động của tập thể nhóm, lớp để trẻ có tinh thần tập thể và thương yêu nhau. - Dạy tư cách chào hỏi lễ phép với người lớn - Nêu những gương tốt, việc làm tốt trước tập thể để làm gương cho trẻ học tập. - Giúp trẻ nhận biết những việc làm của mình để trẻ rút kinh nghiệm, nên thường xuyên động viên trẻ. b) Dạy văn hoá: Dạy văn hoá là một trong những nội dung cơ bản trong quá trình giáo dục. Nội dung dạy học phải thiết thực cơ bản phải phù hợp với từng đứa trẻ, bao gồm: - Dạy các em đọc viết và tính toán hợp với khả năng của từng trẻ. Đối với những trẻ gặp nhiều khó khăn yêu cầu chỉ dạy các em biết đọc, biết viết và biết tính toán đơn giản để các em hoà nhập vào cuộc sống xã hội. Đối với những em ít khó khăn hơn phải dạy các em đọc thông viết thạo và làm được những phép tính số học trong phạm vi hạn chế. - Dạy các em tìm hiểu tự nhiên và xã hội để các em hiểu thêm về cuộc sống xã hội và thiên nhiên. - Rèn luyện phát triển ngôn ngữ, ở các em chậm phát triển ngôn ngữ thường gây khó khăn khi nói và sử dụng lời nói trong giao tiếp và trong sinh hoạt. - Trong quá trình giảng dạy người giáo viên phải sử dụng các phương pháp đặc thù để làm cho trẻ lĩnh hội kiến thức dễ dàng hơn. c) Phương pháp giảmh dạy:. Người thực hiện: Trần Thị Thuyên Lop4.com. 7.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Đề tài: Giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật. Ở trẻ chậm phát triển trí tuệ sự hình thành mối liên hệ có điều kiện rất khó và chậm so với trẻ bình thường. Mặt khác mối liên hệ mới được hình thành lại không được bền vững dễ mất đi nên trẻ khó nhớ và chóng quên. Vì vậy trong quá trình dạy học phải hình thành được khả năng ghi nhận lại trên võ não của trẻ tức là tạo ra đường mòn thần kinh trên võ não theo cơ chế phản xạ có điều kiện bằng cách lặp đi lặp lại nhiều lần. - Đối với trẻ chậm phát triển trí tuệ cần dạy mọi điều. Trẻ cần được học trong hoạt động nhiều hơn là dùng lời giảng. Hướng dẫn trẻ làm một điều gì đó hơn hơn là miêu tả cách làm, đây là một việc làm trực tiếp và cụ thể. Đối một số trẻ hướng dẫn làm cũng chưa đủ trẻ cần được tham gia vào quá trình hoạt động. Khi trẻ đang chơi trong vòng tròn và không vỗ tay theo nhịp hát trong khi đó các bạn khác vỗ tay, lúc ấy giáo viên cần đứng sau lưng trẻ và cầm 2 tay trẻ và vỗ cùng các bạn, tiếp theo đó có thể vỗ tay theo nhịp cùng các bạn. Hãy dạy cho trẻ hoạt động nhiều và huy động các giác quan của trẻ tham gia vào việc lĩnh hội. - Để trẻ chóng hiểu bài ta sử dụng đồ dùng dạy học một cách triệt để và linh hoạt. Đồ dùng dạy học có thể là vật thật gần gũi với trẻ có thể là tranh ảnh, mô hình, sơ đồ, vật hình nổi… - Mỗi trẻ có một khả năng nhận thức khác nhau, vì thế trong quá trình dạy trẻ phải chăm sóc cá biệt. Chăm sóc dạy cá biệt có thể trong giờ học hay ngoài giờ học. Ví dụ: Trong giờ dạy tập đọc giáo viên cần yêu cầu trẻ chậm phát triển trí tuệ đọc đoạn văn ngắn hoặc một vài câu gì đó. Đối với giờ toán cũng vậy cần đặt yêu cầu cho trẻ với số lượng ít hơn và mức độ thấp hơn so với trẻ bìh thường. * Cách rèn luyện phát triển ngôn ngữ: - Trẻ chậm phát triển trí tuệ có nhiều khó khăn về nói nên phải động viên trẻ nói ra những điều trẻ muốn nói. Khi trẻ nói phải chú ý lắng nghe để động viên và kịp thời sửa những lỗi sai. - Nói cho trẻ nghe khi ta làm điều gì đó cho trẻ.. Người thực hiện: Trần Thị Thuyên Lop4.com. 8.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Đề tài: Giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật. - Khuyến khích trẻ mang tới lớp vật gì đó để kể về vật đó và yêu cầu trẻ nói những việc xảy ra hàng ngày mà trẻ thường nhìn thấy. - Tạo cho trẻ tham gia các hoạt động của lớp và nói về chủ đề đó như ( hát, múa, đọc thơ, làm đồ chơi). - Hãy nói với trẻ bằng ngôn ngữ mà trẻ hiểu được. - Tạo cho trẻ sử dụng những từ mà trẻ hiểu được vào giao tiếp. - Yêu cầu trẻ nhắc lại những từ chính xác gọi là chuẩn mực. d) Giáo dục lao động: - giáo dục trẻ lao động góp phần cho trẻ phát triển toàn diện và giúp trẻ hội nhập vào cộng đồng. Thời kỳ đầu rèn luyện cho trẻ thói quen tự phục vụ như biết sử dụng các dụng cụ học tập, biết tự vệ sinh thân thể, tự mặc thay quần áo, biết quét dọn nhà cửa… - Khi trẻ lớn lên ta dạy cho trẻ lao động nghề nghiệp với những việc làm hoặc nghề đơn giản nào đó phù hợp với khả năng của trẻ. Trong quá trình dạy lao động cho trẻ phải rèn luyện cho trẻ ý thức lao động, quý trọng người lao động, quý trọng sản phẩm làm ra. Đồng thời huấn luyện cho trẻ kỹ năng lao động từ những thao tác đơn giản đến phức tạp. - Giáo dục hoà nhập cho trẻ chậm phát triển trí tuệ là một công việc rất khó khăn; nó đòi hỏi người giáo viên phải nắm nội dung và phương pháp giáo dục cho phù hợp với từng học sinh. Thêm vào đó, người giáo viên còn phải lưu ý các điểm sau: - Tin tưởng vào trẻ để nâng cao trách nhiệm. - Nâng cao tính nhận thức cho trẻ để tập cho trẻ biết đánh giá về mình. - Thường xuyên phối hợp với gia đình và trao đổi biện pháp giáo dục trẻ. - Không nói xấu trẻ trước mặt nó và không để trẻ khác trêu chọc, chế diễu. - Làm việc với trẻ phải dịu dàng, kên trì không cáu gắt hướng dẫn trẻ thực hiện nhiệm vụ cho đến thành công.. Người thực hiện: Trần Thị Thuyên Lop4.com. 9.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Đề tài: Giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật. Tất cả các nội dung trên có thể tiên shành giáo dục ở các môi trường khác nhau. Tuy nhiên mỗi môi trường cần có những đặc điểm nội dung phương pháp riêng, do đó chúng ta phải lựa chọn và áp dụng cho phù hợp thì hiệu quả giáo dục sẽ cao hơn. 3. Tổ chức giáo dục: 3.1. Lực lượng tham gia: Khi đứa trẻ chậm phát triển trí tuệ được dưa tới trường học tập, thì lực lượng tham gia bao gồm: a) Nhà trường: Là nơi trẻ được học, vui chơi và tham gia suốt quá trình giáo dục, nơi đây trẻ sẽ được học, được rèn luyện những phẩm hạnh, thói quen. Do đó mọi thành viên của nhà trường như lãnh đạo nhà trường, giáo viên và học sinh đều có trách nhiệm đối với công tác này. - Ban giám hiệu là người điều hành bố trí trẻ và lớp nào cho phù hợp và là người chịu trách nhiệm để truyền đạt giải thích cho giáo viên ở trường và tất cả học sinh phải tham gia như thế nào - Giáo viên là người trực tiếp giáo dục trẻ hàng ngày ở trên lớp và trong giờ ra chơi và là người tổ chức cho tất cả học sinh của lớp làm gì và làm như thế nào để giúp trẻ tiến bộ. Giáo viên chủ nhiệm là người đóng vai trò quan trọng trong công tác giáo giục hoà nhập và là người quyết định kết quả giáo dục. - Học sinh trong lớp, trường là môi trường để hoà nhập và là người giúp đỡ trẻ trong mọi hoạt động và tạo cho trẻ khả năng hội nhập sớm muộn. b) Gia đình: Gia đình là nơi trẻ sống hàng ngày, được người thân đặc biệt là bố mẹ chăm lo, săn sóc chu đáo. Người trong gia đình hiểu về trẻ của mình rõ nhất nên đóng vai tr quan trọng trong công tác giáo dục con em mình cùng với nhà trường. Bên cạnh những người có trách nhiệm trực tiếp như nêu trên, đoàn thể, chính quyền địa phương và các tổ chức từ thiện cũng đóng vai trò quan trọng. Chính quyền và các đoàn thể là nơi tập hợp được các lực lượng để thực hiện. Người thực hiện: Trần Thị Thuyên Lop4.com. 10.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Đề tài: Giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật. nhiệm vụ và sẽ tạo mọi điều kiện giúp đỡ về vật chất cũng như tinh thần cho giáo dục trẻ. 3.2. Sự phối hợp giữa các lực lượng: - Giáo dục hoà nhập ở môi trường cộng đồng đòi hỏi mọi người, mọi ngành trong cộng đồng xã hội tham gia tích cực với lòng nhân ấi, bao dung đối với trẻ khuyết tật thì mới đạt kết quả trong đó nhà trường và gia đình là yếu tố quan trọng, cần phải phối hợp thường xuyên chặt chẽ, để có biện pháp giáo dục đạt hiệu quả nhất. II. GIÁO DỤC HOÀ NHẬP CHO TRẺ KHÓ KHĂN VỀ NGÔN NGỮ: - Gia đình và nhà trường là ngôn tốt hơn cả. Ngôn ngữ và nhận thức của các em phát triển phần lớn phụ thuộc vào sự giáo dục gia đình và nhà trường. a) Chăm sóc giáo dục sửa tật ngôn ngữ cho trẻ trong gia đình: - Ngay từ khi lọt lòng mẹ, đứa trẻ cần sự chăm sóc giáo dục ngôn ngữ. Để ngôn ngữ các em phát triển nhanh và đúng hướng, đúng qui luật gia đình cần chú ý thực hiện những nhiệm vụ cơ bản sau: * Thường xuyên theo dõi, phát hiện sớm và sửa chữa những sai lệch trong sự phát triển ngôn ngữ của con em mình. Gia đình cụ thể ông bà, cha mẹ cần nắm ngôn ngữ vững quá trình phát triển của đứa trẻ qua các lứa tuổi vườn trẻ, mẫu giáo và học sinh. Sớm phát hiện những điều không bình thường trong ngôn ngữ của các em về ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết (đọc và viết), để kịp thời sửa cho các em. * Khi thấy trẻ có những khó khăn trong hoạt động ngôn ngữ kể trên cần đưa trẻ đến chuyên môn về tât học, y học để khám và có biện pháp giáo dục, điều trị. Ví dụ: Các em rách môi, hở hàm ếch cần đưa đến các bác sỹ chuyên khoa về tai mũi họng để làm “ phẩu thuật nụ cười” sau đó cần có phương pháp giáo dục, điều trị. * Gia đình cần có phương pháp chăm sóc, giáo dục ngôn ngữ phù hợp với đạc điểm lứa tuổi, tât nguyền và nhận thức của trẻ. * Bảo đảm chế độ ăn, ngủ hợp lý.. Người thực hiện: Trần Thị Thuyên Lop4.com. 11.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Đề tài: Giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật. * Dạy trẻ nói và sửa những khiếm khuyết trong ngôn ngữ về phát âm từ vựng và ngữ pháp. * Không nói nựng với trẻ và bắt chước trẻ nói sai làm trò vui trong gia đình. * Tổ chức các trò chơi và hướng dẫn trẻ biết sử dụng các đồ chơi theo chủ đề, nhằm phát triển vốn từ, rèn kỹ năng phát âm, nói đúng ngữ pháp và mở rộng nhận thức cho trẻ. * Kể chuyện cho con nghe hoặc hát cho con nghe những bài hát ru những câu chuyện kể hấp dẫn. * tổ chức các buổi dạo chơi, tham quan, quan sát cảnh vật thiên nhiên, xem phim, xem ti vi, thăm viện bảo tàng, di tích lịch sử nhằm phát triển ngôn ngữ, tích luỹ vốn sống thực tế và nhận thức ở trẻ. * Động viên và chuẩn bị tốt hành trang học đường cho con em mình đến trường, đến lớp học hoà nhập với trẻ bình thường. * Trẻ ngại đi học, vì khiếm khuyết về ngôn ngữ, bố mẹ cần động viên và tạo điều kiện để các em đến trường, đến lớp. * Kết hợp chặt chẽ với giáo viên, nhà trường. * Dự các buổi tư vấn về giáo dục sửa tật ngôn ngữ cho trẻ do nhà trường tổ chức. * Trao đổi kinh nghiệm về giáo dục trẻ khó khăn về nói với các gia đình khác. * Hướng dẫn trẻ làm bài tập theo têu cầu của giáo viên. b) Giáo dục trẻ khó khăn về nói ở trường học: * Trường học là môi trường ngôn ngữ tốt nhất, vì ở đây có thể nói ngôn ngữ của giáo viên là ngôn ngữ chuẩn cho học sinh bắt chước, học tập, các thầy cô lại có phương pháp giáo dục khoa học. Trường còn là nơi hội tụ những người bạnh hiền giúp đỡ nhau trong vui chơi, học tập. Cho nên trẻ khó khăn về nói học hoà nhập trong môi trường như vậy sẽ có nhiều thuận lợi để các em phát triển về mọi mặt.. Người thực hiện: Trần Thị Thuyên Lop4.com. 12.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Đề tài: Giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật. * Kinh nghiệm cho thấy, trẻ khó khăn về nói cần được tiến hành giáo dục hoà nhập càng sớm càng tốt ngay từ tuổi vườn trẻ mẫu giáo đến tuổi học sinh, các em làm quen với môi trường hoà nhập, các em dễ dàng hoà vào thế giới trẻ thơ ở trường học tốt hơn. * Ở trường học có hai loại hình đó là giáo dục sửa tật trên lớp học hoà nhập và sửa tật cá biệt. - Giáo dục sửa tật ngôn ngữ trong các giờ học hoà nhập trên lớp : Về mặt tổ chức mỗi lớp/ em có khó khăn về ngôn ngữ học hoà nhập vì quá đông sẽ ảnh hưởng đến việc giảng dạy và học tập trung của cả lớp. Các em được bố trí bàn đầu ( các em cao lớn có thể bố trí bàn đầu hai bên cách gà lớp học). Ngồi vị trí như vậy sẽ tạo thuận lợi cho các em nghe và quan sát hoạt động ngôn ngữ của giáo viên mà bắt chước. Ngược lại giáo viên dễ dàng quan sát và phát hiện những khiếm khuyết trong học tập của học sinh để uốn nắn kịp thời. Ngoài ra trong lớp cần xây dựng mối quan hệ thân thương giữa giáo viên học sinh cả lớp với các em. Các em được quan tâm về mọi mặt trong học tập. Lời nói của giáo viên cần nói to, rõ ràng, có sức biểu cảm. Khi nói cần hướng về phía các em để các em dễ bắt chước. Mục tiêu giáo dục sửa tật ngôn ngữ ngoài mục tiêu học tập giáo dục chung đối với học sinh giáo viên cần chú ý đến mục tiêu về sửa tật cho các em có khó khăn về nói. Kinh nghiệm nhiều trường cho thấy việc sửa tật ngôn ngữ cho học sinh có khó khăn về nói cần được sớm kết thúc ở các lớp dưới của bậc Tiểu học. Những lỗi về phát âm cần được sớm khắc phục ngay từ đầu lớp 1 có như vậy các em mói tiếp thu tốt môn tập đọc, chính tả và các môn học khác. Ở trên lớp giáo viên làm hai nhiệm vụ đó là truyền thụ kiến thức chung cho cả lớp và theo dõi sửa tật cho học sinh khó khăn về nói. Để thực hiện cả hai nhiệm vụ trên giáo viên cần chuẩn bị kỹ bài giảng. Trong khi giảng đối với các em khó khăn về nói cần chú ý giúp đỡ các em tiếp thu kiến thức, động viên gây hứng thú cho các em học tập. Sửa rối loạn phát âm có thể tiến hành trong các giờ dạy âm, chữ các và vần ( ở lớp 1).. Người thực hiện: Trần Thị Thuyên Lop4.com. 13.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> Đề tài: Giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật. Sửa rối loạn và viết có thể thực hiện trong các giờ dạy tập đọc, tập viết, chính tả. Phát triển vốn từ và sửa ngữ pháp có thể thực hiện trong các giờ dạy từ ngữ, ngữ pháp. Giáo viên cần chú ý phát triển kỹ năng quan sát ngôn ngữ và tri giác thính giác ngôn ngữ cho học sinh. Yêu cầu học sinh nhìn thẳng vào giáo viên, quan sát hoạt động của bộ máy ngôn ngữ ( môi, lưỡi, cằm….) khi giáo viên phát âm cũng như khi nói. Yêu cầu học sinh nhắc lại, hay phát âm lại những âm vần, từ và câu mà học sinh phát âm sai, dùng sai. Đọc và viết lại nhiều lần những khiếm khuyết trong phát am đọc và viết. Trong giờ tập đọc, giáo viên cần đọc mẫu trước sau yêu cầu học sinh đọc. Đối với học sinh khó khăn về nói chỉ yêu cầu đọc 1đến 2 câu của bài. Khi viết chính tả yêu cầu học sinh chú ý những lỗi thường phát âm sai, sửa và gạch dưới bằng bút đỏ những lỗi các em mắc phải và viết vào vở nhiều lần để các em ghi nhớ lần sau không tái phạm nữa. Đối với học sinh khó khăn về nói cần ra những bài tập phù hợp với trình độ nhận thức và khả năng ngôn ngữ của các em. - Giáo dục sửa tật ngôn ngữ cá biệt: Những khiếm khuyết của học sinh thể hiện nhiều góc độ và mức độ khác nhau, khó khăn ở mỗi em mỗi khác có em khó khăn ít có em khó khăn nhiều cho nên yêu cầu giáo dục ở mỗi em mỗi khác. Vì vậy ngoài việc giáo dục ngôn ngữ trên lớp cần có nội dung phương pháp sửa cá biệt cho từng em hay một nhóm khoảng 2- 3 em có chung nhu cầu. Để đạt kết quả giáo viên cần xác định rõ mục đích yêu cầu, nội dung, phương pháp cho vấn đề cần dạy cần rèn kỹ năng cho học sinh thì giáo viên cần chuẩn bị những phần sau: + Ghi những khiếm khuyết về ngôn ngữ nói hay ngôn ngữ viết ở học sinh cần sửa những kỹ năng cần được hình thành. * Nội dung và phương pháp: Cần chú ý đến những điểm sau. Người thực hiện: Trần Thị Thuyên Lop4.com. 14.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> Đề tài: Giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật. + Rèn luyện kỹ năng phát âm, luyện vận động bộ máy ngôn ngữ. + Luyện hô hấp, luyện giọng. + Luyện nhịp điệu ngôn ngữ. + Phát triển vốn từ, rèn kỹ năng đặt câu + Phát triển tri giác, thính giác ngôn ngữ. + Rèn kỹ năng phân tích và tổng hợp âm, rèn kỹ năng đọc và viết. + Ghi những chuyển biến trong sự phát triển ngôn ngữ của học sinh và những tồn tại cần khắc phục. + Đồ dùng dụng cụ dạy cá biệt: Khoảng 6- 8 bức tranh và một số đồ chơi theo từng chủ đề phục vụ cho yêu cầu sửa tật và phát triển ngôn ngữ cho học sinh. + Sách giáo khoa Tiếng việt từ lớp 1 đến lớp 5. + 1 gương to có thể soi được cả thầy và trò, 1- 2 gương cá nhân để dạy phát âm. + 2- 3 hộp chữ và các con số. III. GIÁO DỤC HOÀ NHẬP TRẺ KHÓ KHĂN VỀ NHÌN: 1. Các bước tiến hành đưa trẻ khiếm thị vào học hoà nhập. Bước 1: Phát hiện, tìm hiểu đối tượng và vận động: a) Phát hiện: Bằng cách dựa vào nguồn tin của trạm y tế và các bệnh viện mắt. - Phát hiện qua chính quyền và các đoàn thể các cháu nhỏ và bà con xóm ngõ. b) Tìm hiểu đối tượng: - Khi phát hiện trẻ khiếm thicnhs ta phải đích thân trực tiếp đến thăm gia đình và tiếp xúc trò chuyện với cháu bị khiếm thị ấy. Cần ghi lại thông tin vừa tìm hiểu như: ( tên tuổi, địa chỉ, hoàn cảnh gia đình, thời gian…). Bước 2: Xây dựng nhóm tình nguyện giúp trẻ khiếm thị đi học. Bước 3: Lập chương trình hành động: - Phân công người giúp trẻ, tự chăm sóc bản thân về ăn, ở, vệ sinh… - Phân công người dạy trẻ trong định hướng di chuyển, có thói quen và kỹ năng đi với người dẫn đường…. Người thực hiện: Trần Thị Thuyên Lop4.com. 15.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> Đề tài: Giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật. Bước 4: Thực hiện giáo dục tiền hoà nhập: - Tạo tâm thế ch trẻ sẵn sàng đi học. Cho trẻ chơi chung với trẻ em ở độ tuổi 5-6 tuổi. Nhóm này thường đã được giới thiệu làm quen với nhà trường qua các trò chơi sắm vai: thầy, cô, học sinh làm quen với sách vở, bảng chữ viết. trẻ khiếm thị cũng cần sớm được làm quen với không gian trường lớp, bàn ghế… Bước 5: Tổ chức học hoà nhập: - Đưa thảo luận trước hội đồng giáo viên do hiệu trưởng chủ trì ( có nhóm tình nguyện tham gia). - Chọn lớp và chọn cô giáo sẵn sàng đón nhận học sinh khiếm thị, mỗi lớp chỉ nên đưa nhiều nhất là một trẻ khiếm thị vào học. Cô giáo tình nguyện dạy trẻ khiếm thị hoặc đã được tập huấn dạy trẻ khiếm thị. - Lễ đón tiếp trẻ khiếm thị vào lớp, buổi đón tiếp cần tạo bầu không khí tự nhiên, chan hoà… sao cho mọi người nhất là trẻ lkhiếm thị không cảm thấy bị ngăn cách. - Trẻ cần được làm quen với không gian và tập thể lớp nhất là các thành viên của tổ có trẻ khiếm thị cùng sinh hoạt. 2. Nội dung và phương pháp giáo dục: a) Nội dung: - nội dung giáo dục dựa theo mô hình giáo dục phổ thông, tuy nhiên để tiếp thu được kiến thức và kỹ năng phổ thông thì giáo viên giảng dạy trẻ khiếm thị học hoà nhập còn có những nội dung và yêu cầu riêng. Ví dụ: Giờ tập chép trẻ sử dụng chữ nổi, yêu cầu chữ đẹp vở sạch của chữ nổi là giữ sao cho chữ nổi không bẹp… b) Phương pháp: - Kích thích tư duy bằng những câu hỏi và sự đàm luận của trẻ. - Giải thích và giải đáp những kiến thức và câu hỏi của học sinh được xuất phát từ những hoạt động thực tế. - Thực hành và giải các bài tập dựa vào khả năng sáng tạo của mỗi đối tượng.. Người thực hiện: Trần Thị Thuyên Lop4.com. 16.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> Đề tài: Giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật. - Sử dụng vật thực, đồ dùng dạy học nổi để hướng dẫn trẻ quan sát bằng tay sờ, tai nghe, mũi ngửi… - Khi giáo viên diễn giải lý thuyết hay bài tập trên bảng thì cần diễn tả cả bằng lời những gì đã viết ra để trẻ mù có thể theo dõi được. IV. GIÁO DỤC HOÀ NHẬP CHO TRẺ KHÓ KHĂN VỀ NGHE : Trẻ được học cùng một chương trình với trẻ lành là điều kiện tốt để trẻ khiếm thính phấn đấu, thể hiện sự cố gắng nổ lực của mình. Trong môi trường này trẻ khiếm thính dần được xoá đi sự mặc cảm tật nguyền, trẻ lành cũng hình thành tình cảm thân ái, cảm thông giúp đỡ trẻ khuyết tật. Chính vì vậy, chất lượng giáo dục trẻ khiếm thính ngày càng được nâng cao. Để giáo dục hoà nhập có hiệu quả trẻ khiếm thính cần phải giải quyết các câu hỏi sau: Đứa trẻ là ai? Đứa trẻ cần gì? Bằng cách nào có thể đáp ứng nhu cầu đó của trẻ? Ai là người giúp trẻ? 1. Những nội dung phương pháp cơ bản: Có nhiều phưong pháp đánh giá trẻ khiếm thính, nhưng nguyên tắc chung xét theo quan điểm giáo dục hoà nhập, là cần đánh giá trẻ theo mặt tích cực của trẻ. Theo nguyên tắc này cần xem xét và đánh giá trẻ có thể làm được gì, học được gì. Tránh đánh giá theo mặt tiêu cực, trẻ không làm được gì. Khiếm thính là khuyết tật nặng nề, có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển tư duy và lĩnh hội kiến thức. Nhưng thực tế cũng không phải như vậy, theo quy luật bù trừ, khi trẻ bị tổn thương cơ quan thính giác thì các cơ quan khác như: thị giác, xúc giác sẽ rất phát triển so với trẻ cùng độ tuổi. Vì vậy trẻ có thể dựa vào các giác quan còn lại đó để lĩnh hội kiến thức. Nếu có phương pháp giáo dục hợp lý thì có thể trẻ khiếm thính phát triển gần như trẻ lành. 2. Phương pháp cơ bản: * Lập mục tiêu nếu cần thiết: Nếu những dữ liệu quan sát trẻ hàng ngày cho thấy mục tiêu đã xây dựng trước đây không còn phù hợp với tre thì cần phải xây dựng lại mục tiêu. Việc xây dựng mục tiêu cần linh hoạt tránh máy móc. Mỗi trẻ khiếm thính là một cá thể có những năng lực những hạn chế, đặc. Người thực hiện: Trần Thị Thuyên Lop4.com. 17.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> Đề tài: Giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật. điểm môi trường sống khác nhau. Giáo viên căn cứ vào sự tiến bộ của trẻ trong từng giai đoạn mà điều chỉnh lại mục tiêu cho phù hợp với sự phát triển. Ví dụ: Mục tiêu đối với trẻ khiếm thính lớn tuổi không tập trung đến xây dựng ngôn ngữ nói, nhưng trong quá trình giáo dục nếu thấy tiếng nói của trẻ có thể phát triển tốt thì cần xem xét và đặt thêm mục tiêu rèn ngôn ngữ nói. * Lập kế hoạch cụ thể chọn chương trình hoạt động phương pháp phương tiện thực hiện mục tiêu: Với trẻ khiếm thính có trí tuệ phát triển bình thường, nội dung và phương pháp giáo dục cơ bản bao gồm: - Cung cấp phương tiện giao tiếp và kiến thức cơ bản. - Giáo dục nếp sống và hành vi ứng xử. - Tạo môi trường giao tiếp cho trẻ bằng tiếng nói ở mọi lúc mọi nơi - Tạo môi trường kích thích trẻ phát triển, biểu đạt bằng lời nói, những ý muốn, nguyện vọng của mình và xây dựng vốn từ cho trẻ. - Sử dụng các giải pháp kỹ thuật như: giải câm, luyện thở, luyện nghe, dạy dấu âm, sửa tật phát âm. - Vơi trẻ khiếm thính nặng, đi học muộn và không được trang bị máy trợ thính song song với việc dạy ngôn ngữ nói cần chú trọng đến ngôn ngữ viết, chữ cái ngón tay, thủ ngữ điệu bộ. * Khi giảng dạy và giao tiếp với trẻ cần luôn hướng về phía trẻ. * Khi truyền đạt cần chú ý đứng trước mặt trẻ, tìm vị trí có ánh sáng tốt đẻ học sinh nhìn rõ hình miệng. * Phải nói giọng bình thường với tốc độ vừa phải như giao tiếp với trẻ lành lạnh. Tránh khuếch đại hình miệng sẽ gây cho trẻ khó khăn trong việc theo dõi CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIÁODỤC TRONG DẠY HỌC HOÀ NHẬP I. Khái niệm về đánh giá: Để biết kết quả thực hiện bất kỳ việc gì cũng cần phải đánh giá. Đánh giá là một bộ phận, một khâu công việc của quá trình thu thập và xử lý kịp thời có hệ thống những thông tin về hiện trạng, khả năng hai nguyên nhân của chất. Người thực hiện: Trần Thị Thuyên Lop4.com. 18.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> Đề tài: Giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật. lượng và hiệu quả giáo dục.căn cứ vào mục tiêu daỵ học ,mục tiêu đào tạo làm cơ sở cho việc xây dựng những chue trương biện pháp và hành động giáo dục tiếp theo. Như vậy đánh giá trong giáo dục bao gồm đánh giá chất lượng và hiệu quả dạy học nói chung và đánh giá kết quả học tập của học sinh nói riêng. Đánh giá kết quả học tập là quá trình thu thập và xử lý thông tin về trình độ, khả năng thực hiện mục tiêu học tập của học sinh. Từ đó tạo cơ sở cho những quyết định sư phạm của giáo viên nhà trường. Đối với học sinh để thúc đẩy sự tiến bộ của học sinh trong quá trình học tập. II. Quan điểm đánh giá kết quả giáo dục trẻ khuyết tật: 1. Quan điểm đánh giá hiện nay trong giáo dục phổ thông: - Đánh giá theo tiêu chuẩn của Bộ giáo dục và đào tạo. - Theo cách đánh giá này mọi học sinh cùng học chung một chương trình phải đánh giá như nhau. Tất cả học sinh (kể cả học sinh khuyết tật) đều cùng làm bài kiểm tra, bài thi như nhau. - Em nào đạt kết quả từ trung bình trở lên mới được lên lớp. Ở Tiểu học, trong các nhà trường giáo viên thường chỉ chú trọng kết quả các môn học được coi là chính như Tiếng việt,và Toán. nếu đánh giá theo cách này thì trẻ em khuyết tật nói chung, trẻ chậm phát triển tinh thần nói riêng khó có thể được lên lớp,thậm chí bỏ học vì lưu ban quá nhiều năm. - Đánh giá theo sự thương hại: Lãnh đạo nhà trường và giáo viên trực tiếp giảng dạy trẻ khuyết tật trong các trường phổ thông hiện nay thường có ý tưởng, ý nghĩ cho rằng: những em này không thể học được, các em đi học là tốt rồi không cần đòi hỏi chất lượng học tập đối với các em. Cuối học kỳ, cuối năm tạo cho các em những điểm thích hợp và cho lên lớp. - Không cần đánh giá ( bỏ qua): cũng không ít nhà trường cho rằng là học sinh khuyết tật, tàn tật thì không phải đánh giá kết quả học tập của các em. Các em đến học là ngoài ý muốn của nhà trường. Các em thích nghỉ thì nghỉ, thích học thì lại đến. Vì vậy, cũng không cần đưa các em vào danh sách của lớp. Coi các em như là học sinh dự thính. Trẻ đến trường học thế nào tuỳ ý,. Người thực hiện: Trần Thị Thuyên Lop4.com. 19.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> Đề tài: Giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật. không cần có sự đánh giá thực chất những em này bị bỏ rơi, không có vị trí trong lớp học. - Những quan điểm và cách đánh giá trên đây cho chúng ta thấy rằng không đưa lại lợi gì cho việc giáo dục trẻ khuyết tật và quyền lợi của trẻ em. 2. Những quan điểm mới về đánh giá kết quả giáo dục trẻ khuyết tật học hoà nhập. - Việc đánh giá kết quả giáo dục trẻ khuyết tật có một ý nghĩa rất lớn giúp cho trẻ phát triển. Qua đánh giá thấy được mặt tích cực, mặt mạnh mà trẻ đạt được trong quá trình giáo dục, đồng thời cũng phản ánh những hạn chế mà trẻ còn gặp phải. Từ đó có những biện pháp hay hướng để giúp trẻ phát triển. - Trẻ khuyết tật có những khó khăn đặc biệt làm hạn chế sự phát triển của trẻ, nếu trong quá trình đánh giá trẻ cần có những quan điểm đúng đắn và tích cực của giáo viên. Không thể áp dụng cách đánh giá đối với trẻ bình thường và đánh giá trẻ khuyết tật được. Hiện nay chưa có văn bản quy định chuẩn mực đánh giá kết quả giáo dục trẻ khuyết tật của Bộ GD& ĐT, nhưng qua thực tiễn nhiều năm giáo dục trẻ khuyết tật trong môi trường giáo dục hoà nhập ở Việt Nam và kinh nghiệm đánh giá của một số nước trên thế giới, đánh giá kết quả giáo dục trẻ khuyết tật dựa trên những quan điểm tiến bộ sau: a) Đánh giá theo quan điểm tổng thể: Nghĩa là đánh giá kết quả giáo dục trẻ khuyết tật theo kết quả tổng quan nhiều mặt, không nên chỉ đánh giá theo một khía cạnh phương diện nào. b) Đánh giá theo quan niệm tích cực, phát triển: Mỗi trẻ đều có mặt mạnh, mạch yếu không một ai hoàn thiện. Với trẻ khuyết tật điều này thể hiện rất rõ. Tuy trẻ có những mạt yếu hơn nhưng ngược lại trẻ cũng có những mặt mạnh hơn so với trẻ cùng trang lứa. Do đó đánh giá trẻ cần phải tìm ra những thành tích, ưu điểm những điều mà trẻ có thể đạt được và phải vượt qua nhiều khó khăn. Giáo viên cần động viên và huy động những khả năng còn lại của trẻ để phát huy mặt tích cực hạn chế những điểm yếu của trẻ. Vì vậy khi đánh giá trẻ khuyết tật cần phải xoá bỏ mặc cảm đối với. Người thực hiện: Trần Thị Thuyên Lop4.com. 20.

<span class='text_page_counter'>(21)</span>

×