Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Xây dựng mô hình làm giảm hiệu ứng bullwhip, ứng dụng tại công ty kao việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 75 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

LÊ THỊ MINH THU

XÂY DỰNG MƠ HÌNH LÀM GIẢM HIỆU ỨNG
BULLWHIP, ỨNG DỤNG TẠI CÔNG TY KAO
VIỆT NAM

Chuyên Ngành: Quản Trị Kinh Doanh
LUẬN VĂN THẠC SỸ

TP. HỒ CHÍ MINH, 01 / 2010


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

LÊ THỊ MINH THU

XÂY DỰNG MƠ HÌNH LÀM GIẢM HIỆU ỨNG
BULLWHIP, ỨNG DỤNG TẠI CÔNG TY KAO
VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên Ngành: Quản Trị Kinh Doanh

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS TS. BÙI NGUYÊN HÙNG

TP. HỒ CHÍ MINH, 01 / 2010




  

CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH
Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS TS. BÙI NGUYÊN HÙNG

Cán bộ chấm nhận xét 1: TS. Hồ Thị Bích Vân

Cán bộ chấm nhận xét 2: TS. Nguyễn Thiên Phú

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại HỘI ĐỒNG CHẤM BẢO VỆ LUẬN VĂN
THẠC SĨ TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA, ngày 09 tháng 01năm 2010
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
1. PGS. TS. Bùi Nguyên Hùng
2. TS. Vũ Thế Dũng
3. TS. Nguyễn Thiên Phú
4. TS. Võ Thị Quý
5. TS. Hồ Thị Bích Vân
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Bộ môn quản lý chuyên ngành sau
khi luận văn đã được sửa chữa
Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV

TS. Võ Thị Quý

Bộ môn quản lý chuyên ngành



 

TRƯỜNG ĐH BÁCH KHOA TP. HCM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

PHÒNG ĐÀO TẠO SĐH

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Tp. HCM, ngày 30 tháng 11 năm 2009

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SỸ

Họ tên học viên: Lê Thị Minh Thu ......................................... Phái: Nữ .........................
Ngày, tháng, năm sinh: 03/06/1983 ......................................... Nơi sinh: Đồng Nai ........
Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh ..................................... MSHV: 01707069 ..........
I.TÊN ĐỀ TÀI:
XÂY DỰNG MƠ HÌNH LÀM GIẢM HIỆU ỨNG BULLWHIP, ỨNG DỤNG TẠI
CÔNG TY KAO VIỆT NAM ..........................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
II- NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:




Xây dựng mô hình lượng hóa được hiệu ứng bullwhip;
Đo lường hiệu ứng bullwhip.
Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu ứng và đề nghị biện pháp làm

giảm hiệu ứng.

III- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ :

7/2/2009..................................................................

IV- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 29/11/2009 ................................................
V- CÁN BỘ HƯỚNG DẪN:
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

 

PGS TS. Bùi Nguyên Hùng
CN BỘ MÔN

QL CHUYÊN NGÀNH


 

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp, tôi đã nhận được
sự giúp đỡ nhiệt tình, ủng hộ và động viên của các thầy cơ giáo, bạn bè và gia
đình. Tơi xin được bày tỏ sự trân trọng và lòng biết ơn sâu sắc đối với những sự
giúp đỡ quan tâm này.
Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các Thầy Cô Giáo trong Ban giảng
huấn Khoa Quản lý công nghiệp – Trường ĐH Bách Khoa TP. HCM – những
người đã nhiệt tình giảng dạy và giúp đỡ cho tơi trong suốt khóa học này. Đặc
biệt, tơi xin trân trọng gởi lời cảm ơn đến PGS TS.Bùi Nguyên Hùng đã tận tình
hướng dẫn cũng như khích lệ tơi thực hiện luận văn.

Tôi cũng xin gởi lời cảm ơn đến các đồng nghiệp tại Công ty Kao Việt Nam
những người đã chia sẽ, giúp đỡ và hỗ trợ tôi rất nhiều trong quá trình nghiên
cứu và thu thập dữ liệu cho luận văn.
Cuối cùng, tôi xin được trân trọng cảm ơn gia đình tơi, bạn bè tơi – những người
ln động viên, giúp đỡ, ủng hộ tôi về mặt tinh thần cũng như vật chất cho tôi
trong những năm tháng học tập và thực hiện luận văn.

Lê Thị Minh Thu

 


 

Tóm tắt
Trong thời gian gần đây các nghiên cứu về hiệu ứng bullwhip xảy ra trong chuỗi cung ứng
ngày càng được đề cập nhiều hơn vì những ảnh hưởng tiêu cực của nó đối với hiệu quả
hoạt động của chuỗi cung ứng. Khơng chỉ có các nhà nghiên cứu mà cịn có những người
hoạt động trong lĩnh vực của chuỗi cung ứng cũng tham gia vào nghiên cứu tìm hiểu
những nguyên nhân gây ra hiệu ứng và các biện pháp làm giảm hiệu ứng này. Hiệu ứng
bullwhip là một hiện tượng liên quan đến việc phóng đại sự biến đổi nhu cầu trên chuỗi
cung ứng. Hiệu ứng này gây ra những tác động xấu đối hiệu quả hoạt động của chuỗi cung
ứng như tăng chi phí tồn kho, sản xuất biến động, dịch vụ khách hàng kém.
Và hiệu ứng bullwhip cũng xảy ra trên chuỗi cung ứng của công ty Kao Việt Nam làm cho
lượng tồn kho hàng hóa tăng, kế hoạch sản xuất thay đổi. Mục tiêu của đề tài này là đo
lường hiệu ứng bullwhip xảy ra trên chuỗi cung ứng. Mục tiêu kế tiếp là xác định các yếu
ảnh hưởng đến hiệu ứng này. Phần quan trọng cịn lại trong đề tài này là thực hiện mơ
phỏng bằng phương pháp mô phỏng động thái hệ thống để đo lường hiệu ứng bullwhip
trên chuỗi cung ứng. Trong mô hình này ta sẽ thực hiện việc điều chỉnh các biến gây ảnh
hưởng đến hiệu ứng để đánh giá mức độ của nó đối với hiệu ứng.

Kết quả đo lường hiệu ứng bullwhip trên chuỗi cung ứng của công ty Kao dựa trên số liệu
thực tế thu thập được từ giữa năm 2008 đến giữa năm 2009 và kết quả đo được hiệu ứng là
khá lớn. Đối với mơ hình mô phỏng hiệu ứng của chuỗi cung ứng cũng cho ta kết quả khá
gần với thực tế đo lường. Qua mơ hình mơ phỏng thấy được rằng các biến ảnh hưởng rõ rệt
đối với độ lớn của chuỗi cung ứng là: phương pháp dự báo, lead time đặt hàng, biến thời
gian điều chỉnh tồn kho và tỉ lệ tồn kho an toàn cũng ảnh hưởng tương hỗ đến hiệu ứng
bullwhip.
Đề tài vẫn không tránh khỏi một số mặt hạn chế như cấu trúc mơ hình mơ phỏng cịn đơn
giản. Chưa thực hiện các kiểm tra như độ nhạy, tìm khoảng tối ưu cho mơ hình

 


 

ABSTRACT
Recently research into bullwhip effect has been become more popular due to their
negatively effects on performance of operation management. Not only researchers
have investigated this problem but also the practitioners in area of supply chains
have studied the causes and remedies their disadvantages. Bullwhip effect refers to
phenomenon of demand variability amplification along a supply chain. So bullwhip
effect have the negatively influences about cost, inventory, changing production
planning, customer services etc.
That problem occurs in the supply chains of Kao Vietnam Company with the result
was high inventory level, unbalance in production. So the objective of this research
is quantifying the bullwhip effect. The next, define the cause also elements affect
bullwhip effect. Another important objective is development a simulation approach
base on system dynamic model to quantify the bullwhip effect. On this model we
have adjustment parameters which influence on the bullwhip effect to evaluate the
level of effect.

Quantitative resulting the supply chain of Kao Viet Nam depend on collection data
from middle of 2008 to middle of 2009 and measurement bullwhip effect have a
little high. Regarding to simulation model, quantification the bullwhip effect is
close to actual measurement. Through simulation model, recognize that the
variables get strong contribution to the level of bullwhip effect: forecast method,
order lead time and time to correct inventory variable accompany with safety ratio
variable have influences on bullwhip effect.
This research still has some limitations such as structure of model is simple.
Simulation didn’t run sensitive checking and not find the optimization conditions
for model. 

 


-6 

Mục lục 
CHƯƠNG 1.TỔNG QUAN ............................................................................10
1.1

Cơ sở hình thành đề tài ................................................................................................. 10

1.1.1

Chuỗi cung ứng và ảnh hưởng của hiệu ứng bullwhip ............................................ 10

1.1.2

Giới thiệu về Công ty Kao Việt Nam và chuỗi cung ứng của Công ty .................... 11


1.2

Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 13

1.2.1

Mục tiêu đề tài ...................................................................................................... 13

1.2.2

Phạm vi nghiên cứu: ............................................................................................. 14

1.2.3

Ý nghĩa thực tiễn................................................................................................... 14

1.3

Cấu trúc luận văn .......................................................................................................... 15

CHƯƠNG 2.CƠ SỞ LÝ THUYẾT.................................................................16
2.1

Lý thuyết về hiệu ứng bullwhip..................................................................................... 16

2.1.1
2.2

Hiệu ứng bull whip ............................................................................................... 16


Các nguyên nhân gây ra hiệu ứng bullwhip và hệ quả của nó ........................................ 18

2.2.1

Nguyên nhân gây ra hiệu ứng Bullwhip ................................................................. 18

2.2.2

Đo lường hiệu ứng bullwhip .................................................................................. 20

2.2.3

Các phương pháp hạn chế hiệu ứng Bullwhip ........................................................ 22

2.3

Lý thuyết về động thái hệ thống .................................................................................... 23

2.3.1

Cấu trúc của động thái hệ thống ............................................................................ 24

2.3.2

Q trình lập mơ hình ........................................................................................... 25

2.4

Phần mềm mô phỏng .................................................................................................... 27


CHƯƠNG 3.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................28
3.1

Các khái niệm trong mơ hình ........................................................................................ 28

3.1.1
3.2

Q trình lập mơ hình ................................................................................................... 32

3.2.1

 

Supply chain unit (SC unit) ................................................................................... 28

Đặt vần đề............................................................................................................. 32


-7 

3.2.2

Thiết lập giả thuyết động và giản đồ cấu trúc ......................................................... 33

3.2.3

Thiết lập mơ hình mơ phỏng và mơ phỏng............................................................. 37

3.2.4


Thu thập dữ liệu thực tế ........................................................................................ 44

CHƯƠNG 4.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................46
4.1

Kết quả dữ liệu thực tế thu thập .................................................................................... 46

4.1.1

Dữ liệu thu thập .................................................................................................... 46

4.1.2

Nhận xét kết quả ................................................................................................... 48

4.1.3

Độ lớn của hiệu ứng bullwip ................................................................................. 49

4.2

Kết quả mơ phỏng ........................................................................................................ 49

4.2.1

Thơng số của mơ hình: .......................................................................................... 49

4.2.2


Scenario 1 ............................................................................................................. 51

4.2.3

Scenario 3 ............................................................................................................. 53

4.2.4

Scenario 2 ............................................................................................................. 55

4.2.5

Scenario 7 ............................................................................................................. 56

4.3

Tóm tắt kết quả và đề xuất biện pháp làm giảm hiệu ứng bullwhip ................................ 57

4.3.1

Làm giảm hiệu ứng bullwhip bằng cách điều chỉnh lead time đặt hàng .................. 58

4.3.2

Làm giảm hiệu ứng bullwhip thong qua phương pháp dự báo ................................ 58

4.3.3

Làm giảm hiệu ứng bullwhip thông qua hiệu chỉnh tỉ lệ tồn kho an toàn ................ 59


4.3.4

Giảm hiệu ứng BW thông qua điều chỉnh khoảng thời gian điều chỉnh tồn kho ….59

CHƯƠNG 5.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................60
5.1

Kết luận ........................................................................................................................ 60

5.2

Kiến nghị...................................................................................................................... 61

5.3

Hạn chế của đề tài......................................................................................................... 61

5.4

Hướng nghiên cứu tiếp theo .......................................................................................... 62

Tài liệu tham khảo ..........................................................................................63
Phụ lục ...........................................................................................................639

 


-8 

DANH MỤC CÁC BẢNG


Bảng 2.1. Các bước thực hiện mô phỏng ...................................................................................... 26
Bảng 3.1. Giản đồ biên................................................................................................................. 33
Bảng 4.1. Độ lớn của hiệu ứng bullwhip....................................................................................... 49
Bảng 4.2. Thông số ban đầu của mơ hình - Current ...................................................................... 50
Bảng 4.3. Độ lớn của hiệu ứng bullwhip ở điều kiện đầu - Current ............................................... 51
Bảng 4.4. Thơng số của mơ hình trong Scenario 1 ........................................................................ 52
Bảng 4.5. Độ lớn của hiệu ứng bullwhip ở Scenario ..................................................................... 53
Bảng 4.6. Thông số của mô hình trong Scenario 3 ........................................................................ 53
Bảng 4.7. Độ lớn của hiệu ứng bullwhip ở Scenario 3 .................................................................. 54
Bảng 4.8. Thông số của mơ hình trong Scenario 2 ........................................................................ 55
Bảng 4.9. Độ lớn của hiệu ứng bullwhip ở Scenario 2 .................................................................. 56
Bảng 4.10 Độ lớn của hiệu ứng bullwhip ở Scenario 7 ................................................................. 57 

 


-9 

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Tồn kho hàng hóa tại kho nhà máy của cơng ty Kao ...................................................... 12
Hình 1.2. Mức sản xuất và lượng hàng bán ra ............................................................................... 12
Hình 2.1. Hiệu ứng bullwhip trong chuỗi cung ứng ...................................................................... 17
Hình 2.2. Lịch sử nghiên cứu về hiệu ứng bullwhip ...................................................................... 18
Hình 2.3. Sơ đồ chuỗi cung ứng ................................................................................................... 21
Hình 2.4. Vịng phản hồi .............................................................................................................. 25
Hình 2.5. Quy trình thực hiện mơ phỏng ...................................................................................... 26
Hình 3.1. Đơn giản hóa cấu trúc kênh phân phối .......................................................................... 29
Hình 3.2. Cấu trúc liên kết các mơ hình đơn ................................................................................. 29
Hình 3.3. Mơ hình đặt hàng định kỳ ............................................................................................. 31

Hình 3.4. Giản đồ hệ thống con .................................................................................................... 34
Hình 3.5. Cấu trúc thu gọn của chuỗi cung ứng ............................................................................ 35
Hình 3.6. Giản đồ kho và dịng ..................................................................................................... 36
Hình 4.1. Doanh số bán ra tại tổng kho nhà máy theo các kênh ..................................................... 47
Hình 4.2. Doanh số hàng bán ra tại trung tâm phân phối ............................................................... 48
Hình 4.3. Doanh số bán ra tại mỗi kênh ........................................................................................ 48
Hình 4.4. Đồ thị mô phỏng lượng đặt hàng ở điều kiện đầu – Current ........................................... 51
Hình 4.5. Đồ thị mơ phỏng lượng đặt hàng ở Scenario 1 ............................................................... 52
Hình 4.6. Đồ thị mô phỏng lượng đặt hàng ở Scenario 3 ............................................................... 54
Hình 4.7. Đồ thị mơ phỏng lượng đặt hàng ở Scenario 2 ............................................................... 56 

 


-10 

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
 
 
 
 
 
 
 

1.1 Cơ sở hình thành đề tài
1.1.1 Chuỗi cung ứng và ảnh hưởng của hiệu ứng bullwhip
Cách đây 10 năm trở về trước, cụm từ “chuỗi cung ứng” (supply chain) rất hiếm
được các nhà quản trị tại Việt Nam sử dụng, thay vào đó chỉ dùng cụm từ logistics
hay vận tải để mơ tả các dịng chảy hàng hóa. Ngày nay cụm từ “supply chains

management” đã trở nên quen thuộc với mọi nhà quản trị, cụm từ này được định
nghĩa là quản trị các hoạt động như: mua nguyên vật liệu, dịch vụ sau đó là chuyển
thành các sản phẩm trung gian hay thành phẩm và cuối cung là phân phối các sản
phẩm thông qua hệ thống phân phối. Chuỗi cung ứng ln tồn tại 2 dịng chảy
ngược chiều nhau, đó chính là dịng chảy hàng hóa và dịng thơng tin. Khi một cơng
ty nỗ lực tăng cường tính cạnh tranh thơng qua việc thỏa mãn khách hàng, nâng cao
chất lượng sản phẩm và gia tăng thị phần thì cần phải tập trung mạnh vào chuỗi
cung ứng bởi vì sự cạnh tranh khơng phải giữa những cơng ty mà là giữa các chuỗi
cung ứng.Và mục tiêu của quản lý chuỗi cung ứng là tối đa hóa hóa giá trị cho đến
khách hàng cuối cùng [7]. Vì vậy vai trò của chuỗi cung ứng ngày càng trở nên
quan trọng và gắn liền với sự thành công của công ty. Quản lý chuỗi cung ứng phải
nắm bắt được tổng thể hệ thống của kênh cung ứng hơn là chỉ nhìn trên bình diện
từng phần, từng chức năng. Khi xem xét trên một chuỗi dài ta sẽ thấy được rõ ràng
sự tương tác lẫn nhau giữa các hoạt động trong dịng vật chất và thơng tin.

 


-11 

Trong một vài thập kỷ gần đây trong các nghiên cứu về chuỗi cung ứng thì hiệu ứng
bullwhip được đề cập đến nhiều hơn bởi chính sự ảnh hưởng tiêu cực của hiệu ứng
này đối với hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng như tăng chi phí tồn kho, sản
xuất không ổn định, dịch vụ khách hàng bị tác động xấu. Hiệu ứng bullwhip còn
được gọi là hiệu ứng roi da là hiệu ứng liên qua đến hiện tượng khuếch đại sự biến
đổi nhu cầu dọc theo chuỗi cung ứng. Đầu tiên các nhà nghiên cứu giải thích sự tồn
tại của hiệu ứng bullwhip và nhận dạng các nguyên nhân, hậu quả của nó, các
nghiên cứu gần đây cố gắng lượng hóa và đưa ra những biện pháp làm giảm hiệu
ứng này.
1.1.2 Giới thiệu về Công ty Kao Việt Nam và chuỗi cung ứng của Công ty

 

Công ty TNHH Kao sản xuất và kinh doanh trong lĩnh vực mỹ phẩm, các sản phẩm
chăm sóc vệ sinh cá nhân và hóa chất. Cơng ty được thành lập vào năm 1996 với
vốn đầu tư 100% của Nhật Bản. Cấu trúc công ty gồm có: 1 nhà máy sản xuất đặt
tại Biên Hịa, văn phịng trụ sở chính tại thành phố Hồ Chí Minh.
 Hệ thống phân phối:
 2 kho phân phối chính của cơng ty tại TP. HCM và Hà Nội.
 Hệ thống phân phối chính gồm 3 kênh:


Nhà phân phối (35% - 48%)



Siêu thị (45% - 55%)



Kênh bán hàng trực tiếp (7% -10%)

Và ngay trên chuỗi cung ứng của công ty Kao - một công ty sản xuất hàng tiêu dùng
cũng gặp phải vấn đề với hiệu ứng này. Những khảo sát về nhu cầu của người tiêu
dùng trong thời gian 2 năm trở lại đây đối với sản phẩm Biore tại thị trường Việt
Nam không biến động lớn. Thị phần dao động trong khoảng 18 - 20% năm, cho

 


-12 


thấy rằng nhu cầu đối với sản phẩm khá ổn định. Tuy nhiên hoạt động sản xuất và
kinh doanh lại xuất hiện những dao động lệch pha nhau.
Đồ thị bên dưới cho thấy sự dao động trong hoạt động sản xuất và sản lượng hàng
bán ra tại nhà máy. Có những tháng sản xuất lên cao đỉnh điểm, tuy nhiên số lượng
shipment lại có chiều hướng đi xuống. Tồn kho hàng hóa vượt q điểm kiểm sốt.
Cơng ty thực hiện chính sách với mức tồn kho an tồn trung bình ở khoảng DOH là
30 ngày, tuy nhiên mức tồn kho trung bình trên 50 ngày.

Hình 1.1. Tồn kho hàng hóa tại kho nhà máy của cơng ty Kao

Hình 1.2. Mức sản xuất và lượng hàng bán ra

 


-13 

Sản lượng sản xuất dao động lớn, gây khó khăn cho các hoạch định nguồn lực trong
sản xuất (thuê thêm hay sa thải nhân viên). Phải thường xuyên đào tạo nhân viên
mới, tay nghề lao động không ổn định. Chi phí tồn kho thành phẩm và nguyên vật
liệu đều cao gây áp lực đối với vòng luân chuyển tiền tệ.
Hoạch định sản xuất tại công ty Kao hiện nay dựa trên nhu cầu đặt hàng của khách
hàng là các nhà phân phối và các cơng ty Kao tại nước ngồi (đối với hàng xuất
khẩu) và số lượng forecast mà khách hàng gửi cách thời điểm hiện tại 3 tháng. Như
vậy hoạt động dự báo của các thành viên trong chuỗi chỉ dựa vào số lượng đặt hàng
của khách làm dự báo. Khi doanh số thực thấp hơn số liệu dự báo kinh doanh, lập
tức trong giai đoạn tiếp theo phải điều chỉnh giảm số lượng sản xuất. Hoặc sau đó
lại thấy tín hiệu đặt hàng trở lại có chiều hướng đi lên thì việc điều chỉnh tăng sản
lượng sẽ được đáp ứng. Nhưng kết quả thực tế lại không như mong đợi (giai đoạn

từ Apr đến Aug), chính vì vậy công ty phải liên tục đối mặt với việc điều chỉnh lại
kế hoạch sản xuất và thay đổi các chiến lược kinh doanh (khuyến mãi, đẩy hàng…)
trong khi đó các nguyên vật liệu đã đặt hàng supplier với lead time khá dài (trên 3
tháng) cũng không thể thay đổi.
Như vậy có thể thấy rằng sự xuất hiện của hiệu ứng bullwhip đã xảy ra với chuỗi
cung ứng. Vì vậy mục tiêu là cần giảm thiểu được hiệu ứng giúp cho quá trình vận
hành đạt hiệu quả hơn. Đi cùng mục tiêu trên, đề tài sẽ hướng đến việc xây dựng mơ
hình của chuỗi cung ứng bằng phần mềm mơ phỏng Vensim thơng qua đó phân tích
hiệu ứng bullwhip đồng thời sử dụng các thơng số hiệu chỉnh trên mơ hình nhằm
làm giảm hiệu ứng đó.

1.2 Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu đề tài
Dựa trên nền tảng các lý thuyết về hiệu hiệu ứng bullwhip, các kết quả định tính và
định lượng đề tài thực hiện với mục tiêu tìm ra giải pháp để làm giảm hiệu ứng. Các
mục tiêu này được đề ra tuần tự như sau:

 


-14 

 Tổng quan về chuỗi cung ứng và hiệu ứng Bullwhip
 Xây dựng mơ hình chuỗi cung ứng bằng phần mềm mô phỏng Vensim
 Đo lường hiệu ứng bullwhip trên phạm vi chuỗi cung ứng, cụ thể là trên
chuỗi cung ứng của công ty Kao Việt Nam.
 Xác định những yếu tố chính dẫn đến hiệu ứng và hiệu chỉnh các thông số
tác động đến hiệu ứng.
 Đề xuất giải pháp để tối thiểu hóa hiệu ứng bullwhip.
1.2.2 Phạm vi nghiên cứu:

Với mục tiêu chính là xây dựng mơ hình mô phỏng động thái để đo lường và hiệu
chỉnh nhằm làm giảm hiệu ứng trên phạm vi chuỗi cung ứng, đề tài trình bày trong
phạm vi sau:
 Xây dựng mơ hình chuỗi cung ứng bằng mơ phỏng động thái hệ thống với
phần mềm Vensim và mơ hình này được xây dựng đơn giản hóa cấu trúc
chuỗi ở trong phạm vi 3 thành phần trong chuỗi (1 nhà máy sản xuất – 1 nhà
phân phối – 1 cửa hàng bán lẻ) đối với chu trình dịch chuyển của một loại
sản phẩm sửa rửa mặt Biore.
 Mơ hình được thiết lập dựa trên việc xây dựng mối quan hệ giữa các biến
trong đó mơ tả quy trình đặt hàng, mơ hình tồn kho và phương thức dự báo
nhu cầu.
1.2.3 Ý nghĩa thực tiễn
 Kết quả nghiên cứu sẽ đo lường mức độ của hiệu ứng bullwhip trên chuỗi
cung ứng. Độ lớn của hiệu ứng là dấu hiệu để người quản lý trong chuỗi
cung ứng nhận biết mức độ chênh lệch giữa nhu cầu thực và kết quả dự báo.

 


-15 

 Việc xác lập mơ hình dự báo phù cũng như xác lập hệ thống thông tin tốt
trong chuỗi cung ứng làm gia tăng tính hiệu quả trong quản lý vận hành của
công ty cũng như hoạt động của chuỗi cung ứng.
 Hoạch định sản xuất tốt đi cùng với mơ hình quản lý tồn kho hiệu quả khơng
chỉ làm giảm được chi phí sản xuất và tồn kho mà còn gia tăng mức phục vụ
khách hàng.

1.3 Cấu trúc luận văn
Cấu trúc luận văn gồm 5 chương: Tổng quan, Cơ sở lý thuyết, Phương pháp nghiên

cứu, Kết quả nghiên cứu, Tóm tắt – kết luận.
Chương 1 giới thiệu tổng quan về vấn đề cần nghiên cứu, cơ sở hình thành đề tài
cùng với ý nghĩa đề tài mang lại, phạm vi nghiên cứu được và cấu trúc luận văn.
Chương 2 trình bày cơ sở lý thuyết liên quan đến nghiên cứu này. Nội dung gồm 2
phần, phần đầu đề cập đến lý thuyết nghiên cứu về hiệu ứng bullwhip vận dụng
trong nghiên cứu, phần 2 trình bày lý thuyết về động thái hệ thống, công cụ để thực
hiện mô phỏng.
Chương 3 với trọng tâm là trình bày phương pháp nghiên cứu. Trong chương này sẽ
mô tả cách xây dựng mô hình mơ phỏng động thái, xây dựng các mơ hình con và
phân tích hiệu ứng.
Chuơng 4 sẽ trình bày kết quả nghiên cứu, kết quả mô phỏng khi thay đổi từng
thông số ảnh hưởng, kết quả đo độ lớn của hiệu ứng. So sánh giữa kết quả thực tế
và mô hình. Phân tích độ ảnh hưởng của các yếu tố đối với hiệu ứng.
Chương 5 tóm tắt các kết quả nghiên cứu, các kiến nghị cũng như các hạn chế trong
nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo có thể.

 


-16 

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Trong chương này nội dung được trình bày gồm hai phần chính, phần thứ nhất tập
trung tổng hợp tóm tắt các lý thuyết đã nghiên cứu trước về hiệu ứng bullwhip,
phần thứ hai trình bày cơ sở lý thuyết về động thái hệ thống, lý thuyết là cơng cụ
chính để thực hiện mơ phỏng trong nghiên cứu.

2.1 Lý thuyết về hiệu ứng bullwhip
2.1.1 Hiệu ứng bull whip

Như trong chương một đã giới thiệu, hiệu ứng bullwhip hay còn gọi là whip-saw
hay whip-lash là hiệu ứng liên quan đến hiện tượng phóng đại sự biến đổi nhu cầu
trên chuỗi cung ứng từ nhà bán lẻ, nhà phân phối, nhà sản xuất đến nhà cung cấp.
Hiện tượng này xảy ra giống như một cái roi da khi được quất ra, càng ra xa biên độ
dao động càng lớn. Hệ quả của hiệu ứng dẫn đến những lãng phí lớn như: dư thừa
lượng tồn kho quá nhiều, mất doanh thu, hoạch định công suất bị chệch hướng, dịch
vụ khách hàng kém, vận chuyển không hiệu quả, kế hoạch sản xuất bị sai

[1]

. Hiệu

ứng này gây gia tăng sự biến thiên của các đơn đặt hàng khi đi từ phía dưới của

 


-17 

chuỗi cung ứng lên phía trên của chuỗi ngay khi nhu cầu về sản phẩm của người
tiêu dùng rất ổn định.

Hình 2.1. Hiệu ứng bullwhip trong chuỗi cung ứng
Hiệu ứng bullwhip được đặt tên bởi Công ty Procter & Gamble (P&G). Sau một
thời gian dài quan sát hiện tượng và thấy rằng nhu cầu về tả giấy rất ổn định nhưng
đơn đặt hàng của các cửa hàng bán lẻ có sự dao động mạnh và các đơn đặt hàng cho
nhà sản xuất còn dao động mạnh hơn. Và nghiên cứu học thuật được xem là đầu
tiên là do Jay Forrestor, ông đã chứng minh sự gia tăng nhu cầu đột ngột tại 4 điểm
nút kho phân phối.
Lịch sử nghiên cứu về hiệu ứng này có thể tóm tắt và phân theo 4 dạng như sau:


 


-18 

1960

1970

1980

1990

2000

Year

Từ 1958 đến 1989
Giải thích sự tồn tại của hiệu ứng bullwhip
Từ 1958 đến 1997
Nhận dạng các nguyên nhân và hậu quả của hiệu ứng
Từ 1997 đến nay
Lượng hóa hiệu ứng bullwhip
Từ 1958 đến nay
Nghiên cứu làm giảm hiệu ứng bullwhip

 

Hình 2.2. Lịch sử nghiên cứu về hiệu ứng bullwhip

Gần đây các nghiên cứu tập trung nhiều hơn vào đo lường hiệu ứng [2], [4], [5] và
các biện pháp làm giảm hiệu ứng này bằng cách sử dụng các kỹ thuật phân tích.

2.2

Các nguyên nhân gây ra hiệu ứng bullwhip và hệ quả của nó

2.2.1 Nguyên nhân gây ra hiệu ứng Bullwhip
Theo nghiên cứu của Lee at al [1] 4 nguyên nhân chính gây ra hiệu ứng Bullwhip
là: cập nhật dự báo nhu cầu, đặt hàng theo lô (order batching), sự biến động về giá
cả, trò chơi tạo ra sự hạn chế và thiếu hụt.
2.2.1.1Cập nhật dự báo nhu cầu
Mỗi công ty trong chuỗi cung ứng luôn sử dụng dự báo cho việc lập kế hoạch sản
xuất, hoạch định công suất, kiểm soát tồn kho cũng như hoạch định nhu cầu nguyên
vật liệu. Thông thường việc dự báo dựa trên cơ sở lịch sử đặt hàng từ các khách
hàng trực tiếp của công ty. Đơn đặt hàng (từ downstream trong chuỗi cung ứng)
được gửi tới nhà cung cấp là phản ánh lượng hàng cần được bổ sung vào tồn kho để
đáp ứng nhu cầu cho tương lai và để dự trữ một mức tồn kho an toàn (safety stock).
Nếu nhà cung cấp đó sử dụng thơng tin từ các đơn đặt hàng làm cơ sở cho việc điều
chỉnh dự báo nhu cầu thì khi đó các đơn đặt hàng gửi tới các thành phần trên
(upstream) trong chuỗi cung ứng sẽ có một dao động lớn hơn là nhu cầu thực sự về

 


-19 

sản phẩm đó. Việc xử lý các tín hiệu về nhu cầu cũng như độ dài của lead time khi
đặt hàng sẽ là nhân tố gây ra hiệu ứng Bullwhip.
2.2.1.2Đặt hàng theo lô (order batching)

Trong chuỗi cung ứng, mỗi công ty đặt hàng cho đối tác (upstream) của mình thơng
qua một mơ hình theo dõi và kiểm soát tồn kho. Khi nhu cầu đến, tồn kho bị giảm
xuống nhưng công ty không đặt hàng ngay lập tức mà thường kết hợp các nhu cầu
lại rồi mới đặt hàng. Có 2 dạng đặt hàng, đặt hàng theo định kỳ và đặt hàng đẩy
(push order).
Thay vì đặt hàng thường xuyên nhiều công ty thường đặt hàng theo từng tuần, nhiều
tuần hay tháng. Có nhiều lý do để giải thích cho mơ hình dự trữ theo cách đặt hàng
định kỳ. Thông thường các nhà cung cấp không thể xử lý các đơn hàng liên tục
thường xuyên vì tốn kém thời gian và chi phí. Một trở ngại nữa đối với cơng ty
muốn đặt hàng thường xun là tính kinh tế vận tải. Đó là điểm khác biệt giữa FTL
(full truckload) và less than truckload vì thường đơn đặt hàng ở dạng FTL sẽ có giá
cả tốt nhất. Các đơn hàng định kỳ kết hợp với FTL sẽ làm cho chu kỳ đặt hàng dài
hơn cũng là nguyên nhân gây hiệu ứng bullwhip.
Dạng đặt hàng đẩy cũng làm cho nhu cầu tăng cao đó là khi nhân viên bán hàng
muốn đẩy các đơn hàng theo doanh số mà họ cần đạt được để đánh giá thành tích.
Vì vậy thường thấy số lượng đơn hàng thường dâng cao vào cuối quý hay cuối năm.
Khi công ty đối mặt với các đơn định kỳ dạng đặt hàng đẩy từ khách hàng của mình
(thay vì phân bổ các đơn hàng thường xuyên hơn) thì hiệu ứng bullwhip sẽ tăng.
2.2.1.3Sự biến động về giá cả
“Forward buying” là một hình thức mua hàng trước khi có nhu cầu, nó là kết quả
của việc khuyến mãi. Nhiều nhà sản xuất hay phân phối thường tổ chức các chương
trình khuyến mãi như giảm giá, chiết khấu cao với số lượng nhiều. Các tác nhân gây
biến động giá cả này đã khiến cho khách hàng mua nhiều hơn khi giá thấp (khi mà

 


-20 

chi phí lưu kho thấp hơn mức khác biệt giá) và đến khi giá trở lại ở mức bình

thường thì khách hàng dừng mua. Kết quả là số lượng hàng hóa mua khơng phản
ánh nhu cầu thực tế dẫn đến việc tạo ra sự dao động và gây nên hiệu ứng bullwhip.
2.2.1.4Trò chơi tạo ra sự hạn chế và thiếu hụt
Đó là khi nhu cầu vuợt quá khả năng cung cấp của nhà sản xuất, khi đó nhà sản xuất
phải phân bố lại tỉ lệ cung cấp hàng hóa của mình cho các đơn đặt hàng. Nếu như
khách hàng biết được tình trạng khan hiếm này, lập tức sẽ phóng đại so với nhu cầu
thực tế đang cần. Khi nhu cầu nguội trở lại các đơn hàng sẽ thình lình bị hủy bỏ. Sự
phóng đại nhu cầu là do các khách hàng khơng đưa hoặc đưa ít thơng tin về nhu cầu
thực của sản phẩm cho nhà cung cấp, điều đó gây ra những nhiễu loạn về thơng tin
và biến động kết quả làm gia tăng hiệu ứng Bullwhip.
2.2.2 Đo lường hiệu ứng bullwhip
Gần đây các nguyên cứu tập trung vào hướng lượng hóa hiệu ứng và nghiên cứu
phương pháp làm giảm hiệu ứng. Biện pháp làm giảm hiệu ứng có thể được nghiên
cứu bằng phương pháp định tính hoặc định lượng.
Một số tác giả sử dụng cơng thức tính tỉ lệ sự khác biệt như là một thước đo đơn
giản để đo lường hiệu ứng.
Taylor [13] đã đề nghị công thức đo hiệu ứng bullwhip đối với mỗi unit của chuỗi
cung ứng:
BWEk =

 2 (q k ) /  (q k )
 2 ( EC k ) /  ( EC k )

(2.1)

Trong đó:
BWEk mức độ của hiệu ứng bullwhip tại unit k trong chuỗi cung ứng
 2 q k  độ lệch của đơn đặt hàng của unit k trong chuỗi cung ứng

 



-21 

 (q kk ) giá trị trung bình của đơn đặt hàng của unit k trong chuỗi cung ứng
 2 ( EC k ) độ lệch của nhu cầu khách hàng của unit k trong chuỗi cung ứng
 ( EC k ) giá trị trung bình của nhu khách hàng của unit k trong chuỗi cung

ứng.
k thứ tự của một unit trong chuỗi cung ứng (k = 1, 2, …, n)

Hình 2.3. Sơ đồ chuỗi cung ứng

Chen [2] đã lượng hóa ảnh hưởng hiệu ứng bullwhip và chứng minh rằng độ lớn
của hiệu ứng là tỉ lệ variance giữa số lượng đặt hàng của nhà phân phối qt và
variance của nhu cầu của nhà bán lẻ Dt
k
2 L 2 L2
Var (q k )
  (1  i  2i )k
Var ( D )
p
p
i 1

(2.2)

2(i 1 Li ) 2(i 1 Li )
Var (q k )
 1


Var ( D)
p
p2
k

Li : Order lead time
qk: số lượng đặt hàng của nhà phân phối
D : Nhu cầu của nhà bán lẻ
p: số lần quan sát

 

k

(2.3)


-22 

k: là số stages trong chuỗi cung ứng..
Phương trình (2.2) được chứng minh với giả thuyết chuỗi cung ứng không chia sẻ
thơng tin giữa các kênh, phương trình (2.3) với giả thuyết có sự tập trung hóa thơng
tin nhu cầu khách hàng giữa các stage trong chuỗi cung ứng. Mặc dù hiệu ứng
Bullwhip khơng hồn tồn bị loại bỏ, nhưng với mơ hình ở phương trình (2.3) đã
giảm so với mơ hình ở (2.2).
2.2.3 Các phương pháp hạn chế hiệu ứng Bullwhip
2.2.3.1Chia sẻ thông tin dữ liệu cho việc dự báo nhu cầu và phương pháp dự báo
Đối với việc dự báo nhu cầu nếu sử dụng dữ liệu không đúng sẽ làm gia tăng mức
dao động nhu cầu giữa các kênh. Theo Lee [1], cả upstream lẫn downstream cùng

sử dụng một data về thông tin tồn kho từ các nhà bán lẻ, những thơng tin này sẽ có
ý nghĩa hơn vì những nhà sản xuất thường khơng biết chuyện gì xảy ra sau khi sản
phẩm được xuất khỏi nhà máy (có thể sử dụng một số hệ thống quản lý thông tin
như Electronic data interchange – EDI, Vendor managed inventory – VMI,
continuous replenishment program – CRP…).
Chen et al. đã nghiên cứu tác động của kỹ thuật dự báo đối với hiệu ứng bullwhip
khi chính sách đặt hàng là đặt hàng định kỳ theo mức tồn kho, tác giả cho chứng
minh rằng hiệu ứng bullwhip sẽ tồn tại nếu dự báo dựa vào nhu cầu đạt hàng gần
nhất. Tác giả cho rằng thông tin về nhu cầu càng nhiều cho dự báo thì độ lệch sẽ
càng nhỏ. Cịn đối với phương pháp dự báo san bằng số mũ thì khi đặt trọng số α
càng lớn chỉ cho lần quan sát đơn lẻ của nhu cầu gần nhất thì hiệu ứng càng lớn
2.2.3.2 Giảm hiệu ứng bullwhip bằng cách giảm lead time order và điều chỉnh
chính sách đặt hàng cũng như quản lý tồn kho
Trong nghiên cứu của Lee [1] cũng đã đưa ra đề nghị giảm hiệu ứng bullwhip bằng
cách giảm lead time (đặt hàng thường xuyên), có thể phối hợp với third – party để
có thể kết hợp vận chuyển với gói hàng nhỏ và kinh tế hơn. Hoặc thay vì đặt một

 


-23 

loại hàng với lơ lớn, có thể đặt nhiều loại hàng cùng với nhau trong một chuyến vận
chuyển. Khi đó hiệu quả sẽ tăng lên vì kết hợp cùng lúc với việc đặt hàng thường
xuyên hơn đồng thời vẫn đạt hiệu quả trong vận chuyển.
Chen [2] từ nghiên cứu của mình cũng cho thấy lead time nhỏ thì sự dao động về
nhu cầu hàng hóa cũng được hạn chế.
Duc [4] bằng mơ hình tự hồi qui bậc 1 AR (1) và ARMA (1,1) chứng minh rằng khi
độ lệch chuẩn của lead time tăng (σL) tăng thì hiệu ứng bullwhip cũng tăng.
Việc thiết lập đặt hàng với chính sách tồn kho theo kiểu đặt hàng bổ sung thì khi sử

dụng những phương pháp dự báo khác nhau (trung bình trượt, hay san bằng số mũ)
vẫn sẽ tồn tại hiệu ứng bullwhip. Tuy nhiên có thể giảm trừ được mức độ chênh
lệch trong việc phóng đại nhu cầu bằng cách áp dụng quy tắc đặt hàng bổ sung ở
dạng smoothing ordering [5].
2.2.3.3Giảm sự biến động về giá cả
Nguyên nhân gây nên sự biến động về giá cả chủ yếu là do promotion (có 2 dạng
promtion: trade customer và consumer). Do vậy forward buying sẽ gây ra hiệu ứng
bullwhip vì vậy để giảm hiệu ứng này nhà sản xuất thường thiết lập các chính sách
giá chuẩn cho các đại lý (uniform wholesaler pricing policy). Theo Lee [1], ở một
số công ty như P&G, Kraft đã dùng chiến lược everyday low price (EDLP) hoặc
dùng hệ thống CRP (continuous replenishment program) để làm hợp lý hóa giá cả
chính sách giá của đại lý từ đó có thể kiểm sốt phương thức mua hàng của người
bán lẻ.

2.3 Lý thuyết về động thái hệ thống
Thông thường con nguời sẽ có sự giới hạn liên quan đến nhận thức đối với quá trình
hoạt động phức hợp của hệ thống động thái vì cấu trúc phức tạp cộng với các yếu
tố không chắc chắn. Bởi hệ thống là động, phát sinh liên tục là kết quả tương tác lẫn
nhau giữa các yếu tố trong cấu trúc của nó. Vì vậy mô phỏng trở thành công cụ cho

 


×