Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.97 KB, 21 trang )

HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
TIÊU CHUẨN VÀ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG

1. Phạm vi
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu đối với hệ thống quản lý môi trường, để giúp
cho một tổ chức có thể hình thành chính sách và các mục đích có tính đến các yêu cầu của
pháp luật và các thông tin về những tác động lớn đến môi trường. Tiêu chuẩn này áp dụng
đối với các phương diện về môi trường mà tổ chức có thể kiểm soát qua đó hy vọng là có
những tác động. Tiêu chuẩn này bản thân nó không đưa ra các tiêu chí cụ thể về hoạt động
môi trường.
Tiêu chuẩn quốc tế này có thể áp dụng trong mọi tổ chức mong muốn
a. Thực hiện, duy trì và cải tiến hệ thống quản lý môi trường;
b. Đảm bảo tổ chức của mình phù hợp với chính sách môi trường đã tuyên
bố;
c. Thể hiện sự phù hợp tới các bên
d. Chứng nhận/đăng ký hệ thống quản lý môi trường bởi một tổ chức bên
ngoài
e. Tự xác định và tự tuyên bố sự phù hợp đối với các yêu cầu của tiêu chuẩn quốc tế
này.
Tất cả các yêu cầu của tiêu chuẩn quốc tế này là để tập hợp lại thành một hệ thống
quản lý môi trường. Phạm vi áp dụng sẽ phụ thuộc vào các nhân tố như chính sách môi
trường của tổ chức, bản chất các hoạt động và điều kiện hoạt động. Tiêu chuẩn này cũng
đưa ra, trong phụ lục A, hướng dẫn về việc sử dụng tiêu chuẩn.
Phạm vi áp dụng tiêu chuẩn này phải được nêu ra một cách rõ ràng.
Chú ý: Để dễ sử dụng, các điều khoản nhỏ của tiêu chuẩn này và phụ lục A đều có số
liên hệ với nhau; ví dụ như, 4.3.3 và A3.3 về các mục đích và mục tiêu liên quan đến môi
trường, và 4.5.4 và A5.4 về đánh giá hệ thống quản lý môi trường.
2. Các định nghĩa
Tiêu chuẩn quốc tế này sử dụng những định nghĩa sau
2.1 Cải tiến liên tục
Quá trình nâng cao hệ thống quản lý môi trường để đạt được những tiến bộ trong


toàn bộ hoạt động môi trường như chính sách về môi trường của tổ chức đề ra.
Chú ý: Quá trình không cần thiết phải diễn ra ở tất cả các khu vực cùng một lúc.
2.2 Môi trường
Khu vực xung quanh hoạt động của tổ chức bao gồm không khí, nước, đất, tài
nguyên thiên nhiên, hệ thực vật, hệ động vật, con người, và các tương tác.
Chú ý: Khu vực xung quanh trong trường hợp này mở rộng trong phạm vi một tổ
chức đến hệ thống toàn cầu.
2.3 Các phương diện về môi trường
Các yếu tố của các hoạt động, sản phẩm hoặc dịch vụ có thể có tương tác với môi
trường của một tổ chức.
Chú ý: Phương diện nổi bật nhất về môi trường là phương diện môi trường mà có
hoặc có thể có tác động đáng kể đến môi trường.
2.4 Tác động môi trường
Bất cứ một sự thay đổi nào đến môi trường, đem lại lợi ích hay có hại, toàn bộ hay
từng phần là kết quả các hoạt động, sản phẩm hoặc dịch vụ của tổ chức.
2.5 Hệ thống quản lý môi trường
Một phần của hệ thống quản lý môi trường bao gồm cơ cấu tổ chức, các hoạt động
kế hoạch, trách nhiệm, thực hiện, thủ tục, quá trình và các nguồn lực để triển khai, thực
hiện, đạt được, xem xét và duy trì chính sách chất lượng.
2.6 Đánh giá hệ thống quản lý môi trường
Quá trình kiểm tra xác nhận một cách hệ thống và được lập thành văn bản các bằng
chứng được thu thập khách quan và đánh giá đễ xác định xem hệ thống quản lý môi trường
của tổ chức có phù hợp với các tiêu chí đánh giá hệ thống quản lý môi trường do tổ chức
đề ra hay không, và trao đổi kết quả của quá trình này đến lãnh đạo.
2.7 Mục tiêu môi trường
Mục tiêu môi trường tổng thể, xuất phát từ chính sách môi trường, mà tổ chức đề ra
cho mình phải đạt được, và phải được định lượng nếu có thể.
2.8 Kết quả hoạt động môi trường
Kết quả đo lường được của hệ thống quản lý môi trường, liên quan đến việc kiểm
soát các khía cạnh về môi trường của tổ chức, dựa trên chính sách về môi trường, mục đich

và mục tiêu của tổ chức.
2.9 Chính sách môi trường
Tuyên bố của tổ chức về các ý định và nguyên tắc có liên quan đến kết quả tổng thể
hoạt động về môi trường mà đưa ra được khuôn khổ cho các hoạt động và cho việc xác
định mục đích và mục tiêu về môi trường của tổ chức.
2.10 Các mục tiêu về môi trường
Các yêu cầu chi tiết về kết quả hoạt động, được định lượng nếu có thể, được áp dụng
cho tổ chức hoặc các bộ phận của tổ chức, xuất phát từ mục đích về môi trường và cần
được thiết lập và đáp ứng để đạt được các mục đích.
2.11 Bên liên quan
Cá nhân và nhóm có quan tâm hoặc bị tác động bởi kết quả các hoạt động về môi
trường của tổ chức.
2.12 Tổ chức
Công ty, hãng, doanh nghiệp, cơ quan hoặc viện nghiên cứu, hoặc một bộ phận kết
hợp, được sát nhập hay không, thuộc khu vực công hay tư nhân, mà có chức năng và tổ
chức của mình
Chú ý - Đối với tổ chức mà có từ một đơn vị vận hành trở lên, thì một đơn vị vận
hành cũng có thể được định nghĩa là một tổ chức.
2.13 Phòng ngừa ô nhiễm
Việc áp dụng các quá trình, thực tiễn, nguyên vật liệu hoặc sản phẩm mà tránh được,
giảm bớt hoặc kiểm soát được sự ô nhiễm, có thể bao gồm cả việc tái chế, xử lý, thay đổi
quá trình, cơ chế kiểm soát, sử dụng hiệu quả các nguồn lực và các nguyên vật liệu thay
thế.
Chú ý - Lợi ích tiềm tàng của việc ngăn ngừa ô nhiễm bao gồm việc giảm các tác
động có hại của môi trường, tăng hiệu quả và giảm chi phí.
3. Các yêu cầu hệ thống quản lý môi trường
3.1 Các yêu cầu chung
Tổ chức phải thiết lập và duy trì hệ thống quản lý môi trường, các yêu cầu của hệ
thống này được mô tả toàn bộ trong điều khoản 4.
3.2 Chính sách môi trường

Lãnh đạo cao nhất phải xác định chính sách của tổ chức về môi trường và đảm bảo
là:
a. Phù hợp với bản chất, phạm vi và tác động đến môi trường của các hoạt
động, sản phẩm hoặc dịch vụ của tổ chức;
b. Bao gồm cam kết cả tiến liên tục và phòng ngừa ô nhiễm
c. Bao gồm cam kết tuân thủ pháp luật và quy định về môi trường, và các
yêu cầu khác mà tổ chức cam kết tuân thủ;
d. Đưa ra cơ sở để thiết lập và xem xét các mục đích và mục tiêu về môi
trường;
e. Được lập thành văn bản, thực hiện và duy trì và truyền đạt đến toàn bộ
nhân viên;
f. Có sẵn cho công chúng.
3.3 Lập kế hoạch
3.3.1 Các khía cạnh về môi trường
Tổ chức phải thiết lập và duy trì các thủ tục để nhận biết các khía cạnh môi trường
của các hoạt động, sản phẩm hoặc dịch vụ của mình mà có thể kiểm soát và thông qua đó
có thể mong đợi một ảnh hưởng nhất định, nhằm xác định ra những khía cạnh có hoặc có
thể có những tác động đáng kể đến môi trường. Tổ chức phải đảm bảo là các khía cạnh liên
quan đến những tác động đáng kể được xem xét trong quá trình thiết lập các mục đích về
môi trường.
Tổ chức phải cập nhật những thông tin này.
3.3.2 Yêu cầu pháp lý và các yêu cầu khác
Tổ chức phải thiết lập và duy trì thủ tục để nhận biết và tiếp cận đến các yêu cầu
pháp lý và các yêu cầu khác mà tổ chức cam kết tuân thủ, mà có thể áp dụng đến các khía
cạnh về môi trường của các hoạt động, sản phẩm hoặc dịch vụ của tổ chức.
3.3.3 Mục đích và mục tiêu
Tổ chức phải thiết lập và duy trì các mục đích và mục tiêu về môi trường, tại các cấp
đơn vị chức năng và các cấp trong tổ chức.
Khi thiết lập và xem xét các mục tiêu, tổ chức phải xem xét các yêu cầu pháp luật và
các yêu cầu khác, các khía cạnh đáng kể về môi trường của chúng, các lựa chọn công nghệ

và các yêu cầu về tài chính, tác nghiệp và kinh doanh, và quan điểm của các bên liên quan.
Mục đích và mục tiêu phải nhất quán với chính sách môi trường, bao gồm cả cam kết
phòng ngừa ô nhiễm.
3.3.4 Các chương trình quản lý môi trường
Tổ chức phải thiết lập và duy trì các chương trình để đạt được các mục đích và mục
tiêu. Bao gồm
a. Giao trách nhiệm đạt được các mục đích và mục tiêu tại mỗi đơn vị chức
năng và các cấp của tổ chức;
b. Công cụ và giới hạn thời gian mà các mục đích và mục tiêu phải đạt
được.
Nếu một dự án có liên quan đến việc triển khai mới, hoạt động, sản phẩm hoặc dịch
vụ mới hoặc có thay đổi, thì chương trình phải được sửa đổi cho phù hợp để đảm bảo việc
quản lý môi trường được áp dụng cho các dự án này.
3.4 Thực hiện và vận hành
3.4.1 Cơ cấu và trách nhiệm
Vai trò, trách nhiệm và quyền hạn phải được xác định, lập thành văn bản và trao đổi
nhằm tạo thuận lợi cho việc quản lý môi trường một cách hữu hiệu.
Lãnh đạo phải cung cấp nguồn lực cần thiết cho việc thực hiện và kiểm soát hệ thống
quản lý môi trường. Các nguồn lực bao gồm nguồn nhân lực và các kỹ năng chuyên môn,
công nghệ và các nguồn lực tài chính.
Lãnh đạo cao nhất của tổ chức phải chỉ định ra một đại diện lãnh đạo người mà
ngoài các trách nhiệm khác, phải có nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn cho
a. Việc đảm bảo là các yêu cầu về hệ thống quản lý môi trường được thiết lập, thực
hiện và duy trì phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế này;
b. Báo cáo kết quả hoạt động về hệ thống quản lý môi trường lên lãnh đạo
cao nhất để xem xét như là cơ sở cho hoạt động cải tiến hệ thống quản lý
môi trường.
3.4.2 Đào tạo, nhận thức và năng lực
Tổ chức phải nhận biết các nhu cầu đào tạo. Tổ chức phải yêu cầu tất cả các nhân sự
mà công việc của họ có thể gây ra tác động đáng kể đến môi trường, phải được đào tạo phù

hợp.
Tổ chức phải thiết lập và duy trì các thủ tục để các nhân viên hoặc thành viên của
mình tại các bộ phận chức năng và các cấp nhận biết được
a. Tầm quan trọng của sự phù hợp với chính sách môi trường và các thủ tục
và với các yêu cầu của hệ thống quản lý môi trường;
b. Các tác động đáng kể về môi trường, thực tế và tiềm tàng, của các hoạt
động công việc và các lợi ích về môi trường do kết quả hoạt động của các
cá nhân được cải tiến.
c. Vai trò và trách nhiệm của họ trong việc đạt được sự phù hợp với chính
sách và các thủ tục và với các yêu cầu của hệ thống quản lý môi trường,
bao gồm cả sự sẵn sàng khẩn cấp và yêu cầu phúc đáp;
d. Kết quả tiềm ẩn của việc áp dụng các thủ tục vận hành cụ thể.
Các nhân viên thực hiện các nhiệm vụ có thể gây ra các tác động đáng kể về môi
trường phải có năng lực trên cơ sở được giáo dục, đào tạo và/hoặc kinh nghiệm hợp lý.
3.4.3 Trao đổi thông tin
Về các khía cạnh môi trường và hệ thống quản lý môi trường, tổ chức phải thiết lập
và duy trì các thủ tục để
a. Trao đổi thông tin nội bộ giữa các cấp và các bộ phận chức năng của tổ
chức;
b. Tiếp nhận, lập văn bản và phúc đáp những trao đổi thông tin từ các bên
có quan tâm bên ngoài.
Tổ chức phải xem xét các quá trình trao đổi thông tin bên ngoài về những khía cạnh
lớn về môi trường và ghi hồ sơ các quyết định.
3.4.4 Tài liệu hệ thống quản lý môi trường
Tổ chức phải thiết lập và duy trì thông tin, bằng văn bản hoặc phương tiện điện tử,
để
a. Mô tả các yếu tố chỉnh của hệ thống quản lý và các tương tác;
b. Đưa ra phương hướng cho các tài liệu liên quan.
3.4.5 Kiểm soát tài liệu
Tổ chức phải thiết lập và duy trì các thủ tục để kiểm soát tất cả các tài liệu do tiêu

chuẩn quốc tế này yêu cầu để đảm bảo là
a. Các tài liệu được cất giữ
b. Các tài liệu được xem xét định kỳ, sửa đổi khi cần thiết và được người có
thẩm quyền thông qua mức độ thoả đáng;
c. Phiên bản hiện thời của các tài liệu phải sẵn có tại các địa điểm mà hoạt
động cần thiết đối với việc vận hành hiệu quả hệ thống quản lý môi
trường;
d. Các tài liệu lỗi thời phải được loại bỏ ngay lập tức khỏi nơi ban hành và
sử dụng, hoặc đảm bảo chống việc sử dụng vô tình;
e. Bất cứ tài liệu lỗi thời nào lưu giữ vì mục đích pháp lý và/hoặc kiến thức
phải được nhận biết phù hợp.
Tài liệu phải rõ ràng, ghi ngày tháng (cùng với ngày sửa đổi) và phải dễ nhận biết,
duy trì trật tự và lưu giữ trong một thời gian xác định. Các thủ tục và trách nhiệm phải
được thiết lập và duy trì liên quan đến việc tạo và sửa đổi những loại tài liệu khác nhau.
3.4.6 Kiểm soát vận hành
Tổ chức phải xác định những vận hành và các hoạt động liên quan đến những khía
cạnh lớn về môi trường phù hợp với chính sách, mục đích và mục tiêu của mình. Tổ chức
phải lập kế hoạch các mục tiêu này, bao gồm việc duy trì, nhằm đảm bảo là chúng phải
được thực hiện theo các điều kiện cụ thể bằng việc
a. Thiết lập và duy trì thủ tục bằng văn bản để bao quát các tình huống khi mà sự
thiếu vắng chúng có thể dẫn đến sự sai chệch khỏi chính sách về môi trường và các
mục đích và mục tiêu;
b. Quy định các tiêu chí hoạt động trong các thủ tục;
c. Thiết lập và duy trì các thủ tục liên quan đến các khía cạnh môi trường có
thể nhận biết được của hàng hoá và dịch vụ do tổ chức sử dụng và trao
đổi các thủ tục và yêu cầu đến các nhà cung cấp và các nhà thầu.
3.4.7 Sự sẵn sàng khẩn cấp và phúc đáp
Tổ chức phải thiết lập và duy trì các thủ tục để xác định tiềm năng cho và phúc đáp
đến các tai nạn và các tình huống và các tình huống khẩn cấp, và để phòng ngừa và giảm
nhẹ những tác động về môi trường mà có thể đi kèm với chúng.

Tổ chức phải xem xét và sửa đổi, khi cần thiết, sự sẵn sàng khẩn cấp và thủ tục phản
hồi, đặc biệt, sau khi xảy ra các tai nạn hoặc các trường hợp khẩn cấp.
Khi có thể tổ chức cũng phải định kỳ kiểm tra những thủ tục này.
3.5 Kiểm tra và hành động phòng ngừa
3.5.1 Giám sát và đo lường
Tổ chức phải thiết lập và duy trì các thủ tục bằng văn bản để định kỳ giám sát và đo
lường các đặc tính cơ bản trong hoạt động của tổ chức và các hoạt động mà có tác động
đáng kể đến môi trường. Hoạt động này bao gồm việc ghi lại các thông tin để truy tìm kết
quả hoạt động, kiểm soát vận hành và sự phù hợp với các mục đích và mục tiêu của tổ
chức.
Thiết bị giám sát phải được hiệu chuẩn và duy trì và các hồ sơ của quá trình này phải
được duy trì theo các thủ tục của tổ chức.
Tổ chức phải thiết lập và duy trì thủ tục bằng văn bản để đánh giá định kỳ sự tuân
thủ pháp luật và quy định về môi trường.
3.5.2 Sự không phù hợp và hành động khắc phục và phòng ngừa
Tổ chức phải thiết lập và duy trì các thủ tục để xác định trách nhiệm và quyền hạn
trong việc xử lý và điều tra sự không phù hợp, thực hiện hành động nhằm giảm nhẹ bất cứ
tác động gây ra và để tiến hành và kết thúc hành động khắc phục và phòng ngừa.

×