Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Bài giảng Giáoánlớp1- 2Buổituần31FonVINI WIN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.11 KB, 8 trang )

TUẦN 31
Ngày soạn: 16/4/2010
Ngày giảng: Thứ hai ngày 19 tháng 4 năm 2010
Toán :
BÀI: LUYỆN TẬP
I.Yêu cầu:
-Kiến thức: Thực hiện được các phép tính cộng , trừ(không nhớ)trong phạm vi 100; bước
đầu nhận biết quan hệ phép cộng và phép trừ.
-Kĩ năng: Rèn cho HS thực hiện các phép tính cộng, trừ không nhớ trong phạm vi 100
thành thạo.
II.Chuẩn bị:
-Bảng phụ ghi các bài tập theo SGK.
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV Hoạt động HS
1.KTBC:
Gọi học sinh lên bảng làm bài tập 4.
Nhận xét KTBC.
2.Bài mới :Giới thiệu trực tiếp, ghi tựa.
Hướng dẫn học sinh luyện tập:
Bài 1: Giáo viên cho học sinh tự làm rồi chữa bài.
Cho học sinh so sánh các số để bước đầu nhận biết
về tính chất giao hoán của phép cộng và quan hệ
giữa phép cộng và trừ.
Bài 2: Gọi nêu yêu cầu của bài:
Cho học sinh làm VBTvà chữa bài trên bảng lớp.
Cho các em nêu mối quan hệ giữa phép cộng và
trừ.
Bài 3: Gọi nêu yêu cầu của bài:
Học sinh thực hiện VBT và chữa bài trên bảng lớp.
Bài 4: Gọi nêu yêu cầu của bài (Dành cho HS khá
giỏi)


Tổ chức cho các em thi đua theo hai nhóm tiếp sức,
mỗi nhóm đại diện 4 học sinh.
Giải:
Lan hái được là:
68 – 34 = 34 (bông hoa)
Đáp số: 34 bông hoa.
Học sinh nhắc tựa.
34 + 42 = 76 , 76 – 42 = 34
42 + 34 = 76 , 76 – 34 = 42
34 + 42 = 42 + 34 = 76
Học sinh lập được các phép tính:
34 + 42 = 76
42 + 34 = 76
76 – 42 = 34
76 – 34 = 42
Học sinh thực hiện phép tính ở từng vế rồi
điền dấu để so sánh:
30 + 6 = 6 + 30
45 + 2 < 3 + 45
55 > 50 + 4
Tuyên dương nhóm thắng cuộc.
4.Củng cố, dặn dò:Hỏi tên bài.
Nhận xét tiết học, tuyên dương.
Dặn dò: Làm lại các bài tập, chuẩn bị tiết sau.
Thực hành ở nhà.
Tập đọc:
BÀI: NGƯỠNG CỬA
I.Yêu cầu cần đạt:
1.Kiến thức:Đọc trơn cả bài, đọc đúng các từ ngữ ngưỡng cửa, nơi này, cũng quen, dắt
vòng, ,đi men.Bước đầu biết nghỉ hơi cuối mỗi dòng thơ, khổ thơ.

-Hiểu nội dung bài: Ngưỡng cửa là nơi đứa trẻ tập đi những bước đầu tiên , rồi lớn lên đi xa
hơn nữa.
-Trả lời được câu hỏi 1, (SGK)
2.Kĩ năng: Rèn cho HS đọc trơn và trả lời câu hỏi trong bài Ngưỡng cửa thành thạo .
3.Thái độ: Giáo dục HS biết yêu quý nơi mình sinh ra và lớn lên.
II.Chuẩn bị:
-Tranh minh hoạ bài đọc SGK.
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV Hoạt động HS
1.KTBC : Gọi học sinh đọc bài tập đọc
“Người bạn tốt” và trả lời các câu hỏi trong
SGK.
2.Bài mới:
 Giới thiệu tranh, rút tựa bài ghi bảng.
 Hướng dẫn học sinh luyện đọc:
+ Đọc mẫu bài văn (giọng đọc tha thiết trìu
mến). Tóm tắt nội dung bài:
+ Luyện đọc tiếng, từ ngữ khó:
Cho học sinh thảo luận nhóm để tìm từ khó
đọc trong bài, giáo viên gạch chân các từ ngữ
các nhóm đã nêu.
Ngưỡng cửa: (ương ≠ ươn), nơi này: (n ≠ l),
quen: (qu + uen), dắt vòng: (d ≠ gi), đi men:
(en ≠ eng)
+ Học sinh luyện đọc từ ngữ kết hợp giải
nghĩa từ.
 Các em hiểu như thế nào là ngưỡng cửa?
 Dắt vòng có nghĩa là gì?
+ Luyện đọc câu:
3 học sinh đọc bài và trả lời các câu hỏi trong SGK.


Nhắc tựa.
Lắng nghe.
Lắng nghe và theo dõi đọc thầm trên bảng.
Thảo luận nhóm rút từ ngữ khó đọc, đại diện nhóm
nêu, các nhóm khác bổ sung.
5, 6 em đọc các từ khó trên bảng.
+ Ngưỡng cửa: là phần dưới của khung cửa ra vào.
+ Dắt vòng: dắt đi xung quanh(đi vòng)
Học sinh lần lượt đọc các câu theo yêu cầu của giáo
Gọi học sinh đọc trơn câu thơ theo cách đọc
nối tiếp, học sinh ngồi đầu bàn đọc câu thứ
nhất, các em khác tự đứng lên đọc nối tiếp các
câu còn lại cho đến hết bài thơ.
+ Luyện đọc đoạn và bài: (theo 3 đoạn, mỗi
khổ thơ là 1 đoạn)
+ Cho học sinh đọc từng đoạn nối tiếp nhau.

+ Đọc cả bài.
Luyện tập:
 Ôn các vần ăt, ăc.
Giáo viên nêu yêu cầu bài tập1:
Tìm tiếng trong bài có vần ăt ?
Bài tập 2:
Nhìn tranh nói câu chứa tiếng có vần uôc,
uôt?
Gợi ý:
Tranh 1: Mẹ dắt bé đi chơi.
Tranh 2: Chị biểu diễn lắc vòng.
Tranh 3: Bà cắt bánh mì.

Gọi học sinh đọc lại bài, giáo viên nhận xét.
3.Củng cố tiết 1:
Tiết 2
4.Tìm hiểu bài và luyện nói:
Hỏi bài mới học.
Gọi 1 học sinh đọc khổ 1, cả lớp đọc thầm và
trả lời các câu hỏi:
1.Ai dắt em bé tập đi men ngưỡng cửa?
2.Bạn nhỏ qua ngưỡng cửa để đi đến đâu?
Nhận xét học sinh trả lời.
Giáo viên đọc diễn cảm cả bài.
Cho học sinh xung phong luyện đọc HTL khổ
thơ em thích.
Gọi học sinh thi đọc diễn cảm toàn bài thơ.
Luyện nói:
Giáo viên nêu yêu cầu của bài tập.
viên.
Các học sinh khác theo dõi và nhận xét bạn đọc.
Đọc nối tiếp 3 em, thi đọc đoạn giữa các nhóm.
2 em, lớp đồng thanh.
Nghỉ giữa tiết
Dắt.
Học sinh nhắc lại các câu giáo viên gợi ý
Các nhóm thi đua tìm và ghi vào giấy các câu chứa
tiếng có vần ăc, vần ăt, trong thời gian 2 phút, nhóm
nào tìm và ghi đúng được nhiều câu nhóm đó thắng.
2 em.
 Mẹ dắt em bé tập đi men ngưỡng cửa.
 Bạn nhỏ qua ngưỡng cửa để đi đến trường và đi
xa hơn nữa.

Học sinh xung phong đọc thuộc lòng khổ thơ em
thích.
Học sinh rèn đọc diễn cảm.
Học sinh luyện nói theo hướng dẫn của giáo viên.
Chẳng hạn: Bước qua ngưỡng cửa bạn Ngà đi đến
trường.
Từ ngưỡng cửa, bạn Hà ra gặp bạn.
Từ ngưỡng cửa, bạn Nam đi đá bóng.
Nhiều học sinh khác luyện nói theo đề tài trên.
Nhắc tên bài và nội dung bài học.
Cho học sinh quan sát tranh minh hoạ: Qua
tranh giáo viên gợi ý các câu hỏi giúp học
sinh nói tốt theo chủ đề luyện nói.
Nhận xét chung phần luyện nói của học sinh.
5.Củng cố:
Hỏi tên bài, gọi đọc bài, nêu lại nội dung bài
đã học.
6.Nhận xét dặn dò: Về nhà đọc lại bài nhiều
lần, xem bài mới.
1 học sinh đọc lại bài.
Thực hành ở nhà.
Đạo đức:
BẢO VỆ HOA VÀ CÂY NƠI CÔNG CỘNG (Tiết 2)
I/ MỤC TIÊU :
- Kể được một vài lợi ích của hoa và cây nơi cộng cộng đối với cuộc sống con người.
- Nêu được một vài việc cần làm để bảo vệ cây và hoa nơi công cộng.
- Yêu thiên nhiên, thích gần gũi với thiên nhiên.
Biết bảo vệ cây và hoa ở trường, ở đường làng, ngõ xóm, những nơi công cộng khác; biết
nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện.
II/ CHUẨN BỊ :

- Vở bài tập đạo đức.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh
1.KTBC:
- Gọi 2 học sinh nêu lại nội dung tiết trước.
- Tại sao phải bảo vệ cây và hoa nơi công
cộng?
- GV nhận xét KTBC.
2.Bài mới : Giới thiệu bài ghi đầu bài.
a. Hoạt động 1 : Làm bài tập 3
- Giáo viên hướng dẫn làm bài tập và cho
học sinh thực hiện vào VBT.
- Gọi một số học sinh trình bày, lớp nhận
xét bổ sung.
- Giáo viên kết luận:
 Những tranh chỉ việc làm góp phần tạo
- 2 HS nêu nội dung bài học trước.
- Cây và hoa cho cuộc sống thêm đẹp, không
khí trong lành.
- Vài HS nhắc lại.
- Học sinh thực hiện vào VBT.
- Học sinh trình bày, học sinh khác nhận xét và
bổ sung.
- Học sinh nhắc lại nhiều em.
môi trường trong lành là tranh 1, 2, 4.
b. Hoạt động 2: Thảo luận và đóng vai theo
tình huống bài tập 4:
- Giáo viên chia nhóm và nêu yêu cầu
thảo luận đóng vai.
- Gọi các nhóm đóng vai, cả lớp nhận xét

bổ sung.
- Giáo viên kết luận :
 Nên khuyên ngăn bạn hoặc mách người
lớn khi không cản được bạn. Làm như vậy là
góp phần bảo vệ môi trường trong lành, là
thực hiện quyền được sống trong môi trường
trong lành.
c) Hoạt động 3: Thực hành xây dựng kế
hoạch bảo vệ cây và hoa
- Giáo viên cho học sinh thảo luận theo
nhóm nội dung sau:
+ Nhận bảo vệ chăm sóc cây và hoa ở đâu?
+ Vào thời gian nào?
+ Bằng những việc làm cụ thể nào?
+ Ai phụ trách từng việc?
- Gọi đại diện từng nhóm lên trình bày, cho
cả lớp tảo đổi.
- Giáo viên kết luận :
 Môi trường trong lành giúp các em khoẻ
mạnh và phát triển. Các em cần có hành động
bảo vệ, chăm sóc cây và hoa.
d) Hoạt động 4: Học sinh cùng giáo viên đọc
đoạn thơ trong VBT:
“Cây xanh cho báng mát
Hoa cho sắc cho hương
Xanh, sạch, đẹp môi trường
Ta cùng nhau gìn giữ”.
3.Củng cố: Hỏi tên bài.
- Cho hát bài “Ra chơi vườn hoa”
- Nhận xét, tuyên dương.

4.Dặn dò: Học bài, xem lại các bài đã học.
- Học sinh làm bài tập 4:
- 2 câu đúng là:
Câu c: Khuyên ngăn bạn
Câu d: mách người lớn.
- Học sinh nhắc lại nhiều em.
- HS thảo luận và nêu theo thực tế và trình bày
trước lớp. Học sinh khác bổ sung và hoàn
chỉnh.
- Học sinh nhắc lại nhiều em.
HS đọc lại các câu thơ trong bài.
“Cây xanh cho báng mát
Hoa cho sắc cho hương
Xanh, sạch, đẹp môi trường
Ta cùng nhau gìn giữ”.
- Hát và vổ tay theo nhịp.
- Tuyên dương các bạn ấy.
Ngày soạn: 16/4/2010

×