Tải bản đầy đủ (.pdf) (212 trang)

Xây dựng mô hình ra quyết định đầu tư một dự án xây dựng vốn ngân sách dựa trên ứng dụng định lượng AHP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (14.71 MB, 212 trang )

Đại Học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA



NGUYỄN THỊ MINH PHƯỢNG

XÂY DỰNG MƠ HÌNH RA QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ
MỘT DỰ ÁN XÂY DỰNG VỐN NGÂN SÁCH
DỰA TRÊN ỨNG DỤNG ĐỊNH LƯỢNG AHP

CHUYÊN NGÀNH:

CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG

MÃ SỐ NGÀNH:

60.58.90

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP.HỒ CHÍ MINH, THÁNG 12 NĂM 2010


Thuyết minh luận văn Thạc sĩ

GVHD: TS. ĐINH CÔNG TỊNH

CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH



Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. ĐINH CÔNG TỊNH………………………
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Cán bộ chấm nhận xét 1: PGS.TS. NGUYỄN THỐNG.................................
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Cán bộ chấm nhận xét 2: TS. LÊ HOÀI LONG..............................................
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ luận văn thạc sĩ)
1. TS. LƯƠNG ĐỨC LONG (Chủ tịch Hội Đồng)
2. TS. LÊ HOÀI LONG (Thư ký Hội Đồng).
3. TS. NGÔ QUANG TƯỜNG.
4. TS. PHẠM HỒNG LUÂN.
5. TS. ĐINH CÔNG TỊNH.
6. PGS.TS. NGUYỄN THỐNG.
7. TS. NGUYỄN DUY LONG.
8. TS. LƯU TRƯỜNG VĂN
9. Th.S. ĐỖ THỊ XUÂN LAN.
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Bộ môn quản lý chuyên ngành sau
khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có).
Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV

Bộ môn quản lý chuyên ngành

TS. LƯƠNG ĐỨC LONG

TS. LƯƠNG ĐỨC LONG

HVTH: NGUYỄN THỊ MINH PHƯỢNG
MSHV: 09080251


Page 1


Thuyết minh luận văn Thạc sĩ 

GVHD: TS. ĐINH CÔNG TỊNH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
PHÒNG ĐÀO TẠO SĐH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC

Tp.HCM, ngày ……tháng … năm 20…

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên : NGUYỄN THỊ MINH PHƯỢNG
Ngày, tháng, năm sinh : 03/ 08/ 1977
Chuyên ngành : CÔNG NGHỆ VẦ QUẢN LÝ XÂY DỰNG

Phái : Nữ
Nơi sinh : Tp.HCM
MSHV : 09080251

I. TÊN ĐỀ TÀI :
XÂY DỰNG MƠ HÌNH RA QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ MỘT DỰ ÁN XÂY DỰNG
VỐN NGÂN SÁCH DỰA TRÊN CÁC ỨNG DỤNG ĐỊNH LƯỢNG AHP.

II. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG :

-

-

-

Phân tích và xác định các yếu tố ảnh hưởng và các nhân tố đại diện cho các
yếu tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định đầu tư dự án xây dựng thuộc nguồn
vốn ngân sách tại Việt Nam.
Xây dựng mơ hình hỗ trợ ra quyết định đầu tư dự án xây dựng vốn ngân sách
từ các nhân tố trên bằng cách kết hợp ứng dụng phương pháp định lượng AHP
(Analytic Hierarchy Process) và phần mềm hỗ trợ ra quyết định EC (Expert
Choice).
Kiểm nghiệm mơ hình mẫu qua hai dự án được đầu tư xây dựng tại Việt Nam.

III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ:
IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ:
V. HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN:

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

TS. ĐINH CÔNG TỊNH

05/07/2010
06/12/2010
TS. ĐINH CÔNG TỊNH

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN
QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH


QL CHUYÊN NGÀNH

TS. LƯƠNG ĐỨC LONG

TS. LƯƠNG ĐỨC LONG

HVTH: NGUYỄN THỊ MINH PHƯỢNG
MSHV: 09080251

Page 2 


Thuyết minh luận văn Thạc sĩ 

GVHD: TS. ĐINH CÔNG TỊNH

LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên tơi xin được bày tỏ lịng cảm ơn chân thành đến những người đã giúp đỡ tôi hồn
thành chương trình học cũng như đề tài nghiên cứu này.
Chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn của tôi là thầy Đinh Cơng Tịnh, đã tận tình chỉ dẫn
và hỗ trợ tơi trong suốt q trình thực hiện luận văn này. Cảm ơn các Thầy Cô giảng dạy thuộc
chuyên ngành Công Nghệ và Quản Lý Xây Dựng của trường Đại học Bách Khoa TP. Hồ Chí
Minh, đã hết lịng truyền đạt, chia sẻ những kiến thức lẫn kinh nghiệm cho những học viên của
mình.
Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến ơng Đỗ Chí Hùng, Giám đốc Sở Xây Dựng tỉnh Tây Ninh và
thầy Nguyễn Văn Hiệp, Phó Giám đốc Sở Xây Dựng TP.HCM đã nhiệt tình giúp đỡ và đóng
góp ý kiến cũng như kinh nghiệm thực tiễn quý báu trong nghiên cứu này.
Cảm ơn các bạn lớp Công nghệ và Quản lý xây dựng đã cùng học tập, trao đổi và giúp nhau
trong suốt thời gian qua.
Cảm ơn các bạn bè, đồng nghiệp và những người thân đã hỗ trợ tôi trong công tác khảo sát

thu thập dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu này.
Cuối cùng, xin được cảm ơn gia đình thân yêu đã tạo mọi điều kiện và giúp đỡ để tơi có cơ hội
học tiếp và hồn thành luận văn này.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày …. tháng 12 năm 2010
Tác giả

Nguyễn Thị Minh Phượng

  

HVTH: NGUYỄN THỊ MINH PHƯỢNG

Page 3


Thuyết minh luận văn Thạc sĩ 

GVHD: TS. ĐINH CƠNG TỊNH

TĨM TẮT NỘI DUNG LUẬN VĂN
Hiện nay cùng với nhiều biến đổi phức tạp về kinh tế thế giới, sự phát triển nhanh và mạnh của
ngành xây dựng nhằm cải thiện, phát triển cơ sở hạ tầng, góp phần nâng cao chất lượng đời
sống văn hóa tinh thần cho người dân, những nghiên cứu ứng dụng về công nghệ và quản lý
xây dựng sao cho đạt hiệu quả cao nhất là vấn đề cấp thiết. Bên cạnh những nguồn vốn lớn đầu
tư vào xây dựng dự án như nguồn vốn FDI, ODA, … giúp đẩy nhanh quá trình phát triển thì
nguồn vốn ngân sách nhà nước tuy có hạn nhưng mang tính quyết định và quan trọng, đảm
bảo sự phát triển bền vững đất nước.
Nghiên cứu đề cập đến việc nâng cao hiệu quả nguồn vốn có hạn này bằng cách đánh giá đồng
thời các chỉ tiêu ảnh hưởng đến việc ra quyết định đầu tư và giảm thiểu rủi ro do chủ quan của
việc quyết định dựa trên cảm tính, trực giác. Bằng cách ứng dụng phương pháp định lượng

AHP (Analytic Hierarchy Process) với sự hỗ trợ của phần mềm Expert Choice để xây dựng mơ
hình mẫu RQĐ-ĐT (VNS) hỗ trợ ra quyết định đầu tư dự án xây dựng vốn ngân sách. Đây là
cơ sở mang tính khoa học giúp người có thẩm quyền ra quyết định có thể lượng hóa việc ra
quyết định chính xác và hiệu quả trong thời gian ngắn.
Nghiên cứu cũng đã chỉ ra mối quan hệ tuyến tính giữa 5 nhóm yếu tố ảnh hưởng và việc ra
quyết định đầu tư dự án xây dựng dân dụng thuộc vốn ngân sách. Cụ thể là: nhóm yếu tố về
kinh tế xã hội, mơi trường, an ninh quốc phịng… ; nhóm yếu tố về rủi ro nội sinh; nhóm yếu
tố về đặc điểm chung của dự án; nhóm yếu tố rủi ro ngoại sinh; nhóm yếu tố tài chính và hiệu
quả tài chính.

 

HVTH: NGUYỄN THỊ MINH PHƯỢNG
MSHV: 09080251

Page 4


Thuyết minh luận văn Thạc sĩ 

GVHD: TS. ĐINH CÔNG TỊNH

ABSTRACT
Nowadays, the more complex changes in the economic of the world, the rapid and strong
development of the construction field to improve, develop the infrastructure, contribute to
improving the quality of cultural and spiritual life for people, the reseach for technology
application and construction management for high efficiency are imperative. Beside kinds of
the large investment capital in construction projects such as FDI, ODA, … promote the
development process quickly, the state budget capital limited but decided and crucial, ensuring
country’s sustainable development.

Thesis refers to improving the effectiveness of using this budget by assessment same time
criteria affect investment decision making and reduces risk of subjective decisions based on
decision maker ’s emotion, intuition. By application of quantitative methods AHP (Analytic
Hierarchy Process) with supporting of the Expert Choice software to build a standard model
RQĐ-ĐT (VNS) helps the investment decision making of state budget capital projects. It is a
scientific basis to assist competent people making investment decision can quantify decision
making accuracy and efficiency in a short time.
This study also showed the linear correlation between five groups of influence factors and the
investment decision making of the state budget building projects. Those are: factor of
socioeconomic, environmental, national security …; factor of endogenous risks; factor of
general characteristics of the project, factor of exogenous risks; factor of financial and
financial effectiveness.

 

HVTH: NGUYỄN THỊ MINH PHƯỢNG
MSHV: 09080251

Page 5


Thuyết minh luận văn Thạc sĩ 

GVHD: TS. ĐINH CÔNG TỊNH

DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Cơ cấu vốn đầu tư ở Việt Nam phân theo thành phần kinh tế
11
Bảng 1.2 Cơ cấu các ngành kinh tế Việt Nam từ năm 1990 – 2009
12

Hình1.3 Chỉ số ICOR qua các thời kỳ
14
Hình 1.4 Sơng Thị Vải trở thành dịng sơng chết.
17
Hình 1.5 Đoạn đê bị vỡ của một hồ chứa bùn đỏ thuộc nhà máy Ajkai Timfoldgyar, Kolontar,
cách thủ đô Budapest của Hungary 160km.
18
Hình 2.1 Sơ đồ: Các giai đoạn của mơt dự án xây dựng
21
Hình 2.2 Sơ đồ: Trình tự ra quyết định đầu tư xây dựng dự án vốn ngân sách
22
Bảng 2.3 Tóm tắt một số chỉ tiêu đánh giá tính khả thi của các dự án đầu tư được sử dụng
trong các đề tài nghiên cứu trước đây.
25
Hình 3.1: Sơ đồ thực hiện nghiên cứu
28
Bảng 3.2: Thang đánh giá 9 mức so sánh của phương pháp AHP
33
Bảng 3.3: Chỉ số ngẫu nhiên RI
35
Hình 3.4 Sơ đồ: Trình tự các bước thực hiện theo phương pháp AHP
36
Bảng 3.5: Khác biệt giữa thẩm định dự án công và dự án tư
38
Hình 3.6: Sơ đồ: Mối quan hệ giữa rủi ro giữa thơng tin và tính khơng chắc chắn
46
Hình 3.7: Sơ đồ thể hiện phương pháp phân tích nhân tố theo Josehp F. Hair, Jr (1992)
50
Hình 4.1: Khái niệm về dự án
59

Bảng 4.2: Bảng liệt kê các yếu tố và nhóm yếu tố ảnh hưởng
62
Hình 4.3 Giới thiệu mơ hình nghiên cứu được đề xuất với 5 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến việc
ra quyết định đầu tư xây dựng dự án vốn ngân sách.
72
Bảng 5.1: Kết quả thống kê số lượng bảng câu hỏi khảo sát
73
Hình 5.2: Kết quả về thâm niên công tác của đối tượng được khảo sát
73
Hình 5.3: Kết quả về thâm niên cơng tác của đối tượng được khảo sát
74
Hình 5.4: Kết quả về chức vụ hiện tại của đối tượng được khảo sát
74
Hình 5.5: Kết quả về loại dự án cơng trình đã tham gia hoặc lập kế hoạch của đối tượng được
khảo sát
75
Hình 5.6: Kết quả tổng mức đầu tư dự án đã tham gia hoặc lập kế hoạch của đối tượng được
khảo sát
76
Hình 5.7: Kết quả vai trị của đối tượng được khảo sát trong việc đầu tư dự án
76
Bảng 5.8: Cronbach’s Alpha đối với nhóm yếu tố đặc điểm chung của dự án (dd)
78
Bảng 5.9: Cronbach’s Alpha đối với nhóm yếu tố hiệu quả kinh tế - xã hội, môi trường, an ninh
quốc phòng của dự án (ktxh)
78
HVTH: NGUYỄN THỊ MINH PHƯỢNG
MSHV: 09080251

Page 6



Thuyết minh luận văn Thạc sĩ 

GVHD: TS. ĐINH CÔNG TỊNH

Bảng 5.10: Cronbach’s Alpha đối với nhóm yếu tố tài chính và hiệu quả tài chính (tc)
Bảng 5.11: Cronbach’s Alpha đối với nhóm yếu tố về rủi ro nội sinh (rrt)
Bảng 5.12: Cronbach’s Alpha đối với nhóm yếu tố về rủi ro ngoại sinh (rrn)

79
79
80

Bảng 5.13. Kết quả phân tích nhân tố khám phá tổng hợp.
81
Bảng 5.14. Kết quả KMO và kiểm định Barlett.
83
Bảng 5.15: Kết quả phân tích tương quan.
84
Bảng 5.16. Kết quả phân tích hồi quy bội.
84
Bảng 5.17. Kết quả phân tích phương sai.
85
Bảng 5.18. Các thơng số thống kê của từng biến trong phương trình hồi quy
85
Bảng 5.19. Trình bày kết quả kiểm định các giả thuyết thống kê đã nêu của mơ hình.
86
Hình 6.1. Trình tự thiết lập mơ hình mẫu ra quyết định đầu tư xây dựng dự án vốn ngân sách.89
Hình 6.2. Sơ đồ cấu trúc thứ bậc của phương pháp AHP.

90
Hình 6.3. Cấu trúc thứ bậc dạng hình cây của bài tốn RQĐ-ĐT (VNS)
91
Bảng 6.4. Chú thích các ký hiệu trình bày trong mơ hình RQĐ-ĐT (VNS).
91
Hình 6.5 Thao tác lựa chọn mơ hình phân phối hay lý tưởng.
93
Hình 6.6: Thao tác lựa chọn đồ thị phân tích độ nhạy
94
Hình 6.7 Kết quả độ ưu tiên tổng thể của bài toán ra quyết định theo mơ hình phân phối
(dự án 1)
98
Hình 6.8 Kết quả độ ưu tiên tổng thể của bài toán ra quyết định theo mơ hình lý tưởng
(dự án 1)
98
Hình 6.9 Kết quả độ ưu tiên tổng thể của bài toán ra quyết định theo mơ hình phân phối
(dự án 2)
98
Hình 6.10 Kết quả độ ưu tiên tổng thể của bài toán ra quyết định theo mơ hình lý tưởng
(dự án 2)
99
Hình 6.11 Đồ thị phân tích độ nhạy tổng quan của 5 nhóm tiêu chuẩn chính.
99
Hình 6.12 Đồ thị phân tích độ nhạy động của 5 nhóm tiêu chuẩn chính.
100
Hình 6.13 Đồ thị phân tích độ nhạy hai chiều giữa 2 tiêu chuẩn chính “KTXH” và “TC”. 100
Hình 6.14 Đồ thị phân tích độ nhạy sự khác biệt giữa 2 phương án RQĐ-ĐT và RQĐ-KĐT với
5 nhóm tiêu chuẩn chính.
100
101

Hình 6.15 Đồ thị phân tích độ nhạy đường dốc của tiêu chuẩn chính “DDC”.
Hình 6.16 Hiển thị cùng lúc 4 đồ thị: tổng quan, độ nhạy động, đường dốc và sự khác biệt. 101

HVTH: NGUYỄN THỊ MINH PHƯỢNG
MSHV: 09080251

Page 7


Thuyết minh luận văn Thạc sĩ 

GVHD: TS. ĐINH CÔNG TỊNH

BẢNG NHẬN XÉT ........................................................................................................ 1
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ ............................................................................. 2
LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................. 3
TÓM TẮT LUẬN VĂN.................................................................................................. 4
ABSTRACT ..................................................................................................................... 5
DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ BẢNG BIỂU ............................................................... 6

MỤC LỤC ............................................................................. 8
CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................ 11
1.1 Giới thiệu chung .................................................................................................................. 11
1.2 Xác định các vấn đề cần nghiên cứu ................................................................................... 15
1.3 Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................................ 18
1.4 Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................................. 19
1.5 Đóng góp (hoặc kết quả) dự kiến của nghiên cứu............................................................... 19

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN ........................................................................................ 20
2.1 Tổng quan về tình hình đầu tư ở Việt Nam .................................................................... 20

2.1.1 Các văn bản pháp luật áp dụng hiện hành....................................................................... 20
2.1.2 Trình tự các bước thực hiện cơng tác đầu tư ................................................................... 20
2.1.3 Trình tự ra quyết định đầu tư dự án vốn ngân sách......................................................... 22
2.1.4 Các nghiên cứu trước đây về các yếu tố tác động đến dự án xây dựng trong giai đoạn
chuẩn bị đầu tư ......................................................................................................................... 23
2.1.5 Các nghiên cứu trước đây về việc đầu tư một dự án xây dựng ........................................ 25
2.2 Các nghiên cứu trước đây về ứng dụng Analytic Hierarchy Process (AHP): ............. 26

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................ 28
3.1 Quy trình nghiên cứu ........................................................................................................ 28
3.2 Thu thập dữ liệu ................................................................................................................ 28
3.3 Các phương pháp, công cụ nghiên cứu ........................................................................... 30
3.3.1 Các cơ sở lý thuyết, phương pháp nghiên cứu............................................................... 30
HVTH: NGUYỄN THỊ MINH PHƯỢNG
MSHV: 09080251

Page 8


Thuyết minh luận văn Thạc sĩ 

GVHD: TS. ĐINH CÔNG TỊNH

A/ LÝ THUYẾT RA QUYẾT ĐỊNH TRONG QUẢN LÍ............................................................. 30
B/ PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH LƯỢNG AHP ............................................................................... 31
C/ LÝ THUYẾT THẨM ĐỊNH DỰ ÁN .................................................................................. 37
D/ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH ...................................................................... 41
E/ PHÂN TÍCH KINH TẾ- XÃ HỘI ........................................................................................ 43
F/ PHÂN TÍCH RỦI RO ........................................................................................................... 45
G/ LẠM PHÁT.......................................................................................................................... 49

H/ LÝ THUYẾT THỐNG KÊ .................................................................................................. 50
3.3.2 Công cụ nghiên cứu ........................................................................................................ 55
A/ PHẦN MỀM THỐNG KÊ SPSS ......................................................................................... 56
B/ PHẦN MỀM HỖ TRỢ EXPERT CHOICE (EC) ................................................................ 56

CHƯƠNG 4: MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT ................................................ 57
4.1 Khái niệm các thuật ngữ sử dụng trong nghiên cứu...................................................... 57
4.2 Xác định các yếu tố, nhóm yếu tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định đầu tư dự án xây
dựng vốn ngân sách ................................................................................................................. 62
4.3 Mơ hình nghiên cứu đề xuất với 5 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định đầu
tư hay không đầu tư dự án xây dựng vốn ngân sách ........................................................... 72

CHƯƠNG 5: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KIỂM ĐỊNH CÁC GIẢ THUYẾT...... 73
5.1 Kết quả thống kê và phân tích số liệu thống kê mơ tả mẫu của nghiên cứu................ 73
5.2 Kết quả q trình phân tích bằng định lượng các yếu tố ảnh hưởng đến việc ra quyết
định đầu tư dự án xây dựng vốn ngân sách .......................................................................... 77
5.3 Kết luận ............................................................................................................................. 86

CHƯƠNG 6: ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH LƯỢNG AHP ĐỂ XÂY
DỰNG MƠ HÌNH RA QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ DỰ ÁN VỐN NGÂN SÁCH ..... 88
6.1 Sơ lược về mơ hình ra quyết định đầu tư vốn ngân sách (mơ hình RQĐ-ĐT (VNS)):88
6.2 Thiết lập và sử dụng mơ hình RQĐ-ĐT (VNS) .............................................................. 89
6.3 Ứng dụng mơ hình RQĐ-ĐT (VNS) vào các dự án vốn ngân sách trong thực tế ....... 95
6.4 Kết luận về mơ hình RQĐ-ĐT (VNS):........................................................................... 102

HVTH: NGUYỄN THỊ MINH PHƯỢNG
MSHV: 09080251

Page 9



Thuyết minh luận văn Thạc sĩ 

GVHD: TS. ĐINH CÔNG TỊNH

CHƯƠNG 7: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................ 103
7.1 Kết luận.............................................................................................................................. 103
7.2 Những hạn chế và hướng nghiên cứu tíếp theo................................................................. 105
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................... 106
PHỤ LỤC 1, 2, 3, 4, 5.

HVTH: NGUYỄN THỊ MINH PHƯỢNG
MSHV: 09080251

Page 10


Thuyết minh luận văn Thạc sĩ 

GVHD: TS. ĐINH CÔNG TỊNH

CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Giới thiệu chung: 
Từ việc nhận thức, lĩnh hội được khái niệm về “một nền kinh tế độc lập tự chủ” trong bối
cảnh hội nhập và toàn cầu hóa, Việt Nam đã đổi mới tư duy kinh tế bằng cách mở cửa hội
nhập và từng bước thực hiện các chính sách đổi mới trong suốt 20 năm qua. Cụ thể là việc
đổi mới toàn diện hệ thống pháp luật như thay đổi Hiến pháp 1992, sửa đổi và ban hành
mới hàng loạt các Luật và Pháp lệnh để phù hợp với các điều kiện đổi mới và hội nhập
kinh tế thế giới; cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và các chính sách kinh tế theo hướng phát
huy mọi năng lực sản xuất lẫn tiềm năng của đất nước [27]. Và thực tiễn đã chứng minh

Việt Nam từ một nền kinh tế khép kín đã ngày càng hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế quốc
tế (nổi bật là sự kiện Việt Nam gia nhập, trở thành thành viên chính thức thứ 150 của tổ
chức thương mại quốc tế năm 2006 và được Mỹ thông qua Quy chế quan hệ thương mại
bình thường vĩnh viễn), đồng thời tiếp nhận nhiều nguồn vốn đầu tư (FDI, ODA, …) lẫn
cơng nghệ mới từ các tập đồn lớn ở các nước trên thế giới thuộc các lĩnh vực công nghệ,
dịch vụ. Điều này giúp Việt Nam tiếp cận nhanh các thành tựu khoa học, công nghệ-kỹ
thuật tiên tiến trên thế giới, xây dựng thêm nhiều cơ sở hạ tầng, đồng thời gia tăng năng
suất lao động, cải tiến chất lượng sản phẩm, trình độ chun mơn kỹ thuật của đội ngũ
công nhân Việt Nam….
Bảng 1.1: Cơ cấu vốn đầu tư ở Việt Nam phân theo thành phần kinh tế
Nguồn: Tổng cục thống kê (TCTK)
Cơ cấu vốn đầu tư (%)
Năm

Tổng số

Kinh tế
Nhà nước

Kinh tế ngồi
nhà nước

Khu vực có vốn
đầu tư nước ngoài

1995

100,0

42,0


27,6

30,4

1996

100,0

49,1

24,9

26,0

1997

100,0

49,4

22,6

28,0

1998

100,0

55,5


23,7

20,8

1999

100,0

58,7

24,0

17,3

2000

100,0

59,1

22,9

18,0

2001

100,0

59,8


22.6

17,6

2002

100,0

57,3

25,3

17,4

2003

100,0

52,9

31,1

16,0

2004

100,0

48,1


37,7

14,2

2005

100,0

47,1

38,0

14,9

2006

100,0

45,7

38,1

16,2

2007

100,0

37,2


38,5

24,3

2008
Sơ bộ 2009

100,0

33,9

35,2

30,9

100,0

40,6

33,9

25,5

HVTH: NGUYỄN THỊ MINH PHƯỢNG
MSHV: 09080251

Page 11 



Thuyết minh luận văn Thạc sĩ 

GVHD: TS. ĐINH CƠNG TỊNH

Nhìn vào bảng tỷ trọng của các nguồn vốn đầu tư trong và ngồi nước, ta thấy có sự thay
đổi về tỷ trọng trong nguồn vốn từ kinh tế nhà nước giai đoạn năm 1995-2000 và năm 2001
– 2008, chứng tỏ có sự đổi mới về tư duy quản lý của nhà nước khi chuyển dần nền kinh tế
bao cấp sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong các năm 2001-2008,
nhà nước đã rút dần vai trò đầu tư trực tiếp vào sản xuất kinh doanh, tập trung đầu tư vào
những lĩnh vực, những vùng mà các nhà đầu tư tư nhân và đầu tư nước ngoài không muốn
đầu tư như đầu tư vào cơ sở hạ tầng, vào chương trình xóa đói giảm nghèo, nhất là các
vùng sâu, vùng xa, …. Riêng năm 2009, xu hướng gia tăng tỷ trọng nguồn vốn kinh tế nhà
nước nhằm: bù đắp phần sụt giảm của nguồn vốn đầu tư từ nước ngồi do tình hình khủng
hoảng tài chính và suy thối kinh tế tồn cầu đồng thời nhà nước cũng bù đắp lãi suất ngân
hàng trong nước để giúp các doanh nghiệp có thể tiếp cận nguồn vốn ngân hàng, giải cứu
tình trạng suy giảm kinh tế trong nước, tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm gia tăng do
giảm biên chế ở các cơng ty … Qua đó cũng đã thể hiện vai trò quyết định của nguồn nội
lực _ nguồn vốn đầu tư trong nước_ đối với sự nghiệp phát triển kinh tế Việt Nam, nâng
cao đời sống nhân dân [28].
Ngoài ra, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong dài hạn của Việt Nam từ năm 1992 đến nay
cũng đã thể hiện sự tăng trưởng của nền kinh tế nước nhà theo hướng cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa.
Bảng 1.2: Cơ cấu các ngành kinh tế Việt Nam từ năm 1990 - 2009
Nguồn: Tổng cục thống kê (TCTK)
Năm

Tổng
số

Cơ cấu các ngành (%)

Nông, lâm nghiệp
và thuỷ sản

Công nghiệp và
xây dựng

Dịch vụ

1990

100

38,74

22,67

38,59

1991

100

40,49

23,79

35,72

1992


100

33,94

27,26

38,80

1993

100

29,87

28,90

41,23

1994

100

27,43

28,87

43,70

1995


100

27,18

28,76

44,06

1996

100

27,76

29,73

42,51

1997

100

25,77

32,08

42,15

1998


100

25,78

32,49

41,73

1999

100

25,43

34,50

40,07

2000

100

24,53

36,73

38,74

2001


100

23,24

38,13

38,63

2002

100

23,03

38.49

38,48

2003

100

22,54

39.47

37,99

2004


100

21,81

40,21

37,98

HVTH: NGUYỄN THỊ MINH PHƯỢNG
MSHV: 09080251

Page 12 


Thuyết minh luận văn Thạc sĩ 

GVHD: TS. ĐINH CÔNG TỊNH

2005

100

20,97

41,02

38,01

2006


100

20,40

41,54

38,06

2007

100

20,34

41,48

38,18

2008

100

22,21

39,84

37,95

Sơ bộ 2009


100

20,91

40,24

38,85

Song song việc phát triển kinh tế, nhà nước ta luôn chú trọng đến việc phát triển xã hội và
bảo vệ môi trường nhằm thực hiện chiến lược phát triển bền vững đất nước (theo Quyết
định số 153/2004/QĐ/TTg ngày 17/08/2004 Thủ tướng Chính phủ ban hành “Định hướng
chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam)” và
trong “Định hướng kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế xã hội 2006-2010” (văn kiện Đại hội
Đảng lần thứ X, Hà Nội, 2006 và Nghị quyết Quốc hội khóa XI, Hà Nội, 2006). Kinh
nghiệm phát triển kinh tế Trung Quốc chính là một bài học điển hình về việc coi trọng phát
triển kinh tế và xem nhẹ các vấn đề khác có ảnh hưởng đến con người mà các quốc gia trên
thế giới cần phải tránh trong quá trình xây dựng chiến lược phát triển đất nước. Nhận định
về vấn đề này, ông Lý Xương Bình, Chủ nhiệm nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu xây
dựng nông thôn trường Đại học Hà Bắc Trung Quốc, đã nhận xét: “Tôi gọi nền kinh tế
Trung Quốc là nền kinh tế đèn cầy. Chúng tôi đốt sáng chính bản thân để mang ánh sáng
cho người khác, hủy hoại chính bản thân. Tơi cho rằng 30 năm phát triển vừa qua của
Trung Quốc là thời gian phát triển khó khăn và có nhiều mâu thuẫn nhất. 30 năm qua
chúng tôi đã hy sinh quá nhiều thứ để phát triển, vậy trong những năm sắp tới chúng tôi sẽ
phát triển dựa trên cái gì đây và phải trả giá như thế nào cho sự phát triển”…Khác với
Trung Quốc, Singapore trong vòng 40 năm kể từ ngày giành độc lập đã thành công không
chỉ về tăng tưởng kinh tế mà cịn phát triển xã hội. Đó là nhờ “việc sử dụng ngân sách một
cách chặt chẽ, cùng với những chính sách phân bổ nguồn lực hiệu quả bằng việc trợ giá và
cơ chế thị trường, sự can thiệp của nhà nước vào xã hội thông qua việc đem lại những cơ
hội kinh tế, một chính quyền có đủ năng lực và trung thực, một tầm nhìn dài hạn và thái độ
hợp tác”… [27]. Qua các trải nghiệm thực tiễn ở các nước láng giềng, chứng tỏ phải phát

triển đất nước bền vững dựa trên sự kết hợp hài hòa về phát triển kinh tế, xã hội và môi
trường. Định hướng phát triển bền vững chính là cơ sở để xây dựng chiến lược, quy hoạch
tổng thể và kế hoạch phát triển của tất cả các ngành, địa phương để Việt Nam có thể hội
nhập sâu hơn vào thị trường thế giới, nâng cao năng lực cạnh tranh với các quốc gia
khác….
“Phát triển nhanh phải gắn liền với bền vững” chính là một trong những mục tiêu quan
trọng trong quan điểm phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước trong giai đoạn

HVTH: NGUYỄN THỊ MINH PHƯỢNG
MSHV: 09080251

Page 13 


Thuyết minh luận văn Thạc sĩ 

GVHD: TS. ĐINH CÔNG TỊNH

2011-2015 vừa được Đại hội Ban chấp hành Trung ương Đảng đề ra, tạo nền tảng để đến
năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại [29].
Sự phát triển bền vững cũng được đặt ra trong việc xem xét, đánh giá tính khả thi, hiệu quả
của các dự án đầu tư xây dựng có vốn ngân sách nhà nước. Đó là sự đầu tư khơng dựa trên
yếu tố lợi nhuận là chính mà xuất phát từ lợi ích quốc gia, đảm bảo mục đích kinh tế xã
hội, mơi trường, an ninh quốc gia ….
Trong tình hình hiện nay, với sự sụt giảm nguồn vốn ngân sách do kích cầu kinh tế trong
năm 2009, thực hiện cắt giảm một số loại thuế theo cam kết song phương đã được ký kết
khi gia nhập WTO (giảm 22% thuế nhập khẩu trong vòng 5 năm và 36% trong 10.600
dịng thuế đưa ra đàm phán với lộ trình kéo dài bình quân từ 5-7 năm) và tình hình giá dầu
thô, vàng tăng mạnh trên thế giới làm cho giá cả trong nước cũng tăng theo, nguy cơ lạm
phát cao …thì việc sử dụng hiệu quả đồng vốn ngân sách là một yêu cầu quan trọng hàng

đầu.
Theo đánh giá của Tổng hội Xây dựng Việt Nam, có thể nhận thấy dễ dàng hiệu quả đầu tư
qua chỉ số ICOR (Incremental Capital Output Ratio)_ là tỷ lệ phần trăm vốn đầu tư bỏ ra
để tạo một đơn vị phần trăm gia tăng tổng sản phẩm trong nước. Chỉ số ICOR càng cao
chứng tỏ hiệu quả đầu tư thấp, tình trạng lãng phí, thất thốt cịn xảy ra ….
ICOR qua các thời kỳ
Đơn vị: lần

6.1
5.2

5.6

4.6

1996-2000

2001-2005

2006-2009

1996-2009

Hình1.3 Chỉ số ICOR qua các thời kỳ
Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam, [38].

Chính vì sự có hạn của nguồn vốn ngân sách cũng như tài nguyên thiên nhiên nên việc
quyết định đầu tư xây dựng không hợp lý sẽ làm lãng phí tài sản của nhân dân, ảnh hưởng
trực tiếp đến cuộc sống của người dân nơi dự án xây dựng và có thể đánh mất cơ hội đầu tư
khác của đất nước, làm phai dần niềm tin của dân chúng …. Tùy theo quy mô và nguồn

vốn đầu tư mà mức độ ảnh hưởng của một dự án xây dựng sẽ tác động đến nền kinh tế, xã

HVTH: NGUYỄN THỊ MINH PHƯỢNG
MSHV: 09080251

Page 14 


Thuyết minh luận văn Thạc sĩ 

GVHD: TS. ĐINH CÔNG TỊNH

hội, chính trị của vùng, khu vực nơi dự án tồn tại khác nhau. Bên cạnh đó, do đặc thù của
ngành xây dựng mà nhiều yếu tố rủi ro từ bên ngoài tác động vào dự án cũng ảnh hưởng
lớn đến hiệu quả của dự án như yếu tố lạm phát, sự biến động của giá cả, tỷ giá hối đoái ….
Dự án được đầu tư sẽ trở nên an toàn và có hiệu quả cao hơn nếu tất cả các yếu tố ảnh
hưởng được xem xét một cách toàn diện, đồng thời. Hơn nữa, việc nhận định, đánh giá tính
hiệu quả dự án cần phải khách quan, trung thực và mang tính khoa học.
1.2 Xác định các vấn đề cần nghiên cứu: 
Bản chất chủ yếu của việc đầu tư là mang lại lợi nhuận cho người đầu tư hay lợi ích cho xã
hội, cộng đồng, quốc gia. Một dự án đầu tư không hiệu quả tức là đã sử dụng nguồn vốn
không hiệu quả, đồng nghĩa với lãng phí: về tiền, sức lao động, thời gian lao động, cơ hội,
tiềm năng, ảnh hưởng đến nền kinh tế - xã hội, đôi khi cịn gây tác hại xấu đến mơi trường,
… ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững đất nước. Vì vậy, Luật Đầu tư đã quy định, việc
sử dụng vốn nhà nước đầu tư_ vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước, vốn tín dụng
do nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và vốn đầu tư khác
của Nhà nước_ phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định đầu tư thẩm định và
chấp thuận đồng thời thực hiện đầu tư đúng pháp luật, đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng,
chống dàn trải, lãng phí, thất thốt, khép kín.
Lãng phí là việc quản lý, sử dụng tiền, tài sản, lao động, thời gian lao động và tài nguyên

thiên nhiên không hiệu quả, … là vượt định mức, tiêu chuẩn quy định hay khơng đạt mục
tiêu (trường hợp lĩnh vực đó có quy định) [5]. Thực tế, việc lãng phí xảy ra trong hầu hết
các giai đoạn của dự án đầu tư do nhiều nguyên nhân. Bộ Xây dựng đã liệt kê các ngun
nhân gây lãng phí từ 43 cơng trình sai phạm có tổng mức đầu tư trên 5.362 tỉ đồng, trong
đó vốn từ ngân sách chiếm 79,6%:
 Quyết định đầu tư sai.
 Thiếu quy hoạch, không tuân thủ quy hoạch.
 Thiếu nguồn vốn nhưng vẫn quyết định đầu tư và bố trí vốn đầu tư dàn trải.
 Năng lực của các tổ chức tư vấn khảo sát, thiết kế yếu kém.
 Chất lượng thi công xây dựng yếu kém.
 Sự phối hợp quản lý đầu tư xây dựng các chương trình trọng điểm quốc gia giữa các
Bộ, Ngành, địa phương chưa chặt chẽ.
Trong thời gian qua, việc quy hoạch “nửa vời” (quy hoạch treo) và quy hoạch “thiếu đồng
bộ” giữa các ngành, các địa phương khơng chỉ gây lãng phí, chưa phát huy hiệu quả tổng
thể mà còn mang lại hậu quả rất lớn [30, 31]. Khơng chỉ lãng phí về đất đai mà cịn ảnh
hưởng đến cơng ăn việc làm, thói quen, sinh hoạt hàng ngày của người dân do phải chờ
giải tỏa, hiện tượng đầu cơ gây bất ổn trong thị trường nhà đất, thậm chí cịn gây ô nhiễm
HVTH: NGUYỄN THỊ MINH PHƯỢNG
MSHV: 09080251

Page 15 


Thuyết minh luận văn Thạc sĩ 

GVHD: TS. ĐINH CƠNG TỊNH

mơi trường, làm ảnh hưởng đến bộ mặt của đô thị, của địa phương [30]. Vấn đề thiếu tầm
nhìn dài hạn trong hoạch định quy hoạch cũng dẫn đến một số dự án mới hồn thành đã lạc
hậu. Ước tính lãng phí ở khâu quy hoạch chiếm tới (60-70) % tổng số thất thốt, lãng phí

vốn NSNN [33].
Kết quả báo cáo của Chính phủ và báo cáo giám sát của đồn giám sát Ủy Ban Thường vụ
Quốc hội (UBTVQH) cho thấy tình trạng sử dụng vốn kém hiệu quả do bố trí vốn dàn trải,
thiếu đồng bộ, “khép kín” sự phát triển trong từng tỉnh, “chạy theo thành tích tăng trưởng”
của các địa phương trong thực hiện chính sách về đầu tư XDCB sử dụng vốn nhà nước ở
các Bộ, Ngành, địa phương giai đoạn 2005-2007. Chẳng hạn, năm 2005 có 2.280 dự án
chậm tiến độ, chiếm 9,2% tổng số dự án thực hiện đầu tư trong năm, trong đó 48 dự án
nhóm A chậm tiến độ, chiếm 11,54% tổng số các dự án nhóm A thực hiện đầu tư trong
năm; năm 2006 có 3.595 dự án chậm tiến độ, chiếm 13,1%, trong đó có 25 dự án nhóm A
(8,28%); năm 2007 có 3.979 dự án chậm tiến độ, chiếm 13,9%, trong đó có 19 dự án nhóm
A (7,88%) [34]. Qua đó, cho thấy hậu quả rất lớn của việc ban hành quyết định đầu tư sai,
thiếu thực tế cũng như vai trò quyết định của các cơ quan đứng đầu đồng thời cho thấy cần
tăng cường công tác thẩm tra, thẩm định trong khâu quyết định đầu tư .
Bên cạnh đó, yếu tố làm cho việc sử dụng nguồn vốn đầu tư kém hiệu quả phổ biến trong
quá trình thực hiện dự án là việc chậm tiến độ dẫn đến kéo dài thời gian hồn thành dự án,
chi phí tăng …hậu quả dự án chậm đưa vào sử dụng và khai thác. Theo Bộ trưởng Bộ
GTVT Hồ Nghĩa Dũng thì nguyên nhân chủ yếu gây chậm tiến độ của các dự án vốn ngân
sách nhà nước là do vốn cấp chậm, khó khăn trong việc giải phóng mặt bằng, sự biến động
của giá nguyên vật liệu chính, năng lực thực hiện của nhà Thầu thi cơng cịn yếu kém (tài
chính, thiết bị thi cơng, trình độ cơng nghệ, trình độ cán bộ kỹ thuật), sự quản lý còn lỏng
lẻo của các cơ quan chức năng ở ngành, địa phương [32].
Ngoài ra, sự phát triển tích cực về cơ sở vật chất trong ngành xây dựng: mở rộng cơ sở hạ
tầng giao thông, xây dựng nhiều đô thị mới, khu du lịch, nghỉ mát, khu công nghiệp, dịch
vụ … cùng với tốc độ gia tăng dân số nhanh dẫn đến diện tích đất nơng nghiệp, đất rừng,
lẫn sơng ngịi, kênh rạch ngày càng bị thu hẹp; tình trạng ơ nhiễm nguồn nước mặt ngày
càng gia tăng do các loại chất thải, nước thải chưa qua xử lý từ hoạt động sản xuất công
nghiệp, xây dựng và sinh hoạt gây nên, nguy cơ ô nhiễm nguồn nước ngầm do các chất ô
nhiễm hữu cơ khó phân hủy; tình trạng ơ nhiễm khơng khí do khói, bụi; tiếng ồn cũng ngày
càng tăng, dẫn đến nguy cơ mất cân đối trong hệ sinh thái, ….ảnh hưởng đến phát triển bền
vững mơi trường. Vì vậy, Chính phủ yêu cầu cần mọi người nâng cao ý thức bảo vệ môi

trường (nước, biển …), khai thác tài nguyên (khoáng sản, ...) hợp lý, sử dụng tài nguyên
thiên nhiên (đất đai, nước …) tiết kiệm và có hiệu quả đồng thời Chính phủ kêu gọi sự hỗ

HVTH: NGUYỄN THỊ MINH PHƯỢNG
MSHV: 09080251

Page 16 


Thuyết minh luận văn Thạc sĩ 

GVHD: TS. ĐINH CÔNG TỊNH

trợ của cộng đồng thế giới trong việc thực hiện cải tạo các sơng ngịi, kênh rạch ở Việt
Nam đã bị ô nhiễm nghiêm trọng, chẳng hạn như dự án cải tạo kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè,
cải tạo kênh nước Đen, cải tạo ô nhiễm kênh Tham Lương – Bến Cát – rạch Nước Lên ….
Mặc dù vậy, thực tế vẫn tồn tại nhiều trường hợp, xuất phát từ lợi nhuận kinh tế và lợi
dụng sự quản lý lỏng lẻo, thiếu kiểm soát thường xuyên của các cơ quan chức năng về mơi
trường mà các chủ kinh doanh cố tình xả nước thải chưa qua xử lý xuống sơng .... Điển
hình gần đây và nghiêm trọng nhất là việc công ty Vedan Việt Nam cố tình xả thải gây ơ
nhiễm dịng sơng Thị Vải…

Hình 1.4 Sơng Thị Vải trở thành dịng sơng chết. Ảnh SGTT
Để ngăn ngừa, hạn chế những tác động tiêu cực của dự án đến môi trường, Luật bảo vệ
mơi trường quy định, khi đầu tư dự án thì Chủ đầu tư phải lập báo cáo đánh giá tác động
của dự án đối với mơi trường trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Danh mục các dự án
phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường được ghi rõ trong Nghị định số
21/2008/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 28/02/2008. Tuy vậy, vẫn tồn tại các rủi ro
tiềm ẩn do hạn chế trình độ chun mơn, khơng có kinh nghiệm của các cơ quan thực hiện
và thẩm tra các báo cáo đánh giá tác động môi trường [35]. Ví dụ như hai dự án thử

nghiệm về khai thác bauxite ở Tân Rai Lâm Đồng đã bắt đầu thực hiện từ tháng 7/2008 và
Nhân Cơ ở Đăk Nông vừa mới thực hiện đầu năm 2010. Cả 2 dự án đều sử dụng công nghệ
Bayer và thiết bị kỹ thuật để thực hiện cơng nghệ này là hồn tồn phụ thuộc vào nước
ngồi. Hơn nữa, trong q trình chế biến bauxite tạo ra chất thải bùn đỏ_ gồm các thành
phần khơng thể hịa tan, trơ, khơng biến chất và tồn tại mãi mãi như Hematit (Fe 2 O 3 ), Natri
silico aluminate, Monohydrate nhôm (Al 2 O 3 .H 2 O) … hậu quả là phá hủy môi trường
chẳng những tại chỗ mà còn ảnh hưởng đến vùng đồng bằng Nam Bộ, và thiệt hại rất lớn
nếu các hồ chứa bùn đỏ này chẳng may bị vỡ…. [35]. Và thực tế, thảm họa bùn đỏ ở
Hungary ngày 04/10/2010 luôn là một bài học kinh nghiệm quý giá đối với nước ta khi

HVTH: NGUYỄN THỊ MINH PHƯỢNG
MSHV: 09080251

Page 17 


Thuyết minh luận văn Thạc sĩ 

GVHD: TS. ĐINH CÔNG TỊNH

quyết định những vấn đề liên quan đến khai thác bauxite nói riêng, tài ngun khống sản
nói chung.

www.rfa.org
Hình 1.5 Đoạn đê bị vỡ của một hồ chứa bùn đỏ thuộc nhà máy Ajkai
Timfoldgyar, Kolontar, cách thủ đô Budapest của Hungary 160km.
Ảnh chụp ngày 08/10/2010, do phóng viên Nam Nguyên, RFA .

Các phân tích trên cho thấy việc “làm đúng, làm tốt ngay từ đầu” là điều vô cùng cần thiết,
đặc biệt trong bối cảnh kinh tế thị trường có nhiều biến động như hiện nay. Đồng thời cho

thấy vai trò và trách nhiệm to lớn của các cấp thẩm quyền quyết định đầu tư dự án, nhất là
dự án có nguồn vốn ngân sách cũng như năng lực của đội ngũ cán bộ làm cơng tác thẩm
định đầu tư.
Mục đích chính của việc thẩm định là xem xét, đánh giá tính hiệu quả và tính khả thi của
dự án đầu tư. Kết quả thẩm định là cơ sở để giúp cơ quan thẩm quyền phân tích và tổng
hợp từ đó ra quyết định nên đầu tư hay không đầu tư. Đối với dự án đầu tư thuộc nguồn
vốn ngân sách thì việc đánh giá này phức tạp hơn nhiều vì phải xem xét kỹ thêm về khía
cạnh kinh tế, xã hội, an ninh quốc phịng ngồi khía cạnh tài chính và môi trường mà thông
thường các chỉ tiêu này mâu thuẫn nhau. Mặt khác, việc đánh giá mức độ quan trọng giữa
các dữ liệu định tính với nhau là điều khó khăn, dễ sai lệch do ước đốn mang tính chủ
quan và thiếu cơ sở khoa học. Và sẽ càng khó khăn hơn nếu kể thêm các rủi ro liên quan
đến việc quyết định đầu tư dự án.
Vì vậy, các vấn đề cần nghiên cứu của luận văn là xác định các yếu tố định tính ảnh hưởng
đến việc ra quyết định đầu tư dự án vốn ngân sách để từ đó xây dựng nên mơ hình hỗ trợ ra
quyết định dựa trên phương pháp định lượng AHP (Analytic Hierarchy Process). Điều này
sẽ giúp người ra quyết định cũng như đơn vị thẩm định có cơ sở chắc chắn hơn và hiệu quả
hơn khi phê duyệt dự án đầu tư, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn NSNN.
1.3 Mục tiêu nghiên cứu:
Nghiên cứu được tiến hành nhằm đáp ứng các mục tiêu sau đây:

HVTH: NGUYỄN THỊ MINH PHƯỢNG
MSHV: 09080251

Page 18 


Thuyết minh luận văn Thạc sĩ 

GVHD: TS. ĐINH CÔNG TỊNH


Phân tích, đánh giá và xác định các yếu tố ảnh hưởng và các nhân tố đại diện cho các
yếu tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định đầu tư dự án xây dựng thuộc nguồn vốn ngân
sách tại Việt Nam.
Từ đó, xây dựng mơ hình hỗ trợ ra quyết định có nên đầu tư hay khơng đối với dự án
xây dựng vốn ngân sách từ các nhân tố trên bằng cách kết hợp ứng dụng phương pháp
định lượng AHP (Analytic Hierarchy Process) và phần mềm hỗ trợ ra quyết định EC
(Expert Choice).
Kiểm nghiệm mơ hình qua một vài dự án được đầu tư xây dựng tại Việt Nam.
1.4 Phạm vi nghiên cứu:
Vì thời gian và kinh phí có hạn nên đề tài chỉ nghiên cứu trong những giới hạn sau đây:
Góc độ phân tích: nghiên cứu là của các cấp thẩm quyền quyết định đầu tư dự án (do
vốn ngân sách), do đó việc thiết lập mơ hình hỗ trợ ra quyết định đầu tư đảm bảo chủ
yếu lợi ích chung của cộng đồng, xã hội, và an ninh quốc phòng.
Phạm vi nghiên cứu: do tùy theo loại dự án đầu tư và quy mô đầu tư mà việc xác định
các nhân tố ảnh hưởng sẽ khác nhau. Do đó, nghiên cứu giới hạn trong phạm vi xây
dựng dân dụng và khơng thuộc cấp cơng trình đặc biệt trên địa bàn khu vực TP. HCM
và các tỉnh lân cận. Thời gian thực hiện nghiên cứu là 6 tháng, bắt đầu từ tháng 6 năm
2010 đến tháng 12 năm 2010.
Đối tượng khảo sát: Việc thu thập dữ liệu khảo sát chủ yếu là từ những người đã có
kinh nghiệm trong quản lý đầu tư xây dựng, lập dự án xây dựng, các chủ nhiệm dự án,
trưởng ban quản lý dự án, trưởng phòng đầu tư, các kiến trúc sư hay kỹ sư quản lý dự
án, các cán bộ chuyên làm nhiệm vụ thẩm định dự án … nhằm đảm bảo dữ liệu thu
được là chính xác, tin cậy và hiệu quả cao trong thời gian ngắn nhất.
1.5 Đóng góp (hoặc kết quả) dự kiến của nghiên cứu:
Ý nghĩa thực tiễn: nghiên cứu sẽ cung cấp một mơ hình chung với cái nhìn tổng hợp
đề cập đến các chỉ tiêu ảnh hưởng đến tính khả thi của một dự án đầu tư. Mơ hình hỗ
trợ này được ứng dụng cho các dự án đầu tư xây dựng có vốn ngân sách ở Việt Nam.
Nó phù hợp với chính sách phát triển bền vững của đất nước và mang tính khoa học
giúp cho người quyết định phê duyệt đầu tư có cơ sở vững chắc, ra quyết định nhanh về
vấn đề đầu tư hay không đầu tư dự án.

Ý nghĩa khoa học: giúp học viên ứng dụng những kiến thức lý thuyết về đầu tư, đánh
giá, lập và thẩm định dự án đầu tư vào điều kiện tình hình thực tế và kế thừa thành quả
nghiên cứu khoa học ứng dụng vào đề tài nghiên cứu của mình. Ngồi ra, đề tài cịn là
một tài liệu tham khảo có ý nghĩa cho những người nghiên cứu tiếp theo sau này.

HVTH: NGUYỄN THỊ MINH PHƯỢNG
MSHV: 09080251

Page 19 


Thuyết minh luận văn Thạc sĩ 

GVHD: TS. ĐINH CÔNG TỊNH

 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN
2.1 Tổng quan về tình hình đầu tư ở Việt Nam:
2.1.1 Văn bản pháp luật áp dụng hiện hành:
Hệ thống pháp luật Việt Nam có liên quan đến hoạt động đầu tư:
- Luật Đầu tư (2005).
- Luật Đất Đai (2003).
- Luật Bảo vệ Môi trường (2005).
- Luật Thực hành Tiết Kiệm, Chống Lãng Phí (2005).
- Luật Ngân sách Nhà nước (2002).
- Luật Xây Dựng (2003).
- Luật thuế.
- Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg ngày 17/08/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc
ban hành định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình nghị sự
21 của Việt Nam).
- Nghị định số 108/2006/NĐ-CP về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số

điều của Luật Đầu tư.
- Nghị định số 12/2009/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng cơng trình.
- Nghị định số 08/2005/NĐ-CP về Quy hoạch Xây dựng.
- Nghị định số 197/2004/NĐ-CP về Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu
hồi đất.
- Nghị định số 69/2009/NĐ-CP quy định bổ sung về Quy hoạch sử dụng đất, giá đất,
thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
- Nghị định số 181/2004/NĐ-CP về thi hành Luật Đất đai.
- Nghị định số 188/2004/NĐ-CP về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại
đất.
- Nghị định số 123/2007/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số
188/2004/NĐ-CP về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất.
- Quyết định số 35/2010/QĐ-UBND ban hành Quy định về Bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn TP.HCM
2.1.2 Trình tự các bước thực hiện dự án đầu tư:
Trình tự thực hiện một dự án đầu tư xây dựng được chia làm 3 giai đoạn chính:

HVTH: NGUYỄN THỊ MINH PHƯỢNG
MSHV: 09080251

Page 20 


Thuyết minh luận văn Thạc sĩ 

Lập dự án
đầu tư

Chuẩn bị
đầu tư


GVHD: TS. ĐINH CƠNG TỊNH

Thiết kế

Đấu thầu

Thực hiện
đầu tư

Thi cơng

Nghiệm thu

Kết thúc dự án
xây dựng

Hình 2.1 Sơ đồ: Các giai đoạn của môt dự án xây dựng [58].
1. Giai đoạn 1: Chuẩn bị đầu tư
 Nghiên cứu thị trường, khả năng đầu tư và lựa chọn địa điểm xây dựng cơng trình.
 Lập báo cáo đầu tư xây dựng cơng trình (báo cáo nghiên cứu tiền khả thi) để trình
cấp có thẩm quyền cho chủ trương đầu tư. Đối với các dự án quan trọng quốc gia,
CĐT phải lập báo cáo đầu tư trình chính phủ xem xét và Quốc hội thông qua chủ
trương đầu tư và cho phép đầu tư. Đối với các dự án khác, CĐT phải lập dự án đầu
tư xây dựng cơng trình [6].
Lập dự án đầu tư xây dựng cơng trình (báo cáo nghiên cứu khả thi) nếu báo cáo đầu
tư được phê duyệt.
Đối với các dự án không phải lập báo cáo đầu tư thì CĐT lập ln dự án đầu tư (báo
cáo nghiên cứu khả thi) để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc lập báo cáo kinh
tế - kỹ thuật với những cơng trình khơng cần lập dự án đầu tư [1, 6].

Giai đoạn này kết thúc khi nhận được văn bản Quyết định đầu tư (dự án đầu tư thuộc
vốn Nhà nước) hoặc văn bản Giấy phép đầu tư (đầu tư của các thành phần kinh tế khác)
do cấp có thẩm quyền ban hành.
2. Giai đoạn 2: Thực hiện đầu tư
 Xin giao đất hoặc thuê đất để xây dựng cơng trình.
 Đền bù, giải phóng mặt bằng.
 Thiết kế cơng trình và lập dự án.
 Thẩm định thiết kế
 Xin giấy phép xây dựng, giấy phép khai thác tài nguyên (nếu có).
 Đấu thầu xây lắp và mua sắm thiết bị.
 Thực hiện thi cơng xây dựng cơng trình.
3. Giai đoạn 3: Kết thúc đầu tư.
 Tổng nghiệm thu và bàn giao cơng trình.
 Đưa cơng trình vào sử dụng.

HVTH: NGUYỄN THỊ MINH PHƯỢNG
MSHV: 09080251

Page 21 


Thuyết minh luận văn Thạc sĩ 

GVHD: TS. ĐINH CÔNG TỊNH

 Bảo hành cơng trình
 Quyết tốn vốn đầu tư.
2.1.3 Trình tự ra quyết định đầu tư dự án vốn ngân sách (trừ dự án tơn giáo và dự án có tổng
mức đầu tư < 15 tỷ đồng) [6]:
Thẩm định nhằm loại bỏ dự án

chưa thực sự cần thiết hoặc hiệu
quả đầu tư còn nghi ngờ.

NQĐĐT

Chỉ
định
Chủ
đầu


Dự án quan
trọng quốc
gia

Lập
báo
cáo
đầu


Dự án khác

NQĐĐT
duyệt
đồng ý

Lập dự
án đầu
tư xây

dựng
cơng
trình

Ra quyết
định

* Các dự án nhóm A: do Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định để trình Thủ tướng xem
xét. Tùy theo tính chất và sự cần thiết của từng dự án Thủ tướng yêu cầu Hội đồng
thẩm định Nhà nước về dự án đầu tư nghiên cứu và tư vấn trước khi quyết định đầu
tư (Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư là Chủ tịch HĐTĐNN về các dự án đầu tư).
* Các dự án nhóm B và C: thì người có thẩm quyền quyết định đầu tư có thể sử
dụng các cơ quan chun mơn trực thuộc hoặc có thể lựa chọn tổ chức tư vấn để
thẩm định.

Hình 2.2 Sơ đồ: Trình tự ra quyết định đầu tư xây dựng dự án vốn ngân sách
 Theo điều 3 của Nghị định 12/2009/NĐ-CP: Trước khi lập dự án đầu tư xây dựng cơng
trình đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước thì Người quyết định đầu tư sẽ
quyết định Chủ Đầu tư xây dựng cơng trình_ người được giao quản lý và sử dụng vốn
để đầu tư xây dựng công trình.
 Theo điều 2 khoản 3 của Nghị định 12/2009/NĐ-CP thì: Nhà nước sẽ quản lý tồn bộ
q trình đầu tư xây dựng đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước. Cụ thể:
từ việc xác định chủ trương đầu tư, lập dự án, quyết định đầu tư, lập thiết kế, dự toán,
lựa chọn nhà thầu, thi công xây dựng đến nghiệm thu, bàn giao và đưa cơng trình vào
khai thác sử dụng.
 Theo điều 3 của Nghị định 12/2009/NĐ-CP: Người quyết định đầu tư hoặc người ủy
quyền quyết định đầu tư có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc giám sát, đánh giá đầu
tư. Riêng đối với dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư thì Bộ quản lý

HVTH: NGUYỄN THỊ MINH PHƯỢNG

MSHV: 09080251

Page 22 


Thuyết minh luận văn Thạc sĩ 

GVHD: TS. ĐINH CÔNG TỊNH

ngành tổ chức thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư. Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan
đầu mối để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
 Thẩm quyền quyết định đầu tư đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước
(khoản 1 điều 12 của NĐ12/2009/NĐ-CP):
a. Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư: các dự án quan trọng quốc gia theo Nghị
quyết của Quốc hội và các dự án quan trọng khác.
b. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan cấp Bộ, quyết định đầu tư các dự án nhóm A, B, C.
Đối với các dự án nhóm B, C thì Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan cấp Bộ được ủy quyền
hoặc phân cấp quyết định đầu tư cho cơ quan cấp dưới trực tiếp.
c. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư các dự án nhóm A, B, C trong
phạm vi và khả năng cân đối ngân sách của địa phương sau khi thông qua Hội đồng
nhân dân cùng cấp. Đối với các dự án nhóm B, C thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh, cấp huyện được ủy quyền hoặc phân cấp quyết định đầu tư cho cơ quan cấp dưới
trực tiếp.
d. Tùy theo điều kiện cụ thể của từng địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
quy định cụ thể cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã được quyết định đầu
tư các dự án có sử dụng nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách cấp trên.
 Nội dung quyết định đầu tư xây dựng đầu tư cơng trình theo mẫu (khoản 4 điều 12 và
PL III của NĐ12/2009/NĐ-CP): …..
2.1.4 Các nghiên cứu trước đây về các yếu tố tác động đến dự án xây dựng trong giai đoạn
chuẩn bị đầu tư:

Theo kết quả nghiên cứu của Lin Qiao và nhóm tác giả (2001) thì một số yếu tố ảnh hưởng
đến sự thành công dự án xây dựng trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư là: “(1) xác định dự án đúng
đắn sẽ giúp cho Chủ đầu tư dự báo được quy mơ, kinh phí và cơng năng sử dụng của dự án, (2)
tình hình kinh tế, chính trị ổn định, (3) tình hình tài chính và năng lực quản lý tài chính của
Chủ đầu tư sẽ làm cho dự án thực hiện đúng theo kế hoạch và giảm thiểu những phát sinh về
chí phí, dự báo chi phí của Chủ đầu tư càng chính xác bao nhiêu thì giảm thiểu vấn đề phát
sinh chi phí bấy nhiêu, (4) xác định các yếu tố cần thiết cho dự án nhằm làm cơ sở cho thiết kế
hợp lý và dự báo được nhu cầu trong tương lai một cách chính xác nhằm giảm thiểu những
phát sinh trong quá trình thực hiện, giúp thời gian thực hiện dự án không bị kéo dài” [59].
Theo Munns và Bjeirmi (2001) thì “sự hiểu biết về nhu cầu của Chủ đầu tư để lập dự án khả
thi hợp lý và quá trình lập kế hoạch thực thi dự án” là yếu tố tác động đến sự thành công của
dự án trong giai đoạn này.
Kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả N. D. Long và Đ.T.X. Lan (2003): các yếu tố góp phần
thành cơng dự án trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư là: (1) Xác định mục tiêu và quy mô dự án rõ
HVTH: NGUYỄN THỊ MINH PHƯỢNG
MSHV: 09080251

Page 23 


Thuyết minh luận văn Thạc sĩ 

GVHD: TS. ĐINH CÔNG TỊNH

ràng (2) Sự quyết tâm của các bên tham gia thực hiện, quyết tâm đối với dự án và sự động
viên, ủng hộ, khuyến khích kịp thời của cấp lãnh đạo là điều kiện tiên quyết nhằm đảm bảo
môi trường làm việc thuận lợi cả bên trong và bên ngoài dự án.
Theo Nguyễn Văn Hiệp (2001) những nguyên nhân chính làm cho dự án thất bại trong giai
đoạn này: (1) năng lực của Ban quản lý dự án trong việc lập dự án, lập báo cáo nghiên cứu khả
thi không phù hợp cũng là nguyên nhân làm dự án thất bại. (2) việc lựa chọn các đơn vị tư vấn

thực hiện các công tác về dự báo và nhu cầu thiếu chính xác dẫn đến khơng sử dụng được hoặc
sử dụng khơng phù hợp, gây lãng phí, (3) xây dựng và xác định dự án không hợp lý làm phát
sinh những vấn đề khác trong quá trình thực hiện kéo theo chậm tiến độ và vượt kinh phí so
với dự tính [59].
Nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Duy Long và Lưu Trường Văn (2003) về “Các vấn đề
vướng mắc của các dự án ở Thành phố Hồ Chí Minh” cũng đã cho thấy 2 yếu tố trong nhóm
“vấn đề về địa điểm dự án” là: “giải tỏa mặt bằng chậm” và “đền bù không thỏa đáng” luôn là
những vấn đề khó khăn phổ biến trong cơng tác đền bù, giải phóng mặt bằng để thực hiện dự
án đầu tư.
Tác giả Lương Đức Long và các tác giả khác (2003) cũng xác định những nguyên nhân ảnh
hưởng sau trong kết quả nghiên cứu về: “Các yếu tố rủi ro trong xây dựng dẫn đến thất bại của
dự án xây dựng trong giai đoạn báo cáo nghiên cứu khả thi”: (1) Khảo sát, thu thập thơng tin
khơng đầy đủ, chính xác khi nghiên cứu hồ sơ để lập dự án, (2) Không tính đến các bất trắc có
thể xảy ra, (3) Lựa chọn địa điểm xây dựng không phù hợp, (4) Lựa chọn kỹ thuật và công
nghệ không phù hợp, (5) Các yếu tố khách quan và chủ quan của con người.
Đỗ Hồng Hải (2005) đã xác định các yếu tố có ảnh hưởng đáng kể đến đến sự thành công dự
án, trong đó có một số yếu tố thuộc giai đoạn chuẩn bị đầu tư và một yếu tố rủi ro về chi phí
như: (1) yếu tố về năng lực Ban QLDA, (2) yếu tố đền bù giải tỏa, (4) yếu tố về tài chính, (5)
yếu tố mục tiêu và quy mô dự án”, (6) yếu tố về giám đốc Ban QLDA, (7) yếu tố chính xác
trong việc báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và báo cáo khả thi, (8) yếu tố về văn bản pháp lý,
(9) yếu tố về công nghệ, (10) yếu tố về sự gia tăng chi phí giá cả. [56].
Thiều Quang Tân (2005) đưa ra những nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của dự án xây dựng
trong giai đoạn này và hai yếu tố rủi ro có thể xảy ra gồm: (1) Chủ đầu tư (Ban QLDA) khơng
xây dựng được u cầu kỹ thuật, tính năng hoạt động và mục tiêu của dự án rõ ràng, (2)
Những biến động về giá cả thị trường, (3) Những trở ngại trong cơng tác đền bù giải phóng
mặt bằng, (4) Những khó khăn về tài chính của Chủ đầu tư, (5) Công tác chuẩn bị đầu tư,
nghiên cứu khả thi lập dự án, lập thiết kế dự toán quá nhiều thủ tục, thời gian trước khi khởi
công, (6) Chính sách của Nhà nước về quản lý đầu tư xây dựng thay đổi, (7) Những điều kiện
bất thường của dự án như thời tiết không thuận lợi, thi công xây lắp gặp đá ngầm … [59].


HVTH: NGUYỄN THỊ MINH PHƯỢNG
MSHV: 09080251

Page 24 


×