Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

LỚP học HẠNH PHÚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (281.73 KB, 19 trang )

TẶNG THẦY CƠ NHỮNG GỢI Ý ĐỂ CĨ NHỮNG GIỜ SINH HOẠT
GÂY THƯƠNG NHỚ! TÀI LIỆU MÌNH SƯU TẦM ĐƯỢC CỦA CÔ
LẠC THƯ – THẤY RẤT Ý NGHĨA VÀ SÁNG TẠO NÊN CHIA SẺ
ĐỂ LAN TỎA.

CHÚC QUÝ THẦY CÔ MỘT NĂM HỌC GẶT HÁI
ĐƯỢC NHIỀU NIỀM VUI, HẠNH PHÚC!
Tuần 1:
Chủ đề: Khám phá bản thân và làm quen với bạn mới
Năm học mới đến rồi, hẳn các thầy cô đang tìm kiếm những hoạt động mới mẻ cho
tiết học đầu tiên? Dưới đây là một số ý tưởng thú vị để khám phá bản thân và làm
quen với bạn mới:
-------HOẠT ĐỘNG 1 (5 phút)
Giới thiệu tên với bóng
Chuẩn bị: Một quả bóng vải, ở trong là gạo hoặc đậu là lựa chọn lý tưởng (vì nó dễ
tung, dễ nắm, khi rơi khơng lăn đi xa). Nếu khơng, cũng có thể thay thế bằng bóng
tennis.
Thực hiện:
- Mỗi người khi nhận được bóng, ngay lập tức nói tên mình kèm theo tên một món
ăn (hoặc tên một hoạt động u thích - giáo viên tùy chọn điều gì dễ nói và hứng thú
đối với học sinh), nói xong chuyền bóng cho một bạn bất kỳ chưa được nói, cứ như
vậy đến người cuối cùng. Như vậy học sinh luôn cần quan sát để biết bạn nào chưa
nói.
- Có thể chơi thêm 1-2 vịng nữa nếu học sinh thích và cịn thời gian.
Tổng kết:
- Khuyến khích học sinh chia sẻ về cảm xúc và những điều các con nhận ra sau trị
chơi.
- Nói rằng hơm nay các con sẽ có cơ hội được biết thêm về bạn cùng lớp của mình.
-------HOẠT ĐỘNG 2 (10 phút)
Đọc sách “Tơi thích chính mình” và thảo luận
Chuẩn bị: Sách hoặc video “I like myself”: />v=mLbDztw0VWc


Thực hiện: Đọc cho học sinh nghe câu chuyện “I like myself” của tác giả Karen
Beaumont. Nếu học sinh chưa thạo tiếng Anh, thầy cơ có thể xem trước và kể lại
bằng tiếng Việt (hoặc tiếng của học sinh) cho các con nghe.


Tổng kết:
- Khuyến khích học sinh chia sẻ về cảm xúc và những điều các con thích trong câu
chuyện vừa kể.
- Khuyến khích học sinh chia sẻ về những điều các con thích ở chính mình.
- Nói với học sinh rằng tất cả chúng ta đều khác nhau nhưng cũng giống nhau, theo
nhiều cách.
-------HOẠT ĐỘNG 3 (20 phút)
Làm poster “Tôi”
Chuẩn bị:
- Bút viết, bút chì, thước kẻ, bút màu, ảnh chân dung của mình, kéo, hồ dán.
- Với học sinh lớp 1-2: in sẵn phiếu bài tập (tham khảo mẫu phiếu tại
đây: />- Với học sinh lớn hơn: chỉ cần chuẩn bị thêm giấy trắng, các con sẽ tự thiết kế theo
sở thích của mình.
- Poster “Tơi” của giáo viên.
Thực hiện:
- Cho học sinh xem poster “Tôi” của thầy cô.
- Lưu ý cách thực hiện: học sinh làm việc cá nhân, khơng trị chuyện với bạn, hồn
thành và trang trí theo bất cứ cách nào các con muốn.
- Sau khi hồn thành poster, nên sắp xếp để học sinh có cơ hội trình bày và hỏi đáp
theo đơi, theo nhóm nhỏ 3-4 người.
Tổng kết:
- Khuyến khích học sinh chia sẻ về cảm xúc của mình khi trình bày và nghe bạn
trình bày,
- Con thấy con và các bạn có điểm gì giống nhau, khác nhau?
- Con biết thêm được điều gì mới từ các bạn?

- Những hiểu biết này giúp ích gì khi con cùng học, cùng chơi với bạn?
Chúc thầy cô và các con hiểu hơn về nhau và thưởng thức giờ học!



Tuần 2:
Chủ đề: Chào hỏi; Làm quen; Kết bạn; Tôn trọng sự khác biệt
Mình sẽ giới thiệu nhiều hoạt động khác nhau cho những buổi học đầu tiên để thầy
cô có thêm lựa chọn. Trong bài này, ta có thể chọn 1a hoặc 1b mà không nhất thiết
phải thực hành cả hai.
Hơm qua, một cơ giáo hỏi mình về hoạt động sáng tạo dành cho lứa tuổi THCS, sau
đó một chuyên gia đã vào chia sẻ kinh nghiệm và mình thấy rất có lý: “Thầy cơ
tham khảo để LẤY Ý TƯỞNG HOẠT ĐỘNG LÀ CHÍNH, cịn khi áp dụng, có thể
tăng/giảm độ khó cho các lứa tuổi khác nhau. Ví dụ: Vẫn hoạt động đó, cấp 1 thì
u cầu ít hơn, đơn giản hơn; cấp 2 thì yêu cầu cao hơn, sản phẩm hồn thiện hơn.”
Chúc các thầy cơ sức khỏe!
Lạc Thư
-------HOẠT ĐỘNG 1a (7 phút)
Giới thiệu tên theo nhịp điệu
Chuẩn bị: Khơng cần chuẩn bị gì
Thực hiện:
- Cả lớp đứng ngồi theo vịng trịn, trong lớp học có bàn ghế, các con có thể đứng
thành vịng men theo các lối đi, miễn là cả lớp có thể nhìn thấy nhau.
- Giáo viên làm động tác mẫu theo nhịp điệu để học sinh làm theo, tham khảo động
tác mẫu tại đây: />- Khi cả lớp đã làm đều, cùng nhịp, giáo viên giới thiệu bước tiếp theo: mỗi người sẽ
nói 2 từ trong tên của mình, trong khi búng tay bên phải thì nói một từ và trong khi
búng tay bên trái thì nói một từ, ví dụ Lạc Thư. Cho học sinh tự tập ghép tên của
mình vào nhịp điệu ban đầu trong 30 giây.
- Bước tiếp theo: cả lớp cùng thực hiện các động tác tạo nhịp điệu như trên nhưng



liên tục, khi đã đều, giáo viên nói to tên của mình, cả lớp vừa giữ nhịp vừa đồng
thanh nhắc lại tên thầy cơ, sau đó học sinh bên phải giáo viên (bạn A) nói tên của
mình cùng với nhịp, lớp vừa giữ nhịp vừa đồng thanh nhắc lại tên của A, rồi đến
lượt người bên phải A là B nói tên mình, v.v. cứ như vậy cho đến hết vịng.
Tổng kết:
- Con thấy trị chơi có khó khơng? Vì sao?
- Trò chơi này giúp chúng ta phát triển những kỹ năng gì nhỉ?
- Nếu học sinh mới và chưa biết nhau, thầy cơ có thể đề nghị một số bạn kể tên tất
cả những bạn mà con nhớ được sau trò chơi vừa rồi.
- Nếu học sinh đã biết nhau rồi, thầy cơ có thể cho chơi tiếp một vịng nữa nhưng
lần này khơng đọc tên của mình mà đọc tên của một bạn khác bất kỳ.
-------HOẠT ĐỘNG 1b (7 phút)
Giới thiệu tên - Chào hỏi
Chuẩn bị: Không cần chuẩn bị gì
Thực hiện:
- Cả lớp đứng theo vịng trịn, trong lớp học có bàn ghế, các con có thể đứng thành
vòng men theo các lối đi, miễn là cả lớp có thể nhìn thấy nhau và có một khoảng
trống đủ rộng để vung tay vung chân.
- Giáo viên nói tên mình theo mẫu câu: “Chào các bạn, tơi tên là…” kèm theo một
động tác minh họa bất kỳ (ví dụ thả tim), cả lớp đồng thanh nói “Chào thầy/cơ…”
và làm lại động tác thả tim. Người bên phải giáo viên nói tên mình kèm theo động
tác, cả lớp chào và lặp lại động tác của bạn đó, v.v. cứ như vậy cho đến hết vịng
trịn.
- Nếu có điều kiện, thầy cơ có thể mở một chút nhạc khơng lời có tiết tấu vui vẻ để
tạo khơng khí cho trị chơi.
Thảo luận:
- Các con thấy việc chào nhau như thế này dễ hay khó?
- Nếu dễ, vậy thì vì sao nhiều khi gặp bạn bè, gặp hàng xóm hoặc khi có khách đến
nhà có bạn khơng chào nhỉ?

- Chúng ta có nên chào hỏi mọi người khơng? Vì sao?
- Có những cách chào nào?
- Chúng ta thường chào nhau khi nào?
- Chúng ta sẽ dành lời chào cho những ai nhỉ?
- Đố các con biết, khi chúng ta chào hỏi, thì lời chào thể hiện điều gì?
Tổng kết:
Lời chào thể hiện sự thân thiện và tôn trọng, chúng ta chào khi mới gặp và khi tạm


biệt, lời chào hỏi là dành cho tất cả mọi người, khơng chỉ có những người quen mà
cịn cả những người chúng ta mới gặp lần đầu.
-------HOẠT ĐỘNG 3 (25 phút)
Chia sẻ về sở thích và mối quan tâm
Chuẩn bị cho mỗi nhóm 3-4 học sinh 1 bộ trị chơi gồm:
- Bảng board games (xem ảnh minh họa): Thầy cô in hoặc vẽ tay trên khổ giấy A3,
nếu học sinh chưa thạo tiếng Anh, có thể các thầy cơ cần tạo một phiên bản tiếng
Việt, mỗi ô là một yêu cầu chia sẻ một điều về bản thân.
- 3-4 đồng xu bằng giấy khác màu nhau,
- 1 viên xúc xắc
Thực hiện:
- Chia lớp học thành các nhóm nhỏ 3-4 em, chia bộ trị chơi về cho mỗi nhóm,
- Cách chơi: mỗi học sinh lấy một đồng xu giấy đại diện cho mình, đặt ở ơ xuất
phát, gieo xúc xắc hoặc oẳn tù tì để xác định người chơi đầu tiên, vòng chơi được
tiếp tục theo chiều kim đồng hồ. Lần lượt mỗi người gieo xúc xắc và di chuyển đồng
xu của mình qua số ơ tương ứng với số trên xúc xắc, đồng thời trả lời câu hỏi hoặc
chia sẻ một điều gì đó về bản thân theo hướng dẫn tại ơ mình dừng lại.
- Trị chơi kết thúc khi hết thời gian quy định hoặc khi tất cả các thành viên đã về
đích.
Tổng kết:
- Con có thích trị chơi này khơng? Vì sao?

- Qua trị chơi, con biết thêm điều gì về các bạn?
- Con thấy con và các bạn có điểm gì chung, và có gì khác biệt?
- Giả sử trong cả lớp khơng ai có điểm chung hay có sở thích gì giống con, thì đó có
phải là một vấn đề khơng? Vì sao? (Hoặc có sao khơng? Vì sao?)
- Chúng ta có thể cùng học, cùng chơi với các bạn có sở thích khác với chúng ta
khơng nhỉ?
- Làm thế nào để những người có sở thích khác nhau, tính cách khác nhau cùng học,
cùng chơi với nhau một cách vui vẻ, thân thiện?
Tuần 3
HOẠT ĐỘNG SÁNG TẠO
Chủ đề: Khám phá bản thân; Yêu bản thân; Tự hào về bản thân; Quý trọng
bản thân (self-esteem); Tư duy học hỏi và phát triển (growth - mindset)
Trong thử thách 30 ngày, các thầy cơ sẽ thấy mình giới thiệu khá nhiều hoạt động
liên quan đến bản thân. Điều này cũng dễ hiểu vì từng cá nhân lạc quan, tích cực thì


tập thể sẽ tích cực. Cũng theo PGS.TS Đinh Thị Kim Thoa, chủ biên chương trình
Hoạt động trải nghiệm, 60% nội dung của chương trình là HƯỚNG VÀO BẢN
THÂN.
Chúc các thầy cô một ngày mới tươi vui, hiệu quả!
-------HOẠT ĐỘNG 1 (5 phút)
Có bao nhiêu chữ “A”?
Chuẩn bị: Khơng cần chuẩn bị gì
Thực hiện:
- Cả lớp đứng theo vịng trịn hoặc đường thẳng đều được. Giáo viên mời lần lượt
từng người đọc to chữ "A" nhưng với ngữ điệu khác nhau bằng cách thêm dấu (À,
Á, v.v.) và sắc thái cảm xúc vào. Sau khi một người thực hiện, cả lớp copy lại y hệt
và đến người thứ hai, rồi cả lớp lại copy, cứ tiếp tục như vậy cho đến người cuối
cùng.
- Lưu ý: Ý tưởng sau không trùng với ý tưởng đã được thực hiện trước đó.

Tổng kết: Khuyến khích học sinh chia sẻ cảm nhận và những điều các con phát hiện
ở bản thân mình hoặc các bạn, chú ý đến những chi tiết khiến các con cảm thấy tự
hào.
-------HOẠT ĐỘNG 2 (10 phút)
Growing up – Tớ đã lớn rồi
Chuẩn bị:
- Download bài hát Growing up: />v=QQfhXJmCsLo
(Nếu khơng có điều kiện trình chiếu, thầy cơ có thể thay thế bằng chuyện kể, phỏng
theo các cuốn sách thiếu nhi, ví dụ “Tớ đã lớn rồi”, hoặc đơn giản là kể lại bài hát
trên đây bằng lời của mình, kèm theo ngữ điệu hấp dẫn là được.)
Thực hiện:
- Cho học sinh xem clip bài hát hoặc nghe chuyện kể về những cơ cậu bé thấy mình
đã lớn, mình có thể làm được nhiều việc khác nhau so với hồi bé trước đó, cảm thấy
tự hào về bản thân.
Thảo luận:
- Trong bài hát/câu chuyện vừa rồi, điều gì làm các bạn nhỏ đó cảm thấy tự hào về
bản thân?
- Cịn các con thì sao? Điều gì khiến cảm thấy tự hào về bản thân?
- Các con có thể làm được những việc gì mà hồi bé mình chưa làm được?
- Có khi nào mình chưa thành cơng lắm nhưng mình vẫn thấy tự hào khơng nhỉ? Vì
sao vậy?


Tổng kết:
- Chúng ta cảm thấy tự hào về bản thân khi thành công hoặc làm được đúng theo
yêu cầu, nhưng chúng ta cũng có thể cho phép mình cảm thấy tự hào ngay cả khi
mọi thứ không xảy ra theo dự tính, ví dụ: bất cứ khi nào ta dám thử một điều mới,
đón nhận cơ hội hoặc nỗ lực hết mình mà khơng bỏ cuộc thì đều là lúc ta nên nói với
bản thân rằng: “Tơi tự hào về mình!”. Nếu có thể, giáo viên lấy 1-2 ví dụ để minh
họa cho điều đó.

-------HOẠT ĐỘNG 3 (20 phút)
Bức tường vinh danh – The Pride Wall
Chuẩn bị:
- Giấy A4, bút chì, bút màu cho mỗi học sinh,
- Băng dính giấy, nam châm, đinh ghim hoặc bất cứ thứ gì để cố định tranh vẽ của
học sinh lên bảng/tường.
- Bài mẫu của giáo viên (bức vẽ chân dung kèm theo vài dịng về những điều thầy/
cơ tự hào về bản thân)
- Mẫu câu để học sinh tham khảo (trình chiếu hoặc ghi lên bảng):
“Tơi tự hào về mình, vì…”
“Tơi đã cố gắng để… , mặc dù kết quả chưa như mong đợi nhưng tơi tự hào vì đã nỗ
lực hết sức!”
Ngồi ra, trong phần ảnh minh họa có những câu khẳng định tích cực về bản thân
mà chúng ta có thể giới thiệu thêm cho học sinh, phòng khi các con chưa quen với
việc tơn vinh chính mình.
Thực hiện:
- Cho học sinh xem bức vẽ và những những điều thầy/ cơ tự hào về bản thân
- Đến lượt mình, học sinh làm việc cá nhân: vẽ/xé dán chân dung của mình kèm
theo những điều tự hào về bản thân, có thể sử dụng mẫu câu tham khảo mà giáo viên
cung cấp, viết bao nhiêu câu cũng được, càng nhiều càng tốt.
- Sau khi học sinh hoàn thành bài, các con về nhóm nhỏ 3-4 người để chia sẻ về
những điều mình tự hào.
- Đề nghị học sinh dán bài của mình lên bảng/tường, khuyến khích các con xem
tranh của các bạn khác và ghi chú lại những điểm các con thấy ấn tượng.
Tổng kết:
- Khuyến khích học sinh chia sẻ về cảm xúc của các con trong, sau khi thực hiện
bài, sau khi xem bài của các bạn khác.
- Sau khi xem bài trình bày của người khác, bạn nào phát hiện ra rằng có thêm một
vài điều nữa mình có thể thể viết thêm vào những điều tự hào về bản thân?
- Các con ấn tượng hoặc thích bài của bạn nào? Vì sao?

- Có ai khơng tự hào về bản thân một tí nào khơng nhỉ? Nếu có thì vì sao lại như


thế?
- Theo các con, khi chúng ta cảm thấy tự hào về bản thân, thì có lợi ích gì?
- Làm thế nào để chúng mình ln nhớ để tự hào về bản thân nhỉ?
- Các con muốn làm gì với bức tường vinh danh này?
Tuần 4
HOẠT ĐỘNG SÁNG TẠO
Chủ đề: Tìm kiếm sự giúp đỡ, Xây dựng mối quan hệ với bạn bè, thầy cô và
những người lớn khác ở trường
Ở trường, trẻ em không chỉ giải quyết các nhiệm vụ học tập mà còn học cách xây
dựng mối quan hệ với bạn bè và người lớn. Nhiều điều mới mẻ, lạ lẫm cũng như
khó khăn gặp phải trong quá trình học tập, hoạt động, tương tác với mọi người có
thể khiến các em chán nản hoặc căng thẳng. Vì vậy, các em cần được hướng dẫn để
nhận thức về các nguồn lực xung quanh và tự tin đề nghị sự giúp đỡ một cách đúng
lúc, đúng chỗ, đúng người. Ngồi ra, kỹ năng tìm kiếm sự giúp đỡ cũng là một phần
quan trọng khi ta hướng dẫn cho trẻ về phịng tránh tai nạn thương tích.
-------HOẠT ĐỘNG 1 (5 phút)
Khởi động - Đừng để bóng rơi
Chuẩn bị:
- Bóng vải, bên trong đổ đầy gạo hoặc đậu khô, nếu không, có thể thay thế bằng một
vật nào đó nhỏ gọn, dễ chuyền cho nhau, dễ cầm nắm, an toàn.
- Băng dính giấy (hoặc bất cứ vật gì dùng được) để đánh dấu vạch xuất phát và đích.
Thực hiện:
- Chia học sinh thành các nhóm có số lượng bằng nhau (bạn nào cịn thừa ra có thể
trở thành trọng tài để hỗ trợ thầy/cơ), mỗi nhóm đứng thành một hàng dọc, xoay
lưng về phía vạch xuất phát và đích, vạch xuất phát ở ngay gót chân của người cuối
cùng.
- Khi các nhóm đã ổn định, giáo viên trao bóng vải cho bạn đứng đầu hàng và giải

thích luật chơi: người đầu hàng tung bóng về phía sau cho người thứ hai rồi chạy về
cuối hàng, người thứ hai tung bóng về phía sau cho người thứ ba rồi chạy về phía
cuối hàng, v.v. cứ như vậy cho đến khi người cuối cùng chạm vạch đích. Trong
khoảng thời gian quy định, đội nào chạm đích trước là chiến thắng. Có thể cho các
đội chơi thử 1 lượt để đảm bảo các con hiểu luật chơi.
- Lưu ý: Khi tung bóng về phía sau không ai được quay người lại, do vậy học sinh
phải chú ý và điều chỉnh để khơng tung bóng quá xa, quá khó cho bạn đằng sau. Đội
nào làm rơi bóng mà vẫn cịn thời gian thì có thể xuất phát lại từ đầu.
Tổng kết: Khuyến khích học sinh chia sẻ cảm nhận và những điều các con nhận ra


sau khi chơi, có thể nhấn mạnh vào việc các con đã hỗ trợ nhau như thế nào để hoàn
thành thử thách.
-------HOẠT ĐỘNG 2 (15 phút)
Ai là người giúp đỡ con ở trường?
Chuẩn bị:
- Tranh ảnh đại diện học sinh và những người lớn ở trường, ví dụ: bác bảo vệ, thầy
cô giáo, cô chăm (cô bán trú), cô chú phịng y tế, phịng tâm lý học đường, thầy cơ
hiệu phó/hiệu trưởng.
- Giấy A4 cho mỗi nhóm để ghi ý tưởng
- Danh sách các tình huống hoặc khó khăn mà học sinh cần giúp đỡ
Thực hiện:
- Hỏi cả lớp: Ở trường, ai có thể giúp đỡ khi con khơng hiểu bài, cảm thấy buồn, sợ
hãi, tức giận, bị bị bắt nạt, bị ốm, bị thương hoặc đã mất một cái gì đó? Chờ học
sinh trả lời.
- Chia lớp thành các nhóm nhỏ, số nhóm bằng số tranh ảnh thầy cơ chuẩn bị.
- Úp tranh ảnh xuống và xáo trộn lên, các nhóm rút thăm ngẫu nhiên. Tùy theo nhân
vật mà nhóm rút thăm được, các thành viên cùng thảo luận để xác định những việc
nào mà mình có thể nhờ người này giúp khi cần.
- Đề nghị các nhóm chia sẻ kết quả thảo luận, giáo viên có thể bổ sung thêm nếu

cần.
Tổng kết:
Hỏi nhanh đáp gọn: Giáo viên sử dụng danh sách các tình huống hoặc khó khăn mà
học sinh cần giúp đỡ để biến thành câu hỏi giúp các con củng cố bài học, ví dụ: “Tơi
có thể giúp khi bạn bị thương và cần sơ cứu, tôi là ai?”
-------HOẠT ĐỘNG 3 (15 phút)
Thực hành đề nghị sự giúp đỡ
Chuẩn bị:
Poster hoặc slide thể hiện 3 bước đề nghị sự giúp đỡ: Đến gần người đó, gọi tên khó
khăn mình đang gặp, nói rõ mình cần giúp gì.
Thực hiện:
- Yêu cầu học sinh làm việc theo cặp, nhiệm vụ của mỗi cặp là tìm và thể hiện bằng
kịch một tình huống học sinh tìm kiếm giúp đỡ từ ai đó ở trường.
- Mời một vài cặp lên diễn cho cả lớp cùng xem, sau khi từng nhóm thể hiện xong,
giáo viên hỏi cả lớp về điều gì mà bạn học sinh trong tình huống đó đã làm tốt khi
đề nghị sự giúp đỡ, nhấn mạnh vào những điểm như: nói to, rõ ràng, bình tĩnh, nói
rõ được vấn đề, nói rõ là mình cần được giúp cái gì, như thế nào.
Tổng kết:


- Các con học được điều gì sau hoạt động vừa rồi?
- Có phải lúc nào chúng ta cũng cần giúp đỡ không nhỉ? Vậy khi nào chúng ta cần
được giúp? Khi nào thì khơng cần?
- Cho cả lớp xem poster hoặc slide 3 bước đề nghị sự giúp đỡ để chốt kiến thức.
Tuần 5
HOẠT ĐỘNG SÁNG TẠO
Chủ đề: Hợp tác; Làm việc nhóm; Tinh thần đồng đội; Cảm giác về sự kết nối
và là một phần của nhóm
Trị chơi là một hoạt động trải nghiệm và học tập đặc biệt, thơng qua các trị chơi,
trẻ em hình thành các kỹ năng cần thiết – trong trường hợp này là kỹ năng phối hợp

và làm việc theo tập thể. Đồng thời, trải nghiệm tích cực trong những trị chơi u
cầu tinh thần đồng đội cho các con cảm giác về sự kết nối với người khác và cảm
thấy mình là một phần của nhóm, điều này tạo nên sự an tồn và góp phần giúp trẻ
xây dựng phẩm chất kiên cường (resilience).
-------HOẠT ĐỘNG 1 (15 phút)
Nhanh và khéo
Chuẩn bị:
- Giấy đã dùng cả 2 mặt hoặc tạp chí cũ, số lượng bằng ½ số học sinh,
- Băng dính giấy/băng dính màu để đánh dấu điểm xuất phát và vạch đích.
Thực hiện:
- Học sinh chơi theo cặp, đứng áp lưng vào nhau, cả 2 dùng lưng để giữ một tờ giấy.
Lưu ý: tay của cả hai người chơi đều phải để tự do, không được chạm vào người bạn
bất cứ lúc nào trong suốt q trình chơi.
- Trong vịng 2 – 3 phút, các cặp đôi di chuyển từ vạch xuất phát về đích mà khơng
được làm tờ giấy bị rơi, đơi nào về đích trước là thắng. Đơi nào làm rơi giấy mà vẫn
cịn thời gian chơi thì được quay về điểm xuất phát và chơi lại từ đầu.
- Sau 1-2 lượt đầu, giáo viên có thể đặt thêm chướng ngại vật (bàn, ghế) trên đường
đua hoặc yêu cầu một trong 2 người của nhóm nhắm mắt để gia tăng thách thức.
Tổng kết:
- Cảm xúc của con trong khi chơi? Và sau khi chơi?
- Đôi của con đã trải qua khó khăn gì trong lúc chơi?
- Các con đã vượt qua/ giải quyết khó khăn đó bằng cách nào?
- Con nhận ra điều gì qua trị chơi này?


- Làm sao để phối hợp tốt với người khác?
- Điều đó có quan trọng trong cuộc sống khơng? Vì sao?
- Nó giúp ích như thế nào khi con cùng học, cùng chơi với bạn?
--------HOẠT ĐỘNG 2 (15 phút)
Xây kim tự tháp

Chuẩn bị cho mỗi nhóm:
- Tối thiểu 6 cốc giấy (hoặc nhựa)
- 1 sợi chun (thun) vòng
- Dây dù hoặc sợi len dài khoảng 50-60cm cho mỗi thành viên trong nhóm.
Thực hiện:
- Cho mỗi nhóm 1-2 phút để buộc một đầu dây vào sợi chun, chú ý giữ khoảng cách
giữa các đầu dây trên sợi chun cách đều nhau.
- Yêu cầu mỗi thành viên cầm một đầu sợi dây, cùng phối hợp điều khiển sợi thun,
dùng nó để nâng và sắp xếp 6 chiếc cốc thành hình kim tự tháp (3 chiếc dưới cùng,
2 chiếc bên trên và 1 chiếc trên cùng). Trong q trình chơi, khơng ai được chạm bất
kỳ bộ phận nào trên người vào cốc.
Trong vòng 5 phút, nhóm nào xếp xong được kim tự tháp sớm nhất là nhóm chiến
thắng.
Tổng kết:
- Có ai nản lịng trong suốt hoạt động này khơng? Nếu vậy nó đã được xử lý như thế
nào?
- Con đã học được gì về bản thân hoặc người khác?
- Tại sao làm việc nhóm rất quan trọng cho hoạt động này?
- Điều gì là khó khăn khi làm việc nhóm?
- Con đã làm gì để đóng góp cho tinh thần đồng đội trong nhóm?
- Một số kỹ năng cần thiết để làm việc nhóm tốt là gì?
- Có phải trong mọi tình huống con đều thể hiện tinh thần đồng đội? Điều này có
ln ln dễ dàng cho con? Vì sao hay vì sao khơng?
- Chúng ta có thể sử dụng những gì học được thơng qua trải nghiệm này trong các
tình huống bên ngồi trị chơi như thế nào?

Tuần 6
HOẠT ĐỘNG SÁNG TẠO



Chủ đề: Khám phá bản thân; Rèn luyện bản thân; Tự chủ; Xác định tầm nhìn;
Sáng tạo
Một trong những điều góp phần tạo nên động lực là việc hình dung cụ thể về tương
lai mà chúng ta muốn nhìn thấy, bạn có biết: Người thành cơng thường có thể mơ tả
một cách rõ ràng về điều họ muốn?
-------HOẠT ĐỘNG 1 (15 phút)
Những điều tôi muốn thực hiện trong năm học mới
Chuẩn bị:
- 4 tờ giấy A1, trên đầu mỗi tờ ghi 1 trong 4 chủ đề sau đây: Học tập, Sức khỏe, Mối
quan hệ, Sở thích (Thầy cơ có thể sử dụng bảng và chia bảng thành 4 cột với 4 chủ
đề như trên),
- Bút dạ/phấn
- Âm nhạc (Khơng có cũng không sao)
Thực hiện:
- Dán 4 tờ giấy ghi chủ đề tại 4 nơi xa nhau nhưng thuận tiện để viết đối với học
sinh (nhằm tránh việc các con phải chen chúc, xô đẩy trong một không gian hẹp),
- Đề nghị học sinh viết những điều các con muốn mình sẽ thực hiện trong năm học
mới vào mỗi tờ giấy, theo từng chủ đề.
- Sau khi học sinh đã viết xong, đề nghị các con chia sẻ thêm về những điều mình đã
viết.
Thảo luận:
- Khi nhìn lại những điều mình đã viết, con cảm thấy thế nào? Con có suy nghĩ gì?
- Con cảm thấy thế nào khi đọc những điều các bạn mong muốn thực hiện? Con
nhận ra điều gì?
- Sau khi đọc bài của các bạn con có muốn sửa lại những câu mình đã viết khơng?
Vì sao?
- Khi viết ra những điều mình mong muốn, con thấy mình nghĩ ra rất nhanh hay mất
một lúc lâu mới nghĩ ra được? Theo con, vì sao lại như vậy nhỉ?
- Hoạt động này giúp ích gì cho con?
- Chuyện gì sẽ xảy ra khi mình khơng biết mình muốn gì?

-------HOẠT ĐỘNG 2 (25 phút)
Vission board – Phác họa tầm nhìn


Chuẩn bị:
Mỗi học sinh chuẩn bị 1 tờ giấy A3 và 1-2 cuốn tạp chí nhiều hình ảnh, kéo, hồ dán,
bút màu/bút viết (Đơn giản hơn, học sinh chỉ cần chuẩn bị một tờ giấy trắng khổ A4
và một cây bút để vừa viết vừa vẽ).
Thực hiện:
- Học sinh chọn ít nhất 1 điều mình muốn thực hiện trong năm học mới từ 4 chủ đề
trên,
- Cắt dán hình ảnh và chữ từ tạp chí, viết, vẽ để thể hiện những điều đó, ưu tiên thể
hiện bằng hình ảnh sao cho rõ nét, sinh động, nổi bật, độc đáo, nếu có chữ thì nên
hạn chế số lượng từ, ưu tiên các từ khóa quan trọng nhất.
- Thường thì sẽ cần nhiều thời gian để hoàn thành vission board nên thầy cơ có thể
để phần chia sẻ và thảo luận sang tiết học sau.
- Chia sẻ: Yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm nhỏ 3-4 em, lần lượt mỗi em chia sẻ
về vission board của mình, khuyến khích các bạn khác đặt câu hỏi cho người thuyết
trình.
- Khuyến khích học sinh đặt vision board của mình ở một nơi dễ nhìn trong nhà
hoặc góc học tập, đảm bảo các con có thể thấy nó mỗi ngày.
Thảo luận:
- Có thể sử dụng những câu hỏi thảo luận như hoạt động trên, cộng với…
- Con ấn tượng với bài trình bày của bạn nào? Điều gì đã khiến con ấn tượng như
vậy?
- Con sẽ làm gì để biến những điều này trở thành hiện thực? Yêu cầu học sinh viết
thêm vào vission board hoặc viết ra một tờ giấy khác và dán thêm vào.
Lưu ý: Hoạt động này có thể thực hiện vào đầu năm học hoặc đầu mỗi học kỳ để
học sinh có thói quen xác định mục tiêu, tầm nhìn cho bản thân.


Tuần 7
HOẠT ĐỘNG SÁNG TẠO
Chủ đề: Rèn luyện bản thân; Tự chủ; Lớp học tích cực; Giao tiếp tích cực;
Lắng nghe bằng cả cơ thể
Nghe là một phản xạ tự nhiên nhưng lắng nghe lại đòi hỏi sự tự chủ và luyện tập,
đặc biệt là lắng nghe có chủ định. Thiếu sự lắng nghe, học sinh sẽ gặp nhiều khó
khăn để giao tiếp và làm việc theo nhóm hiệu quả cũng như làm theo hướng dẫn một
cách chính xác.
-------HOẠT ĐỘNG 1 (15 phút)


Xem video và thảo luận – giới thiệu khái niệm “Lắng nghe bằng cả cơ thể” (Whole
body listening)
Chuẩn bị:
- Download video theo đường link sau: />v=mr6JvqyLtZ8&noredirect=1
- Nếu khơng có máy chiếu, giáo viên có thể thay thế video này bằng tranh vẽ hoặc
nhờ học sinh đóng kịch thể hiện lại các nhân vật và hoạt động trong video.
Thực hiện: Cho học sinh xem video/tranh/kịch
Thảo luận:
- Các con thấy bạn nào đang thể hiện sự lắng nghe?
- Dựa vào dấu hiệu gì để con biết rằng một người đang lắng nghe?
- Khi chúng ta lắng nghe một cách chăm chú thì cơ thể của chúng ta như thế nào?
Khuyến khích học sinh nêu cụ thể biểu hiện của mắt, tay, chân, miệng như thế nào
khi con đang rất chăm chú lắng nghe.
- Khi tất cả học sinh trong lớp đều lắng nghe bằng cả cơ thể, điều này mang lại lợi
ích gì cho giờ học?
- Có khi nào chúng ta gặp khó khăn với việc ngồi n khơng nhỉ?
- Chúng ta có thể làm gì để giúp đỡ những người gặp khó khăn với việc ngồi yên?
Tổng kết:
Đề nghị học sinh nhắc lại 4 dấu hiệu bên ngoài của lắng nghe bằng cả cơ thể ( tham

khảo: và những
việc các con có thể làm để giúp đỡ những bạn gặp khó khăn với việc ngồi yên.
-------HOẠT ĐỘNG 2 (25 phút)
Vẽ poster “Lắng nghe bằng cả cơ thể”
Chuẩn bị: Giấy A1 hoặc A2 và bút màu cho mỗi nhóm
Thực hiện:
- Học sinh làm việc theo nhóm 3-4 người, vẽ poster “Lắng nghe bằng cả cơ thể”,
- Trình bày trước lớp.
Thảo luận:
- Điều gì con thích trong tác phẩm của nhóm mình?
- Điều gì con thích trong tác phẩm của các nhóm khác? Vì sao?
- Sau khi xem và nghe các nhóm trình bày, con có muốn thay đổi hoặc bổ sung thêm
điều gì vào poster của nhóm mình?
- Theo con, những tấm poster này nên được sử dụng như thế nào? Treo ở đâu?


Tuần 8
HOẠT ĐỘNG SÁNG TẠO
Chủ đề: Từ vựng cảm xúc; Giao tiếp
Việc hỗ trợ trẻ em mở rộng vốn từ vựng về cảm xúc rất quan trọng, hẳn các bạn đã
từng gặp trường hợp như thế này: dù tình huống thế nào chăng nữa thì đứa trẻ cũng
chỉ có 2 từ để nói về cảm xúc: “buồn” hoặc “vui” (có thể là 3 từ, nếu tính “bình
thường” là một từ chỉ cảm xúc). Vốn từ vựng cảm xúc giúp trẻ dễ dàng biểu đạt về
những gì em đang cảm thấy, để người khác có thể hiểu em hơn.
Bộ đồ chơi gương mặt cảm xúc dưới đây hoàn toàn dễ thực hiện ngay cả đối với học
sinh lớp 1, thân thiện với mơ trường và có thể được sử dụng để chơi theo nhiều cách
khác nhau. Trước khi cho trẻ vẽ trực tiếp lên sỏi, có thể cho trẻ phác thảo trước ý
tưởng lên giấy nháp.
Cách
1:

Giới
thiệu
về
những
người
bạn
cảm
xúc
Giới thiệu từng gương mặt cảm xúc kèm theo tên gọi, sau đó yêu cầu học sinh nhắc
lại xem các em nhớ được mấy gương mặt và mấy cái tên.
Cách
2:
Nhìn
hình
đọc
tên
cảm
xúc
Có thể chơi theo cặp hoặc theo đội, người này/đội này đưa ra một gương mặt, người
kia/đội kia trong vòng 3 giây lập tức phải đọc tên của gương mặt đó, sau đó đổi vai.
Cách
3: Thể
hiện
cảm
xúc
bằng
ngơn
ngữ

thể

Cho trẻ rút thăm ngẫu nhiên 1 gương mặt cảm xúc nhưng bí mật khơng cho cả nhóm
nhìn thấy, trẻ thể hiện lại gương mặt này và có thể kèm theo động tác cơ thể nhưng
không dùng lời, cả lớp đọc tên cảm xúc vừa được thể hiện.
Một số câu hỏi gợi ý cho phần thảo luận:
- Hôm nay chúng ta làm quen với những người bạn cảm xúc nào?
- Trong tuần vừa rồi có người bạn cảm xúc nào đến thăm con khơng?
- Khi chúng ta buồn/vui/tức giận/sợ/tự hào/phấn khích thì cơ thể trông sẽ như thế
nào nhỉ? (hỏi chi tiết vào biểu hiện của các bộ phận trên cơ thể: mắt, vai, nét mặt,
tay, chân, ngực, bụng, v.v.)
- v.v…



Ngày 11
HOẠT ĐỘNG SÁNG TẠO
Chủ đề: Hợp tác; Làm việc theo nhóm; Sáng tạo
Hỗ trợ trẻ em phát triển những kỹ năng cơ bản như lắng nghe, quan sát, phối hợp ăn
ý cùng với người khác chính là chuẩn bị cho trẻ để thành công trong tương tác xã
hội. Bạn nghĩ sao về ý kiến này?
-------HOẠT ĐỘNG 1 (7-10 phút)
Đi – Dừng
Chuẩn bị: Không gian để di chuyển, nếu lớp có bàn ghế, học sinh có thể di chuyển ở
các lối đi.
Thực hiện:
Yêu cầu cả lớp đi lại tự do trong phòng, khi nghe một tiếng vỗ tay của người hướng
dẫn (tín hiệu 1), người chơi ngay lập tức dừng và "đông cứng” như một bức tượng,
nghe một tiếng vỗ tay nữa thì tiếp tục đi.
Nâng cao: Khi người chơi đã quen với tín hiệu 1, người hướng dẫn giới thiệu tín
hiệu 2: nghe 2 tiếng vỗ tay, người chơi nhảy lên, chạm chân xuống đất thì đi tiếp. Sử
dụng xen lẫn tín hiệu 1 và 2 để tạo thách thức hơn cho người chơi.

Thảo luận:
- Khi chơi, con có những cảm xúc gì?
- Làm sao để chơi tốt trị chơi này?
- Những điều con vừa nói có quan trọng khi chúng ta học hoặc khi chúng ta chơi
không?
- Quan trọng như thế nào?
-------HOẠT ĐỘNG 3 (20-25 phút)
Tôi là cái cây
Chuẩn bị: Một khoảng trống để làm sân khấu (có thể tận dụng bục giảng)
Thực hiện:
- Giáo viên giải thích luật chơi: bây giờ chúng ta sẽ phối hợp cùng nhau vẽ một bức
tranh, mỗi người thể hiện một chi tiết trong bức tranh đó nhưng khơng được phép
bàn nhau.
- Học sinh đầu tiên bước vào sân khấu và nói “tôi là cái cây”, dùng cơ thể để tạo tư
thế của cái cây rồi giữ nguyên tư thế đó và đứng yên như một bức tượng, người tiếp
theo chọn mình là một thứ gì khác để thêm vào cho bức tranh, ví dụ “tơi là mặt
trời”, “tơi là con chim”, v.v cứ như vậy cho đến khi bức tranh hoàn chỉnh hoặc có


khoảng 5-6 người đã tham gia. Tất cả các “chi tiết” trong tranh đều cần phải giữ
nguyên tư thế, không được cử động.
- Giáo viên chọn 1 chi tiết trong bức tranh, ví dụ mặt trời, và nói: “mặt trời ở lại”,
lập tức tất cả học sinh còn lại trở về chỗ ngồi. Vòng chơi mới bắt đầu với chi tiết
vừa được chọn, v.v.
Tổng kết – Chia sẻ về trải nghiệm:
- Con thấy trị chơi này dễ hay khó? Dễ như thế nào? Khó như thế nào?
- Theo con, làm thế nào để chúng ta thành cơng trong trị chơi này?
- Con học được điều gì?
- Điều đó có ích gì khi con cùng học và cùng chơi với bạn?




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×