Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Sự khác biệt trong thực hành quản trị tài chính giữa công ty nhà nước và công ty nhà nước và công ty nhà nước cổ phần hóa một nghiên cứu so sánh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 113 trang )

Đại Học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
--------------------

NGÔ NGỌC CƯƠNG

SỰ KHÁC BIỆT TRONG THỰC HÀNH QUẢN
TRỊ TÀI CHÍNH GIỮA CÔNG TY NHÀ NƯỚC
VÀ CÔNG TY NHÀ NƯỚC CỔ PHẦN HÓA –
MỘT NGHIÊN CỨU SO SÁNH
Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2007


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH
Cán bộ hướng dẫn khoa học : TS. VÕ THỊ QUÝ ...........................................
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
Cán bộ chấm nhận xét 1 : ...................................................................................


…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
Cán bộ chấm nhận xét 2 : ...................................................................................
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
……………………………………………
Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại HỘI ĐỒNG CHẤM BẢO VỆ LUẬN VĂN
THẠC SĨ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA, ngày . . . . . tháng . . . . năm . . . . .


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc

------------------oOo--Tp. HCM, ngày 05 tháng 02 năm 2007

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên học viên

: NGƠ NGỌC CƯƠNG

Ngày, tháng, năm sinh : 21/12/1981
Chun ngành

Giới tính: Nữ
Nơi sinh: Tỉnh Bình Phước

: QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP

Khố (Năm trúng tuyển) : 2005
1. TÊN ĐỀ TÀI:
SỰ KHÁC BIỆT TRONG THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH
GIỮA CƠNG TY NHÀ NƯỚC VÀ CƠNG TY NHÀ NƯỚC CỔ PHẦN HĨA –
MỘT NGHIÊN CỨU SO SÁNH .
2. NHIỆM VỤ LUẬN VĂN:
- Nhận dạng sự khác biệt về chính sách vốn lưu động và các nguồn tài trợ vốn lưu động
trong công ty nhà nước và cơng ty nhà nước cổ phần hóa.
- Nhận dạng sự khác biệt về cơ cấu vốn và các nguồn tài trợ dài hạn trong công ty nhà
nước và cơng ty nhà nước cổ phần hóa.
- Nhận dạng sự khác biệt về hiệu quả hoạt động của công ty nhà nước và cơng ty nhà
nước cổ phần hóa.
3. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ

: 05/02/2007


4. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ : 09/07/2007
5. HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TS. VÕ THỊ QUÝ
Nội dung và đề cương Luận văn thạc sĩ đã được Hội Đồng Chuyên Ngành thông qua.
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)

TS. VÕ THỊ QUÝ

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN
QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký)


i

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt luận văn này, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan
tâm giúp đỡ từ phía nhà trường, cơ quan, gia đình và bạn bè.
Lời đầu tiên, xin chân thành cảm ơn TS. Võ Thị Quý, người đã giành
nhiều thời gian quý báu tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô ở khoa Quản Lý Công Nghiệp,
Phòng Quản Lý Sau Đại Học - Trường Đại Học Bách Khoa thành phố Hồ
Chí Minh đã tận tình giảng dạy, truyền đạt nhiều kiến thức quý báu cho tôi
trong suốt quá trình học tập và trong suốt thời gian thực hiện luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn những chuyên gia, chuyên viên quản trị tài
chính tại các doanh nghiệp đã giành thời gian cung cấp thông tin, kiến
thức cho tôi thực hiện luận văn này.
Cuối cùng, xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè, đồng
nghiệp đã hỗ trợ và động viên tôi trong suốt thời gian qua.


Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2007
Người thực hiện luận văn

Ngô Ngọc Cương


ii

TÓM TẮT
Quản trị tài chính là một phần thiết yếu đối với mọi doanh nghiệp. Đã có
nhiều nghiên cứu về quản trị tài chính và tác động của nó đến hiệu quả hoạt động
của doanh nghiệp.
Mục tiêu của nghiên cứu này là khám phá và nhận dạng sự khác biệt trong
thực hành quản trị tài chính giữa công ty nhà nước và công ty nhà nước cổ phần,
đồng thời nhận dạng sự khác biệt về tỉ lệ sở hữu vốn nhà nước trong doanh
nghiệp với hiệu quả doanh nghiệp.
Tùy theo đặc điểm và chiến lược, điều kiện cụ thể mỗi doanh nghiệp, quan
điểm của nhà quản lý mà mỗi doanh nghiệp sẽ theo đuổi chính sách vốn lưu
động, cấu trúc vốn mục tiêu khác nhau, điều này sẽ đem lại hiệu quả khác nhau
trong hoạt động của doanh nghiệp.
Kết quả nghiên cứu cho thấy việc thực hành quản trị tài chính ở công ty nhà
nước khác với công ty nhà nước cổ phần, đặc biệt khi tỉ lệ sở hữu vốn nhà nước
trong doanh nghiệp giảm xuống dưới 30%. Đa số các doanh nghiệp đều theo đuổi
chính sách vốn lưu động mạo hiểm (trên 60%), nhằm mong muốn đem lại lợi
nhuận cao trong kinh doanh. Tuy nhiên trong số các doanh nghiệp khảo sát, các
công ty nhà nước đã quá “lạm dụng” chính sách này, đã sử dụng quá nhiều nợ
vay ngắn hạn ngân hàng để tài trợ cho tài sản hoạt động, dẫn đến tỉ số nợ của
công ty nhà nước khá cao (trên 50%). Các nhà quản trị công ty nhà nước không
quan tâm nhiều đến quản lý vốn lưu động, bị động trong việc thu hồi nợ khách

hàng. Ngược lại, với các công ty cổ phần, mặc dù cùng theo đuổi chính sách mạo
hiểm như công ty nhà nước, nhưng tỉ số nợ của đa số doanh nghiệp đều dao động
dưới 50%, vốn chủ sở hữu chiếm trên 50%. Bên cạnh đó, công ty cổ phần còn rất
quan tâm đến quản lý vốn lưu động, đặc biệt trong quản lý khoản phải thu.
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy hiệu quả hoạt động (ROE, ROA, PM) của
công ty cổ phần cao hơn hẳn so với công ty nhà nước, và khi tỉ lệ sở hữu vốn của
nhà nước trong doanh nghiệp càng giảm thì hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
càng tăng, đặc biệt khi tỉ lệ sở hữu vốn nhà nước giảm dưới 30%.


iii

ABSTRACT
Financial Management is an essential factor in all companies. Many research
have been conducted on financial management, and its effects to companies’
operating performances.
The objective of this thesis is to discover and identify differences in financial
practices among State – Owned Enterprises (SOEs) and SOEs Equitized, as well
as State – Owned capital percentages to the performances of enterprises.
Based on characteristics, strategies and current conditions of companies,
managers’ point of view, companies will follow different policies in current
capital, in target capital structures. These policies will produce differences in
operation performances of SOEs.
The findings suggest the differences in financial practices among SOEs and
SOEs Equitized, especially when State – Owned capital percentages are under
30%. Most SOEs and SOEs Equitized follow aggressive current capital policies
(over 60%), with expectation to obtain higher business profits. However, the
survey found that SOEs have relied too much on this aggressive policies, used
too much short – term Debt to finance for operating capital, have resulted in too
high debt ratio (over 50%). SOEs’ manager also haven’t not concerned to current

capital management, and were passive in collection of customers’ debts. SOEs
Equitized also follow the same aggressive policies as SOEs, but their debt ratios
are under 50%, equity capitals are over 50%. Besides, they also focus on current
capital management, especially in Account Receivables management.
The findings also show that the operation performances (ROE, ROA, PM) in
SOEs Equitized are much higher than SOEs, and the more decreasing in State –
Owned capital percentages of SOEs Equitized, the more increasing in operation
performances of

these SOEs, especially when State – Owned capital

percentages are under 30%.


iv

MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................i
TÓM TẮT ........................................................................................................... ii
ABSTRACT ...................................................................................................... iii
MỤC LỤC .........................................................................................................iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................ viii
DANH MỤC CÁC BẢNG.................................................................................ix
DANH MỤC CÁC HÌNH ..................................................................................xi
Chương 1: TỔNG QUAN ...................................................................................1
1.1

LÝ DO VÀ TÍNH CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ......................................1


1.2

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.....................................................................3

1.3

PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯNG NGHIÊN CỨU .........................................3

1.4

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................4

1.5

Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI...................................................5

1.6

KẾT CẤU CỦA BÁO CÁO ....................................................................6

Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT .......................................................................7
2.1

ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG TY NHÀ NƯỚC VÀ CÔNG TY CỔ PHẦN7

2.1.1 Đặc điểm và tầm quan trọng của hoạt động quản trị tài chính trong
công ty nhà nước và công ty cổ phần ....................................................7
2.1.1.1 Công ty nhà nước ..............................................................................7
2.1.1.2 Công ty cổ phần ...............................................................................8
2.1.2 Mục tiêu của quản trị tài chính và vai trò của nhà quản trị tài chính

trong công ty nhà nước và công ty cổ phần .........................................11
2.1.2.1 Công ty nhà nước ............................................................................11


v

2.1.2.2 Công ty cổ phần ..............................................................................11
2.2

QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG – CHÍNH SÁCH VỐN LƯU ĐỘNG..12

2.2.1 Những nhân tố ảnh hưởng đến vốn lưu động ......................................12
2.2.1.1 Tài sản lưu động..............................................................................13
2.2.1.2 Nợ ngắn hạn ....................................................................................15
2.2.1.3 Vốn lưu động thuần .........................................................................15
2.2.2 Chính sách vốn lưu động .......................................................................16
2.2.2.1 Chính sách mạo hiểm ......................................................................16
2.2.2.2 Chính sách thận trọng .....................................................................17
2.2.2.3 Chính sách trung dung ....................................................................18
2.2.3 Các chỉ tiêu tài chính phản ánh tình hình tài chính và hiệu quả hoạt
động sản của doanh nghiệp ..................................................................19
2.2.3.1 Tỉ số nợ............................................................................................19
2.2.3.2 Các tỉ số sinh lợi .............................................................................19
2.3

CÁC NGUỒN TÀI TR........................................................................20

2.3.1 Nguồn tài trợ ngắn hạn .........................................................................20
2.3.1.1 Nguồn tài trợ ngắn hạn tự phát .......................................................21
2.3.1.2 Nguồn tài trợ ngắn hạn không có đảm bảo ......................................22

2.3.1.3 Nguồn tài trợ ngắn hạn có đảm bảo ................................................24
2.3.2 Nguồn tài trợ trung và dài hạn .............................................................25
2.3.2.1 Trái phiếu ........................................................................................25
2.3.2.2 Cổ phiếu ..........................................................................................25
2.3.2.3 Lợi nhuận giữ lại .............................................................................26
2.3.2.4 Thuê tài sản .....................................................................................27
2.4

TÓM TẮT CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY .................27

Chương 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU............................................................32


vi

3.1

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................................................32

3.1.1 Phương pháp nghiên cứu .......................................................................32
3.1.2 Quy trình nghiên cứu .............................................................................34
3.2

NHU CẦU THÔNG TIN VÀ NGUỒN THÔNG TIN...........................35

3.3

GIỚI THIỆU MẪU NGHIÊN CỨU......................................................36

Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1

THÔNG TIN VỀ MẪU NGHIÊN CỨU ...............................................38

4.1.1 Quy mô doanh nghiệp ............................................................................38
4.1.2 Mục tiêu quản trị tài chính và vị trí nhà quản lý tài chính trong doanh
nghiệp ......................................................................................................40
4.1.2.1 Mục tiêu quản trị tài chính trong doanh nghiệp ..............................40
4.1.2.2 Vị trí nhà quản lý tài chính trong doanh nghiệp ..............................41
4.2

QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG ..............................................................42

4.2.1 Mức độ quan trọng của các chức năng tài chính trong doanh nghiệp42
4.2.2 Các thành phần của vốn lưu động ........................................................42
4.3

CHÍNH SÁCH VỐN LƯU ĐỘNG.........................................................45

4.3.1 Chính sách vốn lưu động của CTNN và CTCP.................................... 45
4.3.2 Người xây dựng và quyết định chính sách vốn lưu động trong doanh
nghiệp ......................................................................................................47
4.3.3 Tỉ lệ sở hữu vốn nhà nước trong doanh nghiệp với chính sách vốn lưu
động.........................................................................................................48
4.4

CẤU TRÚC VỐN CỦA CÔNG TY NHÀ NƯỚC VÀ CÔNG TY NHÀ
NƯỚC CỔ PHẦN ...................................................................................50

4.4.1 Cấu trúc vốn của doanh nghiệp ............................................................50

4.4.2 Các thành phần của cấu trúc vốn ........................................................53


vii

4.4.3 Thành phần cấu trúc vốn theo chính sách vốn lưu động....................57
4.4.4 Thành phần cấu trúc vốn theo tỉ lệ sở hữu nhà nước trong doanh
nghiệp ......................................................................................................58
4.5

CÁC NGUỒN TÀI TR NGẮN HẠN VÀ DÀI HẠN.........................59

4.5.1 Nguồn tài trợ ngắn hạn .........................................................................59
4.5.2 Nguồn tài trợ dài hạn ............................................................................61
4.5.3 Chính sách vốn lưu động với tài trợ ngắn hạn và dài hạn ..................61
4.6

CHÍNH SÁCH VỐN LƯU ĐỘNG, TỈ LỆ SỞ HỮU NHÀ NƯỚC VÀ
HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP ...........................62

4.6.1 Chính sách vốn lưu động và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ..62
4.6.2 Tỉ lệ sở hữu nhà nước và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp .......66
4.7

TÓM TẮT VÀ THẢO LUẬN VỀ KẾT QUẢ ......................................67

Chương 5: KẾT LUẬN .....................................................................................71
5.1

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................71


5.2

ĐÓNG GÓP CỦA KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .....................................73

5.3

HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI ......................................................................74

5.4

HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO..................................................75

TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................76
PHỤ LỤC ...........................................................................................................80


viii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CTNN

CÔNG TY NHÀ NƯỚC

CTCP

CÔNG TY CỔ PHẦN

DNNN


DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

CTNNCP

CÔNG TY NHÀ NƯỚC CỔ PHẦN

QTTC

QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

CFO

GIÁM ĐỐC TÀI CHÍNH

TSLĐ

TÀI SẢN LƯU ĐỘNG


ix

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1:

Quy mô về vốn .............................................................................38

Bảng 4.2:

Quy mô về doanh thu ....................................................................39


Bảng 4.3:

Quy mô về lợi nhuận .....................................................................39

Bảng 4.4:

Chênh lệch về vốn, doanh thu và lợi nhuận trung bình ................40

Bảng 4.5:

Các thành phần vốn lưu động........................................................43

Bảng 4.6:

Chính sách vốn lưu động của CTNN và CTCP .............................46

Bảng 4.7:

Tỉ lệ sở hữu vốn nhà nước trong doanh nghiệp với chính sách vốn
lưu động.........................................................................................48

Bảng 4.8:

Tỉ số nợ của CTNN và CTCP........................................................51

Bảng 4.9:

Tỉ lệ nợ của CTNN và CTCP ........................................................52


Bảng 4.10:

Các thành phần cơ cấu vốn của CTNN và CTCP .........................55

Bảng 4.11:

Trị trung bình của các thành phần cơ cấu vốn ..............................57

Bảng 4.12:

Thành phần cơ cấu vốn theo chính sách vốn lưu động..................58

Bảng 4.13:

Thành phần cơ cấu vốn theo tỉ lệ sở hữu nhà nước trong doanh
nghiệp............................................................................................58

Bảng 4.14:

Nguồn tài trợ ngắn hạn..................................................................59

Bảng 4.15:

Tỉ lệ nợ ngắn hạn và nợ dài hạn trên tổng nợ theo chính sách vốn
lưu động.........................................................................................61

Bảng 4.16:

Chính sách vốn lưu động và doanh thu hoạt động của doanh
nghiệp............................................................................................62


Bảng 4.17:

Chính sách vốn lưu động và lợi nhuận của doanh nghiệp .............63

Bảng 4.18:

Chính sách vốn lưu động và hiệu quả hoạt động của doanh
nghiệp............................................................................................65

Bảng 4.19:

Hiệu quả hoạt động của CTNN vaø CTCP .....................................66


x

Bảng 4.20:

Tỉ lệ sở hữu vốn nhà nước với hiệu quả của doanh nghiệp ...........66

Bảng 4.21:

Tổng hợp sự khác biệt trong thực hành quản trị tài chính giữa CTNN
và CTNNCP ..................................................................................68


xi

DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang
Hình 2.1:

Tài sản lưu động tạm thời và tài sản lưu động thường xuyên .......15

Hình 2.2:

Chính sách vốn lưu động mạo hiểm ..............................................16

Hình 2.3:

Chính sách vốn lưu động cẩn trọng ...............................................17

Hình 2.4:

Chính sách vốn lưu động trung dung.............................................18

Hình 3.1:

Quy trình nghiên cứu .....................................................................34

Hình 4.1:

Vốn, doanh thu và lợi nhuận trung bình của CTNN và CTNNCP 40

Hình 4.2:

Trị trung bình các thành phần vốn lưu động .................................44

Hình 4.3:


Chính sách vốn lưu động trong CTNN và CTNNCP.....................46

Hình 4.4:

Trị trung bình các thành phần trong cơ cấu vốn ...........................57

Hình 4.5:

Trị trung bình các nguồn tài trợ ngắn hạn .....................................60

Hình 4.6:

Chính sách vốn lưu động và lợi nhuận trung bình.........................63


-1-

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN
1.1

LÝ DO VÀ TÍNH CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong nền kinh tế thị trường định hướng Xã Hội Chủ Nghóa ở nước ta, khu vực
kinh tế quốc doanh, và chủ yếu là các công ty nhà nước (CTNN) đã giữ vị trí
then chốt trong các thành phần kinh tế. Nhưng thời gian qua, kết quả hoạt
động sản xuất kinh doanh của các công ty này vẫn còn khá khiêm tốn, đa số là
kinh doanh thua lỗ, khả năng cạnh tranh thấp…và vì vậy cổ phần hoá được
xem như một giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các
CTNN, nhằm phát huy vai trò chủ đạo của loại hình kinh tế này trong nền
kinh tế quốc dân.

Cổ phần hoá thực chất là quá trình chuyển đổi sở hữu về tư liệu sản xuất trong
CTNN, từ sở hữu nhà nước sang hình thức sở hữu hỗn hợp, bao gồm sở hữu
nhà nước và sở hữu tư nhân. Một khi quan hệ sở hữu thay đổi thì sẽ dẫn đến sự
thay đổi về mục tiêu, tổ chức hoạt động quản lý…(Quý, 2003). Do đó một vấn
đề được đặt ra là khi còn là sở hữu nhà nước thì mục tiêu công ty theo đuổi
chủ yếu là lợi nhuận, nhưng khi chuyển sang cổ phần hoá thì mục tiêu công ty
theo đuổi là sự gia tăng giá trị cổ phần hay là sự gia tăng giá trị thị trường. Khi
có sự dịch chuyển mục tiêu như vậy thì liệu công tác quản lý nói chung và
việc thực hành quản trị tài chính nói riêng trong công ty có sự thay đổi hay
không?
Mặt khác khi là CTNN thì người quản lý là cán bộ nhân viên hưởng lương,
còn khi chuyển sang công ty cổ phần (CTCP) thì có thể phần lớn bộ máy quản
lý cũ của CTNN vẫn được giữ lại nhưng ở đây họ được sở hữu các cổ phần.


-2-

Như vậy khi cơ cấu sở hữu thay đổi thì có tác động, ảnh hưởng gì đến công tác
quản lý nói chung và thực hành quản trị tài chính nói riêng hay không?
Hơn nữa, môi trường hoạt động của CTNN cũng khác với môi trường hoạt
động của CTCP. Ở nước ta, trước đây, Đảng và Nhà nước đã xác định vai trò
chủ đạo của Doanh Nghiệp nhà nước (DNNN) trong nền kinh tế quốc dân, do
đó DNNN luôn nhận được sự ưu đãi từ phía chính phủ nhằm tạo ra các điều
kiện phát triển thuận lợi cho thành phần kinh tế này. Nhưng khi chuyển sang
CTCP thì môi trường cạnh tranh gay gắt hơn, chịu nhiều áp lực hơn, bản thân
doanh nghiệp phải tự nâng cao năng lực cạnh tranh để tồn tại vì không còn sự
bảo hộ, bao cấp của Chính phủ nữa…Như vậy CTCP phải quản lý như thế nào
để tồn tại và phát triển, và cần có các cải tiến, điều chỉnh nào trong thực hành
quản trị tài chính hay không?
Ngoài ra, thực tế cho thấy khi quan hệ sở hữu thay đổi thì sẽ dẫn đến sự thay

đổi trong thực hành quản lý. Tuy nhiên, có một số nhận xét cho rằng đa số các
CTNN sau cổ phần hoá vẫn nằm trong tình trạng “bình thì mới nhưng rượu
vẫn cũ”, nghóa là ít có sự thay đổi về cơ cấu tổ chức và cơ chế quản lý, năng
lực điều hành. Do vậy “việc cổ phần hoá chỉ có ý nghóa thay đổi một phần sở
hữu vốn mà chưa tạo ra được sự biến đổi về chất trong quản trị, điều hành” 1 .
Những nhận xét trên thật sự có đúng như vậy hay không?
Tóm lại, cổ phần hoá được xem là một trong những giải pháp cải thiện hiệu
quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty thông qua việc thay đổi quan
hệ về sở hữu sẽ dẫn đến thay đổi hiệu quả về quản lý. Như vậy, nghiên cứu
“sự khác biệt trong thực hành quản trị tài chính giữa công ty nhà nước và
công ty nhà nước cổ phần hoá” là rất cần thiết. Trong các hoạt động của
1

/>

-3-

công ty thì hoạt động quản trị tài chính là một trong các hoạt động chủ yếu,
giữ vai trò trung tâm trong tất cả các hoạt động quản trị (Kiều, 2003), thông
qua đó thể hiện được nhiều hơn bản chất của quá trình cổ phần hoá các
DNNN ở nước ta.
1.2

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

¾ Nhận dạng sự khác biệt về chính sách vốn lưu động và các nguồn tài trợ
vốn lưu động trong công ty nhà nước và công ty nhà nước cổ phần hoá.
¾ Nhận dạng sự khác biệt về cơ cấu vốn và các nguồn tài trợ dài hạn trong
công ty nhà nước và công ty nhà nước cổ phần hoá.
¾ Nhận dạng sự khác biệt về hiệu quả hoạt động của công ty nhà nước và

công ty nhà nước cổ phần hóa.
¾ Nhận dạng sự khác biệt về tỉ lệ sở hữu nhà nước với chính sách vốn lưu
động, cơ cấu vốn và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
1.3

PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯNG NGHIÊN CỨU
Phạm vi:

¾ Đề tài nghiên cứu thực hành quản trị tài chính ở công ty nhà nước và công
ty nhà nước cổ phần hoá, cụ thể nghiên cứu các hoạt động chính: chính
sách vốn lưu động và các nguồn tài trợ vốn lưu động; cơ cấu vốn và các
nguồn tài trợ dài hạn; hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
¾ Đề tài giới hạn ở các công ty nhà nước và công ty nhà nước cổ phần hoá
đang hoạt động trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2000 - 2004.


-4-

Đối tượng nghiên cứu:
Việc thực hành quản trị tài chính của công ty nhà nước và công ty nhà nước cổ
phần hoá, cụ thể là nghiên cứu hoạt động sau:
• Quản trị vốn lưu động, chính sách đầu tư vốn lưu động và các
nguồn tài trợ vốn lưu động.
• Quản trị cơ cấu vốn và các nguồn tài trợ dài hạn.
• Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
• Mối quan hệ giữa thực hành quản trị tài chính với hiệu quả hoạt
động của doanh nghiệp.
1.4

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Mục đích của nghiên cứu này là tìm hiểu sự khác biệt trong thực hành quản trị
tài chính (gồm quản trị vốn lưu động và chính sách tài trợ vốn lưu động, quản
trị cơ cấu vốn và các nguồn tài trợ dài hạn) giữa công ty nhà nước và công ty
nhà nước cổ phần hóa; tỉ lệ sở hữu Nhà nước trong doanh nghiệp với việc thực
hành quản trị tài chính và với hiệu quả hoạt động của công ty. Đây là một
nghiên cứu định tính.
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả kết hợp với các phương
pháp nghiên cứu khác như: phương pháp lịch sử, phương pháp phỏng vấn trực
tiếp, và phương pháp phân tích thống kê.
Luận văn được thực hiện theo hai bước:
¾ Bước một, nghiên cứu khám phá: luận văn dựa trên cơ sở lý thuyết và
các nghiên cứu đã có, kết hợp với phương pháp nghiên cứu mô tả và
phương pháp lịch sử để khái quát, nhận dạng và xem xét sự khác biệt


-5-

trong thực tiễn về chính sách vốn lưu động và các nguồn tài trợ cho
vốn lưu động, cơ cấu vốn và các nguồn tài trợ dài hạn của công ty nhà
nước và công ty nhà nước cổ phần hoá, dựa trên nguồn dữ liệu thứ cấp
là các báo cáo tài chính của các công ty đã được kiểm toán.
¾ Bước hai, nghiên cứu khẳng định: luận văn sử dụng phương pháp phỏng
vấn trực tiếp kết hợp với điều tra qua thư (đối với một số trường hợp)
các nhà quản lý cấp trung – cao của các công ty nhà nước và công ty
nhà nước cổ phần để khẳng định và lý giải kết quả đã được tìm ra trong
nghiên cứu khám phá.
1.5

Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI


¾ Khái quát việc thực hành quản trị tài chính ở các công ty nhà nước và công
ty nhà nước cổ phần hoá ở nước ta (cụ thể là ở trên địa bàn TP.HCM) trong
những năm gần đây (2000 - 2004).
¾ Nhận dạng sự khác biệt trong thực tiễn về chính sách vốn lưu động và các
nguồn tài trợ vốn lưu động, cơ cấu vốn mục tiêu và các nguồn tài trợ dài
hạn giữa công ty nhà nước và công ty nhà nước cổ phần hoá.
¾ Nhận dạng sự khác biệt trong thực hành quản trị tài chính nói trên với hiệu
quả hoạt động của doanh nghiệp.
¾ Nhận dạng sự khác biệt về tỉ lệ sở hữu nhà nước với hiệu quả hoạt động
của doanh nghiệp.
¾ Một số đóng góp đối với các nhà quản trị tài chính trong các doanh nghiệp.

1.6

KẾT CẤU CỦA BÁO CÁO


-6-

Báo cáo được trình bày thành 5 chương:
Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu – trình bày lý do hình thành đề
tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, phương pháp
nghiên cứu và ý nghóa thực tiễn của đề tài.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết – trình bày tổng quan về các lý thuyết và các
nghiên cứu trước đây.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu – trình bày quy trình nghiên cứu, mẫu
nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu – trình bày kết quả nghiên cứu.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị – trình bày những kết quả chính của nghiên
cứu, đưa ra những kiến nghị, hạn chế của nghiên cứu và hướng

nghiên cứu tiếp theo.


-7-

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1

ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG TY NHÀ NƯỚC VÀ CÔNG TY CỔ PHẦN

2.1.1 Đặc điểm và tầm quan trọng của hoạt động quản trị tài chính trong
công ty nhà nước và công ty cổ phần
2.1.1.1

Công ty nhà nước

Công ty nhà nước là tổ chức kinh tế do nhà nước đầu tư vốn thành lập và tổ chức
quản lý, hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động công ích, nhằm thực hiện các mục
tiêu kinh tế xã hội do nhà nước giao. CTNN có 100% vốn nhà nước, do nhà nước
sở hữu và điều này đã đem lại cho hoạt động quản trị tài chính (QTTC) trong
CTNN có một số đặc điểm sau:
9 Tính tự chủ của doanh nghiệp trong công tác quản lý tài chính và hoạch
toán kinh doanh chưa được đề cao, và một số quy định chưa nhất quán như
cho doanh nghiệp sử dụng linh hoạt các nguồn vốn nhưng lại quy định việc
lập quỹ khấu hao tài sản cố định (Lanh, 2004); cho doanh nghiệp được tự
chủ trong hoạt động quản trị kinh doanh, quản lý tài chính nhưng lại quy
định việc cầm cố, thế chấp, cho thuê, nhượng bán tài sản, thanh lý, đầu tư
ra nước ngoài…phải được sự đồng ý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
9 Phương thức quản lý tài chính đối với doanh nghiệp mang tính chất hành
chính vừa sự vụ, vừa lõng lẽo, kém hiệu quả (Lanh, 2004). Trách nhiệm của

những người quản lý và điều hành doanh nghiệp chưa được quy định cụ
thể, rõ ràng, và chưa tương xứng với quyền đã giao cho họ. Việc kiểm tra,
xử lý trách nhiệm thực hiện càng chưa được tiến hành triệt để. Điều đó đã
dẫn đến tình hình do năng lực hạn chế và ý thức trách nhiệm chưa cao của


-8-

một bộ phận quản lý điều hành doanh nghiệp, đã gây thiệt hại cho nhà
nước nhưng không có cơ chế xử lý phù hợp.
9 Quyền lợi của chủ sở hữu chưa được xác định, quyền lợi của nhà nước với tư
cách chủ sở hữu và quyền lợi của doanh nghiệp chưa được thống nhất
(Lanh, 2004). Tuy chưa phải là đối lập nhưng có những mâu thuẫn, xung
đột như phân biệt vốn ngân sách với vốn tự bổ sung và phải ưu tiên cho
việc bảo tồn vốn ngân sách; nhiều vấn đề trong công tác quản lý tài chính
doanh nghiệp chưa được đề cập sâu như cơ chế bảo tồn vốn, chế độ quản
lý chi phí kinh doanh, giá thành sản phẩm, cơ chế tài chính khi chuyển đổi
hình thức sở hữu; quyền lợi của người lao động và quyền lợi của doanh
nghiệp cũng có tình trạng tương tự, dẫn đến phát sinh tư tưởng cá nhân, cục
bộ, đối lập quyền lợi nhà nước với quyền lợi của người lao động và quyền
lợi của doanh nghiệp.
Tóm lại, tầm quan trọng của chức năng QTTC trong CTNN chưa được thể hiện
rõ, và chưa thể hiện đúng mức tầm quan trọng của nó. Giám đốc tài chính (CFO)
trong công ty không có và chỉ có kế toán trưởng, công việc của kế toán trưởng và
các kế toán viên chỉ đơn giản thực hiện những ghi chép, báo cáo sổ sách về vốn
xây dựng, mua các trang thiết bị, vật tư… cần thiết cho quá trình hoạt động sản
xuất kinh doanh, phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và lập các báo cáo tài
chính. Đó chỉ là một vai trò nhỏ bên cạnh rất nhiều các vai trò QTTC quan trọng
khác trong doanh nghiệp như tìm nguồn vốn tài trợ cho doanh nghiệp, phân bổ
nguồn đầu tư, duy trì khả năng thanh toán của doanh nghiệp…

2.1.1.2

Công ty cổ phần

Do đặc điểm của công ty cổ phần (CTCP), hoạt động QTTC trong CTCP một số
điểm khác biệt so với CTNN như:


-9-

9 Do là một công ty đa chủ nên tồn tại sự mâu thuẫn giữa cổ đông và nhà
quản lý trong hoạt động QTTC (Quý, 2003). Mâu thuẫn này này xảy ra do
sự tách biệt quyền sở hữu và quyền quản lý giữa cổ đông (chủ đầu tư) với
ban quản lý doanh nghiệp. Trong mối quan hệ giữa nhà đầu tư và nhà
quản lý, cả hai đều mong muốn tối đa hóa lợi ích của mình, tuy nhiên điều
kiện để tối đa hóa lợi ích của hai bên không giống nhau. Nhà đầu tư mong
muốn tối đa hóa lợi ích của mình thông qua việc tăng giá trị của doanh
nghiệp, còn lợi ích của nhà quản lý thường gắn trực tiếp với thu nhập nhận
được. Do nhà quản lý là người trực tiếp điều hành hoạt động của doanh
nghiệp nên họ có thể thực hiện những hành vi hay quyết định nhằm tối đa
hóa lợi ích cho cá nhân, nhưng lại làm tổn hại đến lợi ích của nhà đầu tư,
và những tổn thất gây ra trong trường hợp này được gọi là tổn thất do phân
quyền (Nam,2006).
9 Trong CTCP luôn tồn tại tình trạng thông tin không cân xứng giữa nhà đầu
tư và nhà quản lý (Scott, 2006). Nhà quản lý có được các thông tin mà nhà
đầu tư không thể có, hoặc do trực tiếp điều hành doanh nghiệp nên nhà
quản lý có những thông tin nội bộ mà nhà đầu tư hoặc không biết hoặc biết
không đầy đủ…và do tình trạng thông tin không cân xứng này mà nhà quản
lý có cơ hội để thực hiện các hành vi làm tổn hại đến lợi ích dài hạn của
nhà đầu tư (Nam, 2006). Tuy nhiên, do cơ chế cạnh tranh của thị trường

nên trong chừng mực nào đó nhà quản lý phải hoạt động theo hướng tối đa
hóa lợi ích của cổ đông, tránh làm tổn hại đến lợi ích của nhà đầu tư vì nếu
không nhà quản lý sẽ phải gánh chịu những thiệt hại do mình đã gây ra
trong dài hạn như: mất uy tín, mất việc, phải bồi thường cho nhà đầu tư…


-10-

Ngoài ra, đã có một số cơ chế được vận dụng để nhà quản lý điều hành
công ty phải vì lợi ích của cổ đông như:
• Nhà quản lý sẽ bị sa thải hay phải bồi thường những tổn thất tài
chính khi không hoàn thành các mục tiêu đã đề ra.
• Nhà quản lý được hưởng cơ chế thù lao hấp dẫn nhằm khuyến khích
làm việc với nỗ lực cao nhất. Thông thường cơ chế thù lao của nhà
quản lý bao gồm: thù lao hàng năm (lương, thưởng, phần trăm trên
mức vượt của lợi nhuận kiếm được so với lợi nhuận kế hoạch), thù
lao dài hạn như quyền chọn mua cổ phiếu với giá ưu đãi và các thù
lao khác.
9 Công khai hóa thông tin tài chính – kế toán: CTCP là một tổ chức trong đó
quyền sở hữu và quyền quản lý tách rời nhau, cho nên để đảm bảo quyền
lợi chính đáng của nhà đầu tư, luật pháp quy định cổ đông có quyền được
thông báo về tình hình tài chính của công ty thường xuyên và khi có nhu
cầu. Các thông tin tình hình tài chính của công ty sẽ ảnh hưởng đến quyết
định đầu tư của cổ đông và do đó ảnh hưởng đến việc xác lập giá trị của
công ty trên thị trường chứng khoán. Do vậy, công khai hóa thông tin tài
chính kế toán là một nguyên tắc quản lý tài chính trong CTCP, đặc biệt đối
với các công ty đã niêm yết, nó không chỉ ảnh hưởng đến lợi ích của nhà
đầu tư, làm cho nhà đầu tư bị thiệt hại mà còn ảnh hưởng xấu đến sự phát
triển nền kinh tế nói chung (Quý, 2003).
Tóm lại, các đặc điểm của CTCP cho thấy hoạt động QTTC đóng vai trò rất quan

trọng trong việc thành bại của doanh nghiệp. Giám đốc tài chính trong CTCP
không chỉ đơn giản là tìm đủ vốn để xây dựng nhà máy, mua các trang thiết bị và
vật tư, nguyên vật liệu cần thiết, mà còn phải chủ động tìm nguồn tài trợ cho các


-11-

hoạt động sản xuất kinh doanh, bao quát các vấn đề có tính sống còn của doanh
nghiệp, như duy trì khả năng thanh toán và vị thế tài chính của doanh nghiệp
trong mọi hoàn cảnh kinh tế.
2.1.2 Mục tiêu của quản trị tài chính và vai trò của nhà quản trị tài chính
trong công ty nhà nước và công ty cổ phần.
2.1.2.1

Công ty nhà nước

Do đặc điểm và cơ cấu tổ chức hoạt động của công ty nhà nước, mục tiêu hoạt
động cơ bản của công ty được xác định bởi các nhà quản lý công ty, và họ là
những người làm thuê nên mục tiêu của họ theo đuổi là lợi nhuận. Trong CTNN
không có giám đốc tài chính, chỉ có kế toán trưởng công ty, có nhiệm vụ tổng
quát là quản lý tài sản của nhà nước, thực hiện các báo cáo, kiểm tra các hoạt
động liên quan đến tài sản nhà nước giao phó.
2.1.2.2

Công ty cổ phần

Do cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tiêu biểu của CTCP, ta thấy quyền lợi của cổ
đông chi phối các mục tiêu quản lý của doanh nghiệp. Do đó, mục tiêu của công
ty là tối đa hoá sự giàu có của cổ đông, hay việc gia tăng giá trị thị trường của cổ
phiếu đầu tư, đây là thước đo tính hiệu quả của hoạt động quản lý và là mục tiêu

hàng đầu của hoạt động QTTC. Giá trị của cổ phiếu hay cổ phần đầu tư phụ
thuộc vào khả năng sinh lợi trong tương lai và suất sinh lợi kỳ vọng của nhà đầu
tư. Giá cổ phiếu tăng khi cầu cao hơn cung, tức là khi trên thị trường có nhiều
người muốn mua cổ phiếu của công ty nhưng có ít người bán ra, giá trị cổ phiếu
càng tăng thì cổ đông của công ty càng trở nên giàu có. Do đó, nhiệm vụ tổng
quát của nhà quản trị tài chính trong công ty cổ phần là tìm kiếm các nguồn vốn
rẽ để tài trợ một cách hữu hiệu cho các hoạt động của công ty và giám sát tính


×