Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

CĐ địa hình bề mặt tđ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.63 KB, 16 trang )

KẾ HOẠCH DẠY HỌC
CHỦ ĐỀ: ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT
(Thời gian: 2 tiết)
Ngày soạn:

Tiết:17,18

Ngày giảng:
I. Xác định vấn đề cần giải quyết
Địa hình là một trong những thành phần quan trọng nhất của mơi trường
địa lí tự nhiên, đồng thời cũng là thành phần bền vững nhất tạo nên diện mạo
cảnh quan trên thực địa. Địa hình tác động mạnh đến các thành phần khác của tự
nhiên như phân phối lại nhiệt, ẩm của khí hậu, điều tiết dịng chảy của sơng
ngịi…. Trước hết cần nắm được các dạng địa hình trên bề mặt Trái Đất.
Địa hình bề mặt Trái Đất rất đa dạng trong đó chương trình Đại lí 6 tập
trung nghiên cứu về núi, cao nguyên, đồng bằng, đồi và các giá trị của các dạng
địa hình này.
Trong chương trình Địa lí 6, chủ đề địa hình đã được sắp xếp theo thứ tự bài 13,
14 học về các dạng địa hình, trong đó có sử dụng các hình vẽ, tranh ảnh trực
quan sinh động, thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động học tập kết hợp với kĩ
năng để khắc sâu kiến thức sau mỗi hoạt động.
Việc thiết kế các bài học trên theo chủ đề có sự kết hợp giữa các nơi dung
kiến thức mới với các nội dung rèn kĩ năng quan sát tranh ảnh giúp học sinh lĩnh
hội kiến thức cơ bản về địa hình bề mặt Trái Đất tốt hơn và tạo điều kiện thuận
lợi cho các em học về địa hình các châu lục cũng như địa hình Việt Nam ở
những lớp học tiếp theo.
II.Lựa chọn nội dung bài học
1. Núi
2. Bình nguyên (đồng bằng)
3. Cao nguyên
4. Đồi


III. Mục tiêu kiến thức, kĩ năng, thái độ, năng lực hình thành
III.1. Kiến thức
Nêu được đặc điểm, hình dạng, độ cao của bình nguyên, cao nguyên, đồi,
núi; ý nghĩa của các dạng địa hình đối với sản xuất nơng nghiệp.
-Núi:
1


+ Núi là một dạng địa hình nhơ cao rõ rệt trên mặt đất. Núi gồm có ba bộ phận:
đỉnh núi, sườn núi và chân núi.
+ Độ cao của núi thường trên 500m so với mực nước biển (độ cao tuyệt đối).
-Bình nguyên:
+ Bình nguyên là dạng địa hình thấp, có bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc hơi
gợn sóng. Các bình ngun được bồi tụ ở các của sơng lớn gọi là các châu thổ.
+ Độ cao tuyệt đối của bình ngun thường dưới 200m, nhưng cũng có những
bình nguyên cao gần 500m.
+ Bình nguyên là nơi thuận lợi cho phát triển nơng nghiệp.
-Cao ngun:
+ Cao ngun có bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc hơi gợn sóng, nhưng có
sườn dốc; độ cao tuyệt đối của cao nguyên thường trên 500m.
+ Cao nguyên là nơi thuận lợi cho việc trồng cây công nghiệp và chăn nuôi gia
súc lớn.
-Đồi:
+ Đồi là dạng địa hình nhơ cao, có đỉnh trịn, sườn thoải; độ cao tương đối
thường không quá 200m
+ Đồi là nơi thuận lợi cho việc trồng các loại cây lương thực và cây công
nghiệp.
III.2. Kĩ năng
Nhận biết được 4 dạng địa hình (núi, đồi, bình nguyên, cao nguyên) qua tranh
ảnh, mơ hình.

III.3. Thái độ
- Rèn các kĩ năng sống: đảm nhận trách nhiệm, hợp tác, tư duy..
- Giáo dục học sinh lòng yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên.
- Có các hành động cụ thể phù hợp tuyên truyền ý thức trong cộng đồng bảo vệ
đối với các dạng địa hình khơng làm tổn hại đến mơi trường tự nhiên.
III.4. Định hướng năng lực được hình thành
- Năng lực chung: năng lực hợp tác nhóm, năng lực giao tiếp, năng lực tự giải
quyết vấn đề, năng lực sáng tạo.Năng lực tự học
- Năng lực chuyên biệt: năng lực khai thác tranh ảnh, năng lực quan sát thực tế.
2


VI. Mô tả mức độ yêu cầu cần đạt
Bảng mô tả các mức độ nhận thức và năng lực được hình thành.
Nội dung

Nhận biết

- Nêu được
đặc
điểm,
hình dạng, độ
cao của bình
nguyên, cao
ngun, đồi,
Địa hình bề núi
mặt Trái Đất

Thơng hiểu
- Ý nghĩa của

các dạng địa
hình đối với
sản xuất nơng
nghiệp.
-So sánh sự
khác biệt của
các dạng địa
hình.

Vận dụng
thấp
- Giải thích
nguồn gốc địa
hình các-xtơ.
- Vận dụng
giải thích các
dạng địa hình
căn cứ vào độ
cao.

Vận dụng cao
- Liên hệ được
giá trị kinh tế
của các dạng
địa hình tại
địa phương.
- Suy nghĩ đến
một số hành
động cụ thể
phù hợp tuyên

truyền ý thức
trong
cộng
đồng bảo vệ
đối với các
dạng địa hình
khơng làm tổn
hại đến môi
trường
tự
nhiên tại địa
phương

V. Biên soạn câu hỏi kiểm tra đánh giá
V.1. Câu hỏi nhận biết
Câu 1: Núi có độ cao tuyệt đối dưới 1000m là núi:
A. Cao.

C.Trung bình

B. Thấp.
Đáp án: B
Câu 2. Thế nào là bình nguyên?
+ Bình nguyên là dạng địa hình thấp, có bề mặt tương đối bằng phẳng
hoặc hơi gợn sóng. Các bình ngun được bồi tụ ở các của sông lớn gọi là các
châu thổ.
+ Độ cao tuyệt đối của bình nguyên thường dưới 200m, nhưng cũng có
những bình ngun cao gần 500m.
Câu 3. Cao nguyên có bề mặt như thế nào?
Có bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc hơi gợn sóng.

3


V.2. Câu hỏi thông hiểu
Câu 1.So sánh núi già, núi trẻ:
Núi già

Núi trẻ

Thời gian
Đỉnh
Sườn
Thung lũng
Câu 2. So sánh bình nguyên, cao nguyên:
Nội dung

Bình nguyên

Cao nguyên

Bề mặt
Độ cao
Giá trị đối với sản
xuất nông nghiệp
Câu 3. Dựa vào hiểu biết em hãy cho biết giá trị của đồi đối với sản xuất
nông nghiệp.
Đáp án.
Đồi là nơi thuận lợi cho việc trồng các loại cây lương thực và cây công nghiệp.
V.3. Câu hỏi vận dụng
Câu 1. Tên gọi địa hình cacsxtơ bắt nguồn từ đâu? Kể tên địa hình cacsxtơ ở Việt

Nam mà em biết.
Đáp án:
- Địa hình bắt nguồn từ tên một vùng núi đá vôi ở vùng các-xtơ thuộc châu Âu.
- Địa hình cacsxtơ ở Việt Nam:
Câu 2. Tại sao người ta xếp cao nguyên vào dạng địa hình miền núi?
Đáp án:
Người ta xếp cao nguyên vào dạng địa hình miền núi vì cao ngun có độ
cao tuyệt đối từ 500m trở lên, nghĩa là đã thuộc độ cao của miền núi.
5.4. Câu hỏi vận dụng cao
Câu 1.
4


a. Dựa vào kiến thức đã học hãy phân tích giá trị của một dạng dạng địa hình
đang được khai thác mang lại hiệu quả kinh tế góp phần nâng cao đời sống
người dân tại địa phương em.
b.Trong quá trình khai thác đó cần phải chú ý vấn đề gì? Tại sao?
Câu 2. Suy nghĩ đến một số hành động nâng cao ý thức trong cộng đồng đối với
các dạng địa hình để khơng làm tổn hại đến mơi trường tự nhiên tại địa phương.
VI. Thiết kế tiến trình dạy học
VI.1 Chuẩn bị của giáo viên và HS
VI.1.1. Chuẩn bị của giáo viên
- Sơ đồ thể hiện độ cao tương đối và độ cao tuyệt đối của núi.
- Bảng phân loại núi theo độ cao.
- Tranh ảnh về các loại núi già và núi trẻ ,núi đá vôi và hang động.
- Bản đồ TN Việt Nam và Thế giới.
- Mô hình, tranh ảnh, lát cắt về đồng bằng, cao nguyên.
VI.1.2. Chuẩn bị của HS
- SGK, Vở ghi, vở bài tập.
- Nội dung kiến thức bài.

VI.2. Hoạt động học tập
A. Tình huống xuất phát (5 phút)
1. Mục tiêu
- Giúp cho HS có cái nhìn tổng quan về địa hình bề mặt Trái Đất: đa dạng, mỗi
loại có đặc điểm riêng và phân bố mọi nơi.
- Rèn luyện kĩ năng quan sát tranh ảnh, thơng qua đó tìm hiểu tìm ra những nội
dung HS chưa biết về đặc điểm các dạng địa hình trên bề mặt Trái Đất.
2. Phương thức:
2.1. Phương pháp: đàm thoại gợi mở
2.2. Phương tiện: máy chiếu, hình ảnh một số dạng địa hình nổi bật trên thế giới
cũng như của Việt Nam.
2.3. Hình thức: cá nhân, căp đơi.
3. Tiến trình hoạt động
Bước 1: Giao nhiệm vụ (1 phút)

5


- GV chiếu hình ảnh một số dạng địa hình nổi bật trên thế giới cũng như của
Việt Nam yêu cầu HS quan sát hình ảnh kết hợp với hiểu biết của bản thân trả
lời câu hỏi: Em hãy nhận xét đặc điểm địa hình của bề mặt Trái Đất?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ (1 phút)
- HS thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: Trao đổi thảo luận và báo cáo kết quả (2 phút)
- GV gọi HS báo cáo kết quả thực hiện được, trên cơ sở kết quả đó GV dắt
dẫn vào bài học.
Bước 4: Đánh giá, chốt kiến thức (1 phút)
- GV quan sát, đánh giá hoạt động của HS.
Địa hình bề mặt Trái Đất rất đa dạng, mỗi loại có đặc điểm riêng và phân bố mọi
nơi. Trong đó, núi là địa hình phổ biến chiếm diện tích lớn nhất. Núi là dạng địa

hình nh thế nào? Căn cứ vào đâu để phân loại núi? Phân loại độ cao tuyệt đối và
độ cao tơng đối của địa hình nh thế nào? Bài học ngày hơm nay sẽ giúp chúng ta
hiểu thêm về vấn đề này.
B. Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 1: Núi và độ cao của núi.; ý nghĩa của núi đối với sản xuất nông
nghiệp
1. Mục tiêu
- Kiến thức:
+ Nêu được đặc điểm hình dạng, độ cao của núi, ý nghĩa đối với sản xuất nông
nghiệp.
+ Nắm đựơc độ cao tuyệt đối và độ cao tương đối của địa hình.
- Kĩ năng:
+ Nhận biết được núi qua tranh ảnh, mơ hình.
2. Phương thức
2.1. Phương pháp:
- Đàm thoại gợi mở.
2.2. Phương tiện:
- Sơ đồ thể hiện độ cao tương đối và độ cao tuyệt đối của núi.
- Bảng phân loại núi theo độ cao.
- Tranh ảnh về các loại núi già và núi trẻ ,núi đá vôi và hang động.
- Bản đồ tự nhiên Việt Nam
- Máy chiếu
6


2.3. Hình thức: cá nhân.
3. Tiến trình hoạt động
Bước 1: Giao nhiệm vụ
HS. Quan sát tranh về núi và H36-sgk (43):
? Hãy mô tả độ cao của núi so với mặt đất?

? Núi có mấy bộ phận? đặc điểm của mỗi bộ phận?
? Núi là dạng địa hình như thế nào ?
? Căn cứ vào độ cao phân ra làm mấy loại núi?
? Xác định trên bản đồ cho biết ngọn núi cao nhất nước ta? cao bao nhiêu mét?
tên là gì? thuộc loại núi gì?
? Tìm một số núi thấp và trung bình trên bản đồ địa hình VN?
? Hãy cho biết cách tính độ cao tuyệt đối của núi (3) khác với cách tính độ cao
tương đối của (1) và (2) như thế nào?
? Độ cao nào lớn hơn?
? Vậy thế nào là độ cao tuyệt đối? Độ cao tương đối?
? Theo em, các thông số chỉ độ cao trên bản đồ là độ cao tuyệt đối hay độ cao
tương đối?
? Phân biệt núi già, núi trẻ. Cho ví dụ minh hoạ?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- Cá nhân thực hiện nội dung nhiệm vụ được giao
- GV quan sát, trợ giúp.
Bước 3: Trao đổi, thảo luận
- Cá nhân báo cáo kết quả trước lớp, cá nhân khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: đánh giá, chốt kiến thức.
- Đánh giá quá trình thực hiện nhiệm vụ của học sinh
- Chốt kiến thức
Núi và độ cao của núi.
- Núi là địa hình nhơ cao trên 500 mét so với mực nước biển có đỉnh có sườn.
- Căn cứ vào độ cao phân ra 3 loại núi.
7


+ Núi thấp: dưới 1000m
+ Núi trung bình: từ 1000 - 2000m
+ Núi cao: từ 2000m trở lên.

* Độ cao tuyệt đối và độ cao tương đối:
- Độ cao tuyết đối của núi đợc tính bằng khoảng cách đo chiều thẳng đứng của
một điểm (Đỉnh núi, đồi) đến điểm nằm ngang mực trung bình của nước biển.
- Độ cao tương đối: là khoảng cách đo chiều thẳng đứng của một điểm (Đỉnh
núi, đồi) đến chỗ thấp nhất của chân núi.
- Độ cao tuyệt đối lớn hơn độ cao tương đối.
Hoạt động 2: Phân biệt núi già, núi trẻ
1. Mục tiêu
- Kiến thức:
+ Biết khái niệm, đặc điểm giữa núi già và núi trẻ. Ví dụ minh hoạ.
- Kĩ năng:
+ Chỉ bản đồ thế giới một số vùng núi già và một số dãy núi trẻ.
2. Phương thức
2.1. Phương pháp:
- Thảo luận nhóm
2.2. Phương tiện:
- Tranh ảnh về các loại núi già và núi trẻ
- Bản đồ tự nhiên Việt Nam
- Máy chiếu
2.3. Hình thức: nhóm
3. Tiến trình hoạt động
Bước 1: Giao nhiệm vụ
GV chia lớp thành 4 nhóm, sau đó chiếu một số tranh ảnh về núi già, núi trẻ yêu
cầu các nhóm quan sát và trả lời các câu hỏi:
Nhóm 1,3: Cho biết các đặc điểm của đỉnh núi, sườn núi, và thung lũng của núi
già. Cho ví dụ minh hoạ.
Nhóm 2,4: Cho biết các đặc điểm của đỉnh núi, sườn núi, và thung lũng của núi
trẻ. Cho ví dụ minh hoạ.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- Cá nhân hợp tác theo nhóm thực hiện nội dung nhiệm vụ được giao

8


- GV quan sát, trợ giúp.
Bước 3: Trao đổi, thảo luận
- Đại diện từng nhóm báo cáo kết quả trước lớp, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: đánh giá, chốt kiến thức.
- Đánh giá quá trình thực hiện nhiệm vụ của học sinh
- Chốt kiến thức
Núi trẻ

Núi già

Đặc điểm hình thái

- Độ cao lớn do ít bị bào - Thường thấy bị bào
mòn.
mòn nhiều- Dáng mềm,
đỉnh tròn, sờn thoải,
- Đỉnh nhọn, sờn dốc,
thung lũng rộng.
thung lũng sâu.

Thời gian hình thành
(tuổi)

Cách đây hàng chục triệu - Cách đây hàng trăm
năm
triệu năm.
(vẫn đang hình thành).


1 số núi điển hình

Anpơ
(Châu
âu), Uran (gianh giới Châu
Himalaya (Châu á), âu, Châu á) Xcandinavơ
Anđét (Nam mĩ)...
(Bắc âu)
Apalat (Châu Mĩ).

Hoạt động 3: Tìm hiểu Địa hình cacxtơ và các hang động.
1. Mục tiêu
- Kiến thức:
+ Hiểu được thế nào là địa hình cacxtơ.
+ Biết được các hang động (loại địa hình đặc biệt của núi đá vơi) là những cảnh
đẹp
- Kĩ năng:
+ Nhận biết địa hình cacxtơ qua tranh ảnh và trên thực địa.
2. Phương thức
2.1. Phương pháp:
- Đàm thoại gợi mở.
2.2. Phương tiện:
- Tranh ảnh về núi đá vôi và hang động.
- Máy chiếu
9


2.3. Hình thức: cặp đơi, cá nhân – tập thể.
3. Tiến trình hoạt động

Bước 1: Giao nhiệm vụ
GV. Giới thiệu 1 số tranh ảnh về địa hình đá vơi kết hợp với H37, 38/sgk/44, và
vốn hiểu biết thực tế về Vịnh Hạ Long, Chùa Hương...
? Thế nào là địa hình cacxtơ?
? Cho biết đặc diểm của địa hình núi đá vơi? (Độ cao? Hình dáng? Sườn?
Đỉnh?).
? Dựa vào vốn hiểu biết của mình, cho biết giá trị kinh tế của địa hình cacxtơ?
? Kể tên các vùng núi có dạng địa hình cacxtơ ở nớc ta?
? Em hiểu gì về giá trị địa chất của vịnh Hạ Long?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- Cá nhân thực hiện nội dung nhiệm vụ được giao
- GV quan sát, trợ giúp.
Bước 3: Trao đổi, thảo luận
- Cá nhân trả lời trước lớp, cá nhân khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: đánh giá, chốt kiến thức.
- Đánh giá quá trình thực hiện nhiệm vụ của học sinh
- Chốt kiến thức
Địa hình cacxtơ và các hang động.
- Địa hình cacxtơ là loại địa hình đặc biệt của vùng núi đá vơi.
- Địa hình đá vơi có nhiều hình dạng khác nhau, phổ biến là có đỉnh nhọn, sắc
sườn dốc đứng, có nhiều hang động đẹp.
- Giá trị kinh tế: cung cấp vật liệu xây dựng, phát triển du lịch.
Hoạt động 4. Tìm hiểu về bình nguyên, cao nguyên, đồi
1. Mục tiêu
- Kiến thức: Nêu được đặc điểm hình dạng, độ cao của: Bình nguyên (đồng
bằng), cao nguyên, đồi. ý nghĩa của các dạng địa hình đối với s/xuất nơng
nghiệp.
- Kĩ năng:
+ Nhận biết được: Bình ngun (đồng bằng), cao ngun, đồi qua tranh ảnh, mơ
hình.

+ Đọc bản đồ, lược đồ địa hình tỉ lệ lớn.
+ Chỉ được trên bản đồ một số đồng bằng, cao nguyên lớn trên thế giới và ở Việt
Nam
10


2. Phương thức
2.1. Phương pháp:
- Thảo luận nhóm
- Sử dụng phương tiện trực quan: bản đồ, sơ đồ.
2.2. Phương tiện:
- Bản đồ tự địa hình Việt Nam, atlat, mơ hình, tranh ảnh, lát cắt về đồng bằng,
cao nguyên.
- Phiếu học tập.
- Máy chiếu
2.3. Hình thức: nhóm
3. Tiến trình hoạt động
Bước 1: Giao nhiệm vụ
GV chia lớp theo các nhóm hồn thành nội dung thảo luận ... phút để hoàn thành
bảng phụ.
Đặc điểm
Độ cao
Đặc điểm
hình thái
Ý nghĩa

Cao ngun

Đồi


Bình ngun (đồng bằng)

Nhóm 1: Tìm hiểu bình nguyên theo các câu hỏi gợi ý sau:
Quan sát mơ hình địa hình.
+ Bình ngun là dạng địa hình như thế nào?
+ Bề mặt của bình ngun ra sao?
+ Có mấy loại bình ngun?
+ Đồng bằng có giá trị nhhư thế nào.
+ Kể tên một số đồng bằng lớn trên thế giới hoặc ở Việt Nam mà em biết.
HS: Kể tên
Nhóm 2: Tìm hiểu cao ngun theo gợi ý sau:
- Giáo viên cho học sinh quan sát mơ hình địa hình.
- Giáo viên chia nhóm cho học sinh hoạt động
? Nêu sự giống nhau và khác nhau giữa bình nguyên và cao nguyên?
? Địa hình cao nguyên thuận lợi phát triển kinh tế như thế nào?
? Kể tên một số cao nguyên mà em biết. ( Thế giới và ở Việt Nam).
Nhóm 3: Tìm hiểu đồi theo gợi ý sau:
+ Đồi thường xuất hiện ở vùng nào?
+ Nêu độ cao của đồi? Đỉnh, sườn?
11


- Giáo viên cho quan sát tranh ảnh vùng đồi của VN.
Bước 2 thực hiện nhiệm vụ:
Cá nhân HS phối hợp với nhóm đọc nội dung SGK, phân tích tranh ảnh
dự kiến các nội dung trả lời điền vào bảng. GV quan sát, trợ giúp.
Bước 3. trao đổi, thảo luận
HS các nhóm báo cáo kết quả kết hợp trình bày trên bản đồ, các nhóm
khác theo dõi bổ sung
Bước 4. Đánh giá chốt kiến thức

GV đánh giá quá trình hoạt động của các nhóm, đánh giá sản phẩm và
chuẩn hóa kiến thức.
Đặc
điểm
Độ
cao
Đặc
điểm
hình
thái

Cao nguyên

Đồi

Bình nguyên (đồng bằng)

Độ cao tuyệt đối Độ cao tương đối Độ cao tuyệt đối thường dưới
trên 500m.
thường khơng q 200m; nhưng cũng có những
200m.
bình ngun cao gần 500m.
- Có bề mặt tương
đối bằng phẳng
hoặc hơi gợn sóng
nhưng có sườn
dốc.

- Là dạng địa hình
nhơ cao, có đỉnh

trịn, sườn thoải
(chuyển tiếp giữa
bình nguyên và
núi).

- là dạng địa hình thấp, có bề
mặt tương đối bằng phẳng hoặc
hơi gợn sóng. Các bình ngun
được bồi tụ ở cửa các sơng lớn
gọi là châu thổ.
- Hai loại đồng bằng: + Bào
mòn: Bề mặt hơi gợn sóng.
+ Bồi tụ: Bề mặt bằng phẳng do
phù sa các sông lớn bồi đắp ở
cửa sông (châu thổ)

Ý
-Trồng cây công - Trồng cây công - Trồng cây lương thực
nghĩa nghiệp (chè, cà nghiệp (keo, quế,
- Chăn nuôi gia súc, gia cầm
phê, cao su...)
hồi...)
- Chăn nuôi gia - Chăn thả gia súc
súc lớn
C. Luyện tập
1. Mục tiêu
12


- Kiến thức: Làm rõ một số đặc điểm chung của địa hình, giá trị kinh tế của địa

hình.
- Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc bản đồ địa hình.
2. Phương thức
2.1. Phương pháp:
- Đàm thoại gợi mở.
- Sử dụng phương tiện trực quan: bản đồ, sơ đồ.
2.2. Phương tiện:
2.3. Hình thức: cặp
3. Tiến trình hoạt động
Bước 1: Giao nhiệm vụ
1. Cho biết đặc điểm và giá trị của các dạng địa hình đối với sản xuất nơng
nghiệp?
2. Cho biết q hương em có các dạng địa hình nào?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.
HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân trước, sau đó trao đổi với các bạn bên
cạnh.
Gv quan sát và trợ giúp HS khó khăn
Bước 3: Trao đổi thảo luận và báo cáo kết quả
- Gọi 1 HS lên báo cáo kết quả thực hiện được.
- Các ý kiến nhận xét, bổ sung
- GV hướng dẫn HS điều chỉnh, hoàn thiện kết quả và ghi chép kiến thức,
chốt lại nội dung học tập.
Bước 4: Đánh giá, chốt kiến thức
- GV quan sát, nhận xét đánh giá quá trình thực hiện của HS về thái độ,
tinh thần học tập, khả năng giao tiếp, trình bày và đánh giá kết quả cuối cùng
của HS
D. Vận dụng, mở rộng
1. Mục tiêu
- Kiến thức:
HS biết so sánh khắc sâu đặc điểm của các dạng địa hình.

Liên hệ đánh giá việc khai thác giá trị kinh tế của các dạng địa hình tại địa
phương.
- Kĩ năng: Phân tích, tổng hợp.
13


2. Phương thức
2.1. Phương pháp:
- Đàm thoại gợi mở.
- Sử dụng phương tiện trực quan: bản đồ, sơ đồ.
2.2. Phương tiện:
- Bản đồ tự nhiên Việt Nam, thế giới
- Máy chiếu
2.3. Hình thức: cá nhân, cặp
3. Tiến trình hoạt động
Bước 1: Giao nhiệm vụ
1. Dựa vào kiến thức đã học: Nêu sự khác biệt giữa độ cao tuyệt đối và độ cao
tương đối? Sự phân loại núi theo độ cao? Núi già và núi trẻ khác nhau ở điểm
nào?.
2. Liên hệ một hoạt động khai thác địa hình mang lại hiệu quả nâng cao đời sống
tại địa phương
3. Viết một bài (khuyến khích có hình ảnh minh họa) tun truyền hành động
nâng cao ý thức trong cộng đồng đối với các dạng địa hình để khơng làm tổn hại
đến mơi trường tự nhiên tại địa phương em.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3. Trao đổi thảo luận, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá, chốt kiến thức.

IV. Câu hỏi thảo luận về tiến trình bài học
14



Để hồn thiện, tiến trình dạy học mỗi bài học theo chủ đề được xây dựng
cần được trình bày và thảo luận dựa trên một số câu hỏi gợi ý như sau:
1. Tình huống xuất phát
1.1. Tình huống/câu hỏi/lệnh xuất phát nhằm huy động kiến thức/kĩ
năng/kinh nghiệm sẵn có nào của HS? (HS đã học kiến thức/kĩ năng đó khi
nào?)
1.2. Vận dụng kiến thức/kĩ năng/kinh nghiệm đã có đó thì HS có thể trả
lời câu hỏi/thực hiện lệnh đã nêu đến mức độ nào? Dự kiến các câu trả lời/sản
phẩm học tập mà HS có thể hồn thành.
1.3. Để hồn thiện câu trả lời/sản phẩm học tập nói trên, HS cần vận dụng
kiến thức/kĩ năng mới nào sẽ học ở phần tiếp theo trong Hoạt động Hình thành
kiến thức? (Có thể khơng phải là tồn bộ kiến thức/kĩ năng mới trong bài).
2. Hình thành kiến thức mới
2.1. Kiến thức mới mà HS phải thu nhận được của bài học là gì? HS sẽ
thu nhận kiến thức đó bằng cách nào? Cụ thể là HS phải thực hiện các hành
động (đọc/nghe/nhìn/làm) gì? Qua hành động (đọc/nghe/nhìn/làm), HS thu được
kiến thức gì? Kiến thức đó giúp cho việc hồn thiện câu trả lời/sản phẩm học tập
ở tình huống xuất phát như thế nào?
2.2. Nếu có lệnh/câu hỏi trong phần Hình thành kiến thức thì cần làm rõ:
- Lệnh/câu hỏi đó có liên hệ thế nào với lệnh/câu hỏi ở tình huống xuất
phát?
- Câu trả lời/sản phẩm học tập mà HS phải hoàn thành là gì?
- HS sử dụng kiến thức gì để trả lời câu hỏi/thực hiện lệnh đó?
3. Hình thành kĩ năng mới
3.1. Nêu rõ mục đích của mỗi câu hỏi/bài tập luyện tập trong bài học. Cụ
thể là câu hỏi/bài tập đó nhằm hình thành/phát triển kĩ năng gì?
3.2. Nếu có nhiều hơn 01 câu hỏi/bài tập cho việc hình thành/phát triển 01
kĩ năng cần giải thích tại sao?

4. Vận dụng và mở rộng
Cần trả lời được các câu hỏi sau:
Vận dụng: HS được yêu cầu vận dụng kiến thức vào giải quyết một điều
gì trong cuộc sống? Cần thay đổi gì trong hành vi, thái độ của bản thân HS?Đề
xuất với gia đình, bạn bè… thực hiện điều gì trong học tập/cuộc sống?
15


Mở rộng: HS được yêu cầu đào sâu/mở rộng thêm gì về những kiến thức
có liên quan đến bài học? Lịch sử hình thành kiến thức? Thơng tin về các nhà
khoa học phát minh ra kiến thức? Những ứng dụng của kiến thức trong đời sống,
kĩ thuật?
HS cần trình bày/báo cáo/chia sẻ các kết quả hoạt động nói trên như thế
nào? Dưới hình thức nào

16



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×