Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

TÌM HIỂU VÀ ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN VÙNG DU LỊCH ĐÔNG NAM BỘ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.76 KB, 34 trang )

Đề bài
TÌM HIỂU VÀ ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN VÙNG DU LỊCH
ĐƠNG NAM BỘ
1.KHÁI QT CHUNG VỀ VÙNG
- Vùng Đơng Nam Bộ gồm 6 tỉnh, thành phố: TP. Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Bình
Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu.
- Tiếp giáp: Phía bắc- tây bắc giáp Campuchia, phía nam giáp biển Đơng, phía tâytây nam giáp Campuchia và Đồng bằng sơng Cửu Long, phía đơng-đơng nam giáp
Tây Ngun và duyên hải Nam Trung Bộ.
- S: 23.605,2 km2, chiếm 7,1% diện tích cả nước.
- Dân số: 14.566,5 nghìn người
- Mật độ dân số: 617 người/km2
- Vùng Đông Nam Bộ là mở đầu của hành lang du lịch xuyên Á, giữ vai trò quan
trọng đối với du lịch Việt Nam.
- Vùng Đơng Nam Bộ có vị thế địa chính trị và an ninh quốc phòng quan trọng
hàng đầu ở khu vực phía nam Việt Nam. Bên cạnh đó, vùng có vị trí, vai trị đặc
biệt quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội của cả nước; hội tụ phần
lớn các điều kiện và lợi thế nổi trội để phát triển công nghiệp, dịch vụ, đi đầu
trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa–hiện đại hóa; đặc biệt là phát triển công nghiệp
công nghệ cao, công nghiệp điện tử, tin học, cơng nghiệp dầu khí và sản phẩm
hóa dầu; phát triển dịch vụ cao cấp, dịch vụ du lịch, dịch vụ viễn thơng, tài
chính, ngân hàng; nghiên cứu ứng dụng và triển khai khoa học- công nghệ, đào
tạo nguồn nhân lực có trình độ cao,…
- Vùng Đơng Nam Bộ là khu vực phát triển kinh tế năng động với mức tăng trưởng
cao, nơi tập trung nhiều trung tâm kinh tế, công nghiệp thương mại, dịch vụ, khoa
học–kỹ thuật, đầu mối giao thơng và giao lưu quốc tế, có lực lượng lao động dồi
dào, tay nghề cao, có nhiều cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học, cơng nghệ; có hệ
thống đơ thị phát triển, các khu công nghiệp phát triển mạnh trở thành trung tâm
và đầu mối giao lưu của các tỉnh phía Nam với cả nước và quốc tế, được gắn kết


bởi đường bộ, đường biển, đường hàng không, tạo điều kiện thuận lợi cho phát


triển kinh tế - xã hội vùng cũng như mở rộng các quan hệ kinh tế liên vùng và
quốc tế.
- Các lợi thế của vùng
+ Thế mạnh về vị trí:
 Đơng Nam Bộ có cửa ngõ phía tây liên hệ với Campuchia và các nước Thái
Lan, Malaysia thông qua mạng đường bộ xuyên Á
 cửa ngõ phía đơng liên hệ với các nước trên thế giới thơng qua hệ thống cảng
biển Sài Gịn, Bà Rịa-Vũng Tàu, Thị Vải.


Việc hình thành cửa ngõ phía đơng và phía tây đã tạo lập hành lang kinh tế
đông–tây, nơi diễn ra nhiều hoạtđộng kinh tế sôi động trong vùng, đồng thời
tạo nên sức hút mạnh mẽ đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

 Ngoài ra, vùng nằm kề đồng bằng sông Cửu Long– trữ lượng lương thực, thực
phẩm lớn nhất cả nước.
+ Thế mạnh về giao thông:
 hệ thống các trục giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng
không phát triển
 đầu mối giao thông và các tuyến giao thông quan trọng mang ý nghĩa cả nước và
quốc tế như: sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (tương lai cả sân bay Long Thành, tỉnh
Đồng Nai), hệ thống cảng Sài Gòn, Vũng Tàu-Thị Vải, đường bộ xuyên Á nối liền
các nước Đông Nam Á, đường sắt Bắc–Nam, quốc lộ 1A, quốc lộ 51, QL 13, QL
14 nối với Tây Nguyên. Hệ thống hạ tầng giao thông này tạo điều kiện thuận lợi
cho vùng có thể mở rộng quan hệ kinh tế với các tỉnh Tây Nguyên, các tỉnh
duyên hải Miền Trung trong việc cung cấp đầu vào và tiêu thụ sản phẩm.
-Tài nguyên:
+ trữ lượng dầu mỏ và khí đốt lớn nhất cả nước, tập trung ở vùng biển Bà RịaVũng Tàu; trữ lượng dầu mỏ chiếm khoảng 93,3% trữ lượng dầu đã xác minh
của cả nước; trữ lượng khí chiếm 16,2% trữ lượng khí cả nước. Dầu mỏ và khí



đốt là những mặt hàng xuất khẩu quan trọng hiện nay và là nguồn ngun,
nhiên liệu cho cơng nghiệp hóa dầu, công nghiệp điện trong tương lai.
+ Các vùng đất bazalt khá màu mỡ chiếm tới 40% diện tích của Vùng, nối tiếp
với miền đất bazalt của Nam Tây Nguyên và cực Nam Trung Bộ. Đất xám bạc
màu (phù sa cổ) chiếm tỉ lệ nhỏ hơn, phân bố thành vùng lớn ở các tỉnh Tây Ninh
và Bình Dương. Đất phù sa cổ tuy nghèo dinh dưỡng hơn đất basalt, nhưng thốt
nước tốt.
+ Nhờ có khí hậu cận xích đạo, đất đai màu mỡ và mạng lưới thủy lợi được cải
thiện, Đơng Nam Bộ có tiềm năng to lớn để phát triển các cây công nghiệp lâu
năm (cao su, cà phê, điều, hồ tiêu), cây ăn quả và cả cây công nghiệp ngắn ngày
(đậu tương, mía, thuốc lá,…) trên quy mơ lớn.
- Thế mạnh về nhân lực: Đơng Nam Bộ có lực lượng lao động dồi dào, lao động
có trình độ chun mơn cao so với các vùng khác, có khả năng nắm bắt và vận
dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhanh, được đào tạo và
nâng cao tay nghề trong quá trình phát triển các khu cơng nghiệp.
- Vùng Đơng Nam Bộ có sự tích tụ lớn về vốn và kỹ thuật, thu hút đầu tư trong
nước và quốc tế. Cơ sở hạ tầng phát triển, đặc biệt là hệ thống giao thông vận tải
và thông tin liên lạc.
2. Tài nguyên du lịch tự nhiên
2.1. Địa hình.
- Núi Chứa Chan – Đồng Nai
- Núi Bà Rá - Bình Phước
- Núi Bà Đen – Tây Ninh
- Tập trung nhiều bãi biển đẹp và các khu nghỉ dưỡng nổi tiếng, phát triển mạnh
mẽ loại hình du lịch địa hình biển đảo
+ Biển Vũng Tàu: có nhiều bãi biển đẹp nhưng chỉ có hai bãi tắm chính là Bãi
Trước và Bãi Sau.



 Bãi Trước cịn gọi là bãi “Tầm Dương” có nghĩa là nhìn thấy mặt trời lúc hồng
hơn. Bãi nằm giữa núi lớn và núi nhỏ hình vịng cung. Nước biển khơng trong bằng
bãi Sau.
 Bãi Sau nằm ở phía đơng nam thành phố, cách Vũng Tàu 3km. Có tên gọi là
“Thùy Vân” chạy dài khoảng 8km từ chân núi nhỏ đến cửa Ấp. Đây là bãi đẹp nhất
ỏ Vũng Tàu, có bãi cát trắng , sóng thay đổi theo mùa (gió Tây Nam và gió Đơng
Bắc).
+ Cơn Đảo (Vũng Tàu): là một tên gọi tắt của quần đảo Côn Lơn gồm 14 hịn đảo
lớn nhỏ nằm ở phía đơng năm bờ biển Nam Bộ, trong đó có 3 đảo: Cơn Lơn lớn,
Cơn Lơn nhỏ, hịn Bảy Cạnh.
Cơn Đảo là nơi có núi liền biển, ở đây có hệ sinh thái rừng, biển với sự đa dạng
sinh học cao và đã có một phần trên đất liền và được cơng nhận là VQG Côn Đảo.
Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch.
2.2. Khí hậu
- Nằm trong miền khí hậu phía Nam, Đơng Nam Bộ có đặc điểm của vùng khí hậu
cận xích đạo với mùa mưa và mùa khơ rõ rệt, nền nhiệt, ẩm cao, ít thay đổi trong
năm. Nhiệt độ trung bình khoảng 27-28 độ C. Đặc biệt có sự phân hố sâu sắc theo
mùa, phù hợp với hoạt động của gió mùa. Lượng mưa dồi dào trung bình hàng năm
khoảng 1.500 – 2.000 mm với mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9. Khí hậu
của vùng tương đối điều hồ, ít có thiên tai. Tuy nhiên về mùa khơ, lượng mưa
thấp gây khó khăn cho sản xuất và sinh hoạt.
- Mức độ ảnh hưởng của khí hậu tới sức khỏe con người và hoạt động du lịch vùng
Đông Nam Bộ:
Tháng
1
2
3
4
Đông
+++ +++ +++ ++

Nam Bộ
Chú thích: +++: rất thích hợp
++ : thích hợp
+

: ít thích hợp

5
++

6
++

7
++

8
+

9
+

10
++

11
+++

12
+++






Thuận lợi: Khí hậu của vùng tương đối điều hồ, ít có thiên tai.
Khó khăn: Tuy nhiên về mùa khơ, lượng mưa thấp gây khó khăn cho sản
xuất và sinh hoạt. Nhịp điệu của mùa khí hậu gây nên nhịp điệu của mùa du
lịch nếu không chú ý xây dựng tour phù hợp với sự phân hóa mùa mưa và
khơ sâu sắc trong vùng.

2.3. Thủy văn
2.3.1 Tài nguyên nước
- Nguồn nước mặt đa dạng, đáng kể là hệ thống sông Đồng Nai là 1 trong 3 con
sông lớn của Việt Nam. Lượng nước mưa trung bình 1.500 - 2.000 mm tương ứng
với 183 tỷ m3. Ngồi ra cịn có một số hồ ở phía Đơng, tổng dung tích khoảng 300
triệu m3. Với lượng nước mặt này đủ cung cấp nước cho vùng bao gồm cả cho
phát triển công nghiệp.
- Nguồn nước ngầm có trữ lượng khá lớn, nhưng mực nước sâu từ 50 - 200 mét
phân bố chủ yếu khu vực Biên Hồ- Long An, thành phố Hồ Chí Minh.
Hệ thống các nhánh sông liên kết cùng kênh rạch trong vùng là điều kiện để hình
thành các tuyến du lịch trên sơng hấp dẫn.
Khơng chỉ có nguồn nước mặt dồi dào, vùng cịn có nguồn nước ngầm khá phong
phú. Có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với du lịch là nguồn nước khống và nước
nóng. Đây là các nguồn nước quý giá đối với du lịch để phát triển các hoạt động an
dưỡng và chữa bệnh. Ví dụ:
-

Nước khống Bình Châu( Bà Rịa- Vũng Tàu): nhiệt độ nước mặt 64 độ C,
đáy 84 độ C, chứa clo. Công dụng: chữa trị phong thấp, lưu thông huyết

mạch, mồ hôi chân tay…

2.3.2 Tài nguyên biển
- Bờ biển dài 350 km với vùng biển Ninh Thuận- Bà Rịa Vũng Tàu là một trong
bốn ngư trường trọng điểm của nước ta với trữ lượng cá khoảng 290-704 nghìn tấn
chiếm 40% trữ lượng cá của vùng biển phía Nam. Diện tích có khả năng ni trồng
thuỷ sản là khoảng 11,7 nghìn ha.


- Thiên nhiên ưu đãi cho Đông Nam Bộ bãi biển Vũng Tàu, Long Hải phát triển
ngành du lịch trong vùng.
2.4 Sinh vật
- Tài nguyên động thực vật vô cùng phong phú. Hệ sinh thái cận xích đạo tạo cho
vùng các thảm thực vật thường xanh, nhiều tầng tán với các loại thực vật quý hiếm
như: giáng hương, trắc, cẩm, mun,…Động vật có các loại như voi, tê giác,…
Có các vườn quốc gia, khu dự trữ như Cát Tiên, vùng ngập mặn Cần Giờ, Đầm
Sen,… với đa dạng giống loài. Đã xác định được 615 lồi và nhóm lồi SVPD,
trong đó: TVPD có 359 lồi và 256 lồi ĐVPD.
2.5. Di sản thiên nhiên thế giới - ĐỜN CA TÀI TỬ NAM BỘ
- Đờn ca tài tử Nam Bộ là loại hình nghệ thuật dân gian độc đáo được sáng tạo dựa
trên dịng nhạc lễ, nhã nhạc cung đình và những giai điệu sâu lắng của dân ca miền
trung và miền nam. Đây là loại hình nghệ thuật đặc trưng của vùng miệt vườn sông
nước Nam Bộ.
- Đờn ca tài tử xuất hiện vào cuối thế kỉ 19 trong bối cảnh nước ta chịu ảnh hưởng
của văn hóa Tây Âu .
- Đờn ca tài tử được thực hành theo nhóm, theo câu lạc bộ hoặc theo gia đình , ít
khi nhạc công độc tấu mà thường song tấu . Dàn nhạc thường cùng ngồi trên một
bộ ván hoặc chiếu để biểu diễn với một phong cách rất thảnh thơi. Dựa trên khung
bài bản cố định gọi là lòng bản, khán giả có thể tham gia thực hành, bình luận và
sáng tạo thêm

- Ban nhạc gồm 4 loại: Đàn nguyệt, đàn cò, đàn tranh, và đàn bầu được gọi là tứ
tuyệt
- Du khách đến đây sẽ được nghe những câu rao đờn, tiếng ca êm mượt hay giọng
ngân xuống tất cả sẽ tạo nên nét độc đáo riêng của nó. Và ngày nay nó đã trở thành
một món ăn tinh thần khơng thể thiếu trong đời sống sinh hoạt của một bộ phận
dân cư, khơng những thế nó cịn được xem là đang bước vào thời kỳ hung thịnh
trong nền âm nhạc cổ lẫn đương đại .


- Đờn ca tài tử Nam Bộ đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể thế giới
vào ngày 5 tháng 12 năm 2013
- Ngày nay, đờn ca tài tử hiện đang được phát triển ở 21 tỉnh, thành phố phía nam;
An Giang, Bà Rịa –Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai,
Cần Thơ, Bạc Liêu, Bến Tre, TP Hồ Chí Minh, Sóc Trăng… Đặc biệt, các tỉnh
Bình Dương, Bạc Liêu, TP Hồ Chí Minh là những nơi có số lượng người hát tài tử
nhiều nhất
- Đến với các các điểm du lịch ở các tỉnh trên, du khách được tận mắt chứng kiến
điệu bộ , nét mặt vui buồn của những nghệ nhân ca cũng làm họ say sưa thưởng
thức và khen ngợi hết lời, đặc biệt là khách du lịch quốc tế.
2.6. Các hiện tượng tự nhiên đặc biệt
- Nhìn chung vùng có khí hậu tương đối điều hịa nên ít xảy ra các hiện tượng thiên
tai .
- Mùa khô thường kéo dài gây thiếu nước cho hoạt động sinh hoạt và hoạt động
sản xuất nông nghiệp, và công nghiệp. Mưa chủ yếu là mưa axit nên đất trồng bạc
màu kém phì nhiêu. Sự suy giảm của nguồn nước cũng như tình trạng mùa khô kéo
dài dẫn đến thiếu nước và chất lượng nguồn nước ngầm giảm sút đang làm ảnh
hưởng đến sự phát triển bề vững của vùng.
- Tuy là vùng có lượng mưa thấp nhất cả nước nhưng khi mưa có cường độ lớn xảy
ra trên một số trong vùng thường gây ra hiện tượng sạt lở ở những vùng gò cao.
Khi mưa kết hợp với triều cường gây ra ngập úng kéo dài.

Ví dụ: Tiêu biểu như ở thành phố Hồ Chí Minh
Theo lãnh đạo UBND TP. HCM, hiện nay có 5 khu vực thường bị ngập nặng, ảnh
hưởng đến đời sống của người dân. Cụ thể là khu vực Nhiêu Lộc -Thị Nghè, Kênh
Đôi - Kênh Tẻ, Bến Nghé -Tàu Hủ, Tân Hóa - Lị Gốm và Tham Lương - Bến
Cát. Theo thống kê, thiệt hại do ngập lụt ở TP. HCM vào khoảng 5.000 tỷ
đồng/năm. Đại diện của Ngân hàng Thế giới (WorldBank) cũng đang xem xét tài
trợ cho TP. HCM 660 triệu USD để khắc phục tình trạng ngập úng.
 Đánh giá ảnh hưởng tới hoạt động du lịch:


Các hiện tượng tự nhiên trên không ảnh hưởng quá nhiều đến hoạt động du lịch
của vùng. Tuy nhiên vẫn làm gián đoạn hoạt động du lịch trong một thời gian nhất
định dẫn đến doanh thu từ hoạt động DL giảm, mất nhiều thời gian để phục dựng
và sửa chữa cơ sở vật chất, gây ra lãng phí về thời gian và tiền bạc.
3. Tài nguyên du lịch nhân văn
3.1. Các di tích lịch sử văn hóa
3.1.1.

Địa đạo Củ Chi

-Vị trí: nằm ở ấp Phú Hiệp , xã Phú Mỹ , huyện Củ Chi , cách trung tâm thành phố
Hồ Chí Minh 70km về phía tây bắc.
- Địa đạo Củ Chi được xây dựng trên vùng đất được mệnh danh là “ đất thép “
nằm ở điểm cuối đường mòn Hồ Chí Minh. Trong chiến dịch Tết Mậu Thân năm
1968, địa đạo này như một bàn đạp cho các chiến dịch giải phóng tấn cơng vào Sài
Gịn. Đây là một cơng trình kiến trúc độc đáo , nằm sâu dưới lịng đất, có nhiều
tầng, nhiều ngõ ngách như màng nhện, có nơi ăn ở, hội họp và chiến đấu với tổng
chiều dài hơn 200km.
-Hệ thống địa đạo gồm 3 tầng , từ đường xương sống tỏa ra vô số nhánh dài ,
nhánh ngắn ăn thơng nhau , có nhánh trổ ra tận sơng Sài Gịn . Tàng 1 cách mặt đất

3m, chống được đạn pháo và sức nặng của xe tăng ,xe bọc thép. Tầng 2 cách mặt
đất 5m, có thể chống được bom cỡ nhỏ. Còn tầng cuối cách mặt đất 8-10m hết sức
an toàn . Đường lên xuống giữa các tầng hàm được bố trí bằng các nắp hầm bí mật.
Bên trên được ngụy trang kín đáo
- Nơi đây vẫn còn vẹn nguyên chiều sâu thăm thẳm của lịng căm thù , ý chí bất
khuất của những con người “ vùng đất thép”, tuy nhỏ bé nhưng kiên cường anh
dũng chiến thắng cả một đế quốc.
3.1.2. Dinh Độc Lập
- Dinh độc lập – một cơng trình tọa lạc trên một mảnh đất rộng 15ha tại 135, Nam
Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
- Dinh độc lập do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thiết kế , được khởi công xây dựng
năm 1962, khánh thành năm 1966 , đây là nơi lưu giữ nhiều dấu ấn lịch sử


- Dinh vừa là điểm tham quan du lịch lí tưởng vừa là nơi tổ chức các cuộc hội nghị,
hội thảo của các cơ quan, các doanh nghiệp trong và ngồi nước. Với các phịng
họp sang trọng có sức chứa từ 100 đến 500 người được trang bị đầy đủ tiện nghi
như hệ thống âm thanh và ánh sang chuẩn, phiên dịch điện tử , máy slide, máy over
head, máy projector
- Nằm trong khn viên dinh cịn có khu nhà khách 108 Nguyễn Du , quận 1 với
45 phòng nghỉ tiện nghi , thoáng mát , nhà hàng phục vụ liên hoan, sinh nhật, đám
cưới…. với các thực đơn đa dạng , đội ngũ bếp và nhân viên phục vụ lịch sự chu
đáo, tận tình…
- Tại đây du khách sẽ được đội ngũ hướng dẫn viên hội trường thống nhất hướng
dẫn tham quan, thuyết minh về kiến trúc , trang trí, nội dung lịch sử lien quan đến
15 phịng của 3 tầng lầu, lầu tứ phương, tầng hầm và nhà bếp bằng nhiều thứ tiếng
như tiếng anh, tiếng pháp, tiếng nhật…..
- Sau chương trình tham quan , du khách sẽ được xem bộ phim tư liệu chứng nhân
lịch sử tại phòng chiếu phim máy lạnh với thời gian khoảng 35 phút
- Di tích lịch sử này nằm tại trung tâm thành phố. Dinh Độc Lập được đánh giá là

một công trình độc đáo, có kiến trúc dựa trên cơ sở kiến trúc cổ điển Pháp -một
cơng trình hồnh tráng , hài hòa với cây cỏ, hoa lá , là niềm tự hào kiêu hãnh của
thành phố mang tên Bác ngày nay.
3.1.3. Nhà Thờ Đức Bà
- Nhà thờ Đức Bà tên đầy đủ là Vương cung Thánh đường Chính tịa Đức mẹ Vơ
nhiễm Ngun tội, là nhà thờ chính tịa của tổng giáo phận thành phố Hồ Chí
Minh. Đây là nhà thờ cơng giáo có quy mơ lớn và đặc sắc , là một trong những
cơng trình kiến trúc thu hút nhiều khách tham quan nhất tai thành phố Hồ Chí
Minh
- Nhà thờ được xây dựng vào 7/10/1877 . Trải qua nhiều thăng trầm lịch sử , nhà
thờ đã dần trở thành biểu tượng của trung tâm thành phố
- Nội thất thánh đường được thiết kế thành một lịng chính , hai lòng phụ tiếp đến
là hai dãy nhà nguyện . Toàn bộ chiều dài thánh đường là 93m, chiều ngang nơi


rộng nhất là là 35m, chiều cao của vòm mái thánh đường là 21m, sức chứa của
thánh đường có thể đạt tới 1200 người.
Nội thất thánh đường có hai cột chính hình chữ nhật , mỗi bên 6 chiếc tượng trưng
cho 12 vị thánh. Ngay sau hàng cột chính là một hành lang và kế đó là những nhà
nguyện nhỏ làm bằng đá trắng khá tinh xảo
-Ba quả chuông to nhất là chuông si nặng 4.184kg, chuông la nặng 5.931kg và đặc
biệt là chuông sol là một trong những quả chng lớn nhất thế giới nặng 8.785kg ,
đường kính miệng chuông là 2,25m , cao 3,5m , chuông này chỉ ngân lên mỗi năm
một lần vào đêm giao thừa âm lịch
- Mặt trước thánh đường là một công viên với bốn con đường giao nhau tạo thành
hình thánh giá ., trung tâm của công viên là là bức tượng Đức Mẹ hịa bình được
thực hiện năm 1959. Đứng từ bàn thờ chính của nhà thờ nhìn về phía trên cao phía
cửa chính, chúng ta sẽ thấy một bức tượng gỗ lớn , đó là nơi được gọi là “ gác đàn
“ và bức tượng gỗ ấy chính là cây đàn organ ống – một trong hai cây đàn cổ nhất
nước ta hiện nay . Ưowc lượng phần thân đàn cao 3m, ngang chừng 4m, dài

khoảng 2m , chứa nhiều ống hơi bằng nhơm có đường kính khoảng 1 tấc
- Với lối kiến trúc độc đáo như vậy, nhà thờ Đức Bà xứng đáng là một trong những
nơi thu hút nhiều khách tham quan nhất của thành phố Hồ Chí Minh.
3.1. 4. Di Tích Khu Căn Cứ Núi Dinh
- Năm 1658, một cuộc điều binh của trưởng cơ Yên Thành Hầu từ tỉnh Phú n về
đây. Binh lính đóng trên các triền núi có xây một dinh trại cho Yên Thành Hầu làm
việc và chỉ huy, từ đó ngọ núi này mang tên là núi Dinh
- Khu căn cứ núi Dinh thuộc địa phận 3 xã : Hội Bài, Long Hương , Chau Pha
huyện Châu Thành tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Núi nằm về phía đơng bắc tỉnh Bà Rịa
– Vũng Tàu, là một dãy núi quan trọng trong tỉnh với nhiều ngọn núi cao : núi Bao
Quan 504m….
- Núi Dinh được cấu tạo bằng đá granit trong, hạt mịn ,màu ghi hoặc đen rất có giá
trị trong xây dựng. Núi Dinh có nhiều suối chảy xuống : Suối Ngọt , Suối Nghệ,
suối Rạch Váng, suối Hương…đổ về phía biển ( xã Long Sơn )


- Địa hình của núi Dinh có vị trí chiến lược quan trọng , từ đây có thể bao quát tồn
bộ khu vực phía đong Sài Gịn, phía bắc là thành phố Biên Hịa cách 97km, phía
đơng là căn cứ Minh Đạm , phía nam là biển Đơng, phía tây là thành phố Vũng
Tàu cách 22km
Từ đây có thể đi Vũng Tàu- Biên Hòa- Sài Gòn bằng quốc lộ 51 và đường sông rất
thuận lợi. Căn cứ núi Dinh thuộc loại di tích lịch sử cách mạng, là nơi ghi dấu
những sự tích anh hùng của quân và dân huyện Châu Thành trong hai cuộc kháng
chiến chống Pháp và chống Mỹ.
Căn cứ Núi Dinh gồm các điểm
1 : Hang Dây Bí
2 : Hang Tổ
3 : Hang Mai ( chùa Ơng Sáu Trọng, chùa Bà Huệ Tiên )
4 : Hang chùa Ông Trọng
6


: Bưng Lùng

6 : Hang Dơi
7 : Chùa Sầu Riêng
-Căn cứ núi Dinh có giá trị du lịch thu hút rất nhiều khách tham quan . Tại đây , du
khách có thể hành hương tới các chùa , tịch thất tọa lạc bên cạnh đường mòn trên
sườn núi. Đặc biệt, trên đường tới Hang Mai, du khách ghé thăm Tổ Đình Linh
Sơn Tự, một ngơi chùa cổ cách ngày nay 300 năm với hàng chục pho tượng đặc
sắc có giá trị nghệ thuật điêu khắc về đạo phật.
=> Nơi đây đã thực sự trở thành khu di tích lịch sử - văn hóa- du lịch cần được đầu
tư , bảo vệ, tơn tạo và phát huy tác dụng có ý nghĩa giáo dục truyền thống cho các
thế hệ mai sau.
3.1.5. Nhà Tù Côn Đảo
- Nhà tù Côn Đảo nằm trên đảo Côn Lôn, huyện đảo Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa- Vũng
Tàu. Được xây dựng vào tháng 3 năm 1862. Đây là nhà tù đầu tiên mà thực dân


Pháp thiết lập ở Việt Nam. Nơi đây đã được thủ tướng chính phủ Việt Nam đưa vào
danh sách xếp hạng 23 di tích quốc gia đặc biệt.
- Ngày nay, Cơn Đảo là một khu di tích lịch sử cách mạng vượt trên mọi thời đại,
Nơi đây là điểm đến không chỉ của người dân Việt Nam mà cả những du khách
nước ngồitìm về, để tìm hiểu về cội nguồn, nhớ về truyền thống cách mạng thế hệ
cha anh , mãi mãi biết ơn những hi sinh xương máu của một thời dân tộc bị xiềng
xích.
- Từ 1862-1975 , Cơn Đảo được biết đến như một nhà tù tàn bạo dành cho những
kẻ chống lại chủ nghĩa thực dân Pháp và chế độ Sài Gịn cũ.
- Nói đến Cơn Đảo, có thể lien tưởng đến những nhà tù như Chuồng Cọp, Chuồng
Bị, Trại Phú Hải, Sở Lị Vơi, Sở Muối….
- Địa điểm nổi tiếng nhất trong khu nhà tù này là chuồng cọp và hầm phân bò.

+ Chuồng cọp với tổng diện tích là 5.475m2 gồm 120 phịng giam, 60 phòng tắm
nắng là nơi để hành hạ , tra tấn và đàn áp gần 2000 tù chính trị. Đây là nơi được coi
là đỉnh điểm sự tàn độc của chế độ cai tù : Những người nữ cách mạng bị nhốt vào
đây, không được tắm rửa , bị đổ vôi và chất thải vào người từ phía trên chuồng cọp
xuống.
+ Hầm phân bò : Được xây dựng từ 1930 .Người ta nói rằng, mãi đến 1975 khi
giải phóng Cơn Đảo, người dân ở đây nghe thấy tiếng kêu dưới hầm phân bị và
phát hiện ra có người bị ngâm ở dưới. Hầm phân có chiều sâu 3m, chứa phân từ
chuồng bò dùng để ngâm những người tù.khi được cứu lên, người tù đã bị giòi ăn
đến tận xương. Đây là cách tra tấn rung rợn nhất được phát hiện sau cùng.


Chỉ khi được bước chân tới Côn Đảo địa ngục trần gian – một thời gắn với
quá khứ đau thương của dân tộc, tận mắt chứng kiến những căn phòng nóng
bức và ngột ngạt với những hình thức lao động khổ sai cùng những công cụ
tra tấn rùng rợn, phi nhân tính nhất, người ta mới khơng khỏi sửng sốt và
bang hồng, khơng thể ngờ rằng những cơng cụ và hình thức tra tấn đó lại
được sử dụng để hành hạ con người bởi chính những con người.


3.4. Các lễ hội
3.4.1. Lễ hội tại Bình Dương - Lễ hội Chùa Bà Thiên Hậu
Chùa Bà hiện nay tọa lạc tại số 04 đường Nguyễn Du, thành phố Thủ Dầu
Một và tại P. Phú Chánh, TX. Tân Uyên (khu thành phố mới Bình Dương).
Tuy khơng nhiều lễ hội như những nơi khác, nhưng Bình Dương có nét văn
hóa lễ hội rất đặc trưng như lễ hội chùa ông Bổn, lễ hội Kỳ Yên tại các đình thần,
lễ hội đua thuyền truyền thống... nhưng tiêu biểu nhất là lễ hội chùa Bà hằng năm
vào ngày rằm tháng Giêng Âm lịch tại miếu Bà Thiên Hậu “Thiên Hậu Cung” mà
người dân thường gọi là Chùa Bà, một cơ sở tín ngưỡng dân gian quan trọng của
đồng bào người Việt gốc Hoa trên đất Thủ Dầu Một, Bình Dương. Chùa Bà hiện

nay tọa lạc tại số 04 đường Nguyễn Du, thành phố Thủ Dầu Một và tại P. Phú
Chánh, TX. Tân Uyên (khu thành phố mới Bình Dương). Chùa do 4 ban người Hoa
tạo lập để thờ vị nữ thần hiệu là Thiên Hậu Thánh Mẫu.
Nằm trên một diện tích khá lớn, chùa được xây dựng theo kiến trúc
của các chùa miếu của người Hoa. Hai cổng vào sơn đỏ đưa khách tham
quan đi qua một khoảng sân rộng. Nơi đây ở góc trên, có đặt một tháp
nhỏ dùng đốt giấy vàng bạc khi cúng. Bàn thờ Thiên Phụ Địa Mẫu đặt
ngay cửa vào với hai con rồng chầu hai bên. Bốn câu đối treo ngay cửa
vào. Sân chùa cũng là nơi sinh hoạt bóng rổ của thanh thiếu niên Hoa
trong tỉnh. Trên đỉnh Miếu, với hoa văn trang trí phổ biến tại nhiều nơi:
Lưỡng long tranh châu và Cá hóa long.
Hàng năm vào ngày rằm (15) tháng giêng có lễ rước vía Bà. Cả
ngày 14 và suốt đêm, tới ngày 15 tháng giêng. Ngơi chùa được trang hồng
cờ và đèn lồng từ cửa tam quan vào đến điện thờ. Mười hai chiếc lồng đèn lớn
trang trí đẹp mắt tượng trưng cho 12 tháng trong năm treo thành một hàng dài
trước sân chùa, tạo quan cảnh ngày hội thêm lộng lẫy. Ngày 15, lễ rước kiệu Bà
được tổ chức theo lối cổ truyền: kiệu Bà được rước đi xung quanh trung tâm thành
phố Thủ Dầu Một cùng đội múa lân, mọi người làm lễ cúng, lễ cầu phúc, cầu lộc
cho năm mới tại chùa và trước nhà mình nơi đồn rước kiệu Bà đi qua
Sau lễ, khách được tham dự các thú vui chơi, dự lề hội Chùa Ơng
(thờ Quan Cơng), xem múa lân, múa sư tử. Khi bế mạc lễ hội đoàn gồm
20 lân, rồng, sư tử, hẩu tiếp đến là bộ tứ Tây du ký tiến vào chùa chúc


Bà, sau đó bắt đầu diễu hành trên dường phố. Ðến 06 giờ chiều doàn rước
trở về Chùa Bà và chấm dứt lễ hội.
3.4.2. Lễ hội tại thành phố Hồ Chí Minh
-Lễ hội Nghinh ơng
Thời gian: Từ 15 đến 17 tháng 8 âm lịch.
Địa điểm: Xã Cần Thạnh, huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh.

Đối tượng suy tơn: Cá Ông.
Đặc điểm: Lễ cúng cá Ông của ngư dân miền ven biển. Có lễ rước và lễ tế truyền
thống.
Lễ hội nghinh "Ông", hay là lễ cúng cá "Ông" (cá voi) gắn liền với tục thờ
cá ông phổ biến từ đèo Ngang trở vào đến Hà Tiên, đảo Phú Quốc, là loại lễ hội
nước lớn nhất của ngư dân. Bằng nhiều tên gọi khác nhau như lễ rước cốt ông, lễ
cầu ngư, lễ tế cá "Ông", lễ cúng "Ông", lễ nghinh "Ơng", lễ nghinh ơng Thuỷ
tướng, nhưng tất cả đều có chung một quan niệm rằng cá "Ông" là sinh vật thiêng
ở biển, là cứu tinh đối với những người đánh cá và làm nghề trên biển nói chung.
Điều này đã trở thành một tín ngưỡng dân gian phổ biến trong các thế hệ ngư dân ở
các địa phương nói trên.
Ngày 15/8 khơng khí lễ hội đã diễn ra nhộn nhịp ở bên ngồi lăng với nhiều hoạt
động văn hố sơi nổi.
Sáng ngày 16/8, khoảng 10h, các vị trong hội lăng trong trang phục chỉnh tề
làm lễ rước kiệu của Nam hải Tướng quân xuống thuyền rồng ra biển. Đoàn ghe
nghinh xuất phát tại bến đò Cần Giờ - Vũng Tàu. Dọc theo đường rước, ngư dân
sống trên biển và bà con hai bên phố bày lễ vật nghênh đón, khói nhang nghi ngút.
Cùng với thuyền rồng rước thuỷ tướng, có hàng trăm ghe lớn nhỏ, trang hoàng
lộng lẫy, cờ hoa rực rỡ tháp tùng ra biển nghênh ông. Trước mũi ghe là hương án
và mâm lễ vật. Trên các ghe lớn nhỏ này có chở hàng ngàn khách và bà con tham
dự đoàn rước. Đoàn rước đi khoảng hai giờ thì quay về bến nơi xuất phát, rước ơng
về lăng ông Thuỷ tướng. Tại bến một đoàn múa lân, sư tử, rồng đã đợi sẵn để đón
ơng về lăng.
Khi rước ông vào lăng, các nghi thức đón và tế diễn ra trang trọng, đúng với
nghi thức cổ truyền. Các lễ cầu an, xây chầu đại bội, hát bội diễn ra tại lăng ông


Thuỷ tướng. Ngồi lăng, có các hoạt động văn hố văn nghệ. Vào khoảng 20 - 23h
cùng ngày lễ cúng tế, hát bội vẫn tiếp tục diễn ra trong lăng.
Sáng 17/8: từ 8h - 22h tại lăng ông Thuỷ tướng diễn ra lễ tôn vương ông

Thuỷ tướng theo sắc phong. Lễ cúng có hát thờ. Sau phần lễ tơn ơng theo sắc
phong cũng là lúc chấm dứt lễ hội.\
-Lễ hội chùa Phước Hải
Lễ hội chùa Phước Hải được tổ chức vào ngày mùng 9 tháng giêng âm lịch
hàng năm, tại số 73, đường Mai Thị Lựu, gần chợ Đa Kao thuộc phường Đa Kao,
quận 1.
Chùa Ngọc Hoàng hay Ngọc Hoàng điện, nay gọi là chùa Phước Hải, tọa lạc
tại số 73, đường Mai Thị Lựu, gần chợ Đa Kao thuộc phường Đa Kao, quận I,
thành phố Hồ Chí Minh.Chùa Ngọc Hoàng được thành lập từ năm 1892 do một
người Hoa tên Lưu Minh chủ xướng
Năm 1990, công cuộc xây cất chùa hoàn thành, nhưng đến năm 1906 mới
làm lễ khánh thành. Chùa khởi nguyên tên là Ngọc Hoàng Điện, người Pháp gọi là
"chùa Đa Kao", năm 1982 chùa gia nhập Giáo hội Phật Giáo Việt Nam với hịa
thượng Thích Vĩnh Khương chủ trì, mới đổi tên thành Phước Hải Tự, nhưng dân
gian vẫn quen gọi là chùa Ngọc Hoàng.
Nơi đây thờ phụng: Quan Âm bồ tát, Quan Thánh Đế Quân, Hộ pháp và Tổ
Lưu Minh - người lập chùa.
Lễ hội còn diễn ra vào những ngày rằm, mùng một âm lịch, nhất là vào các
ngày rằm lớn trong năm (15/1 âm lịch, 15/7 âm lịch, 15/10 âm lịch) khách đến lễ
chùa đông đến hàng vạn người. Tuy nhiên, dịp lễ hội thu hút khách đơng nhất là
dịp lễ vía Ngọc Hoàng vào ngày mùng 9 tháng giêng âm lịch hàng năm.
Vào dịp này, tối ngày mùng 8, vị hòa thượng trụ trì chùa tổ chức tụng kinh cầu an.
Cả ngày mùng 9 dành cho hàng chục vạn khách đến chiêm bái, có cả người Hoa
lẫn người Việt. Khói hương mù mịt khắp trong ngồi...Trong các cơ sở tín ngưỡng
dân gian của người Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh, chùa Ngọc Hồng có thể xem
là một trong những điểm có sức thu hút khách trong và ngoài nước đến tham quan,
chiêm bái rất đơng đảo.
-Hội chùa Ơng Bổn
Chùa Ơng Bổn hay còn gọi là (Nhị phủ miếu), tọa lạc tại đường Hải Thượng
Lãn Ơng, quận 5 (TP. Hồ Chí Minh), hàng năm có nhiều lễ hội lớn. Đặc biệt ngày

lễ chính của chùa là rằm tháng Giêng và rằm tháng Tám theo âm lịch.


Lễ vật cúng ông Bổn thường là heo quay, heo sống, gà luộc, hoa trái, nhang đèn
v.v... Ngươi Hoa phần lớn là người gốc Phúc Kiến đem lễ vật đến chùa cúng rất
đơng.Ngồi hai ngày lễ chính, chùa Ơng Bổn cũng có một số bà con người Hoa
đến cúng chùa vào dịp Tết Nguyên đán, Nguyên Tiêu, Rằm tháng Chạp... Người
Hoa ở thành phố tới lễ chùa, dự hội rất đông vui. Thường vào dịp tết Nguyên Đán,
các đội múa Rồng đến tổ chức biểu diễn múa ngay sân chùa thu hút hàng ngàn
người xem. Các đội võ thuật, thể dục thể thao, cũng thường tổ chức các cuộc thi
đấu tại sân chùa.

- Lễ hội giỗ tổ nghề Kim Hoàn
Lễ hội Giỗ Tổ Nghề Kim Hoàn diễn ra trong 3 ngày 6, 7, 8 tháng 2 âm lịch
hằng năm tại Hội quán Lệ Châu, 586 Trần Hưng Đạo,quận 5, TP Hồ Chí Minh. Lễ
hội được tổ chức rất qui mơ, quy tụ hàng ngàn người trong ngành thợ kim hồn,
khơng chỉ riêng Thành Phố Hồ Chí Minh mà từ các tỉnh Nam Bộ cũng về dự, cúng
bái những tổ sư khai sáng ngành kim hoàn.
Trong những ngày diễn ra lễ hội, Lệ Châu hội quán được trang hoàng rực rỡ, nến
và hương được thắp từ trong đến ngoài, tạo cho ngày giỗ hết sức trang nghiêm.
Mặc dù mùng 7 mới là chính lễ, nhưng việc cúng tế đã được chuẩn bị trước đó vài
ngày.
Mở màn giỗ tổ là tối mùng 6 – 2 với nghi thức cúng cầu quốc thái dân an, tuyên
đọc sắc phong tổ sư thợ bạc Việt Nam của các vị vua Triều Nguyễn cho người
tham dự, đặc biệt là người trong nghề hiểu biết xuất xứ của tổ nghề. Ngày chánh tế
mùng 7 – 2, cúng ba “Viên” theo nghi thức lễ giỗ truyền thống. Viên thứ nhất cúng
Chấp minh vào 8 giờ sáng để rước tổ sư. Viên thứ hai cúng Chánh tế tổ sư từ 22
giờ đến 24 giờ. Viên thứ ba diễn ra vào 16 giờ ngày 8 – 2, tế nghĩa từ - những
người có cơng xây dựng Lệ Châu hội qn.
3.4.3. Lễ hội tại Bà Rịa Vũng Tàu

- Lễ giỗ Đức thánh Trần Hưng Đạo
Ngày 20/08 Âm Lịch hàng năm, lễ giỗ Đức Thánh Trần Hưng Đạo được tổ chức
tại Hội đền thờ Đức Thánh Trần: số 68 Hạ Long, phường 2, thành phố Vũng Tàu.
Đại lễ giỗ Đức Thánh Trần là dịp để đông đảo nhân dân tưởng nhớ công ơn vị
tướng tài ba của dân tộc, ba lần đánh bại qn Ngun Mơng đem lại thái bình cho
đất nước. Đây là nét văn hóa truyền thống tốt đẹp được gìn giữ từ đời này sang đời
khác tại nhiều địa phương trên cả nước. Thơng qua các lọai hình họat động của lễ


hội, còn là cách để giáo dục các thế hệ nối tiếp nhau về lòng yêu nước, tự hào dân
tộc. Vào dịp lễ hội, hàng vạn lượt khách thập phương và người dân địa phương
cùng tham dự lễ khai mạc và lễ dâng hương.
-Lễ Hội Đình Thần Thắng Tam
Ðình Thần Thắng Tam là một quần thể kiến trúc gồm có 3 di tích: Ðình Thần
Thắng Tam, miếu Bà Ngũ hành, lăng ơng Nam Hải. Theo truyền thuyết Ðình Thần
Thắng Tam thờ chung cả ba người đã có cơng xây dựng nên ba làng Thắng ở Vũng
Tàu, đó là Phạm Văn Dinh, Lê Văn Lộc và Ngô Văn Huyền.
Hàng năm lễ hội Ðình Thần Thắng Tam được tổ chức trong 4 ngày từ 17 đến
20 tháng 2 âm lịch. Ðây là lễ hội cầu an, là thời điểm kết thúc và mở đầu cho một
mùa thu hoạch tôm cá. Phần lễ diễn ra rất cầu kỳ: cúng tế, lễ vật tế thần, dâng
hương quỳ lạy, chiêng trống, kèn nhạc và có rất nhiều điều kiêng kỵ như heo dùng
để tế lễ phải có bộ lơng cùng màu, người có tang khơng được tham gia vào việc
nghi thức tế lễ. Phần hội có nhiều trị vui chơi giải trí như múa lân, hát bội. Lễ hội
Ðình Thắng Tam là một hoạt động văn hoá đặc sắc của ngư dân miền biển Vũng
Tàu. Lễ hội đình thần Thắng Tam là một hoạt động văn hóa đặc sắc khơng chỉ của
riêng người dân địa phương mà cịn mang đậm nét văn hố dân gian và bản sắc dân
tộc.
-Lễ hội Miếu Bà Ngũ Hành
Lễ hội Miếu Bà Ngũ Hành được tổ chức hàng năm vào các ngày 16, 17, 18/10 Âm
lịch tại Miếu Bà Ngũ Hành, thành phố Vũng Tàu. Lễ hội được tổ chức long trọng

với những nghi thức tế lễ trang nghiêm cùng các trị chơi dân gian, thu hút đơng
đảo nhân dân và du khách tới dâng hương cúng vái. Những nghi thức tế lễ trang
nghiêm nghinh thỉnh Bà Thủy Long Thần Nữ tại miếu Hòn Bà (mũi Nghinh Phong
- Bãi Sau) rước Bà từ miếu Hòn Bà vào Miễu Bà Ngũ Hành (Đình Thắng Tam)
cúng lễ. Vào các ngày Lễ, đã thu hút hàng ngàn du khách thập phương và người
dân địa phương hội tụ về hành hương, phụng cúng rất đông vui nhộn nhịp. Đến đây
người dân cầu mong sự bình n may mắn. Ngồi các nghi lễ cịn có các chương
trình múa Kỳ Lân, Sư tử, phụ diễn ca nhạc, Lễ xây chầu đại bội và diễn tuồng cổ
(hát bội) phục vụ du khách và người dân địa phương trong suốt quá trình diễn ra
Lễ hội.
-Lễ hội bắn súng thần nông
Lễ hội là nét riêng đặc biệt của thành phố biển Vũng Tàu. Điểm nhấn của lễ
hội được nhiều người dân và du khách đón chờ nhất là nghi thức bắn súng Thần


Cơng. Tiếng súng rền vang hịa trong tiếng trống trận hừng hừng khí thế oai hùng,
xen lẫn với những hoạt cảnh thể hiện những trận chiến đấu anh dũng của quân và
dân ta trong các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược. Tiếng súng Thần cơng đó
là oai linh sơng núi của quân dân Nhà Nguyễn gắn liền với pháo đài Phước Thắng
(nay là Di tích lịch sử Bạch Dinh), đã đứng lên chống lại quân xâm lược Pháp và
Bồ Đào Nha, Lễ hội bắn súng Thần công được tổ chức vào những dịp Khai hội đầu
năm và các sự kiện lịch sử Cách mạng của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
3.4.3. Lễ hội tỉnh Tây Ninh
-Hội núi Bà Đen:
Nằm trên địa phận xã Ninh Sơn thuộc thị xã Tây Ninh cách trung tâm thị xã chừng
11km về phía Tây Bắc, khu di tích danh thắng núi Bà gắn với nhiều truyền thuyết,
tín ngưỡng dân gian được đánh giá là vùng đất tâm linh vào hàng bậc nhất của
vùng đất Nam bộ. Trên núi có nhiều hang động, đền đài, am miếu thờ nhiều vị thần
linh, tiên, thánh, Phật, trong đó vị thần chính là Bà Đen được sắc phong Linh Sơn
Thánh Mẫu. Hàng năm tại núi Bà Đen có hai lễ hội được nhiều người biết đến: hội

Xuân núi Bà diễn ra từ đêm 18 và ngày 19 tháng Giêng âm lịch và hội Vía Bà được
tổ chức trong ba ngày 4, 5, 6 tháng Năm âm lịch.
Vào dịp Tết Nguyên đán, khi tiết trời còn mát mẻ, cảnh vật như được khốc lên
một màu áo mới thì lịng người cũng hồ hởi hân hoan…, người ta rủ nhau đi trẩy
hội núi Bà. Tuy vía Bà diễn ra từ đêm 18 và ngày 19 tháng Giêng nhưng trong suốt
tháng Giêng và cả tháng Hai, núi Bà Đen trở nên đơng vui với dịng người tấp nập
tuốn về. Khách đến hành hương vì nhu cầu tín ngưỡng đã đành nhưng người đi phó
hội vì muốn tham quan, giải trí chiếm tỷ lệ khơng nhỏ, nhiều người về đây như
muốn hịa chung niềm vui cùng đất trời.
Từ chân núi, khách trẩy hội phải dùng chính sức mình để chinh phục ngọn núi. Khi
đến lưng chừng, có thể ghé vào lễ tại đền Linh Sơn Thánh Mẫu trước khi tiếp tục
theo đường mòn để lên chùa lễ Phật. Gần đỉnh núi còn có ngơi miếu Sơn thần,
đứng tại đây khách có cảm giác như đang lạc vào chốn thần tiên khi nhiều đám
mây là là dưới chân. Cũng từ đây khách có thể phóng tầm mắt bao qt tồn cảnh
hồ Dầu Tiếng, một cơng trình thủy lợi vào hàng đẹp và lớn ở Việt Nam. Những
người hành hương lên núi Bà thường thích xin những gói giấy đỏ trong đựng một
nhúm gạo hoặc tiền lẻ như nhận lộc Bà đầu năm, với hy vọng một năm làm ăn phát
lộc, phát tài…


Khác với hội Xuân, hội Vía Bà là lễ hội quan trọng nhất trong năm, được tổ chức
vào ba ngày 4, 5, 6 tháng Năm âm lịch. Hội Vía Bà khởi đầu bằng lễ Mộc Dục
(tắm tượng) được tiến hành vào lúc 0 giờ ngày 4 tại điện thờ. Đây là một nghi thức
trang nghiêm, người bên ngồi khơng được tham dự và cửa điện được đóng kín,
đèn nến cũng tắt gần hết. Sáu phụ nữ trung niên trong đó có ba ni cơ của nhà chùa
sẽ cử hành nghi thức tắm tượng. Đầu tiên mọi người đến trước tượng Bà làm lễ
thắp nhang, xin được phép tắm và thay áo cho Bà. Được nửa tuần nhang, dưới sự
điều động của một phụ nữ cao tuổi trong nhóm, mọi người bắt đầu cởi áo khoác
trên tượng Bà rồi chuyền tay nhau những gáo nước thơm được nấu từ các loại hoa
sen, lài, sứ, quế, dầu thơm… dội lên tượng Bà, kỳ cọ sạch sẽ, sau đó dùng những

chiếc khăn khơ và sạch được xông hương để lau khô tượng Bà rồi khoác lên một
bộ áo mới.
Khi nghi thức tắm và thay áo cho tượng Bà vừa kết thúc, các phụ nữ lại thắp nhang
vái lạy Bà, lúc này nhang đèn trong điện cũng được thắp lên và các cửa điện mở ra
cho khách hành hương vào lễ bái. Trong suốt ngày này tại Điện Bà diễn ra các nghi
thức lễ hội dân gian gồm hát bóng rối chào mời, hát chặp bóng tuồng hài “Địa
Nàng”, múa dâng bơng, dâng mâm ngủ sắc, múa đồ chơi (múa lu, múa lục bình,
múa bơng huệ…)…
Ngày 5 là ngày lễ vía chính thức của Bà cũng là ngày hội núi Bà. Nghi lễ quan
trọng nhất là “Trình thập cúng” dâng lên Bà 10 món gồm hương, đèn, hoa quả, trà
bánh, rượu… Trong ngày này các vị sư thay nhau tụng kinh liên tục trước bàn thờ
Bà. Ngày 6 dành cúng các cô hồn, uổng tử và chẩn tế cho bá tánh. Trong ngày này
các sư sải tham dự sẽ đọc kinh sám hối siêu độ cho các oan hồn. Buổi chiều sau lễ
cúng ngọ là lễ thí thực cơ muối. Ban đêm các nhà sư tiếp tục các chầu kinh siêu độ
cho bá tánh.
Dù được tổ chức vào ngày xuân hay ngày hè, lễ hội núi Bà vẫn có sức thu hút đặc
biệt đối với nhiều người cả trong và ngoài tỉnh. Những nghi thức trong lễ hội núi
Bà vừa có tính chất trang nghiêm của lễ thức Phật giáo, vừa mang sắc thái tươi vui
rộn ràng của tín ngưỡng dân gian, chuyển tải một cách dung dị những ước mong
của đại chúng về một cuộc sống ấm no, hạnh phúc…, thể hiện rõ nét đặc trưng của
nền văn hóa dân gian Nam bộ…
*Lễ Hội Yến Diêu Trì Cung
Hội Yến Diêu Trì Cung là ngày Đại lễ đặc biệt quan trọng của Đạo Cao đài. Hàng
năm, Hội thánh Cao đài Tây Ninh long trọng tổ chức Hội Yến Diêu Trì vào ngày
14, 15 tháng 8 (Âm lịch) tại Điện Thờ Phật Mẫu trong nội ô Toà thánh Tây Ninh ở


thị trấn Hoà Thành, huyện Hoà Thành, tỉnh Tây Ninh. Lễ hội thu hút hàng chục
vạn tín đồ đạo Cao đài và đông đảo nhân dân ở các tỉnh Nam bộ về dự.
Lễ hội được tổ chức lần đầu tiên vào ngày Rằm tháng 8 năm Ất Sửu (1925) tại nhà

của Thượng phẩm Cao Quỳnh Cư ở Sài Gòn. Đức Chí Tơn dạy ba vị: Cao Quỳnh
Cư, Phạm Cơng Tắc, Cao Hoài Sang làm tiệc chay đãi Đức Phật Mẫu và Cửu vị
Tiên Nương.
Từ đó, hàng năm tại Tồ thánh Tây Ninh, Hội Yến Diêu Trì Cung trở thành lễ hội
lớn nhất trong đạo Cao đài và có sức lan toả trong cộngđồng, thu hút đơng đảo tín
đồ và nhân dân tham dự.
Phần lễ tại Hội Yến Diêu Trì Cung, Hội thánh tổ chức cúng Tiểu đàn tại Đền thánh
vào thời Tý (00 giờ ngày 15/8/AL), kế đến cúng đàn Phật Mẫu tại Báo Ân từ vào
thời Ngọ (12 giờ ngày 15/8/AL). Lễ chính cúng Đại lễ tại Báo Ân từ vào khoảng
22 giờ (ngày 15/8/AL) và cúng cầu an cho nhi đồng vào thời Mẹo (6 giờ ngày
16/8/AL).
Thường niên 22 giờ tối ngày rằm tháng 8 bắt đầu Hội Yến. Nơi Báo Ân từ ngoại
nghi trở vào Lễ Viện sắp đặt nghi tiết Đại lễ. Trên bàn thờ Phật Mẫu có 1 cái ly và
1 cái tách đó là phần của Đức Phật Mẫu, cịn bên mặt cũng có 1 cái ly và 1 cái tách
để kính Đức Chí Tôn.
Đúng giờ hành lễ, rước Đức Phật Mẫu và Cửu vị Tiên Nương bằng 5 bài Bắc,
khơng có trống như Nhạc Tấu Quân Thiên. Năm bài Bắc tức là:
1. Xàng xê.
2. Ngũ đối thượng.
3. Ngũ đối hạ (72 câu).
4. Long Đăng.
5. Tiểu khúc.
Thường nhạc khí có: Cị, kìm, sến, tranh, sáo tam… Dứt đờn thì trước hết là Thần
Hoa. Tiếp đến là dâng hoa, kệ 10 bài thi để hiến lễ lên Đức Phật Mẫu và Cửu vị
Tiên Nương. Kế đến là dâng rượu, dâng trà.


Để chuẩn bị cho Đại lễ Hội Yến Diêu Trì Cung các Họ đạo, các tỉnh đạo đều ra sức
trổ tài sáng tạo làm những phẩm vật từ trái cây, bánh kẹo được bàn tay, khối óc của
những chị em nữ phái trình bày cơng phu, đẹp mắt nhằm thể hiện tình cảm tơn kính

của người tín đồ đạo Cao đài dâng lên Đức Phật Mẫu và Cửu vị Tiên Nương.
Chung quanh Báo Ân từ, mỗi Họ đạo đều dựng một nhà rạp để trang trí đèn hoa,
phẩm vật. Nếu có đến xem mới thấy hết được tài năng sự khéo léo của người tín đồ
đạo Cao đài. Mỗi gian hàng là một cơng trình kiến trúc thực sự có ý nghĩa về tín
ngưỡng, tơn giáo hoặc giáo dục đạo đức con người và xã hội. Những mơ hình mơ
phỏng sự tích về Đức Phật Mẫu, Cửu vị Tiên Nương, hoặc trưng bày những phẩm
vật cầu kỳ, sinh động có thể chuyển động như con phụng, con lân, con quy được
làm bằng trái cây; những chiếc bánh ít đặc trưng của người Nam bộ được tết khéo
léo thành hình con rồng… Có thể nói, các gian trưng bày ở Báo Ân từ là một điểm
thu hút mọi người đến xem và thưởng thức tài năng của người đạo Cao đài trong
việc sắp xếp, trình bày ý tưởng những phẩm vật dâng lên Đức Phật Mẫu và Cửu vị
Tiên Nương. Để ghi nhận những cơng trình của các Họ đạo trưng bày ở các gian
hàng, Hội thánh lập Ban Tổ chức đánh giá và ghi nhận những gian hàng đẹp nhất
nhằm động viên tồn đạo trong dịp Hội Yến Diêu Trì Cung.
Những phẩm vật này, sau Đại lễ đêm rằm tháng 8, thì buổi sáng hơm sau được
mang đến Trai đường phát quà cho các cháu nhi đồng.
Phần hội được coi là vui nhất thu hút đơng đảo tín đồ và nhân dân tham dự, tổ chức
từ hồi 18 giờ 30 đến 22 giờ (ngày 15/8/AL) gồm các tiết mục rước Cộ bông Đức
Phật Mẫu và Cửu vị Tiên Nương, múa Long Mã, Tứ linh (Rồng nhang, Kỳ lân,
Quy, Phụng), đội múa Phụng và đội Nhạc múa sắc tộc diễu hành trước Báo Ân từ
đến Đền Thánh vịng qua Đơng Tây khán đàn. Khi mặt trời ngả bóng, dịng người
ngày càng thêm đơng đổ về khắp nội ơ Tồ thánh, có người về từ mấy hôm trước
làm công quả. Chẳng mấy chốc, cả Tồ thánh đơng nghẹt người. Hai bên, Đơng
Tây khán đàn, trước cửa Báo Ân từ, Đền Thánh không cịn chỗ trống. Tất cả đều
náo nức đón xem màn rước Cộ bông và biểu diễn múa rồng, lân. Trước đây, trên xe
Cộ bông là những thiếu nữ xinh đẹp được hoá trang thành Phật Mẫu, Cửu vị Tiên
Nương nay được thay bằng hình nộm. Những chiếc xe diễu hành đều mang những
tích cổ và có đội múa đi theo phụ họ. Mỗi khi đám rước đi qua, nhân dân lại đổ xô
xuống gần mong được thấy tận mặt những hình ảnh đó.
Khi đám rước đi hết ba vịng thì khoảng 22 giờ, cũng là lúc dòng người lại đổ ra

các cửa nội ô trở về nhà. Lúc này, tại Báo Ân từ, chức sắc, tín đồ Cao Đài Tây
Ninh tổ chức cúng Đại lễ trong niềm tin tưởng Đức Phật Mẫu và Cửu vị Tiên
Nương giáng trần ban cho mọi người được hưởng sự bình an, hồ thuận trong cuộc
sống. Ai chưa một lần đến lễ hội thì chưa một lần chứng kiến hàng chục vạn con


người đi lễ hội với tinh thần phấn khởi, một đức tin sáng ngời được Đức Phật Mẫu
và Cửu vị Tiên Nương ban phước lành. Hãy đến với lễ hội một lần, bạn sẽ cảm
nhận được ngày hội của người tín đồ đạo Cao đài và hiểu được nét đặc sắc của nền
văn hoá cư dân Nam bộ.
3.4.5. Lễ hội tại tỉnh Bình Phước
*Lễ cầu mưa - lễ hội quan trọng của người S’tiêng Bù Lơ
Dân tộc S’tiêng Bù Lơ là một dân tộc thuộc cộng đồng các dân tộc Việt Nam, là
chủ nhân lâu đời của miền đất Bình Phước. Họ có một nền văn hóa mang nhiều sắc
thái chung với các anh em dân tộc khác, nhưng cũng khơng thiếu những nét độc
đáo, riêng biệt mang tính chất đặc thù bản sắc của dân tộc mình.
Do dân tộc S’tiêng Bù Lơ sống chủ yếu bằng nghề nông nên họ biết làm rẫy, làm
ruộng nước và dùng trâu, bò kéo cày từ khá lâu. Chính vì vậy mỗi năm đến mùa
khô, đầu mùa mưa người STiêng Bù Lơ lại tổ chức làm lễ cầu mưa theo từng bon
(Wăng). Lễ cầu mưa là lễ hội rất quan trọng đối với họ.
Đến giờ làm lễ, cả làng tập trung đầy đủ, trâu buộc chặt vào cây nêu, mọi người
đúng thành vòng trịn chứng kiến nghi lễ. Sau khi đơng đủ cả làng, Già làng (Bu
Kuông) tuyên bố lý do buổi lễ, 1 đến 3 người đàn ông ở độ tuổi trung niên cầm lao
hoặc chà gạc để giết trâu, Già làng lấy máu bôi lên cột cây nêu, dùng gạo trắng và
muối rải lên mình trâu. Sau đó ngồi bên ché rượu cần để cúng các vị thần lúa, thần
mưa, thần rừng, cầu cho mưa thuận gió hồ để dân làng có một mùa vụ năm mới
bội thu, cầu cho vạn vật sinh sôi nảy nở.
Xong nghi lễ, mọi người xẻ trâu lấy thịt nướng, uống rượu cần và tận mục sở thị
những màn biểu diễn cồng chiêng, những điệu múa cùng các nghệ nhân và nam nữ
miền sơn cước, cuộc vui tiếp tục cho đến khi màn đêm buông xuống, mọi người sẽ

được già làng giáo huấn về luật tục và xướng sử thi cho đến sáng hôm sau.


Lễ hội cầu mưa là lễ hội truyền thống có từ lâu đời của người S’tiêng. Theo truyền
thuyết của người S’tiêng thì từ rất xa xưa ở xứ của người Spa Chal sáng nào cũng
có mưa , đêm nào cũng có mưa – mưa suốt ngày suốt đêm, nước chảy thành sông.
Dưới đồng lúa tốt bời bời, dưới suối cá lội tung tăng. Trong rừng chim chóc mng
thú nhiều như lá tre. Người xứ Spa Chal có cuộc sống phồn thịnh, no ấm. Ngược
lại người S’tiêng ở xứ của Jiêng thì đã ba đến bốn năm rồi trời khơng có mưa, con
người đã chết nhiều rồi vì khơng có nước uống, trên rừng củ chụp cũng hết khơng
cịn gì để ăn. Mọi người phải mang cồng chiêng đến xứ Spa Chal để đổi lúa. Cứ
một chiếc cồng thì được một lượng lúa bằng nắp cồng, nắp chiêng. Một con người
chỉ đổi bằng một lượng lúa chỉ đầy hai lỗ tai của người đó. Lúc đó Jiêng con của
trời ở xứ của Jiêng bèn khăn gói lên trời trách Cha - là vị cai quản trên trời tên là
Bra Ân rằng: trời không công bằng. Tại sao xứ của người Spa Chal lại có mưa
nhiều trong lúc đó xứ của Jiêng ba đến bốn năm nay khơng có mưa. Bra Ân nói
rằng để có mưa ngươi hãy về nhà làm lễ cầu mưa với lễ vật là heo, gà, rượu cần,
cơm lam, cồng chiêng và cả cây nêu...để cầu xin các thần thì sẽ có mưa. Nghe lời
Cha sau khi về xứ của mình Jiêng huy động dân làng sắm lễ vật và làm đúng như
lời Cha dạy. Quả nhiên đúng như đúng như lời Cha nói sau khi làm lễ xong thì trời
đổ mưa như trút. Từ đó hàng năm cứ vào cuối mùa nắng người S’tiêng đều ghi nhớ
tích truyện và làm theo lời Jiêng dạy, hầu hết các sóc đều tổ chức lễ cầu mưa.
Lễ hội cầu mưa được tổ chức với mục đích: trước là tri ân các vị thần như: Bra
Aân - Bra Trốk (Thần trời), Bra ter (Thần đất), Bra va (Thần lúa) … và rất nhiều
các vị thần khác đã cho những cơn mưa để gieo trồng ở các vụ mùa trước, sau là
cầu xin các vị thần ban cho thần dân S’tiêng và mn lồi những cơn mưa đúng
thời điểm – mùa vụ để con người có nước sinh hoạt, gieo trồng…
Lễ hội cầu mưa là một lễ hội tín ngưỡng phồn thực, cầu mong cho mưa thuận gió
hồ, để vạn vật được sinh sôi nẩy nở.



Thông qua việc truyền dạy và phục hồi lễ hội cầu mưa, nhiều giá trị văn hoá khác
cũng được phuc hồi, sống lại như: nghệ thuật đánh cồng chiêng, trống, sáo, kèn và
các bài hát đối đáp, múa dân ca, nghệ thuật điêu khắc dân gian, trang trí dân gian
(trang trí cây nêu, trang phục). Nghệ thuật ẩm thực cũng được tái hiện qua việc chế
biến và uống rượu cần, nấu cơm lam, canh bồi… Nhằm truyền dạy cho thế hệ trẻ
tự hào về truyền thống văn hoá của dân tộc mình. Từ đó có ý thức gìn giữ và phát
huy những giá trị bản sắc văn hoá riêng.
Tuy nhiên trong khoảng 3 – 4 thập niên trở lại đây vì nhiều lý do khác nhau lễ hội
này có nguy cơ mai một khơng được tái hiện. Chính vì vậy việc tổ chức truyền dạy
và phục hồi lễ hội cầu mưa là việc làm thiết thực nhằm bảo tồn và phát huy những
giá trị truyền thống văn hóa phi vật thể của dân tộc S’tiêng.
* Lễ hội miếu Bà Rá - Phước Long
Miếu được dựng lên năm 1943, và đến năm 1958 được dời đến nơi ở toạ lạc hiện
nay và được gọi là “Miếu Bà”, thuộc xã Sơn Giang- Phước Long. Theo lời của
nhân dân địa phương, năm 1943 miếu được xây dựng để tưởng nhớ các tù chính trị
bị chôn sống ở gốc cây cầy hiện nay, miếu do những tù nhân chính trị ở nhà tù Bà
Rá bí mật xây dựng và làm bài vị thờ tượng trưng có ghi 4 chữ Hán ” Chúa xứ
nương nương” nhằm che mắt bọn tay sai nên đặt tên là miếu Bà để cho bọn thực
dân công nhận ngôi miếu này. Năm 1956-1957 tỉnh Phước Long được thành lập,
một số người dân đã tiến hành dời miếu lên sát đường lộ ( cách nơi cũ 500 mét) để
bà con tiện đi lại thờ cúng , và cũng từ lúc này Miếu Bà mới có 3 bức tượng thờ.
Miếu Bà Rá là một cơng trình kiến trúc tín ngưỡng dân gian, nằm trong quần thể di
tích lịch sử Bà Rá đã được Bộ Văn hố- Thơng tin cơng nhận mang ý nghĩa lịch sử
quan trọng, nó khơng chỉ là nơi thờ cúng tín ngưỡng của nhân dân mà cịn là một
trong những chứng tích về sự xâm lược của thực dân Pháp trên vùng đất Phước
Long..
Hàng năm vào ngày mùng 1,2,3,4/3 âm lịch, đơng đảo khách thập phương trong và
ngồi tỉnh hành hương về đây để “ Vía Bà”.
Diễn biến lễ hội:



- Ngày mùng 1/3 AL Ban tổ chức tiến hành làm lễ thay y phục, tắm tượng đến 12
giờ đêm cùng ngày làm lễ rước Bà về.
- Ngày mùng 2, tối làm lễ tế Bà khoảng 1 giờ đồng hồ, sau đó để khách hành
hương vào làm lễ dâng hương, lễ Bà và xin lộc.
- Ngày mùng 3 tiếp tục khách thập phương dâng lễ.
- Ngày mùng 4/3 AL Ban tổ chức làm lễ tạ Bà vào buổi trưa, kết thúc lễ hội.
Miếu Bà là một trong những di ích lịch sử minh chứng về sự xâm lược của thực
dân Pháp, nằm trong các chứng tích khác như: Hàng Điệp, vườn cây lưu niệm
Nguyễn Thị Định, Sân bay Phước Bình nơi đồng chí Nguyễn Thành Trung năm
1975 thực hiện phi vụ ném bom dinh Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và lái chiếc
F5 đáp xuống sân bay Phước Bình vùng Cách mạng an tồn.
*Ngồi ra cịn có các lễ hội:
- Tết mừng lúa mới của người M’Nông (lễ Cơm mới): Là tết lớn nhất của người
M'Nông, diễn ra vào đầu vụ thu hoạch cuối tháng 7 đầu tháng 8 âm lịch.
- Lễ Tết Chol Chnăm Thmây: Diễn ra từ 13-15 tháng 3 âm lịch, là lễ hội đón Tết cổ
truyền của người Khmer.
- Lễ giỗ Quốc tổ Hùng Vương tổ chức vào ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm tại
xã Phú Riềng, huyện Bù Gia Mập, nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, biết ơn
sâu sắc các vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có cơng dựng nước, giáo dục đạo lý
"Uống nước nhớ nguồn’’ của dân tộc ta.
- Lễ hội đâm trâu mừng được mùa.
- Lễ hội quay đầu trâu mừng lúa mới: Đây là lễ hội cổ truyền của người S’Tiêng có
từ lâu đời, diễn ra hàng năm vào thời điểm thu hoạch mùa màng xong (từ tháng 10
đến 12).
- Hội chọi trâu truyền thống tại huyện Hớn Quản diễn ra hàng năm vào ngày 18/8
âm lịch.
- Lễ Bỏ Mả



×