Bài tập Trưng bày hiện vật bảo tàng
ĐỀ CƯƠNG TRƯNG BÀY
VĂN HÓA SA HUỲNH
TẠI BẢO TÀNG LỊCH SỬ QUỐC GIA VIỆT NAM
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Được thành lập theo Quyết định số 1674/QĐ-TTg ngày 26/09/2011 của
Thủ tướng Chính phủ Việt Nam trên cơ sở sáp nhập Bảo tàng Lịch sử Việt
Nam và Bảo tàng Cách mạng Việt Nam; Bảo tàng Lịch sử quốc gia là một
cơng trình văn hóa tọa lạc ngay tại quận Hồn Kiếm, trung tâm của Thủ đơ
Hà Nội, gần với khu quần thể di tích linh thiêng của Thủ đô như Tháp RùaHồ Gươm; Cầu Thê Húc- Đền Ngọc Sơn- Bút tháp và nhiều cơng trình văn
hóa nổi tiếng khác như Nhà hát lớn…Đây là Bảo tàng lưu giữ, trưng bày,
giới thiệu lịch sử Việt Nam từ thời Tiền sử đến ngày nay một cách tổng hợp,
phong phú, liên tục và toàn diện nhất.
Bảo tàng Lịch sử quốc gia là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ
Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đứng đầu hệ thống các bảo tàng lịch sử- xã
hội Việt Nam; có chức năng nghiên cứu khoa học, khai quật khảo cổ học,
sưu tầm, lưu giữ, kiểm kê, bảo quản, trưng bày, giới thiệu, phát huy giá trị tài
liệu, hiện vật về tiến trình lịch sử Việt Nam; tổ chức đào tạo, tư vấn, giám
định, thẩm định, quản lý, khai thác dịch vụ thuộc phạm vi hoạt động của bảo
tàng. Bảo tàng Lịch sử quốc gia có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản
riêng, hạch tốn độc lập. Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh: Vietnam
National Museum of History (viết tắt là VNMH)
Bảo
tàng
Lịch
sử
quốc
gia hiện đang
lưu
giữ
và
bảo
quản khoảng 200.000 hiện vật, tư liệu lịch sử văn hóa Việt Nam, trong đó
giai đoạn lịch sử Việt Nam từ thời Tiền sử đến năm 1945 có gần 110.000 tài
liệu, hiện vật là di vật, cổ vật và 11 bảo vật quốc gia; trong đó có nhiều sưu
tập quý hiếm vào bậc nhất so với các bảo tàng cùng loại hình ở trong nước
và khu vực như: sưu tập hiện vật thuộc các nền văn hóa khảo cổ từ sơ kỳ
thời đại đồ đá cũ đến thời đại đồng thau và sắt sớm (Hịa Bình- Bắc Sơn);
Văn hóa Đơng Sơn; Gốm men cổ Việt Nam; Đồ đồng thời Lê Nguyễn; Điêu
khắc đá Chăm pa; Nghệ thuật trang trí nước ngoài như Trung Quốc, Nhật
Bản, Ấn Độ và các nước trong khu vực Đông Nam Á... Giai đoạn lịch sử
Việt Nam từ giữa thế kỷ XIX đến ngày nay có khoảng hơn 80.000 tài liệu,
hiện vật quý về lịch sử cách mạng Việt Nam, về Đảng Cộng sản Việt Nam,
về Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt
Nam qua các thời kỳ.
Bảo tàng Lịch sử quốc gia đang duy trì 2 hệ thống trưng bày cố định tại
2 cơ sở: số 1 Tràng Tiền - Hà Nội, trưng bày Lịch sử Việt Nam giai đoạn cổ,
trung đại; tại cơ sở số 216 Trần Quang Khải - Hoàn Kiếm- Hà Nội, trưng
bày về Lịch sử Việt Nam thời kỳ cận - hiện đại. Với sự quan tâm của Đảng
và Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, trong tương lai không xa, Bảo tàng
Lịch sử quốc gia được xây dựng là một cơng trình hiện đại, tiên tiến, đáp
ứng công năng của một Bảo tàng hiện đại tầm cỡ khu vực và quốc tế tại Khu
đô thị Tây Hồ Tây, Hà Nội. Dự án này đã khởi động từ nhiều năm nay và
hiện đang tiếp tục triển khai.
Bảo tàng Lịch sử quốc gia là thành viên của Hiệp hội Bảo tàng quốc
tế (ICOM), thành viên sáng lập Hiệp hội các bảo tàng quốc gia châu Á
(ANMA). Chúng tôi thường xuyên trao đổi kinh nghiệm hoạt động chun
mơn, thực hiện các chương trình hợp tác, mở rộng giao lưu với gần 30 bảo
tàng trong khu vực và quốc tế. Năm 2013, Bảo tàng Lịch sử quốc gia là đơn
vị đăng cai tổ chức Hội nghị ANMA lần thứ 4 (diễn ra tại Hà Nội vào tháng
10-2013).
Bảo tàng Lịch sử quốc gia đã vinh dự được nhận nhiều phần thưởng
cao quý của Đảng và Nhà nước trao tặng, trong đó có: 1 Hn chương Hồ
Chí Minh, 4 Huân chương Độc lập, 3 Huân chương Lao động…
II. MỤC ĐÍCH, U CẦU:
1. Mục đích:
- Thơng qua trưng bày giới thiệu một cách khái quát lịch sử Việt Nam
từ thời Tiền sử đến ngày nay.
- Thông qua trưng bày giới thiệu đến người xem biết về nên văn hóa
Sa Huỳnh, từ chất liệu, hoa văn, kỹ thuật chế tác ra các sản phẩm đến những
thành quả mà nền văn hóa Sa Huỳnh đạt được.
2. Yêu cầu:
Lấy chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm cơ sở phương
pháp luận cho việc biên tập đề cương, định hướng nội dung, giải pháp trưng
bày.
Nội dung trưng bày phải bố trí hợp lý trên diện tích khơng gian trưng
bày tránh bị rối mắt hay lộn xộn.
Ảnh và hiện vật được đem ra trưng bày phải là hiện vật tiêu biểu, đã
hoàn chỉnh nội dung lịch sử so với những hiện vật chưa được trưng bày.
Hạn chế sự trùng lặp hiện vật với các Bảo tàng khác.
Hình thức trưng bày nhằm mục đích phục vụ cơng chúng trong và
ngồi nước đến tham quan, học tập, nghiên cứu.
III. PHƯƠNG CHÂM TIẾN HÀNH
Phương châm tiến hành giản dị, tiết kiệm, khái quát được chủ đề nói
tới, khơng cầu kỳ, tránh gây lộn xộn, rối mắt ảnh hưởng tới khách tham
quan.
Thực hiện đúng nguyên tắc, đúng tính khoa học, lịch sử.
Nội dung lịch sử có tính quan trọng, tiêu biểu được thể hiện sinh động.
Kết hợp các hình thức trưng bày với nhau như hiện đại với truyền
thống.
IV. NỘI DUNG TRƯNG BÀY BẢO TÀNG LỊCH SỬ QUỐC GIA
A. Khái quát về trưng bày của Bảo Tàng:
Hệ thống trưng bày chính của bảo tàng gồm 2 phần trưng bày chính:
1. Phần trưng bày về lịch sử Việt Nam thời kỳ cổ trung đại:
Từ thời tiền sử (cách ngày nay khoảng 30 - 40 vạn năm) đến năm 1945
(Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời).
- Việt Nam - thời tiền sử.
- Thời dựng nước đầu tiên đến triều Trần.
- Việt Nam - từ triều Hồ đến Cách mạng tháng Tám, 1945.
- Sưu tập điêu khắc đá Chămpa.
- Phần Trưng bày ngoài trời.
2. Phần trưng bày về lịch sử Việt Nam giai đoạn cận hiện đại từ thế
kỷ 19 đến nay.
Phần này gồm 3 nội dung:
- Cuộc đấu tranh giành độc lập của dân tộc Việt Nam từ năm 1858 –
1945.
- Ba mươi năm kháng chiến chống các thế lực xâm lược để bảo vệ độc
lập và thống nhất đất nước từ 1945 – 1975.
- Việt Nam trên con đường xây dựng dân giàu, nước mạnh, xã hội công
bằng dân chủ văn minh.
B. CHỦ ĐỀ TRƯNG BÀY CỦA ĐỀ CƯƠNG
Chủ đề: Việt Nam - Thời dựng nước đầu tiên.
Tiểu đề: Văn Hóa Sa Huỳnh ( cách ngày nay khoảng 2500 năm)
Văn hóa Sa Huỳnh ( cách ngày nay khoảng 2500 năm)
Sa Huỳnh là tên gọi của một nền văn hoá phân bố dọc theo các tỉnh
Trung và Nam Trung bộ từ Quảng Bình đến Đồng Nai và một số đảo như Lý
Sơn, Cơn Đảo, Thổ Chu… có niên đại cách ngày nay khoảng 2500 năm.
Năm 1906 những di vật đầu tiên của nền văn hoá này đã được tìm thấy trong
những cồn cát ở vùng biển Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Năm 1909 những thơng
tin về nền văn hố này đã được Vinet, học giả người Pháp công bố trên Tập
san của trường Viễn Đơng Bác cổ.
Gốm văn hố Sa Huỳnh đa dạng về loại hình và hoa văn trang trí, bao
gồm các loại nồi, bình, bát, mâm bồng, chân đèn… Hầu hết những đồ gốm
thời kỳ này có thân phình, đáy trịn, miệng loe, dáng thấp. Hoa văn trang trí
chủ yếu là các đường khắc vạch gãy hình díc dắc, hình thoi, in mép vỏ sị,
dấu thừng, chấm dải… Đặc biệt trên những đồ gốm thường được tô màu đỏ,
đen
ánhchì.
Đồ trang sức là di vật phổ biến gắn liền với cuộc sống của cư dân văn hoá Sa
Huỳnh. Trong việc chế tác các đồ trang sức như hạt chuỗi, vòng tay, khuyên
tai… cư dân Sa Huỳnh xưa đã thể hiện trình độ thẩm mỹ và sự sáng tạo của
mình trên chất liệu phong phú như các loại đá quý, đá bán quý, thuỷ tinh, mã
não… Khuyên tai ba mấu và khuyên tai hai đầu thú đã trở thành một trong
những đồ trang sức điển hình của văn hố Sa Huỳnh. Các loại khuyên tai
độc đáo, tinh xảo này khơng chỉ người Sa Huỳnh ưa chuộng mà cịn được
trao đổi sang nhiều vùng lân cận ở Đông Nam Á đương thời…
Đặc trưng của người Sa Huỳnh là phong tục táng thức mộ vò, mộ chum
bằng gốm trên các cồn cát ven sông, ven biển hoặc ngay tại nơi cư trú. Hầu
hết các ngôi mộ được phát hiện đều không tìm thấy vết tích của xương
người. Bởi cuộc sống của cư dân gắn liền với biển, vì vậy khi chết người
thân đã đưa họ về với biển. Theo các nhà nghiên cứu, tục thuỷ táng này vẫn
còn tồn tại đến tận ngày nay trong cuộc sống của cư dân vùng ven biển. Mộ
chum thường có kích thước lớn.
V. BIỆN PHÁP VÀ KẾ HOẠCH THỜI GIAN THỰ HIỆN
1. Biện pháp thực hiện:
Trách nhiệm nghiên cứu, sưu tầm hiện vật do Bảo tàng Lịch sử Quốc
gia Việt Nam đảm nhiệm.
Công tác xây dựng và tổ chức xây dựng Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt
Nam đảm nhiệm.
2. Thời gian tiến hành:
Bắt đầu lập đề cương trưng bày từ ngày 10/11/21013 đến 15/12/2013.
Thông qua thiết kế tổng thể nội dung trưng bày từ ngày 17/12/2013 đến
10/1/2014.
Thông qua thiết kế cấu tạo đề cương trưng bày từ ngày 12/2/2014 đến
12/3/2014.
Nghiên cứu xây dựng đề án nội dung trưng bày và thông qua từ ngày
15/3/2014 đến 15/4/2014.
Trình duyệt và thơng qua dự án đầu tư xây dựng Bảo tàng Lịch sử Quốc
gia Việt Nam từ ngày 19/4/2014 đến 19/5/2014.
Khánh thành bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam từ ngày 20/5/2014
đến ngày 25/5/2014.
Dự trù kinh phí: 3 tỷ.
Nơi nhận:
cương
- Ban chỉ đạo, ban quản lý
Người phê duyệt
Người làm đề
- Thiết kế - BVHTTDL
- BT Lịch sử Quốc gia Việt Nam
- Lưu
end