Tải bản đầy đủ (.pdf) (165 trang)

Đánh giá thực trạng ô nhiễm vi sinh vật gây bệnh trong nước thải một số bệnh viện khu vực phía nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.39 MB, 165 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

TRẦN BẢO LONG

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG Ô NHIỄM VI SINH VẬT
GÂY BỆNH TRONG NƯỚC THẢI MỘT SỐ BỆNH VIỆN
KHU VỰC PHÍA NAM
CHUN NGÀNH : CƠNG NGHỆ SINH HỌC
NIÊN KHOÁ
: 2008
MÃ SỐ HỌC VIÊN : 03108136

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 07 NĂM 2010


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
VIỆN VỆ SINH Y TẾ CƠNG CỘNG TP. HỒ CHÍ MINH VÀ TRƯỜNG
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH

Cán bộ hướng dẫn khoa học 1

Phó Giáo Sư Tiến sĩ

NGUYỄN ĐỨC LƯỢNG
Cán bộ hướng dẫn khoa học 2

Bác sĩ Chuyên khoa II



VŨ TRỌNG THIỆN
Cán bộ chấm nhận xét 1

Cán bộ chấm nhận xét 2

Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại HỘI ĐỒNG CHẤM BẢO VỆ
LUẬN VĂN THẠC SĨ TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP. HỒ CHÍ MINH.
Ngày 10 tháng 08 năm 2010


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
PHÒNG ĐÀO TẠO SĐH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC

Tp.HCM, ngày 25 tháng 07 năm 2010

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên:
TRẦN BẢO LONG
Ngày, tháng, năm sinh:
26 tháng 10 năm 1978
Chun ngành:
Cơng nghệ sinh học khố 2008
I- TÊN ĐỀ TÀI:

Phái: Nam
Nơi sinh: TP.HCM

MSHV: 03108136

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG Ô NHIỄM VI SINH VẬT GÂY BỆNH TRONG
NƯỚC THẢI MỘT SỐ BỆNH VIỆN KHU VỰC PHÍA NAM
II- NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
Số liệu điều tra về hiện trạng hệ thống xử lý nước thải bệnh viện ở một số tỉnh/
thành khu vực phía Nam
Xác định số lượng vi sinh vật gây bệnh ở một số bệnh viện đặc thù
Xác định biến động vi sinh vật gây bệnh trong nước thải bệnh viện theo mùa
Đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm vi sinh gây bệnh trong
nước thải sau xử lý
III- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ :
25 tháng 01 năm 2010
IV- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: Tháng 07 năm 2010
V- CÁN BỘ HƯỚNG DẪN :
Phó Giáo Sư Tiến sĩ NGUYỄN ĐỨC LƯỢNG .
Bác Sĩ Chuyên Khoa II VŨ TRỌNG THIỆN
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

(Học hàm, học vị, họ tên và chữ ký)

PGS-TS NGUYỄN ĐỨC LƯỢNG

CN BỘ MÔN
QL CHUYÊN NGÀNH

PGS-TS NGUYỄN ĐỨC LƯỢNG

Nội dung và đề cương luận văn thạc sĩ đã được Hội đồng chun ngành thơng qua.
TRƯỞNG PHỊNG ĐT – SĐH


Ngày
tháng năm 2010
TRƯỞNG KHOA QL NGÀNH


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành đên Thầy PGS. TS. Nguyễn
Đức Lượng, Thầy Vũ Trọng Thiện đã tận tình hướng dẫn, ln quan tâm và tạo
điều kiện thuận lợi để tơi hồn thành tốt luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các Thầy, Cô, Anh Chị đang công tác tại Viện Vệ
Sinh Y tế Công Cộng TP.HCM đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và luôn động
viên tôi trong thời gian thực hiện luận văn này.
Chân thành cảm ơn Thạc sỹ Đặng Ngọc Chánh cùng các Anh Chị đang công
tác tại khoa Sức khoẻ môi trường –Viện Vệ Sinh Y tế Công Cộng TP.HCM
đã tận tuỵ hướng dẫn và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tơi hồn thành tốt luận
văn này.
Tơi xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô Bộ môn Công nghệ sinh học trường
Đại Học Bách Khoa TP.HCM, Cô TS. Lê Thị Phú đã chỉ bảo cho tôi những
kiến thức quý báu trong suốt những năm học vừa qua.

Cuối cùng, tơi xin gửi lịng biết ơn vơ hạn đến người vợ thân yêu trong gia
đình, Cha, Mẹ, Cậu, Em, bạn bè… và nhiều người đã giúp đỡ động viên tơi trong
những lúc khó khăn nhất và xin dành tặng kết quả này cho người Bà kính yêu vừa
qua đời trong lúc tôi thực hiện luận văn này.

TP.HCM, tháng 07 năm 2010

Trần Bảo Long



ABSTRACT
Assessment of microbial pathogens contamination in wastewater
at some southern hospitals
Objective:
This topic was studied for the purpose of assessment of microbial
pathogens contamination in wastewater of hospitals in the South.
Research Content:
1. Gather survey data about the current status of wastewater treatment
systems in some hospitals cities and provinces in the South of Vietnam.
2. Determination the number of microbial pathogens in particular hospitals.
3. Evolution of microbial pathogens in hospital wastewater by dry and rainy
seasons.
4. Proposed measures to reduce of microbial pathogens contamination in
wastewater after treatment.
Methods:
- Method of wastewater samples throughout Vietnam standard 5992 - 2005
(technical direction water samples)
- Total solids dried to constant weight in an oven at 103 to 1050C.
- Determination of biochemical oxygen demand using a 5-day bioassay test
- Determination total Coliforms by MPN method
- Methods of determination of microbial pathogens throughout Vietnam
standard 7382 : 2004
Results:
Wastewater flow emissions are higher than the actual capacity of the
wastewater treatment plant hospital (12/12 overloads in hospitals)
- The technology used for wastewater treatment systems in hospitals are often the
Biofilter, combined with Aerotank, filtration, disinfection...
- Research results showed that out of 12 hospitals have three hospitals: Binh
Duong, Hau Giang, Le Loi-Ba Ria –Vung Tau doesn’t have wastewater treatment

systems. Of 9 hospitals have wastewater treatment systems, 5/9 hospitals have
wastewater after treatment Vietnam standard levels II which are 3 good operating
hospitals systems. These are Dong Thap, Tay Ninh, and Thong Nhat – Dong Nai
hospitals.
- Not to detect microbial pathogens in effuent wastewater at 12 hospitals in the
south.
- The level of high organic contamination expressed by two parameters BOD5 and
total coliforms in the treatment of the two hospitals in HCMCity as Cho Ray and
Children's I hospital.
Conclusions:
- Wastewater flow is always greater than the bearing capacity of the wastewater
treatment plant hospital.
- Not to detect microbial pathogens in effluent wastewater.


Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ

Học viên Trần Bảo Long

MỤC LỤC
Trang
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ........................................................................................ 1
I.1. Tính cấp thiết của đề tài..................................................................................... 1
I.2. Mục tiêu ............................................................................................................. 2
I.3. Giới hạn đề tài ................................................................................................... 2
I.4. Nội dung nghiên cứu.......................................................................................... 2
PHẦN II: TỔNG QUAN ....................................................................................... 3
II.1. Tình hình ơ nhiễm nước thải bệnh viện khu vực phía nam:............................. 3
II.1.1. Tổng quan về ơ nhiễm nước thải bệnh viện: ................................................. 3
II.1.2 Đặc điểm nước thải bệnh viện:....................................................................... 8

II.1.3.Thành phần lý hoá sinh của nước thải bệnh viện .......................................... 9
II.1.3.1 Tính chất vật lý............................................................................................ 9
II.1.3.2. Tính chất hóa học ..................................................................................... 10
II.1.3.3.Thơng số sinh học...................................................................................... 10
II.1.4.Chất lượng nước thải bị ô nhiễm.................................................................. 13
II.2. Những vi sinh vật gây bệnh có trong nước thải bệnh viện............................. 20
II.2.1 Vi khuẩn ....................................................................................................... 20
II.2.2. Vi rút............................................................................................................ 30
II.3. Giới thiệu một số công nghệ xử lý nước thải bệnh viện hiện đại................... 34
II.3.1.Tổng quan các phương pháp xử lý nước thải bệnh viện ............................. 34
II3.2. Giới thiệu một số công nghệ xử lý nước thải bệnh viện tại Việt Nam......... 50
PHẦN III: VẬT LIỆU – PHƯƠNG PHÁP ....................................................... 60
III.1. Vật liệu .......................................................................................................... 60
III.1.1 Đối tượng nghiên cứu.................................................................................. 60
III.1.2. Hóa chất và thiết bị sử dụng trong nghiên cứu .......................................... 60
III.1.3 Môi trường .................................................................................................. 60
III.2. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 60
III.2.1. Phương pháp lấy mẫu nước thải................................................................. 63


Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ

Học viên Trần Bảo Long

III.2.2. Phương pháp xác định các loại vi sinh vật gây bệnh ................................. 63
III.2.2.1. pH ............................................................................................................ 63
III.2.2.2. Chất rắn lơ lửng ( Suspension Solid) ...................................................... 63
III.2.2.3. BOD5 ....................................................................................................... 64
III.2.2.4.Định lượng Coliforms tổng theo phương pháp MPN .............................. 64
III.2.2.5. Phương pháp xác định Salmonella.......................................................... 67

III.2.2.6. Phương pháp xác định Shigella............................................................... 72
III.2.2.7. Phương pháp xác định Vibrio cholera .................................................. 75
III.2.3. Định lượng thống kê bằng phương pháp pha loãng tới hạn MPN ............ 79
III.2.4. Phân tích thành phần, chất lượng nước thải theo TCVN qui định............ 80
PHẦN IV: KẾT QUẢ - BIỆN LUẬN ................................................................ 82
IV.1. Số liệu điều tra tình hình nước thải bệnh viện ở một số tỉnh /thành thuộc khu
vực phía Nam ......................................................................................................... 82
IV.1.2. Dây chuyền công nghệ xử lý nước thải của các bệnh viện khảo sát......... 86
IV.1.3.Hiệu quả xử lý của các dây chuyền công nghệ hiện hữu............................ 88
IV.2. Xác định số lượng vi sinh vật gây bệnh ở một số bệnh viện ........................ 90
IV.2.1. Khối bệnh viện Đa khoa ............................................................................ 91
IV.2.2. Khối các bệnh viện huyên khoa ............................................................... 105
IV.2.3.Tổng hợp đánh giá 2 mơ hình bệnh viện đa khoa và chuyên khoa........... 115
IV.3. Xác định biến động của vi sinh vật gây bệnh trong nước thải theo mùa.... 117
IV.3.1 Mùa mưa ................................................................................................... 120
IV.3.2 Mùa khô .................................................................................................... 121
IV.4. Đề xuất các giải pháp giảm thiểu, hạn chế các vi sinh vật gây bệnh.......... 131
IV.4.1 Đối với khối bệnh viện chuyên khoa ........................................................ 132
IV.4.2 Đối với khối bệnh viện đa khoa................................................................ 132
PHẦN V:KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ............................................................. 136
V.1.KẾT LUẬN ................................................................................................... 136
V.2.KIẾN NGHỊ .................................................................................................. 137
Tài liệu tham khảo................................................................................................ 139
Phụ lục


Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ

Học viên Trần Bảo Long


DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Thành phần và tính chất nước thải bệnh viện.......................................... 8
Bảng 2.2: Lượng nước thải ở các bệnh viện ......................................................... 12
Bảng 2.3: TCVN 7382 : 2004 ................................................................................ 19
Bảng 2.4: Các tác nhân gây bệnh trong nước thải ................................................ 32
Bảng 3.1 MPN/100ml dùng cho cấy mẫu 10ml, 1ml, 0,1ml mỗi nồng độ 3 ống .. 66
Bảng 3.2: Các chỉ tiêu phân tích và tiêu chuẩn đánh gía nồng độ chất ô nhiễm .. 80
Bảng 4.1: Danh sách 12 bệnh viện tiến hành khảo sát........................................... 82
Bảng 4.2: Công suất sử dụng tại các bệnh viện ..................................................... 83
Bảng 4.3: Tổng số giường bệnh và công suất trạm xử lý nước thải ...................... 84
Bảng 4.4: Các thông số và phương pháp tương ứng.............................................. 85
Bảng 4.5: Các cơng trình đơn vị của hệ thống xử lý nước thải các bệnh .............. 86
Bảng 4.6: Tổng kết hiện trạng –Chất lượng nước thải đầu ra các bệnh viện........ 87
Bảng 4.6: Hiện trạng xử lý nước thải tại các bệnh viện......................................... 88
Bảng 4.7: Hiệu suất xử lý của các dây chuyền công nghệ xử lý nước thải ........... 88
Bảng 4.8: Kết quả pH tại bệnh viện ĐK Đồng Tháp ............................................ 92
Bảng 4.9: Kết quả SS tại bệnh viện ĐK Đồng Tháp.............................................. 93
Bảng 4.10: Kết quả BOD5 tại bệnh viện ĐK Đồng Tháp ...................................... 95
Bảng 4.11: Kết quả Coliforms tổng ....................................................................... 99
Bảng 4.12: Hiệu quả xử lý của hệ thống xử lý nước thải tại Bv Đồng Tháp....... 100
Bảng 4.13: Đánh giá chất lượng nước thải sau xử lý bệnh viện Đồng Tháp với
TCVN 7382 : 2004............................................................................................... 100
Bảng 4.14: Chất lượng nước thải bệnh viện Đồng Tháp so 7 kết quả Viện ........ 101
Bảng 4.15: Biến động thành phần nước thải sau xử lý các bệnh viện Đa khoa.. 102
Bảng 4.16: Kết quả pH tại Bv Nhi Đồng ............................................................ 105
Bảng 4.17: Kết quả SS tại Bv Nhi Đồng I ........................................................... 106
Bảng 4.18: Kết quả BOD5 tại Bv Nhi Đồng I ..................................................... 108
Bảng 4.19: Kết quả Coliforms tổng ..................................................................... 111
Trang 1



Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ

Học viên Trần Bảo Long

Bảng 4.20: Kết quả phân tích chất lượng nước thải tại Bv Nhi Đồng I.............. 112
Bảng 4.21: Đánh giá chất lượng nước thải sau xử lý với TCVN......................... 112
Bảng 4.22: Chất lượng nước thải các bệnh viện chuyên khoa sau xử lý ............. 113
Bảng 4.23: Biến động thành phần nước thải sau xử lý các bệnh viện chuyên khoa
.............................................................................................................................. 113
Bảng 4.24: Bảng đánh giá chất lượng nước thải đầu ra 2 mơ hình...................... 115
Bảng 4.25: So sánh kết quả các bệnh viện khơng có hệ thống xử lý với TCVN. 116
Bảng 4.26: Chất lượng nước thải sau xử lý so với TCVN................................... 120
Bảng 4.27: Kết quả phân tích chất lượng nước thải bệnh viện ĐK Chợ Rẫy..... 120
Bảng 4.28:Kết quả pH tại Bv ĐK Chợ Rẫy ......................................................... 121
Bảng 4.29: SS thu được từ mẫu nước thải bệnh viện ĐK Chợ Rẫy ................... 122
Bảng 4.30: BOD5 thu được từ mẫu nước thải bệnh viện ĐK Chợ Rẫy ............... 124
Bảng 4.31: Kết quả phân tích tổng thể tại bệnh viện ĐK Chợ Rẫy .................... 127
Bảng 4.32: Chất lượng nước thải sau xử lý bệnh viện Chợ Rẫy so với TCVN... 128

Trang 2


Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ

Học viên Trần Bảo Long

BIỂU ĐỒ
Trang

Biểu đồ 4.1: So sánh giá trị pH trước và sau xử lý tại 7 bệnh viện đa khoa......... 93
Biểu đồ 4.2: Kết quả so sánh SS trước và sau xử lý bệnh viện ĐK Đồng Tháp .. 94
Biểu đồ 4.3: Kết quả SS so 7 bệnh viện................................................................. 95
Biểu đồ 4.4: Kết quả so sánh BOD5 trước và sau xử lý Bv ĐK Đồng Tháp ......... 96
Biểu đồ 4.5: So sánh kết quả BOD5 tại 7 bệnh viện khối đa khoa......................... 97
Biểu đồ 4.6: Kết quả so sánh coliforms tổng trước và sau xử lý Bv Đồng Tháp... 98
Biểu đồ 4.7: Coliforms tổng sau xử lý so với TCVN bệnh viện ĐK Đồng Tháp.. 98
Biểu đồ 4.8: Kết quả pH so TCVN tại 2 bệnh viện chuyên khoa ........................ 106
Biểu đồ 4.9: Kết quả so sánh SS trước và sau xử lý Bv CK Nhi Đồng I............. 107
Biểu đồ 4.10: Kết quả SS so với TCVN của 2 bệnh viện chuyên khoa.............. 108
Biểu đồ 4.11: Kết quả so sánh BOD5 sau xử lý so TCVN Bv CK Nhi Đồng I ... 109
Biểu đồ 4.12: So sánh kết quả BOD5 với TCVN tại 2 bệnh viện chuyên khoa... 110
Biểu đồ 4.13: Kết quả so sánh Coliforms tổng sau xử lý so TCVN bệnh viện CK
Nhi Đồng I............................................................................................................ 111
Biểu đồ 4.14: So sánh 2 kết quả pH với TCVN .................................................. 122
Biểu đồ 4.15:Kết quả so sánh SS trước và sau xử lý Bv ĐK Chợ Rẫy ............... 123
Biểu đồ 4.16 Kết quả SS ...................................................................................... 124
Biểu đồ 4.17: Kết quả so sánh BOD5 trước và sau xử lý bệnh viện Chợ Rẫy..... 125
Biểu đồ 4.18 Kết quả so sánh BOD5 .................................................................... 126
Biểu đồ 4.19 Kết quả so sánh Coliforms tổng trước và sau xử lý Bv
ĐK Chợ Rẫy........................................................................................................ 126
Biểu đồ 4.20: Kết quả so sánh SS mùa khô và mùa mưa .................................... 129
Biểu đồ 4.21: Kết quả so sánh BOD5 mùa khô và mùa mưa ............................... 130
Biểu đồ 4.22 Kết quả so sánh tổng Coliforms mùa mưa và mùa khô.................. 131


Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ

Học viên Trần Bảo Long


Phần

I

ĐẶT VẤN ĐỀ
I.1. Tính cấp thiết của đề tài:
Bệnh viện là nơi khám chữa bệnh, điều trị và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
Đồng thời đây cũng là nơi phát sinh ra nhiều chất thải độc hại và nguy hiểm. Xét về
khía cạnh dịch tễ thì nước thải bệnh viện chứa nhiều loại vi trùng gây bệnh có
nguồn gốc từ người bệnh, từ môi trường và các chất độc hại khác hình thành trong
quá trình điều trị. Nước thải bệnh viện khi xả vào nguồn nước mặt sẽ gây nhiễm bẩn
và làm lan truyền dịch bệnh nhất là khi bệnh viện nằm trong khu đô thị hoặc khu
đông dân cư hay vùng thường xuyên có lũ như miền tây Nam bộ.
Quản lý và xử lý chất thải nguy hại là một trong những mục tiêu quan trọng trong
chiến lược bảo vệ môi trường của Việt Nam. Tháng 7/1999 Thủ tướng chính phủ đã
ban hành quyết định số 155/1999/QĐ-TTg về chất thải nguy hại trong đó có nước
thải bệnh viện. Bộ Y tế đã ra quyết định số 2575/1999/ QĐ-BYT 27/8/1999 hướng
dẫn xử lý chất thải bệnh viện trong đó nước thải bệnh viện phải được xử lý đạt các
chỉ tiêu quy định theo TCVN 7382-2004 trước khi đổ vào hệ thống cống thoát nước
chung. [14]
So với nước thải sinh hoạt, nước thải bệnh viện có độ ơ nhiễm vi trùng rất cao. Đây
chính là tác nhân nguy hiểm nhất nên yêu cầu xử lý trước tiên phải nhằm vào tác
nhân này. Nếu xét về mức độ nguy hại, nước thải y tế xứng đáng xếp đầu danh mục,
bởi trong đó chứa một lượng khổng lồ các loại vi khuẩn, mầm bệnh, các chất phóng
xạ… Tuy nhiên, suốt một thời gian dài, công tác xử lý nước thải từ các bệnh viện,
trung tâm y tế trên địa bàn TP.HCM và các tỉnh khu vực phía Nam chưa được quan
tâm đúng mức.
Điểm đặc thù của nước thải bệnh viện là sự lan truyền mạnh các vi khuẩn gây bệnh,
nhất là nước thải từ những bệnh viện chuyên về bệnh truyền nhiễm cũng như khoa
nhiễm tại các bệnh viện đa khoa. Những nguồn nước thải này là một trong những

nhân tố cơ bản có khả năng truyền nhiễm bệnh qua đường tiêu hóa và làm ô nhiễm
Trang 1


Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ

Học viên Trần Bảo Long

môi trường. Đặc biệt nguy hiểm khi nước thải bị nhiễm các vi khuẩn gây bệnh có
thể dẫn đến lan tràn dịch bệnh cho người và động vật qua nguồn nước, qua các loại
rau được tưới bằng nước thải.
Hiện nay, nước thải đang là vấn đề bức xúc của các bệnh viện nói riêng và của
ngành y tế nói chung. Các bệnh viện đang hoạt động trên địa bàn thành phố đều có
hệ thống xử lý nước thải nhưng đa số đều bị quá tải, lạc hậu hoặc xử lý không hiệu
quả. Bên cạnh đó, do tất cả đều đấu nối vào mạng lưới thoát nước của thành phố
nên gây ảnh hưởng khơng ít đến sức khỏe của người dân và làm suy thối mơi
trường. Trong q trình khám chữa bệnh, bệnh viện cũng tạo ra một lượng nước
thải đáng kể. Nếu nước thải khơng được xử lý thì nó gây ô nhiễm cho nguồn tiếp
nhận ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. Do đó, nước thải bệnh viện cần được xử
lý đạt tiêu chuẩn cho phép của Bộ Y tế trước khi thải vào nguồn tiếp nhận.
Xuất phát từ thực tế trên, với mong muốn góp phần giải quyết giảm thiểu vấn đề ô
nhiễm môi trường và cũng nằm trong kế hoạch quan trắc các bệnh viện của Viện
chúng tôi quyết định thực hiện nghiên cứu: “Đánh giá thực trạng ô nhiễm vi sinh
gây bệnh trong nước thải một số bệnh viện khu vực phía Nam”
I.2. Mục tiêu:
Mục tiêu của đề tài là đánh giá ô nhiễm vi sinh gây bệnh trong nước thải một số
bệnh viện phía Nam phục vụ cho chương trình quan trắc nước thải bệnh viện của Bộ
Y tế.
I.3. Giới hạn đề tài
Nghiên cứu đánh giá thực trạng tại trạm xử lý nước thải một số bệnh viện tại

Tp.HCM và các tỉnh phía Nam có quy mô trên 100 giường bệnh.
Đề tài tập trung vào việc kiểm soát vi sinh vật gây bệnh theo TCVN 7382 : 2004
I.4. Nội dung nghiên cứu:
Để thực hiện mục tiêu trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu với các nội dung sau:
1.Tập hợp số liệu điều tra hiện trạng về hệ thống xử lý nước thải bệnh viện ở một số
tỉnh/ thành thuộc khu vực phía Nam.
2. Xác định số lượng vi sinh vật gây bệnh ở một số bệnh viện đặc thù.
3. Biến động vi sinh vật gây bệnh trong nước thải bệnh viện theo thời gian.
4. Đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm vi sinh gây bệnh trong nước thải sau xử lý.

Trang 2


Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ

Học viên Trần Bảo Long

Phần

II

TỔNG QUAN
II.1. Tình hình ơ nhiễm nước thải bệnh viện khu vực phía nam:
II.1.1. Tổng quan về ơ nhiễm nước thải bệnh viện:
Theo kết quả khảo sát bệnh viện, có tới 62,3% bệnh viện chưa có hệ thống xử lý
nước thải; 37,7% bệnh viện cịn lại có hệ thống xử lý nước thải nhưng với công
nghệ đơn giản và không đảm bảo chất lượng.
Thông tin trên được Bộ trưởng Bộ Y tế, TS- Nguyễn Quốc Triệu đưa ra trong cuộc
họp nhóm các đối tác nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực y tế tại Hà Nội chiều
4/12/2007. Bộ trưởng nhấn mạnh, với hệ thồng xử lý nước thải của nhiều bệnh viện

thiết kế đã trên 30 năm như công nghệ lọc sinh học nhiều bậc, aeroten truyền thống,
ao sinh học… nay đã xuống cấp, công nghệ xử lý chưa đảm bảo tiêu chuẩn môi
trường, quá tải bệnh viện gia tăng ảnh hưởng đến chất lượng xử lý. Trong khi đó,
kinh phí đầu tư cho hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn môi trường lại tương đối
lớn, từ hàng tỷ đồng đối với hệ thống xử lý tại bệnh viện huyện đến hàng chục tỷ
đồng với những viện có quy mơ 1000 giường bệnh. Bên cạnh đó, kinh phí vận hành
hệ thống xử lý nước thải bệnh viện cũng khá lớn so với ngân sách được cấp. Do đó,
việc cải thiện hệ thống nước thải bệnh viện không phải là việc có thể làm trong
ngày một ngày hai. Do vậy, nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và phát sinh dịch bệnh
từ nước thải bệnh viện là rất cao.
Bộ trưởng Triệu cho biết, xử lý nước thải bệnh viện là một trong nhiều vấn đề mà
Việt Nam đang phải đối mặt, thách thức, rất cần đến sự hỗ trợ của cộng đồng quốc
tế. Bên cạnh đó, ngành y tế Việt Nam cũng còn nhiều vấn đề mà muốn giải quyết
được rất cần được quốc tế hỗ trợ, quan tâm, đó là: Kiểm sốt và phịng chống dịch
bệnh; Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, chống quá tải ở bệnh viện; Lĩnh vực

Trang 3


Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ

Học viên Trần Bảo Long

Bảo hiểm Y tế; Bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm; Cơ chế tài chính và đầu tư cho
y tế; Cơng tác khám chữa bệnh cho người nghèo. (Dân trí)
Cục Y tế dự phịng và mơi trường -Bộ Y tế cũng cho biết, kết quả khảo sát 834 bệnh
viện (BV) trên địa bàn cả nước chỉ có 29% BV sử dụng túi đựng rác thải đúng quy
chế. Chỉ 1/3 trong số hơn 1.000 BV có hệ thống xử lý nước thải nhưng số đạt tiêu
chuẩn của Bộ Y tế rất ít (chủ yếu ở tuyến trung ương và tỉnh) trong đó chỉ có một số
đạt tiêu chuẩn. Nhiều nơi có khu xử lý nước thải y tế cũng như không vì hệ thống

khơng được bảo dưỡng, dẫn đến hỏng hóc. Nhiều bệnh viện chỉ vận hành hệ thống
trong giai đoạn cịn bảo hành, sau đó bỏ khơng với lý do khơng có kinh phí trả tiền
điện, hố chất khử trùng....
Theo ông Nguyễn Đinh Tuấn, Trưởng Chi cục bảo vệ môi trường TP HCM, mỗi
ngày thành phố có hơn 17.200 m3 nước thải y tế đổ ra môi trường, nhưng 80% số đó
khơng được xử lý hoặc xử lý khơng đạt tiêu chuẩn. Con số trên đưa ra tại hội thảo
về tiết kiệm năng lượng và tận dụng sinh khối thải trong công nghệ xử lý nước thải,
do Sở Tài nguyên và Môi trường TP HCM vừa tổ chức.
Cơ sở vật chất của các bệnh viện đa phần đã xuống cấp, q tải, chật hẹp thậm chí
nhiều bệnh viện khơng có chỗ để đặt bồn rửa tay. Mới chỉ có khoảng 1/3 trên tổng
số 139 bệnh viện trên địa bàn TP.HCM có hệ thống xử lý nước thải. Đó là những
bộc bạch của BS. Nguyễn Văn Châu – Giám đốc Sở Y tế TP.HCM trong buổi làm
việc với Hội đồng Nhân dân TP.HCM về tình hình xử lý nước thải, rác y tế và công
tác chống nhiễm khuẩn của các bệnh viện ngày 15/9/2008. Hầu hết, lãnh đạo các Sở
Y tế và bệnh viện đều tham gia buổi làm việc này, tuy nhiên chỉ có một chun viên
của phịng Quản lý Môi trường - Sở Tài nguyên Môi trường TP.HCM. Lãnh đạo
của 4 sở ban ngành liên quan khác là Sở Kế hoạch Đầu tư, Sở Khoa học - Công
nghệ TP.HCM, Sở Tài chính, và Sở Xây dựng đã khơng tham dự.
Tại TPHCM có hơn 40 BV chưa có hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn và 35 cơ sở
không có hệ thống xử lý nước thải. Ở nhiều bệnh viện lớn đóng tại thành phố, nước
thải cũng chỉ qua bể phốt rồi đổ thẳng ra cống. Khi đó, nước thải chỉ mới giảm được
một phần chất hữu cơ và vẫn còn rất nhiều vi sinh vật gây bệnh. Nhưng ở rất nhiều
bệnh viện tuyến huyện, ngay cả bể phốt cũng khơng có, nước thải y tế cứ chảy ra
Trang 4


Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ

Học viên Trần Bảo Long


ngoài nguyên trạng. Hầu hết, các giám đốc bệnh viện đều nói rằng họ ln mong
muốn có được một hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn, nhưng gặp phải vấn đề đau
đầu là tài chính. Kinh phí cho một hệ thống đạt tiêu chuẩn, đáp ứng nhu cầu một
bệnh viện lớn phải đến hàng tỷ đồng.
Nhiều trạm xử lý nước thải bị bỏ không

Nhà xử lý nước thải Bệnh viện An Bình bị bỏ hoang

Bệnh viện An Bình TP HCM có khu xử lý nước thải khá rộng nhưng hệ thống
không hoạt động hơn 10 năm nay, khiến nước thải y tế chảy thẳng ra cống công
cộng. Theo một nhân viên ở đây, hệ thống được xây dựng từ năm 1995 nhưng chỉ
hoạt động khoảng 2 năm.

Nhà XLNT của BV Nguyễn Tri Phương (TP.HCM) để làm... kho chứa đồ (ảnh: T.C)

Tại TP.HCM, nhiều bệnh viện lớn mỗi ngày phẫu thuật hơn 100 bệnh nhân, nhưng
lại không đầu tư cho hệ thống xử lý nước thải. Chất thải từ các ca phẫu thuật đó
cộng với bao nhiêu thứ từ nước thải xét nghiệm, dịch tiết, máu mủ, giặt giũ, vệ sinh
của người bệnh... cứ thế xả trực tiếp ra môi trường.
Không quan tâm xử lý nước thải
Trang 5


Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ

Học viên Trần Bảo Long

Tại TP.HCM, hầu hết các BV, cơ sở y tế không trang bị hệ thống xử lý nước thải
(XLNT) hoặc hệ thống không đảm bảo tiêu chuẩn. Mới đây, tại buổi làm việc cùng
Ban Văn hóa - Xã hội HĐND-TP.HCM, báo cáo của ơng Trần Ngun Hiền Trưởng phịng Quản lý môi trường (Sở Tài nguyên - Môi trường TP.HCM) về tình

trạng XLNT, chất thải ở các bệnh viện trên địa bàn TP.HCM khiến mọi người giật
mình. Theo đó, trong số 19 cơ sở y tế trực thuộc trung ương đóng trên địa bàn
TP.HCM thì có đến 11 cơ sở khơng có hệ thống XLNT, trong đó có nhiều cơ sở rất
lớn như: BV Chợ Rẫy (phẫu thuật hơn 100 bệnh nhân /ngày), BV Răng hàm mặt
T.Ư, Viện Pasteur TP.HCM, Trung tâm Chấn thương chỉnh hình phục hồi chức
năng... 8 cơ sở cịn lại có hệ thống XLNT thì có 3 khơng đạt chuẩn. Cịn theo
thống kê mới nhất từ Sở Tài nguyên - Môi trường TP.HCM, trong số 62 BV và
trung tâm y tế công lập của TP.HCM hiện chỉ có 1/3 cơ sở có hệ thống XLNT đạt
tiêu chuẩn, 21 cơ sở khơng có hệ thống XLNT và 20 cơ sở hệ thống không đạt tiêu
chuẩn. Như vậy, theo thống kê chưa đầy đủ, trong số hơn 100 cơ sở y tế công, tư
thuộc trung ương và địa phương tại TP.HCM, có đến 34 khơng có hệ thống XLNT,
34 có nhưng khơng đạt tiêu chuẩn và chỉ có 37 cơ sở có hệ thống XLNT đạt chuẩn.
Đó là chưa kể hơn 300 trạm y tế của các phường, xã trên địa bàn TP.HCM khơng
nơi nào có hệ thống xử lý nước thải.
Theo bác sĩ Phan Văn Nghiệm - Trưởng phịng Nghiệp vụ y (Sở Y tế TP.HCM):
"Tình trạng nhiều BV có hệ thống XLNT nhưng khơng đạt chuẩn là do BV nào
cũng ngày càng nâng công suất khám chữa bệnh. Nhiều BV trước đây chỉ tiếp nhận
vài trăm lượt bệnh nhân /ngày, nay từ 2000 - 3000 trở lên, lượng nước thải đã vượt
xa công suất thiết kế ban đầu của hệ thống". (Báo Thanh Niên)

Trang 6


Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ

Học viên Trần Bảo Long

Bệnh viện Chợ Rẫy
Hiện tại, bệnh viện Chợ Rẫy có trạm xử lý nước thải vẫn vận hành hằng ngày. Tuy
nhiên, do được xây dựng từ lâu (trước năm 1975) nên trạm thường xuyên quá tải

nên nước thải dù chưa được xử lý vẫn buộc phải xả thẳng ra hệ thống cống thành
phố. Hơn nữa, công nghệ xử lý của trạm cũ đã lạc hậu nên dù khơng q tải thì chất
lượng nước thải đầu ra cũng không thể đạt mức yêu cầu của TCVN hiện hành. Đây
là nguồn gây ô nhiễm môi trường sống của TP.HCM cần phải xử lý cấp bách và
triệt để.
Mầm bệnh tự do phát tán
Nước thải bệnh viện chứa vô số loại vi trùng, virut và các mầm bệnh sinh học khác
trong máu mủ, dịch, đờm, phân của người bệnh, các hóa chất độc hại từ cơ thể và
chế phẩm điều trị, thậm chí cả chất phóng xạ. Do đó, nước thải bệnh viện được xếp
vào danh mục chất thải nguy hại. Theo kết quả phân tích của cơ quan chức năng,
loại nước này ơ nhiễm nặng về mặt hữu cơ và vi sinh. Hàm lượng vi sinh cao gấp
100 - 1.000 tiêu chuẩn cho phép, với nhiều loại vi khuẩn như Salmonella, tụ cầu,
liên cầu, virus đường tiêu hoá, bại liệt, các loại ký sinh trùng, amip, nấm. Hàm
lượng chất rắn lơ lửng cao gấp 2-3 lần tiêu chuẩn cho phép. Sau khi hòa vào hệ
thống nước thải sinh hoạt, những mầm bệnh này chu du khắp nơi, xâm nhập vào các
loại thủy sản, vật nuôi, cây trồng, nhất là rau thủy canh và trở lại với con người.
Việc tiếp xúc gần với nguồn ô nhiễm còn làm tăng nguy cơ ung thư và các bệnh
hiểm nghèo khác cho người dân. (Theo VnExpress.net)

Trang 7


Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ

Học viên Trần Bảo Long

II.1.2 Đặc điểm nước thải bệnh viện:
Nguồn gốc phát sinh nước thải bệnh viện: Nước thải bệnh viện phát sinh từ các quá
trình hoạt động của bệnh viện gồm
- Nước thải từ các khoa phịng chun mơn: các khám chữa bệnh, khoa dược,

khoa xét nghiệm..
- Nước thải từ hoạt động hậu cần: giặt tấy quấn áo, chăn mền, súc rửa y cụ…
- Nước thải sinh hoạt: là loại nước thải phát sinh từ nhà bếp, khu vực căn tin, khu
vực tắm rửa, nhà vệ sinh…
- Nước mưa: do nước mưa chảy tràn trong khuôn viên bệnh viện.
Đặc trưng của nước thải bệnh viện là ô nhiễm hữu cơ, N, P cao và chứa nhiều vi
sinh gây bệnh. Thành phần và tính chất nước thải bệnh viện dựa theo bảng khảo sát:
Bảng 2.1: Thành phần và tính chất nước thải bệnh viện
Thơng số kỹ thuật
Khoa

pH

DO
(mg/l)

HS
2

BOD
5
(mg/l)

COD
(mg/l)

Tổng P Tổng N
(mg/l)
(mg/l)


(mg/l)

SS
(mg/l)

Hành chính

6,40

1,91

2,07

87,14

126,6

0,94

9,54

37,99

Nhiễm

7,04

1,81

5,50


117,6

168,9

1,57

12,82

55,82

Xét nghiệm

7,04

1,76

3,32

105,4

149,3

1,11

10,12

23,46

Dược


6,55

1,64

5,95

181,8

235,1

1,56

20,74

51,48

(Nguồn: Viện Y học Lao động và VSMT – Bộ Y tế)
Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao (loại C) là chất thải phát sinh trong các phịng
thí nghiệm, phịng xét nghiệm như bệnh phẩm dụng cụ dính bệnh phẩm, găng tay,
khẩu trang khi thăm khám bệnh nhân. Các dụng cụ dính bệnh phẩm xét nghiệm
HIV, viêm gan B, C, cúm A H5N1, cúm H1N1 .. được ngâm trong dung dịch
Cloramin B 1-2%, Javen 1-2% trong khoảng thời gian tối thiểu 30 phút sau đó được
đưa vào thùng chứa màu vàng có lót sẵn 2 lớp túi nilon màu vàng có vạch định mức
% Nước thải bệnh viện chứa một lượng lớn các vi sinh vật gây bệnh truyền nhiễm
nguy hiểm (thương hàn, tả, lỵ, HIV, lao, bệnh than…).

Trang 8



Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ

Học viên Trần Bảo Long

% Nước thải bệnh viện bị ô nhiễm nặng bởi các hợp chất hữu cơ thể hiện qua các
chỉ tiêu lý hóa thơng thường như BOD5, COD, Tổng Nitơ, SS… đều rất cao.
% Ngồi ra, nước thải bệnh viện cịn bị ô nhiễm do:
- Các khoáng chất, kim loại nặng và các hữu cơ đặc thù như: các chế phẩm thuốc,
các chất khử trùng, các dung mơi hóa học…
- Các đồng vị phóng xạ được sử dụng trong q trình chẩn đoán và điều trị.
II.1.3.Thành phần lý hoá sinh của nước thải bệnh viện
Dựa vào thành phần lý hoá sinh của nước thải để đánh giá mức độ ơ nhiễm.
II.1.3.1 Tính chất vật lý
Các dạng vật lý :
– Các chất rắn khơng tan trong nước có kích thước và tỷ trọng lớn dễ lắng, lọc.
– Các chất rắn có kích thước nhỏ tạo nên huyền phù lơ lửng trong nước.
– Các chất vơ cơ và hữu cơ hịa tan trong nước (kể cả các chất khí và ion)
– Các chất dầu mỡ có tỷ trọng nhỏ nổi trên mặt nước.
Tính chất vật lý của nước thải được xác định dựa trên các chỉ tiêu: màu sắc, mùi,
nhiệt độ và lưu lượng.
- Màu: nước thải mới có màu nâu hơi sáng, tuy nhiên thường là có màu xám có vẩn
đục. Màu sắc của nước thải sẽ thay đổi đáng kể nếu như bị nhiễm khuẩn, khi đó sẽ
có màu đen tối.
- Mùi: có trong nước thải là do các khí sinh ra trong quá trình phân hủy các hợp
chất hữu cơ hay do một số chất được đưa thêm vào.
- Nhiệt độ: nhiệt độ của nước thải thường cao hơn so với nguồn nước sạch ban đầu,
do có sự gia nhiệt vào nước từ các đồ dùng trong gia đình và các máy móc sản xuất.
- Lưu lượng: thể tích thực của nước thải cũng được xem là một đặc tính vật lý của
nước thải, có đơn vị m3/người/ngày. Vận tốc dịng chảy luôn thay đổi theo ngày.


Trang 9


Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ

Học viên Trần Bảo Long

II.1.3.2. Tính chất hóa học
Các thơng số thể hiện tích chất hóa học thường là: số lượng các chất hữu cơ, vơ cơ
và khí. Hay để đơn giản hóa, người ta xác định các thông số như: độ kiềm, BOD,
COD, các chất khí hịa tan, các hợp chất N, P, các chất rắn (hữu cơ, vô cơ, huyền
phù và không tan) và nước.
- Độ kiềm: thực chất độ kiềm là môi trường đệm để giữ pH trung tính của nước thải
trong suốt q trình xử lý sinh hóa.
- Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD): dùng để xác định lượng chất bị phân hủy sinh hóa
trong nước thải, thường được xác định sau 5 ngày ở nhiệt độ 200C. BOD5 trong
nước thải sinh hoạt thường nằm trong khoảng 100 – 300 mg/l.
- Nhu cầu oxy hóa học (COD): dùng để xác định lượng chất bị oxy hóa trong nước
thải. COD thường trong khoảng 200 – 500 mg/l. Tuy nhiên, có một số loại nước
thải cơng nghiệp BOD có thể tăng rất nhiều lần.
- Các chất khí hịa tan: đây là những chất khí có thể hịa tan trong nước thải. Nước
thải cơng nghiệp thường có lượng oxy hịa tan tương đối thấp.
- Hợp chất chứa N: số lượng và loại hợp chất chứa N sẽ thay đổi đối với mỗi loại
nước thải khác nhau.
- pH: đây là cách nhanh nhất để xác định tính axit của nước thải. Nồng độ pH
khoảng 1 – 14. Để xử lý nước thải có hiệu quả pH thường trong khoảng 6 – 9,5 (hay
tối ưu là 6,5 – 8).
- Phospho: đây là nhân tố cần thiết cho hoạt động sinh hóa. P thường trong khoảng
6 – 20 mg/l.
- Các chất rắn: hầu hết các chất ô nhiễm trong nước thải có thể xem là chất rắn.

- Nước: ln là thành phần cấu tạo chính của nước thải. Trong một số trường hợp,
nước có thể chiếm từ 99,5% - 99,9% trong nước thải (thậm chí ngay cả ngay cả
trong những loại nước thải ô nhiễm nặng nhất các chất ơ nhiễm cũng chiếm 0,5%,
cịn đối nguồn nước thải được xem là sạch nhất thì nồng độ này là 0,1%).
II.1.3.3.Thông số sinh học:
- Chỉ thị về vi sinh nước (E.coli):

Trang 10


Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ

Học viên Trần Bảo Long

Trong nước thải, đặc biệt là nước thải sinh hoạt, nước thải bệnh viện, vùng du lịch,
khu chăn nuôi... nhiễm rất nhiều loại vi sinh vật trong đó có nhiều lồi vi khuẩn gây
bệnh, đặc biệt là bệnh về đường tiêu hóa, tả, lỵ, thương hàn, ngộ độc thực phẩm.
Chất lượng vi sinh của nước thường được biểu thị bằng nồng độ của vi khuẩn chỉ
thị – đó là những vi khuẩn khơng gây bệnh và về ngun tắc đó là nhóm trực khuẩn
coliforms. Thơng số được sử dụng rộng rãi nhất là chỉ số coli -Coli index.
* Chỉ số vi sinh vật :
Coliform và Fecal Coliform là nhóm các vi sinh vật dùng để chỉ thị khả năng có sự
hiện diện của các sinh vật gây bệnh. Trong nhóm này Escherichia Coli là lồi được
quan tâm nhiều nhất. Có hai phương pháp để xác định Coliform và E. Coli :
– Số có xác suất cao nhất - MPN (Most Probable Number)
– Đếm khuẩn lạc – CFU (Colony Forming Unit)

Bản đồ: Những điểm nóng về mơi trường

Trang 11



Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ

Học viên Trần Bảo Long

Nước thải bệnh viện:
– Các chất thải giống như nước thải sinh hoạt.
– Các vi sinh vật, vi khuẩn, vi rút được thải ra từ bệnh nhân có thể dẫn đến lây lan.
– Các chất kháng sinh và các dược chất, kể cả các chất phóng xạ (dùng trong chẩn
đốn và điều trị ).
– Các hóa chất và kim loại được thải ra trong các hoạt động của bệnh viện (hóa chất
xét nghiệm và sản phẩm, các kim loại có trong các thiết bị dụng cụ y tế)
Bảng 2.2: Lượng nước thải ở các bệnh viện
TT

Quy mô bệnh viện
(giường bệnh)

Lượng nước dùng Lượng nước thải
(l/người/ngày)
(l/người/ngày)

1

< 100

700

70


2

100 – 300

700

100 – 200

3

300 – 500

600

200 – 300

4

500 – 700

600

300 – 450

5

> 700

600


> 500

6

Kết hợp nghiên cứu và đào tạo

1000

-

Ở nước thải bệnh viện, ngoài các thành phần hữu cơ như các loại nước thải hữu cơ
thì trong đó cịn chứa rất nhiều vi sinh vật gây bệnh [7]
Các vi sinh vật gây bệnh từ phân, nước tiểu, nước sinh hoạt của bệnh nhân. Trong
điều kiện thuận lợi, các loài vi sinh vật gây bệnh này phát triển mạnh và lan truyền
nhanh chóng thành các ổ dịch bệnh rất nguy hiểm. Việc kiểm soát các vi sinh vật
gây bệnh này phải bao gồm việc khoanh vùng tác hại của nước thải bệnh viện và
việc xử lý triệt để tuyệt đối không được để nước thải bệnh viện thải ra mơi trường
bên ngồi mà khơng qua xử lý trước.
Bản chất phương pháp sinh học trong xử lý nước thải là sử dụng khả năng sống
và hoạt động của vi sinh vật để khống hóa các chất bẩn hữu cơ trong nước thải
thành các chất vô cơ, các chất khí đơn giản và nước. Q trình xử lý sinh học nước
thải nhằm khử các chất bẩn hữu cơ (BOD, COD hoặc TOC), nitrat hóa, khử nitrat,
Trang 12


Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ

Học viên Trần Bảo Long


khử phospho và ổn định chất thải nhờ quá trình chuyển hóa hợp chất hữu cơ thành
chất khí và thành vỏ tế bào Vi sinh vật tạo ra các bông bùn cặn sinh học và loại các
bông bùn cặn này ra khỏi nước thải.
Các quá trình xử lý nhân tạo điều xuất phát từ các quá trình xảy ra trong tự nhiên
bao gồm 2 kiểu sinh trưởng:
Sinh trưởng lơ lửng: đồng nghĩa với bùn hoạt tính ở điều kiện hiếu khí (làm
thống khí, sụt hay thổi khí và khuấy đảo) và điều kiện kỵ khí (sục CO2 hoặc khuấy
đảo hoặc cho dòng chảy ngược).
Sinh trưởng gắn kết: đồng nghĩa với màng sinh học ở điều kiện hiếu khí và điều
kiện kỵ khí. Nhờ các biện pháp nhân tạo, hoạt tính của vi sinh vật được tăng cường
và hiệu quả làm sạch chất bẩn được tăng lên đáng kể.
II.1.4. Chất lượng nước thải bị ô nhiễm
Chất lượng nước thải – Các tiêu chí đánh giá chất lượng [7]:
Các thơng số đánh giá ô nhiễm nước:
Để đánh giá chất lượng nước và mật độ nước bị ô nhiễm, người ta thường đưa ra
các thông số. Các thông số này phản ánh đầy đủ tính chất hóa học, lý học của nước
và nước bị ô nhiễm. Những thông số quan trọng cần được xác định khi cần phải
đánh giá hoặc so sánh chất lượng nước hay mức độ nước bị ô nhiễm như sau:
– Độ pH.
– Chất rắn lơ lửng.
– DO – COD và BOD.
– Chỉ số Nitơ (N)
– Chỉ số Phốtpho (P)
– Chỉ số lưu huỳnh (S)
– Chỉ số vi sinh vật.
– Chỉ số về phóng xạ.
* Độ pH và Chất rắn lơ lửng :
Việc đo pH rất cần thiết để điều khiển q trình lý học, hóa học và sinh học như đã
trình bày ở trên, đồng thời giá trị pH cịn cho ta biết thực trạng trước và sau khi bị
tác động tự nhiên, nhân tạo của nước tự nhiên và nước bị ô nhiễm, hoặc dùng thông

Trang 13


Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ

Học viên Trần Bảo Long

số này để so sánh các loại nước với nhau. Thông số pH được xác định bằng những
máy đo pH. Các loại máy đo pH hiện nay rất hiện đại và cho ta những giá trị pH
chính xác.
– Chất rắn lơ lửng là các chất rắn không tan tạo ra các huyền phù lơ lửng trong
nước, các chất này thường có kích thước 0,1 – 0,001mm. Chất rắn lơ lửng làm cho
nước thải có độ đục, khơng trong suốt.
Hàm lượng chất rắn
Chất rắn là những thành phần khơng hịa tan trong nước. Về bản chất hóa học,
chúng có thể là những hạt chất hữu cơ, vô cơ hoặc là những xác của vi sinh vật,
nguyên sinh động vật hay phiêu sinh vật. Các chất rắn có trong nước được đánh giá
qua những thông số cơ bản sau.
Tổng số chất rắn (TS – Total Solid)
Tổng số chất rắn được xác định bằng phương pháp đo trọng lượng khơ cịn lại khi
đem sấy khơ 1 lít ở 103oC đến trọng lượng khơng đổi. Tổng số chất rắn được biểu
thị bằng mg/l hay g/l.
Chất rắn lơ lửng (SS – Suspension Solid)
Chất rắn lơ lửng được xác định bằng phương pháp đo trọng lượng khô của chất rắn
cịn lại sau khi lọc 1 lít nước bằng giấy lọc thủy tinh qua phễu lọc Gooch và sấy khô
ở 103 – 105oC đến trọng lượng không đổi. Chất rắn lơ lửng được biểu thị bằng mg/l
hoặc g/l.
Chất rắn hòa tan (DS – Diluted Solid)
Chất rắn hòa tan là hiệu số của tổng số chất rắn với chất rắn lơ lửng
DS =TS – SS

Chất rắn hòa tan được biểu thị bằng mg/l hay g/l.
Chất rắn bay hơi (Volatile Solid)
Chất rắn bay hơi được xác định bằng phương pháp đo trọng lượng mất đi khi nung
lượng chất rắn lơ lửng (SS) ở 550oC trong một khoảng thời gian xác định. Chất rắn
bay hơi biểu thị lượng hữu cơ có trong nước.
Chất rắn có thể lắng

Trang 14


Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ

Học viên Trần Bảo Long

Chất rắn có thể lắng là chất rắn có trong 1 lít nước lắng xuống trong thời gian 1 giờ.
Chất rắn có thể lắng được biểu thị bằng mg/l.
Lượng oxy hịa tan (Dissolved Oxygen)
Sau nước, oxy là nguyên liệu tối cần thiết cho những sinh vật hiếu khí. Thiếu oxy
thì mọi quá trình trao đổi chất sẽ bị ngưng trệ và sinh vật sẽ chết. Trong điều kiện tự
nhiên, oxy hòa tan trong nước khoảng 8-10 mg/l. Các chất gây ô nhiễm trong nước
thường làm giảm khả năng hòa tan oxy trong nước. Vì oxy là một yếu tố rất quan
trong của sự sống nên nó được coi như một thơng số rất quan trọng trong việc đánh
giá chất lượng nước cũng như mức độ oxy hóa hay mức độ ơ nhiễm nước. Hiện
nay, người ta thường dùng hai phương pháp xác định lượng oxy hòa tan trong nước:
phương pháp IOF và phương pháp đo trực tiếp bằng điện cực oxy với màng nhạy
cảm bằng máy đo.
Chỉ số BOD (nhu cầu oxy sinh hóa – Biochemical Oxygen Demand)
Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD) là lượng oxy cần thiết để oxy hóa các chất hữu cơ có
trong nước nhờ vi sinh vật. Q trình oxy hóa sinh học này được viết tóm tắt như
sau:

Chất hữu cơ → CO2 + H2O
Vi sinh vật → Sinh khối vi sinh vật
Q trình chuyển hóa trên phụ thuộc rất nhiều vào những yếu tố cơ bản sau:
-

Bản chất các chất hữu cơ;

-

Số lượng các chất hữu cơ;

-

Số lượng và loài sinh vật tham gia ;

-

Các chất độc, chất kìm hãm sinh vật.

Mục đích việc xác định hàm lượng oxy hòa tan là để thực hiện một số việc quan
trọng như sau:
-

Dùng để tính tốn lượng oxy cần thiết oxy hóa các chất hữu cơ dễ phân hủy

có trong nước thải.
-

Làm cơ sở để tính tốn các cơng trình xử lý nước ơ nhiễm và nước thải.


-

Đánh giá chất lượng nước trước và sau xử lý.

Trang 15


×