Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (64.35 KB, 3 trang )
1
1.Tên đề tài
MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY HỌC VĂN BIỂU CẢM
Lớp 7
2. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Việc đổi mới nội dung chương trình, sách giáo khoa và tăng cường
phương pháp dạy học tích cực thực hiện đã được gần mười năm. Trong
những năm qua, chất lượng học tập của HS có những bước chuyển biến tích
cực.Thế nhưng ở một số nội dung dạy học cụ thể vẫn còn những việc đáng
bàn và nghiên cứu sâu hơn để hiệu quả dạy học được tốt hơn.
Trong chương trình Ngữ văn cấp THCS, theo cấu tạo nội dung chương
trình hai vòng : Vòng 1 ở lớp 6,7 và vòng 2 ở lớp 8,9. Yêu cầu khi dạy học
kết thúc vòng 1, HS phải nắm được những kĩ năng cơ bản của các phương
thức diễn đạt chính như : Tự sự, miêu tả, nghị luận, biểu cảm và một số văn
bản điều hành thông dụng. Trong các phương thức này, biểu cảm là một
phương thức tương đối mới mẻ so với các phương thức khác. Do đó, việc
dạy và học gặp không ít khó khăn. Trong quá trình dạy học những năm qua,
chúng tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm trong việc dạy học văn biểu
cảm xin được trình bày để chúng ta cùng tham khảo. Tuy nhiên, trong điều
kiện nghiên cứu còn hạn chế và thiếu thốn về tư liệu, rất mong được các thầy
cô đồng nghiệp góp ý, bổ sung.
3.CƠ SỞ LÍ LUẬN:
Kiểu bài biểu cảm mới được đưa vào dạy học ở chương trình THCS năm
2003 – 2004, mặc dù trước đó, SGK cũ có đưa vào các bài Phát biểu cảm nghĩ
về một đoạn văn, đoạn thơ và Phát biểu cảm nghĩ về một nhân vật văn học.
Nhưng cả hai kiểu bài này chỉ thuần tuý về cảm nhận văn chương mà thôi. Kiểu
bài Văn biểu cảm mới đưa vào lần này có phạm vi rộng hơn nhiều, và yêu cầu
cũng rất khác so với nội dung cũ. Nếu như yêu cầu của kiểu bài phát biểu cảm
nghĩ về văn học được xem như một dạng sơ khởi, mở đầu của bài nghị luận văn
học thì ở văn biểu cảm đưa vào lần này có tư cách như là một phương thức diễn