Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Chất lượng giấc ngủ và một số yếu tố liên quan ở sinh viên trường cao đẳng Y dược Hồng Đức thành phố Hồ Chí Minh năm 2020.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.24 MB, 86 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ------------*------------. NGUYỄN CÔNG CƯỜNG. CHẤT LƯỢNG GIẤC NGỦ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y DƯỢC HỒNG ĐỨC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2020. LUẬN VĂN THẠC SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG. HÀ NỘI - NĂM 2020.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG KHOA KHOA HỌC SỨC KHỎE BỘ MÔN Y TẾ CÔNG CỘNG ------------*-----------. NGUYỄN CÔNG CƯỜNG. CHẤT LƯỢNG GIẤC NGỦ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y DƯỢC HỒNG ĐỨC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2020 Chuyên ngành Y tế Công cộng Mã số: 8720701 LUẬN VĂN THẠC SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG. Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TRẦN VĂN HƯỞNG. HÀ NỘI - NĂM 2020. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> i LỜI CẢM ƠN Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo sau Đại học, Bộ môn Y tế công cộng cùng các thầy giáo, cô giáo Trường Đại học Thăng Long đã trang bị kiến thức cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu tại trường để hoàn thành luận văn này. Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Trần Văn Hưởng người thầy đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt cho tôi những kiến thức và kinh nghiệm quý báu, những chỉ dẫn vô cùng quan trọng trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Cao đẳng Y dược Hồng Đức, phòng Công tác Học sinh – Sinh viên và tập thể cán bộ Khoa điều dưỡng đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình thu thập số liệu. Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, người thân và bạn bè, những người luôn ở bên tôi, động viên, chia sẻ, dành cho tôi những điều kiện tốt nhất để tôi yên tâm học tập và nghiên cứu. Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2020 Học viên. Nguyễn Công Cường.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> ii LỜI CAM ĐOAN Kính gửi:. Phòng Đào tạo Sau đại học Trường Đại học Thăng Long Bộ môn Y tế công cộng Trường Đại học Thăng Long Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp. Tên tôi là: Nguyễn Công Cường – Học viên lớp Cao học YTCC K7, chuyên ngành Y tế công cộng Trường Đại học Thăng Long. Tôi xin cam đoan: - Đây là luận văn do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Trần Văn Hưởng - Các số liệu trong luận văn này là do tôi trực tiếp thu thập và kết quả trình bày trong luận văn là hoàn toàn trung thực, chính xác, chưa có ai công bố dưới bất kỳ hình thức nào. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này. Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2020 Học viên. Nguyễn Công Cường. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> iii MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................ v DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................... vi ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 4 1.1. Giấc ngủ và chất lượng giấc ngủ ............................................................. 4 1.2. Chất lượng giấc ngủ của sinh viên và một số yếu tố liên quan qua một số nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam ............................................. 8 1.3. Giới thiệu sơ lược về địa điểm nghiên cứu............................................ 16 1.4. Khung lý thuyết nghiên cứu .................................................................. 18 CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............... 19 2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu ........................................ 19 2.2. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................... 19 2.3. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu ....................................................... 19 2.4. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................ 21 2.5. Các biến số, chỉ số trong nghiên cứu và cách đánh giá ......................... 23 2.6. Sai số và biện pháp khắc phục ............................................................... 30 2.7. Phương pháp phân tích số liệu............................................................... 30 2.8. Đạo đức nghiên cứu ............................................................................... 31 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 32 3.1. Một số thông tin chung của đối tượng nghiên cứu ................................ 32 3.2. Chất lượng giấc ngủ của đối tượng nghiên cứu trong tháng vừa qua .... 39 3.3. Một số yếu tố liên quan đến chất lượng giấc ngủ của sinh viên ........... 42 CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN .............................................................................. 50 4.1. Chất lượng giấc ngủ của sinh viên của sinh viên Trường cao đẳng Y Dược Hồng Đức Thành phố Hồ Chí Minh ............................................. 50 4.2. Chất lượng giấc ngủ của sinh viên ........................................................ 54 4.3. Một số yếu tố liên quan đến chất lượng giấc ngủ của sinh viên ........... 57 KẾT LUẬN...................................................................................................... 61.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> iv KHUYẾN NGHỊ.............................................................................................. 62 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... PHỤ LỤC ............................................................................................................. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt CDC. Tiếng Anh. Tiếng Việt. Centers for Disease Control Trung tâm kiểm soát và phòng Prevention. ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ. CLGN. Chất lượng giấc ngủ. ĐTDĐ. Điện thoại di động. KTC. Khoảng tin cậy. NREM. Non Rapid Eye Movement. Cử động mắt không nhanh. PR. Prevelance Ratio. Tỷ số tỉ lệ hiện mắc. PSQI. Pittsburgh Sleep Quality Index Chỉ số chất lượng giấc ngủ Pittsburgh. REM. Rapid Eye Movement. Cử động mắt nhanh. SAS. Smartphone Additicion Scale. Thang đo nghiện smartphone. TP. HCM. Thành phố Hồ Chí Minh.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Thời lượng ngủ theo khuyến cáo .......................................................... 7 Bảng 1.2. Thành phần của thang đo PSQI ............................................................ 8 Bảng 2.1. Số lượng mẫu cần lấy ở mỗi khóa ...................................................... 20 Bảng 2.2. Các tiêu chí về áp lực học tập và áp lực tâm lí xã hội ........................ 27 Bảng 2.3. Điểm các thành phần của thang đo PSQI ........................................... 28 Bảng 3.1. Đặc điểm dân số xã hội của sinh viên ................................................ 32 Bảng 3.2. Một số thói quen của sinh viên ........................................................... 33 Bảng 3.3. Thói quen sử dụng điện thoại di động của sinh viên .......................... 35 Bảng 3.4. Đặc điểm môi trường ngủ của sinh viên ............................................. 36 Bảng 3.5. Các đặc điểm về áp lực học tập của sinh viên .................................... 37 Bảng 3.6. Các đặc điểm về áp lực tâm lí xã hội của sinh viên ........................... 38 Bảng 3.7. Thời lượng, giai đoạn ngủ, hiệu quả giấc ngủ trong tháng qua .......... 39 Bảng 3.8. Rối loạn chức năng hoạt động ban ngày trong tháng ......................... 40 Bảng 3.9. Các rối loạn giấc ngủ trong một tháng vừa qua ngủ sinh viên ........... 40 Bảng 3.10. Chất lượng giấc ngủ theo cảm giác chủ quan trong một tháng vừa qua của sinh viên ......................................................................................... 41 Bảng 3.11. Đánh giá chất lượng giấc ngủ trong một tháng vừa qua của sinh viên ..................................................................................................................... 41 Bảng 3.12. Mối liên quan giữa chất lượng giấc ngủ với các đặc tính dân số xã hội của sinh viên.......................................................................................... 42. DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Hình ảnh trường Cao đẳng Y Dược Hồng Đức .................................. 17. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Ngủ là một hoạt động hàng ngày, chiếm đến một phần ba cuộc đời của mỗi người. Tuy nhiên đa số nhiều người vẫn chưa thực sự hiểu biết về giấc ngủ và chức năng của nó. Dù rằng chức năng của giấc ngủ vẫn chưa được làm rõ hoàn toàn nhưng ngủ vẫn là một nhu cầu cơ bản và cần thiết đối với tất cả các động vật sống cấp cao bao gồm cả con người, cũng như sự thiếu vắng của hoạt động này có thể gây ra những hậu quả sinh lí nghiêm trọng đối với con người [24]. Ngủ là khoảng thời gian cần thiết cho cơ thể tái tạo, hồi phục sau một ngày hoạt động vất vả, tích lũy và dự trữ năng lượng cần thiết cho sự phát triển của cơ thể. Ngủ đủ giấc và sau khi ngủ dậy không có cảm giác mệt mỏi, uể oải, cơ thể cảm thấy tỉnh táo khỏe mạnh là một giấc ngủ đạt chất lượng [9]. Trong thời đại ngày nay, với sự phát triển bùng nổ của công nghệ kĩ thuật, điện thoại di động, internet, các chương trình giải trí, các thói quen, áp lực học tập, công việc, các mối quan hệ xã hội và các hoạt động sống hàng ngày khác đã ảnh hưởng không nhỏ tới với việc duy trì một giấc ngủ ngon đạt chất lượng của mỗi con người. Theo các báo cáo gần đây, có tới 45% dân số thế giới gặp các vấn đề về giấc ngủ mỗi năm. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) có tới 1/3 người trưởng thành của Mỹ không ngủ đủ giấc [22]. Một nghiên cứu tại Đức trên 9284 người trưởng thành có độ tuổi từ 18-80 về rối loạn giấc ngủ cho thấy tỉ lệ chất lượng giấc ngủ kém (PSQI>5) là 36% [37]. Tại Việt Nam theo báo cáo từ nghiên cứu khảo sát hơn 800 người độ tuổi từ 18-65 của Bệnh viện tâm thần thành phố Hồ Chí Minh năm 2012 cho thấy có 18,3% những người được khảo sát bị mất ngủ [9]. Tác hại của tình trạng thiếu ngủ thường xuyên gây ra sự mệt mỏi, trì trệ, thiếu tập trung trong công việc, khiến chúng ta dễ mắc các sai sót, gây ra các vấn đề về an toàn trong lao động, sinh hoạt hàng ngày. Thiếu ngủ còn làm gia tăng các vấn đề về sức khỏe dẫn đến các bệnh mãn tính hiện nay như đái tháo đường tuýp 2, bệnh tim, béo phì làm giảm khả năng lao động sản xuất, ảnh hưởng.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> 2 nghiêm trọng đến các khía cạnh khác trong cuộc sống con người [22]. Rối loạn giấc ngủ còn có thể gây ra các vấn đề về trầm cảm cũng như làm tăng thêm hành vi tự sát ở bệnh nhân trầm cảm [16], [30]. Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy việc rối loạn giấc ngủ xảy ra nhiều hơn ở sinh viên đại học nói chung [47], [36], [22]. Riêng với sinh viên ngành y thì áp lực dành cho họ còn lớn hơn bởi những yêu cầu khắt khe về chuyên môn và học thuật. Với khối lượng kiến thức khổng lồ của các chương trình giảng dạy Y khoa, các kì thi thường xuyên, thời gian thực hành lâm sàng, trực gác rất nặng nề. Một nghiên cứu năm 2012 tại Đại học y King Saud báo cáo rằng có 36,6% sinh viên tham gia có thói quen ngủ bất thường [14]. Nghiên cứu năm 2014 tại đại học Y khoa Pakistan có tới 77% sinh viên có chất lượng giấc ngủ kém [56]. Điều này dẫn đến những hệ lụy ảnh hưởng đến kết quả học tập, sức khỏe và những sai sót trong việc sinh hoạt hàng ngày [30]. Trường Cao đẳng Y Dược Hồng Đức là cơ sở đào tạo ngoài công lập, đa ngành, cơ sở nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ và là nơi đào tạo đội ngũ cán bộ y dược trình độ cao đẳng và thấp hơn [13]. Sinh viên ngành y đặc thù với khối lượng kiến thức y khoa và kỹ năng lâm sàng nặng nề, áp lực học tập và các mùa thi căng thẳng. Những vấn đề này có thể sẽ làm thay đổi đến hành vi, thói quen ngủ và chất lượng giấc ngủ gây ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng tập trung, khả năng tư duy, duy trì sự tỉnh táo và hứng thú trong học tập. Tuy nhiên chưa có báo cáo cụ thể nào về vấn đề này. Câu hỏi đặt ra là chất lượng giấc ngủ của sinh viên tại trường như thế nào? Có những yếu tố nào liên quan đến chất lượng giấc ngủ của sinh viên? Trả lời những câu hỏi này sẽ giúp đưa ra những đề xuất, kiến nghị phù hợp góp phần cải thiện tình trạng chất lượng giấc ngủ, mang lại cho sinh viên một sức khỏe tốt, từ đó có thể tập trung, thoái mái hơn trong công việc học tập, cũng như những sinh hoạt trong cuộc sống. Với những lí do trên chúng tôi thực hiện đề tài “Chất lượng giấc ngủ và yếu tố liên quan của sinh viên trường Cao đẳng Y dược Hồng Đức TP. Hồ Chí Minh. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> 3 năm 2020” với mục tiêu: 1. Đánh giá chất lượng giấc ngủ của sinh viên trường Cao đẳng Y Dược Hồng Đức thành phố Hồ Chí Minh năm 2020. 2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến chất lượng giấc ngủ của sinh viên trường Cao đẳng Y Dược Hồng Đức thành phố Hồ Chí Minh..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> 4 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Giấc ngủ và chất lượng giấc ngủ 1.1.1. Một số khái niệm liên quan đến giấc ngủ Ngủ là một nhu cầu tự nhiên ở người để đảm bảo não bộ và các cơ quan trong cơ thể được nghỉ ngơi, hồi phục năng lượng, khi ngủ cơ thể tiết ra những hormon quan trọng giúp cho quá trình chuyển hóa và tích lũy năng lượng cần thiết cho hoạt động hằng ngày. Đây là một nhu cầu tất yếu giúp duy trì sự sống giống như là thức ăn và nước uống [9]. Ngủ là một khối phức tạp bao gồm quá trình sinh lý và hành vi. Về mặt sinh lý, giấc ngủ là một trạng thái tự nhiên của cơ thể nhằm đảm bảo cho các tế bào thần kinh được nghỉ ngơi và phục hồi chức năng. Về mặt hành vi, giấc ngủ là một trạng thái đảo ngược của nhận thức, dần dần buông bỏ và không đáp ứng với môi trường xung quanh, đi kèm với giấc ngủ thường điển hình với tư thế nằm xuống, hành vi yên lặng và mắt nhắm lại. Trong trường hợp bất thường, các hành vi khác như mộng du, nghiến răng, nói mớ hoặc các hoạt động thể chất khác có thể xảy ra trong khi ngủ [21]. 1.1.2. Vai trò của giấc ngủ Giấc ngủ giữ một vai trò rất quan trọng trong việc duy trì sức khỏe, tái tạo năng lượng và phục hồi sau một ngày làm việc. Mỗi giai đoạn của giấc ngủ sẽ mang lại những lợi ích khác nhau, bao gồm [4], [44] Duy trì sự cân bằng của các hormon trong cơ thể. Hỗ trợ cho sự tăng trưởng và phát triển của cơ thể. Đóng vai trò quan trọng trong tuổi dậy thì và khả năng sinh sản. Thư giãn, phục hồi cơ bắp, giúp não bộ hoạt động tốt. Ngủ đủ chất lượng và đúng thời điểm sẽ giúp các cá nhân hoạt động tốt trong suốt cả ngày.. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> 5 1.1.3. Ảnh hưởng của chất lượng giấc ngủ kém Tình trạng chất lượng giấc ngủ (CLGN) kém làm cho con người suy giảm sự tập trung, chú ý, dễ xảy ra những sai sót trong quá trình lao động, sinh hoạt làm tăng nguy cơ chấn thương, té ngã, tai nạn lao động, tai nạn sinh hoạt [22]. Các nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra mối liên quan giữa CLGN kém và các bệnh mãn tính, chất lượng cuộc sống. Một nghiên cứu đoàn hệ tại Hà Lan (2011) báo cáo rằng những người có thời lượng ngủ ngắn và CLGN kém có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn 63% và nguy cơ mắc bệnh mạch vành cao hơn 79% so với những người có thời lượng ngủ bình thường và CLGN tốt [34]. Một nghiên cứu khác thực hiện tại Đài Bắc Trung Quốc (2017) báo cáo rằng những người có hội chứng ngưng thở khi ngủ làm tăng nguy cơ mắc các biến cố tim mạch có hại bằng 1,95 lần so với những người không mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ. Trong các biến cố tim mạch có hại phổ biến nhất là đột quỵ, với rủi ro cao hơn 1,75 lần (KTC 95%: 1,37-2,20; giá trị p<0,001). Mặc dù xu hướng là tương tự, cho thấy tỉ lệ rung tâm nhĩ tăng cao khoảng 1,63 lần, (KTC 95%: 0,783,40; giá trị p= 0,193) và cao bằng 1,44 lần (KTC 95%: 0,74-2,79; giá trị p= 0,287 ) trong nhồi máu cơ tim [40]. 1.1.4. Các giai đoạn của giấc ngủ Một giấc ngủ bình thường bao gồm hai pha là không cử động mắt nhanh (NREM: Non Rapid Eye Movement) và cử động mắt nhanh (REM: Rapid Eye Movement) các pha này xen kẽ với nhau khoảng 4 đến 5 chu kì mỗi đêm để tạo thành một chu kì giấc ngủ [24]. Thời gian trung bình của chu kì NREM-REM đầu tiên khoảng 70- 100 phút, ở chu kì thứ 2 và sau đó thì kéo dài từ 90-120 phút. Ở người trưởng thành bình thường, pha REM tăng lên và dài nhất trong một phần ba cuối cùng của chu kì giấc ngủ. Sau chu kì NREM-REM thứ nhất, giai đoạn 2 bắt đầu chiếm phần lớn thời gian trong pha NREM, giai đoạn 3 và 4 giảm dần và có thể biến mất từ chu kì thứ hai trở đi [21]. Pha NREM mở đầu cho một giấc ngủ, chiếm 75–80% tổng thời gian dành.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> 6 cho giấc ngủ, bao gồm 4 giai đoạn: Giai đoạn 1: Đây là giai đoạn chuyển tiếp giữa thức sang ngủ chỉ kéo dài khoảng vài phút, chiếm 2-5% giấc ngủ. Giai đoạn này rất ngắn và dễ bị gián đoạn bởi những tác động nhỏ như tiếng ồn. Giai đoạn 2: Là giai đoạn ngủ thật, giai đoạn này chiếm 10-25 phút và chiếm 50% giấc ngủ, có giả thiết cho rằng giai đoạn ngủ này giúp củng cố trí nhớ và cần có những kích thích mạnh mẽ hơn giai đoạn 1 để có thể đánh thức. Giai đoạn 3: Là giai đoạn chuyển tiếp giữa ngủ nông và ngủ sâu, giai đoạn này chiếm khoảng 8% giấc ngủ. Giai đoạn 4: Đây là giai đoạn ngủ sâu chiếm 25% giấc ngủ, giúp cơ thể hoàn toàn nghỉ ngơi và hồi phục cơ bắp, đây là giai đoạn khó đánh thức nhất. Pha REM: Là giai đoạn cử động mắt nhanh, chiếm 20 – 25% giấc ngủ, diễn ra sau giai đoạn 4 và cũng là giai đoạn cuối cùng của một chu kỳ ngủ, kéo dài 1 5 phút ở chu kỳ đầu tiên, sau đó tăng dần lên ở những chu kỳ kế tiếp. 1.1.5. Khái niệm chất lượng giấc ngủ Chất lượng giấc ngủ là sự hài lòng của một người khi trải qua giấc ngủ của mình, nó được đánh giá thông qua nhiều khía cạnh khác nhau như sự bắt đầu vào giấc ngủ, khả năng duy trì giấc ngủ, thời lượng giấc ngủ, tình trạng sức khỏe sau khi ngủ dậy. Thời lượng ngủ khuyến cáo Các khuyến nghị gần đây của Viện Y học Giấc ngủ Hoa Kỳ (AASM) và Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) [45]:. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> 7 Bảng 1.1. Thời lượng ngủ theo khuyến cáo. Nguồn American Academy of Sleep Medicine, 2019 [45] Tuổi. Thời gian ngủ. Trẻ sơ sinh dưới 12 tháng tuổi. 12-16 giờ/ngày. 1-2 tuổi. 11-14 giờ/ngày. 3-5 tuổi. 10-13 giờ/ngày. 6-12 tuổi. 9-12 giờ/ngày. 13-18 tuổi. 8-10 giờ/ngày. Trên 18 tuổi. 7-8 giờ/ngày. 1.1.6. Thang đo chất lượng giấc ngủ PSQI (The Pittsburgh Sleep Quality Index) Thang đo The Pittsburgh Sleep Quality Index (PSQI) là thang đo về CLGN được phát triển năm 1989. Chỉ số chất lượng giấc ngủ của PSQI là bảng câu hỏi tự đánh giá chất lượng giấc ngủ và những rối loạn trong khoảng thời gian 1 tháng vừa qua. Thang đo gồm 19 câu hỏi phối hợp thành 7 thành phần. Mỗi thành phần có các mức từ 0 - 3 điểm. Điểm chất lượng giấc ngủ chung bằng tổng điểm của 7 thành phần, có giá trị từ 0 – 21 điểm. Thang đo này đã được áp dụng trên nhiều đối tượng khác nhau trong đó có đối tượng học sinh, sinh viên. Thang đo này đã được lượng giá về độ tin cậy, tính đặc hiệu qua các nghiên cứu của nhiều nước trên thế giới như Brazil, Peru, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ý [54], [20], [28], [52], [60]. Thang đo PSQI với điểm cắt ngang tại 5 mang lại độ nhạy chẩn đoán là 89,6% và độ đặc hiệu là 86,5% (với kappa = 0,75 ; p<0,001) giữa chất lượng giấc ngủ tốt và kém. Vì vậy trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng thang đo PSQI này để đánh giá chất lượng giấc ngủ ở đối tượng sinh viên. Tại Việt Nam năm 2013 tác giả Tô Minh Ngọc và các cộng sự đã thực hiện nghiên cứu “ Độ tin cậy và tính giá trị của chỉ báo chất lượng giấc ngủ Pitspurgh phiên bản Tiếng.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> 8 Việt” để có thể đánh giá một cách chính xác về độ tin cậy và tính đặc hiệu của thang đo này tại Việt Nam cho kết quả với hệ số Cronbachs alpha là 0,789 và tính tin cậy lặp lại khá tốt; độ nhạy và độ đặc hiệu tại điểm cắt 5 là 87,8% và 75% khi đánh giá CLGN trên đối tượng là người Việt Nam [6]. Từ những bằng chứng trên, nghiên cứu quyết định sử dụng thang đo PSQI với điểm cắt 5 để đo lường CLGN của đối tượng tham gia nghiên cứu như một công cụ đo lường đáng tin cậy. Thang đo PSQI phản ánh bảy thành phần về giấc ngủ như sau: Bảng 1.2. Thành phần của thang đo PSQI. Nguồn Tô Minh Ngọc, 2015 [6] Thang đo PSQI. Nội dung. Thành phần 1. Chất lượng giấc ngủ chủ quan. Thành phần 2. Giai đoạn đi vào giấc ngủ. Thành phần 3. Thời lượng ngủ. Thành phần 4. Hiệu quả giấc ngủ theo thói quen. Thành phần 5. Các rối loạn giấc ngủ. Thành phần 6. Dùng thuốc ngủ. Thành phần 7. Rối loạn chức năng ban ngày. 1.2. Chất lượng giấc ngủ của sinh viên và một số yếu tố liên quan qua một số nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam 1.2.1. Các nghiên cứu trên thế giới Các nghiên cứu trên thế giới tìm hiểu về CLGN của sinh viên từ năm 2009 đến năm 2018 báo cáo tỉ lệ sinh viên có CLGN kém được đo lường thông qua thang đo PSQI dao động từ 33,8% đến 62,7% [36], [39], [41], [49]. Một nghiên cứu của K.Ahrberg tiến hành ở 144 sinh viên y khoa đại học Mucnich tại Đức. Nghiên cứu sử dụng bộ câu hỏi tự điền bao gồm các mục: điểm kiểm tra kết quả kì thi kiến thức tổng hợp tiền lâm sàng, thang đo khảo sát chất lượng giấc ngủ PSQI thang đo đánh giá tình trạng stress và các đặc điểm. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> 9 dân số, xã hội. Sinh viên được yêu cầu bắt buộc tự điền câu trả lời vào ba thời điểm khác nhau: khoảng thời gian trong học kì, trước kì kiểm tra kiến thức tổng quát 7 ngày (sinh viên được yêu cầu trả lời vềcác đặc cần khảo sát trên trong 4 tuần vừa qua) và lần cuối sau kì kiểm tra 8 tuần (sinh viên cũng được yêu cầu trả lời về các đặc cần khảo sát trên trong 4 tuần vừa qua). Kết quả cho thấy có mối tương quan giữa chất lượng giấc ngủ và kết quả học tập. Cụ thể,sinh viên có điểm kiểm tra thấp đồng nghĩa với việc có chất lượng giấc ngủ kém; hệ số tương quan R= 0,158, p< 0,03. Tuy nhiên có điểm lưu ý là hệ số tương quan trong nghiên cứu này thấp hơn 0,3 có lẽ do ảnh hưởng của cỡ mẫu nhỏ nên không đại diện cho dân số điều tra [17]. Một nghiên cứu cắt ngang mô tả khác tiến hành ở đại học Y dược Rabat ở Maróc với 600 sinh viên y khoa từ năm nhất đến năm thứ năm trong đó có 457 sinh viên đồng ý tham gia, nghiên cứu được tiến hành một tháng trước kì kiểm tra để đảm bảo sinh viên không bị ảnh hưởng bởi bất kì yếu tố tâm lý nào. Nghiên cứu sử dụng bộ câu hỏi tự điền chia làm bốn thành phần khác nhau, trong đó có phần khảo sát chất lượng giấc ngủ bằng thang do PSQI. Kết quả cho thấy chất lượng giấc ngủ kém chiếm khoảng 2/3 đối tượng nghiên cứu và cho thấy sự ảnh hưởng tiêu cực của chất lượng giấc ngủ lên kết quả học tập. Mối tương quan giữa điểm số PSQI và điểm trung bình học kì năm học với R= -0,09 CI 95% ( -0,17-0,03) p=0,004. Tuy nhiên nghiên cứu sử dụng bộ câu hỏi tự điền làm cho kết quả trở nên có phần chưa khách quan, tỉ lệ nữ giới trong nghiên cứu cao hơn ở nam do tỉ lệ nữ ở trường chiếm ưu thế. Để rút ngắn thời gian và gia tăng tỉ lệ trả lời nghiên cứu đã bỏ bớt phần khảo sát về những đặc điểm dân số xã hội và khảo sát về các bệnh lý rối loạn giấc ngủ đặc trưng, vì thế cần nhiều nghiên cứu khác tiến hành để khảo sát các mối liên quan đó để tìm ra nguyên nhân, góp phần nâng cao thành tích học tập ở sinh viên [25]. 1.2.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam Các nghiên cứu trong nước từ năm 2015 đến năm 2017 báo cáo tỉ lệ CLGN.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> 10 kém trên đối tượng học sinh, sinh viên thông qua thang đo PSQI dao động từ 40% đến 59,1% [2], [7], [10]. Một nghiên cứu cắt ngang của Vũ Thị Thảo (2016) được thực hiện trên sinh viên khoa Y tế công cộng, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. Các sinh viên trả lời bộ câu hỏi tự điền. Mức độ sử dụng smartphone và chất lượng giấc ngủ được đánh giá qua thang SAS và PSQI. Kết quả: Trong 384 sinh viên tham gia nghiên cứu, tỷ lệ sinh viên sử dụng smartphone mức độ cao và chất lượng giấc ngủ kém lần lượt là 47,9% và 44,8%. Kết quả phân tích của hồi quy đa biến cho thấy có mối liên quan chặt chẽ giữa mức độ sử dụng smartphone với chất lượng giấc ngủ (p=0,0013). Tỷ lệ sinh viên sử dụng smartphone mức độ cao ở nhóm chất lượng giấc ngủ kém cao hơn 1,36 lần sinh viên sử dụng smartphone mức độ thấp (KTC 95% 1,07 – 1,73). Điểm mức độ sử dụng smartphone giải thích 7% sự biến thiên điểm chất lượng giấc ngủ (p<0,001). Kết luận: Tỷ lệ sinh viên sử dụng smartphone mức độ cao và có chất lượng giấc ngủ kém chiếm tỷ lệ cao. Nghiên cứu cho thấy mức độ sử dụng smartphone ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của sinh viên khoa Y tế Công Cộng [10]. Một nghiên cứu của tác giả Trần Ngọc Trúc Quỳnh được tiến hành trên 482 sinh viên ngành Bác sĩ Y học dự phòng-Khoa y tế công cộng - Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh năm 2015. Cho thấy, tỉ lệ sinh viên có chất lượng giấc ngủ kém cao chiểm khoảng 59,1%. Kết quả học tập của sinh viên càng tốt thì tỷ lệ CLGN kém của họ càng giảm. So với sinh viên có kết quả học tập yếu, tỷ lệ sinh viên có CLGN kém thấp hơn được tìm thấy đối với kết quả học tập trung bình (PR=0,7; KTC 95%: 0,52 –0,94), trung bình khá (PR=0,65; KTC 95%: 0,49 –0,87) và khá giỏi (PR=0,63; KTC 95% :0,45 –0,88). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Tuy nhiên trong nghiên cứu có những câu hỏi nhớ lại, do đó thông tin có phần kém chính xác, nghiên cứu sử dụng thiết kế cắt ngang nên kết quả chỉ phản ánh thực trạng CLGN của sinh viên tại thời điểm nghiên cứu và không thể xác định mối quan hệ nhân quả giữa CLGN với các yếu tố liên quan được tìm thấy [7].. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> 11 Theo một nghiên cứu khác của Phùng Ngô Hà Châu được tiến hành trên 384 sinh viên khoa Y tế công cộng - Đại học Y Dược thành phồ Hồ Chí Minh năm 2017 cho thấy có 47,1% sinh viên có chất lượng giấc ngủ kém. Tuy nhiên nghiên cứu không tìm thấy mối liên quan giữa chất lượng giấc ngủ kém và thành tích học tập ở sinh viên [2]. Nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Sơn (2019): thiết kế nghiên cứu cắt ngang mô tả 372 sinh viên ngành bác sĩ Răng Hàm Mặt Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh năm học 2018-2019. Kết quả: tỉ lệ sinh viên có chất lượng giấc ngủ kém theo thang đo PSQI là 47,6%. Có mối liên quan giữa chất lượng giấc ngủ và các yếu tố như năm học, tần suất tập thể dục, thể thao, bị thức giấc giữa đêm vì điện thoại di động và áp lực xã hội. Kết luận: sinh viên cần thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao, tắt điện thoại di động trước khi đi ngủ và sắp xếp thời gian học tập, nghỉ ngơi hợp lí để có giấc ngủ tốt. Nhà trường sắp xếp lịch học, lịch thi hợp lí [8]. Nghiên cứu cắt ngang của Trần Gia Hưng (2019) được tiến hành trên 384 sinh viên ngành Bác sĩ Đa khoa từ năm nhất đến năm sáu. Nghiên cứu sử dụng bộ câu hỏi tự điền và thang đo chất lượng giấc ngủ PSQI với điểm cắt >5 điểm được xác định là có chất lượng giấc ngủ kém. Sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính đa biến để xác định các yếu tố liên quan và kiểm soát các yếu tố gây nhiễu. Kết quả: Tỉ lệ sinh viên có chất lượng giấc ngủ kém là 39,6%. Sau khi kiểm soát các yếu tố gây nhiễu bằng mô hình hồi quy tuyến tính đa biến, kết quả cho thấy có mối tương quan thuận có ý nghĩa thống kê giữa điểm trung bình học tập của sinh viên và chất lượng giăc ngủ ( p<0,05) Kết luận: điểm số trong thang điểm PSQI tăng 1 đơn vị thì điểm trung bình học lực tăng 0,07 điểm. Mô hình giải thích được đến khoảng 53,67% sự biến thiên của điểm số trung bình học lực [3]. 1.2.3. Yếu tố liên quan đến chất lượng giấc ngủ qua các nghiên cứu Sự liên quan giữa chất lượng giấc ngủ và giới tính Nghiên cứu của Adelantado-Renau (2018) cho thấy tổng điểm CLGN tốt.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> 12 (PSQI≤5) ở giới nam (74%) tốt hơn so với giới nữ (54%) với p<0,001 [15]. Một nghiên cứu tại Peru với 2458 sinh viên tham gia nghiên cứu chỉ ra tỉ lệ nữ có CLGN kém (PSQI> 5) là 63,5% so với nam là 57,3% với p<0,001 [49]. Nghiên cứu trên có cỡ mẫu lớn 965 nam và 1493 nữ tham gia nghiên cứu nhưng có sự chênh lệch đáng kể về tỉ lệ nam, nữ tham gia với số lượng khác nhau có thể ảnh hưởng đến tỉ lệ CLGN kém của mỗi giới. Nghiên cứu của Cheng (2012) [23] ở sinh viên tại Đài Loan chỉ ra có sự liên quan đáng kể giữa tỉ lệ giấc ngủ kém và giới nữ. Nhưng nghiên cứu tại Đài Loan sử dụng thang đo PSQI tại điểm cắt 6, khác biệt về điểm cắt với nghiên cứu của chúng tôi. Nhưng vẫn còn nhiều nghiên cứu chưa tìm được sự liên quan có ý nghĩa thống kê giữa giới tính và CLGN [55]. Sự liên quan giữa chất lượng giấc ngủ và năm học Hồi cứu lại các y văn cũng cho thấy có mối liên quan giữa CLGN và năm học, cụ thể qua nghiên cứu năm 2014 của tác giả Eyvazlou thực hiện tại một đại học khoa học Y tế ở Đông Bắc Iran cho thấy sự khác biệt của điểm CLGN qua từng năm học (năm 1: 5,73 ± 2,98; năm 2:6,43 ± 3,85; năm 3: 6,42 ± 2,59; năm 4: 5,66±1,8 với p=0,024) có ý nghĩa về mặt thống kê [27]. Nghiên cứu ở Iran không sử dụng điểm cắt cụ thể nào mà nghiên cứu tìm thấy sự khác biệt dựa trên tổng điểm PSQI. Tuy nhiên một số nghiên cứu khác như nghiên cứu của Phùng Ngô Hà Châu (2017), không tìm thấy mối liên quan giữa CLGN và các năm học [2]. Sự liên quan giữa chất lượng giấc ngủ và kết quả học tập. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng CLGN kém có mối liên quan đến kết quả học tập kém hơn [26]. Theo nghiên cứu của Trần Ngọc Trúc Quỳnh (2015) tỉ lệ sinh viên có kết quả học tập khá, giỏi có CLGN kém bằng 0,68 lần (KTC 95%: 0,48-0,94 và p=0,024) so với sinh viên có kết quả học tập yếu [7]. Theo nghiên cứu của Mister Sandman (2015) tại Đại học Gent chỉ ra rằng nếu tăng điểm PSQI ngụ ý là làm giảm CLGN sẽ dẫn đến việc làm giảm kết quả điểm thi của đối tượng từ 0,97-20 điểm [19]. Theo nghiên cứu cho đối tượng sinh viên y. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> 13 khoa Sudan (2015) giữa 2 nhóm sinh viên có kết quả học tập xuất sắc và trung bình thì tổng điểm CLGN kém ở nhóm xuất sắc là 4,03 ± 3,3 so với nhóm trung bình là 10,6 ± 3,8 có sự khác biệt về thống kê giữa 2 nhóm (p<0,001), tỉ lệ về CLGN kém ở 2 nhóm xuất sắc và trung bình lần lượt là 36% và 94,6% với p<0,001 có ý nghĩa thống kê [42]. Sự liên quan giữa chất lượng giấc ngủ và hút thuốc lá Nghiên cứu tại Ethiopia năm 2012 chỉ ra những sinh viên có hút thuốc lá so với những người không hút thuốc có tỉ lệ trễ ngủ cao hơn (OR = 1,68; KTC 95%: 1,07- 2,64), hiệu quả giấc ngủ kém (OR = 1,74; KTC 95%: 1,11-2,73) và sử dụng thuốc ngủ (OR = 2,84; KTC 95%: 1,26-6,43) [39]. Một nghiên cứu tại Thái Lan trên 2854 sinh viên đại học Thái Lan thì báo cáo rằng những người hút thuốc hiện tại có tỉ lệ chất lượng giấc ngủ kém cao hơn (OR=1,37; KTC 95%: 1,01-1,86) so với những người chưa bao giờ hút thuốc [41]. Hai nghiên cứu trên đều có cỡ mẫu nghiên cứu lớn, đối tượng tham gia hai nghiên cứu trên là sinh viên đại học, không phải sinh viên y khoa nên có thể có những sự khác biệt. Sự liên quan giữa chất lượng giấc ngủ và hoạt động thể lực Một nghiên cứu cắt ngang được thực hiện tại đại học Vũ Hán Trung Quốc khảo sát ở 1106 sinh viên về tương tác giữa hoạt động thể chất và CLGN, thì những người có hoạt động thể chất có nguy cơ đối với CLGN kém (OR=0,48; KTC 95%: 0,3- 0,78) [28]. Nghiên cứu trên đối tượng tham gia là những sinh viên năm nhất, nên kết quả có thể chưa phản ánh chính xác nhất mối liên quan của CLGN với toàn bộ sinh viên của trường. Sự liên quan giữa chất lượng giấc ngủ và uống rượu bia Một nghiên cứu được thực hiện ở sinh viên đại học Thái Lan năm 2013 báo cáo có 35% sinh viên tham gia nghiên cứu có sử dụng rượu bia và kết quả chỉ ra những sinh viên sử dụng từ 20 đồ uống có cồn mỗi tháng có số chênh CLGN kém bằng 2,1 lần so với những sinh viên tiêu thụ ít hơn 1 đồ uống có cồn mỗi tháng sau khi điều chỉnh theo tuổi và giới tính (OR=2,1; KTC 95%:1,14-3,85).

<span class='text_page_counter'>(22)</span> 14 [41]. Nghiên cứu của tác giả Sanchez (2013) tại Đại học Peru tìm thấy mối liên quan giữa CLGN và sử dụng rượu bia, những sinh viên tiêu thụ từ 1-19 đồ uống có cồn mỗi tháng có CLGN kém bằng 1,31 lần (KTC 95%: 1,05-1,63) với p=0,03 so với những sinh viên tiêu thụ dưới 1 đồ uống có cồn mỗi tháng [49]. Hai nghiên cứu trên đều sử dụng câu hỏi về tổng số rượu bia uống trong vòng một tháng qua có thể gây ra những sai lệch hồi tưởng. Không đánh giá được số lượng rượu bia trung bình mỗi lần sử dụng. Sự liên quan giữa chất lượng giấc ngủ và đồ uống chứa cafein Nghiên cứu trên sinh viên đại học ở Ethiopia chỉ ra rằng trong số những sinh viên có CLGN kém thì 82,3% cho biết tiêu thụ một số loại đồ uống có chứa caffeine. Nghiên cứu cũng tìm ra mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa việc tiêu thụ bất kỳ loại đồ uống có chứa caffeine và chất lượng giấc ngủ kém (giá trị p = 0,015) [39]. Một nghiên cứu khác năm 2011 tại Hoa Kì cũng chỉ ra rằng sử dụng đồ uống chứa caffein>1 lần/ngày có CLGN kém hơn (OR = 1,14; KTC 95%: 1,03-1,28) so với những sinh viên không sử dụng đồ uống chứa caffeine [46]. Nghiên cứu tại Peru chỉ ra những sinh viên tiêu thụ ≥ 3 đồ uống kích thích mỗi tuần có tỉ lệ CLGN kém bằng 1,88 lần (OR = 1,88; KTC:95% : 1,42-2,50) so với người không tiêu thụ [49]. Sự liên quan giữa chất lượng giấc ngủ và sử dụng điện thoại di động Nghiên cứu của tác giả Nida Nowreen năm 2018 chỉ ra có mỗi liên quan giữa điểm của thang đo nghiện smartphone (SAS) và điểm PSQI, kết quả chỉ ra điểm PSQI trung bình cao hơn ở nhóm người có mức độ sử dụng smartphone cao (6,48) so với nhóm sử dụng thấp (5,19). Tương tự điểm SAS trung bình cao hơn ở nhóm người có CLGN kém (28,86) so với người nhóm người có CLGN tốt (22,13) [47]. Nghiên cứu của tác giả Demirci năm 2015 tìm thấy mối liên quan giữa điểm SAS với tổng điểm PSQI, kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng nhóm sử dụng smartphone mức độ cao có tổng điểm PSQI cao hơn nhóm có mức độ sử dụng smartphone thấp, điểm SAS tương quan thuận với tổng điểm PSQI (r =0,125, p = 0,011), với thành phần chất lượng giấc ngủ chủ quan của. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(23)</span> 15 PSQI (r =0,138, p = 0,030), với thành phần rối loạn giấc ngủ của PSQI (r = 0,153, p =0,016) và với thành phần rối loạn chức năng ban ngày của PSQI (r = 0,244, p <0,001) [59]. Các nghiên cứu này sử dụng thang đo SAS để đánh giá mức độ sử dụng smartphone, nên tính tin cậy và giá trị cao. Sự liên quan giữa chất lượng giấc ngủ và đặc điểm nơi ngủ, nơi ở Một nghiên cứu năm 2012 của tác giả Insaf Altun tại Thổ Nhĩ Kì chỉ ra các nguyên nhân thường gặp nhất ảnh hưởng đến CLGN của sinh viên đại học thì 63,7% là “tiếp xúc với khói thuốc lá trong phòng ngủ”; 61,7% là do “tiếng ồn”; 55,1% là do “chất lượng không khí trong phòng”; 53,1% là do “các mùi khác ở trong phòng ngủ”; 52% là do “tiếng ồn gây ra bởi người khác trong phòng” [18]. Một nghiên cứu khác của tác giả Ghoreishi (2008) thực hiện trên sinh viên y khoa chỉ ra mối liên quan giữa CLGN và nơi ở, cụ thể tỉ lệ CLGN kém là lần lượt là 61,5% với các sinh viên sống với vợ hoặc chồng của họ, có 44,6% cho sinh viên sống trong nhà riêng của họ; 37,6% trong số các sinh viên sống trong kí túc xá; 20,8% đối với những sinh viên sống cùng với cha mẹ với p=0,024 [32]. Sự liên quan giữa chất lượng giấc ngủ và các yếu tố áp lực Tỉ lệ căng thẳng của sinh viên y khoa được báo cáo tại Ả rập Saudia là 63% [14]. Một nghiên cứu năm 2015 trên sinh viên y khoa Pakistan cho thấy có 55,9% sinh viên tham gia nghiên cứu có áp lực học tập và nghiên cứu cũng tìm ra được mối liên quan giữa CLGN và áp lực học tập có ý nghĩa thống kê với p<0,05 là những sinh viên không có áp lực học tập có điểm trung bình CLGN thấp hơn những sinh viên bị áp lực học tập [56]. Những nghiên cứu trên không nêu ra được những yếu tố cụ thể nào về học tập gây ra những ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của sinh viên. Các nghiên cứu trước đây mà nghiên cứu của chúng tôi tìm được chỉ đánh giá các yếu tố như thói quen sinh hoạt, đặc điểm dân số xã hội, những áp lực của sinh viên mà chưa có nhiều nghiên cứu tìm hiểu những yếu tố về đặc điểm nơi.

<span class='text_page_counter'>(24)</span> 16 ngủ ảnh hưởng thế nào đến chất lượng giấc ngủ của sinh viên. Do đó chúng tôi thực hiện nghiên cứu này để tìm hiểu những yếu tố đặc điểm môi trường ngủ tác động đến giấc ngủ của sinh viên để bổ sung thêm cho những nghiên cứu trước. 1.3. Giới thiệu sơ lược về địa điểm nghiên cứu Trường Cao đẳng Y Dược Hồng Đức được thành lập theo quyết định số 3608/QĐ – BGDĐT, ngày 10 tháng 9 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo. Trường Cao đẳng Y Dược Hồng Đức là cơ sở đào tạo ngoài công lập, đa cấp, đa ngành, là cơ sở nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, cơ sở đào tạo đội ngũ cán bộ y dược trình độ cao đẳng và thấp hơn. Trường Cao Đẳng Y Dược Hồng Đức TP. HCM đến nay, trường có tổng cộng 103 cán bộ - giảng viên trong đó có 81 giảng viên cơ hữu (01 Tiến sỹ, 08 Thạc sỹ, 49 đại học đúng chuyên ngành) và 23 giảng viên thỉnh giảng. Về cơ sở vật chất, cơ sở vật chất Nhà trường với trên 150 giảng đường và phòng học rộng rãi thoáng mát, trên 100 phòng thí nghiệm và thực hành có trang thiết bị hiện đại, các khu nội trú có sức chứa 5.000 người. Thư viện hiện có trên 200.000 bản sách các loại. Nhà trường đã tin học toàn bộ và sâu rộng mọi hoạt động trong trường, sinh viên có thể truy cập internet, sử dụng mạng để tìm kiếm các thông tin thư viện điện tử phục vụ học tập. Mọi liên hệ giao tiếp với thầy và tìm kiếm những thông tin về khoa, về trường v.v..., sinh viên học sinh có thể tìm kiếm trên mạng. Nhà ăn, kí túc xá sinh viên, nhà truyền thống, thư viện điện tử, hệ thống xưởng thực tập, phòng thí nghiệm và các phòng học, giảng đường ngày càng được hoàn thiện theo tiêu chuẩn quốc tế. Các phương tiện tin học trong Nhà trường được nối mạng và kết nối internet sẽ ngày càng được sử dụng rộng rãi. Bên cạnh đó nhà trường còn có Bệnh viện Đa khoa Hồng Đức là Bệnh viện thuộc trường Cao đẳng Y dược Hồng Đức, có chuỗi hệ thống nhà thuốc Onehealth trực thuộc Bệnh viện và nhà trường, cùng Tạp chí Sức khoẻ Onehealth….nhằm tạo môi trường năng động cho sinh viên khi học tập và ra. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(25)</span> 17 trường… Về số lượng sinh viên, tại trường cao đẳng Y dược Hồng Đức, thống kê năm 2019 cho thấy số lượng sinh viên khoảng 3.500 sinh viên. Sinh viên ngành y đặc thù với khối lượng kiến thức y khoa và kỹ năng lâm sàng nặng nề, áp lực học tập và các mùa thi căng thẳng. Những vấn đề này có thể sẽ làm thay đổi đến hành vi, thói quen ngủ và chất lượng giấc ngủ gây ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng tập trung, khả năng tư duy, duy trì sự tỉnh táo và hứng thú trong học tập. Tuy nhiên chưa có báo cáo cụ thể nào về vấn đề này.. \. Hình 1.1. Hình ảnh trường Cao đẳng Y Dược Hồng Đức [13].

<span class='text_page_counter'>(26)</span> 18 1.4. Khung lý thuyết nghiên cứu. YẾU TỐ THÓI QUEN Hút thuốc lá Uống rượu bia Tập thể dục thể thao Sử dụng điện thoại di động. CHẤT LƯỢNG GIẤC NGỦ (Sử dụng thang đo PSQI) Thời lượng giấc ngủ Giai đoạn đi vào giấc ngủ Hiệu quả giấc ngủ theo thói quen Các rối loạn giấc ngủ Rối loạn chức năng hoạt động ban ngày Chất lượng giấc ngủ theo cảm giác chủ quan. ĐẶC ĐIỂM CÁ NHÂN - Tuổi - Giới tính - Dân tộc - Năm học - Học lực. ÁP LỰC, ĐẶC ĐIỂM MÔI TRƯỜNG NGỦ - Áp lực tâm lí xã hội - Áp lực học tập - Đặc điểm về nơi ngủ. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(27)</span> 19 CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu - Sinh viên trường Cao đẳng Y Dược Hồng Đức. Tiêu chuẩn lựa chọn: + Sinh viên hiện đang học tại trường. + Sinh viên đồng ý tham gia nghiên cứu. - Tiêu chí loại trừ: + Sinh viên đã có quyết định thôi học hoặc sinh viên đã kết thúc khóa học tại trường. + Sinh viên gặp các vấn đề sức khỏe cấp tính, hiện đang phải điều trị tại cơ sở y tế. + Sinh viên gặp các vấn đề về tâm lý hoặc tâm thần không trả lời được bộ câu hỏi khảo sát. 2.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 04 đến tháng 10 năm 2020 Địa điểm nghiên cứu: Trường Cao đẳng Y Dược Hồng Đức Thành phố Hồ Chí Minh. 2.2. Thiết kế nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu cắt ngang mô tả có phân tích. 2.3. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu 2.3.1. Cỡ mẫu Đầu ra của nghiên cứu là tỷ lệ các mức độ chất lượng giấc ngủ của sinh viên, do đó, cỡ mẫu tối thiểu được tính theo công thức ước lượng cỡ mẫu cho một tỷ lệ. 2 n = Z(1− α ) 2. p(1 − p) d2.

<span class='text_page_counter'>(28)</span> 20 n: cỡ mẫu tối thiểu cho nghiên cứu. α: xác suất sai lầm loại 1 (α = 0,05) Z1 / 2: trị số từ phân phối chuẩn, độ tin cậy 95% thì Z1 / 2 = 1,96 d: sai số của ước lượng (d = 0,05) p: tỉ lệ ước lượng kết cuộc trong dân số, với p=0,591 [6] Chọn p=0,591 lấy theo nghiên cứu của tác giả Trần Ngọc Trúc Quỳnh (2015) trong đề tài “Chất lượng giấc ngủ và các yếu tố liên quan của sinh viên y học dự phòng đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh” [7]. Từ công thức trên tính ra được cỡ mẫu là 372 sinh viên. 2.3.2. Cách chọn mẫu Phương pháp chọn mẫu phân tầng theo năm học, ngành học kết hợp với chọn mẫu thuận tiện. Bước 1: chọn mẫu phân tầng theo năm học. Số lượng mẫu cần lấy ở tầng (khóa học) được tính theo công thức: Ni N Trong đó, n là cỡ mẫu trong nghiên cứu, ni là số mẫu cần lấy tại mỗi khối ni = n. lớp, Ni là số sinh viên hiện tại của mỗi khối lớp, N là tổng số sinh viên của trường. Dựa vào thống kê sinh viên hiện tại tại trường, chúng tôi có bảng cỡ mẫu cần thu thập như sau: Bảng 2.1. Số lượng mẫu cần lấy ở mỗi khóa STT 1 2 3 4 5 6. Tên lớp Dược năm 1 Dược năm 2 Dược năm 3 Điều dưỡng năm 1 Điều dưỡng năm 2 Điều dưỡng năm 3 Tổng. Số sinh viên 241 330 524 162 390 300 1.947. Tỉ lệ (%) 12,4 16,9 26,9 8,3 20 15,4 100. Mẫu cần lấy 46 63 100 31 75 57 372. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(29)</span> 21 Bước 2: Chọn mẫu thuận tiện khi vào mỗi lớp và lấy đủ số lượng theo bảng 2.1. Những sinh viên thỏa các điều kiện chọn mẫu được các điều tra viên tiếp cận một cách ngẫu nhiên, thông tin và xin ý kiến chấp thuận tham gia nghiên cứu. Sau khi chấp thuận nghiên cứu (thể hiện qua phiếu chấp thuận tham gia nghiên cứu), đối tượng nghiên cứu sẽ được mời vào nghiên cứu và tiến hành phỏng vấn. Quá trình này được thực hiện liên tục cho đến khi đủ số lượng mẫu nghiên cứu. 2.4. Phương pháp thu thập số liệu 2.4.1. Công cụ thu thập số liệu Công cụ sử dụng trong nghiên cứu là bộ câu hỏi có cấu trúc soạn sẵn. Bộ công cụ bao gồm 5 phần để đo lượng các yếu tố: - Phần A: Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu: ở phần này nghiên cứu thu thập một số thông tin về đặc điểm dân số xã hội của sinh viên. - Phần B: Khảo sát một số yếu tố hành vi của sinh viên bao gồm thói quen hút thuốc lá, tập thể dục, sử dụng rượu bia, thói quen sử dụng các chất kích thích và thói quen sử dụng thiết bị di động. Các thói quen này được đánh giá theo các tiêu chuẩn đã được xây dựng qua các nghiên cứu trước. - Phần C: Phỏng vấn về một số đặc điểm của môi trường nơi ngủ, bao gồm các đặc điểm về tiếng ồn, chất lượng không khí và phương tiện ngủ. - Phần D: Phỏng vẩn về mức độ các áp lực học tập và áp lực tâm lý xã hội. - Phần E: Khảo sát chất lượng giấc ngủ của sinh viên theo thang đo PSQI (The Pittsburgh Sleep Quality Index) bản tiếng Việt đã được chuẩn hóa. 2.4.2. Kỹ thuật thu thập số liệu Phỏng vấn trực tiếp sinh viên theo bộ câu hỏi cấu trúc. Thực hiện phỏng vấn bao gồm 04 phỏng vấn viên gồm 01 nghiên cứu viên chính (học viên) 03 Cử nhân Y tế công cộng..

<span class='text_page_counter'>(30)</span> 22 Các điều tra viên được tập huấn trong 01 ngày về phương pháp thu thập số liệu. Nghiên cứu viên cùng điều tra viên thảo luận để thống nhất các nội dung bộ câu hỏi, kỹ thuật và cách tiến hành thu thập số liệu. Tiến hành phỏng vấn trực tiếp mặt đối mặt, cuộc phỏng vấn tiến hành tại nơi yên tĩnh là phòng công tác sinh viên của trường, khi phỏng vấn, đảm bảo sự riêng tư cho sinh viên. Về thời điểm tiến hành phỏng vấn, sắp xếp vào các giờ nghỉ giải lao của sinh viên hoặc những ngày cuối tuần mà sinh viên có mặt tại trường. Thời gian tiến hành phỏng vấn trong khoảng 15-20 phút. 2.4.3. Quy trình thực hiện thu thập số liệu Bước 1: Học viên trực tiếp liên hệ với Ban Đào tạo Trường Cao đẳng Y dược Hồng Đức thành phố Hồ Chí Minh để xin chấp thuận cho phép thực hiện nghiên cứu, đồng thời sắp xếp các thời điểm để thu thập số liệu. Bước 2: Tiếp cận và xin ý kiến chấp thuận tham gia nghiên cứu Các điều tra viên sẽ đến từng lớp học, dựa vào danh sách sinh viên của lớp và cỡ mẫu cần lựa chọn tại mỗi lớp, sau đó họ tiếp cận với các sinh viên này vào đầu các buổi học hoặc trong các giờ giải lao, nghiên cứu viên sẽ thông tin (và đưa phiếu thông tin về nghiên cứu) cho sinh viên để họ lựa chọn đồng ý tham gia vào nghiên cứu. Nếu các sinh viên đồng ý tham gia nghiên cứu sẽ ký vào phiếu chấp thuận tham gia nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu, các điều tra viên sẽ giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến nghiên cứu cho sinh viên. Bước 3: tiến hành thu thập số liệu, sau khi đồng ý tham gia nghiên cứu, điều tra viên sẽ hẹn đối tượng đến một phòng yên tĩnh thoáng mát, đảm bảo riêng tư (phòng công tác sinh viên). Các điều tra viên sẽ tiến hành phỏng vấn sinh viên theo bộ câu hỏi cấu trúc đã in sẵn.. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(31)</span> 23 Bước 4. Điều tra viên kiểm tra và làm sạch số liệu ngay sau khi đối tượng nghiên cứu đưa lại phiếu điều tra, trường hợp thông tin không đầy đủ nghiên cứu viên gửi lại phiếu để người bệnh bổ sung ngay trước khi ra về. Bước 5. Tiến hành xử lý và phân tích số liệu. 2.5. Các biến số, chỉ số trong nghiên cứu và cách đánh giá 2.5.1. Các biến số nghiên cứu STT. Tên biến. A.. THÔNG TIN CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Là tuổi dương lịch từ bằng năm 2020 Tuổi trừ đi năm sinh. 1 2. Giới tính. Định nghĩa biến. Là giới nam hay nữ. Phân loại. PP thu thập. Liên tục Nhị giá. Phỏng vấn Phỏng vấn Phỏng vấn. Khối lớp mà đối tượng đang theo học Thứ tự tại trường Dựa trên kết quả xếp loại học tập của học kỳ I năm học 2019-2020, bao Thứ 4 Học lực gồm 5 mức độ là giỏi, khá, trung bình bậc khá, trung bình, yếu. Ghi trong chứng minh nhân dân Định 5 Dân tộc (CMND) hoặc thẻ căn cước công dân danh Nguồn chi phí mà sinh viên có để trang trải trong sinh hoạt trong quá Nguồn chi phí Định 6 trình học, bao gồm gia đình chu cấp sinh hoạt danh hoàn toàn, gia đình chu cấp một phần, tự trang trải hoàn toàn B. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM HÀNH VI Đang hút: được xác định khi sinh viên có hút thuốc lá trong 1 tháng gần đây tính từ thời điểm nghiên cứu. Đã từng hút: được xác định khi sinh Định 7 Hút thuốc lá viên đã ngưng hút thuốc cách đây ít nhất danh 1 tháng so với thời điểm nghiên cứu. Chưa từng hút: là việc sinh viên chưa bao giờ hút thuốc lá trước đây và hiện tại. 8 Tập thể dục, thể Có tham gia các hoạt động như: chạy Nhị 3. Năm học. Phỏng vấn Phỏng vấn Phỏng vấn. Phỏng vấn. Phỏng.

<span class='text_page_counter'>(32)</span> 24 thao 9. Tần suất tập thể dục, thể thao. 10. Uống rượu bia. 11. Lạm dụng rượu, bia. 12. Uống trà. 13. Thường uống nước giải khát có ga. 14. Uống cà phê. 15. Uống nước tăng lực. 16. Sử dụng điện thoại di động trước khi ngủ. bộ, đi bộ, đạp xe đạp, đá banh, đánh giá cầu lông… Số ngày trong tuần đối tượng có tập thể Rời rạc dục, thể thao. Uống bất kỳ 1 loại rượu hay bia nào Nhị trong 30 ngày vừa qua tính đến thời giá điểm nghiên cứu Được xác định dựa vào số đơn vị chuẩn trung bình trong 1 lần uống trong vòng 1 tháng vừa qua tính đến ngày khảo sát: nữ uống >= 4 đơn vị/lần, nam uống >= 5 đơn vị/lần [46]. Nhị * 1 ly chuẩn tương đương 1 lon bia 330 giá ml nồng độ 5% hoặc 1 ly rượu vang 125 ml nồng độ 11% hoặc 1 ly rượu vang mạnh 75ml nồng độ khoảng 15% hoặc 1 ly rượu mạnh 30 ml nồng độ ≥ 30% [11] Thường uống các loại trà như trà khô, trà tươi vào buổi tối hàng tuần trong Nhị một tháng vừa qua (không áp dụng cho giá các chế phẩm khác làm từ trà như trà sữa, các loại bánh làm từ trà,…) Thường uống các loại nước giải khát có Nhị ga (Coca, pepsi, 7 up, v.v ) vào buổi tối giá hàng tuần trong tháng vừa qua Thường uống cà phê như phê đen, cà phê sữa, cà phê hòa tan vào buổi tối Nhị hàng tuần trong tháng vừa qua (không giá áp dụng cho các chế phẩm khác làm từ cà phê như các loại bánh, kẹo) Thường uống các loại thức uống mà trên nhãn mác có ghi nước tăng lực ví Nhị dụ như Redbull, Numberone, Samurai, giá v.v… vào buổi tối hàng tuần trong tháng vừa qua Tần suất sử dụng điện thoại trước khi đi ngủ theo 5 mức độ: không bao giờ, Nhị hiếm khi (=<1 lần/tuần), thỉnh thoảng giá (2-3 lần/tuần), thường xuyên (4-5 lần/tuần), luôn luôn (6-7 lần/tuần).. Thang Long University Library. vấn Phỏng vấn Phỏng vấn. Phỏng vấn. Phỏng vấn. Phỏng vấn. Phỏng vấn. Phỏng vấn. Phỏng vấn.

<span class='text_page_counter'>(33)</span> 25 Sử dụng các ứng dụng trên ĐTDĐ như chơi game, internet, mạng xã hội ( Nhị 17 facebook, zalo) vào buổi tối trước khi giá ngủ Thời gian sử Tổng số thời gian mà đối tượng sử dụng dụng mạng xã các ứng dụng chơi game, internet, mạng Định 18 hội trước khi xã hội (facebook, zalo) vào buổi tối lượng ngủ trước khi đi ngủ C. ĐẶC ĐIỂM MÔI TRƯỜNG NGỦ Nơi cư trú hiện tại của đối tượng trong Danh 19 Nơi ở vòng ít nhất một tháng qua định Cảm nhận của sinh viên về sự ảnh Đặc điểm tiếng hưởng của tiếng ồn gây ra bởi người Thứ 20 ồn khác ở trong phòng theo thang đo bậc Likert 5 Cảm nhận của sinh viên về về sự ảnh Đặc điểm mùi Thứ 21 hưởng của các mùi hương trong phòng hương bậc lúc ngủ theo thang đo Likert 5 Cảm nhận của sinh viên về về sự ảnh Đặc điểm nhiệt Thứ 22 hưởng của nhiệt độ tại nơi ngủ theo độ bậc thang đo Likert 5 Cảm nhận của sinh viên về về sự ảnh Đặc điểm chất Thứ 23 hưởng của chất lượng của không khí lượng không khí bậc nơi ngủ theo thang đo Likert 5 Cảm nhận của sinh viên về về sự ảnh Đặc điểm giường Thứ 24 hưởng của đặc điểm của giường ngủ ngủ bậc theo thang đo Likert 5 Cảm nhận của sinh viên về về sự ảnh Đặc điểm gối Thứ 25 hưởng của đặc điểm của gối ngủ theo ngủ bậc thang đo Likert 5 D. ĐẶC ĐIỂM ÁP LỰC HỌC TẬP VÀ TÂM LÝ XÃ HỘI Áp lực trước các Mức độ áp lực trước các kỳ thi theo Thứ 26 kỳ thi thang đo Likert 5 bậc Áp lực kết quả Mức độ áp lực về kết quả học tập theo Thứ 27 học tập thang đo Likert 5 bậc Hài lòng với các Mức độ hài lòng với các bài giảng theo Thứ 28 bài giảng thang đo Likert 5 bậc Áp lực cạnh Mức độ áp lực về sự cạnh tranh với bạn Thứ 29 tranh với bạn bè bè theo thang đo Likert 5 bậc 30 Áp lực về sự kỳ Mức độ áp lực về sự kỳ vọng của người Thứ Sử dụng mạng xã hội trước khi ngủ. Phỏng vấn. Phỏng vấn. Phỏng vấn Phỏng vấn Phỏng vấn Phỏng vấn Phỏng vấn Phỏng vấn Phỏng vấn Phỏng vấn Phỏng vấn Phỏng vấn Phỏng vấn Phỏng.

<span class='text_page_counter'>(34)</span> 26 vọng của người thân theo thang đo Likert 5 thân Áp lực về thời Mức độ áp lực về thời gian giải trí theo 31 gian giải trí thang đo Likert 5 Áp lực về các Mức độ áp lực về các mối quan hệ 32 mối quan hệ trong gia đình theo thang đo Likert 5 trong gia đình Áp lực với Mức độ áp lực với những mâu thuẫn những mâu 33 với người sống cùng theo thang đo thuẫn với người Likert 5 đang sống cùng Áp lực với các Mức độ áp lực với các mối quan hệ xã 34 mối quan hệ xã hội theo thang đo Likert 5 hội Áp lực về sự cô Mức độ áp lực với các mối quan hệ xã 35 đươn hội theo thang đo Likert 5 Áp lực do sống Mức độ áp lực với các mối quan hệ xã 36 xa nhà hội theo thang đo Likert 5 E. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG GIẤC NGỦ CỦA SINH VIÊN Chất lượng giấc Sinh viên tự đánh giá CLGN của bản 37 ngủ theo cảm thân theo thang đo Likert 5 giác chủ quan Ước lượng thời gian trung bình để sinh Thời gian để 38 viên chìm vào giấc ngủ kể tử lúc nhắm chợp mắt mắt để ngủ Không thể ngủ Sinh viên không thể ngủ trong vòng 30 39 trước 30 phút phút kể từ lúc nhắm mắt ngủ Ước lượng thời gian trung bình kể tử 40 Thời gian ngủ lúc sinh viên chìm vào giấc ngủ cho đến lúc thức dậy Thời gian nằm Ước lượng thời gian trung bình kể từ 41 lại trên giường lúc sinh viên thức dậy cho đến lúc sinh để dậy viên rời khỏi giường ngủ Thức giấc giữa Thức giấc vào nửa đêm hoặc quá sớm 42 giấc ngủ vào buổi sáng Các lý do khiến sinh viên thức giấc Các lý do thức 43 vào nửa đêm hoặc quá sớm vào buổi giấc sáng 44. Dùng thuốc ngủ. Sinh viên có dùng thuốc hỗ trợ để ngủ. bậc. vấn. Thứ bậc. Phỏng vấn. Thứ bậc. Phỏng vấn. Thứ bậc. Phỏng vấn. Thứ bậc. Phỏng vấn. Thứ bậc Thứ bậc. Phỏng vấn Phỏng vấn. Thứ bậc. Phỏng vấn. Thứ bậc. Phỏng vấn. Nhị giá. Phỏng vấn. Định lượng. Phỏng vấn. Định lượng. Phỏng vấn. Nhị giá. Phỏng vấn. Danh định. Phỏng vấn. Nhị giá. Phỏng vấn. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(35)</span> 27. 45. Khó khăn để tỉnh táo. 46. Khó khăn duy trì công việc. Tần suất xảy ra khó khăn để giữ đầu óc tỉnh táo cho các hoạt động trong ngày Tần suất xảy ra khó khăn để duy trì hứng thú hoàn thành công việc. Thứ bậc. Phỏng vấn. Thứ bậc. Phỏng vấn. 2.5.2. Các tiêu chuẩn sử dụng trong nghiên cứu Tiêu chuẩn đánh giá áp lực học tập Đo lường thông qua 5 câu hỏi về áp lực trước kì thi, kết quả học tập, không hài lòng với bài giảng trên lớp, sự cạnh tranh với bạn bè, kì vọng của cha mẹ. Mỗi câu hỏi được đánh giá theo thang đo Likert 5 mức độ, các mức độ 1-3 tương ứng với 0 điểm và mức độ 4-5 tương ứng với 1 điểm. Điểm áp lực học tập là tổng điểm của 5 câu hỏi có giá trị từ 0-5 điểm. Tiêu chuẩn đánh giá áp lực tâm lí xã hội Đo lường thông qua 7 câu hỏi về thiếu thời gian giải trí, rắc rối trong mối quan hệ gia đình, khó khăn về tài chính, mâu thuẫn với người ở cùng phòng, rắc rồi trong mối quan hệ bạn bè, cảm thấy cô đơn, sống xa nhà. Mỗi câu hỏi được đánh giá theo thang đo Likert 5 mức độ, các mức độ 1-3 tương ứng với 0 điểm và mức độ 4-5 tương ứng với 1 điểm. Điểm áp lực học tập là tổng điểm của 7 câu hỏi có giá trị từ 0-7 điểm. Bảng 2.2. Các tiêu chí về áp lực học tập và áp lực tâm lí xã hội Câu. Tên biến số. Áp lực học tập 1 Áp lực trước kì thi 2 Kết quả học tập Không hài lòng với bài 3 giảng trên lớp Cạnh tranh với bạn cùng 4 lớp về học tập 5 Kì vọng của cha mẹ Áp lực tâm lý xã hội Thiếu thời gian để giải trí 6 Gặp rắc rối trong mối quan 7 hệ gia đình. Loại biến số. Thứ tự. Giá trị. 1: không bao giờ 2: hiếm khi 3: thỉnh thoảng 4: thường xuyên 5: luôn luôn. Đo lường. Quy đổi thành điểm: 1 – 3 = 0 điểm 4 – 5 = 1 điểm Điểm áp lực học tập =tổng điểm của 5 câu,có giá trị từ 0 đến 5 điểm. 1: không bao giờ Quy đổi thành điểm: 2: hiếm khi 1 – 3 = 0 điểm 3: thỉnh thoảng.

<span class='text_page_counter'>(36)</span> 28 8 9 10 11 12. Khó khăn về tài chính Mâu thuẫn với người ởchung Thứ tự phòng Gặp rắc rối trong mối quan hệ bạn bè Cảm thấy cô đơn Sống xa nhà. 4: thường xuyên 5: luôn luôn. 4 – 5 = 1 điểm Điểm áp lực học tập =tổng điểm của 7 câu,có giá trị từ 0 đến 7 điểm. Đánh giá chất lượng giấc ngủ của sinh viên theo thang đo PSQI Bảng 2.3. Điểm các thành phần của thang đo PSQI Câu Biến số Loại biến Giá trị Thành phần 1- Chất lượng giấc ngủ theo cảm giác chủ quan 0: Rất tốt 1: Khá tốt E8 Tự đánh giá CLGN Thứ tự 2: Khá tệ 3: Rất tệ Thành phần 2–Giai đoạn đi vào giấc ngủ 0: ≤ 15 phút Thời gian để chợp 1: 16–30 phút E2 Thứ tự mắt 2: 31–60 phút 3: > 60 phút 0: Không có trong tháng qua Không thể ngủ trong 1: Ít hơn một lần một tuần E5.1 Thứ tự vòng 30 phút 2: Một hai lần một tuần 3: Ba lần hoặc hơn một tuần Thành phần 3–Thời lượng ngủ. E4. Thời gian ngủ. Định lượng. Chuyển đổi sang biến thứ tự <7 giờ 6–<7 giờ 5–<6 giờ < 5 giờ. Thành phần 4–Hiệu quả giấc ngủ theo thói quen Định 2 chữ số giờ E4 Số giờ ngủ lượng 2 chữ số phút E3. Thời gian nằm trên Định giường để thức dậy lượng. 2 chữ số giờ 2 chữ số phút. Đo lường Điểm thành phần = điểm câu E8 Điểm thành phần 2 theo tổng điểm câu E2 và E5a: 0=0 1–2 = 1 3–4 = 2 5–6 = 3 Điểm thành phần: ≥ 7 giờ = 0 6–<7 giờ = 1 5–<6 giờ = 2 < 5 giờ = 3 Điểm thành phần được tính theo %: (Số giờ ngủ/Số giờ nằm trên. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(37)</span> 29. E1. Thời gian nằm trên Định giường để ngủ được lượng. Thành phần 5–Các rối loạn giấc ngủ Thức giấc vào nửa E5.2 đêm hoặc quá sớm vào buổi sáng Phải thức dậy để E5.3 vào nhà tắm E5.4 Khó thở E5.5 Ho/ngáy to Thứ tự E5.6 Cảm thấy rất lạnh Cảm thấy rất E5.7 nóng E5.8 Gặp ác mộng E5.9 Thấy đau E5.10 Lí do khác Thành phần 6- dùng thuốc ngủ. 2 chữ số giờ 2 chữ số phút. giường) x 100 =% (số giờ nằm trên giường dựa vào thời gian đi ngủ và thời gian thức giấc) ≥ 85% = 0 75–84% = 1 65–74% = 2 < 65% = 3. 0: Không có trong tháng qua 1: Ít hơn một lần một tuần 2: Một hai lần một tuần 3: Ba lần hoặc hơn một tuần. Điểm thành phần 5 theo tổng điểm từ câu E5b đến E5j: 0=0 1–9 = 1 10–18 = 2 19–27 = 3. 0: Không có trong tháng qua 1: Ít hơn một lần một tuần E6 Dùng thuốc ngủ Thứ tự 2: Một hai lần một tuần 3: Ba lần hoặc hơn một tuần Thành phần 7- rối loạn chức năng hoạt động ban ngày Khó khăn để giữ 0: Không có trong tháng qua đầu óc tỉnh táo cho 1: Ít hơn một lần một tuần Thứ tự các hoạt động 2: Một hai lần một tuần E7 trong ngày 3: Ba lần hoặc hơn một tuần 0: không gặp khó khăn nào Khó khăn để duy 1: khó khăn một chút 2: ở trì hứng thú hoàn Thứ tự chừng mực nào đó cũng khó E9 thành công việc khăn 3: gặp khó khăn lớn. Chất lượng giấc ngủ: Tốt: khi tổng điểm PSQI <=5 Kém: khi tổng điểm PSQI > 5. Điểm thành phần 6=điểm câu E6. Điểm thành phần 7= tổng điểm câu E7 và E9 0=0 1-2=1 3-4=2 5-6=3.

<span class='text_page_counter'>(38)</span> 30 2.6. Sai số và biện pháp khắc phục 2.6.1. Các sai số có thể có Việc thu thập thông tin chủ yếu qua bô câu hỏi được thiết kế sẵn và nội dung thông tin tương đối dài nên có thể gặp sai số, do phương pháp thu thập số liệu là phương pháp phỏng vấn vấn và do thái độ hợp tác của từng đối tượng nghiên cứu. 2.6.2. Biện pháp khắc phục - Các phiếu điều tra sau khi xây dựng đã được thử nghiệm để điều chỉnh hoặc loại bỏ những câu hỏi không rõ ràng. - Hướng dẫn cẩn thận và đầy đủ về cách điền phiếu khảo sát cho đối tượng nghiên cứu, động viên sự tự nguyện tham gia. Các phiếu điều tra được nghiên cứu viên kiểm tra ngay sau khi hoàn thành phỏng vấn và thu nhận phiếu, với những phiếu thông tin thu thập chưa đầy đủ hoặc không hợp lý, yêu cầu đối tượng nghiên cứu bổ sung kịp thời. 2.7. Phương pháp phân tích số liệu Số liệu được nhập bằng phần mềm EpiData và sau đó chuyển sang Stata để phân tích (Stata version 15.0). Thống kê mô tả sử dụng tần số, tỷ lệ để phân tích và trình bày các biến định tính. Trung bình, độ lệch chuẩn hoặc trung vị được sử dụng để phân tích và trình bày các biến định lượng. 2 2 Thống kê phân tích: Dùng phép kiểm định  , kiểm định  khuynh. hướng, kiểm định chính xác Fisher để so sánh các tỷ lệ. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05. Mức độ kết hợp được ước lượng với tỷ số tỷ lệ hiện mắc (PR: Prevalence ratio) và khoảng tin cậy 95%.. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(39)</span> 31 2.8. Đạo đức nghiên cứu - Nghiên cứu tuân thủ quy trình xét duyệt của Hội đồng đạo đức trường Đại học Thăng Long, tiến hành nghiên cứu sau khi được Hội đồng đạo đức chấp thuận. - Đối tượng nghiện cứu (ĐTNC) được giải thích về mục đích và nội dung của nghiên cứu trước khi tiến hành điều tra và chỉ tiến hành khi có sự chấp nhận tham gia của ĐTNC. - Mọi thông tin cá nhân về ĐTNC sẽ được giữ kín. Các số liệu, thông tin thu thập được chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu, không phục vụ cho mục đích nào khác. - Kết quả nghiên cứu được phản hồi và phổ biến cho Ban Giám hiệu nhà trường, khi kết thúc nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu có thể làm cơ sở cho các chương trình, kế hoạch can thiệp nhằm cải thiện giấc ngủ, cải thiện sức khỏe của sinh viên tại trường..

<span class='text_page_counter'>(40)</span> 32 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Một số thông tin chung của đối tượng nghiên cứu 3.1.1. Đặc điểm dân số xã hội Bảng 3.1. Đặc điểm dân số xã hội của sinh viên (n=372) Đặc điểm cá nhân. Tần số (n). Tỉ lệ (%). Giới Nam. 173. 46.5. Nữ. 199. 53,5. Tuổi. 21,8 ± 1,9 *. Dân tộc Kinh. 350. 94,1. Khác (Chăm, Hoa, Khmer,Tày,Nùng, Koho). 22. 5,9. Năm 1. 153. 41,1. Năm 2. 134. 36,1. Năm 3. 85. 22,8. Xuất sắc/giỏi. 34. 9,1. Khá. 228. 61,3. Trung bình khá. 90. 24,2. Trung bình. 20. 5,4. Gia đình chu cấp hoàn toàn. 261. 70,2. Bạn tự trang trải hoàn toàn. 11. 2,9. Gia đình chu cấp một phần, bạn tự trang trải. 100. 26,3. Năm học. Kết quả học tập. Nguồn thu nhập hàng tháng. một phần *Trung bình ± độ lệch chuẩn. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(41)</span> 33 Trong nghiên cứu, sinh viên nữ chiếm tỉ lệ cao hơn nam (53,5% so với 46,5% tương ứng). Tuổi trung bình của sinh viên là 21,8±1,9. Đa số (94,1%) là dân tộc Kinh, số ít còn lại thuốc dân tộc khác. Tỉ lệ sinh viên các năm phân bố không đồng đều, nằm trong khoảng 22% 42%. Về kết quả học tập thì đa phần các bạn sinh viên có kết quả đạt loại khá và trung bình khá (85,5%). Nguồn thu nhập hàng tháng của các bạn sinh viên được chu cấp hoàn toàn từ gia đình chiếm 70,2%, chỉ 2,9% sinh viên phải tự trang trải hoàn toàn. 3.1.2. Các yếu tố thói quen của mẫu nghiên cứu Bảng 3.2. Một số thói quen của sinh viên (n=372) Đặc tính Hút thuốc lá Chưa từng hút Đã từng hút Đang hút Tập thể dục, thể thao Có Không Tần suất tập thể dục, thể thao 1-2 ngày/tuần 3-4 ngày/tuần 5-6 ngày/tuần Tập mỗi ngày Uống rượu bia trong một tháng qua Có Không Lạm dụng rượu bia Có Không Uống thức uống chứa caffeine Cà phê (có) Nước ngọt (có) Trà (có) Nước tăng lực (có). Số lượng. Tỉ lệ (%). 347 19 6. 93,3 5,1 1,6. 241 131. 64,8 35,2. 118 79 24 20. 49,0 32,8 9,9 8,3. 188 184. 50,5 49,5. 67 305. 18,0 82,0. 136 127 121 85. 36,6 34,1 32,5 22,9.

<span class='text_page_counter'>(42)</span> 34 Trong mẫu nghiên cứu, phần lớn (93,3%) các bạn sinh viên chưa từng hút thuốc lá. Gần hai phần ba các bạn sinh viên có tập thể dục hoặc tham gia các hoạt động thể thao (64,8%). Đa số các bạn sinh viên tập thể dục với tần suất 1-2 ngày/tuần và 3-4 ngày/tuần với tỉ lệ lần lượt là 49% và 32,8%. Gần một nửa (50,5%) sinh viên có uống rượu bia trong vòng một tháng qua, trong đó 18% sinh viên có lạm dụng rượu bia. Trong số các loại thức uống có chứa cafein mà sinh viên thường sử dụng trong một tháng vừa qua, thì cà phê chiếm tỉ lệ cao nhất (36,6%) kế đến là nước ngọt (34,1%).. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(43)</span> 35 Bảng 3.3. Thói quen sử dụng điện thoại di động của sinh viên (n=372) Đặc tính Sử dụng điện thoại di động Có Không Dùng ĐT khi đã lên giường đi ngủ Không bao giờ Hiếm khi Thỉnh thoảng Thường xuyên Luôn luôn Tổng số tin nhắn nhận/gửi trước khi đi ngủ trong một buổi tối Không gửi tin nào Từ 1-10 tin/buổi tối Từ 11-50 tin/buổi tối Trên 50 tin/buổi tối Tổng số cuộc gọi nhận/gọi trước khi đi ngủ trong một buổi tối Không cuộc gọi nào Từ 1-2 cuộc/buổi tối ≥ 3 cuộc/buổi tối Sử dụng ứng dụng trên ĐTDĐ trước khi đi ngủ Có Không Thời gian dùng các ứng dụng trên ĐTDĐ trước khi đi ngủ < 1 giờ Từ 1 đến < 2 giờ ≥ 2 giờ Bị thức giấc giữa đêm vì ĐTDĐ Không bao giờ Hiếm khi Thỉnh thoảng Thường xuyên. Số lượng 372 0 7 28 75 180 82. Tỉ lệ (%) 100 0 1,9 7,5 20,2 48,4 22. 74 148 88 55. 20,3 40,5 24,1 15,1. 203 153 9. 55,6 41,9 2,5. 345 20. 94,5 8,. 167 145 33. 48,6 41,9 9,5. 178 124 36 7. 51,5 36,0 10,5 2,0. Tất cả các sinh viên điều sử dụng ĐTDĐ (100%) và hầu hết điều sử dụng.

<span class='text_page_counter'>(44)</span> 36 điện thoại thường xuyên trước khi ngủ (98,1%). Số lượng tin nhắn nhận/gửi trước khi đi ngủ trong một buổi tối từ 1-10 tin chiếm tỷ lệ cao nhất, chiếm 40,5%. Gần một nửa số sinh viên (44,2%) có cuộc gọi/nhận trước khi đi ngủ trong buổi tối, trong đó tỉ lệ gọi 1-2 cuộc có tỷ lệ cao nhất là 41,9%. Sinh viên sử dụng điện thoại nhiều vào việc sử dụng ứng dụng trên điện thoại (94,5%) với hầu hết thời gian sử dụng dưới 2 giờ (90,5%). 3.1.3. Đặc điểm môi trường ngủ, áp lực học tập, xã hội của sinh viên Bảng 3.4. Đặc điểm môi trường ngủ của sinh viên (n=372) Đặc tính. Số lượng (n). Tỉ lệ (%). Nơi ngủ Ở trọ Ở kí túc xá Ở với gia đình. 223 60,0 73 19,6 76 20,4 Không Ảnh Ảnh Ảnh ảnh hưởng hưởng Cảm nhận về nơi ngủ hưởng ít hưởng vừa SL nhiều SL (%) SL (%) (%) SL (%) Tiếng ồn gây ra bởi người khác 54 (14,5) 93 (25,0) 110 (29,6) 115 (30,9) Tiếng ồn từ các thiết bị. 53 (14,2) 102 (27,4) 142 (38,2) 75 (20,2). Tiếng ồn từ bên ngoài phòng ngủ 87 (23,4) 151 (40,6) 91 (24,4). 43 (11,6). Mùi khói thuốc lá ở trong phòng 91 (24,4). 41 (11,0) 46 (12,4). 194 (52,2). Mùi trong phòng. 62 (16,7). 84 (22,6) 112 (30,1) 114 (30,6). Nhiệt độ của căn phòng. 17 (4,6). 57 (15,3) 123 (33,1) 175 (47,0). Chất lượng không khí của căn 24 (6,4) 85 (22,9) 143 (38,4) 120 (32,3) phòng Sự phù hợp của giường, gối trong 53 (14,2) 117 (31,5) 119 (32,0) 83 (22,3) phòng Trong nghiên cứu, đa số (79,6%) các bạn sinh viên không ở cùng với gia đình, trong đó ở phòng trọ chiếm 60%. Nhiệt độ, mùi khói thuốc lá, chất lượng không khí, tiếng ồn và các mùi. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(45)</span> 37 khác của căn phòng là những yếu tố có tỉ lệ ảnh hưởng nhiều nhất đến giấc ngủ của sinh viên. Trong đó, sinh viên cho rằng mùi khói thuốc lá (52,2%) và nhiệt độ căn phòng (47%) có ảnh hưởng ở mức độ nhiều đến giấc ngủ. Gần 40% sinh viên cho rằng tiếng ồn từ các thiết bị trong phòng và chất lượng không khí trong căn phòng có ảnh hưởng ở mức độ vừa đến giấc ngủ của bản thân. Bảng 3.5. Các đặc điểm về áp lực học tập của sinh viên (n=372) Không Hiếm khi bao giờ SL (%) SL (%). Thỉnh thoảng SL (%). Thường Luôn luôn xuyên SL (%) SL (%). Áp lực trước kì thi. 13 (3,5). 44 (11,8). 126(33,9). 129(34,7). 60 (16,1). Kết quả học tập. 16 (4,3). 55 (14,8). 170 (45,7). 95 (25,5). 36 (9,7). 53 (14,2). 10 (2,7). 42 (11,3). 13 (3,5). 48 (12,9). 20 (5,4). Đặc tính. Không hài lòng với bài 32 (8,6) 123 (33,1) 154 (41,4) giảng trên lớp Cạnh tranh với bạn 71 (19,1) 140 (37,6) 106 (28,5) cùng lớp về học tập Kì vọng của cha mẹ. 70 (18,8) 101 (27,1) 133 (35,8). Tổng điểm. 1(0-2)*. (0-5)**. *trung vị(tứ phân vị) **giá trị nhỏ nhất - giá trị lớn nhất. Trong các yếu tố về học tập, có 50,8% sinh viên cảm thấy thường xuyên đến luôn luôn áp lực trước kì thi. Có 80,9% sinh viên cảm thấy áp lực với kết quả học tập, trong đó có tỷ lệ sinh viên thỉnh thoảng áp lực với kết quả học tập cao nhất (45,7%). Có 58,3% sinh viên không hài với bài giảng trên lớp, tỷ lệ sinh viên thỉnh thoảng có cảm giác không hài lòng cao nhất (41,4%). Có 80,9% sinh viên thấy có sự cạnh tranh với bạn cùng lớp về học tập. Tỉ lệ sinh viên có cảm giác bị áp lực từ sự kì vọng của cha mẹ là 81,2%.

<span class='text_page_counter'>(46)</span> 38 Bảng 3.6. Các đặc điểm về áp lực tâm lí xã hội của sinh viên (n=384) Đặc tính. Không Thỉnh Thường Hiếm khi Luôn luôn bao giờ SL (%) thoảng xuyên SL (%) SL (%) SL (%) SL (%). Thiếu thời gian để giải trí. 54 (14,5) 121 (32,5) 112 (30,1) 51 (13,7). 34 (9,2). Gặp rắc rối trong mối quan hệ gia đình. 107 (28,8) 145 (39,0) 91 (24,5). 20 (5,4). 9 (2,4). Khó khăn về tài chính. 71 (19,1) 136 (36,6) 115 (30,9) 31 (8,3). 19 (5,1). 121 (32,5) 137 (36,8) 91 (24,5). 21 (5,7). 2 (0,5). 54 (14,5) 180 (48,4) 116 (31,2) 20 (5,4). 2 (0,5). Cảm thấy cô đơn. 58 (15,5) 130 (35,0) 130 (35,0) 26 (7,0). 28 (7,5). Sống xa nhà. 85 (22,8). 36 (9,7). Mâu thuẫn với người ở chung phòng Gặp rắc rối trong mối quan hệ bạn bè. Tổng điểm. 90 (24,2) 103 (27,7) 58 (15,6). 1(0-2)*. (0-7)**. *trung vị(tứ phân vị) **giá trị nhỏ nhất – giá trị lớn nhất. Trong các yếu tố về áp lực tâm lý xã hội của sinh viên, thiếu thời gian giải trí là yếu tố có tỉ lệ cao nhất (85,5%). Có 92.3% không bao giờ hoặc ít khi gặp rắc rối trong mối quan hệ gia đình. Có 81% sinh viên gặp vấn đề về tài chính, nhưng đa phần chỉ thỉnh thoảng (30,9%) và hiếm khi (36,6%). Có 93,8% sinh viên không bao giờ hoặc ít khi gặp mâu thuẫn với người ở chung phòng. Hơn 60% sinh viên hiếm khi hoặc không bao giờ gặp rắc rối trong mối quan hệ bạn bè. Sinh viên thỉnh thoảng cảm thấy cô đơn trong cuộc sống chiếm 35%. Sinh viên thường xuyên đến luôn bị áp lực bởi cuộc sống xa nhà chiếm 25,3%. Có 81% sinh viên gặp vấn đề về tài chính, nhưng đa phần chỉ thỉnh thoảng (30,9%) và hiếm khi (36,6%). Hơn 60% sinh viên hiếm khi hoặc không bao giờ gặp rắc rối trong mối quan hệ bạn bè.. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(47)</span> 39 3.2. Chất lượng giấc ngủ của đối tượng nghiên cứu trong một tháng vừa qua Bảng 3.7. Thời lượng, giai đoạn ngủ, hiệu quả giấc ngủ trong tháng qua (n=372) Đặc tính Thời lượng ngủ < 5 giờ 5 - <6 giờ 6 - <7 giờ ≥ 7 giờ Giai đoạn đi vào giấc ngủ 15 phút 16 - 30 phút 31 - 60 phút > 60 phút Hiệu quả giấc ngủ theo thói quen < 65% 65 - <75% 75 - <85% ≥ 85% Dùng thuốc ngủ Không có trong tháng qua < 1 lần/ tuần 1-2 lần/ tuần 3 lần /tuần. Tần số (n) Tỉ lệ (%) (6,35±0,96)* (4-10)** 10 2,7 63 16,9 169 45,4 130 35 232 111 28 1. 62,4 29,8 7,5 0,3. 3 10 43 316. 0,8 2,7 11,6 85,0. 350 12 9 1. 94,1 3,2 2,4 0,3. *trung bình± độ lệch chuẩn, **giá trị nhỏ nhất - giá trị lớn nhất. Trong mẫu nghiên cứu, thời lượng ngủ trung bình của sinh viên là 6,35 giờ. Gần hai phần ba (65%) sinh viên có thời lượng ngủ dưới 7 giờ mỗi đêm, trong đó có 2,7% có giấc ngủ dưới 5 giờ mỗi đêm. Đa số các sinh viên cần ít hơn 30 phút để đi vào giấc ngủ chiếm tỉ lệ 92,2%. Đa phần (85%) các sinh viên có hiệu quả giấc ngủ theo thói quen từ 85% trở lên; chỉ có 0,8% sinh viên có hiệu quả giấc ngủ dưới 65%. Đa số sinh viên không dùng thuốc ngủ trong tháng qua (94,1%), tỉ lệ sinh viên có sử dụng thuốc ngủ trong một tháng vừa qua là 5,9%..

<span class='text_page_counter'>(48)</span> 40 Bảng 3.8. Rối loạn chức năng hoạt động ban ngày trong tháng (n=372) Nội dung Khó khăn để giữ đầu óc tỉnh táo cho các hoạt động hàng ngày Không có trong tháng qua 1 lần/tuần 1-2 lần/tuần ≥ 3 lần/tuần Khó khăn để duy trì hứng thú hoàn thành công việc Không gặp khó khăn nào Khó khăn một chút Ở chừng mực nào đó cũng khó khăn Gặp khó khăn lớn. Số lượng. Tỉ lệ (%). 169 122 56 25. 45,4 32,8 15,1 6,7. 55 193 108 16. 14,8 51,9 29,0 4,3. Trong các sinh viên tham gia nghiên cứu, hơn một nửa (54,6%) sinh viên gặp khó khăn để giữ đầu óc tỉnh táo cho các hoạt động hàng ngày, tuy nhiên đa phần chỉ ít hơn 1 lần/tuần với 32,8%. Phần lớn sinh viên trong nghiên cứu gặp khó khăn để duy trì hứng thú hoàn thành công việc (85,2%), trong đó chủ yếu chỉ gặp khó khăn một chút chiếm tỉ lệ 51,9%. Bảng 3.9. Các rối loạn giấc ngủ trong một tháng vừa qua ngủ sinh viên (n=372) Không có <1 lần/tuần Các rối loạn giấc ngủ trong tháng n (%) qua n (%) Không thể ngủ trong vòng 30 phút 136 (36,6) 116 (31,2) Tỉnh giấc lúc nửa đêm hoặc quá 174 (46,8) 107 (28,8) sớm vào buổi sáng Phải thức dậy để sử dụng nhà tắm 220 (59,2) 95 (25,5) Khó thở 316 (84,9) 41 (11,1) Ho hoặc ngáy to 311 (83,6) 49 (13,2) Cảm thấy rất lạnh 275 (73,9) 62 (16,7) Cảm thấy rất nóng 101 (27,1) 65 (17,5) Gặp ác mộng 222 (59,7) 91 (24,4) Thấy đau 303 (81,4) 51 (13,7) Nguyên nhân khác (lo lắng về học 302 (81,2) 40 (10,7) tập, tiếng ồn, đèn sáng...). 1-2 3 lần /tuần lần/tuần n (%) n (%) 76 (20,4) 44 (11,8) 68 (18,2). 23 (6,2). 39 (10,5) 18 (4,8) 11 (2,9) 4 (1,1) 10 (2,7) 2 (0,5) 29 (7,8) 6 (1,6) 93 (25) 113 (30,4) 49 (13,2) 10 (2,7) 14 (3,8) 4 (1,1) 24 (6,5). 6 (1,6). Trong các rối loạn giấc ngủ trong vòng một tháng vừa qua, tỉ lệ sinh viên thấy rất nóng là 72,9%, có 63,4% sinh viên không thể ngủ được trong vòng 30. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(49)</span> 41 phút, kế đến là 53,2% sinh viên thức giấc vào nửa đêm hoặc quá sớm vào buổi sáng và 41,2% phải thức dậy để sử dụng nhà tắm. Bảng 3.10. Chất lượng giấc ngủ theo cảm giác chủ quan trong một tháng vừa qua của sinh viên (n=372) CLGN theo cảm giác chủ quan. Số lượng. Tỉ lệ (%). Rất tốt. 61. 16,4. Khá tốt. 236. 63,3. Tệ. 71. 19,1. Rất tệ. 4. 1,1. Hầu hết các sinh viên tự đánh giá CLGN của mình khá tốt hoặc tốt (63,3%), tuy nhiên vẫn có 19,1% sinh viên cảm thấy CLGN của mình tệ/rất tệ. Bảng 3.11. Đánh giá chất lượng giấc ngủ trong một tháng vừa qua của sinh viên (n=372) Chất lượng giấc ngủ. Số lượng. Tỉ lệ (%). KTC 95%. Kém (PSQI > 5). 177. 47,6%. 42,4-52,8. Tốt (PSQI ≤ 5). 195. 52,4%. 47,2-57,5. Theo kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ sinh viên có CLGN kém khá cao, chiếm gần một nửa dân số nghiên cứu với 47,6%.

<span class='text_page_counter'>(50)</span> 42 3.3. Một số yếu tố liên quan đến chất lượng giấc ngủ của sinh viên 3.3.1. Mối liên quan giữa chất lượng giấc ngủ với các đặc điểm cá nhân Bảng 3.12. Mối liên quan giữa chất lượng giấc ngủ với các đặc tính dân số xã hội của sinh viên Đặc tính Giới tính Nam Nữ Dân tộc Kinh Khác Năm học Năm 1 Năm 2 Năm 3. Kém n (%). CLGN. Tốt n (%). 76 (43,9) 101 (50,7). 97 (56,1) 98 (49,3). 165 (47,1) 12 (54,5). 185 (52,9) 10 (45,1). 85 (55,5) 74 (55,2) 60 (70,6). 68 (45,5) 60 (45,8) 25 (29,4). p. OR (KTC 95%). 0,89 (0.690.189 1,07). 0,5. 0,95 0,653. 0,86 (0,58-1,96) 1 1,48 (0,93-2,36) 1,12 (0,68-1,85). Kết quả học tập 18 (52,9) 16 (47,1) Xuất sắc/Giỏi 1 Khá 104 (45,6) 124 (54,4) 0,86 (0,61-1,21) 0,401 Trung bình khá 42 (46,7) 48 (53,3) 0,523 0,88 (0,60-1,29) Trung bình 13 (65,0) 7 (35,0) 0,374 1,22 (0,78-1,92)) Nguồn thu nhập hàng tháng Gia đình chu cấp 126 (48,3) 135 (51,7) 1 hoàn toàn Bạn tự trang trải hoàn toàn 4 (36,4) 7 (63,6) 0,484 0,75 (0,34-1,66) Gia đình chu cấp một phần bạn tự trang trải một 47 (47,0) 53 (53,0) 0,829 0,97 (0,76-1,24) phần Nghiên cứu không tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa CLGN với đặc tính dân số xã hội của sinh viên trong nghiên cứu này.. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(51)</span> 43 Bảng 3.13. Mối liên quan giữa chất lượng giấc ngủ với các điểm về thói quen hút thuốc lá, uống rượu bia, tập thể dục của sinh viên (n=372) Đặc tính thói quen. CLGN Kém n (%). Tốt n (%). p. OR (KTC 95%). Hút thuốc lá Chưa từng hút. 171 (49,3). 176 (50,7). Đã từng hút. 3 (15,8). 16 (84,2). Đang hút. 3 (50,0). 3 (50,0). Có. 108 (44,8). 133 (51,2). Không. 69 (52,7). 62 (47,3). 1-2 ngày/tuần. 59 (50,0). 59 (50,0). 3-4 ngày/tuần. 27 (34,2). 52 (65,8). 0,036. 0,68 (0,47-0,97). 5-6 ngày/tuần. 11 (45,8). 13 (54,2). 0,718. 0,91 (0,57-1,47). Tập mỗi ngày. 11 (55,0). 9 (45,0). 0,669. 1,10 (0,71-1,70). Có. 77 (41,0). 111 (59,0). Không. 100 (54,3. 84 (45,7). <0,01. 0,75 (0,61-0,93). Có. 28 (41,8). 39 (58,2). Không. 149 (48,9). 156 (51,1). 0,294. 0,85 (0,63-1,16). 1 0,146*. 0,32 (0,11-1,91) 1,01 (0,45-2,27). Tập thể dục 0,147. 0,85 (0,68-1,05). Tần suất tập thể dục 1. Uống rượu bia. Lạm dụng rượu. *Kiểm định Fisher. Sinh viên có uống rượu bia khả năng có CLGN kém thấp hơn 0,75 lần so với sinh viên không uống rượu bia (KTC 95%: 0,61-0,93), sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,01. Sinh viên tập thể dục với tần suất 3-4 ngày/tuần khả năng có CLGN thấp hơn 0,68 lần so với sinh viên chỉ tập 1-2 ngày/tuần (KTC 95%: 0,47-0,97), sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p< 0,05..

<span class='text_page_counter'>(52)</span> 44 Nghiên cứu không tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa CLGN và các yếu tố hút thuốc lá, tập thể dục, lạm dung rượu bia của sinh viên (p>0,05) trong nghiên cứu này. Bảng 3.14. Mối liên quan giữa chất lượng giấc ngủ với thói quen sử dụng nước thức uống của sinh viên CLGN Đặc tính. Kém. Tốt. SL (%). SL (%). Có. 58 (47,9). 63 (52,1). Không. 119 (47,4). 132 (52,6). Có. 66 (48,5). 70 (51,5). Không. 111 (47,0). 125 (53,0). Có. 67 (52,8). 60 (47,2). Không. 110 (44,9). 135 (55,1). Có. 53 (62,3). 32 (37,7). Không. 124 (43,2). 163 (56,8). p. OR (KTC 95%). Trà 0,924. 1,01 (0,80-1,26). 0,78. 1,03 (0,82-1,28). 0,15. 1,17 (0,94-1,45). 0,495. 1,22 (0,7-2,14). Cà phê. Nước ngọt. Nước tăng lực. Nghiên cứu không tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa CLGN và các thói quen sử dụng trà, cà phê và nước ngọt vào buổi tối trong một tháng vừa qua (p>0,05).. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(53)</span> 45 Bảng 3.15. Mối liên quan giữa chất lượng giấc ngủ với thói quen sử dụng điện thoại di động của sinh viên CLGN Đặc tính. Kém n (%). Tốt n (%). p. OR (KTC 95%). Sử dụng điện thoại di động Có 176 (47,4) 196 (52,6) 0,476** 0,47 (0,42-0,52) Không 0 (0) 0 (0) Dùng ĐT khi đã lên giường đi ngủ Không bao giờ 6 (85,71) 1 (14,29) 0,051 1,73 (1,19-2,52) Hiếm khi 7 (25,0) 21 (75,0) 0,207 0,50 (0,25-1,21) Thỉnh thoảng 37 (49,3) 38 (50,7) 0,995 0,99 (0,72-1,37) Thường xuyên 86 (47,8) 94 (52,2) 0,809 0,96 (0,74-1,26) 1 Luôn luôn 40 (48,8) 42(51,2) Tổng số tin nhắn trước khi đi ngủ trong một buổi tối Không gửi tin nào 30 (40,5) 44 (59,5) 1 Từ 1-10 tin/buổi tối 66 (44,6) 82 (55,4) 0,571 1,1 (0,79-1,52) Từ 11-50 tin/ buổi tối 45 (51,1) 43 (48,9) 0,186 1,26 (0,89 – 1,77) Trên 50 tin/ buổi tối 30 (53,7) 25 (46,3) 0,138 1,32 (0,91-1,92) Tổng số cuộc gọi trước khi đi ngủ trong một buổi tối Không cuộc gọi nào 85 (41,9) 118 (58,1) 1 Từ 1-2 cuộc/buổi tối 79 (51,6) 74 (48,4) 0,021** 1,24 (1,03-1,50) ≥ 3 cuộc/buổi tối 6 (66,7) 3 (33,3) 1,55 (1,06-2,26) Sử dụng ứng dụng trên ĐTDĐ trước khi đi ngủ Có 162 (47,1) 183 (52,9) 0,537 1,17 (0,68-2,03) Không 8 (40,0) 12 (60,0) Thời gian dùng các ứng dụng trên ĐTDĐ trước khi đi ngủ <1 giờ Từ 1 đến < 2 giờ ≥ 2 giờ. 68 (40,7) 72 (50,0) 22 (66,7). 99 (59,3) 72 (50,0) 11 (33,3). 0,003*. Bị thức giấc giữa đêm vì ĐTDĐ Không bao giờ 70 (39,5) 61 107 (60,5) Hiếm khi (49,2) 26 63 (50,8) 0,094 Thỉnh thoảng (72,2) 5 6 10 (27,8) <0,001 Thường xuyên (71,4) 2 (28,6) 0,021 Kiểm định chi bình phương *Giá trị p của phép kiểm định Chi bình phương khuynh hướng **Kiểm định fisher. 1 1,26 (1,08-1,47) 1,60 (1,17-2,18). 1 1,24 (0,96-1,60) 1,82 (1,39-2,39) 1,80(1,09-2,98).

<span class='text_page_counter'>(54)</span> 46 Nghiên cứu cho thấy mối liên quan có có tính khuynh hướng giữa CLGN với tổng số cuộc gọi đi/nhận trong một buổi tối của đối tượng nghiên cứu với p=0,021. Khi tổng số cuộc gọi trong một buổi tối tăng lên một bậc thì CLGN kém bằng 1,24 lần so với trước. Nghiên cứu cho thấy mối liên quan có có tính khuynh hướng giữa CLGN với thời gian dùng ứng dụng trên điện thoại di động với p<0,01. Thời gian dùng các ứng dụng trên điện thoại di động tăng một bậc thì tỉ lệ sinh viên có CLGN kém bằng 1,26 lần so với trước. Nghiên cứu cũng tìm thấy mối liên quan giữa CLGN với việc bị thức giấc giữa đêm vì ĐTDĐ . Khi sinh viên bị thức giấc giữa đêm vì điện thoại di động tăng lên với mức độ thỉnh thoảng, thường xuyên thì CLGN kém bằng 1,82 lần và 1,80 lần theo thứ tự tương ứng so với sinh viên không bị ảnh hưởng.. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(55)</span> 47 3.3.2. Mối liên quan giữa chất lượng giấc ngủ với các đặc điểm về nơi ngủ và các yếu tố về áp lực Bảng 3.16. Mối liên quan giữa chất lượng giấc ngủ với các đặc điểm nơi ngủ của sinh viên Đặc tính Nơi ở Ở trọ Ở kí túc xá Ở với gia đình Tiếng ồn bởi người khác Không ảnh hưởng Ảnh hưởng ít Ảnh hưởng vừa Ảnh hưởng nhiều Tiếng ồn từ bên ngoài Không ảnh hưởng Ảnh hưởng ít Ảnh hưởng vừa Ảnh hưởng nhiều Mùi trong phòng Không ảnh hưởng Ảnh hưởng ít Ảnh hưởng vừa Ảnh hưởng nhiều Nhiệt độ của căn phòng Không ảnh hưởng Ảnh hưởng ít Ảnh hưởng vừa Ảnh hưởng nhiều Chất lượng không khí của căn phòng Không ảnh hưởng Ảnh hưởng ít Ảnh hưởng vừa Ảnh hưởng nhiều Sự phù hợp của giường, gối trong phòng ngủ Không ảnh hưởng Ảnh hưởng ít Ảnh hưởng vừa Ảnh hưởng nhiều. CLGN Kém Tốt SL (%) SL (%) 109 (48,9) 31 (42,5) 37 (48,7). 114 (51,1) 42 (57,5) 39 (51,3). 17 (31,5) 52 (55,9) 51 (46,4) 57 (49,6). 37 (68,5) 41 (44,1) 59 (53,6) 58 (50,4). 31 (35,6) 76 (50,3) 47 (51,7) 23 (53,5). 56 (64,4) 75 (49,7) 44 (48,3) 20 (46,5). 20 (32,3) 50 (59,5) 51 (45,5) 56 (49,1). 42 (67,7) 34 (40,5) 61 (54,5) 58 (50,9). 8 (47,1) 22 (38,6) 54 (43,9) 93 (53,1). 9 (52,9) 35 (61,2) 69 (56,1) 82 (46,9). 10 (41,7) 37 (43,5) 62 (43,4) 68 (56,7). 14 (58,3) 48 (56,5) 81 (56,6) 52 (43,3). 21 (39,6) 48 (41,0) 70 (58,8) 38 (45,8). 32 (60,4) 69 (59,0) 49 (31,2) 45 (54,2). p. 0,357 0,977. 0,009 0,086 0,041. 0,03. OR (KTC 95%) 1 0,86 (0,64 – 1,17) 0,99 (0,76-1,3) 1 1,77 (1,15-2,73) 1,47 (0,94-2,29) 1,57 (1,01-2,43) 1 1,12 (1,01-1,25) 1,27 (1,02-1,58) 1,53 (1,03-1,99). 0,003 0,103 0,043. 1 1,84 (1,23-2,75) 1,41 (0,93-2,13) 1,52 (1,01-2,28). 0,519 0,802 0,649. 1 0,82 (0,44-1,49) 0,93 (0,54-1,60) 1,12 (0,66-1,90). 0,054*. 0,864 0,034 0,487. 1 1,13 (0,99-1,28) 1,28 (0,99-1,64) 1,44 (0,99-2,11). 1 1,03 (0,69-1,54) 1,48 (1,03-2,13) 1,15 (0,76-1,73). Nghiên cứu tìm thấy mối liên quan giữa ảnh hưởng của tiếng ồn gây ra bởi người khác trong phòng với CLGN của sinh viên, sinh viên bị ảnh hưởng ít và.

<span class='text_page_counter'>(56)</span> 48 nhiều có tỉ lệ CLGN kém bằng 1,77 và 1,57 lần (theo thứ tự tương ứng) so với sinh viên không bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn gây ra (p<0,05). Nghiên cứu tìm thấy mối liên quan giữa ảnh hưởng về sự phù hợp của giường gối trong phòng ngủ với CLGN của sinh viên, sinh viên bị ảnh hưởng mức độ vừa có CLGN kém bằng 1,48 lần so với những sinh viên không bị ảnh hưởng (p<0,05). Nghiên cứu tìm thấy mối liên quan giữa ảnh hưởng của mùi trong phòng (mùi mồ hôi, mùi ẩm mốc, mùi nước hoa…) với CLGN của sinh viên, sinh viên bị ảnh hưởng mức độ ít và nhiều có CLGN kém bằng 1,84 và 1,52 lần (theo thứ tự tương ứng) so với sinh viên không bị ảnh hưởng (p<0,05). Không tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa CLGN và các yếu tố về nơi ở, nhiệt độ, chất lượng không khí trong phòng ngủ, tiếng ồn phát ra từ các thiết bị khác trong phòng ngủ (p>0,05). Bảng 3.17. Mối liên quan giữa chất lượng giấc ngủ với các đặc điểm về áp lực của sinh viên CLGN Đặc tính. Kém. Tốt. TV(TPV)*. TV(TPV). p. OR (KTC 95%). Áp lực học tập. 1(0-2). 1(0-2). <0,001. 1,14 (1,07-1,21). Áp lực xã hội. 1(0-2). 0(0-1). <0,001. 1,18 (1,08-1,23) *trung vị ( tứ phân vị). Khi áp lực học tập tăng 1 điểm thì CLGN kém của sinh viên bằng 1,14 lần so với trước (KTC 95%: 1,07-1,21), sự khác biệt này có ý nghĩa về mặt thống kê với p<0,001. Khi áp lực xã hội tăng 1 điểm thì CLGN kém của sinh viên bằng 1,18 lần so với trước (KTC 95%: 1,08-1,23), sự khác biệt này có ý nghĩa về mặt thống kê với p<0,001.. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(57)</span> 49. Bảng 3.18 Các yếu tố liên quan đến chất lượng giấc ngủ hiệu chỉnh theo mô hình hồi quy đa biến Đặc tính. OR thô. phc. ORhc (KTC 95%). Tần suất tập thể dục 1-2 ngày/tuần. 1. 3-4 ngày/tuần. 0,68. 0,042. 0,69 (0,47-0,98). >= 5 ngày/tuần. 0,91. 0,783. 1,06 (0,68-1,63). Tập mỗi ngày. 1,10. 0,346. 1,21 (0,81-1,81). Thức giấc giữa đêm vì ĐTDĐ Không bao giờ. 1. Hiếm khi. 1,24. 0,003. 1,60 (1,17-2,18). Thỉnh thoảng. 1,82. <0,001. 2,39 (1,67-3,41). Thường xuyên. 1,80. 0,002. 2,29 (1,35-3,88). 1,18. <0,001. 1,21 (1,09-1,34). Áp lực xã hội *hc: hiệu chỉnh. Kết quả phân tích từ mô hình hồi qui đa biến cho thấy: Sinh viên tập thể dục 3-4 ngày/tuần có CLGN kém giảm 31% (KTC 95%: 0,47- 0,98) so với sinh viên chỉ tập 1-2 ngày/tuần với p=0,042. Khi sinh viên bị thức giấc giữa đêm vì điện thoại di động tăng lên theo các mức độ hiếm khi, thỉnh thoảng, thường xuyên thì CLGN bằng 1,6 lần; 2,39 lần và 2,29 lần (theo thứ tự tương ứng) so với sinh viên không bao giờ bị thức giấc giữa đêm vì ĐTDĐ với p<0,001..

<span class='text_page_counter'>(58)</span> 50 CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN 4.1. Chất lượng giấc ngủ của sinh viên của sinh viên Trường cao đẳng Y Dược Hồng Đức Thành phố Hồ Chí Minh 4.1.1. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện trên sinh viên Sinh viên trường Cao đẳng Y Dược Hồng Đức. Tổng cộng có 372 sinh viên tham gia nghiên cứu với 53,5% nữ và 46,5% nam, tỉ lệ này phù hợp với đặc điểm sinh viên của trường. Tỷ lệ này thấp hơn tỷ lệ 69,7% sinh viên nữ ở nghiên cứu của Singh trên đối tượng sinh viên y khoa ở Kerala (Ấn Độ) (2016) [51] và trong nghiên cứu về chất lượng giấc ngủ ở sinh viên Pakistan năm 2015, tỷ lệ sinh viên nữ là 59,5% [35] Tuổi trung bình của sinh viên trong nghiên cứu này là 21,8±1,9 tuổi, phù hợp với độ tuổi sinh viên đại học ở Việt Nam. Độ tuổi này tương đồng với độ tuổi trong nghiên cứu của tác giả Trần Ngọc Trúc Quỳnh và Phùng Ngô Hà Châu thực hiện ở sinh viên của Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh. Về dân tộc, hầu hết đối tượng trong nghiên cứu là dân tộc Kinh. Kết quả này được lý giải bởi vì ở nước ta nói chung và khu vực Đông Nam Bộ nói riêng thì dân tộc Kinh chiếm đa số. Về kết quả học tập của sinh viên, có khoảng 90,9% sinh viên đạt xếp loai từ trung bình khá đến khá, kết quả này phù hợp với đặc điểm học tập của sinh viên y khoa với thời gian học tập và khối lượng bài vở nhiều, lịch học, lịch thi cử dày đặc do đó tỉ lệ sinh viên đạt thành tích giỏi/xuất sắc là không cao [2], [7] Thu nhập hàng tháng của sinh viên tham gia nghiên cứu đa phần được chu cấp hoàn toàn từ gia đình (70,2%) chỉ có 2,9% phải tự trang trải hoàn toàn. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với sinh viên y khoa bởi với khối lượng kiến thức khổng lồ cùng với lịch học, lịch thi cử dày đặc khiến cho sinh viên y khoa không còn nhiều thời gian để làm thêm giúp tự trang trải hoàn toàn cuộc sống. Và đặc điểm về truyền thống người dân Việt Nam khi cha mẹ sẽ lo cho con cái về mọi mặt.. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(59)</span> 51 4.1.2. Đặc điểm hành vi thói quen của sinh viên Hầu hết các sinh viên tham gia nghiên cứu chưa từng hút thuốc lá chiếm 93,3%. Tỷ lệ này cao hơn so với một số quốc gia khác. Tại Thái Lan và Peru có tỷ lệ sinh viên chưa từng hút thuốc lá lần lượt là 91,2% và 74,4% [33, 49] tuy nhiên lại tương đồng với một nghiên cứu khác của tác giả Trần Ngọc Trúc Quỳnh (2015) thực hiện trên sinh viên y khoa (94%) [7]. Sự khác biệt này có thể là do sự khác nhau về đối tượng nghiên cứu. Nghiên cứu của chúng tôi thực hiện trên sinh viên y khoa, do đó họ có kiến thức về tác hại của việc hút thuốc lá và ý thức bảo vệ sức khỏe tốt hơn nên tỉ lệ hút thuốc lá trên sinh viên y khoa thấp hơn là hoàn toàn phù hợp. Về tập thể dục, có 64,8% đối tượng tham gia nghiên cứu có tập thể dục, trong đó 81,8% sinh viên tập thể dục từ 1-4 ngày/tuần. Tỉ lệ này cao hơn nghiên cứu tại Ethiopia và tại Thái lan có tỉ lệ lần lượt là 71,1% và 77,9% [49], [38], nghiên cứu của Trần Thị Kim Ngân (2017) với 44,4%[5]. Sự khác biệt này có thể là do điều kiện về cơ sở vật chất về sân bãi, nhà thi đấu của các trường là khác nhau [1]. Về thói quen uống rượu bia, trong một tháng vừa qua có 50,5% sinh viên tham gia nghiên cứu có sử dụng rượu bia, tỉ lệ này cao hơn một nghiên cứu tại Ethiopia năm 2014 với 13,1% sinh viên có sử dụng rượu bia [38], và một nghiên cứu tại Thổ Nhĩ Kì cũng chỉ có 28,2% sinh viên sử dụng rượu bia[33]. Và có 18% sinh viện lạm dụng rựơu bia. Sự khác biệt này là do Việt Nam là một trong những quốc gia tiêu thụ rượu bia hàng đầu trên thế giới và trong khu vực với mức tiêu thụ rượu bia trên bình quân đầu người (>15 tuổi) năm 2016 là 8,3 lít/người/năm cao hơn mức trung bình của khu vực Tây Thái Bình Dương là 7,3 lít/người/năm và của thế giới là 6,4lít/người/năm [57] nên thói quen sử dụng rượu bia là khá phổ biến dù là đối tượng sinh viên y khoa có kiến thức và sự hiểu biết rõ về tác hại của rượu bia. Trong các loại thức uống chứa caffein sinh viên sử dụng trong một tháng.

<span class='text_page_counter'>(60)</span> 52 qua, uống cà phê chiếm tỉ lệ cao nhất 36,6%, kế đến là uống nước ngọt 34,1%, uống trà chiếm 32,5% và thấp nhất là uống nước tăng lực 22,9%. Kết quả này cao hơn kết quả của tác giả Sanchez thực hiện tại Peru cho thấy sinh viên có sử dụng một loại đồ uống kích thích bất kì chiếm 61,5%, tiếp đến là cà phê 26,8% và uống nước ngọt 24,4% [49]. Uống nhiều nước ngọt còn làm gia tăng nguy cơ béo phì do lượng đường. Là nguyên nhân ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của hệ tim mạch. Sự khác biệt này có thể đến từ thói quen và sở thích của đối tượng nghiên cứu ở các địa điểm nghiên cứu có đặc điểm dân số xã hội khác nhau. Về tỉ lệ sử dụng ĐTDĐ, thì theo nghiên cứu có 100% sinh viên có sử dụng điện thoại di động, tỉ lệ này cao hơn nghiên cứu của tác giả Demirci năm 2015 thì tỉ lệ sử dụng ĐTDĐ của sinh viên chiếm 78% .[59] Hầu hết điều sử dụng điện thoại trước khi ngủ trong đó: sử dụng ứng dụng trên điện thoại (94,5%) với thời gian sử dụng dưới 2 giờ (90,5%), nhận cuộc gọi nhận/gọi trước khi đi ngủ trong một buổi tối ≥ 3 cuộc/buổi tối với tỷ lệ 2,4 % và nhắn tin <10 tin (60,9%). Theo Sahin (2013) [33], có hơn 50% sinh viên dùng điện thoại để gọi cho người thân và bạn bè, 33,5% nhắn tin,11,5% truy cập internet. [59] Có thể thấy nhu cầu nghe gọi và nhắn tin vẫn là nhu cầu cơ bản khi sử dụng điện thoại của sinh viên nhưng vẫn sử dụng nhiều cho các ứng dụng trên ĐTDĐ là chủ yếu. Kết quả này phù hợp với tình hình phát triển của xã hội với sự bùng nổ của thời đại công nghệ số, nhu cầu tiếp cận với các thông tin, sự kiện và nhu cầu giải trí của giới trẻ. Kết quả nghiên cứu còn cho thấy có tới 98,1% sinh viên sử dụng ĐTDĐ khi đã lên giường đi ngủ với mức độ sử dụng từ thường xuyên chiếm tỉ lệ cao nhất là 48,4%. Tương tự với nghiên cứu của tác giả Trần Thị Kim Ngân ở Quãng Ngãi năm 2017 có 94,4% học sinh sử dụng ĐTDĐ khi đã lên giường đi ngủ và mức độ sử dụng thường xuyên chiếm tỉ lệ 52,8% [5] Kết quả cho thấy việc sử dụng ĐTDĐ trước khi đi ngủ đã trở thành thói quen của sinh viên hiện nay. Đây là vấn đề đáng lưu tâm bởi những ảnh hưởng không tốt khi sử dụng. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(61)</span> 53 ĐTDĐ trước khi đi ngủ như gây ra những mệt mỏi, giảm chất lượng giấc ngủ, giảm hoạt động thể chất, ngoài ra còn có thể gây lo lắng, trầm cảm cho người sử dụng. Cuối cùng vấn đề bị thức giấc giữa đêm vì ĐTDĐ xảy ra từ mức độ hiếm khi đến thỉnh thoảng chiếm tỉ lệ lần lượt là 36% và 10,5%. Kết quả này tương đương với kết quả nghiên cứu của Trần Thị Kim Ngân với tỉ lệ lần lượt là 35,2% và 12,7% [5]. Có thể là do hiện nay sinh viên sở hữu điện thoại thông minh và thường sử dụng nó để tham gia vào mạng xã hội, các trò chơi, và các tiện ích khác để giải trí. 4.1.3. Đặc điểm áp lực học tập và áp lực tâm lý xã hội của sinh viên Trong kết quả nghiên cứu cho thấy có 79,6% sinh viên không ở cùng với gia đình. Kết quả này cao hơn so với một nghiên cứu tại Ấn Độ khi có 65,5% [47]. Sự khác biệt này là do đa số các trường đại học Y khoa ở Việt Nam tập trung ở các thành phố lớn và phần lớn sinh viên đến từ nhiều nơi trên khắp cả nước nên họ không thể sống chung với gia đình mà phải thuê trọ hoặc ở chung phòng kí túc xá với sinh viên khác. Trong các yếu tố làm ảnh hưởng đến CLGN có 52,2% sinh viên cho rằng mùi khói thuốc lá và 47% cho rằng nhiệt độ căn phòng gây ảnh hưởng mức độ nhiều đến giấc ngủ. Tiếng ồn từ các thiết bị trong phòng và chất lượng không khí căn phòng ảnh hưởng mức độ vừa đến giấc ngủ của sinh viên chiếm gần 40%. Tỉ lệ này thấp hơn nghiên cứu tại Thổ Nhĩ Kì 63,7% là do khói thuốc lá; 55,1% là do chất lượng không khí; 52% là do tiếng ồn [18] Điều này có thể do sự hạn chế của cách định nghĩa biến số nghiên cứu vì kết quả tìm kiếm y văn chưa tìm thấy một thang đo nào đánh giá được tính giá trị và tin cậy nhằm đo lường các yếu tố về đặc điểm môi trường ngủ ảnh hưởng đến giấc ngủ của sinh viên. Do đó, việc đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đều dựa vào chủ quan của sinh viên. Tỉ lệ sinh viên có cảm giác bị áp lực từ sự kì vọng của cha mẹ là 81,2%,.

<span class='text_page_counter'>(62)</span> 54 80,9% sinh viên bị áp lực về kết quả học tập ở mức độ từ thỉnh thoảng đến luôn luôn. Sinh viên cho rằng mình thiếu thời gian giải trí là yếu tố có tỉ lệ cao nhất 85,5%. Có 35% sinh viên thỉnh thoảng cảm thấy cô đơn trong cuộc sống và 15,6% sinh viên thường xuyên bị áp lực bởi cuộc sống xa nhà. Các kết quả này có thể được lí giải bởi sự căng thẳng, áp lực từ thời gian học tập lí thuyết, thực hành dày đặc của sinh viên trường y. Bên cạnh đó việc học tập thi cử nhiều đã khiến thời gian dành cho vui chơi giải trí của sinh viên Y khoa bị rút ngắn lại, họ cảm thấy cô đơn khi phải sống xa nhà, thiếu sự chia sẻ, động viên từ người thân, bè bạn. 4.2. Chất lượng giấc ngủ của sinh viên 4.2.1 Thời lượng ngủ Theo khuyến nghị của Tổ chức Quốc gia nghiên cứu về giấc ngủ Hoa Kì đối với người trên 18 tuổi số giờ ngủ khuyến nghị mỗi đêm là 7-9 giờ [58]. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 35% sinh viên ngủ từ 7 giờ mỗi đêm trở lên đồng nghĩa có tới 65% sinh viên tham gia nghiên cứu bị thiếu ngủ. So sánh với một số nghiên cứu khác trên thế giới, tỷ lệ sinh viên ngủ đủ giấc trong nghiên cứu này có tỷ lệ thấp hơn. Cụ thể một nghiên cứu của Pensuksan và cộng sự tại Thái Lan báo cáo có đến 24% sinh viên ngủ từ 7 giờ trở lên mỗi đêm và nghiên cứu của tác giả Abdulghani năm 2012 thực hiện trên sinh viên Y khoa thì có 49,3% sinh viên ngủ từ 7 giờ trở lên mỗi đêm [14]. Cao hơn so với một nghiên cứu khác thực hiện tại Thái Lan của tác giả Lohsoonthorn (2013) chỉ có 32,1% sinh viên ngủ từ 7 giờ trở lên mỗi đêm [41] Số giờ ngủ trung bình của sinh viên trong nghiên cứu là 6,35±0,96 giờ thấp hơn so với một nghiên cứu của sinh viên Thái Lan là 6,44±1,4 giờ và Ấn độ là 6,65 ± 1,2 (giờ)[48]. Nguyên nhân của điều này là do đối với sinh viên Y khoa, thời gian học và thực tập tại các bệnh viện chiếm hết thời gian ban ngày. Ban đêm họ dành nhiều thời gian để học bài, vui chơi, và các hoạt động khác, có thể giấc ngủ không là ưu tiên hàng đầu. Thông thường, họ sẽ chọn ngủ ít hơn để có thêm thời gian cho việc học nên thời gian ngủ bị giảm so với những sinh viên. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(63)</span> 55 ngành khác. 4.2.2 Giai đoạn đi vào giấc ngủ Đa phần các sinh viên cần ít hơn 30 phút để đi vào giấc ngủ chiếm 92,2%; trong đó tỉ lệ sinh viên cần ít hơn 15 phút để đi vào giấc ngủ chiếm tỉ lệ cao nhất 62,1%; tỉ lệ này cao hơn so với nghiên cứu của Sanchez năm 2013 chỉ có 35,9% sinh viên cần ít hơn 15 phút để đi vào giấc ngủ [49] Trong đó sinh viên không thể ngủ trong vòng 30 phút khá cao 7,8%. Điều nầy góp phần gây khó khăn không ít cho việc đi vào giấc ngủ và ảnh hưởng xấu đến chất lượng giấc ngủ đối tượng sinh viên khảo sát. 4.2.3 Hiệu quả giấc ngủ theo thói quen Hiệu quả giấc ngủ theo thói quen được tính dựa vào thời gian ngủ thực sự và thời gian nằm trên giường. Đối tượng nghiên cứu có giấc ngủ đạt được hiệu quả khi hiệu quả giấc ngủ theo thói quen đạt từ 85% trở lên. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 85% sinh viên tham gia nghiên cứu có hiệu quả giấc ngủ tốt. Kết quả này tương đồng với kết quả của Sanchez và Lohsoonthorn với tỉ lệ lần lượt là 81,7% và 74,9% [41, 49] và các nghiên cứu trong nước củng có tỷ lệ 80%90%. Một nghiên cứu khác của Signh và cộng sự tiến hành tại Ấn Độ lại cho kết quả ngược lại, chỉ có 12% sinh viên có hiệu quả giấc ngủ theo thói quen đạt ≥85%, trong khi đó, có đến 86% sinh viên cảm thấy giấc ngủ theo thói quen kém hiệu quả, đạt đưới 65%. Vì đối tượng nghiên cứu là những sinh viên có thời gian để đi vào giấc ngủ ít hơn 30 phút chiếm tỉ lệ 92,2% nên thời gian ngủ thực tế với thời gian ngủ trên giường không quá khác biệt. Do đó họ dễ dàng đạt được hiệu quả giấc ngủ tốt [50]. 4.2.4 Dùng thuốc ngủ Có 5,9% sinh viên báo cáo có dùng thuốc ngủ trong một tháng vừa qua, tỷ lệ này cao hơn tỷ lệ sinh viên dùng thuốc ngủ tại Ấn Độ theo như một nghiên cứu của Singh và cộng sự là 0% nghiên cứu của Pey-Peng Lai và cộng sự ở Malaysia 3.85%[50]. Tuy nhiên, tỷ lệ này lại thấp hơn tỷ lệ sinh viên dùng thuốc ngủ theo như một nghiên cứu của Vitool và cộng sự ở Thái Lan và lần lượt là.

<span class='text_page_counter'>(64)</span> 56 6.1% [37]. Tỷ lệ sinh viên dùng thuốc ngủ ít có thể lý giải là do vì đối tượng nghiên cứu là sinh viên y khoa, nên rất thận trọng trong việc dùng thuốc bên đó có lẽ sinh viên phần nào hiểu được những tác dụng phụ của việc dùng thuốc ngủ. 4.2.5 Các rối loạn giấc ngủ Các rối loạn giấc ngủ sinh viên thường gặp phải trong một tháng qua trong nghiên cứu chiếm tỉ lệ cao nhất là cảm thấy nóng 72,9% trong đó tần suất gặp phải vấn đề này trên 3 lần một tuần chiếm tỉ lệ cao với 30,4%. Kế đến là không thể ngủ trong 30 phút chiếm 63,4%; tỉnh giấc lúc nửa đêm hoặc quá sớm vào buổi sáng chiếm 53,2%. Hầu hết sinh viên bị rối loạn giấc ngủ dưới 1 lần mỗi tuần. Các kết quả trên có thể giải thích bởi nghiên cứu được thực hiện tại khu vực Đông Nam Bộ vào thời điểm nắng nóng làm cho giấc ngủ của sinh viên bị ảnh hưởng. 4.2.6 Rối loạn chức năng hoạt động ban ngày Trong các sinh viên tham gia nghiên cứu có 26,1% các sinh viên gặp khó khăn để giữ đầu óc tỉnh táo cho các hoạt động ban ngày, tỉ lệ gặp khó khăn ≥1 lần/tuần cũng chiếm 54,6%. Phần lớn sinh viên cho rằng chỉ gặp khó khăn một chút để duy trì hứng thú hoàn thành công việc chiếm tỉ lệ 51,9%. Các kết quả này tương đương với nghiên cứu của Phùng Ngô Hà Châu với tỉ lệ là 21,6% sinh viên gặp khó khăn ≥1 lần/tuần và 52% sinh viên gặp khó khăn một chút [51]. 4.2.7 Chất lượng giấc ngủ theo cảm giác chủ quan Trong nghiên cứu, đa số sinh viên tự đánh giá CLGN của mình “khá tốt”, (63,4%). Chỉ có 1,1% sinh viên cho rằng CLGN “rất tệ”, tương đồng với nghiên cứu tại Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh. Ở nghiên cứu của Singh (2016) [51], sinh viên tự đánh giá CLGN “khá tốt” 56%. Không có bất kì sinh viên nào trong nghiên cứu của Singh tự đánh giá CLGN của mình “rất tệ”. 4.2.8 Đánh giá chất lượng giấc ngủ Dựa vào tổng điểm các thành phần của thang đo đánh giá CLGN theo thang đo PSQI và điểm cắt 5 thì đối tượng có CLGN “tốt” khi tổng điểm PSQI ≤ 5 điểm; đối tượng có CLGN “kém” khi tổng điểm PSQI >5 điểm. Như vậy nghiên. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(65)</span> 57 cứu có 47,1% sinh viên có CLGN kém. Tỉ lệ sinh viên có chất lượng giấc ngủ kém trong nghiên cứu này thấp hơn so với tỷ lệ này cao hơn so với tỷ lệ sinh viên có CLGN khoa Y tế công cộng (2017) là 52,7, Ấn Độ là 53%; thấp hơn so với là tỷ lệ sinh viên có CLGN (2015) khoa Y tế công cộng 47.1%, ở Thái Lan 42.4% [41]. Các nghiên cứu này đểu sử dụng thang đo PSQI và điểm cắt 5 để đánh giá. 4.3. Một số yếu tố liên quan đến chất lượng giấc ngủ của sinh viên Nghiên cứu này tìm được mối liên quan có ý nghĩa thống kê với các yếu tố: tần suất tập thể dục, uống rượu bia, tổng số cuộc gọi trước khi đi ngủ trong một buổi tối, thời gian dùng các ứng dụng trên ĐTDĐ trước khi ngủ, bị thức giấc lúc nửa đêm vì ĐTDĐ, tiếng ồn gây ra bởi người khác, sự phù hợp giường và gối trong phòng ngủ. 4.3.1. Chất lượng giấc ngủ với tần suất tập thể dục Nghiên cứu tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa CLGN và tần suất tập thể dục của sinh viên, tỉ lệ sinh viên tập 3-4 ngày/tuần có CLGN kém bằng 0,72 lần (KTC 95%: 0,47-0,98) so với sinh viên chỉ tập 1-2 ngày/tuần. Kết quả này phù hợp với kết quả trong nghiên cứu của tác giả Feng (2014) tỉ lệ sinh viên hoạt động thể chất mức độ cao có CLGN kém bằng 0,48 lần và nghiên cứu tại Nguyễn Ngọc Sơn (2017) là 0,72 lần 0,69 lần [8, 29]. Việc tập luyện thể dục thể thao với cường độ đều đặn trong tuần giúp sinh viên thư giãn, giải tỏa căng thẳng, áp lực trong học tập và sinh hoạt, mang lại lợi ích cho sức khỏe từ đó mang lại CLGN tốt hơn. 4.3.2 Mối liên quan giữa chất lượng giấc ngủ với thức giấc nửa đêm vì ĐTDĐ và sử dụng điện thoại trước khi ngủ Nghiên cứu tìm thấy mối liên quan giữa CLGN với việc bị thức giấc giữa đêm vì ĐTDĐ. Khi sinh viên bị thức giấc giữa đêm vì điện thoại di động tăng lên theo các mức độ hiếm khi, thỉnh thoảng, thường xuyên thì CLGN kém bằng 1,6 lần; 2,39 lần và 2,29 lần (theo thứ tự tương ứng) so với sinh viên không bao.

<span class='text_page_counter'>(66)</span> 58 giờ bị thức giấc giữa đêm vì ĐTDĐ với p <0,05. Nghiên cứ tương đương với nghiên cứu thực hiện trên sinh viên y tế công cộng năm 2017. Mối liên quan này cũng được báo cáo trong nghiên cứu của tác giả Ngô Thị Bích Trâm (2016) với PR=1,09 và p=0,02 [12]và một nghiên cứu khác của tác giả Trần Thị Kim Ngân (2017) với PR=1,80 và p=0,001 [5]. Điều này có thể giải thích là do thức giấc giữa đêm đã làm gián đoạn giấc ngủ, ảnh hưởng đến việc ngủ lại, cũng như là thời lượng ngủ và độ sâu của giấc ngủ. Do đó làm cho CLGN của sinh viên bị ảnh hưởng nghiêm trọng so với những sinh viên không bao giờ bị thức giấc giữa đêm vì ĐTDĐ Việc sử dụng ứng dụng trên điện thoại gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ trong nghiên cứu củng tìm ra mối liên quan giữa CLGN và sử dụng điện thoại trước khi ngủ với p=0,003. Theo Abolfazl (2016)[43], hầu hết sinh viên sử dụng ứng dụng mạng vào những giờ cuối cùng của đêm hoặc sau nửa đêm thay vì nghỉ ngơi. Điều này gây rối loạn giấc ngủ và chu kỳ thức – ngủ do tác động lên Melatonin và làm tăng nguy cơ các vấn đề về sức khoẻ tâm thần như trầm cảm, căng thẳng, lo âu và các rối loạn xã hội. Sự thiếu ngủ có thể gây ra vấn đề trong quá trình não nhận và xử lý các thông tin từ môi trường [31]. 4.3.3 Mối liên quan giữa chất lượng giấc ngủ với áp lực học tập, xã hội và đặc điểm nơi ngủ Trong phân tích đơn biến, nghiên cứu còn tìm thấy mối liên quan giữa áp lực học tập với CLGN, khi áp lực học tập tăng 1 điểm thì CLGN kém của sinh viên bằng 1,14 lần so với trước (KTC 95%: 1,07-1,21) với p<0,001. Kết quả trên tương tự nghiên cứu của tác giả Waqas (2015) được thực hiện ở sinh viên y khoa Pakistan, những sinh viên không có áp lực học tập có điểm trung bình CLGN thấp hơn những sinh viên bị áp lực học tập với p<0,05 [56]. Nghiên cứu của Suchecki (2009) cũng chỉ ra tâm lí căng thẳng là yếu tố gây nên chứng mất ngủ và có mối liên hệ với CLGN kém [53] Lí giải cho kết quả trên là những căng thẳng của sinh viên đối với lịch thi cử dày đặc, kết quả học tập, kì vọng của cha mẹ đè nặng lên tâm lí, tinh thần và thể chất có thể làm ảnh hưởng không tốt đến. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(67)</span> 59 CLGN. Tuy nhiên, kết quả phân tích hồi quy đa biến cho thấy không còn mối liên quan giữa các yếu tố kể trên với CLGN. 4.3.4 Những yếu tố khác liên quan đến CLGN Trong phân tích đơn biến, nghiên cứu tìm thấy mối liên quan giữa CLGN với việc sử dụng rượu bia. Nhưng nghiên cứu chưa khảo sát số lượng rượu bia mà đối tượng sử dụng nên có thể chưa phản ánh rõ mối liên quan của việc sử dụng rượu bia với CLGN. Tỉ lệ sinh viên có uống rượu bia có CLGN kém bằng 0,75 lần (KTC 95% 0,61-0,93 với p<0,01) so với sinh viên không uống rượu bia. Tuy nhiên, khi kiểm soát bằng mô hình hồi quy đa biến không còn cho thấy có mối liên quan này. Các nghiên cứu khác của các tác giả Trần Thị Kim Ngân (2017), Trần Ngọc Trúc Quỳnh (2015), Ngô Thị Bích Trâm (2016) cũng chưa cho thấy mối liên quan này [5, 7, 12] Trong phân tích đơn biến, nghiên cứu tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa CLGN với các yếu tố trong đặc điểm môi trường ngủ như: tiếng ồn gây ra bởi người khác, sự êm ái của gối và giường ngủ. Trong nghiên cứu của tác giả Insaf Altun (2012) tại Thổ Nhĩ Kì cũng chỉ ra các nguyên nhân thường gặp nhất ảnh hưởng đến CLGN của sinh viên đại học thì 63,7% là “tiếp xúc với khói thuốc lá trong phòng ngủ”; 61,7% là do “tiếng ồn”; 55,1% là do “chất lượng không khí trong phòng”; 53,1% là do “các mùi khác ở trong phòng ngủ”; 52% là do “tiếng ồn gây ra bởi người khác trong phòng [18]. Lí giải cho các kết quả trên thì tiếng ồn cũng là một yếu tố gây căng thẳng tâm lí, sinh lí. Do đó những yếu tố về đặc điểm môi trường ngủ có thể có những tác động đáng kể đối với CLGN của sinh viên. Tuy nhiên, kết quả phân tích đa biến cho thấy chỉ còn lại các yếu tố tập thể dục 3-4 ngày/tuần (PR= 31% (KTC 95%: 0,47- 0,98)) (p=0,042); bị thức giấc giữa đêm (hiếm khi, thỉnh thoảng và thường xuyên) vì điện thoại di động (PR tương ứng =1,6 - 2,39 và 2,29 lần) (p<0,001) và áp lực xã hội (PR=1,21 (1,091,34)) (p=0,001) có liên quan đến chất lượng giấc ngủ của sinh viên, còn các yếu tố khác không liên quan trong nghiên cứu này. Đây là những thông tin đáng tin.

<span class='text_page_counter'>(68)</span> 60 cậy do nghiên cứu sử dụng thang đo PSQI để đánh giá CLGN của sinh viên, thang đo này đã được sử dụng ở nhiều nước trên thế giới với nhiều phiên bản các thứ tiếng trong đó có phiên bản Tiếng Việt nên có tính giá trị và tạo độ tin cậy cao cho số liệu thu thập được. Bộ câu hỏi phỏng vấn của chúng tôi được thiết kế rõ ràng, dễ hiểu. Người thực hiện phỏng vấn là các sinh viên được hướng dẫn trả lời bộ câu hỏi và có đủ thời gian để hoàn thành bộ câu hỏi nên thông tin thu thập được là đáng tin cậy. Điều tra viên tuân thủ chặt chẽ kỹ thuật chọn mẫu và phương pháp chọn mẫu, do đó hạn chế được tối đa sai lệch chọn lựa và sai lệch thông tin. Cỡ mẫu của nghiên cứu có thể đại diện cho dân số mục tiêu nên kết quả có thể có thể là những số liệu, thông tin có tính đại diện cho quần thể nghiên cứu. Nghiên cứu sử dụng thiết kế cắt ngang nên kết quả chỉ phản ánh thực trạng CLGN của sinh viên tại thời điểm thực hiện nghiên cứu không thể xác định mối quan hệ nhân quả giữa CLGN với các yếu tố liên quan. Trong nghiên cứu những câu hỏi về các yếu tố dẫn đến áp lực học tập, áp lực xã hội và đặc điểm môi trường ngủ được đánh giá qua cảm nhận chủ quan của sinh viên và chưa có một thang đo cụ thể để đo lường các yếu tố này nên khó khăn trong việc xác định mối liên quan thực sự giữa CLGN và các yếu tố trên. Tóm lại, nghiên cứu đã khái quát được thực trạng CLGN ở sinh viên trường Cao Đẳng Y Dược Hồng Đức. Kết quả tìm thấy qua nghiên cứu cung cấp những thông tin về các yếu tố về thói quen sử dụng ĐTDĐ, tần suất tập thể dục, thể thao, các đặc điểm của môi trường ngủ có thể ảnh hưởng đến CLGN của sinh viên. Từ đó đưa ra những đề xuất và kiến nghị phù hợp nhằm giải quyết các vấn đề ảnh hưởng đến CLGN của sinh viên một cách hợp lí và hiệu quả.. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(69)</span> 61 KẾT LUẬN Nghiên cứu cắt ngang mô tả được tiến hành trên 372 sinh viên ngành y tại trường Cao Đẳng Y Dược Hồng Đức về chất lượng giấc ngủ và các yếu tố liên quan, rút ra kết luận sau: Bằng cách sử dụng thang đo PSQI để đánh giá chất lượng giấc ngủ, nghiên cứu tìm ra được tỉ lệ sinh viên có CLGN kém là 47,6%. Nghiên cứu này tìm được mối liên quan có ý nghĩa thống kê với các yếu tố: tần suất tập thể dục, uống rượu bia, tổng số cuộc gọi trước khi đi ngủ trong một buổi tối, thời gian dùng các ứng dụng trên ĐTDĐ trước khi ngủ, bị thức giấc lúc nửa đêm vì ĐTDĐ, tiếng ồn gây ra bởi người khác, sự phù hợp giường và gối trong phòng ngủ..

<span class='text_page_counter'>(70)</span> 62 KHUYẾN NGHỊ Từ kết quả nghiên cứu chúng tôi có một số đề xuất kiến nghị sau: Đối với sinh viên: Tăng cường tập luyện thể dục, thể thao một cách thường xuyên hơn ít nhất 3 ngày/tuần, tắt hoặc sử dụng chế độ im lặng cho điện thoại vào ban đêm khi đi ngủ, sử dụng ứng dụng trên điện thoại để hạn chế tình trạng bị thức giấc nửa đêm vì ĐTDĐ. Sinh viên nên sắp xếp thời gian học tập, vui chơi hợp lí để giảm thiểu các yếu tố gây căng thẳng, áp lực có thể ảnh hưởng đến CLGN. Bên cạnh đó, các sinh viên cần chủ động trang bị thêm cho mình những kiến thức về giấc ngủ, tầm quan trọng và tránh các yếu tố có thể làm ảnh hưởng tới giấc ngủ. Sắp xếp thời gian biểu trong ngày cho hợp lí để có thói quen ngủ đúng giờ và đảm bảo đủ từ 7-9 tiếng mỗi đêm. Đối với gia đình: Thường xuyên nói chuyện, thăm hỏi, quan tâm tới các sinh viên, nhất là những sinh viên phải sống xa gia đình để họ không cảm thấy cô đơn. Chia sẻ, động viên tinh thần cho các sinh viên, tạo ra một môi trường gia đình hòa thuận, yên ấm là nơi để các sinh viên có thể tâm sự, giải bày khi họ có những khó khăn. Đối với nhà trường: Sắp xếp lịch học, lịch thi hợp lí để giảm áp lực học tập và thi cử cho sinh viên. Ngoài ra nhà trường cần xây dựng thêm các sân bãi để sinh viên có điều kiện luyện tập thể dục, thể thao sau nhữn giờ học căng thẳng giúp thoải mái tinh thần và rèn luyện thể chất.. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(71)</span> TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT 1. Báo cáo quốc gia về Thanh niên (2015) Quỹ dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam. 2. Phùng Ngô Hà Châu (2017) Chất lượng giấc ngủ và các yếu tố liên quan ở sinh viên hệ chính quy khoa Y tế Công cộng, Đại học Y Dược Tp.HCM năm 2017, Khóa luận Tốt nghiệp Bác sỹ Y học Dự phòng, Đại học Y Dược Tp.HCM, 73 tr. 3. Trần Gia Hưng (2019) Chất lượng giấc ngủ và thành tích học tập ở sinh viên bác sĩ đa khoa chính quy Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh năm 2019, Khóa luận Tốt nghiệp Bác sỹ Y học Dự phòng, Đại học Y Dược TP.HCM. 4. Phạm Đình Lựu (2011) Quá trình ức chế giấc ngủ - Qui luật hoạt động thần kinh cao cấp, Sinh lí học Y khoa, 377-388. 5. Trần Thị Kim Ngân (2017) Chất lượng giấc ngủ và các yếu tố liên quan ở họcsinh trường Trung học Phổ thông Mộ Đức 2, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi năm 2017, Khóa luận Tốt nghiệp Cử nhân Y tế Công cộng Đại học Y Dược TP.HCM, 89 tr. 6. Tô Minh Ngọc (2015) "Thang đo chất lượng giấc ngủ Pittsburgh phiên bản Tiếng Việt". tạp chí Y Học TP. Hồ Chí Minh, 18 (6). 7. Trần Ngọc Trúc Quỳnh (2015) Chất lượng giấc ngủ và các yếu tố liên quan ở sinh viên Y học Dự phòng Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, Đại học y dược Tp.HCM, 61. 8. Nguyễn Ngọc Sơn (2019) Chất lượng giấc ngủ và yếu tố liên quan ở sinh viên ngành bác sĩ Răng Hàm Mặt Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh năm 2019, Khóa luận Tốt nghiệp Bác sỹ Y học Dự phòng, Đại học Y Dược TP.HCM, 9. Trịnh Tất Thắng (2017) Các rối loạn giấc ngủ và hướng xử trí, xu-tri/,.

<span class='text_page_counter'>(72)</span> 10. Vũ Thị Thảo (2017) Mối liên quan giữa mức độ sử dụng smartphone và chất lượng giấc ngủ của sinh viên khoa Y tế Công cộng Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, Đại học y dƣợc Tp.HCM, 102. 11. Thủ Tướng Chính Phủ (2016) "Quyết định số 244/QĐ-TTg12 ngày 12-22014 về Chính sách quốc gia về phòng chống tác hại của lạm dụng đồ uống có cồn đến năm 2020". 12. Ngô Thị Bích Trâm (2016) Chất lượng giấc ngủ và các thói quen ở học sinh trường Trung học phổ thông Chu Văn An, thị trấn Chơn Thành, huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước năm 2016, Khóa luận Tốt nghiệp Cử nhân Y tế Công cộng Đại học Y Dược TP.HCM, 72 tr. 13. Trường Cao đẳng Y Dược Hồng Đức (2016) Tổng quan về Trường Cao đẳng Y Dược Hồng Đức, TIẾNG ANH: 14. Abdulghani H.M., Alrowais N.A., Bin-Saad N.S., et al. (2012) "Sleep disorder among medical students: relationship to their academic performance". Med Teach, 34 Suppl 1, S37-41. 15. Adelantado-Renau M., Diez-Fernandez A., Beltran-Valls M.R., et al. (2019) "The effect of sleep quality on academic performance is mediated by Internet use time: DADOS study". J Pediatr (Rio J), 95 (4), 410-418. 16. Agargun M.Y., Kara H., Solmaz M. (1997) "Sleep disturbances and suicidal behavior in patients with major depression". J Clin Psychiatry, 58 (6), 249-51. 17. Ahrberg K., Dresler M., Niedermaier S., et al. (2012) "The interaction between sleep quality and academic performance". Journal of psychiatric research, 46 (12), 1618-1622. 18. Altun I., Cinar N., Dede C. (2012) "The contributing factors to poor sleep experiences in according to the university students: A cross-sectional study". J Res Med Sci, 17 (6), 557-61.. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(73)</span> 19. Baert Stijn, Omey Eddy, Verhaest Dieter, et al. (2015) "Mister Sandman, bring me good marks! On the relationship between sleep quality and academic achievement,". 20. Bertolazi A.N., Fagondes S.C., Hoff L.S., et al. (2011) "Validation of the Brazilian Portuguese version of the Pittsburgh Sleep Quality Index". Sleep Med, 12 (1), 70-5. 21. Carskadon Mary A R.A. (2011) "Monitoring and staging human sleep". Principles and practice of sleep medicine, 16-26. 22. Centers for Disease Control and Prevention (2018) Sleep and Sleep Disorders, 23. Cheng S.H., Shih C.C., Lee I.H., et al. (2012) "A study on the sleep quality of incoming university students". Psychiatry Res, 197 (3), 270-4. 24. Colten H.R., Altevogt B.M. (2006) Sleep Disorders and Sleep Deprivation: An Unmet Public Health Problem. IN Colten H.R., Altevogt B.M. (Eds.) Sleep Disorders and Sleep Deprivation: An Unmet Public Health Problem. Washington (DC), 25. El Hangouche A.J., Jniene A., Aboudrar S., et al. (2018) "Relationship between poor quality sleep, excessive daytime sleepiness and low academic performance in medical students". Advances in Medical Education and Practice, 9, 631. 26. Eliasson A.H., Lettieri C.J., Eliasson A.H. (2010) "Early to bed, early to rise! Sleep habits and academic performance in college students". Sleep Breath, 14 (1), 71-5. 27. Eyvazlou Meysam Z.E., Rahimi Azin, Abazari Malek (2016) "Association between overuse of mobile phones on quality of sleep and general health among occupational health and safety students. 28. Farrahi Moghaddam J., Nakhaee N., Sheibani V., et al. (2012) "Reliability and validity of the Persian version of the Pittsburgh Sleep Quality Index (PSQI-P)". Sleep Breath, 16 (1), 79-82..

<span class='text_page_counter'>(74)</span> 29. Feng Q., Du Y., Ye Y.-l., et al. (2014) "Associations of physical activity, screen time with depression, anxiety and sleep quality among Chinese college freshmen". PloS one, 9 (6), e100914. 30. Franzen P.L., Buysse D.J. (2008) "Sleep disturbances and depression: risk relationships for subsequent depression and therapeutic implications". Dialogues Clin Neurosci, 10 (4), 473-81. 31. Gandhi A.V., Mosser E.A., Oikonomou G., et al. (2015) "Melatonin is required for the circadian regulation of sleep". Neuron, 85 (6), 1193-1199. 32. Ghoreishi S. A A.A.H. (2008) "Sleep quality in Zanjan university medical students". 33. Güneş Z., Arslantaş H. (2017) "Insomnia in nursing students and related factors: A cross‐ sectional study". International Journal of Nursing Practice, 23 (5), e12578. 34. Hoevenaar-Blom M.P., Spijkerman A.M., Kromhout D., et al. (2011) "Sleep duration and sleep quality in relation to 12-year cardiovascular disease incidence: the MORGEN study". Sleep, 34 (11), 1487-92. 35. Indah P.H. (2019) Hubungan Karakteristik Mahasiswa dengan Kualitas Tidur. Mahasiswa. Tahap. Akademik. Program. Studi. Kedokteran. Universitas Andalas, Universitas Andalas, 36. Kang J.H., Chen S.C. (2009) "Effects of an irregular bedtime schedule on sleep quality, daytime sleepiness, and fatigue among university students in Taiwan". BMC Public Health, 9, 248. 37. Lai P.-P., Say Y.-H. (2013) "Associated factors of sleep quality and behavior among students of two tertiary institutions in Northern Malaysia". Med J Malaysia, 68 (3), 195-203. 38. Lemma S., Berhane Y., Worku A., et al. (2014) "Good quality sleep is associated with better academic performance among university students in Ethiopia". Sleep and Breathing, 18 (2), 257-263. 39. Lemma S., Patel S.V., Tarekegn Y.A., et al. (2012) "The Epidemiology of. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(75)</span> Sleep Quality, Sleep Patterns, Consumption of Caffeinated Beverages, and Khat Use among Ethiopian College Students". Sleep Disord, 2012, 583510. 40. Lin Y.S., Liu P.H., Chu P.H. (2017) "Obstructive Sleep Apnea Independently Increases the Incidence of Heart Failure and Major Adverse Cardiac Events: A Retrospective Population-Based Follow-Up Study". Acta Cardiol Sin, 33 (6), 656-663. 41. Lohsoonthorn V., Khidir H., Casillas G., et al. (2013) "Sleep quality and sleep patterns in relation to consumption of energy drinks, caffeinated beverages, and other stimulants among Thai college students". Sleep Breath, 17 (3), 1017-28. 42. Mirghani H.O., Mohammed O.S., Almurtadha Y.M., et al. (2015) "Good sleep quality is associated with better academic performance among Sudanese medical students"". BMC Res Notes, 8. 43. Mohammadbeigi A., Absari R., Valizadeh F., et al. (2016) "Sleep quality in medical students; the impact of over-use of mobile cellphone and social networks". Journal of research in health sciences, 16 (1), 46. 44. National Heart and Lung Blood Institute (2012) Why Is Sleep Important?, 45. National Heart and Lung Blood Institute (2019) How much sleep enough, 46. National Institude on Alcohol Abuse and Alcoholism (2020) Alcohol facts and. statistics:. definition,,. health/overviewalcohol-consumption/alcohol-facts-and-statistics, 47. Nowreen N., Ahad F. (2018) "Effect of smartphone usage on quality of sleep in medical students". National Journal of Physiology, Pharmacy and Pharmacology, 8 (10), 1366-1370. 48. Pensuksan W.C., Lertmaharit S., Lohsoonthorn V., et al. (2016) "Relationship between poor sleep quality and psychological problems.

<span class='text_page_counter'>(76)</span> among undergraduate students in the Southern Thailand". Walailak journal of science and technology, 13 (4), 235. 49. Sanchez S.E., Martinez C., Oriol R.A., et al. (2013) "Sleep Quality, Sleep Patterns and Consumption of Energy Drinks and Other Caffeinated Beverages among Peruvian College Students". Health (Irvine Calif), 5 (8B), 26-35. 50. Singh G.K., Kenney M.K. (2013) "Rising prevalence and neighborhood, social, and behavioral determinants of sleep problems in US children and adolescents, 2003–2012". Sleep disorders, 2013 51. Singh R.K., Thomas A.M., Hariharan H.C., et al. (2016) "Sleep status of medical students of a private medical college in Kerala". Public health Review: International Journal of Public health Research, vol 3 (4), 140145. 52. Sohn S.I., Kim D.H., Lee M.Y., et al. (2012) "The reliability and validity of the Korean version of the Pittsburgh Sleep Quality Index". Sleep Breath, 16 (3), 803-12. 53. Suchecki D., Machado R.B., Tiba P.A. (2009) "Stress-induced sleep rebound: adaptive behavior and possible mechanisms". Sleep science, 2 (3), 151-160. 54. Tsai P.S., Wang S.Y., Wang M.Y., et al. (2005) "Psychometric evaluation of the Chinese version of the Pittsburgh Sleep Quality Index (CPSQI) in primary insomnia and control subjects". Qual Life Res, 14 (8), 1943-52. 55. Tsui Y.Y., Wing Y.K. (2009) "A study on the sleep patterns and problems of university business students in Hong Kong". J Am Coll Health, 58 (2), 167-76. 56. Waqas A., Khan S., Sharif W., et al. (2015) "Association of academic stress with sleeping difficulties in medical students of a Pakistani medical school: a cross sectional survey". PeerJ, 3, e840. 57. World Health Organization (2018) Global status reporton alcohol and. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(77)</span> health, 59,339. 58. World Health Organization (2020) Sleep Deprivation and Deficiency, 59. Demirci K., Akgonul M., Akpinar A. (2015) "Relationship of smartphone use severity with sleep quality, depression, and anxiety in university students". J Behav Addict, 4 (2), 85-92. 60. Doi Y., Minowa M., Uchiyama M., et al. (2000) "Psychometric assessment of subjective sleep quality using the Japanese version of the Pittsburgh Sleep Quality Index (PSQI-J) in psychiatric disordered and control subjects". Psychiatry Res, 97 (2-3), 165-72..

<span class='text_page_counter'>(78)</span> PHỤ LỤC Mã số phiếu: ................. Ngày làm khảo sát: ............ BỘ CÂU HỎI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIẤC NGỦ Ở SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y DƯỢC HỒNG ĐỨC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Xin chào các bạn, Chúng tôi là sinh viên lớp …………. Chúng tôi tiến hành một nghiên cứu với mong muốn tìm hiểu về chất lượng giấc ngủ của sinh viên trường cao đẳng Y Dược Hồng Đức. Kết quả của nghiên cứu sẽ giúp chúng tôi có cái nhìn đúng đắn về thực trạng giấc ngủ trên đối tượng sinh viên, từ đó đưa ra những biện pháp cải thiện chất lượng giấc ngủ cho sinh viên nhằm đạt được hiệu quả tốt nhất mà giấc ngủ đem lại. Những thông tin mà bạn cung cấp bên dưới đây rất quan trọng đối với nghiên cứu của chúng tôi. Chúng tôi xin cam đoan rằng những thông tin này sẽ hoàn toàn được giữ bí mật và chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu. Nếu bạn đồng ý tham gia nghiên cứu xin hãy đánh dấu vào ô bên dưới: Tôi đồng ý tham gia nghiên cứu. Xác nhận (Ký tên). Hướng dẫn trả lời: -. Khoanh tròn vào con số tương ứng với đáp án bạn chọn.. -. Điền vào khoảng trống (… ........... ) (nếu có).. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(79)</span> Câu Nội dung câu hỏi. Ghi chú. Trả lời A. ĐẶC ĐIỂM CÁ NHÂN. A1 A2 A3. A4. A5. A6. Nam Nữ Bạn sinh năm bao nhiêu ? ………………………. Kinh Dân tộc Khác(ghi rõ)…… Năm 1 Năm 2 Năm 3 Bạn đang học năm thứ mấy? Năm 4 Năm 5 Năm 6 Xuất sắc Giỏi Học kỳ vừa qua, bạn xếp loại Khá học lực nào? Trung bình khá Trung bình Yếu Gia đình chu cấp hoàn toàn Bạn tự trang trải Nguồn thu nhập hàng tháng của hoàn toàn bạn có từ đâu? Gia đình chu cấp một phần bạn tự trang trải một phần Giới tính. 1 2 Ghi rõ 1 2 1 2 3 4 5 6 1 2 3 4 5 6 1 2 3. B. YẾU TỐ THÓI QUEN THÓI QUEN HÚT THUỐC LÁ B1. Bạn có hút thuốc lá không?. B2. Nếu bạn đang hút thuốc trong 1 tháng qua, trung bình mỗi ngày bạn hút bao nhiêu điếu thuốc lá?. Chưa từng hút Đã từng hút Đang hút. 1 2 3. Nếu chọn 1 -> B4 Ghi rõ. ……………điếu. THÓI QUEN TẬP THỂ DỤC B3. Bạn có tập thể dục/ chơi thể thao không?(chạy bộ, đi bộ, đá banh, đi xe đạp …). B4. Bạn tập thể dục/ chơi thể thao bao nhiêu ngày mỗi tuần ?. Có Không. 1 2. 1 - 2 ngày/ tuần 3 - 4 ngày/ tuần ≥ 5 ngày/ tuần. 1 2 3. Nếu chọn 2 -> B7.

<span class='text_page_counter'>(80)</span> B5. Mỗi ngày bạn tập bao nhiêu phút. Tập mỗi ngày 4 …………….phút. Ghi rõ. THÓI QUEN UỐNG RƯỢU BIA Trong 1 tháng vừa qua bạn có uống rượu, bia không ? Có 1 Nếu chọn 2 (Chú ý : Có uống nghĩa là uống B6 Không 2 -> B9 ít nhất một ly rượu hay một ly bia vào bất kỳ ngày nào trong 30 ngày vừa qua ) Nếu có, trong 1 tháng vừa qua Ghi rõ ………………….ly trung bình mỗi lần bạn uống B7 khoảng bao nhiêu ly CHUẨN rượu, bia? CHÚ THÍCH: 1 ly chuẩn tương đương với: khoảng 1 cốc bia 330 ml bia hoặc 01 lon bia 330ml 5%, 1 ly rượu vang 100 ml 13,5%, 1 chén rượu mạnh 30 ml 40% - 43%.. THÓI QUEN SỬ DỤNG THỨC UỐNG CÓ CAFFEIN Bạn có THƯỜNG uống thức uống nào dưới đây vào buổi tối hàng tuần trong MỘT THÁNG vừa qua B8. Có. (THƯỜNG được định nghĩa là uống từ3-4 buổi tối/tuần) Trà Cà phê Nước ngọt (Coca, pepsi…) Nước tăng lực (redbull, Wake up 247 …). 1 1 1 1. Câu hỏi nhiều lựa chọn Không Khoanh tròn vào đáp án bạn chọn 2 2 2 2. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(81)</span> THÓI QUEN SỬ DỤNG ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG B9. Bạn có đang sử dụng điện thoại di động không ? Bạn có sử dụng ĐTDĐ khi đã lên giường đi ngủ không?. B10. Có Không Không bao giờ Hiếm khi Thỉnh thoảng Thường xuyên Luôn luôn. 1 2 1 2 3 4 5. Nếu chọn 2 -> C1 Nếu chọn 1> C1. B11. Trước khi ngủ, tổng số tin nhắn bạn nhận HOẶC gửi trung bình là bao nhiêu?. Không gửi tin nào Từ 1-10 tin/buổi tối Từ 11-50 tin/ buổi tối Trên 50 tin/ buổi tối. 1 2 3 4. Tin nhắn: bao gồm tin nhắn điện thoại, hoặc tin nhắn từ các ứng dụng như zalo,viber messenger, , skype…. B12. Trước khi ngủ, tổng sốcuộc Không gọi cuộc nào gọi HOẶC Từ 1-2 cuộc/ buổi tối nhận trung bình là bao nhiêu? Từ 3-5 cuộc/ buổi tối Trên 5 cuộc/ buổi tối. 1 2 3 4. Bao gồm các cuộc gọi từ sim điện thoại và từ các ứng dụng trên điện thoại (messenger, viber, skype…). Có Không. 1 2. Nếu chọn 2 ->C1. < 1 giờ Từ 1 đến < 2 giờ Từ 2 đến 5 giờ Trên 5 giờ. 1 2 3 4. Không bao giờ Hiếm khi Thỉnh thoảng Thường xuyên Luôn luôn. 1 2 3 4 5. B13. B14. B15. Trước khi ngủ, bạn có sử dụng các ứng dụng trên ĐTDĐ như chơi game, internet, mạng xã hội (zalo, facebook …) không ? Nếu có, bạn sử dụng các ứng dụng trên ĐTDĐ như: game, internet, mạng xã hội (zalo, facebook …) trước khi ngủ bao lâu? Bạn có bị thức giấc giữa đêm vì điện thoại (cuộc gọi hay tin nhắn, hay các thông báo trên mạng xã hội) không?.

<span class='text_page_counter'>(82)</span> C. ĐẶC ĐIỂM MÔI TRƯỜNG NGỦ Câu Nội dung C1. C2. C2.1 C2.2. C2.3 C2.4 C2.5 C2.6 C2.7 C2.8. Nơi ở của bạn Theo bạn, những yếu tố dưới đây có ảnh hưởng nhưthế nào tới giấc ngủ của bạn Tiếng ồn gây ra bởi người khác ở trong phòng Tiếng ồn từ các thiết bị khác ở trong phòng(máy tính, điện thoại, tiếng chuông báo thức…) Tiếng ồn từ bên ngoài phòng ngủ(tiếng xe cộ, tiếng máy bay,…) Mùi khói thuốc lá ở trong phòng Mùi trong phòng(mùi mồ hôi, mùi ẩm mốc, mùi nước hoa…) Nhiệt độ của căn phòng Chất lượng không khí của căn phòng Sự êm ái của giường, gối trong phòng ngủ. Trả lời. Ghi chú. Ở trọ Ở kí túc xá Ở nhà cùng gia đình Khác(ghi rõ)……….. 1 2 3 4 Mức độ. Không ảnh hưởng. Ảnh hưởng ít. Ảnh hưởng vừa. Ảnh dựa vào hưởng cảm nhận nhiều chủ quan. 1. 2. 3. 4. 1. 2. 3. 4. 1. 2. 3. 4. 1. 2. 3. 4. 1. 2. 3. 4. 1. 2. 3. 4. 1. 2. 3. 4. 1. 2. 3. 4. của bạn. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(83)</span> D. ÁP LỰC HỌC TẬP Trả lời Câu. Nội dung. D4. Bạn có cảm thấy áp lực trước các kỳ thi không? Kết quả học tập gây áp lực cho bạn như thế nào Không hài lòng với các bài giảng ở trên lớp Cạnh tranh với bạn bè gây áp lực cho bạn như thế nào?. D5. Kì vọng của cha mẹ có khiến bạn cảm thấy áp lực?. D1 D2 D3. Không Hiếm bao giờ khi. Thỉnh Thường thoảng xuyên. Luôn luôn. 1. 2. 3. 4. 5. 1. 2. 3. 4. 5. 1. 2. 3. 4. 5. 1. 2. 3. 4. 5. 1. 2. 3. 4. 5. ÁP LỰC TÂM LÍ XÃ HỘI D6. Thiếu thời gian để giải trí. 1. 2. 3. 4. 5. D7. Gặp rắc rối trong mối quan hệ gia đình. 1. 2. 3. 4. 5. D8. Khó khăn về tài chính. 1. 2. 3. 4. 5. 1. 2. 3. 4. 5. 1. 2. 3. 4. 5. D11 Cảm thấy cô đơn. 1. 2. 3. 4. 5. D12 Sống xa nhà. 1. 2. 3. 4. 5. Mâu thuẫn với người ở chung phòng Gặp rắc rối trong mối quan D10 hệ bạn bè D9.

<span class='text_page_counter'>(84)</span> E. KHẢO SÁT VỀ CHẤT LƯỢNG GIẤC NGỦ:. E1. E2. E3. E4. Trong một tháng vừa qua, bạn thường lên giường đi ngủ lúc mấy giờ?. .......... giờ. ......... phút. Trong một tháng vừa qua, mỗi đêm bạn thường mất bao nhiêu phút mới chợp mắt được? Trong một tháng vừa qua, bạn thường thức dậy buổi sáng lúc mấy giờ? Trong một tháng vừa qua, mỗi đêm thực tế bạn ngủ được bao nhiêu giờ? (số giờ này có thể khác so với số giờ bạn nằm trên giường). 10 giờ tối ghi là 22 giờ. .......................... phút .......... giờ. ......... phút. .......... giờ. ......... phút. E5.2. Trong một tháng vừa qua, bạn có thường gặp các vấn đề sau gây mất Không ngủ cho bạn không? Không thể ngủ được trong vòng 0 30 phút Thức giấc vào nửa đêm hoặc quá 0 sớm vào buổi sáng. E5.3. Phải thức dậy để vào nhà tắm. 0. 1. 2. 3. E5.4. Khó thở. 0. 1. 2. 3. 0. 1. 2. 3. 0. 1. 2. 3. Cảm thấy rất nóng. 0. 1. 2. 3. E5.8. Gặp ác mộng. 0. 1. 2. 3. E5.9. Thấy đau. E5 E5.1. E5.5 E5.6 E5.7. Ho hoặc ngáy to (khiến mất ngủ hoặc không ngủ được thoải mái trong đêm) Cảm thấy rất lạnh. Lý do khác: hãy mô tả E5.10. E6. Trong tháng qua, vấn đề này có thường gây mất ngủ cho bạn không? Trong một tháng vừa qua, bạn có thường phải sử dụng thuốc ngủ để giúp mình ngủ được không? (sử. <1 lần/tuần. 1–2 lần/tuần. ≥3 lần/tuần. 1. 2. 3. 1. 2. 3. 0 1 2 3 .................................................................. ................................................................. ............................................................... 0. 1. 0. 1. 2. 2. Thang Long University Library. 3. 3.

<span class='text_page_counter'>(85)</span> dụng theo đơn hoặc tự mua dùng). E7. E8. E9. Trong một tháng vừa qua, bạn có hay gặp khó khăn khi phải giữ đầu óc tỉnh táo lúc lái xe, lúc ăn hay lúc tham gia vào các hoạt động xã hội không? Trong một tháng vừa qua , nhìn chung bạn đánh giá về chất lượng giấc ngủ của mình như thế nào?. Trong một tháng vừa qua , bạn có gặp khó khăn trong việc duy trì hứng thú hoàn thành các công việc không?. 0. 1. 2. 3. Rất tốt. 0. Khá tốt. 1. Khá tệ. 2. Rất tệ Không gặp khó khăn nào. 3 0. Khó khăn một chút Ở chừng mực nào đó cũng khó khăn Gặp khó khăn lớn. 1 2 3.

<span class='text_page_counter'>(86)</span> CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc. GIẤY XÁC NHẬN CHỈNH SỬA LUẬN VĂN THẠC SĨ. Họ và tên tác giả luận văn: Nguyễn Công Cường Đề tại luận văn: Chất lượng giấc ngủ và yếu tố liên quan của sinh viên trường Cao đẳng Y dược Hồng Đức TP. Hồ Chí Minh năm 2020. Chuyên ngành: Y tế công cộng Mã học viên: C01401 Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Thăng Long Căn cứ vào cuộc họp Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ ngày 14/11/2020 tại Trường Đại học Thăng Long và các nhận xét, góp ý cụ thể của các thành viên hội đồng, tác giả luận văn đã thực hiện các chỉnh sửa sau: 1. Chỉnh sửa lại các lỗi chính tả và soạn thảo văn bản trong luận văn 2. Đã bỏ chữ “kém” trong mục tiêu nghiên cứu 3. Đã tăng dung lượng phần tổng quan và bàn luận. Tách một số bảng nhiều thông tin 4. Đã bổ sung lời cam kết, lời cảm ơn theo qui định, bổ sung sơ đồ nghiên cứu 5. Chỉnh sửa và trình bày tài liệu tham khảo theo đúng quy định. TP. Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 11 năm 2020 Xác nhận của giáo viên hướng dẫn. Tác giả luận văn. Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng chấm luận văn. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(87)</span>

×