Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

BÀI tập TIỂU LUẬN môn tâm lý học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (62.24 KB, 6 trang )

BÀI TẬP TIỂU LUẬN MÔN TÂM LÝ HỌC
Đề tài: Tưởng tượng và các đặc điểm của tưởng tượng, ấy ví dụ minh họa?
BÀI LÀM:
Tâm lí học là ngành khoa học xã hội nghiên cứu hành vi, tinh thần và tư
tưởng của con người (cụ thể đó là những cảm xúc, ý chí và hành động). Tâm lý
học cũng chú tâm đến sự ảnh hưởng của hoạt động thể chất, trạng thái tâm lý và
các yếu tố bên ngoài lên hành vi và tinh thần của con người. Với tư cách là một
bộ phận của khoa học Matxit, tâm lí học góp phần quan trọng trong việc chỉ ra
và lí giải các hiện tượng liên quan đến nhận thức, hành vi của con người. Trong
tâm lí học bao gồm nhiều khía cạnh nghiên cứu, trong bài tiểu luận này xin được
đề cập làm rõ vấn đề tưởng tượng trong nhận thức của con người.
1. Định nghĩa
Nhận thức của con người không phải chỉ phản ánh những sự vật hiện
tượng đang trực tiếp tác động (như cảm giác, tri giác) và đã tác động trước đây
(như trí nhớ) mà cịn phản ánh những cái mà mình chưa hề trải qua. Đó là một
hình thức hoạt động tâm lí đặc biệt gọi là tưởng tượng.
Tưởng tượng là khả năng hình thành các hình ảnh, cảm giác, khái niệm
trong tâm trí khi khơng nhận thức đối tượng đó thơng qua thị giác, thính giác
hoặc các giác quan khác. Tưởng tượng là công việc của tâm trí, giúp cung cấp ý
nghĩa cho kinh nghiệm và tri thức, là cơ sở cho việc nhận thức thế giới, nó cũng
đóng một vai trị quan trọng trong q trình học tập. Phương pháp rèn luyện trí
tưởng tượng thường gặp là nghe kể chuyện (kể chuyện), trong đó ngơn từ là yếu
tố cơ bản để "sáng tạo thế giới". Tưởng tượng là khả năng mà qua đó chúng ta
nhận thức thế giới. Những gì chúng ta sờ, nghe, thấy được tổng hợp bằng tưởng
tượng để tạo ra một "bức tranh toàn cảnh".

1


Dưới góc độ tâm lí học: Tưởng tượng là một q trình tâm lí phản ánh
những cái chưa từng có trong kinh nghiệm của cá nhân bằng cách xây dựng


những hình ảnh mới dựa trên cơ sở của những biểu tượng đã có.
2. Đặc điểm
Tưởng tượng chỉ nảy sinh trước những tình huống có vấn đề, tức là những
địi hỏi mới, thực tiễn chưa từng gặp, trước những nhu cầu khám phá, phát hiện,
làm sáng tỏ cái mới nhưng chỉ khi tính bất định (khơng xác định rõ ràng) của
hồn cảnh quá lớn (nếu rõ ràng rành mạch thì diễn ra q trình tư duy). Giá trị
của tưởng tượng chính là ở chỗ tìm được lối thốt trong hồn cảnh có vấn đề,
ngay cả khi khơng đủ điều kiện để tư duy; nó cho phép “nhảy cóc” qua một vài
giai đoạn nào đó của tư duy mà vẫn hình dung ra được kết quả cuối cùng. Song
đây cũng chính là chỗ yếu trong giải quyết vấn đề của tưởng tượng (thiếu chuẩn
xác, chặt chẽ).
Ví dụ: Trong việc giải quyết vụ án hình sự, đứng trước hiện trường vụ án
với những tình tiết, chứng cứ tồn tại, cho phép chúng ta nhìn nhận, đánh giávà
tưởng tượng ra diễn biến của hành vi phạm tội về cách thức, thủ đoạn, công cụ,
phương tiện gây án. Từ đó, hình thành nên các giả thuyết và tìm manh mối để
chứng minh các giả thuyết đó nhằm tìm ra sự lí giải phù hợp phục vụ cho việc
phá án.
Tưởng tượng là một quá trình nhận thức được bắt đầu và thực hiện chủ
yếu bằng hình ảnh, nhưng vẫn mang tính gián tiếp và khái quát cao so với trí
nhớ. Biểu tượng của tưởng tượng là một hình ảnh mới được xây dựng từ những
biểu tượng của trí nhớ, nó là biểu tượng của biểu tượng.
Ví dụ: Trong quá trình học tập, từ những kiến thức cơ bản được truyền
đạt từ thầy cơ, chúng ta có thể suy luận ra những vấn đề mới, chiêm nghiệm nó
như một kết quả của phần kiến thức được truyền tải. Khi học bộ mơn Luật hình
sự, các yếu tố cấu thành tội phạm là nội dung quan trọng cần ghi nhớ để quyết
định một hành vi có phải là tội phạm khơng, trong q trình vận dụng vào vụ án
2


thực tế. Khi một hành vi thỏa mãn các cấu thành tội phạm, chúng ta sẽ so sánh

chúng với những kiến thức đã được ghi nhớ và kiểm chứng chúng để xác định
hành vi phạm tội.
Tưởng tượng liên hệ chặt chẽ với nhận thức cảm tính, nó sử dụng những
biểu tượng của trí nhớ do nhận thức cảm tính thu lượm cung cấp.
Ví dụ: Trong đời sống, khi chúng ta nghe kể một câu chuyện về tính cách
của một ai đó, ngay lập tức chúng ta sẽ hình dung trong đầu về kiểu hình của
người đó. Trong học tập, khi cơ giáo dạy về hình thái kinh tế xã hội, chúng ta sẽ
liên tưởng đến cuộc sống, chế độ chính trị, kinh tế, xã hội của con người trong
từng hình thái. Trong việc giải quyết vụ án, nhận dạng người là một yếu tố quan
trọng, trong trường hợp bị hại khai ra đặc điểm nhận dạng của người phạm tội,
chúng ta liền hình dung và xuất hiện hình ảnh theo mơ tả trong đầu. Đó chính là
biểu hiện của đặc điểm trên của tưởng tượng.
3. Phân loại tưởng tượng
Căn cứ vào tính tích cực và tính hiệu lực của tưởng tượng, có thể chia
tưởng tượng làm hai loại là: tưởng tượng tích cực và tiêu cực, ước mơ và lí
tưởng.
Tưởng tương tích cực là loại tưởng tượng tạo ra những hình ảnh nhằm đáp
ứng những nhu cầu và kích thích tính tích cực thực sự của con người.
Tưởng tượng tiêu cực là loại tưởng tượng tạo ra những hình ảnh khơng
thể hiện thực hố trong cuộc sống. Loại tưởng tượng này có thể có chủ định
hoặc khơng có chủ định. Trong tưởng tượng tiêu cực, mặc dù có chủ định - có sự
tham gia của ý thức nhưng khơng gắn liền với ý chí để hiện thực hố hình ảnh
tưởng tượng trong cuộc sống. Ví dụ, mơ mộng trở thành nhà bác học nhưng lười
học...Loại tưởng tượng không chủ định chủ yếu xảy ra khi khơng có sự tham gia
của ý thức như khi ngủ mơ, mộng du, mắc bệnh hoang tưởng...

3


Ước mơ là hình ảnh tốt đẹp về tương lai, có sức hấp dẫn đặc biệt, giúp

cho con người tăng thêm sức mạnh trong hoạt động. Đây là loại tưởng tượng
sáng tạo nhưng không trực tiếp hướng vào hoạt động trong hiện tại.
Lí tưởng là loại tưởng tượng tích cực có tính hiện thực cao hơn ước mơ.
Đó là một hình ảnh chói lọi, rực sáng, cụ thể, hấp dẫn của sự mong muốn trong
tương lai. Nó là một động cơ mạnh mẽ thúc đẩy con người vươn tới tương lai
tươi sáng, đẹp đẽ.
Ngoài ra, nếu căn cứ vào đặc điểm nảy sinh, sự chủ động, sự tham gia của
ý thức, tưởng tượng cũng có thể chia làm hai loại: Tưởng tương khơng chủ định
là loại tưởng tượng khơng có mục đích định trước, khơng có biện pháp tiến hành
mà vẫn đạt được kết quả. Tưởng tượng có chủ định có thể gồm tưởng tượng tái
tạo và tưởng tượng sáng tạo.
4. Vai trò của tưởng tượng
VI.Lênin cho rằng, tưởng tượng là một năng lực đặc biệt quý giá, một
phẩm chất cực kì q báu... Có thể nói tưởng tượng cần thiết cho bất kì hoạt
động nào của con người. (Tưởng tượng cho phép ta hình dung được kết quả cuối
cùng của một hoạt động. Tưởng tượng tạo nên hình mẫu tươi sáng, rực rỡ và
hoàn hảo mà con người mong đợi vươn tới - hình ảnh lí tưởng). Tưởng tượng
nâng con người lên trên hiện thực, làm nhẹ bớt những nặng nề có khó khăn
trong cuộc sống, giúp con người hướng về tương lai, kích thích con người hành
động để đạt được những kế quả lớn lao.
Tưởng tượng có liên quan mật thiết với mọi hoạt động của con người.
Nhờ có tưởng tượng con người mới hình dung trước được kết quả của lao động,
nó giúp con người định hướng mọi hoạt động, thúc đẩy hoạt động,…
Ví dụ: Khi chúng ta tìm hiểu về vị trí, vai trị, chức năng của Ngành kiểm
sát giúp chúng ta có những hình ảnh về Người cán bộ kiểm sát xuất hiện trong
đầu, từ đó thơi thúc thúc ta cố gắng để trở thành một người cán bộ kiểm sát giỏi,
chính hình ảnh đó trở thành nguồn động lực để phấn đấu vào Ngành…
4



Tưởng tượng cần thiết cho hoạt động nhận thức, trong các q trình của
nhận thức đều có sự tham gia hỗ trợ của tưởng tượng. Ví dụ trong học tập cần có
sự tưởng tượng giúp ghi nhớ các kiến thức có liên quan, một trong những cách
thức ghi nhớ hiệu quả là gắn tri thức với hình ảnh.
Tưởng tượng cịn có vai trị trong học tập, ảnh hưởng tới sự sáng tạo của
nhà văn, họa sĩ, điêu khắc,…
Trong công tác giáo dục, cần rèn luyện cho học sinh óc tưởng tượng
phong phú, chính xác và thiết thực, sát với thực tế cuộc sống. Ví dụ, nếu giáo
viên nói rằng: khoảng cách từ trái đất đến mặt trời bằng 149.500.000 km thì học
sinh rất khó hình dung mặc dù đó là con số cụ thể. Nhưng nếu giáo viên mô tả
thông qua so sánh: chuyến xe lửa chuyển động đều với vận tốc 50km/h thì phải
đi hết 340 năm mới hết quảng đường đó. Thì học sinh sẽ dễ hình dung hơn.
Có thể thấy, tưởng tượng có vai trị to lớn trong đời sống tinh thần của
con người, những biểu hiện của tưởng tượng có liên quan đến xúc cảm và có thể
trở thành một trong những nguồn gốc làm xuất hiện và phát triển các tình cảm
sâu sắc bền vững. Tưởng tượng còn quan trọng trong việc phản ánh thế giới
khách quan.
5. Mối qua hệ giữa tưởng tượng với tư duy
Trong quá trình nhận thức cũng như trong cuộc sống, tư duy và tưởng
tượng có mối quan hệ mật thiết với nhau, tác động qua lại lẫn nhau. Chúng có
những đặc điểm giống nhau và có những đặc điểm riêng biệt.
Chúng giống nhau ở chỗ, đều phản ánh cái mới, những cái chưa từng có
trong kinh nghiệm cá nhân. Cả tư duy và tưởng tượng đều là mức độ cao của
q trình nhận thức; đều mang tính khái qt và phản ánh gián tiếp; có quan hệ
chặt chẽ với ngơn ngữ và nhận thức cảm tính; lấy thực tiễn làm tiêu chuẩn kiểm
tra tính đúng đắn. Cả hai q trình đều được nảy sinh trước tình huống có vấn đề
và đều hướng vào giải quyết các tình huống có vấn đề.
5



Tuy nhiên, tưởng tượng khác tư duy ở chỗ: Trong phương thức phản ánh,
tư duy phản ánh cái mới thông qua khái niệm, suy lí theo một lơgic nhất định.
Tưởng tượng phản ánh cái mới bằng cách nhào nặn, chắp ghép thành những
hình ảnh mới dựa trên những biểu tượng đã có. Sản phẩm của tư duy là những
khái niệm, phán đốn, suy lí. Sản phẩm của tưởng tượng là các biểu tượng mới
(biểu tượng của biểu tượng - biểu tượng cấp hai). Tư duy có tính chặt chẽ và
lơgic hơn tưởng tượng.
Như vậy, tư duy và tưởng tượng là hai q trình có quan hệ mật thiết với
nhau. Khơng có q trình tư duy nào lại tách khỏi tưởng tượng và ngược lại,
khơng có q trình tưởng tượng nào lại không cần đến sự hỗ trợ của tư duy. Tư
duy tạo ra ý đồ cho tưởng tượng. Tư duy đảm bảo tính hệ thống, lơgic, hợp lí
cho hoạt động tưởng tượng. Ngược lại, những hình ảnh cụ thể do tưởng tượng
tạo nên bao giờ cũng chứa đựng và bộc lộ nội dung tư tưởng của tư.duy tạo ra.
Nhờ tưởng tượng mà tư duy được cụ thể bằng các hình ảnh. Tưởng tượng vạch
hướng đi cho tư duy thúc đẩy tư duy trong việc tìm kiếm, khám phá cái mới.
Tóm lại, qua việc nghiên cứu tưởng tượng dưới góc độ tâm lí học giúp
cho chúng ta có cái nhìn tổng quan hơn về bản chất, khái niệm, đặc điểm, vai trò
của tưởng tượng trong đời sống xã hội cũng như trong quá trình nghiên cứu, học
tập. Đặc biệt, trong quá trình tích lũy tri thức tại trường Đại học Kiểm sát Hà
Nội vận dụng yếu tố tưởng tượng có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc học
và giải quyết các tình huống, vụ án sau này.

6



×