Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Tác động của hệ thống coppha đến năng suất lao động của công trình tại các công trường ở thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.85 MB, 105 trang )

Đại Học Quốc Gia Tp.Hồ Chí Minh
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
----------------

TRƯƠNG ĐÌNH NHẬT

TÁC ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG CỐPHA ĐẾN
NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG CỦA CƠNG TRÌNH
TẠI CÁC CƠNG TRƯỜNG Ở TP.HCM.
Chun Ngành : CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG
Mã Số Ngành

: 60.58.90

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 12 năm 2010


Đại Học Quốc Gia Tp.Hồ Chí Minh
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
----------------

TRƯƠNG ĐÌNH NHẬT

TÁC ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG CỐPPHA ĐẾN
NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG CỦA CƠNG TRÌNH
TẠI CÁC CƠNG TRƯỜNG Ở TP.HCM.
Chun Ngành : CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG
Mã Số Ngành


: 60.58.90

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 12 năm 2010


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH
Cán bộ hướng dẫn khoa học : TS. NGUYỄN DUY LONG

Cán bộ chấm nhận xét 1 :
….…………………………………………………………………………

Cán bộ chấm nhận xét 2 :
……………………………………………………………………………

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại HỘI ĐỒNG CHẤM BẢO VỆ
LUẬN VĂN THẠC SĨ.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA, ngày… .tháng………năm 2010.


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
PHÒNG ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC

________________________________


________________________________

Tp. HCM, ngày..........tháng………..năm 2009

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên : TRƯƠNG ĐÌNH NHẬT
Ngày, tháng, năm sinh : 13/03/1983
Chuyên ngành
: Công nghệ và Quản lý Xây dựng

Phái
: Nam
Nơi sinh : Huế
MSHV : 00808578

I. TÊN ĐỀ TÀI : TÁC ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG CỐPPHA ĐẾN NĂNG SUẤT
LAO ĐỘNG CỦA CƠNG TRÌNH TẠI CÁC CƠNG TRƯỜNG Ở TP.HCM.
II. NHIỆM VỤ LUẬN VĂN:
1. Khảo sát tổng quan về năng suất lao động các hệ thống cốppha đang được
thực hiện cho các cơng trình cao tầng ở TP.HCM.
2. Đo lường năng suất lao động trực tiếp trên hai hệ thống cốppha tiêu biểu.
3. Tiến hành phân tích tác động của hệ thống cốppha đến năng suất năng suất
lao động trên mối quan hệ:
9

Tác động của các hệ thống cốppha đến năng suất lao động.

9


Cụ thể trên hai cơng trình, sử dụng hai hệ cốppha khác nhau.

III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ
:
:
IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ
V. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN :
Tiến sĩ

06-2010
12-2010
NGUYỄN DUY LONG

Nội dung và đề cương luận văn thạc sĩ đã được Hội Đồng Chuyên Ngành thông qua.
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN KHOA QL CHUYÊN NGÀNH
QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH

TS NGUYỄN DUY LONG


LỜI CÁM ƠN
Luận văn tốt nghiệp là kết quả của học viên thu thập được trong suốt quá trình học tập
và nghiên cứu. Để hoàn thành đề tài luận văn tốt nghiệp này, ngồi sự nổ lực bản thân,
tơi cịn nhận được rất nhiều sự giúp đỡ cũng như ý kiến đóng góp chân thành từ gia
đình, thầy cơ, bạn bè và đồng nghiệp… Tôi xin chân thành cám ơn đến tất cả mọi
người đã động viên, khuyến khích, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian vừa qua.
Xin chân thành cám ớn đến các thầy cô ngành Công nghệ và Quản lý xây dựng, trường
đại học Bách Khoa Thành Phố Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy, truyền đạt nhiều

kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập tại trường. Xin đặc biệt gửi lời cám ơn
chân thành đến thầy Nguyễn Duy Long, một người thầy rất tận tình, động viên, và giúp
đỡ tơi rất nhiều trong q trình tơi làm luận văn này.
Xin cám ơn q cơng ty: CoteCons group- tập thể dự án H.18 River park rescidence,
cơng ty FDC đã cung cấp sơ liệu chính xác cho tôi. công ty Kumho- tập thể dự án
sunrsise city, q cơng ty HPB- Việt Nam, cơng ty Hịa Bình đã tạo điều kiện thuận lợi
cho tôi thu thập số liệu. Cám ơn q cơng ty: Việt Á, Hồng Anh Gia Lai Group,
Cofico, Liên doanh Phú Mỹ Hưng, Tổng công ty xây dựng số 1- công ty xây dựng số
5, Thuận Việt….đã cung cấp số liệu phục vụ cho bảng câu hỏi của tôi.
Cuối cùng tôi xin cám ơn đến cha mẹ, anh chị, cùng người bạn đời của tôi luôn luôn ở
bên cạnh để hộ trợ, động viên trong những lúc tơi gặp khó khăn.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2010
Học viên thực hiện đề tài

Trương Đình Nhật


TĨM TẮT LUẬN VĂN.
Cơng nghệ thi cơng ảnh hưởng đến thời gian, chi phí, chất lượng và năng suất… trong
thi công nhà cao tầng.Trong thi công khung bêtông cốt thép nhà cao tầng, hệ thống
cốppha sử dụng ảnh hưởng lớn đến năng suất lắp đặt cốppha, cũng như năng suất thi
công của công trường. Đề tài này nghiên cứu và đo lường năng suất lao động trên các
hệ thống cốppha khác nhau: cốppha nhôm, cốppha gỗ phủ phim, cốppha thép và
cốppha nhựa. Để nghiên cứu năng suất trên các hệ thống cốppha, nghiên cứu khảo sát
trên 67 cơng trình ở TP.HCM, cho kết quả năng suất trung bình trên các hệ thống
cốppha như sau: hệ thống cốppha nhôm: 5,52 m2/người.ngày, hệ thống cốppha gỗ phủ
phim: 5,1415 m2/người.ngày, hệ thống cốppha thép: 4,8142 m2/người.ngày.
Trong đó đề tài tập trung so sánh năng suất trên hai hệ thống cốppha: gỗ phủ phim, đại
diện cho hệ thống cốppha sử dụng phổ biến trong thi công nhà cao tầng ở TP.HCM
hiện nay, và hệ thống cốppha nhôm, đại diện cho hệ thống cốppha mới áp dụng trong

thi công nhà cao tầng ở TP.HCM.
Đặc biêt, luận văn này thực hiện nghiên cứu quan sát trên hai hệ thống cốppha tại hai
công trường đang thi công là: H-18 Phú Mỹ Hưng, River Park Rescidence sử dụng hệ
thống cốppha gỗ phủ phim và cơng trình Sunrise City sử dụng hệ thống cốppha nhôm.
Kết quả t-test cho thấy ứng với khoảng tin cậy là 95%, năng suất trên hệ thống cốppha
nhôm lớn hơn hệ thống cốppha gỗ phủ phim từ 0.11 đến 0.95 m2/người.h. Hiệu quả thi
công trên hệ thống cốppha nhôm là 130 541 VNĐ/1m2, trên hệ thống cốppha gỗ phủ
phim là 115 563 VNĐ/1m2. Các phương pháp đo gián tiếp trên hai hệ thống đối với
công nhân và cần trục tháp, kết hợp với kiểm định t-test cho kết quả năng suất trên hệ
thống cốppha nhôm lớn hơn rất hệ thống cốppha gỗ phủ phim. Kết quả mức độ tương
quan giữa hai hệ thống, thời gian thi công hệ cốppha nhôm bằng 2/3 thời gian thi công


dối với hệ thống côppha gỗ phủ phim. Tuy nhiên, mức chi phí đầu tư ban đầu đối với
hệ thống côppha nhôm là 6.270.700,79 VNĐ/1m2, hệ thống cốppha gỗ phủ phim là
1.876.187,11 VNĐ/1m.
Song song với quan sát trên hệ thống cốppha, quan sát quá trình lắp đặt cốt thép cho
kết quả năng suất cốt thép trên hệ thống cốppha nhôm: 41,71 kg/ người.h và trên hệ
thống cốppha gỗ phủ phim: 39,92 kg/người.h. Các kết quả đo gián tiếp cho ta kết quả
năng suất cốt thép trên hệ thống côppha nhôm xấp xỉ bằng năng suất cốt thép trên hệ
thống cốppha gỗ phủ phim.

ABSTRACT
Construction technology absolutely influences to time, cost, quality and productivity in
high rise building construction. Especially, in reinforced concrete frame construction
for high rise building, adopted formwork system would be had important influence to
formwork installation productivity as well as in-situ construction productivity.
Research Thesis studied and measured labor productivity on different formwork
systems: Aluminum formwork, wooden formwork overlaid by a film layer, steel
formwork and plastic formwork. In here, this thesis was focused on comparison of

productivity on two formwork systems: wooden formwork overlaid by a film layer is
representative one for common use in high rise building in Ho Chi Minh City at the
present and aluminum formwork system is layer is new formwork system
representative for high rise building usage in Ho Chi Minh City.
In order to research productivity on those above mentioned formwork systems, the
researched table was carried out 67 projects in Ho Chi Minh city, as searched results


for average productivity on those formwork systems as follow as: Aluminum
formwork: 5.52 m2/person.day, wooden formwork overlaid by a film layer: 5,1415
m2/person.day, steel formwork and plastic formwork: 4,81425,1415 m2/person.day.
Especially, this research thesis carried out monitoring on formwork systems at existing
construction site are: H-18 Phu My Hung project, River Park Residence which using
wooden formwork overlaid by a film layer and Sunrise city project which using
aluminum formwork system. The t-test results showed that: with 95% confidence
coefficient, productivity of Aluminum formwork was greater than productivity of
wooden formwork overlaid by a film layer a range amount from 0,11 to 0.95
m2/person.hour. Construction effect result of Aluminum formwork system is 130,541
VNĐ/1m2, Construction effect result of wooden formwork overlaid by a film layer is
115,563 VNĐ/1m2. Some indirect measurement method on two worker and tower
crane system together with t-test inspection showed that net capacity on Aluminum
formwork system is greater than wooden formwork system overlaid by a film layer.
The correlative rate results between two formwork systems, installation time of
Aluminum formwork system equaled two third with wooden formwork overlaid by a
film layer. However, the rates of cost investment with Aluminum formwork system is
6.270.700,79 VNĐ/1m2

and with wooden formwork overlaid by a film layer is

1.876.187,11 VNĐ/1m2.

In parallel monitoring method on formwork systems, combine with steel system
installation showed results of re-bar installation on Aluminum system is: 41,71 kg/
person.h and 39,92 kg/person.h for wooden formwork overlaid by a film layer. The
other way of indirect measurement showed re-bar productivity on Aluminum
formwork system is almost equal with wooden formwork overlaid by a film layer.


MỤC LỤC
CHƯƠNG I ĐẶT VẤN ĐỀ ...........................................................................................1
1.1. Giới thiệu vấn đề...................................................................................................1
1.2. Xác định vấn đề cần nghiên cứu: ..........................................................................1
1.3. Mục tiêu nghiên cứu: ............................................................................................2
1.4. Phạm vi nghiên cứu:..............................................................................................2
1.5. Nguồn dữ liệu........................................................................................................2
1.6. Ý nghĩa thực tiễn:..................................................................................................3
1.7. Cấu trúc luận văn: .................................................................................................3
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG .....................................5
2.1
Các vấn đề chung về năng suất lao động ..............................................................5
2.1.1 Quan niệm về năng suất trong ngành xây dựng. ...............................................5
2.1.2 Các phương pháp đo lường năng suất lao động ................................................7
1. Phương pháp trực tiếp: ......................................................................................7
2. Phương pháp gián tiếp:......................................................................................8
2.2
Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước. .............................................9
2.2.1 Ngoài nước. .......................................................................................................9
2.2.2 Trong nước. .....................................................................................................13
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. .......................................................15
3.1
Sơ đồ nghiên cứu.................................................................................................15

3.2 Mẫu nghiên cứu khảo sát. ...................................................................................16
3.2.1 Đối tượng khảo sát. .........................................................................................16
3.2.2 Phương pháp lấy mẫu......................................................................................16
3.2.3 Kích thước mẫu. ..............................................................................................16
3.2.4 Thành lập bảng khảo sát..................................................................................17
3.2.5 Cấu trúc bảng câu hỏi......................................................................................17
3.2.6 Q trình thu thập thơng tin: ...........................................................................18
3.3
Mẫu quan sát. ..................................................................................................18
3.3.1 Các yếu tố nghiên cứu trong luận văn này. .....................................................20
3.3.2 Các góc độ nghiên cứu năng suất:...................................................................21
1. Mức độ làm việc của công nhân và cần trục tháp: ..........................................21
2. Năng suất lao động đông trực tiếp của công nhân: .........................................23
3. Hiệu quả của hệ thống cốppha ........................................................................23
3.4 Kiểm định trong thống kê: ...................................................................................24


CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA CÁC HỆ THỐNG CốPPHA ĐẾN
NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG..........................................................................................27
4.1
Thông tin người khảo sát ....................................................................................27
4.2 Diện tích cốppha sàn các nhà. .............................................................................28
4.3 Các hệ thống cốppha đang được sử dụng hiện nay.............................................28
4.3.1 Cây chống........................................................................................................28
4.4 Số lần sử dụng lại tấm cốppha. ...........................................................................28
4.4.1 Dầm cốppha.....................................................................................................29
4.4.2 Cốppha sàn. .....................................................................................................29
4.5 Năng suất của các hệ thống cốppha. ...................................................................30
CHƯƠNG 5. PHÂN TÍCH NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG VỚI HAI HỆ THỐNG
CƠPPHA KHÁC NHAU .............................................................................................31

5.1
Giới thiệu về quy mơ hai dự án...........................................................................31
5.1.1 Thông tin chung về hai dự án..........................................................................31
5.1.2 Nhận xét: .........................................................................................................33
5.1.3 Một số hình ảnh:..............................................................................................33
5.2 Số lượng cơng nhân giữa hai dự án......................................................................36
5.3 Thời gian thi công một sàn: .................................................................................37
5.4 Hệ số sử dụng lao động công nhân cốppha:.........................................................38
5.5 Kết quả t.test.........................................................................................................39
5.6 Mức độ làm việc của cần trục tháp ......................................................................40
5.7 Kết quả t.test.........................................................................................................41
5.8 Năng suất lao động trực tiếp của công nhân quan sát..........................................42
5.9 Kết quả t.test.........................................................................................................43
5.10 Năng suất lao động trực tiếp của công nhân tổng thể ..........................................44
5.11 Kết quả t.test.........................................................................................................45
5.12 Năng suất lao động theo quan niệm giá thành. ....................................................46
5.13 Phân tích độ nhậy . ...............................................................................................48
5.13.1 Phân tích tác động của hệ thống máy đến năng suất lao động. ...................48
5.13.2 Phân tích tác động của hệ thống cốppha đến năng suất lao động. ..............49
5.13.3 Tác động của số lần sử dụng lại tấm cốppha gỗ phủ phim..........................50
5.14 Tổng giá thành đầu tư: .........................................................................................51
5.15 Năng suất trên dây chuyền cốt thép: ..................................................................52
5.15.1 Số lượng công nhân cốt thép: ......................................................................52
5.15.2 Mức độ làm việc của công nhân:.................................................................53
5.15.3 Kết quả t .test ...............................................................................................54
5.15.4 Năng suất lao động trực tiếp:.......................................................................55
5.15.5 Kết quả t .test ...............................................................................................56


5.15.6


Phân tích mức độ tương quan hai hệ thống cơppha: ...................................57

CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN ...........................................................................................58
6.1 Tổng thể: ...............................................................................................................58
6.2 Quan sát trực tiếp: .................................................................................................58
6.3 Kết luận: ................................................................................................................63
6.4 Kiến nghị...............................................................................................................63
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................64
I. Tài liệu tiếng Anh: ......................................................................................................64
II. Tài liệu tiếng việt:......................................................................................................67
III. Trang WEB: .............................................................................................................67
PHỤ LỤC
Phụ lục 1 Số liệu phân tích hai hệ thống cốppha ............................................. 01-Phụ lục
Phụ lục 2 Số liệu bảng khảo sát ...................................................................... 04- Phụ lục
Phụ lục 3Bảng câu hỏi khảo sát ..................................................................... 08- Phụ lục
Phụ lục 4 Số liệu quan sát tại trông trường ..................................................... 12- Phụ lục
Phụ lục 5 So sánh số lượng công nhân làm việc đối với tổng thể dự án. ....... 21- Phụ lục
Phụ lục 6 Kết quả kiểm tra tương quan giữa hai hệ thống............................. 22- Phụ lục



DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Bảng phục vụ quá trình thu thập dữ liệu cốppha..........................................21
Bảng 3.2 Bảng phục vụ quá trình thu thập dữ liệu cốt thép.........................................22
Bảng 4.1 Kết quả người khảo sát .................................................................................27
Bảng 4.2 Phân bố diện tích sàn khảo sát......................................................................28
Bảng 4.3 Phân bố cây chống sàn khảo sát. ..................................................................28
Bảng 4.4 Số lần sử dụng lại cốppha.............................................................................28
Bảng 4.5 Phân bố dầm đáy sàn ....................................................................................29

Bảng 4.6 Phân bố cốppha sàn hiện nay........................................................................29
Bảng 4.7 Năng suất trên các hệ thống cốppha khác nhau............................................30
Bảng 5.1 Thông tin chung hai dự án ............................................................................31
Bảng 5.2 Một số hình ảnh thi cơng. ............................................................................33
Bảng 5.3 Thống kê số lượng công nhân hai dự án H.18 và Sunrise............................36
Bảng 5.4 Thống kê thời gian thi công một sàn hai dự án H.18 và Sunrise .................37
Bảng 5.5 Thống kê hệ số sử dụng lao động công nhân ở hai dự án H.18 và Sunrise.38
Bảng 5.6 Mức độ làm việc của cần trục tháp hai dự án H.18 và Sunrise ....................40
Bảng 5.7 Năng suất lao động trực tiếp công nhân ở hai dự án H.18 và Sunrise ........42
Bảng 5.8 Năng suất lao động trực tiếp công nhân ở hai dự án H.18 và Sunrise .........44
Bảng 5.9 Giá thi công dự án Sunrise............................................................................46
Bảng 5.10 Giá thi công dự án H.18 Phú Mỹ Hưng.......................................................47
Bảng 5.11 Tác động của hệ thống máy giá thành thi công ............................................49
Bảng 5.12 Tác động của mức độ sử dụng lại cốppha đến giá thành.............................49
Bảng 5.13 Tác động của số lần sử dụng lại tấm cốppha gỗ phủ phim đến giá thành. ...50
Bảng 5.14 Giá thành đầu tư hệ cốppha .........................................................................51
Bảng 5.15 Số lượng công nhân cốt thép. .....................................................................52
Bảng 5.16 Phân bố công nhân cốt thép dự án H.18 Phú Mỹ Hưng .............................52
Bảng 5.17 Phân bố công nhân cốt thép dự án Sunrise..................................................52
Bảng 5.18 Mức độ làm việc công nhân cốt thép...........................................................53
Bảng 5.19 Năng suất lao động trực tiếp công nhân ......................................................55
Bảng 5.20 Kết quả thống kê năng suất cốppha sàn, cột-vách Sunrise.........................57
Bảng 6.1 Năng suất của một số hệ cốppha hiện nay...................................................58
Bảng 6.2 Tổng hợp kết quả phân tích .........................................................................58


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 Mơ hình các yếu tố tác động năng suất lao động..........................................10
Hình 2.2. Mơ hình q trình chuyển đổi mở ...............................................................11
Hình 2.3. Mơ hình cải tiến năng suất lao động .............................................................12

Hình 3.1 Sơ đồ nghiên cứu ..........................................................................................15
Hình 3.2 Sơ đồ thu thập mẫu quán sát .........................................................................19
Hình 3.3 Các yếu tố nghiên cứu trong luận văn này....................................................20
Hình 3.4 Các yếu tố nghiên cứu đối với máy móc ......................................................24
Hình 3.5 Các yếu tố nghiên cứu đối với hệ thống cốppha...........................................24
Hình 4.1 Kết quả người khảo sát .................................................................................27
Hình 4.2 Phân bố diện tích sàn khảo sát. .....................................................................28
Hình 4.3 Phân bố dầm đáy sàn.....................................................................................29
Hình 4.4 Phân bố cốppha sàn hiện nay. .......................................................................29
Hình 4.5 Năng suất cơppha gỗ phủ phim.....................................................................30
Hình 4.6 Năng suất cốppha thép ..................................................................................30
Hình 4.7 Năng suất nhựa.............................................................................................30
Hình 4.8 Năng suất cốppha nhơm................................................................................30
Hình 5.1 Số lượng cơng nhân dự án H.18....................................................................36
Hình 5.2 Số lượng cơng nhân dự án Sunrise ...............................................................36
Hình 5.3 Thời gian thi cơng một sàn dự án H.18.........................................................37
Hình 5.4 Thời gian thi công một sàn dự án Sunrise ....................................................37
Hình 5.5 Hệ số sử dụng lao động dự án H.18..............................................................38
Hình 5.6 Hệ số sử dụng lao động sự án Sunrise ..........................................................38
Hình 5.7 Mức độ làm việc cần trục tháp dự án H.18...................................................40
Hình 5.8 Mức độ làm việc cần trục tháp dự án Sunrise...............................................40
Hình 5.9 Năng suất cơng nhân dự án H.18 ..................................................................42
Hình 5.10 Năng suất cơng nhân dự án Sunrise ..............................................................42
Hình 5.11 Năng suất cơng nhân dự án H.18 ..................................................................44
Hình 5.12 Năng suất cơng nhân dự án Sunrise ..............................................................44
Hình 5.13 Tác động của hệ thống máy giá thành thi cơng ............................................48
Hình 5.14 Tác động của mức độ sử dụng lại cốppha đến giá thành. ............................50
Hình 5.15 Tác động của số lần sử dụng lại tấm cốppha gỗ phủ phim đến giá thành. ...51
Hình 5.16 Số lượng cơng nhân dự án H.18....................................................................52
Hình 5.17 Số lượng cơng nhân dự án Sunrise ...............................................................52

Hình 5.18 Mức độ làm việc cơng nhân dự án H.18 .......................................................53
Hình 5.19 Mức độ làm việc cơng nhân dự án Sunrise...................................................53
Hình 5.20 Năng suất trực tiếp cơng nhân dự án H.18....................................................55
Hình 5.21 Năng suất trực tiếp cơng nhân dự án Sunrise................................................55


CHƯƠNG I
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1.

Giới thiệu vấn đề

Chẳng bao lâu nữa, TP.HCM sẽ trở thành “siêu đô thị” (megacity) với dân số khoảng
10 triệu người. Quy hoạch chung TP.HCM đến năm 2025 được Thủ tướng Chính Phủ
phê duyệt hướng tới mục tiêu xây dựng TP.HCM ngày càng phát triển văn minh, hiện
đại.
Để bắt kịp sự phát triển, công nghiệp xây dựng liên tục đổi mới phát triển không
ngừng. Năng suất lao động được biết như là thước đo năng suất lao động, và phản ánh
hiệu quả của tất cả các hoạt động xây lắp nên một cơng trình như: quản lý, tổ chức thi
công, kỹ thuật thi công….
Đây là giai đoạn phát triển ngành công nghiệp xây dựng ở Việt Nam. Việc nghiên cứu
về năng suất là hết sức cần thiết. Qua đó, chúng ta có một cái nhìn tổng thế về hiện
trạng các nhà thầu xây lắp Việt Nam, từ đó đánh giá, phân tích mặt yếu và mạnh của
nhà thầu Việt Nam hiện nay, đưa ra những đề xuất để góp phần xây dựng ngành cơng
nghiệp xây dựng Việt Nam ngày càng phát triển.
1.2.

Xác định vấn đề cần nghiên cứu:

Khi thi cơng phần khung, có ba dây chuyền: Cốppha, cốt thép, bêtơng. Trong đó, dây

chuyền cốppha là cơng tác chính quyết định đến tiến độ thi cơng. Qua trực tiếp tiếp cận
với nhà thầu, tất cả các nhà thầu điều mong muốn nâng cao năng suất của dây chuyền
cốppha. Vì cơng tác cốt thép được làm song song với công tác cốppha, công tác bêtông
chỉ tiến hành trong một khoảng thời gian ngắn, sau khi công tác cốppha và cốt thép đã
nghiệm thu.

Trang- 1 -


Đã có nhiều cải tiến khác nhau trong q trình thi cơng, với mục tiêu chun nghiệp
hóa q trình thi công như: vấn đề nhân lực, thiết bị, vật tư, công nghệ thi công…đặc
biệt là công nghệ cốppha được đầu tư rất nhiều.
Qua đó, việc nghiên cứu tác động của của công nghệ cốppha đến năng suất lao động là
trọng tâm của nghiên cứu này.
1.3.

Mục tiêu nghiên cứu:
1. Khảo sát tổng quan về năng suất lao động các hệ thống cốppha đang được thực

hiện cho các cơng trình cao tầng ở TP.HCM.
2. Đo lường năng suất lao động trực tiếp trên hai hệ thống cốppha tiêu biểu.
3. Tiến hành phân tích tác động của hệ thống cốppha đến năng suất năng suất lao
động trên mối quan hệ:

1.4.

9

Tác động của các hệ thống cốppha đến năng suất lao động.


9

Cụ thể trên hai cơng trình, sử dụng hai hệ cốppha khác nhau.

Phạm vi nghiên cứu:

Trong nội dung đề tài này, tác giả chỉ khảo sát trong địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh:

1.5.

9

TP.HCM là đơ thị phát triển nhất ở Việt Nam.

9

Khí hậu tương đối ít thay đổi theo mùa.

Nguồn dữ liệu
1. Dữ liệu bảng câu hỏi: Thiết kế bảng câu hỏi, đi thu thập dữ liệu thông qua

phỏng vấn trực tiếp, e.mail. Bảng câu hỏi được phát đi cho các công trình, thơng tin
của một block . Phương pháp nghiên cứu khảo sát được sử dụng trong trường hợp này

Trang- 2 -


2. Dữ liệu thu thập trực tiếp trên công truờng: Đi đo lường năng suất lao động trên
hai công trường có sử dụng hệ thống cốppha khác nhau. Ở đây, hai công trường được
lựa chọn để nghiên cứu là: H18- Phú Mỹ Hưng và Sunrise city. Nghiên cứu quan sát,

áp dụng trong trường hợp này.
1.6.

Ý nghĩa thực tiễn:

Kết quả nghiên cứu cho thấy tình hình năng suất lao động trong ngành xây dựng hiện
nay như thế nào. Và tác động của các hệ thống cốppha khác nhau đến năng suất lao
động.

1.7.

Cấu trúc luận văn:

Luận văn được chia làm 5 chương.
Chương 1: Giới thiệu chung, bao gồm: giới thiệu chung, xác định vấn đề cần
nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, nguồn dữ liệu, ý nghĩa thực tiễn
của nghiên cứu.
Chương 2: Tổng quan vấn đề nghiên cứu, đề cập đến các nghiên cứu và các lý
thuyết cũng như phương pháp đo lường năng suất lao động hiện nay. Kết quả của một
số nghiên cứu kinh điển, tóm tắt các nghiên cứu trước đây về năng suất lao động.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu, với nguồn dữ liệu gồm có: bảng câu hỏi
khảo sát và số liệu thu thập thực tế ở trên cơng trường. Do đó phương pháp nghiên cứu
ở đây là khảo sát và nghiên cứu quan sát. Lý thuyết thống kê được sử dụng cho nghiên
cứu này. Kết quả của chương này là lý thuyết nghiên cứu, bảng câu hỏi được hình
thành, cũng như phương pháp đo lường năng suất trực tiếp rrên công trường. Đây là cơ
sở cho chương 4 và chương 5.

Trang- 3 -



Chương 4: Với mục tiêu cho chúng ta cái nhìn tổng thể năng suất lao động ứng
với các hệ thống cốppha như thế nào, chương này dựa trên số liệu thu thập ở bảng câu
hỏi khảo sát.
Chương 5: So sánh năng suất trong hai hệ thống cốppha khác nhau. Chương này
đi sâu vào phân tích trong hai hệ thống cốppha khác nhau, hai hệ thống cốppha được
chọn ở đây dựa vào kết quả chương 4, đó là hệ thống cốppha gỗ phủ phim, đại diện cho
cốppha được sử dụng hiện nay nhiều nhất, và hệ thống cốppha nhôm, đại diện cho hệ
thống cốppha mới nhất ( dựa vào kết quả phân tích ở chương 4). Hai cơng trình xây
dựng:H18- Phú Mỹ Hưng, River park rescidence và Sunrise city được chọn làm
nghiên cứu vì cách thức tổ chức gần giống nhau, quy mơ gần giống nhau, và vị trí cũng
gần giống nhau.
Chương 6: Chương này tóm lược lại kết quả nghiên cứu và những đề suất cho
những nghiên cứu tiếp theo.
Phụ lục: Gồm bảng khảo sát, kết quả khảo sát, dữ liệu phân tích trong hai dự án
River park residence và Sunrise city.

Trang- 4 -


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN VỀ NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG
Với mục tiêu hệ thống các quan niệm về năng suất lao động, một số nghiên cứu trong
nước cũng như ngoài nước, các phương pháp đo năng suất lao động hiện nay. Các nhân
tố tác động đến năng suất lao động của tác giả trong và ngoài nước. Học hỏi cách thức
tiếp cận vấn đề và phân tích vấn đề.

2.1 Các vấn đề chung về năng suất lao động
2.1.1

Quan niệm về năng suất trong ngành xây dựng.


Ý nghĩa của năng suất lao động tùy thuộc vào ứng dụng khác nhau, khơng có cách đo
đơn giản cho tất cả. Định nghĩa khác nhau khi chúng ta nghiên cứu năng suất của một
tổ đội hay một cá nhân, tùy vào mục đích nghiên cứu (Thomas và Kramer,1987).
Mơ hình kinh tế: Vụ Thương mại, Quốc hội, và các cơ quan chính phủ khác sử dụng
một định nghĩa năng suất trong các hình thức sau đây
[2.1]

[2.2]

TFP thực sự là một mơ hình kinh tế đo bằng tiền, vì tiền là biện pháp chỉ chung cho cả
đầu vào và đầu ra. Cơng thức 2.1 là hữu ích cho việc hoạch định chính sách và đánh
giá tình trạng của nền kinh tế, nhưng nó khơng phải là hữu ích cho các nhà thầu. Nó có
thể được đánh giá khơng chính xác nếu áp dụng cho một dự án hoặc cơng trường cụ thể
vì những khó khăn trong việc dự đoán các yếu tố đầu vào khác nhau.

Trang- 5 -


Các cơ quan khác nhau có thể sửa đổi cơng thức 2.1 bằng cách thêm các chi phí bảo trì
hoặc xóa năng lượng, vốn chi phí. Các kết quả được thể hiện trong điều khoản của đơn
vị chức năng.
Mơ hình dự án xây dựng:
[2.3]
[2.4]

Mơ hình trên cơng trường xây dựng: Một nhà thầu có khả năng để xác định năng suất
bằng cách sử dụng một phiên bản hẹp quy định của công thức 2.1, nơi mà các đơn vị
sản lượng được cụ thể cho các loại công việc chung. Đơn vị điển hình là bãi, tấn, và
feet vng. Những hoạt động trên công trường, chẳng hạn như ván khuôn, thép gia

cường, bê tông. Năng suất được thể hiện như các đơn vị sản lượng cho mỗi đồng tiền
hoặc làm việc giờ.
Tại công trường, nhà thầu thường quan tâm đến năng suất lao động. Nó có thể được
quy định tại một trong những cách sau đây (Thomas và Mathews, 1985):
[2.5]
[2.6]

Khơng có định nghĩa chuẩn của năng suất và một số nhà thầu sử dụng nghịch đảo của
công thức 2.5
[2.7]

Trang- 6 -


Công thức 2.7 thường được gọi là tỷ lệ đơn vị. Tuy nhiên các nhà thầu khác dựa vào
các yếu tố hiệu suất như một biện pháp của năng suất:
[2.8]

2.1.2
1.

Các phương pháp đo lường năng suất lao động
Phương pháp trực tiếp:

Phương pháp Units/MH: Phương pháp này là một trong hai phương pháp đánh giá
hiệu suất cơ bản nhất được sử dụng trong xây dựng. Phương pháp này đo lường số
lượng đơn vị sản phẩm hồn thành với số giờ cơng lao động tạo ra, nay là phương pháp
ít tốn thời gian cho việc thực hiện và thu thập thông tin, và có thể áp dụng cho bất kỳ
cơng tác hay hoạt động cơ bản nào (Thomas and Mathews 1986; Halligan et al. 1994).
Phương pháp $/Unit: Đây là chỉ số cơ bản thư hai được sử dụng, nó được định nghĩa

là giá trị tính bằng số tiền bị tiêu tốn cho một đơn vị sản phẩm được tạo ra bao gồm:
các chi phí vật tư, các chi phí về nhân cơng, sự thất thốt chi phí và chi phí máy móc
thiết bị. Việc sử dụng phương pháp này thi rất dể dàng và nhìn chung là rất hiệu quả
cho việc kiểm tra công tác cơ bản. Hai phương pháp trên là những phương pháp đơn
giản để đo lường năng suất lao động, và đã được sử dụng rộng rãi.
Phương pháp chi phí ( Cost): Chi phí cơng việc được sử dụng để dự đốn sự thành
cơng hay thất bại, chi phí công việc liên quan đến việc thực hiện kiểm tra bằng việc so
sánh chi phí thực hiện thời sinh ra với chi phí theo ngân sách tiền tệ tính cho công việc
cụ thể tại cùng một thời điểm. Phương pháp này không phổ biến, nhưng cung cấp một
con số tổng thể dùng để so sánh với nguồn chi phí dự kiến của công việc theo ngân
sách (Alfeld 1988, Thomas and Kramer 1988).
Phương pháp hoàn thành theo tiến độ (On-time completion): Đây là phương pháp
thường được kết hợp với phương pháp chi phí, đây là phương pháp đo lường việc thực

Trang- 7 -


hiện công việc theo tiến độ, và hai phương pháp này thường được kết hợp với nhau để
hiểu rỏ hơn về việc thực hiện công việc hiện tại, năng suất ở đây chỉ được đo lường
dựa trên sự tiêu tốn thời gian với tiến độ tổng thể dự kiến.
Ngoài ra, cịn có các phương pháp khác: Phương pháp quản lý nguồn lực (Resourse
Management), phương pháp kiểm soát khối lượng/ làm lại (Quality control/ Rework),
phương pháp phần trăm hoàn thành (Percent complete), phương pháp số giờ công lao
động đạt được (Earned Man – hours), phương pháp tính tốn thời gian mất mát
(Lost time accourting), phương pháp danh sách khuyết lỗi (punch list),…
2.

Phương pháp gián tiếp:

Phương pháp lấy mẫu công việc (Work Sampling): Là phương pháp áp dụng lý

thuyết và kỹ thuật lấy mẫu theo phương pháp thống kê để đo lường việc sử dụng thời
gian của công nhân. Đây là phương pháp đo lường hiệu quả của quản lý.
Phương pháp nghiên cứu công việc(Work Study): Là phương pháp nghiên cứu cách
thức thi cơng hiện tại để tìm ra cách tốt nhất để thực hiện công việc, phương pháp này
đã được áp dụng trong xây dựng từ 1950, phương pháp này đã cho thấy rõ hơn các ưu
khuyết điểm của người quản lý và công nhân lao động trực tiếp.
Phương pháp câu hỏi/phỏng vấn (Quetsionaire): Là một phương pháp hiệu quả để
xác đinh các vấn đề về nhân sự, tổ chức và quản lý trong thi công xây dựng dựa trên ý
kiến của các thành viên tham gia vào dự án về các nguyên nhân gây ra sự chậm trể,
gián đoạn và giảm năng suất lao động. Đây là một phương pháp tỏ ra khá hiệu quả, cho
kết quả nhanh chóng và ít tốn chi phí.

Trang- 8 -


2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước và ngồi nước.
2.2.1

Ngồi nước.

Mặc dù đã có một số nghiên cứu về năng suất lao động, nhưng vẫn chưa có sự đồng ý,
tán thành nào dựa trên định nghĩa về hoạt động công việc cũng như một hệ thống đo
lường năng suất chuẩn. Các nhà nghiên cứu đã kết luận rằng rất khó để có được một
phương pháp chuẩn để đo năng suất lao động trong xây dựng bởi vì tính phức tạp của
cơng trình và đặc điểm độc nhất của dự án xây dựng ( Oglesbly et al. 1989).
M.R. Abdul Kadir, W.P. Lee, M.S. Jaafar, S.M. Sapuan and A.A.A. Ali đã nghiên cứu
và chỉ ra được 50 yếu tố tác động lên năng suất lao động ở Malaysia. Kết quả của
nghiên cứu này chỉ ra 5 nguyên nhân quan trọng nhất ảnh hưởng đến năng suất lao
động là: Mức độ cung cấp vật tư, Chậm thanh toán dẫn đến chậm trễ trong cung ứng
vật tư, thanh tốn chậm cho nhà thầu chính, sự thiếu hụt nhân lực, thiếu kế hoạch cung

ứng vật tư.(M.R. Abdul Kadir, W.P. Lee, M.S. Jaafar, S.M. Sapuan and A.A.A. Ali,
2005).
H.Randolph Thomas, năng suất lao động chịu tác động rất nhiều yếu tố, nhưng nhũng
nhân tố chính là: loại hình cơng việc, khả năng, kế hoạch và mức độ hồn thành, thời
gian từng cơng việc, giải pháp thi cơng, thời tiết, kỹ năng của công nhân, mức độ làm
quen với công viêc, thời gian làm việc một ngày.
William Ibbs, M.ASCE; Long D. Nguyen; và Seulkee Lee đã nhận định ra các nhân tố
tác động lên năng suất lao động: Đặc điểm của dự án, Đặc điểm của quản lý, sắp xếp
các công việc, thay đổi trong thi công, tinh thần làm việc của cơng nhân, vị trí dự án/
tác động bên ngoài (William Ibbs, M.ASCE; Long D. Nguyen; Seulkee Lee,2007).
Adnan Enshassi, Sherif Mohamed, Ziad Abu Mustafa và Peter Eduard Mayer đã
nghiên cứu và chỉ ra 45 nhân tố tác động đến năng suất lao động, được chia ra làm 10
nhóm: nhóm các yếu tố an tồn lao động, nhóm các yếu tố bên ngồi, nhóm các yếu tố
chất lượng, nhóm các yếu tố dự án, nhóm các yếu tố động lực, nhóm các yếu tố giám

Trang- 9 -


sát, nhóm các yếu tố lãnh đạo, nhóm các yếu tố nhân lực, nhóm các yếu tố thời gian,
nhón các yếu tố vật liệu/ công cụ. (Adnan Enshassi; Sherif Mohamed; Ziad Abu
Mustafa và Peter Eduard Mayer; 2007).
Jiukun Dai; Paul M. Gôdrum; William F.Maloney và Cidambi Srinivasan đã tổng kết
những yếu tố tác động đến năng suất lao động: Thiết bị, năng lực của cai, vật liệu, dụng
cụ, quản lý bản vẽ kỹ thuật, sự phối hợp trong tổ chức, quản lý dự án, quản lý đào tạo,
kỹ năng công nhân, năng lực giám sát (Jiukun Dai; Paul M. Goâdrum; William
F.Maloney; và Cidambi Srinivasan,2009).
Tài ngun
Nhân lực

Những tác động

Những khó khăn

Quy trình làm việc

Khí hậu

Làm lại

Vật liệu

Máy thi cơng
Cơng nghệ thi cơng
(Cách thức làm việc)

Dụng cụ
Đầu vào

Đầu ra

Thông tin dự án
Mục tiêu cơng viêc
(Đã được thiết kế)

Dịch vụ hổ trợ

Hình 2. 1 Mơ hình các yếu tố tác động năng suất lao động (Thomas và Zavrski, 1999).

Trang- 10 -



Tác động lại

Tác động lại

THÔNG SỐ
ĐẦU VÀO

THÔNG SỐ
ĐẦU RA

Lao động
Điều kiện bên trong:
Hệ thống tổ chức, Giám sát, Quản lý,
kế hoạch nghiệm thu, nội quy.

Vốn

Làm lại.

Năng lượng
Loại hình
đầu vào

Vật tư

Cơng
nghệ sản
xuất

Sản

phẩm
hay
cơng
trình

Loại hình
đầu ra

Thiết bị
Mâu thuẩn

Mâu thuẩn

Mâu thuẩn

Mâu thuẩn
Các nhân tố bên ngoài như:
Thời tiết, điều kiện kinh tế, Pháp luật
nhà nước, Tổ chức cơng đồn…

Hình 2.2. Mơ hình q trình chuyển đổi mở (Drewin, 1985)

Trang- 11 -


×