Tải bản đầy đủ (.pdf) (143 trang)

Áp dụng just in time và lean trong doanh nghiệp xây dựng việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.57 MB, 143 trang )

Đại Học Quốc Gia Tp. Hồ Chí Minh
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
--------------------

LÊ ANH VÂN

ÁP DỤNG JUST-IN-TIME VÀ LEAN
TRONG DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG VIỆT NAM

Chuyên ngành: CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2007


ii

CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH

Cán bộ hướng dẫn khoa học:

TS. PHẠM HỒNG LUÂN

Cán bộ chấm nhận xét 1:

TS. LƯƠNG ĐỨC LONG

Cán bộ chấm nhận xét 2:



ThS. GVC. ĐỖ THỊ XUÂN LAN

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại HỘI ĐỒNG CHẤM BẢO VỆ LUẬN VĂN THẠC SĨ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA, ngày 19 tháng 01 năm 2008.


iii
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
----------------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHIÃ VIỆT NAM
Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc
---oOo--Tp. HCM, ngày 05 tháng 02 năm 2007

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên học viên:

LÊ ANH VÂN

Giới tính: nam

Ngày, tháng, năm sinh:

30/08/1982

Nơi sinh: tp. HCM

Chuyên ngành:


CƠNG NGHỆ & QUẢN LÝ XÂY DỰNG

Khố (Năm trúng tuyển): 2005
1- TÊN ĐỀ TÀI:
ÁP DỤNG JUST-IN-TIME VÀ LEAN
TRONG DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG VIỆT NAM
2- NHIỆM VỤ LUẬN VĂN:
Tìm hiểu thực trạng quản lý trong các lĩnh vực: (1) cung ứng nguyên vật liệu
trên các công trường xây dựng, (2) cung ứng và thi công lắp đặt các loại cấu
kiện tiền chế, (3) thi công cọc khoan nhồi. Dự báo và khảo sát kiểm nghiệm
các thách thức có thể gặp phải cho việc áp dụng Just-in-Time và Lean trong
các lĩnh vực này, cũng như tìm hiểu và giới thiệu các giải pháp thích hợp trên
quan điểm của Just-in-Time và Lean cho các vấn đề cụ thể. Thực hiện một
case study về việc áp dụng Just-in-Time và Lean trên một công trường thi
cơng cọc khoan nhồi để có các kiểm nghiệm từ thực tiễn.
3- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ:
4- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ:

05/02/2007
05/11/2007

5- HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN:

TS. PHẠM HỒNG LUÂN

Nội dung và đề cương Luận văn đã được Hội Đồng Chuyên Ngành thông qua.

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN


TS. PHẠM HỒNG LUÂN

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN
QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH

TS. NGÔ QUANG TƯỜNG


iv

LỜI CẢM ƠN

Tác giả chân thành cám ơn người thầy kính mến, TS. Phạm Hồng Ln đã ln tận
tình hướng dẫn từ lúc nhen nhóm ý tưởng cho đến khi hồn thành đề tài này.

Tác giả cũng vơ cùng biết ơn chủ nhiệm Yang, Ming-Yuan,
chỉ huy trưởng công trường (công ty Đồng Phong) đã tạo điều kiện thuận lợi cho
việc thực hiện case study trên công trường.

Tác giả không quên sự giúp đỡ nhiệt tình của NCS. Lưu Trường Văn
và PGS. Lê Kiều về một số ý kiến và tài liệu quý báu.

Lời cám ơn chân thành cũng mong được gửi đến
bộ môn Thi Công và Quản Lý Xây Dựng,
các thầy cô và các thành viên G7 của ngành Công Nghệ và Quản Lý Xây Dựng,
các bạn bè và đồng nghiệp khắp nơi trong việc phản hồi bản câu hỏi khảo sát và trên
công trường thực hiện case study.

Cuối cùng, xin cảm ơn gia đình, nguồn động viên phấn đấu của tác giả.


Tp. Hồ Chí Minh, ngày 05 tháng 11 năm 2007


v

LỜI CAM ĐOAN

Tác giả cam đoan rằng
đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của bản thân,
các kết quả khảo sát là trung thực,
các nội dung tham khảo có nguồn gốc và chú thích rõ ràng,
và tồn văn luận án chưa từng được công bố ở một nơi nào khác.


vi

TĨM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
Mục tiêu chính của luận văn này là nghiên cứu về khả năng áp dụng của Just-inTime và Lean trong doanh nghiệp xây dựng Việt Nam, cụ thể ở một số lĩnh vực
quản lý bao gồm: (1) cung ứng nguyên vật liệu trên các công trường xây dựng, (2)
cung ứng và thi công lắp đặt các loại cấu kiện tiền chế, và (3) thi công cọc khoan
nhồi. Nội dung chủ yếu là khảo sát ý kiến thực tiễn về tình trạng quản lý trên các
cơng trường liên quan đến các lĩnh vực này; từ đó tìm hiểu và giới thiệu các giải
thích hợp cho các vấn đề cụ thể. Giải pháp có thể là các phương pháp chung đã từng
được áp dụng trên thế giới, như: phương pháp Byggelogistik, phương pháp quản lý
cung ứng nguyên vật liệu hệ thống Last Planner, và hệ thống Kanban. Giải pháp
cũng có thể chỉ là những cải tiến nhỏ, rất nhỏ trong quá trình cải tiến liên tục của dự
án thực tế – một case study được thực hiện trên công trường thi công cọc khoan
nhồi theo phương pháp tuần hoàn nghịch sử dụng máy khoan RCD. Một số công cụ
phổ biến của Lean Construction cũng được áp dụng ở các mức độ hoàn chỉnh khác
nhau trong case study này. Các giải pháp và luận bàn được trình bày xen kẽ với các

kết quả. Ngoài ra, các mặt hạn chế và định hướng nghiên cứu tương lai cũng được
trình bày.

ABSTRACT
The main object of this thesis is to study probability of application of Just-in-Time
philosophy and Lean thinking for Vietnam construction firms, for some concrete
management fields: (1) supplying construction site with material, (2) supplying and
constructing prefabricated components, and (3) piling works. The content include:
questionnaire survey of reality of site management relating to above fields; learning
and reporting on suitable solutions. Solutions are maybe general applied methods,
for example: Byggelogistik concept, material delivery management in Last Planner
System, and Kanban system. Solutions is maybe a simple improvement in the
project applied case study (piling works). Some tools of Lean Construction was
used in case study. Solutions and disssution is stated with results alternately.
Besides, a number of non-achievement and future research needs are also outlined.


vii

MỤC LỤC
CHƯƠNG I

GIỚI THIỆU

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................. 1
1.2 CÁC NGHIÊN CỨU KHÁC LIÊN QUAN ................................................... 3
1.3 MỤC ĐÍCH VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU .................................................. 5

CHƯƠNG II


TỔNG QUAN

2.1 KHÁI QUÁT VỀ ‘JUST-IN-TIME’ VÀ ‘LEAN’ ..................................... 7
2.1.1 LỊCH SỬ RA ĐỜI ................................................................................... 7
2.1.2 CÁC KHÁI NIỆM VỀ ‘JUST-IN-TIME’ VÀ ‘LEAN’.......................... 9
2.1.3 CÁC NGUYÊN LÝ CỦA ‘JUST-IN-TIME’ VÀ ‘LEAN’..................... 10
2.1.4 QUAN NIỆM VỀ LÃNG PHÍ TRONG JIT – LEAN............................. 13
2.1.4.1 Những hình thức lãng phí chính trong Just-in-Time và Lean .......... 14
2.1.4.2 Phân tích mối liên hệ ‘tồn kho – lãng phí do khuyết tật’ ................. 16
2.2 TRIỂN KHAI ‘JUST-IN-TIME’ VÀ ‘LEAN’ TRONG XÂY DỰNG ..... 17
2.2.1 XÂY DỰNG SO VỚI CÁC NGÀNH SẢN XUẤT KHÁC ................... 17
2.2.2 MỘT SỐ CÔNG CỤ CỦA ‘LEAN’ TRONG XÂY DỰNG .................. 21
2.3 LĨNH VỰC XÂY DỰNG LẮP ĐẶT CÁC CẤU KIỆN TIỀN CHẾ ........ 24
2.4 QUẢN LÝ DỰ TRỮ TRÊN CÔNG TRƯỜNG XÂY DỰNG................... 26
2.4.1 CHIẾN LƯỢC QUẢN LÝ DỰ TRỮ...................................................... 26
2.4.1.1 Hệ thống điểm đặt hàng.................................................................... 26
2.4.1.2 Hệ thống tái tạo dự trữ định kỳ ........................................................ 26
2.4.2 DỰ TRỮ VẬT TƯ XÂY DỰNG............................................................ 27
2.4.2.1 Dự trữ đảm bảo an tồn cho cơng trường trong mọi tình huống...... 27
2.4.2.2 Cung ứng trực tiếp nguyên vật liệu cho cơng trường....................... 27

Just-in-Time và Lean trong Xây dựng

Lê Anh Vaân


viii

2.4.2.3 Kết hợp hai giải pháp trên ................................................................ 27
2.5 QUY TRÌNH THI CƠNG MĨNG CỌC NHỒI......................................... 28

2.5.1 CƠNG NGHỆ CỌC NHỒI Ở VIỆT NAM ............................................. 28
2.5.2 CÁC BƯỚC THI CÔNG CHÍNH ........................................................... 29
2.5.3 SƠ ĐỒ CƠNG NGHỆ THI CƠNG ......................................................... 31

CHƯƠNG III

PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.1 GIỚI THIỆU CHUNG .................................................................................... 33
3.2 THU THẬP BẰNG CÁCH TỔNG HỢP TÀI LIỆU...................................... 34
3.3 THU THẬP DỮ LIỆU BẰNG BẢNG CÂU HỎI.......................................... 34
3.4 PHÂN TÍCH DỮ LIỆU .................................................................................. 36
3.5 LƯU ĐỒ TĨM TẮT Q TRÌNH NGHIÊN CỨU...................................... 38
3.6 TĨM TẮT NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ........................................................ 39

PHẦN:

CHƯƠNG IVa:

V PHÂN TÍCH KẾT QUẢ VÀ GIẢI PHÁP

VẤN ĐỀ QUẢN LÝ CUNG ỨNG VẬT TƯ
TRÊN CÔNG TRƯỜNG XÂY DỰNG

4.1 KHẢO SÁT VÀ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CUNG ỨNG
VẬT TƯ TRÊN CÔNG TRƯỜNG XÂY DỰNG ...............................41
4.2 PHƯƠNG PHÁP BYGGELOGISTIK ................................................... 45
4.2.1 Logistics trong thi công xây dựng....................................................... 46
4.2.2 Khái niệm về Byggelogistik ................................................................ 47
4.2.3 Triển khai phương pháp Byggelogistik............................................... 49


Just-in-Time và Lean trong Xây dựng

Lê Anh Vaân


ix

4.3 QUẢN LÝ NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG LAST PLANNER............ 52
4.3.1 Nhiệm vụ quản lý cung ứng trong ‘Last Planner’............................... 52
4.3.2 Nhận ra các ràng buộc hạn chế về nguyên vật liệu ............................ 54
4.3.3 Các cơng việc của q trình phân phối ............................................... 57
4.4 KẾT LUẬN ............................................................................................... 59

CHƯƠNG IVb: LĨNH VỰC THI CÔNG XÂY DỰNG TIỀN CHẾ
4.5 THỰC TIỄN - THÁCH THỨC CỦA VIỆC ÁP DỤNG JIT–LEAN... 63
4.6 HỆ THỐNG KABAN TRONG QUẢN LÝ THI CÔNG....................... 66
4.6.1 Phân loại Kanban................................................................................. 67
4.6.2 Chức năng của Kanban........................................................................ 68
4.6.3 Vận hành hệ thống Kanban ................................................................. 69
4.7 KẾT LUẬN................................................................................................ 72

CHƯƠNG V:

CASE STUDY
CÔNG TRƯỜNG THI CÔNG CỌC KHOAN NHỒI

5.1 VẤN ĐỀ QUẢN LÝ NGUYÊN VẬT LIỆU ............................................. 76
5.1.1 Phân tích mối quan hệ tồn kho – lãng phí
trên cơng trường thi cơng cọc khoan nhồi....................................... 76

5.1.2 Các vấn đề trong cung ứng bê tông và sự cải tiến:
xây dựng mối quan hệ tin cậy với nhà cung cấp............................. 78
5.2 CẢI TIẾN QUI TRÌNH VÀ TĂNG CƯỜNG Q.LÝ CHẤT LƯỢNG:
THỰC HIỆN CÁC CẢI TIẾN NHỎ VÀ CẢI TIẾN LIÊN TỤC ........... 84

Just-in-Time và Lean trong Xây dựng

Lê Anh Vaân


x

5.3 CÔNG ĐOẠN GIA CÔNG LỒNG THÉP: ÁP DỤNG
TRIỆT ĐỂ NGUYÊN TẮC ‘LÀM ĐÚNG NGAY TỪ ĐẦU’ ............... 94
5.4 XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÔNG NHÂN ĐA KỸ NĂNG,
THAO TÁC CHUẨN VÀ QUY TRÌNH CHUẨN ................................. 100
5.5 ÁP DỤNG CƠNG CỤ TRỰC QUAN VÀ CÔNG TRƯỜNG 5S
(INCREASED VISUALIZATION AND VISUAL WORKPLACE) ......... 104
5.6 LỢI ÍCH ĐẠT ĐƯỢC TỪ VIỆC ÁP DỤNG JIT – LEAN ....................... 109

CHƯƠNG V

KẾT LUẬN

5.1 TÓM TẮT KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC............................................................... 110
5.2 CÁC HẠN CHẾ CỦA LUẬN ÁN ................................................................. 113
5.3 KIẾN NGHỊ VỀ CÁC HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO...................... 114

TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 115


PHỤ LỤC ............................................................................................................. 119

Just-in-Time và Lean trong Xây dựng

Lê Anh Vân


xi

DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ
Hình 2.1 Ngài Taiichi Ohno – người có cơng đầu trong việc hồn thiện
hệ thống sản xuất Just-in-Time ..........................................................8
Hình 2.2: Hệ thống Last Planner.............................................................................22
Hình 2.3: Máy khoan RCD .....................................................................................29
Hình 4.1: Hai quan điểm trái ngược về duy trì mức dự trữ ....................................42
Hình 4.2: Ví dụ một ‘units’ điển hình.....................................................................48
Hình 4.3: Chế độ thu mua nguyên vật liệu thực tế trên công trường và ý kiến
đánh giá phương án tốt nhất của các kỹ sư qua cuộc khảo sát...........51
Hình 4.4: Xuất thơng tin tồn kho bằng cơng cụ dị tìm...........................................55
Hình 4.5: Một minh họa về phân tích ràng buộc hạn chế về ngun vật liệu.........56
Hình 4.6: Cung cấp nguyên vật liệu cho dự án một cách chủ động (pro-active)....58
Hình 4.7: Một mơ hình phân phối nguyên vật liệu trong hệ thống Last Planner ...59
Hình 5.1: Q trình tuần hồn nghịch bằng dịng chảy tự nhiên của dung dịch
khoan và cách xử lý bằng cách lắng tự nhiên trong các hồ lắng........85
Hình 5.2: Máy tồn đạc được đặt tại vị trí bao qt được tồn bộ cơng trường.....93
Hình 5.3: Sử dụng con kê buộc kẽm .......................................................................96
Hình 5.4: Các hình về kê chắn, bảo quản lồng thép................................................97
Hình 5.5: Duy trì một đội ngũ cơng nhân vệ sinh và đánh gỉ lồng thép .................98
Hình 5.6: Bao bọc các thanh thép chờ bằng túi nylon ngay từ đầu để tránh việc
phải tốn nhiều công sức cho việc làm sạch (bê tơng bám) về sau .....99

Hình 5.7: Biểu đồ mơ tả tình hình tổ chức lao động trên các cơng trường thi công
cọc khoan nhồi ở nước ta hiện nay thể hiện qua kết quả khảo sát .....100
Hình 5.8: Một buổi huấn luyện trực tiếp trên cơng trường ....................................103
Hình 5.9: Các khẩu hiệu và cảnh báo an toàn lao động ..........................................104
Hình 5.10: Các cải tiến theo ngun tắc cơng trường 5S (visual workplace) – 1...106
Hình 5.11: Các cải tiến theo nguyên tắc công trường 5S (visual workplace) – 2...108
Sơ đồ 4.1: Các bước vận hành hệ thống Kanban trong thi công xây dựng.............71


xii

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Một số công cụ của ‘lean’ trong sản xuất xây dựng...............................21
Bảng 3.1: Số lượng các bản câu hỏi gửi đi, phản hồi và đạt yêu cầu,
phân chia theo vùng miền ..................................................................35
Bảng 4.1: Sự ảnh hưởng của vấn đề hạn chế mặt bằng đến công tác
quản lý nguyên vật liệu trên công trường xây dựng ..........................43
Bảng 4.2: Mức độ tin cậy của một số nhà cung cấp nguyên vật liệu xây dựng......44
Bảng 4.3: Các hiện tượng quản lý nguyên vật liệu yếu kém ..................................47
Bảng 4.4: Chế độ thu mua nguyên vật liệu thực tế trên công trường và ý kiến
đánh giá phương án tốt nhất của các kỹ sư qua cuộc khảo sát...........51
Bảng 4.5: Vấn đề mặt bằng và việc thực hiện Just-in-Time trên công trường
trong lĩnh vực xây dựng tiền chế thể hiện qua kết quả khảo sát ........62
Bảng 4.6: Các nguyên nhân ảnh hưởng đến việc thi công Just-in-Time
các cấu kiện tiền chế trên công trường xây dựng...............................63
Bảng 4.7: Một số nội dung khảo sát liên quan đến việc cung ứng
các cấu kiện tiền chế đến cơng trường ...............................................64
Bảng 4.8: Tình trạng mối liên hệ và quan hệ giữa nhà thầu và nhà cung cấp ........65
Bảng 4.9: Các tiêu chí ảnh hưởng đến việc lựa chọn nhà cung cấp

cho các dự án xây dựng tiền chế ........................................................66
Bảng 5.1: Vấn đề mặt bằng và việc thực hiện Just-in-Time trên công trường
thi công cọc khoan nhồi thể hiện qua kết quả khảo sát......................75
Bảng 5.2: Các vấn đề ách tắc liên quan đến bê tông trong thi công khoan nhồi ....79
Bảng 5.3: Mức độ thường xuyên của việc xảy ra các sự cố ...................................87
Bảng 5.4: Mức độ thường xuyên của việc xảy ra các ách tắc.................................87
Bảng 5.5: Tỷ lệ các thành phần lao động trong các cơng trường thi cơng cọc.......101
Bảng 5.6: So sánh chi phí đơn vị cho thi công cọc khoan nhồi của dự án
case study với các dự án khác (khu vực tp.HCM và vùng phụ cận)..109


Chương 1 Giới Thiệu

trang 1

CHƯƠNG I

GIỚI THIỆU

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ

Một điều tra của cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID)[1] đã kết luận rằng
ngành xây dựng đóng một vai trị cực kì quan trọng trong nền kinh tế của các quốc
gia đang phát triển, tài liệu này dẫn chứng rằng ngành xây dựng đã tạo ra đến một
phần ba tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Nam Phi. Ở nước ta, đóng góp chủ
yếu của việc tăng trưởng GDP 8,17% năm 2006 chủ yếu cũng từ ngành công nghiệp
– xây dựng với giá trị tăng thêm của ngành này lên đến 10,37%. Chứng tỏ bất kỳ
một thay đổi nào dù nhỏ của ngành xây dựng cũng gây ra các tác động đến nền kinh
tế quốc dân, đặc biệt là với các nước đang phát triển.
Đặc điểm dễ dàng nhận ra của ngành xây dựng tại các quốc gia đang phát triển là

năng suất thấp[2…5]. Mức độ lãng phí lớn là một nguyên nhân dễ thấy nhất của tình
trạng này. Để gia tăng lợi ích của một tổ chức đang hoạt động trong tình trạng tồn
tại nhiều lãng phí, khơng có gì khác hơn chính là thực hiện các cải tiến để loại bỏ

Just-in-Time và Lean trong Xây dựng

Lê Anh Vaân


Chương 1 Giới Thiệu

trang 2

các lãng phí này. Một lối suy nghĩ tưởng chừng như đơn giản nhưng không phải lúc
nào cũng có thể dễ dàng áp dụng trong các tổ chức. Vì thế mà câu chuyện về một
trung tâm dịch vụ bảo trì ơ tơ tại Việt Nam ‘có thể tăng năng suất mà không cần đầu
tư’ theo cái cách như vậy, trong một bài tạp chí[6] cùng tên đăng trên thời báo Kinh
Tế Sài Gòn từ năm 2004, vẫn luôn là một bài học cho các doanh nghiệp nước ta, cả
trong ngành sản xuất và ngành công nghiệp xây dựng.
Nguyên lý sản xuất Just-in-Time, với mục tiêu loại trừ lãng phí và quan niệm lãng
phí một cách căn cơ hơn (xem tất cả những gì khơng tạo ra giá trị của sản phẩm đều
là lãng phí), đã được xem như là triết lý mang lại ‘điều thần kỳ Nhật Bản’ sau thế
chiến thứ 2. Không lâu sau, nguyên lý này phát triển không ngừng trong các phương
pháp, chiến lược áp dụng rộng rãi khắp các lĩnh vực từ logistics, sản xuất, dịch vụ
cho đến quân đội, công nghệ thông tin, và xây dựng[7], dựa trên một đường lối cơ
bản: đó chính là tư duy ‘lean’ (lean thinking). Thậm chí, những người làm xây dựng
cịn phát triển một ngun lý áp dụng của riêng ngành này từ những năm 1990, gần
như là cùng lúc với sự ra đời chính thức của ‘lean manufacturing’, đó chính là ‘lean
construction’[8]. Sự phân nhánh này là vì những đặc trưng khác biệt của ngành xây
dựng so với các ngành sản xuất khác (sẽ được phân tích chi tiết hơn trong phần

2.2.1), cần thiết phải có các cơng cụ áp dụng thích hợp cho từng lĩnh vực, cho dù tất
cả đều có chung một mục tiêu cuối cùng là ‘sản xuất tinh gọn và tiết kiệm’.
Triết lý Just-in-Time của ‘lean production’ rất gần gũi với ‘lean manufacturing’
trong sản xuất, cho nên khi áp dụng trong ngành xây dựng, Just-in-Time chỉ có thể
thích hợp với một số lĩnh vực hay dạng thi công nhất định, như là: sản xuất vật liệu
xây dựng, sản xuất và lắp đặt các cấu kiện tiền chế, quản lý cung ứng nguyên vật
liệu cho công trường, một số hạng mục thi công với nhiều chu kỳ lặp đi lặp lại…
Trong điều kiện tổng qt hơn thì chính các cơng cụ của ‘lean construction’ sẽ đáp
ứng đầy đủ hơn các nhu cầu của ngành xây dựng.
Nghiên cứu này chủ yếu hướng đến việc áp dụng Just-in-Time trong một số điều
kiện thích hợp của ngành xây dựng như đã đề cập ở trên, theo kiểu chiến lược áp

Just-in-Time và Lean trong Xây dựng

Lê Anh Vân


Chương 1 Giới Thiệu

trang 3

dụng ‘lean từng phần’, kết hợp với vài công cụ thông dụng của ‘lean construction’
nhằm giải quyết những vấn đề đặt ra một cách trọn vẹn và bao quát hơn cho các
trường hợp thực tế.

1.2 CÁC NGHIÊN CỨU KHÁC LIÊN QUAN

Một điều tra về động thái phản ứng của các doanh nghiệp xây dựng sau cuộc khủng
hoảng tài chính châu Á năm 1997[9] cho thấy Just-in-Time là một lựa chọn đứng
hàng thứ 8 trong số các hành động cắt giảm chi phí (7 lựa chọn đầu tiên là các biện

pháp cắt giảm tài chính và giải pháp nhân sự tạm thời). Có đến 48% doanh nghiệp
xây dựng trong cuộc điều tra này có các hình thức Just-in-Time ở các mức độ khác
nhau nhằm tăng tính cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường vượt qua thời kì
khủng hoảng này, tuy trong số đó đã có một số doanh nghiệp thực thi chiến lược
này từ trước. Hơn nữa, hầu hết các doanh nghiệp được hỏi đều trả lời rằng việc áp
dụng Just-in-Time là cần thiết.
Trước hết phải nói rằng dễ dàng áp dụng hiệu quả Just-in-Time trong cơng nghệ xây
dựng tiền chế, vì đây là một dạng sản xuất công nghiệp xây dựng rất gần gũi với sản
xuất truyền thống. Low và Chan[10] đã nghiên cứu sử dụng Just-in-Time trong bố trí
dây chuyền sản xuất bê tơng tiền chế và nhận thấy rằng có thể làm tăng năng suất
của q trình này, phản ánh đúng tính chất giống với sản xuất truyền thống của
công nghiệp bê tông tiền chế. Triết lý Just-In-Time đã được áp dụng trong quản lý
logistics trên công trường để tăng năng suất của việc vận chuyển và lắp ráp các cấu
kiện bê tông tiền chế ở Singapore[11] và Malaysia[12].
Triết lý Just-in-Time sinh ra từ lĩnh vực sản xuất truyền thống, được cho là làm trơn
tru quá trình sản xuất do nâng cao hiệu quả việc cung ứng nguyên vật liệu, có nghĩa
là cung cấp đúng nguyên vật liệu với đúng chất lượng đủ số lượng tại đúng thời

Just-in-Time và Lean trong Xây dựng

Lê Anh Vaân


Chương 1 Giới Thiệu

trang 4

điểm cho sản xuất. Cả hai ngành công nghiệp sản xuất và xây dựng đều cần nguyên
vật liệu từ các nhà cung cấp đến tận nhà máy hay công trường. Với hệ thống quản lý
Just-in-Time đúng chỗ, ngun vật liệu có thể được chuyển tới cơng trường vào

đúng ngày sử dụng thực tế hoặc một ngày trước đó[13].
Tại Đan Mạch, Bertelsen[14] báo cáo rằng năng suất tăng lên 10% trong giai đoạn
đầu tiên của một dự án nhà ở áp dụng triết lý Just-in-Time trong quản lý logistics,
và tiếp tục tăng lên trung bình 7% trong giai đoạn thứ hai. Low và Mok[15] đã đề
xuất là việc áp dụng Just-in-Time trong bố trí mặt bằng cơng trường xây dựng có
thể làm giảm thiểu các lãng phí, và kết luận rằng Kanban hay “sản xuất kéo” có thể
cải tiến để dùng trong quá trình đặt hàng và vận chuyển nguyên vật liệu đến công
trường.
Tại Vương quốc Anh, Bates và cộng sự[16] cũng đã chứng minh hiệu quả của việc áp
dụng từng phần nguyên lý Just-in-Time vào trong lĩnh vực xây dựng nhà ở. Công
nghệ bê tông tiền chế mang lại những lợi thế to lớn để xây dựng nhanh chóng và dễ
dàng các kết cấu nhà ở. Tuy nhiên thời gian tiết kiệm được từ công nghệ này sẽ
khơng cịn đáng kể nếu như vấn đề logistics khơng được quản lý thích đáng.
Ở Hoa Kỳ, Iris[17] cũng có các nghiên cứu về Just-in-Time trong cơng nghiệp tiền
chế, nhưng tiến hành với lĩnh vực nhà thép công nghiệp, nghiên cứu xác định vai trò
của các khoảng đệm (buffers) trong khi ứng dụng Just-in-Time. Cũng tác giả này[18],
một nghiên cứu khác về mơ hình phối hợp giữa trạm trộn và nhà thầu trong việc
quản lý vận chuyển Just-in-Time bê tông tươi đến công trường đã được thực hiện.
Sugiharto và cộng sự[19] thì chứng minh vai trị của cơng tác đào tạo Just-in-Time
đối với hiệu quả nâng cao năng suất trong lĩnh vực xây dựng dân dụng của quốc gia
Indonesia khi áp dụng triết lý Just-in-Time.
Như đã trình bày, Just-in-Time chỉ có thể thích hợp với một số lĩnh vực hay dạng thi
công nhất định khi áp dụng trong ngành xây dựng. Trong điều kiện tổng quát hơn

Just-in-Time vaø Lean trong Xây dựng

Lê Anh Vân


Chương 1 Giới Thiệu


trang 5

thì chính các cơng cụ của ‘lean construction’ sẽ đáp ứng đầy đủ hơn các nhu cầu.
Viện Lean Construction – một tổ chức phi lợi nhuận chuyên nghiên cứu và phát
triển các kỹ thuật áp dụng về ‘lean construction’ – đã định nghĩa ‘lean construction’
như là một phương pháp có nền tảng là ‘quản lý sản xuất’, bắt nguồn từ các mục
tiêu của ‘hệ thống sản xuất lean’ (tối đa giá trị và giảm thiểu lãng phí) để hình thành
các kỹ thuật riêng biệt và áp dụng vào sản xuất xây dựng. Một vài công cụ[20] của
‘lean construction’ là:
− Hệ thống kế hoạch ‘chốt’ – Last Planner System;
− Công cụ trực quan – Increased Visualization;
− Họp ngắn hàng ngày – Daily Huddle Meetings;
− Các nghiên cứu vận hành – First Run Studies;
− Công trường 5S – Visual Workplace;
− Ngăn ngừa lỗi - Fail safe for quality…
Trong đó, hệ thống Last Planner là cơng cụ phổ biến, đặc trưng và hoàn thiện nhất
của ‘lean construction’. Phương pháp này bắt đầu phát triển từ năm 1992 bởi
Ballard[21].

1.3 MỤC ĐÍCH VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Mục tiêu mà nghiên cứu này hướng đến là phân tích được thực trạng và các hạn chế
về năng suất của quá trình quản lý trong xây dựng, theo quan điểm của triết lý Justin-Time và Lean, bao gồm:
− Quá trình cung ứng, dự trữ vật tư trong xây dựng nói chung;
− Q trình dự trữ, vận chuyển và xây lắp các cấu kiện tiền chế;
− Các q trình thi cơng có chu kỳ lặp đi lặp lại, điển cứu bằng trường hợp thi
công nền móng bằng cọc nhồi.

Just-in-Time và Lean trong Xây dựng


Lê Anh Vaân


Chương 1 Giới Thiệu

trang 6

Các phân tích và nhận định trước tiên được thực hiện ở mức độ khái quát thông qua
các công cụ như bản câu hỏi và tổng hợp tài liệu. Các nghiên cứu cũng nhằm tìm
hiểu khả năng sẵn sàng chấp nhận việc áp dụng thực hiện những cải tiến theo triết lý
Just-in-Time và Lean tại các cơng trường. Nói cách khác, đó chính là việc dự báo và
khảo sát kiểm nghiệm các thách thức có thể gặp phải cho việc áp dụng Just-in-Time
và Lean trong các lĩnh vực này. Song song đó là các đề xuất về mặt kỹ thuật để thực
hiện những cải tiến cho từng vấn đề đã nêu, bằng cách tìm hiểu và giới thiệu các
giải pháp thích hợp trên quan điểm của Just-in-Time và Lean. Một case study về
trường hợp áp dụng Just-in-Time và Lean trong q trình thi cơng nền móng bằng
cọc khoan nhồi được thực hiện để có thể rút ra được các nhận định thực tế về tính
khả thi và hiệu quả của triết lý này.

Just-in-Time vaø Lean trong Xây dựng

Lê Anh Vân


Chương 2 Tổng Quan

trang 7

CHƯƠNG II


TỔNG QUAN

2.1 KHÁI QT VỀ ‘JUST-IN-TIME’ VÀ ‘LEAN’

2.1.1 LỊCH SỬ RA ĐỜI

Trước hết phải nói rằng chính Ford mới là nơi đi đầu trong việc áp dụng các dây
chuyền sản xuất tinh gọn và tiết kiệm[22]. Các dây chuyền lắp ráp của hãng Ford đã
áp dụng các nền tảng của Just-in-Time từ những năm 1930. Tuy nhiên, phải đến
những năm 1970, quy trình sản xuất theo mơ hình Just-in-Time mới được hồn
thiện và được Toyota Motor áp dụng. Trong cơng cuộc cơng nghiệp hóa sau thế
chiến thứ 2, nước Nhật thực hiện chiến lược nhập khẩu cơng nghệ nhằm tránh gánh
nặng chi phí cho nghiên cứu và phát triển, và tập trung vào việc cải thiện quy trình
sản xuất (kaizen). Mục tiêu của chiến lược này là nâng cao chất lượng và độ tin cậy

Just-in-Time và Lean trong Xây dựng

Lê Anh Vân


Chương 2 Tổng Quan

trang 8

của sản phẩm. Eiji Toyoda và Taiichi Ohno của Toyota Motor đã phát triển một
khái niệm hệ thống sản xuất mới, mà ngày nay được gọi là hệ thống sản xuất
Toyota. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng Nhật có được ngày hơm nay xuất phát từ
nền tảng sản xuất dựa trên hệ thống này.


Ngài Taiichi
Ohno – người
có cơng đầu
trong việc hồn
thiện hệ thống
sản xuất Justin-Time.

Hình 2.1

Cho đến ngày nay, Toyota vẫn được xem là một trong những công ty sản xuất hiệu
quả nhất trên thế giới và là công ty đã đưa ra chuẩn mực về điển hình áp dụng Lean
Manufacturing[23]. Cụm từ “lean manufacturing” hay “lean production” đã xuất hiện
lần đầu tiên trong quyển ‘cỗ máy làm thay đổi thế giới’ (The Machine that Changed
the World) xuất bản năm 1990. ‘Lean manufacturing’ đang được áp dụng ngày càng
rộng rãi tại các công ty sản xuất hàng đầu trên toàn thế giới, dẫn đầu là các nhà sản
xuất ôtô lớn và các nhà cung cấp thiết bị cho các công ty này. ‘Lean manufacturing’
đang trở thành đề tài ngày càng được quan tâm tại các công ty sản xuất ở các nước
phát triển khi các công ty này đang tìm cách cạnh tranh hiệu quả hơn đối với khu
vực châu Á.
Cũng trên nền tảng của tư duy ‘lean’, những người làm xây dựng còn phát triển một
nguyên lý áp dụng của riêng ngành này từ những năm 1990, gần như là cùng lúc với
sự ra đời chính thức của ‘lean manufacturing’, đó chính là ‘lean construction’[8]. Sự
phân nhánh này là vì những đặc trưng khác biệt của ngành xây dựng so với các
ngành sản xuất khác (sẽ được phân tích chi tiết hơn trong phần 2.2.1), cần thiết phải
có các cơng cụ áp dụng thích hợp cho từng lĩnh vực, cho dù tất cả đều có chung một
mục tiêu cuối cùng là ‘sản xuất tinh gọn và tiết kiệm’. Cũng vì vậy mà chính những

Just-in-Time và Lean trong Xây dựng

Lê Anh Vân



Chương 2 Tổng Quan

trang 9

người khai sinh ra cụm từ ‘lean construction’ cũng thừa nhận khơng có nhiều sự
liên quan giữa các khái niệm này, mà cho rằng ‘lean construction’ là một hình thức
mới (nếu khơng muốn nói là rất khác) của việc áp dụng “lean manufacturing” vào
trong xây dựng.

2.1.2 CÁC KHÁI NIỆM VỀ ‘JUST-IN-TIME’ VÀ ‘LEAN’

Chiến lược Just-In-Time[22] có thể được gói gọn trong một câu: "đúng sản phẩm với
đúng số lượng tại đúng nơi vào đúng thời điểm". Trong sản xuất hay dịch vụ, mỗi
công đoạn của quy trình sản xuất ra một số lượng đúng bằng số lượng mà công
đoạn sản xuất tiếp theo cần tới. Các quy trình khơng tạo ra giá trị gia tăng phải bỏ.
Điều này cũng đúng với giai đoạn cuối cùng của quy trình sản xuất, tức là hệ thống
chỉ sản xuất ra những cái mà khách hàng muốn.
Nói cách khác, Just-in-Time là hệ thống sản xuất trong đó các luồng nguyên vật
liệu, hàng hóa và sản phẩm truyền vận trong quá trình sản xuất và phân phối được
lập kế hoạch chi tiết từng bước sao cho quy trình tiếp theo có thể thực hiện ngay khi
quy trình hiện thời chấm dứt. Qua đó, khơng có hạng mục nào rơi vào tình trạng để
khơng, chờ xử lý, khơng có nhân cơng hay thiết bị nào phải đợi bởi vì khơng có đầu
vào để vận hành.
Đó là cách hiểu Just-in-Time như là một chiến lược sản xuất hay hệ thống sản xuất.
Tuy nhiên, nếu Just-in-Time được hiểu như là một triết lý thì cũng sẽ giống như
‘lean’, chúng khơng thể có những khái niệm cụ thể, mà chỉ có thể có các mục tiêu
khác nhau, có thể khái quát những mục tiêu sau[23]:
− Giảm phế phẩm và các lãng phí khơng cần thiết, bao gồm: sử dụng vượt định

mức nguyên vật liệu đầu vào, phế phẩm có thể ngăn ngừa, chi phí liên quan
đến tái chế phế phẩm, và các tính năng trên sản phẩm vốn khơng được khách
hàng u cầu;

Just-in-Time và Lean trong Xây dựng

Lê Anh Vân


Chương 2 Tổng Quan

trang 10

− Giảm thiểu mức hàng tồn kho ở tất cả công đoạn sản xuất, nhất là sản phẩm
dở dang giữa các công đoạn. Mức tồn kho thấp hơn đồng nghĩa với yêu cầu
vốn lưu động ít hơn;
− Rút ngắn chu kỳ: giảm thời gian quy trình và chu kỳ sản xuất bằng cách giảm
thiểu thời gian chờ đợi giữa các công đoạn, cũng như thời gian chuẩn bị cho
quy trình;
− Cải thiện năng suất lao động, bằng cách vừa giảm thời gian nhàn rỗi của
công nhân, đồng thời phải đảm bảo công nhân đạt năng suất cao nhất trong
thời gian làm việc (không thực hiện những công việc hay thao tác không cần
thiết);
− Tận dụng thiết bị và mặt bằng: sử dụng thiết bị và mặt bằng sản xuất hiệu
quả hơn bằng cách loại bỏ các trường hợp ùn tắc và gia tăng tối đa hiệu suất
sản xuất trên các thiết bị hiện có, đồng thời giảm thiểu thời gian dừng máy.
Nếu có thể giảm chu kỳ sản xuất, tăng năng suất lao động, giảm thiểu ùn tắc và thời
gian dừng máy, cơng ty có thể gia tăng sản lượng một cách đáng kể từ cơ sở vật
chất hiện có. Thơng thường các mục tiêu của Just-in-Time và Lean được đưa ra bao
giờ cũng nhiều hơn con số năm vừa nêu, tuy nhiên chung nhất có các mục tiêu trên

là phù hợp với hình thức sản xuất xây dựng.

2.1.3 CÁC NGUYÊN LÝ CỦA ‘JUST-IN-TIME’ VÀ ‘LEAN’

Có rất nhiều tác giả đề cập theo nhiều hướng về các nguyên lý của Just-in-Time và
Lean. Điều này cũng dễ hiểu vì mỗi lĩnh vực riêng rẽ ln chỉ cần được áp dụng các
nguyên lý thích hợp nhất định. Low S. P. [10] đã trích dẫn lại rất nhiều nguyên lý đã
từng được để cập của các tác giả Robert W. H. (1983), Monden (1983), và Richard

Just-in-Time vaø Lean trong Xây dựng

Lê Anh Vân


Chương 2 Tổng Quan

trang 11

(1982) về Just-in-Time và Lean, tất cả đều có chung một mục tiêu cuối cùng là ‘sản
xuất tinh gọn và tiết kiệm’, tóm tắt như sau:
− Sản xuất những gì khách hàng cần;
− Sản xuất đúng số lượng cần thiết;
− Sản phẩm đạt chất lượng;
− Sản xuất tức thời, khơng có thời gian chết;
− Sản xuất khơng lãng phí về nhân cơng, ngun vật liệu và thiết bị;
− Phương pháp sản xuất cho phép phát triển người công nhân;
− Hạn chế phế phẩm;
− Sản xuất loạt nhỏ;
− Liên tục cải tiến;
− Chú trọng yếu tố nhân lực;

− Khơng có (hạn chế) sự cố;
− Sản xuất nhịp nhàng;
− Thiết kế qui trình;
− Chuẩn hóa các thao tác, công việc.
Sau đây là các nguyên lý được nhắc đến nhiều nhất của Just-in-Time và Lean[12, 23],
được coi là những mấu chốt để triển khai thành công hệ thống này.
Hệ thống Kanban và sản xuất "pull" – sản xuất Pull chủ trương chỉ sản xuất những
gì cần và vào lúc cần đến. Sản xuất được diễn ra dưới tác động của các công đoạn
sau, nên mỗi phân xưởng chỉ sản xuất theo yêu cầu của công đoạn kế tiếp. Đây là
khái niệm cốt lõi trong sản xuất Just-in-Time, gắn liền với nó là hệ thống Kanban,
một cơng cụ hỗ trợ thông tin cho sản xuất Pull.
Cam kết của lãnh đạo cấp cao và sự tham gia của công nhân – sự cam kết của các
cán bộ lãnh đạo cấp cao có vai trị rất quan trọng, tạo ra mơi trường thuận lơi cho
các việc triển khai Just-in-Time và Lean, thể hiện qua mối quan tâm và trách nhiệm

Just-in-Time vaø Lean trong Xây dựng

Lê Anh Vân


Chương 2 Tổng Quan

trang 12

của họ đối với các hoạt động. Từ đó lơi kéo mọi thành viên tham gia tích cực vào
các chương trình cải tiến. Các doanh nghiệp sản xuất Lean nhìn chung tin rằng phần
lớn các ý tưởng hữu dụng cho việc loại trừ các hoạt động không tạo ra giá trị tăng
thêm xuất phát từ công nhân trực thuộc các quy trình sản xuất. Để đảm bảo rằng các
ý tưởng loại trừ các hoạt động không tạo ra giá trị tăng thêm được thực thi, quyền
quyết định thay đổi các quy trình sản xuất được đưa tới mức thấp nhất có thể được

(đó là cơng nhân) nhưng bất kỳ một thay đổi nào cũng được yêu cầu phải đáp ứng
một số tiêu chí nhất định.
Loại trừ sự lãng phí – bước đầu tiên là nhận thức về những gì có và những gì khơng
làm tăng thêm giá trị từ góc độ khách hàng. Bất kỳ vật liệu, quy trình hay tính năng
nào khơng tạo thêm giá trị theo quan điểm của khách hàng được xem là thừa và nên
loại bỏ. Ví dụ như việc vận chuyển vật liệu giữa các phân xưởng là lãng phí và có
khả năng được loại bỏ.
Quy trình liên tục – ‘lean’ thường nhắm tới việc triển khai một quy trình sản xuất
liên tục, khơng bị ùn tắc, gián đoạn, đi vịng lại, trả về hay phải chờ đợi. Khi được
triển khai thành công, thời gian chu kỳ sản xuất sẽ được giảm đến 90%.
Quan hệ với nhà cung cấp – nhiều cơng ty coi quan hệ này chính là ‘dìm các nhà
cung cấp’ để đạt được mức giá có lợi nhất, mà không nhận ra rằng thành công của
họ liên quan trực tiếp đến thành công của các nhà cung cấp. Trong thực tế, cần phải
coi cam kết với các nhà cung cấp là một trong những giá trị cơ bản của doanh
nghiệp. Trong quá trình triển khai Just-in-Time và Lean thì mối quan hệ nhà cung
cấp đóng vai trị quyết định từ đầu quy trình, để đảm bảo đầu vào của sản xuất luôn
được đáp ứng ‘vừa kịp lúc’ với đúng số lượng và chất lượng đảm bảo.
Chuẩn hóa quy trình – ‘lean’ địi hỏi việc triển khai các hướng dẫn chi tiết cho sản
xuất, gọi là ‘quy trình chuẩn’, trong đó ghi rõ nội dung, trình tự, thời gian và kết quả
cho tất cả các thao tác do công nhân thực hiện. Điều này giúp loại bỏ sự khác biệt
trong cách các cơng nhân thực hiện cơng việc.

Just-in-Time và Lean trong Xây dựng

Lê Anh Vân


Chương 2 Tổng Quan

trang 13


Chất lượng từ gốc – ‘lean’ nhắm tới việc loại trừ phế phẩm từ gốc và việc kiểm sốt
chất lượng được thực hiện bởi các cơng nhân như một phần cơng việc trong quy
trình sản xuất.
Liên tục cải tiến – ‘lean’ đòi hỏi sự cố gắng đạt đến sự hồn thiện bằng cách khơng
ngừng loại bỏ những lãng phí khi phát hiện ra chúng. Điều này cũng địi hỏi sự
tham gia tích cực của cơng nhân trong quá trình cải tiến liên tục.

2.1.4 QUAN NIỆM VỀ LÃNG PHÍ TRONG ‘JUST-IN-TIME’ VÀ ‘LEAN’[23]

Triết lý Just-in-Time coi giá trị của một sản phẩm được xác định hoàn toàn dựa trên
những gì khách hàng thật sự yêu cầu và sẵn lịng trả tiền để có được. Vì vậy, Justin-Time phân chia các hoạt động sản xuất thành 2 nhóm: các hoạt động tạo và
không tạo ra giá trị tăng thêm. Khi hoàn thiện và thi hành theo ‘lean production’
người ta đã chia hoạt động sản xuất thành ba nhóm sau đây:
− Các hoạt động tạo ra giá trị tăng thêm (value-added activities) là các hoạt
động chuyển hoá vật tư trở thành đúng sản phẩm mà khách hàng yêu cầu.
− Các hoạt động không tạo ra giá trị tăng thêm (non value-added activities) là
các hoạt động không cần thiết cho việc chuyển hóa vật tư thành sản phẩm mà
khách hàng u cầu. Bất kỳ những gì khơng tạo ra giá trị tăng thêm có thể
được định nghĩa là lãng phí. Những gì làm tăng thêm thời gian, cơng sức hay
chi phí khơng cần thiết đều được xem là khơng tạo ra giá trị tăng thêm. Một
cách nhìn khác về sự lãng phí đó là bất kỳ vật tư hay hoạt động mà khách
hàng khơng sẵn lịng trả tiền mua. Thử nghiệm và kiểm tra nguyên vật liệu

Just-in-Time vaø Lean trong Xây dựng

Lê Anh Vân



×