Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Bước đầu nghiên cứu đặc đểim sinh học của nấm phialophora parasitica phân lập từ bột gỗ cây dó bầu đã hình thành trầm hương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 91 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
--------ZY--------

NGUYỄN LÊ XUÂN LONG

BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA NẤM
Phialophora parasitica PHÂN LẬP TỪ BỘT GỖ CÂY DÓ BẦU
ĐÃ HÌNH THÀNH TRẦM HƯƠNG
Chuyên ngành: CÔNG NGHỆ SINH HỌC

Mã số: 604280

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 12 năm 2007


CÔNG TRÌNH ĐƯC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
------------------------------------

Cán bộ hướng dẫn khoa học : PGS.TSKH NGÔ KẾ SƯƠNG

Cán bộ chấm nhận xét 1

: ..............................................................................

(Ghi rõ họ tên, học hàm, học vị và chữ ký)



Cán bộ chấm nhận xét 2

: ..............................................................................

(Ghi rõ họ tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Luận văn thạc só được bảo vệ tại:

HỘI ĐỒNG CHẤM BẢO VỆ LUẬN VĂN THẠC SĨ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

Ngày

Tháng

Năm 2007


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

PHÒNG ĐÀO TẠO SĐH

ĐỘC LẬP - TỰ DO - HẠNH PHÚC

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 12 năm 2007

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ

Học và tên học viên : NGUYỄN LÊ XUÂN LONG
Phái :Nam.
Ngày tháng năm sinh : 20 - 12 - 1981
Nơi sinh : Khánh Hòa.
Chuyên ngành : Công Nghệ Sinh Học
MSHV : 03105626.
I - ĐỀ TÀI :
BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA NẤM
Phialophora parasitica PHÂN LẬP TỪ BỘT CÂY DÓ BẦU
ĐÃ TẠO TRẦM HƯƠNG
II - NHIỆM VỤ LUẬN VĂN:
¾ Nuôi cấy mẫu trên các môi trường chọn lọc dùng cho vi nấm.
¾ Phân lập và quan sát hình dạng, màu sắc của các loại nấm mọc được.
¾ Xác định nấm nghi ngờ là Phialophora parasitica.
¾ Định danh nấm Phialophora parasitica.
¾ Nghiên cứu các đặc điểm sinh học và khảo sát các điều kiện tối ưu của
nấm Phialophora parasitica.
III – NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 12/2006
IV – NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 12/2007
V – HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN : PGS.TSKH NGÔ KẾ SƯƠNG
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

CHỦ NHIỆM NGÀNH

BỘ MÔN QUẢN LÍ
CHUYÊN NGÀNH

PGS.TSKH Ngô Kế Sương

Nội dung và đề cương luận văn thạc só đã được Hội đồng Chuyên ngành thông qua.


PHÒNG ĐÀO TẠO SĐH

CHỦ NHIỆM NGÀNH


LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập và nghiên cứu tại Trường Đại Học Bách Khoa
Thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là trong giai đoạn thực hiện đề tài tốt nghiệp,
tôi đã nhận được sự giúp đỡ rất tận tình từ phía nhà Trường, Bộ môn, quý Thầy,
Cô và tất cả các bạn trong lớp Cao học CNSH 05 .
Xin chân thành biết ơn Bộ môn Công Nghệ Sinh học đã tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi học tập và thực hiện đề tài nghiên cứu này.
Xin chân thành biết ơn Thầy Ngô Kế Sương, Thầy Nguyễn Đức Lượng,
Cô Nguyễn Thuý Hương đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và động viên tôi trong
suốt quá trình thực hiện luận văn.
Cảm ơn sự giúp đỡ, góp ý chân thành của tất cả các bạn trong lớp cao học
CHSH 05 trong hơn 2 năm học tập và nghiên cứu.
Mặc dù trong quá trình thực hiện, tôi đã cố gắng hoàn thành luận văn một
cách tốt nhất nhưng chắc chắn cũng không tránh khỏi những thiếu sót, tôi xin
chân thành ghi nhận sự đóng góp quý báu của tất cả quý thầy cô và các bạn.

Học Viên : Nguyễn Lê Xuân Long


TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
Đề tài “Bước đầu nghiên cứu đặc điểm sinh học của nấm Phialophora
parasitica được phân lập từ bột cây dó bầu đã hình thành trầm hương” được tiến
hành tại phòng thí nghiệm Bộ môn Công nghệ sinh học, Trường Đại học Bách

Khoa Thành phố Hồ Chí Minh, từ tháng 12 năm 2006 đến tháng 12 năm 2007.
Các thí nghiệm được bố trí một cách ngẫu nhiên và lặp lại 3 lần. Kết quả cho
thấy:
¾ Trong chế phẩm kích thích tạo trầm hương nhân tạo có nhiều loại nấm
cùng phát triển khi được nuôi cấy trên môi trường thạch nhưng Phialophora
parasitica chỉ phát triển được trên môi trường có kháng sinh Cycloheximide
(0,5g/l) và Chloramphenicol (0,05g/l).
¾ Phialophora parasitica chỉ phân lập được khi nuôi cấy trên môi trường
Mycobiotic Agar. Trên môi trường này, các loại nấm khác phát triển rất hạn chế,
Phialophora parasitica và Fusarium phát triển tốt.
¾ Sau khi phân lập, Phialophora parasitica phát triển tốt trên môi trường
Malt extract agar for moulds.
¾ Phialophora parasitica có bào tử dạng hình trứng, cuống sinh bào tử có
dạng thể bình, thắt cổ chai rõ rệt, giống với đặc điểm cấu tạo đặc trưng của
giống Phialophora. Phialophora parasitica sinh sản bằng cách tạo bào tử, khi gặp
điều kiện môi trường thuận lợi, các bào tử sẽ bám sâu vào môi trường và phát
triển lan rộng khắp bề mặt môi trường. Phialophora parasitica phát triển tốt ở
điều kiện tự nhiên thông thường, nhiệt độ 25 – 300C.


ABSTRACT
The thesis, “Initially study the Phialophora parasitica fungus's bioscience
features which has isolated from agarwood” was implemented at Biotechnology
laboratory, The Polytechnic University, from Dec 2006 to Dec 2007. All these
experiments were arranged CRD test with 3 times reconstitution. The results
show that:
¾ There are many fungi in the product, which stimulates Aqualaria creates
artificial agarwood, have developed on agar media well. But Phialophora
parasitica have only developed on agar media with Cycloheximide (0,5g/l) vaø
Chloramphenicol (0,05g/l).

¾ Phialophora parasitica has isolated by mycobiotic agar media. On this
media, Phialophora parasitica and Fusarium deveope well but others fungi don’t.
¾ After isolating Phialophora parasitica from the product, it developes on
malt extract agar for moulds well.
¾ Colonies of Phialophora grow moderately slowly and attain a diameter of
2-3 cm following an incubation of 7 days at 250C. The texture is wooly to velvety
and may be heaped and granular in some strains. From the front, the color is
initially white and later becomes dark grey-green, brown or black. From the
reverse, it is iron grey to black.


MỤC LỤC

CHƯƠNG I
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................................1
1.1

ĐẶT VẤN ĐỀ ...............................................................................................................1

1.2

Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ........................................................................5

1.3

MỤC TIÊU VÀ MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI ...............................................................6

1.3.1

MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI ...................................................................................6


1.3.2

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .................................................................................6

1.4

PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................................................................6

1.5

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .........................................................................................6

CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .......................................................................8
2.1

Tổng quan về cây dó bầu .............................................................................................8

2.1.1

Vị trí phân loại của cây dó ...................................................................................8

2.1.2

Lịch sử xuất hiện của cây dó bầu. .......................................................................8

2.1.3

Đặc điểm hình thái, sinh thái và sinh học của cây dó bầu ...............................10


2.1.3.1

Đặc điểm hình thái ..........................................................................................10

2.1.3.2

Đặc điểm sinh thái ..........................................................................................13

2.1.3.3

Đặc điểm sinh học cây dó bầu .......................................................................14

2.1.4

Sự phân bố của cây dó .......................................................................................16

2.1.5

Kỹ thuật gieo, trồng và chăm sóc cây dó bầu...................................................18

2.1.5.1

Kỹ thuật gieo ươm và chăm sóc cây con .......................................................18

2.1.5.2

Kỹ thuật trồng và chăm sóc............................................................................19

2.1.6


Quá trình hình thành và kỹ thuật kích thích tạo trầm hương nhân tạo ở cây

dó bầu ............................................................................................................................21
2.1.6.1

Sự hình thành trầm hương trong tự nhiên ......................................................21


2.1.6.2

Cơ sở lý luận của việc kích thích cây dó tạo trầm hương nhân tạo .............23

2.1.6.3

Kỹ thuật kích thích cây dó bầu tạo trầm hương nhân tạo.............................24

2.1.6.4

Một số thành tựu về việc nghiên cứu kích thích tạo trầm hương nhân tạo

ở cây dó bầu....................................................................................................................25
2.2

Tổng quan về các kỹ thuật nuôi cấy, phân lập và nghiên cứu vi sinh vật. .............28

2.2.1
2.2.1.1

Chuẩn bị tăng sinh và pha loãng mẫu ............................................................29


2.2.1.2

Cấy mẫu và ủ mẫu ..........................................................................................29

2.2.1.3

Phát hiện và chọn lọc khuẩn lạc đặc trưng....................................................31

2.2.1.4

Kiểm tra tính thuần khiết của một giống vi sinh vật.....................................32

2.2.1.5

Phương pháp bảo quản giống vi sinh vật .......................................................34

2.2.2

Phương pháp nghiên cứu hình thái vi sinh vật ..................................................36

2.2.2.1

Tiêu bản giọt ép ..............................................................................................37

2.2.2.2

Tiêu bản tạm thời có nhuộm màu ..................................................................38

2.2.3

2.3

Kỹ thuật nuôi cấy, phân lập vi sinh vật .............................................................28

Phương pháp định danh vi sinh vật ....................................................................39

Tổng quan về nấm Phialophora parasitica ...............................................................40

CHƯƠNG 3
NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..............................................43
3.1

Nguyên vật liệu...........................................................................................................43

3.1.1 Mẫu bột cây dó đã hình thành trầm hương ..............................................................43
3.1.2

Mẫu chế phẩm kích thích cây dó tạo trầm hương nhân tạo có chứa nấm

Phialophora parasitica .......................................................................................................43
3.1.3
3.1.3.1

Môi trường thông thường ................................................................................44

3.1.3.2

Môi trường đặc trưng ......................................................................................48

3.1.4

3.2

Các loại môi trường dùng trong nghiên cứu......................................................43

Dung dịch dùng để quan sát nấm dưới kính hiển vi .........................................51

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................51


3.2.1

Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................51

3.2.2

Các điều kiện tiến hành nghiên cứu ..................................................................52

3.2.3

Bố trí thí nghiệm .................................................................................................52

3.2.3.1

Thí nghiệm 1: Nuôi cấy mẫu trên các môi trường nuôi cấy nấm mốc. .......52

3.2.3.2

Thí nghiệm 2: Xác định loại nấm nghi ngờ là Phialophora parasitica........54

3.2.3.3


Thí nghiệm 3: Định danh nấm Phialophora parasitica.................................54

3.2.3.4

Thí nghiệm 4: Khảo sát môi trường tối ưu của nấm Phialohora

parasitica.........................................................................................................................56
3.2.3.5

Thí nghiệm 5: Nghiên cứu đặc điểm sinh học của nấm Phialophora

parasitica.........................................................................................................................57

CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN..................................................................................................58
4.1

Thí nghiệm 1: Ủ mẫu trên các môi trường nuôi cấy nấm mốc ................................58

4.2

Thí nghiệm 2: Xác định loại nấm nghi ngờ là Phialophora parasitica....................61

4.3

Thí nghiệm 3: Định danh nấm Phialophora parasitica.............................................68

4.4


Thí nghiệm 4: Khảo sát môi trường tối ưu cho nấm Phialophora parasitica phân

lập được . .................................................................................................................................72
4.5

Thí nghiệm 5: Nghiên cứu đặc điểm sinh học của nấm Phialophora parasitica. ...75

CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................................................... 76
5.1

KẾT LUẬN .................................................................................................................76

5.2

ĐỀ NGHỊ.................................................................................................................... 76

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 77


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Lá và quả cây dó ...................................................................................7
Hình 2.2: Cây dó bầu ........................................................................................... 10
Hình 2.3: Lá cây dó bầu ....................................................................................... 10
Hình 2.4: Hoa cây dó bầu ..................................................................................... 11
Hình 2.5: Quả cây dó bầu..................................................................................... 11
Hình 2.6: Hạt cây dó ............................................................................................ 12
Hình 2.7: Trầm hương trong thân cây dó bầu ...................................................... 22
Hình 2.8: Trầm hương đã được khai thác ............................................................. 23
Hình 2.9: Tinh dầu trầm hương ............................................................................ 23

Hình 2.10: Bệnh nấm ở người do Phialophora parasitica gây ra......................... 40
Hình 2.11: Cuống sinh bào tử của Phialophora ................................................... 42
Hình 3.1: Cấu tạo cuống sinh bào tử và bào tử của giống Phialophora .............. 57
Hình 4.1.1: Mẫu chế phẩm nuôi cấy trên ở nghiệm thức 2 ................................. 60
Hình 4.1.2: Mẫu chế phẩm nuôi cấy trên ở nghiệm thức 3 ................................. 60
Hình 4.1.3: Mẫu bột trầm hương nuôi cấy ở nghiệm thức 4 ................................ 61
Hình 4.1.4: Mẫu bột trầm hương nuôi cấy ở nghiệm thức 12 .............................. 61
Hình 4.2.1: Nấm nghi ngờ là Phialophora có màu ôliu thẫm sau hai tuần nuôi cấy
.............................................................................................................................. 63
Hình 4.2.2: Nấm nghi ngờ là Phialophora có màu xám ôliu sau một tháng nuôi
cấy ........................................................................................................................ 64
Hình 4.2.3: Nấm nghi ngờ có thể là Phialophora parasitica sau 4 ngày nuôi cấy
.............................................................................................................................. 66
Hình 4.2.4: Nấm nghi ngờ có thể là Phialophora parasitica sau 10 ngày nuôi cấy
.............................................................................................................................. 66
Hình 4.2.5: Nấm nghi ngờ là Phialophora parasitica sau 14 ngày nuôi cấy........ 67


Hình 4.2.6: Nấm nghi ngờ là Phialophora parasitica sau 20 ngày nuôi cấy........ 67
Hình 4.2.7: Nấm nghi ngờ là Phialophora parasitica sau 30 ngày nuôi cấy........ 68
Hình 4.3.1: Cuống sinh bào tử của nấm nghi ngờ là Phialophora parasitica ...... 70
Hình 4.3.2: Bào tử của nấm nghi ngờ là Phialophora parasitica......................... 71
Hình 4.3.3: Cuống sinh bào tử và bào tử của nấm nghi ngờ là Phialophora
parasitica .............................................................................................................. 72
Hình 4.3.3: Bào tử và cuống sinh bào tử của giống Phialophora ........................ 73 


-1-

CHƯƠNG I


MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ [16], [17], [18], [19], [20]
Từ xưa đến nay, trầm hương và kỳ nam là hai loại lâm sản quý được hình
thành từ cây dó bầu già. Chúng có giá trị kinh tế rất cao trên thị trường trong
nước cũng như quốc tế vì kỳ nam, trầm hương có nhiều công dụng đặc biệt, khó
có sản phẩm thay thế. Chúng chứa các hương liệu quý được dùng để sản xuất
các loại mỹ phẩm cao cấp, nước hoa đắt tiền, trong y học, chúng được dùng để
chữa bệnh, dùng trong tín ngưỡng tôn giáo, … Việc sử dụng trầm hương đã có từ
rất lâu đời và chỉ dành cho giới thượng lưu, các bậc Vua chúa vì giá trị của nó
rất đắt.
Nhu cầu tiêu thụ trầm hương và tinh dầu trầm trên thế giới hiện nay rất
lớn, nhưng do hạn chế về vùng nguyên liệu nên lượng cung cấp chỉ đạt khoảng
40% so với nhu cầu. Trước đây, nguồn trầm hương chủ yếu được khai thác từ
thiên nhiên. Các nước có nguồn trầm hương cung cấp cho thế giới tập trung chủ
yếu ở khu vực Đông Nam Á và vài nước Nam Á như Ấn Độ, Bangladesh,
Bhutan. Tuy nhiên, nạn khai thác trầm hương vào những thập niên cuối của thế
kỷ XX có tính chất hủy diệt cây dó, làm cho nguồn cung cấp trầm hương trên
thị trường ngày càng cạn kiệt. Chẳng hạng năm 1993, Indonesia khai thác và
xuất khẩu hơn 661 tấn thì năm 1997 chỉ còn 302 tấn; tương tự như Indonesia,
Malaysia từ 43,6 tấn còn 21,6 tấn; Campuchia năm 1995 khai thác và xuất khẩu
133,8 tấn thì 3 năm sau chỉ còn 13,2 tấn; Ấn Độ năm 1995 xuất khẩu 15,1 tấn
thì năm 1997 chỉ còn 1,4 tấn. Các nước có nhu cầu nhập khẩu trầm hương lớn
bao gồm Đài Loan, Ả Rập Saudi, Hồng Kông, Ai cập, Ấn Độ, Nhật, Oman,

HV: Nguyễn Lê Xuân Long

Luận văn Thạc só



-2-

Trung Quốc và một số quốc gia khác. Trong đó, thị trường nhập khẩu trầm
hương lớn nhất là Đài Loan, kế đến là Ả Rập Saudi và Hồng Kông. Chỉ tính từ
năm 1993 đến năm 1998, Đài Loan đã nhập khoảng 4.500 tấn trầm hương từ
các quốc gia như Campuchia, Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia, Singaporee, Thái
Lan, … nhưng nhiều nhất là từ Indonesia (2829,5 tấn) và Việt Nam (531,8 tấn).
Các khu rừng trồng cây dó được con người tìm đến và khai thác trầm
hương, kỳ nam. Dần dà, nguồn trầm hương trong tự nhiên bị cạn kiệt, không
đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường. Trong khoảng một thập kỷ trở lại đây, nhu
cầu tiêu thụ trầm hương và tinh dầu trầm của thế giới rất lớn và ngày càng gia
tăng nhưng khả năng cung cấp rất hạn chế do nguồn trầm hương trong tự nhiên
không còn hoặc còn rất ít, mặc khác nguồn trầm hương nhân tạo chỉ mới được
tiến hành nghiên cứu và trồng trong thời gian gần đây nên chưa thể cung cấp
đủ nhu cầu của thị trường càng làm cho giá trị của trầm hương vốn đã cao lại
càng cao hơn. Chẳng hạn, một kg kỳ nam, thập niêm 80 giá từ 1.500 - 5.000
USD, nay tăng lên 15.000 - 50.000 USD; trầm hương loại 1 từ 800 -1.200 USD,
lên 7.000 - 8.000 USD; các loại khác cũng có mức tăng từ 10 đến 15 lần. Tinh
dầu trầm hương hiện nay tùy theo chất lượng, xuất xứ và công nghệ sản xuất,
có mức bán từ 5.000 đến 80.000 USD/lít. Thị trường mua bán trầm hương và
các sản phẩm trầm hương chủ yếu là Đài Loan, Thái Lan, Hồng Kông,
Singapore (70% tái xuất)); thị trường tiêu thụ trực tiếp là các nước Ảrập, Nhật
Bản (loại trầm hương tốt), khu vực Hồi giáo, Phật giáo và các ngành hương liệu
mỹ phẩm, đông y, dược phẩm.…
Theo CITES, khối lượng mua bán trầm hương trên thị trường thế giới
thời kỳ 1995 - 1997 khoảng 1.350 tấn (số liệu của Đài Loan trong khoảng thời
gian này hơn 2.050 tấn). Theo thống kê của TRP, khoảng 5 năm gần đây khu
vực Đạo giáo và Hồi giáo sử dụng hơn 2.500 tấn trầm các loại. Ngành hoá mỹ
HV: Nguyễn Lê Xuân Long


Luận văn Thạc só


-3-

phẩm mỗi năm nhu cầu khoảng 5.000 lít tinh dầu trầm hương loại tốt, nhưng
mới đáp ứng được khoảng 100 lít.
Ở Việt Nam, theo thống kê của ngành Thương mại từ năm 1986-1990,
khai thác và xuất khẩu khoảng 1.163,9 tấn trầm hương. Nhưng cũng giống như
các nước, số lượng ngày càng giảm sút. Chẳng hạn năm 1985 khai thác và xuất
khẩu 216,1 tấn thì năm 1990 chỉ còn 73,4 tấn.
Trầm hương được mua bán dưới nhiều hình thái khác nhau, nhưng các
nước có nguồn trầm hương, phần nhiều là xuất khẩu dạng mảnh, dạng miếng
chiếm 95%, dạng gỗ chiếm 3%, dạng bột chiếm hơn 1% và tinh dầu dưới 1%.
Vừa qua, hiện nay và những năm tiếp theo, khối lượng trầm hương mua
bán trên thị trường sẽ giảm sút nghiêm trọng do nguồn cung cấp từ thiên nhiên
đã cạn kiệt và bị ràng buộc bởi sự kiểm soát của Chính phủ các nước và Công
ước Quốc tế cấm mua bán các loại động vật, thực vật hoang dã nguy cấp
(CITES), nên cung cách xa cầu, làm cho giá cả ngày càng tăng lên.
Hiện nay, với giá trị kinh tế và lợi nhuận rất cao từ việc đầu tư trồng cây
dó bầu để tạo trầm hương nhân tạo nên nhiều tổ chức và cá nhân đã tiến hành
trồng cây dó bầu với mục đích thu được trầm hương. Tuy nhiên, việc xác định
vì sao cây dó bầu trong tự nhiên có khả năng hình thành được trầm hương, cơ
chế của việc hình thành trầm hương, các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình hình
thành trầm hương, thời gian cần thiết để hình thành trầm hương, … vẫn chưa
được nghiên cứu một cách thỏa đáng. Cho tới nay, đã có một số nghiên cứu
khẳng định rằng, không phải tất cả các cây dó bầu trong tự nhiên đều có khả
năng hình thành trầm hương. Việc hình thành trầm hương của cây dó bầu được
xác định nguyên nhân chủ yếu là do cây dó bầu bị thương, bị xay xát trong quá
trình phát triển. Và các vi sinh vật trong tự nhiên đã xâm nhập vào cây dó bầu

thông qua những vết thương đó và kích thích cây dó bầu hình thành trầm hương.
HV: Nguyễn Lê Xuân Long

Luận văn Thạc só


-4-

Điều này phù hợp với thực tế rằng, đa số những cây dó bầu đã hình thành trầm
hương đều bị xay xát, có vết thương trong quá trình phát triển, những cây dó
bầu phát triển tốt, không bị xay xát, không bị vết thương nào trong quá trình
phát triển lại không có khả năng hình thành trầm hương. Tuy nhiên, trong tự
nhiên có vô số loài vi sinh vật và việc xác định loài vi sinh vật nào khi xâm
nhập vào cây dó bầu có khả năng kích thích cây dó bầu hình thành trầm hương
thì chưa được nghiên cứu nhiều và các nghiên cứu chưa thống nhất với nhau về
kết quả đạt được. Do vậy, việc nghiên cứu, xác định được loài vi sinh vật có
khả năng kích thích cây dó bầu hình thành trầm hương là vấn đề đang được
nhiều người quan tâm, góp phần làm rõ tính khoa học của việc trồng trầm
hương nhân tạo.
Xuất phát từ ý nghóa thực tiễn, gợi ý của cán bộ hướng dẫn và tham khảo
tài liệu, tôi biết được đã có đề tài cấp Nhà nước năm 2005 nghiên cứu về khả
năng tạo trầm hương của một loại nấm có tên khoa học là Phialophora
parasitica, nhưng việc phân lập và nghiên cứu các đặc điểm sinh học của nấm
Phialophora parasitica vẫn chưa được tiến hành. Do vậy, việc nghiên cứu
những đặc tính sinh học của nấm Phialophora parasitica cần được quan tâm,
qua đó tìm hiểu điều kiện thích nghi, môi trường dinh dưỡng của nấm
Phialophora parasitica và làm sáng tỏ cơ chế kích thích tạo trầm của nấm
Phialophora parasitica ở cây dó bầu đồng thời làm tăng hiệu quả của việc tạo
trầm hương nhân tạo. Với mục đích và ý nghóa như đã trình bày, tôi đã tiến
hành thực hiện đề tài “Bước đầu nghiên cứu đặc điểm sinh học của nấm

Phialophora parasitica phân lập từ bột cây dó bầu đã hình thành trầm hương”.
1.2 Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI [16], [21]
Trầm hương là loại lâm sản quý, có giá trị kinh tế cao. Hiện nay, nhu cầu
trầm hương trên thế giới rất lớn nhưng sản lượng cung cấp không đáng kể. Do
HV: Nguyễn Lê Xuân Long

Luận văn Thạc só


-5-

vậy, việc trồng trầm hương nhân tạo là một hướng đi mới mà nhiều tổ chức, cá
nhân đã và đang thực hiện. Ngoài ra, lợi nhuận từ việc trồng cây dó bầu tạo
trầm hương nhân tạo rất lớn nên cũng đã thu hút nhiều người tham gia. Vì vậy,
việc nghiên cứu tác nhân kích thích tạo trầm hương nhân tạo ở cây dó bầu nếu
thành công sẽ mang lại nguồn lợi lớn cho người trồng cây dó để tạo trầm hương
nhân tạo, đồng thời cũng mang lại nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước nhờ việc
xuất khẩu trầm hương.
Cơ sở khoa học của việc trồng trầm hương nhân tạo là trong quá trình
sinh trưởng, phát triển của cây dó bầu, khi cây dó bầu bị thương, hay đúng hơn
là bị vi sinh vật xâm nhập vào cây, nó sẽ tiết ra chất nhựa để chữa trị vết
thương đó và chất nhựa đó chính là kỳ nam (quý hơn trầm hương), vùng xung
quanh gần kỳ nam là trầm hương. Vì vậy, việc phân lập, xác định và nghiên
cứu đặc điểm sinh học của loài vi sinh vật đó là đề tài đang được nhiều người
quan tâm.
Việc xác định được loài nấm Phialophora parasitica có khả năng kích
thích tạo trầm ở cây dó bầu sẽ giải thích được cơ chế tạo trầm hương ở cây dó
bầu, đồng thời chủ động trong việc tạo giống vi sinh vật dùng để cấy vào cây
dó bầu kích thích tạo trầm hương nhân tạo và việc tạo trầm hương nhân tạo sẽ
có cơ sở khoa học cũng như nâng cao hiệu quả kích thích tạo trầm hương nhân

tạo.
1.3 MỤC TIÊU VÀ MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
1.3.1

MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI

Phân lập được giống vi sinh vật có khả năng kích thích cây dó bầu tạo
trầm hương.
Là cơ sở khoa học của việc kích thích tạo trầm hương nhân tạo ở cây dó
bầu, nâng cao hiệu quả kích thích tạo trầm hương nhân tạo.
HV: Nguyễn Lê Xuân Long

Luận văn Thạc só


-6-

Làm tăng sản lượng trầm hương nhân tạo đáp ứng nhu cầu thị trường,
xuất khẩu thu ngoại tệ.
1.3.2

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

• Phân lập được nấm Phialophora parasitica từ cây dó bầu đã hình thành
trầm hương.
• Nghiên cứu các đặc điểm sinh học của nó
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài không đi sâu tìm hiểu cơ chế tác động của chủng vi sinh vật đối
với cây dó bầu trong quá trình hình thành trầm hương cũng như không thử
nghiệm khả năng kích thích tạo trầm của loài vi sinh vật phân lập được ở cây

dó bầu. Đề tài chỉ tập trung phân lập nấm Phialophora parasitica từ bột gỗ cây
dó bầu đã hình thành trầm hương và nghiên cứu đặc điểm sinh học của nó.
1.5 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
™ Tìm hiểu đặc điểm sinh học của cây dó.
™ Tìm hiểu quá trình phát sinh, hình thành và phát triển của trầm hương.
™ Tìm hiểu sự liên quan giữa các yếu tố tự nhiên và nhân tạo ảnh hưởng
đến việc tạo trầm hương.
™ Phân lập nấm Phialophora parasitica từ bột cây dó bầu đã hình thành
trầm hương.
™ Nghiên cứu các đặc điểm sinh học của nấm Phialophora parasitica.
™ Ứng dụng vào thực tiễn để cấy vào cây dó bầu kích thích tạo trầm hương
nhân tạo.

HV: Nguyễn Lê Xuân Long

Luận văn Thạc só


-7-

CHƯƠNG 2

TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1 Tổng quan về cây dó bầu [16], [17], [49]
2.1.1 Vị trí phân loại của cây dó
Cây dó bầu còn được gọi là cây trầm
hương, cây tóc có tên khoa học là Aquilaria
crassna Pierre, thuộc:

• Họ (Family): Thymelaeaceae.

• Bộ (Order): Thyméales
• Lớp (Class): Song tử diệp.

• Ngành: Hiển hoa (bí tử).
• Loài: Aquilaria crassna Pierre ex
Lecomte.

Hình 2.1: Lá và quả cây dó [22]

2.1.2 Lịch sử xuất hiện của cây dó bầu.
Trầm hương và kỳ nam được con người biết đến từ rất lâu đời và được
xem là mặt hàng q giá vào bậc nhất do có những công dụng đặc biệt trong đời
sống cũng như trong các tín ngưỡng tôn giáo. Lịch sử của cây dó bầu được biết
đến qua trầm hương, kỳ nam và qua hàng nhiều thế kỷ bởi các nền văn minh
Châu Á, Ai Cập và Trung Đông như là một sản phẩm quý, hiếm. Trầm hương
có nguồn gốc từ Đông Nam Á và Ấn Độ. Trầm hương được xếp hạng là loại gỗ
quý nhất trong những nền văn minh cổ đại. Ngày nay, trầm hương vẫn được coi
là lâm sản có giá trị thương mại Quốc tế lớn và con người đã khai thác và sử
dụng trầm hương cách đây hàng ngàn năm.

HV: Nguyễn Lê Xuân Long

Luận văn Thạc só


-8-

Xuyên suốt lịch sử, chỉ có những vị vua chúa có quyền lực và những
người giàu mới có khả năng sử dụng trầm hương vì sản phẩm từ trầm hương rất
đắt, người ta chỉ sử dụng để làm quà và thể hiện người thụ hưởng là những

người có quyền lực và giàu có. Và cho đến nay, sản phẩm từ trầm hương đã
được sử dụng phổ biến hơn.
Ở Việt Nam, việc khai thác và sử dụng trầm hương đã có từ rất lâu. Vào
thời Bắc thuộc, nhà nước phong kiến phương Bắc hàng năm buộc nhân dân ta
phải cống nạp các sản vật q giá như ngà voi, sừng tê giác, ngọc trai, yến
sào,… trong đó có cả trầm hương.
Dưới triều nhà Nguyễn, việc khai thác trầm hương được Nhà nước quản
lý hết sức chặt chẽ. Đối với những vùng có nguồn trầm hương để khai thác,
triều đình đặt các đội canh tuần và buộc những người đi điệu vào rừng lấy trầm
về nạp.
Vào thời Pháp thuộc, lệ bắt dân lấy trầm nạp cho vua quan được bãi bỏ,
nhưng bù vào đó chính quyền thực dân Pháp tăng cường kiểm soát việc chặt
đốn cây dó để khai thác trầm.
Sau năm 1975, do trải qua nhiều năm chiến tranh, các khu rừng gỗ quý
bị bom đạn tàn phá nặng, nhiều cây dó bị bệnh, bị bom đạn hủy hoại lại sản
sinh ra những loại trầm kỳ rất tốt. Các địa phương có trữ lượng trầm hương
tương đối tập trung như Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh
Hòa, Đắc Lắc, Gia Lai, Kontum và đảo Phú Quốc được chính phủ cho phép
khai thác và xuất khẩu để thu hút ngoại tệ.
Đến cuối thập niên 1990, nguồn trầm hương tự nhiên ở Việt Nam gần
như cạn kiệt và để bảo vệ nguồn tài nguyên quốc gia, Chính phủ đã cấm hẳn
việc khai thác, mua bán trầm hương và xem đó là hàng quốc cấm.

HV: Nguyễn Lê Xuân Long

Luận văn Thạc só


-9-


2.1.3 Đặc điểm hình thái, sinh thái và sinh học của cây dó bầu
2.1.3.1 Đặc điểm hình thái
Cây dó là một loài đại mộc, có thể cao 40 – 50m, đường kính 50 – 80cm,
nhưng phổ biến nhất cao 15 – 25m, đường kính 60cm, tán thưa, thân thẳng.
a. Thân cây: Vỏ ngoài nhẵn, màu xám, thịt vỏ màu trắng có nhiều chất
xơ (cellulose) và vỏ dễ tách ra khỏi thân. Thịt gỗ màu vàng nhạt, chất
gỗ mềm có tỉ trọng 0,395. Cành non phủ lông mềm màu vàng xám.
b. Lá: Lá đơn, mọc cách (so le), có dạng hình bầu dục, hình trứng hay
hình ngọn giáo, nhọn ở gốc, thon hẹp ở đầu. Phiến lá mỏng, dài 8 –
15cm, rộng 4 – 6cm. Mặt trên phiến lá nhẵn bóng có màu xanh lục
đậm, mặt dưới nhạt hơn có lông mềm. Cuống lá dài từ 4 – 5mm cũng
có lông.
c. Hoa: Hoa lưỡng tính, hoa tự hình tán hay chùm mọc ở nách lá, hoa có
màu trắng tro. Đài hoa hình chuông (loa kèn), có lông ở miệng.
d. Quả: Quả nang, hình quả lê hơi dẹp, hình trứng, dài 4cm, rộng 3cm,
dày 2cm. Vỏ quả mở thành hai mảnh xốp (khi chín tự tách ra), mỗi
quả có từ 1 – 2 hạt.
e. Hạt: Có hai phần, phần chính ở phía trên hình nón, phần kéo dài ở
phía dưới. Hạt khi chín có màu nâu, phần vỏ ngoài cùng hóa gỗ cứng,
bên trong mềm có chứa nhiều dầu. Một đặc điểm cần chú ý là hạt dó
bầu có đời sống rất ngắn, không lưu trữ lâu ngày được. Trong tự
nhiên, khi hạt chín và rụng xuống đất nếu gặp điều kiện ẩm độ thích
hợp là nảy mầm ngay. Việc lưu trữ hạt kéo dài quá một tuần lễ, tỉ lệ
nảy mầm sẽ giảm 80% hoặc không nảy mầm.

HV: Nguyễn Lê Xuân Long

Luận văn Thạc só



- 10 -

Hình 2.2: Cây dó bầu [16]

Hình 2.3: Lá cây dó bầu [23]

HV: Nguyễn Lê Xuân Long

Luận văn Thạc só


- 11 -

Hình 2.4: Hoa cây dó bầu [23]

Hình 2.5: Quả cây dó bầu [24]
HV: Nguyễn Lê Xuân Long

Luận văn Thạc só


- 12 -

Hình 2.6: Hạt cây dó [25]
Thời gian ra hoa kết trái: Cây dó bầu trồng được khoảng 4 – 5 năm tuổi
thì bắt đầu ra hoa kết trái. Tùy vào điều kiện thời tiết của mỗi vùng mà thời
gian ra hoa có khác nhau. Ở Miền Trung Việt Nam, cây bắt đầu ra hoa vào
tháng 3 và trái chín vào tháng 7 dương lịch. Nhưng ở Miền Nam, thời gian ra
hoa vào tháng 2 và trái chín vào tháng 5 – tháng 6 dương lịch.
2.1.3.2 Đặc điểm sinh thái

Cây dó bầu thường mọc tự nhiên trong rừng nhiệt đới ẩm. Dó bầu là cây
mọc nhanh, ở tự nhiên mức tăng trưởng có thể 1,0 – 1,2m/năm đối với chiều
cao, 1,5 – 2,5cm/năm đối với đường kính; gỗ màu trắng hoặc màu vàng nhạt,
mềm, nhẹ, không phân biệt giác, lỏi.
Dó bầu là cây trung tính, lúc nhỏ ưa bóng, khi lớn thiên về sáng, mọc rãi
rác trong các khu rừng thuộc kiểu ẩm nhiệt đới nguyên sinh hoặc thứ sinh, sống
thích hợp trong rừng hỗn giao, cây lá rộng. Cây dó bầu là cây nhiệt đới thường

HV: Nguyễn Lê Xuân Long

Luận văn Thạc só


- 13 -

xanh quanh năm, ít thấy rụng lá theo mùa. Cây có thể tái sinh bằng chồi (ít) và
bằng hạt. Hạt chỉ nảy mầm ở nơi đất trồng rừng thưa, thường mọc riêng lẻ từng
khóm 5 – 6 cây. Cây dó bầu sinh trưởng, phát triển trong các điều kiện: nhiệt
độ từ 15 – 360C vào ban ngày, 5 – 250C vào ban đêm, tối thích hợp 22 – 290C;
lượng mưa hàng năm trên 1.200mm; độ ẩm >80%; độ cao từ 300 – 1.000m, tập
trung ở độ cao 500 – 700m, độ dốc trên 250.
Cây dó bầu có thể sinh trưởng trên nhiều loại đất núi: đất đỏ xám, đỏ
vàng, đất feralit; thích hợp nhất là đất nâu vàng, đất thịt pha cát còn tính chất
rừng, có tầng canh tác sâu và nhiều mùn. Sự hình thành trầm trong tự nhiên có
quan hệ với loại đất, đá mẹ nơi cây sinh trưởng, phát triển. Các loại đất feralit
nâu vàng hình thành trên đá mẹ phiến thạch sa, số cây có trầm và sự hình
thành trầm đạt tiêu chuẩn thương mại cao hơn cây phát triển trên đất Feralit
nâu đỏ hình thành trên đá mẹ Granit.
2.1.3.3 Đặc điểm sinh học cây dó bầu
Gỗ cây dó bầu cấu tạo đặc biệt là hiện tượng libe xen giữa các thớ gỗ, là

điều kiện để hình thành trầm hương. Cây dó sinh ra trầm hương là do:
• Sự biến đổi phân tử của gỗ dưới ảnh hưởng của một loại bệnh gây ra.
• Trầm hương là những phần gỗ bệnh lý xuất hiện ở cây dó bầu dưới
tác động của tác nhân gây bệnh là một loại nấm thuộc nhóm bất
toàn.
Trong thiên nhiên, thường bắt đầu từ một tác động nào đó ở cây dó, gây
ra những tổn thương nhất định (cây bị nhiễm nấm gây bệnh), từ nơi này cây tích
tụ một chất dạng nhựa màu nâu đen và lan dần ra, lâu ngày tạo thành trầm
hương. Quá trình này diễn ra hết sức ngẫu nhiên, lâu dài, khoảng 10 –15 năm
hoặc lâu hơn.

HV: Nguyễn Lê Xuân Long

Luận văn Thạc só


- 14 -

Theo những người khai thác trầm trước đây, do kinh nghiệm, họ tác động
có ý thức vào cây dó tìm được trong rừng bằng cách khoét trên thân cây những
lổ có kích thước khác nhau hoặc chặt (còn gọi là mở miệng), nhiều năm sau
quay lại khai thác được trầm.
Từ lâu, mgười ta biết cây dó ở thiên nhiên có trầm là cây bị bệnh. Biểu
hiện của cây dó bị bệnh là tán lá ngừng phát triển, chót cành ngừng ra lộc, lá
chuyển từ màu xanh đậm sang màu xanh vàng. Khi trầm trong cây dó phát triển
tăng lên về số lượng và chất lượng thì lá chuyển thành màu vàng, rụng nhiều,
vỏ cây xuất hiện sần sùi, một số cành bắt đầu khô. Từ lúc cây mới nhiễm bệnh
(còn gọi là "ăn trầm") đến khi trầm có chất lượng cao phải mất vài chục năm
hoặc lâu hơn.
Trầm hương ở thiên nhiên có thể hình thành bất kỳ nơi nào trên cây dó,

nhưng phần nhiều tập trung ở phần thân gần gốc và rễ. Số lượng và chất lượng
trầm hương khai thác ở thiên nhiên phụ thuộc vào các yếu tố như loài và tuổi
cây, đất đai, địa hình, khí hậu thời tiết, thời gian tụ trầm, … Và ở mỗi nơi, mỗi
vùng trầm hương thu được trên những cây dó "nhiễm bệnh" không giống nhau
về kích cỡ, màu sắc, trọng lượng, thứ hạng, mùi vị. Riêng kỳ nam chưa có tài
liệu nào cho biết sự hình thành của chúng ở loài dó nào hay do một loại nấm
đặc biệt nào đó, trong điều kiện sinh trưởng khác thường nào đó, … tạo nên. Tuy
nhiên, theo những người khai thác và mua bán chuyên nghiệp, kinh nghiệm lâu
năm thì kỳ nam chỉ tìm thấy ở một số vùng nhất định ở tỉnh Kon Tum, Đăk Lăk,
Khánh Hòa, Lâm Đồng và hiếm khi tìm thấy trên cùng một cây dó vừa có trầm
vừa có kỳ nam.
2.1.4 Sự phân bố của cây dó [16], [26]
Trong tự nhiên, cây dó bầu phân bố khắp các nước vùng Châu Á từ
Trung - Cận Đông, Nam Á, Trung Quốc cho đến các nước Đông Nam Á.
HV: Nguyễn Lê Xuân Long

Luận văn Thạc só


×