Tải bản đầy đủ (.pdf) (182 trang)

Nghiên cứu nguyên nhân lãng phí vật tư xây dựng tại hiện trường và kiến nghị thiết lập một hệ thống quản lý vật tư trong quá trình thi công xây lắp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.44 MB, 182 trang )

Đại Học Quốc Gia Tp.Hồ Chí Minh
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
--------------

TRƯƠNG LÊ MINH

NGHIÊN CỨU NGUYÊN NHÂN LÃNG PHÍ VẬT TƯ
XÂY DỰNG TẠI HIỆN TRƯỜNG và KIẾN NGHỊ
THIẾT LẬP MỘT HỆ THỐNG QUẢN LÝ VẬT TƯ
TRONG QUÁ TRÌNH THI CÔNG XÂY LẮP
Chuyên ngành: CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG
Mã số ngành: 60.58.90

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP.HỒ CHÍ MINH, tháng 12 năm 2007
i


CÔNG TRÌNH ĐƯC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH

Cán bộ hướng dẫn khoa học: Th.s Đỗ Thị Xuân Lan

Cán bộ nhận xét 1:...............................................................................................

Cán bộ nhận xét 2: ..............................................................................................

Luận văn thạc só được bảo vệ tại
HỘI ĐỒNG CHẤM BẢO VỆ LUẬN VĂN THẠC SĨ



TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA, ngày ……….. tháng………. Năm 2008

ii


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc

---o0o---

---------------

Tp. HCM, ngày …………………… tháng ……………… năm 2007

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên học viên: TRƯƠNG LÊ MINH

Giới tính: Nam

Ngày, tháng, năm sinh: 15/ 12/ 1979

Nơi sinh: Huế

Chuyên ngành: Công nghệ và Quản Lý Xây Dựng

Khóa (Năm trúng tuyển): K15/ 2004
1. TÊN ĐỀ TÀI:
Nguyên Nhân Lãng Phí Vật Tư Xây Dựng Tại Hiện Trường và Kiến Nghị Thiết Lập
Một Hệ Thống Quản Lý Vật Tư Trong Quá Trình Thi Công Xây Lắp.
2. NHIỆM VỤ LUẬN VĂN:.......................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
3. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: ....................................................................................
4. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: ....................................................................
5. HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: Th.s ĐỖ THỊ XUÂN LAN
Nội dung và đề cương luận văn thạc só được Hội Đồng Chuyên Ngành thông qua.
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN
QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH

Th.s ĐỖ THỊ XUÂN LAN

TS. NGÔ QUANG TƯỜNG
iii


LỜI CÁM ƠN
Xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô của ngành Công nghệ và Quản Lý
Xây Dựng thuộc khoa Kỹ Thuật Xây Dựng của trường đại học Bách Khóa Tp.
Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy, chỉ bảo, hỗ trỡ và giúp đỡ em trong suốt
khóa học cũng như trong quá trình thực hiện luận văn cao học này.

Xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Th.s Đỗ Thị Xuân Lan đã tận tình hướng
dẫn và chỉ bảo em trong suốt quá trình thực hiện đề tài luận văn này.
Xin chân thành cám ơn ông Lê Viết Hưng, anh Nguyễn Vũ Minh Nhựt,
anh Phạm Đức Khỏan của công ty xây dựng Hòa Bình, anh Trương Nhựt Minh,
Nguyễn Đang Cao Đại đã hỗ trợ và giúp đỡ trong quá trình thu thập số liệu tại
hiện trường, và có những góp ý quý báo trong quá trình thực hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, bàn bẹ đã ủng hộ, động viện trong quá
trình thực hiện luận văn cao học này.

iv


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài nghiên cứu Nguyên nhân lãng phí vật tư xây dựng tại hiện trường
và Kiến nghị thiết lập một hệ thống quản lý vật tư trong quá trình thi công xây
lắp, được thực hiện trong bối cảnh nền kinh tế Đất nước đang phát triển, giá cả
vật tư tăng vọt. Việc cạnh tranh trong ngành xây ngày càng trở nên gây gắt.
Nghiên cứu này xem như một việc đóng góp nhỏ vào việc xác định được các
nguyên nhân gây lãng phí, phần trăm lãng phí vật tư chính, và từ đó có thể
thiết lập một hệ thống quản lý vật tư hiệu quả nhất nhằm hạn chế lãng phí tối
thiểu.
Phương pháp nghiên cứu của đề tài là sự quan sát, đo lường và thu thập số
liệu tại hiện trường, nhằm để xác định phần trăm lãng phí vật tư chính, kết hợp
với việc khảo sát bằng bảng câu hỏi nhằm xác định các nguyên nhân gây ảnh
hưởng đến lãng phí vật tư. Đồng thời so sánh sự nhận thức của các cấp quản lý
về vấn đề lãng phí vật tư.
Trong giới hạn về nguồn lực nghiên cứu đã tập trung làm sáng tỏ các mục
đã đề ra. Nghiên cứu này giúp cho nhà quản lý sẽ nhìn nhận vấn đề lãng lý vật
tư một cách nghiêm túc trong bối cảnh giá vật tư xây dựng ngày càng tăng vọt,
và từ đó sẽ giúp xây dựng cho mình một hệ thống quản lý vật tư một cách hiệu

quả nhất nhằm đạt lợi nhuận trong các công trình xây dựng.

v


ASTRACT
It is researched Factors wasting construction materials and suggesting to
set up material administrative system in the executing process projects
organised in context that our economy has achieved many great
developments, material price go up. Construction field is more and more
developing ,which leads the harsh competition. This study is considered as a
small contribution with a view to identify waste causes, main construction
material waste percentage and then establish material admistrative system in
order to reduce minimum waste.
The method study of this research is the observation and measurement
collected datas at the construction sites to identify the percentage of main
material waste combined with the survey of questionnaire in order to clarify
factors causing material waste. After that ,in comparison with the realisation
of admistrative departments about material waste problems.
With material resources and time limitation,the study is concentrating on
clearing targets suggested.This research helps administrators to have a
general view toward material waste problem so that they can map out more
suitable management ways in order to get high profits in construction sites.

vi


MỤC LỤC
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG ........................................................... 1
I. ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................ 1

II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ................................................................... 2
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÔNGCỤ NGHIÊN CỨU ......... 2
1. Phương pháp nghiên cứu .................................................................. 2
2. Công cụ nghiên cứu.......................................................................... 4
3. Mô hình nghiên cứu ......................................................................... 5
IV. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................................................... 5
V. NỘI DUNG ĐỀ CƯƠNG ....................................................................... 6
VI. NHỮNG LI ÍCH MONG MUỐN ........................................................ 7
VII. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU .................................................................. 7
CHƯƠNG II: LƯC KHẢO CÁC VẤN ĐỀ ĐÃ NGHIÊN CỨU ............ 8
I. ĐẶC ĐIỂM CỦA NGHÀNH XÂY DỰNG .......................................... 8
II. QUẢN LÝ VẬT TƯ XÂY DỰNG ........................................................ 10
1. Xác định kế họach dự án và phát triển các giai đoạn ..................... 11
2. Kếâ họach yêu cầu vật tư.................................................................. 12
3. Kế họach mua bán .......................................................................... 13
4. Kế họach cung ứng ......................................................................... 13
5. Kế họach chất lượng ....................................................................... 14
6. Kế họach vận chuyển ...................................................................... 17
7. Kế họach quản lý vật tư công trường .............................................. 18
III. NGUYÊN NHÂN LÃNG PHÍ VẬT TƯ XÂY DỰNG
TẠI HIỆN TRƯỜNG ................................................................................... 18
1. Định nghóa lãng phí vật tư............................................................... 18
vii


2. Giai đọan thiết kế là nguyên nhân gây ra lãng phí vật tư ............... 23
3. Giai đọan cung ứng vật tư ............................................................... 23
4. Giai đọan kiểm sóat vật tư .............................................................. 23
5. Giai đọan thi công ........................................................................... 25
6. Mẩu thừa ......................................................................................... 25

7. Những lãng phí do những nguyên nhân khác .................................. 26
CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH MỨC ĐỘ LÃNG PHÍ
VẬT TƯ XÂY DỰNG ................................................................................. 29
I. GIỚI THIỆU ......................................................................................... 29
II. ĐO LƯỜNG VÀ THU THẬP SỐ LIỆU ............................................... 29
III. THU THẬP VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU ............................................... 31
Sơ đồ nghiên cứu ......................................................................................... 31
Kết quả nghiên cứu ...................................................................................... 31
Nhận về mức độ lãng phí vật tư tại mỗi công trường................................... 32
Phân tích những nguyên nhân gây lãng phí vật tư ....................................... 37
CHƯƠNG IV: PHÂN TÍCH CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY LÃNG PHÍ
VẬT TƯ XÂY DỰNG ................................................................................. 42
I. GIỚI THIỆU ......................................................................................... 42
II. THU THẬP DỮ LIỆU........................................................................... 42
1. Khảo sát bằng bảng câu hỏi ............................................................ 42
2. Kích thước mẩu ............................................................................... 42
3. Thiết kế bản câu hỏi ....................................................................... 43
4. Phương pháp phân tích thống kê ..................................................... 44
5. Xử lý những dữ liệu that lạc ( missing) ........................................... 44
III. KẾT QUẢ ĐO LƯỜNG VÀ ĐỀ XUẤT KHẮC PHỤC
NGUYÊN NHÂN ........................................................................................ 45
1. Tổng quát về kết quả dữ liệu thu thập được.................................... 45
viii


2. Độ tin cậy của bản câu hỏi .............................................................. 46
3. Mức độ lãng phí của vật tư xây dựng chính .................................... 47
4. Xác định những nguyên nhân gây ảnh hưởng
đến lãng phí vật tư ....................................................................................... 47
5. Phân tích các nguyên nhân gây lãng phí vật tư............................... 52

6. Đề xuất khắc phục các nguyên nhân .............................................. 60
CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................. 64
I. KẾT LUẬN ........................................................................................... 64
II. KIẾN NGHỊ CHO NHỮNG NGHIÊN CỨU SÂU HƠN ...................... 66
III. KIẾN NGHỊ THIẾT LẬP MỘT HỆ THỐNG QUẢN LÝ VẬT TƯ TRONG
QUÁ TRÌNH THI CÔNG ..................................................................... 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 69
PHỤ LỤC SỐ 1 – BẢNG ĐO LƯỜNG MỨC ĐỘ LÃNG PHÍ
VẬT TƯ......................................................................................................... 74
PHỤ LỤC SỐ 2 – BẢNG CÂU HỎI ......................................................... 103
PHỤ LỤC SỐ 3 – MỘT SỐ BIỂU MẨU DÙNG TRONG
TRONG QUẢN LÝ VẬT TƯ ..................................................................... 124
LÝ LỊCH TRÍCH NGANG ........................................................................ 135

ix


DANH SÁCH CÁC HÌNH ẢNH
Hình 1.1:

Mô hình nghiên cứu luận lăn

Hình 2.1:

Qui trình chất lượng Juran, 1989 (trích Stukhart, 1995)

Hình 2.2:

Hệ thống quản lý vật tư


Hình 2.3:

Một qui trình sản phẩm (KosKela, 1992)

Hình 3.1:

Sơ đồ thu thập số liệu tại hiện trường

Hình 3.2:

Biểu đồ phần trăm lãng phí vật tư tại công trường A

Hình 3.3:

Biểu đồ phần trăm lãng phí vật tư tại công trường B

Hình 3.4:

Biểu đồ phần trăm lãng phí vật tư tại công trường C

Hình 3.5:

Biểu đồ phần trăm lãng phí vật tư tại công trường D

Hình 3.6:

Biểu đồ phần trăm lãng phí vật tư tại công trường E

Hình 3.7:


Biểu đồ phần trăm lãng phí vật tư tại công trường F

Hình 3.8:

Biểu đồ phần trăm lãng phí Gạch xây tại các công trường

Hình 3.9:

Biểu đồ phần trăm lãng phí Xi măng tại các công trường

Hình 3.10:

Biểu đồ phần trăm lãng phí Cát tại các công trường

Hình 3.11:

Biểu đồ phần trăm lãng phí Gạch ốp lát tại các công trường

Hình 3.12:

Biểu đồ phần trăm lãng phí Bêtông tại các công trường

Hình 3.13:

Biểu đồ phần trăm lãng phí Thép tại các công trường

Hình 4.1:

Tỷ lệ phần trăm đối tượng phản hồi được phân theo cấp quản lý


Hình 4.2:

Tỷ lệ phần trăm tham gia trả lời theo kinh nghiệm

Hình 5.1:

Biểu đồ phần trăm lãng phí các lọai vật tư tại các công trường

Hình 5.2:

Qui trình quản lý vật tư tại công trường

x


DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1:

Bảng mô tả đặc điểm của các công trường đang khảo sát

Bảng 3.2:

Bảng phần trăm lãng phí vật tư tại các công trường

Bảng 4.1:

Phần trăm lãng phí trung bình của các lọai vật tư

Bảng 4.2:


Mức độ ảnh hưởng của các nguyên nhân gây lãng phí

Bảng 4.3:

Xếp hạng các nguyên nhân gây lãng phí vật tư

Bảng 4.4:

Mức độ ảnh hưởng của các nguyên nhân chính đến việc lãng phí
vật tư

Bảng 4.5:

So sánh nhận thức mức độ ảnh hưởng của các cấp quản lý về
nguyên nhân thay đổi thiết kế.

Bảng 4.6:

So sánh nhận thức mức độ ảnh hưởng của các cấp quản lý về
nguyên nhân trình độ, năng lực của thủ kho còn hạn chế.

Bảng 4.7:

So sánh nhận thức mức độ ảnh hưởng của các cấp quản lý về
nguyên nhân năng lực giám sát, tay nghề thợ kém.

Bảng 4.8:

So sánh nhận thức mức độ ảnh hưởng của các cấp quản lý về
nguyên nhân những thông tin thay đổi được thông báo trễ cho nhà

thầu phụ.

Bảng 4.9:

So sánh nhận thức mức độ ảnh hưởng của các cấp quản lý về
nguyên nhân sử dụng máy móc sai chức năng.

Bảng 4.10:

So sánh nhận thức mức độ ảnh hưởng của các cấp quản lý về
nguyên nhân khối lượng vật tư yêu cầu không chính xác.

Bảng 4.11:

So sánh nhận thức mức độ ảnh hưởng của các cấp quản lý về
nguyên nhân lãng phí từ quá trình thi công.

Bảng 4.12:

So sánh nhận thức mức độ ảnh hưởng của các cấp quản lý về
nguyên nhân không tính tóan tối ưu, không kế họach pha cắt sắt.

Bảng 4.13:

So sánh nhận thức mức độ ảnh hưởng của các cấp quản lý về
nguyên nhân thiếu khoa học trong việc lập kế họach và quản lý.
xi


Bảng 5.1:


Mức độ của các nguyên gây ra lãng phí vật tư.

xii


Luận Văn Thạc Sỹ

CBHD: Th.s Đỗ Thị Xuân Lan

CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU CHUNG
I. ĐẶT VẤN ĐỀ :
Cùng với sự ổn định về chính trị, nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát
triển, mức độ tăng trưởng ngày càng cao. Ngành xây dựng đã đóng góp một phần
đáng kể và có vị trí quan trọng trong việc phát triển kinh tế đất nước. Tuy nhiên,
tình trạng đầu tư dàn trải, hiệu quả đầu tư thấp, thất thoát vốn, công trình xây
dựng kém chất lượng, thời gian thi công kéo dài so với tiến độ đã định còn xảy ra
nhiều, gây thiệt hại kinh tế cho các bên. Vì mỗi năm, tổng đầu tư toàn xã hội cho
ngành xây dựng chiếm 30%GDP.
Để khẳng định và thực hiện mục tiêu quan trọng trong nền kinh tế thì đòi
hỏi các đơn vị tham gia vào quá trình họat động xây dựng phải thiết lập cho mình
một quy trình quản lý sao cho đạt được hiệu quả cao, tiết kiệm nhất. Ngoài ra,
hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp xây dựng thường được đo bằng chỉ tiêu lợi
nhuận. Xây dựng công trình phải đảm bảo nhanh, rẻ, tiện nghi khi sử dụng và có
chất lượng tốt là một mặt của hiệu quả kinh tế dưới góc độ lợi ích chung xã hội.
Đối với doanh nghiệp xây dựng thì tiết kiệm là nhân tố sống còn, vì chỉ có tiết
kiệm mới có thể đảm bảo thu lợi nhuận và tăng khả năng cạnh tranh. Vì thị
trường xây dựng ngày càng trở nên gay gắt, nên việc đạt lợi nhuận chỉ còn cách
phải xây dựng cho mình một hệ thống quản lý theo một quy trình hợp lý và chặt

chẽ, nhằm đem lại hiệu quả cao nhất trong quá trình triển khai dự án.
Trước tình hình đó, việc lãng phí vật tư sẽ gây ảnh hưởng đáng kể đến việc
tăng chi phí đầu tư công trình xây dựng thông qua những con số thống kê
sau: Năm 2002 thanh tra nhà nước tiến hành thanh tra 17 dự án lớn tổng giá trị
được thanh tra kiểm tra là 6.406 tỷ 834 triệu đồng đã phát hiện sai 870 tỷ 720
triệu đồng, chiếm 13,59% so với giá trị kiểm tra . Theo số liệu của kiểm toán nhà
HVTH : Trương Leâ Minh

Trang 1


Luận Văn Thạc Sỹ

CBHD: Th.s Đỗ Thị Xuân Lan

nước trong các năm 2002, 2003 và 6 tháng đầu năm 2004 , trong số 648 dự án
được kiểm toán , với giá trị khoảng 6000 tỷ đồng , phát hiện sai phạm lọai khỏi
quyết toán 159 tỷ đồng chiếm 2,6% (Lê Văn Ba, 2005).
Trong chức năng quản lý thi công xây dựng thì quản lý vật tư có vai trò rất
quan trọng bởi vì vật tư là thành phần chi phí chính của bất kỳ một dự án nào. Nó
chiếm từ 50% - 60% tổng chi phí dự án (Stukhart,1995). Từ kết quả nghiên cứu
(Mansfield và các tác giả khác, 1994) trong các nước đang phát triển như Nigeria
đã cho thấy vấn đề vật liệu xây dựng ảnh hưởng đến sự chậm trễ và vượt chi phí
trong những dự án xây dựng một cách đáng kể, như theo kết quả khảo sát đối các
nhà thầu xây dựng cho thấy chỉ số ảnh hưởng nghiêm trọng của nhân tố thiếu hụt
vật tư đối với dự án là 74%; kết quả đối với tư vấn là 76%; còn đối với khách
hàng là 77%. Vì vậy mà nếu quản lý vật tư có hiệu quả và tiết kiệm thì sẽ mang
lợi nhuận không nhỏ cho doanh nghiệp về mặt hiệu quả chi phí.
II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU :
- Với đề tài này , mục tiêu nghiên cứu là :

- Đo lường mức độ lãng phí của một số loại vật tư chính .
- Tìm ra và phân tích các nguyên nhân gây ra lãng phí vật tư công trình
- Phân tích các chức năng quản lý vật xây dựng trên thực tế .
- Đề xuất, xây dựng qui trình quản lý vật tư tại công trường nhằm hạn chế
lãng phí tối thiểu .
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÔNG CỤ NGHIÊN CỨU :
1. Phương pháp nghiên cứu :
a.Về dữ liệu : Tiến hành thu thập các số liệu để phục vụ cho việc phân
tích dự án :

HVTH : Trương Lê Minh

Trang 2


Luận Văn Thạc Sỹ

CBHD: Th.s Đỗ Thị Xuân Lan

- Thu thập, đo lường các số liệu vật tư chính (thép, bê tông tươi, cát gạch
xây, xi măng, gạch lát) tại các công trường thực tế Cantavil, Sân bay Tân Sơn
Nhất, Sao Mai, S18 – PMH, Trường Anh ngữ Quốc Tế.
- Thu thập các số liệu thống kê của vật tư chính : thép, bê tông tươi, cát
gạch xây, xi măng, gạch lát (nhập, xuất, tồn, khối lượng thầu phụ thực hiện ) của
công trình từ phòng vật tư công ty Hoà Bình .
- Định mức xây dưng do Bộ xây dựng phát hành, những nghị định , quyết
định từ chính phủ ,…. về quản lý chất lượng công trình .
- Thu thập dữ liệu từ bản câu hỏi được phát từ các công trường .
b. Về phương pháp :
- Luận văn sẽ áp dụng phương pháp nghiên cứu định lượng bằng cách

khai thác các dữ liệu thống kê từ công ty, và các dữ liệu thực tế tại hiện trường
theo một qui trình sau :
1. Mô tả chung về công trường: bao gồm tên của công ty, tòan bộ
diện tích xây dựng, tiến độ thi công.
2. Đo lường những công việc đã hoàn thành : tổng khối lượng công
việc đã được xác định tại cả hai thời điểm A và B. Trong đó A : là thời
điểm bắt đầu thực hiện nghiên cứu; B: là thời điểm kết thúc nghiên cứu.
3. Kiểm soát vật tư phân phối tới và lấy đi trước thời điểm A : bao
gồm những thông số kỹ thuật, và khối lượng vật tư dựa trên tài liệu được
cung cấp bởi công ty.
4. Kiểm tra khối lượng tồn kho: xác định khối lượng vật tư tồn kho
tại cả hai thời điểm A và B.
5. Kiểm soát vật tư đưa tới và lấy đi giữa hai thời điểm A và B:
bao gồm thời gian, yêu cầu chất lượng, khối lượng thực tế của vật tư đưa
tới và lấy đi.
6. Quan sát việc bốc dỡ vật tư, vận chuyển, điều kiện kho bãi.

HVTH : Trương Lê Minh

Trang 3


Luận Văn Thạc Sỹ

CBHD: Th.s Đỗ Thị Xuân Lan

7. Quan sát qui trình kho: bao gồm việc chuẩn bị và sử dụng vật
tư, những nguyên nhân của việc loại bỏ vật tư, và cách sắp xếp lãng phí.
8. Xác định mức độ lãng phí vật tư trong các hạng mục công việc
- Theo công thức thực tế (T. Formoso và các tác giả khác,

2002) :
Waste(%) = [(Mpurchase – Inv) – Mdesigned ]/ Mdesigned
Mpurchase : Khối lượng vật tư thực tế nhập vào công trường mà công ty
phải trả.
Inv : Khối lượng vật tư thực tế còn tồn kho.
Mdesigned : Khối lượng vật tư thực tế mà thầu phụ thực hiện .
9. Khảo sát định lượng bằng bảng câu hỏi để tìm ra những nguyên
nhân từ các công trường của các công ty khác.
10. Xây dựng một hệ thống tự động hóa quản lý vật tư tại công
trường nhằm kiểm soát các vấn đề sau:
- Việc vật tư đến công trình sai thời gian, hay sai khối lượng
- Thông số chất lượng vật tư không đúng với yêu cầu đặt hàng.
- Việc quên đặt vật tư.
- Thiếu sự hoàn thành và cập nhật thông tin có liên quan đến
vật tư phân phối đến công trường, hay liên quan đến kho công trường.
- Sự dư thừa, mất mát vật tư
- Lãng phí nhân công trong tìm vật tư, truy tìm chúng.
2. Công cụ nghiên cứu :
- Sử dụng phương phương pháp khảo sát định lượng bằng bản câu hỏi.
- Áp dụng lý thuyết xác suất thống kê và phần mềm SPSS để xử lý số liệu
thu thập được từ bản câu hỏi.
- Sử dụng sách định mức vật tư trong xây dựng để phân tích vật liệu xây
dựng.
HVTH : Trương Lê Minh

Trang 4


Luận Văn Thạc Sỹ


CBHD: Th.s Đỗ Thị Xuân Lan

- Sử dụng phầm mềm Visual basic, Microsoft Access nhằm xây dựng hệ
thống tự động hoá quản lý vật tư tại công trường.
3. Mô hình nghiên cứu :
Thu thập dữ liệu tại
công trường

Thu thập dữ liệu về
nguyên nhân lãng phí

Thu thập dữ liệu
thống kê tại công ty

Waste(%) = [(Mpurchase –
Inv) – Mdesigned ]/ Mesigned

Xác suất thống kê ứng dụng
(Phầm mềm SPSS)

Kết quả % lãng phí

Phân tích các nguyên
nhân

Kết Luận

Đề xuất biện pháp khắc phục.
Xây dưng Hệ Thống Quản lý


Hình 1.1: Mô hình nghiên cứu của luận văn.
IV. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU :
Để có một cái nhìn tương đối chính xác về mức độ lãng phí vật tư ở các
công trường xây dựng tại Việt Nam, đồng thời thuận tiện cho việc quan sát đo
lường và dễ dàng so sánh sự lãng phí vật tư xây dựng tại hiện trường nên luận
văn này chỉ áp dụng trong phạm vi nghiên cứu như sau:
• Các công trình xây dựng dân dụng tại thành phố Hồ Chí Minh, một
số vùng lân cận như nhà cao tầng, nhà công nghiệp, nhà dân dụng
cụ thể là công trình Cantavil, S18 – PMH, Sân bay Tân Sơn Nhất,
HVTH : Trương Lê Minh

Trang 5


Luận Văn Thạc Sỹ

CBHD: Th.s Đỗ Thị Xuân Lan

Sao Mai, Trường anh ngữ Quốc Tế, Trường đại học Rimit, nhà máy
Huhtamaki.
• Vật tư xây dựng chủ yếu đo lường và quan sát trong nghiên cứu này
là các vật tư chính như thép, bê tông tươi, cát, gạch xây, gạch lát, xi
măng.Vì theo bài viết của Hội KHKT Xây Dựng (2006) đã cho thấy
: xi măng – đá – cát vàng… không thể thiếu trong ngành xây dựng
.Ngoài ra, nhu cầu về cát vàng khoảng 60 triệu m3/năm và còn tiếp
tục tăng nhanh trong các năm sắp đến. Giá cát vàng ngày càng tăng
cao (120.000 – 180.000đ/m3). Thêm vào đó, ta cũng thấy được mức
độ ảnh hưởng của các vật liệu chính đến giá trị công trình từ kết
luận bài luận văn thạc sỹ của (Lương Thanh Dũng, 2005): Trong
tổng giá trị xây dựng thì nhóm thép chiếm tỉ trọng giá trị xây dựng

cao nhất( 17,95% ), ximăng( 9,57% ), tiếp theo là gỗ thông coppha (
3,88% ), gạch xây ( 2,98% ), đá 1x2 (1,8%), cát xây dựng ( 1,48% ).
V. NỘI DUNG ĐỀ CƯƠNG
Dự kiến bố cục đề cương như sau :
Chướng 1 : Giới thiệu chung
1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.3 Phương pháp nghiên cứu
1.4 Phạm vi nghiên cứu
Chương 2 : Lược khảo các vấn đề đã nghiên cứu
Chương 3 : Phân tích mức độ lãng phí vật tư xây dựng
3.1 Thu thập và phân tích các dữ liệu từ các công trường
3.2 Thu thập và phân tích dữ liệu thống kê tại công ty
Chương 4 : Phân tích những nguyên nhân gây lãng phí vật tư
4.1 Thu thập và phân tích dữ liệu từ bản câu hỏi
HVTH : Trương Lê Minh

Trang 6


Luận Văn Thạc Sỹ

CBHD: Th.s Đỗ Thị Xuân Lan

4.2 Đo lường và đề xuất khắc phục các nguyên nhân
Chương 5 : Kết Luận và Kiến Nghị
5.1 Kết luận
5.2 Kiến nghị cho những nghiên cứu sâu hơn.
5.3 Kiến nghị về hệ thống quản lý vật tư tại công trường
VI. NHỮNG LI ÍCH MONG MUỐN :

- Giúp cho các công ty, đơn vị thi công đánh giá, nhận thấy mức độ lãng
phí vật tư , và từ đó xác lập định mức trong giai đoạn lập dự toán công trình.
- Ngoài ra, còn giúp cho đơn vị thi công có các biện pháp, qui trình trong
quản lý vật tư xây dựng nhằm giảm được sự lãng phí mà đạt được lợi nhuận và
chất lượng, tiến độ công trình.
VII. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU :
- Do thời gian nghiên cứu có hạn chế nên thời gian dự kiến cho trình tự nghiên
cứu :
1/9 – 29/12/2006 : Xây dựng nội dung đề cường.
1/1 – 29/2/2007 : Thu thập số liệu thứ cấp và đo lường thực tế về mức độ
lãng phí .
1/3 – 1/4/ 2007 : Thiết kế bản câu hỏi và thu thập số liệu từ bản câu hõi để
tìm ra nguyên nhân lãng phí.
1/4 – 1/5/2007 : Phân tích, chỉnh sữa, đề xuất các biện pháp qui trình quản
lý vật tư .
1/5 – 1/6/2007 : Hoàn chỉnh Luận văn tốt nghiệp.

HVTH : Trương Leâ Minh

Trang 7


Luận Văn Thạc Sỹ

CBHD: Th.s Đỗ Thị Xuân Lan

CHƯƠNG II
LƯC KHẢO CÁC VẤN ĐỀ ĐÃ NGHIÊN CỨU
Chương này lược khảo những vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu để giúp
cho việc khảo sát nghiên cứu vào thảo luận trong các chương sau. Các vấn đề

được xem xét trình bày gồm có các tính chất của ngành công nghiệp xây dựng,
tầm quan trọng của việc quản lý vật tư xây dựng.
I. ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP XÂY DỰNG
Có những khác biệt nổi bật giữa ngành xây dựng và các ngành công nghiệp
khác như Oglesby et al.(1989); Palaneeswaran and Kumaraswamy (2000) (trích
N.D. Long, 2003) đã cho thấy xây dựng là một ngành có đặc điểm phức tạp, để
thay đổi và chống lại sự đổi mới. Những sự khác biệt này nên được xem xét trước
khi thực hiện nghiên cứu về sự lãng phí vật tư trong ngành xây dựng. Những khác
biệt bao gồm:
Ngành xây dựng hoạt động một cách khác biệt so với những ngành công
nghiệp khác. Hầu hết các dự án xây dựng là độc nhất, thay đổi nhanh, mặt bằng
bố trí xây dựng chỉ mang tính chất tạm thời nên việc quản lý bảo quản vật tư rất
khó(từ nghiên cứu Oglesby et al.(1989), trích N.D. Long, 2003). Do đạc thù của
mỗi công trường nên các công việc triển khai ở mỗi công trường khác nhau dẫn
tới các công việc thường bị sai phải làm lại, nên khối lượng vật tư tăng lên.
Hầu hết các công việc của ngành xây dựng đều thực hiện ngoài trời từ nghiên
cứu Borcherding (1978) (trích Viloth, 2006), vì thế việc vận chuyển và bảo quản
vật tư gặp nhiều khó khăn.
Theo Cnudde (1991) đã cho thấy sự khác biệt của ngành xây dựng đối với các
ngành công nghiệp khác như :
Các công việc thực hiện không giống nhau hay việc lặp đi lặp lại rất ít

HVTH : Trương Lê Minh

Trang 8


Luận Văn Thạc Sỹ

CBHD: Th.s Đỗ Thị Xuân Lan


Một số ngãnh có dính dáng đến ngành xây dựng.
Có rất nhiều các bên tham gia.
Theo Borcherding (1978) ( trích Viloth, 2006) đã cho thấy cơ cấu tổ chức ở
công trình xây dựng thường xuyên thay đổi, các tổ chức lao động liên tục hình
thành và giải tán nên việc quản lý sự thất thoát vật tư cho các đội thi công là rất
khó.
Từ nghiên cứu của Đỗ Thị Xuân Lan (2003) đã cho thấy đặc điểm của ngành
xâu dựng Việt Nam là thường xuyên thay đổi chổ, không cố định nên việc bố trí
kho bãi rất khó phải tuỳ thuộc hoàn cảnh và mặt bằng công trường.
Oglesby et al.(1989) (trích N.D. Long, 2003) cũng cho thấy điều kiện hợp
đồng hiếm khi dẫn tới sự đồng ý giữa các bên tham gia với nhau.
Quan điểm thường thấy của người xây dựng là đạt được công việc (Oglesby et
al.,1989) (trích N.D. Long, 2003), sẽ quên đi việc quản lý vật tư dư thừa.
Ngoài ra, ngành xây dựng ở một số nước đang có một đặc điểm chung trong
việc sử dụng nguồn lao động do nhu cầu phát triển của ngành, cụ thể ở ngành xây
dựng Indonesia sử dụng chủ yếu nguồn lao động là những người nông dân, không
chuyên nghiệp (trích Arditi và Mochtar, 1995). Thêm vào đó, Hinze (1978) có
nhận xét ngành công nghiệp xây dựng là thường xuyên ở trạng thái thay đổi,
không dự án nào mà công nhân được chuyển đến toàn bộ mà phải tuyển mới, nên
công việc sẽ bị làm đi làm lại kéo theo khối lượng vật tư dự trù sẽ bị tăng cao.
Rosenfeld và Warszawski, 1993 (trích Jayawardane và GunaWardena, 1998)
cho thấy ngành công nghiệp xây dựng ở hầu hết các nước trên thế giới có được
những đặc điểm bởi mức độ không ổn định của các công việc, nên việc tổ chức
quản lý vật tư xây dựng rất khó thực hiện một cách tuyện đối và hoàn hảo.

HVTH : Trương Lê Minh

Trang 9



Luận Văn Thạc Sỹ

CBHD: Th.s Đỗ Thị Xuân Lan

Thêm vào đó, Lưu Trường Văn và Đỗ Thị Xuân Lan (2003) đã cho thấy đặc
điểm của ngành công nghiệp xây dựng ở Việt Nam chủ yếu tiến hành ngoài trời,
phụ thuộc thời tiết , quá trình thi công phức tạp nên việc bảo quản và sắp xếp vật
tư rất khó, do đó việc hư hại vật tư là điều hiển nhiên mà không thể tránh khỏi.
II. QUẢN LÝ VẬT TƯ XÂY DỰNG
Stukhart (1995) đã cho thấy những điểm nổi bật trong quản lý vật tư là: quản
lý chất lượng, cung ứng kịp thời (just – in – time)ø, kế hoạch yêu cầu cung ứng vật
tư, công việc làm lại, trao đổi dữ liệu điện tử, mã vạch, mã hàng hoá, ... Ngoài ra,
Ibn-Homaid, 2002) ( trích H. Caldas và các tác giả khác, 2006) đã cho thấy quản
lý vật tư trong bộ phận sản xuất đã được nghiên cứu và ứng dụng một cách rộng
rãi trong thập niên qua. Quản lý tồn kho, kế hoạch yêu cầu cung ứng vật tư, và
cung ứng kịp thời (just – in – time) là những kỹ thuật chuẩn được sử dụng cho
những nhu cầu ở nhiều lónh vực khác nhau . Tuy nhiên, cần có một sự quan tâm
đúng mức đối với ngành xây dựng, vì đặc tính ngành công nghiệp xây dựng là
duy nhất nên việc quản lý vật tư phải mang những nét đặc thù riêng để đương
đầu với các yêu cầu và sự cải tiến.
Ngòai ra, Stukhart (1995) đã cho thấy vật tư có ảnh hưởng quan trọng đến các
chi phí gián tiếp, những kế họach và những họat động của một dự án, và là một
nhân tố quan trọng liên quan đến sự thành công của một dự án. Quản lý vật tư trở
thành qui trình quyết định sự thành công dự án trong xây dựng như cải thiện năng
suất lao động; giảm lượng vật tư dư thừa, cải thiện quan hệ với nhà cung cấp
trong việc cung ứng kịp thời, chất lượng, tiết kiệm chi phí; giảm tồn kho, tiết
kiệm không gian kho, hạn chế rủi ro hư hại, và lỗi thời; cải thiện khả năng đáp
ứng tiến độ dự án; cải thiện được dòng ngân lưu dự án ( Stukhart, 1995). Vì thế,
để cho việc quản lý vật tư đạt được hiệu quả và quyết định cho sự thành công của

dự án nên Texas A & Mniversity (1987) đã đưa ra một qui trình kiểm soát vật tư
như sau:
HVTH : Trương Lê Minh

Trang 10


Luận Văn Thạc Sỹ

CBHD: Th.s Đỗ Thị Xuân Lan

1. Xác định kế họach dự án và phát triển các giai đoạn
Kế hoạch vật tư phải phù hợp với khối lượng công việc theo kế hoạch chung
của dự án và có kể xét đến các hạn chế, những ràng buộc, và những chiến lược
chung của dự án. Những thông số và những đặc điểm chung của dự án như là loại
dự án, kích thước, và địa điểm dự án sẽ xác định được kế hoạch chung của dự án.
1.1 Xác định mặt bằng công trình
Mặt bằng công trường đưa ra những yêu cầu những cơ bản cho kế hoạch
ra vào công trường, được thảo luận chi tiết trong kế hoạch quản lý vật tư tại công
trường. Mặt bằng công trường sẽ ảnh hưởng đến phương thức vận chuyển, và mặt
bằng giao thông tổng thể. Mặt bằng công trường cũng có tác động vào cách cất
chứa và loại bỏ vật tư ( Texas A & M University, 1987). Từ đó, có thể đề ra kế
hoạch quản lý vật tư cho phù hợp vị trí xây dựng. Như Jang và các tác giả khác
(2005) đã cho thấy kết quả việc thiếu kế hoạch quản lý vật tư liên quan đến mặt
bằng công trường: “ Những vật tư được đưa đến công trường, mà không được xác
định vị trí cụ thể trên mặt bằng tổng thể công trường. Do đó, vật tư được đặt xung
quanh công trường sẽ ảnh đến việc bảo quản, chất lượng vật tư tại các công
trường.
1.2 Xác định các loại vật tư sử dụng trong dự án
Nổ lực chính của kế hoạch vật tư dự án là xác định cụ thể các loại vật tư

sử dụng trên công trường. Chủ đầu tư xác định cụ thể các lọai vật tư trong giai
đoạn đầu của kế họach liên quan với đặc điểm dự án, mục tiêu, điều kiện hợp
đồng (Texas A & M University, 1987). Vai trò của chủ đầu tư trong việc quết
định các lọai vật tư liên quan và xác định rõ trong hợp đồng thi công. Nhằn để
giảm đi sự tranh cãi và các yêu sách, và cải thiện thông tin dự án, và để giảm
thấp chi phí cho chủ đầu tư.

HVTH : Trương Lê Minh

Trang 11


Luận Văn Thạc Sỹ

CBHD: Th.s Đỗ Thị Xuân Lan

Nhà thầu có thể xem xét khả năng tài chính mà quyết định đơn giá đạt
hàng và phân phối vật tư. Chi phí và tiến độ cũng được quan tâm trong việc quản
lý vật tư, nó cũng làm ảnh hưởng đến sự thành công hay thất bại của dự án.
2. Kế hoạch yêu cầu vật tư
Kế hoạch yêu cầu vật tư trong dự án bao gồm việc liên kết giữa việc xác
định chủng lọai và khối lượng vật tư cho dự án. Công việc này liên quan với các
bên là chủ đầu tư, đơn vị thiết kế và nhà thầu. Qui trình bao gồm việc xác định và
lựa chọn vật tư dựa trên tính khả thi và lợi ích kinh tế. Kế họach yêu cầu vật tư
bao gồm việc kiểm soát và việc quản lý để hạn chế tối đa lượng vật tư dư thừa
theo yêu cầu về tiến độ dự án (Texas A & M University, 1987).
Ngoài ra, Stukhart (1995) phân lọai các lọai vật tư chủ yếu của ngành
xây dựng :
a) Vật tư kỹ thuật: bao gồm những lọai vật tư, thiết bị quan trọng và
thứ yếu, mà hầu hết là hữu hình, đắt tiền, phức tạp và có yêu cầu về chất lượng.

Những vật tư kỹ thuật chính là những qui trình chế tạo chuyên dụng được chỉ định
bởi nhân viên kỹ thuật của chủ đầu tư, và là duy nhất được xác định trên bản vẽ
và được thực hiện trong suốt quá trình thực hiện dự án. Chúng sẽ thường xuyên
điều khiển tiến độ dự án, và sử dụng lọai vật tư này sẽ ảnh hưởng toàn bộ tiến độ.
b) Lượng vật tư được chế tạo theo tiêu chuẩn của ngành công nghiệp
và được mua theo khối lượng. Thiết lập kế họach sử dụng lọai vật tư này là khó
khăn vì nó được sử dụng với khối lượng lớn và chưa biết được chính xác khối
lượng sử dụng cho tới khi sử dụng vượt quá định mức. Chúng bao gồm như ống,
dây và cáp. Sự thay đổi thiết kế là nguyên nhân tác động đến việc cập nhật khối
lượng yêu cầu.

HVTH : Trương Lê Minh

Trang 12


Luận Văn Thạc Sỹ

CBHD: Th.s Đỗ Thị Xuân Lan

c) Lọai vật tư quan trọng thứ ba là vật tư gia công, được chế tạo theo
công nghệ của xưởng gia công. Nó được thiết kế một cách cụ thể theo dự án, và
đơn vị thi công xác định trên bản vẽ phải được xét duyệt và phê duyệt.
3. Kế hoạch mua bán
Giai đoạn đầu tiên của việc chuẩn bị cho việc mua và cung ứng vật tư là
xác định xem văn phòng hay công trường chịu trách nhiệm đặt hàng. Quyết định
khối lượng đơn hàng vật tư và sự thực hiện mua vật tư là trách nhiệm bởi nhà
thầu thi công. Ngoài ra, phải duy trình dòng thông tin liên tục giữa văn phòng
công ty và bộ phận kế toán công trường để đảm bảo việc thực hiện dự án ổn định
(Texas A & M University, 1987). Việc kiểm soát quá trình vật tư mua bán phải

theo các bước sau nhầm tránh sai sót trong việc đặt hàng:
• Phải chuẩn bị bản yêu cầu khối lượng vật tư.
• Những biểu mẩu yêu cầu khối lượng vật tư được phê duyệt.
• Xác định và thông tin khối lượng vật tư yêu cầu cho nhà cung cấp.
• Xác định các cấp phê duyệt.
• Chuẩn bị và trình duyệt mua những vật tư yêu cầu.
• Tiến hành đặt hàng
4. Kế hoạch cung ứng
Kết quả cơ bản nhất của việc cung ứng trong dự án là đảm bảo vật tư
được phân phối tới công trường xây dựng khi cần. Tiến độ xây dựng và nhu cầu
vật tư phải được xem xét một cách thấu đáo để đánh giá nhu cầu cần thật sự của
dự án để xúc tiến thực hiện việc cung ứng. Mức độ giải quyết dựa trên điều kiện
của thị trường và năng lực của xưởng sản xuất. Sử dụng những điều khoản loại bỏ
những vật tư hư hỏng trong đơn đặt hàng có ảnh hưởng tích cực hầu hết đến các
nhà cung cấp (Texas A & M University, 1987).
HVTH : Trương Lê Minh

Trang 13


×