Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

SKKN tạo hứng thú cho trẻ 3 4 tuổi khám phá khoa học qua các thí nghiệm đơn giản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.06 KB, 44 trang )

1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài.
Khi nghe nói đến “Trẻ mầm non khám phá khoa học”, mọi người đều rất
ngạc nhiên và đặt câu hỏi: “Trẻ mầm non khám phá cái gì?”. Tơi cũng muốn phụ
huynh trẻ trải nghiệm và trả lời câu hỏi đó bằng cách đã mời phụ huynh cùng tham
gia giờ học “Khám phá khoa học” và dự giờ một số hoạt động khoa học của khối
bé. Tơi ln tìm hiểu kĩ xem đề tài nào phù hợp với trẻ và những kĩ năng, thao tác
thử nghiệm nào phù hợp với trẻ lớp mình và tạo thành các hoạt động khám phá cho
trẻ mầu giáo bé. Tơi và các cháu cùng tham gia thí nghiệm, cùng chơi, cùng trải
nghiệm và kết quả là các cháu thích học, tiết học vơ cùng sinh động và đặc biệt các
cháu tự tìm ra, tự khám phá ra kết quả mà các cháu vừa được thí nghiệm.
Là một giáo viên mầm non rất tâm huyết với nghề dạy trẻ và thực sự bản
thân tơi cũng rất thích mơn khám phá khoa học nên tôi luôn suy nghĩ và tìm tịi các
thí nghiệm mới, hay và tuyệt đối an tồn với trẻ để trẻ cùng cơ khám phá trải
nghiệm và tâm huyết ấy của tôi đã mang lại những hiệu quả rất cao giúp trẻ phát
triển toàn diện. Qua sự thành công này, đối với lớp bé tôi rất mong muốn truyền đạt
thật nhiều kiến thức cho trẻ mọi lứa tuổi để giúp trẻ phát triển hết những khả năng
vốn có của mình. Để trẻ mầm non của trường tơi nói riêng và trẻ em Việt Nam nói
chung sẽ sánh vai cùng các bé trên thế giới làm rạng rỡ quê hương, làm chủ nhân
tương lai của đất nước.
“Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan”
1


Quả đúng như vậy, ở độ tuổi này cái mà các cháu cần chính là sự quan tâm,
chăm sóc của người lớn. Các em cần được chăm sóc vì em như là búp, là chồi non,
thế nhưng những chồi non ấy chính là nền móng , là tương lai của chính người lớn
chúng ta. Vì vậy, việc học mà chơi, chơi mà học là điều đáng quan tâm mà người
làm cha làm mẹ và làm cô giáo phải suy nghĩ. Từ những điều trăn trở ấy nên tôi
càng cố gắng học hỏi, cố gắng tìm tịi tham khảo qua sách báo, qua mạng để những


tiết học “khám phá” được sinh động, hấp dẫn mới mẻ trẻ, và đặc biệt đáp ứng được
nhu cầu học mà chơi, chơi mà học cho trẻ, để những giờ thí nghiệm thật vui, thật bổ
ích bởi những gì trẻ suy nghĩ, những gì trẻ băn khoăn đều có câu trả lời xác thực.
Trẻ phải suy nghĩ, phải bàn luận và đưa ra kết quả của mình, đối với người lớn điều
đó tưởng chúng nhỏ bé giản đơn, nhưng đối với trẻ đó là một quá trình lao động,
suy nghĩ và làm việc rất sơi nổi. Thế nên tôi thấy tiết học “Khám phá khoa học”
thực sự cần thiết cho trẻ mầm non. Bởi những điều hấp dẫn và thú vị ấy, nên tôi đã
chọn đề tài “Tạo hứng thú cho trẻ 3 - 4 tuổi khám phá khoa học qua các thí nghiệm
đơn giản ” để các bạn đồng nghiệp cùng tham khảo
1.2. Phạm vi áp dụng và điểm mới của đề tài.
1.2.1. Phạm vi áp dụng đề tài.
Đề tài được viết trên tinh thần tự nghiên cứu và đúc rút một số kinh nghiệm
của bản thân, chủ yếu là những biện pháp trong công tác dạy học xây dựng môi
trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non, bảo đảm tất cả trẻ đều
được tạo cơ hội học tập qua chơi bằng các hình thức khác nhau phù hợp với nhu cầu
của trẻ.
2


Đề tài áp dụng ở lớp mẫu giáo bé trường mầm non. Sau đó sẽ có kế hoạch tiếp tục
thực hiện những năm tiếp theo.
1.2.2 Điểm mới của đề tài.
Trẻ Mẫu giáo bé giai đoạn này bắt đầu thích khám phá, tìm tịi những điều
mới mẻ do vậy trẻ đã có nhu cầu khám phá mối quan hệ giữa các sự vật hiện tượng
với nhau, bước đầu đã có khả năng suy luận. Vậy nên q trình cơng tác, nghiên
cứu và thử nghiệm một số thí nghiệm khoa học về nước, ánh sáng, khơng khí và sự
chuyển động, tơi thấy chúng ta có thể ứng dụng một số kiến thức khoa học và hoạt
động chung (Như các tiết học môi trường xung quanh: bé làm quen với nước, sự
phát triển của cây…) hoặc dùng để gây hứng thú cho trẻ trước khi vào bài mới.
Ngồi ra có thể thực hiện trong các giờ hoạt động ngoài trời, hoạt động ngoại khóa

để mở rộng hiểu biết cho trẻ. Trong đó, ta có thể kết hợp làm một số đồ dùng, đồ
chơi đơn giản.
Được trực tiếp làm thí nghiệm với các vật mà mình đang học quả là một điều
thích thú đối với trẻ. Thật vậy, cứ để cho trẻ được hoạt động, được trải nghiệm,
được thử đúng-sai và cuối cùng cháu tìm ra một kết quả nào đó sẽ là một điều kì
diệu, lý thú đối với trẻ. Cho nên ở đơn vị tôi việc tổ chức tiết học khám phá khoa
học đã được đưa vào nhiều hơn. Như vậy, trong môn khám phá khoa học đang được
diễn ra tại trường, lớp tạo cơ hội cho trẻ tiếp thu kiến thức, rèn kĩ năng một cách
chủ động hơn.

2. PHẦN NỘI DUNG
3


2.1. Thực trạng của nội dung cần nghiên cứu.
Năm học 2019 - 2020 tôi được nhà trường phân công dạy lớp mẫu giáo bé,
nhằm mục đích giúp trẻ 3 tuổi hứng thú, sáng tạo, khám phá, tìm tịi những hiện
tượng, sự vật xung quanh được tốt hơn, giúp trẻ được trải nghiệm những điều mới
lạ qua những thí nghiệm đơn giản ở trường. Nên tôi quyết định chọn đề tài“Tạo
hứng thú cho trẻ 3 - 4 tuổi khám phá khoa học qua các thí nghiệm đơn giản” để
nghiên cứu và thực hiện. Bước vào thực hiện đề tài bản thân tơi đã gặp phải một số
thuận lợi và khó khăn sau:
2.1.1. Thuận lợi:
- Được sự quan tâm giúp đỡ của ban giám hiệu nhà trường về trang thiết bị
như tivi, máy chiếu, nhà trường đã kết nối mạng internet, nhờ đó mà tơi có thể cập
nhật nhiều thơng tin, kiến thức mới.Thường xuyên được tham dự các tiết dạy hay về
khám phá khoa học
- Bản thân tôi luôn yêu nghề, mến trẻ, ham học hỏi nâng cao chun mơn.
Tìm tịi và tự làm một số đồ dùng, đồ chơi để phục vụ tiết dạy và các hoạt động của
trẻ.

- Trẻ ngoan, có nề nếp, nhanh nhẹn, hoạt bát, đa số trẻ thích hoạt động khám
phá khoa học.
- Ln được sự ủng hộ của phụ huynh cả về tinh thần và vật chất, được phụ
huynh đóng góp và góp ý chân thành, ln quan tâm tới con em mình
2.1.2. Khó khăn

4


- Bên cạnh những thuận lợi trên nhà trường còn gặp một số khó khăn trong
việc tổ chức giờ học thí nghiệm
- Trang thiết bị phục vụ cho góc khám phá cịn hạn chế, thiếu về số lượng, chỉ
có một số loại đơn giản: nam châm, kính lúp…
- Đa số trẻ là người dân tộc Vân Kiều nên vốn hiểu biết của trẻ về thế giới
xung quanh còn nghèo nàn. Kỹ năng quan sát, phân tích, so sánh, tổng hợp ở trẻ còn
chưa đồng đều.
- Các tài liệu tham khảo về khám phá khoa học cịn ít.
- Giáo viên cịn nhiều hạn chế về phương pháp tổ chức các hoạt động khám
phá khoa học đa dạng, phong phú cho trẻ.
2.1.3. Kết quả, hiệu quả của thực trạng
Xuất phát từ những thuận lợi và khó khăn trên, tơi ln trăn trở mình phải
làm thế nào để giúp trẻ học thật tốt bộ môn khám phá khoa học, tôi đã không ngừng
suy nghĩ và sáng tạo, để tìm ra những cách thức, phương pháp giảng dạy và tạo ra
môi trường học tập tốt nhất cho trẻ. Bằng tất cả sự nỗ lực, cố gắng đó, tơi cảm thấy
một phần nào ý nguyện của mình đã thực hiện được, mai này biết đâu đó những
“mầm non” ấy sẽ tiếp tục là những nhà khoa học khám phá ra những điều kì vĩ hơn
nữa. Để có biện pháp giáo dục tốt nhất trong quá trình giúp trẻ khám phá khoa học
cho trẻ nên tơi đã tiến hành khảo sát trên trẻ ở lớp tôi ở đầu năm học qua những tiêu
chí sau:
Bảng A: Đánh giá đầu năm học 2019 – 2020

Tổng số trẻ khảo sát: 28 cháu, đạt 100%
5


Nội dung

Tốt
Số Tỉ lệ

trẻ
Trẻ tích cực tham gia khám 12 43%

Khá
Số Tỉ lệ

TB
Số

Tỉ lệ

trẻ
7

trẻ
6

trẻ
21,4% 3

10,3%

17,8%

25%

Yếu
Số Tỉ lệ

phá
Trẻ có khả năng quan sát 8

28,6% 8

28,6% 7

25%

ghi nhớ
Trẻ có

25%

29%

21,4% 7

kỹ

năng: Phân 7

8


6

5

25%

tích, so sánh, tổng hợp.
Kết quả thể hiện ở bảng trên cho thấy kết quả hoạt động khám phá khoa học
ở trẻ chưa cao. Với khả năng, kinh nghiệm và sự hiểu biết của bản thân, tơi tin chắc
rằng mình sẽ giúp trẻ có được sự u thích, tích cực tham gia khám phá, có khả
năng quan sát, ghi nhớ và cao hơn nữa là trẻ có kĩ năng phân tích, so sánh, tổng
hợp.
2.2. Các giải pháp:
Giáo viên đã biết kết hợp, sử dụng các phương tiện trực quan trong quá trình
giảng dạy như: trang ảnh, đồ chơi, vật chất, hình ảnh kết hợp với bài giảng, giải
thích để cung cấp cho trẻ kiến thức cần thiết. Tuy nhiên, đây cũng là biện pháp nhất
thời bởi lẽ nó chưa giúp trẻ khám phá được mối liên hệ giữa các sự vật hiện tượng
hay giải thích các hiện tượng khoa học một cách dễ dàng. Như vậy trong môn khám
phá khoa học phải phát huy được hết tiềm năng của nó. Thế nên dưới sự chỉ đạo của
phòng giáo dục, của ban giám hiệu nhà trường tôi luôn đi đúng theo đường lối mới,
nghiên cứu chương trình giáo dục, chương trình dạy học mới nhằm đưa nội dung,
6


hình thức học tập mới, tạo cơ hội cho trẻ tiếp thu kiến thức, rèn luyện kĩ năng tốt
nhất.
Dựa vào tình thế của địa phương, ở từng lớp, bản thân tơi tự xây dựng kế
hoạch cho lớp mình. Vì vậy trước khi bắt đầu bất cứ hoạt động nào, đặc biệt là hoạt
động khám phá khoa học, giáo viên nên vạch sẵn một loạt các hoạt động giúp cân

bằng mọi hoạt động. Một giáo viên có kinh nghiệm sẽ chóng nhận ra trạng thái của
nhóm lớp và sẽ có sẵn trong tay đầy đủ các nội dung, hình thức lựa chọn phù hợp.
Để thực hiện tốt hoạt động thí nghiệm khoa học đòi hỏi giáo viên lập kế hoạc và tập
duyệt nghiêm túc. Nếu trong lúc đang thực hành thí nghiệm mà giáo viên khơng tập
trung có thể sẽ ảnh hưởng đến kết quả công việc, hay xảy ra điều không mong
muốn. Nếu giáo viên thiếu tự tin hay không năng động thì khó có thể tạo hứng thú
thu hút trẻ vào hoạt động thí nghiệm này. Để có tự tin, năng động hay sự tinh tế
trong mỗi lần giảng giải kết quả hay thực hành thí nghiệm giáo viên cần chăm chỉ
tập luyện, tích cực khám phá và học hỏi nhiều hơn để đạt kết quả tốt và giúp trẻ học
hỏi được nhiều hơn. Sau đây là một số biện pháp chính:
Biện pháp 1: Xây dựng cơ sở vật chất
Khám phá khoa học khơng chỉ cứ nói, cứ phân tích là đưa ra được kết quả.
Đặc biệt đối với trẻ mầm non, đồ dùng, hành động cụ thể mới thu hút được sự chú
ý, tìm tịi của trẻ. Để làm được bất kì thí nghiệm nào, đều cần phải có đầy đủ đồ
dùng, dụng cụ của thí nghiệm đó. Hiểu rõ được tầm quan trọng của cở sở vật chất
trong việc tạo ra các thí nghiệm trực tiếp cho trẻ quan sát, ngay từ đầu năm học tôi
đã thực hiện một số việc sau:
7


- Khảo sát cơ sở vật chất ngay từ những ngày đầu năm
- Đề nghị nhà trường đầu tư thêm một số đồ dùng đặc trưng của môn khám
phá khoa học: kính lúp, nam châm, tranh ảnh đặc thù…..
- Tạo môi trường lớp học ngăn nắp, gọn gàng, sắp xếp khoa học theo hướng
chủ đề, sử dụng tối đa sản phẩm của trẻ để trang trí lớp
- Sưu tầm trên mạng internet nhạc, tranh ảnh, video thực hành các thí
nghiệm, các hình ảnh khám phá khoa học ngộ nghĩnh phù hợp với trẻ để trang trí
lớp
- Lớp được nhà trường cung cấp cho một số đồ dùng, dụng cụ phục vụ cho
các tiết khám phá khoa học được sinh động và hấp dẫn. Trẻ thích thú với các đồ

dùng hiện đại giúp tinh thần của trẻ được sảng khoái và hứng thú hơn trong hoạt
động
Biện pháp 2. Dạy trẻ khám phá khoa học trong giờ hoạt động chung:
Đầu năm ở các tiết học khám phá tôi vẫn thường ôm đồm nhiều nội dung
trong một hoạt động khám phá và tôi vẫn nói nhiều. Điều này làm cho các hoạt
động khám phá trở nên nặng nề, quá tải, trẻ không được tham gia các hoạt động
khám phá phù hợp với khả năng. Vì vậy khơng có cơ hội phát triển ở trẻ khả năng
nhận thức, khám phá. Hơn nữa tôi chỉ sử dụng tranh ảnh rồi đặt các câu hỏi và trả
lời của trẻ, cũng có khi tơi lại là người nói cịn trẻ chỉ nghe một cách thụ động, dẫn
đến giờ học trở nên nhàm chán, không đạt kết quả cao. Chính vì vậy tơi đã mạnh
dạn sử dụng vật thật kích thích các giác quan của trẻ hoạt động, trẻ được trực tiếp

8


quan sát, phân tích so sánh tự mình rút ra một kết luận theo ý hiểu của riêng mình.
Điều đó thực sự làm trẻ thích thú và hứng thú tham gia vào hoạt động khám phá.
Ví dụ: Ở chủ đề thế giới động vật với bài khám phá khoa học: Một số con vật sống
dưới nước (con cá, con tôm, con cua). Tôi cho trẻ trực tiếp quan sát các đặc điểm
của con vật theo từng nhóm (Nhóm 1: Quan sát con cá, Nhóm 2: Quan sát con tơm,
Nhóm 3: Quan sát con cua.
Sau đó tơi cho trẻ tự nhận xét về các đặc điểm của chúng thông qua các câu
hỏi: Con đang quan sát con gì? Con thấy con cua có đặc điểm gì? Cháu Ngọc Anh
trả lời: Con thưa cơ con cua có 2 cái càng và nhiều chân? Tơi lại hỏi: Bạn nào có ý
kiến khác ? Và rất nhiều ý kiến khác nhau mà trẻ đưa ra như: Con cua có mai? hay
cháu Tuấn Anh nói: Con cua dùng chân để bị, cơ hỏi trẻ: vì sao con cua lại bò
ngang? Câu hỏi ấy khiến nhiều trẻ tị mị muốn biết, lúc này tơi hỏi lại câu hỏi đó
cho cả lớp cùng thảo luận. Rất nhiều ý kiến khác nhau được đưa ra: Vì con cua có
nhiều chân, vì con cua có 2 càng, vì chân con cua ở 2 bên...Đây là lúc tôi giúp trẻ
giải thích để đi đến một kết luận: Vì do cấu tạo của con cua, chân nó nằm ngang ở

hai bên nên nó phải bị đi theo hướng ngang sang hai bên. Không chỉ dừng lại ở
việc cho trẻ khám phá về đặc điểm của con vật mà tơi cịn hỏi trẻ về mơi trường
sống của chúng. Ví dụ: Con cá sống ở đâu? Tơi ln đặt ra tình huống để kích thích
trẻ tham gia tích cực vào hoạt động khám phá khoa học. Ví dụ: Tơi vớt một con cá
đặt lên khay và 1 con cá để trong chậu nước và hỏi trẻ xem có hiện tượng gì xảy ra.
Trẻ quan sát và thấy hiện tượng: Con cá ở dưới nước thì bơi được cịn con cá ở trên
khay thì nhảy và quẫy. Tơi hỏi : Tại sao lại có hiện tượng đó. Cháu Linh Đan trả
9


lời: Con thưa cơ: Con cá có vây thì bơi được ở dưới nước cịn khi ở trên cạn cá
khơng bơi được nên nó nhảy và quẫy. Sau khi tình huống đã được giải quyết tôi
khái quát lại một cách ngắn gọn: Đúng rồi con cá có vây và thở bằng mang nên khi
có nước con cá thở được và chúng ta nhìn thấy những bong bóng sủi lên, cịn khi ở
trên cạn con cá sẽ khó thở và sẽ có hiện tượng cá nhảy và quẫy, nếu để lâu trên cạn
con cá sẽ bị chết. Tôi thả ngay cá vào chậu nước tránh để trẻ nhìn thấy cá bị chết.
Song với bài dạy trên nếu chúng ta chỉ dừng lại ở việc cho trẻ quan sát thì
mục tiêu của bài dạy mà tôi đưa ra cho trẻ là không hiệu quả như mong muốn . Bởi
vì hoạt động khám phá địi hỏi trẻ khơng chỉ biết quan sát, mơ tả lại đặc điểm của
chúng mà còn phải biết phân tích so sánh và tơi cho trẻ so sánh giữa các con vật
Ví dụ: Con cá và con cua. Đây chính là hình thức để tơi kích thích trẻ tham gia vào
q trình phân tích so sánh giữa 2 đối tượng với hệ thống câu hỏi như: Con cá và
con cua có điểm gì giống và khác nhau? Rất nhiều ý kiến khác nhau đã được đưa ra:
Con cua có mai và có chân, con cá có vây và có đi; con cua biết bị cịn con cá
biết bơi.....Cuối cùng tôi khẳng định lại cho trẻ nghe về sự giống và khác nhau của
con cá và con cua nhằm khắc sâu những kiến thức mà trẻ vừa khám phá.
Để biết được trẻ nắm được kiến thức đến đâu trong quá trình khám phá, tơi
khuyến khích trẻ mơ tả, kể lại những điều trẻ phát hiện được dưới dạng một câu
chuyện hoặc bằng hình vẽ và trong nhóm có thể bổ sung cho nhau.Trong quá trình
thể hiện lại là trẻ đã đang tổng hợp lại những kiến thức mà trẻ vừa được quan sát,

phân tích, so sánh. Trên cơ sở đó tơi phát hiện được khả năng quan sát, phân tích
của từng trẻ để củng cố và bổ sung cho trẻ ở những giờ hoạt động khác.
10


Với hình thức cho trẻ được quan sát phân tích so sánh, giải quyết tình huống
và trải nghiệm như trên tôi thấy trẻ lớp tôi sôi nổi hứng thú đưa ra những nhận xét
đánh giá khác nhau, giúp cho giờ học đạt kết quả cao.
Như vậy trong một giờ học trẻ được tham gia vào các các dạng hoạt động
khám phá khác nhau: từ quan sát trải nghiệm, thảo luận trao đổi, nhận xét, so sánh,
tổng hợp....Điều đó giúp cho việc tích lũy kinh nghiệm và phát triển kỹ năng của trẻ
được hiệu quả mà lại không tạo sự nhàm chán và căng thẳng đối với trẻ.
Ngồi tiết học chính về hoạt động khám phá thì các tiết học khác tơi cũng có
thể lồng ghép cho trẻ khám phá khoa học như ở hoạt động làm quen với văn học tơi
cho trẻ khám phá “Vịng tuần hồn của nước” thơng qua câu chuyện “Giọt nước tí
xíu”. Hay ở hoạt động tạo hình cho trẻ pha màu nước, trẻ ln đặt ra câu hỏi: Tại
sao màu này pha với màu kia lại thành màu khác? Lúc này trẻ được pha màu nước
để tô vẽ bức tranh đồng thời trẻ đã phát hiện ra: màu vàng pha với màu xanh nước
biển ra màu xanh lá cây; màu đỏ với màu vàng thì ra màu cam;......Với hình thức
này trẻ sẽ tích lũy được nhiều kinh nghiệm cũng như vốn hiểu biết về thế giới xung
quanh sẽ góp phần khơng nhỏ vào các hoạt động khám phá khoa học đạt kết quả tốt
hơn.
Được trực tiếp làm các thí nghiệm với các vật mà mình đang học quả là điều
thích thú đối với trẻ. Nếu trước đây trên tiết học tôi chỉ dạy những bài khám phá
đơn giản, chỉ sử dung tranh ảnh, thì tiết học khơng đạt kết quả cao. Vì vậy tơi đã
mạnh dạn đưa những thí nghiệm nhỏ vào trong tiết dạy.
Ví dụ: Thí nghiệm1: Vật chìm vật nổi
11



Tơi chia trẻ thành 2 nhóm và chuẩn bị cho mỗi nhóm một chậu nước, và các
đồ vật khác nhau: sỏi, cát, viên bi, lá cây, bóng nhựa, bơng hoa,…Đầu tiên tôi yêu
cầu trẻ cầm, nắm, sờ các đồ vật tơi đó rồi tơi thảo luận với trẻ những vật nào nổi,
vật nào chìm. Cháu Tuấn Anh bảo bơng hoa chìm, nhưng cháu Ngọc Anh lại bảo
bơng hoa nổi. Sau đó tơi ghi lại các ý kiến của trẻ để xem trẻ nào nói đúng, trẻ nào
nói sai. Với tơi câu trả lời của trẻ đúng – sai không quan trọng bằng việc biết được
trẻ suy nghĩ và tìm ra kết quả đó bằng cách nào. Để biết được trẻ nào đúng trẻ nào
sai, tôi yêu cầu trẻ hãy lấy một số đồ vật thả vào chậu nước và quan sát xem vật nào
nổi vật nào chìm? Tơi hỏi trẻ các con quan sát xem vật nào nổi lên mặt nước, trẻ trả
lời : Xốp, lá cây, quả bóng nhựa, miếng gỗ, viên sỏi, hịn bi… Vì sao các vật đó lại
nổi được? Rất nhiều ý kiến trả lời khác nhau, có trẻ trả lời là do lá cây nhẹ, lá cây
không thấm nước, ….. Vậy các con hãy quan sát xem những vật nào chìm và vì
sao? Bạn Thanh Trúc nói : “Con thưa cơ, Con thấy hịn sỏi bị chìm vì hịn sỏi
nặng” hay “Con thấy hịn bi cũng chìm vì hịn bi hình trịn và nặng hơn cái lá
cây”… Với hình thức này tơi thấy trẻ được trải nghiệm, được thử - sai và cuối cùng
tự mình tìm ra được một kết quả nào đó trẻ sẽ cảm thấy sung sướng.
Hay với bài dạy về “khơng khí”, Tơi cho trẻ làm thí nghiệm dưới hình thức
tổ chức các trị chơi.
Trị chơi 1: “Bịt mũi” tơi và cả lớp cùng làm động tác bịt mũi, miệng mím lại
và cho trẻ nói cảm nhận của mình khi bịt mũi, đa số các cháu trả lời: thấy rất khó
chịu, khơng thở được. Vậy làm thế nào để thở được? Cháu Gia Phong trả lời: Con
thưa cô muốn thở được phải bỏ tay ra, tơi nói: Chúng ta thở được là nhờ có khơng
12


khí và tơi đặc ra vấn đề cho trẻ giải quyết như: Khơng khí có ở đâu? cháu Ngọc Ánh
thì nói con khơng biết, cháu Khánh My thì nói khơng khí ở đây? Tơi hỏi vì sao con
biết là ở đây có khơng khí thì cháu trả lời: Vì con thở được. Để xem bạn nói có
đúng khơng, tơi cho trẻ đứng ở trong lớp, ngoài cửa, ngoài sân và hỏi trẻ có thở
được khơng? Rồi tơi kết luận: Khơng khí có ở xung quanh chúng ta. Tơi tiếp tục đặt

ra tình huống “Chúng ta có nhìn thấy khơng khí khơng?” “Có bắt được khơng khí
khơng?” có cháu nói khơng bắt được, có cháu nói có bắt được, vậy làm thế nào để
bắt được khơng khí? rất nhiều ý kiến khác nhau đưa ra: Lấy ly, lấy chai, lấy túi
nilông.... để bắt khơng khí.
Trị chơi 2: “Vợt khơng khí”
Tơi phát cho mỗi trẻ một túi ni lông và yêu cầu trẻ vợt khơng khí vào túi rồi
buộc lại và quan sát xem có hiện tượng gì xảy ra. Trẻ nói: Túi phồng to giống như
quả bóng. Tơi hỏi: Vì sao túi lại phồng?... Tơi giải thích cho trẻ biết “Vì trong túi có
khơng khí”. Để biết điều đó có chính xác khơng, tơi chia trẻ làm 2 nhóm. Nhóm 1
tơi cho trẻ dùng tăm chọc vào túi ni lông rồi áp vào má, hỏi trẻ cảm thấy thế nào?
(mát, có gió...), Nhóm 2 tơi cho trẻ dùng tăm chọc túi nilơng và thả xuống chậu
nước và thấy hiện tượng gì xảy ra (bong bóng nổi lên) Vì sao? Vì trong túi nilơng
có khơng khí....... Cứ như vậy giờ thí nghiệm trở nên sôi động và trẻ rất vui, hứng
thú say sưa tìm hiểu để rút ra được kết luận: Khơng khí có tất cả xung quanh chúng
ta, khơng khí khơng có màu, khơng nhìn thấy được, nhờ khơng khí mà con người
mới thở được .....

13


Như vậy là trẻ đã được trực tiếp quan sát, tự mình, trải nghiệm suy đốn,
phân tích và tìm ra một kết luận mà mình cho là đúng và khi thí nghiệm thành cơng,
tơi thấy trên khn mặt trẻ hiện rõ vẻ thích thú, phấn khởi vơ cùng. Với thí nghiệm
nhỏ này tôi thấy vui và trẻ lớp tôi đã thực sự chủ động khi làm cơng việc thí
nghiệm, giúp trẻ tự tin, tự lập suy nghĩ , tự tìm ra kết quả nhanh nhất để hồn thành
cơng việc mình đang làm.
Biện pháp 3: Hướng dẫn trẻ làm thí nghiệm trong các hoạt động hàng
ngày: hoạt động học, hoạt động góc, hoạt động ngồi trời……
Làm thí nghiệm ở trường mầm non được chúng tôi hướng dẫn trẻ ở mọi lúc,
mọi nơi. Bởi nếu như khám phá sự vật , hiện tượng chỉ được dạy ở một hoạt động

trong một tuần thì q ít ỏi. Nó khơng thể nào kích thích trí tị mị, ham hiểu biết
của trẻ. Nắm bắt được điều đó tơi thấy mình càng phải đưa những thí nghiệm đó
lồng nghép vào các hoạt động hàng ngày như: hoạt động góc, hoạt động ngồi
trời….. để trẻ được trải nghiệm, thí nghiệm nhiều nhất
Trong giờ hoạt động ngồi trời:
Hoạt động ngồi trời có ý nghĩa rất lớn đối với sự khám phá thế giới xung
quanh trẻ. Ra ngoài trời trẻ được tiếp xúc với các hiện tượng tự nhiên: khơng khí,
ánh nắng, mặt trời, nước… những yếu tố này con người khơng thể tạo ra. Bên cạnh
đó, ngồi trời có khoảng khơng gian rộng thích hợp với việc tất cả trẻ được tham
gia. Biết được tầm quan trọng tự nhiên đó , tơi đã thực hiện một số thí nghiệm “Dạy
về khơng khí” ở ngồi trời như sau:
* Trị chơi 1: “Bịt mũi”
14


- Cho trẻ bịt mũi, hỏi trẻ có thở được không? (không thở được)
- Vậy làm thế nào để thở được? (Thả tay ra thở được)
- Cho vào chỗ cô quy định, hỏi cháu: Thở được không? (thở được)
- Cho cháu đứng góc khác cùng vài bạn nữa, hỏi cháu: Thở được không? (thở
được)
- Cho cháu đứng tự do trong lớp, hỏi cháu: Thở được không? (thở được)
Lúc này cô mới đặt vấn đề: Chúng ta thở được là nhờ có khơng khí, vậy khơng khí
có ở đâu? (Khơng khí có ở quanh chúng ta)
Tơi kết luận: Như vậy khơng khí có ở xung quanh chúng ta
* Trị chơi 2: “Bắt khơng khí”
Tơi tiếp tục đặt tình huống: Thế khơng khí có bắt được khơng? ( Có cháu nói
được, có cháu nói khơng)
Tơi hỏi tiếp: Làm cách nào để bắt được khơng khí? ( Lúc này các cháu đưa ra
rất nhiều ý kiến: lấy ly, lấy lon, lấy chai, lấy hộp…. để bắt được khơng khí)
Tơi phát cho mỗi cháu một chiếc túi linon và yêu cầu: “Hãy lấy và bắt khơng

khí vào túi”
Mỗi cháu thực hiện một cách khác nhau: nắm lấy khơng khí xung quanh bỏ
vào túi, với khơng khí cho vào túi….Nhưng các cháu vẫn chưa thấy gì trong túi
Tơi tiếp tục gợi ý: “ Các con hãy làm cách để túi phồng to lên đi” - cháu phát
hiện là mình phải thổi hơi vào túi và muốn giữ hơi trong túi thì phải xoắn hay buộc
túi lại
Sau đó tơi giải thích: Khơng khí đang ở trong túi của các con đấy
15


Tiếp theo tôi cho các cháu chơi với túi không khí…..
Ví dụ: Lấy kéo cắt túi để thấy khơng khí xì ra, lấy que nhọn đâm nhẹ sẽ thấy
hơi thốt (Đó là khơng khí)
Tiết học sơi nổi và vui hẳn lên, các cháu biết thêm là: Khơng khí ln ở bên cạnh
con người, con người phải có khơng khí thì mới sống, mới thở được…..
- Tơi thấy thí nghiệm này thực hiện ngồi trời rất hợp lý, bởi khơng gian
thống rộng, khơng khí thì ở xung quanh chúng ta nên việc thực hiện thí nghiệm rất
đơn giản mà lại mang lại hiệu quả cao. 100% trẻ được tham gia thực hiện và cảm
nhận, trẻ hứng thú và tự giải thích được các hiện tượng của sự việc.
* Trò chơi 3: “Trồng cây”
- Trẻ tự khám phá, quan sát và tận tay thực hiện các thí nghiệm, tham gia
khám phá gieo trồng hạt, biết chăm sóc cho chúng. Qua đây trẻ tiếp thu được nhiều
kinh nghiệm, hiểu được cây lớn lên từ đâu, sự phát triển của cây như thế nào, hay
đất có lợi ích gì, khơng khí có ích lợi gì trong sự lớn lên của cây
Trong giờ hoạt động góc:
Trẻ tham gia hoạt động góc như được hóa thân thành người lớn, đóng vai
mình thích, mỗi góc chơi với số lượng trẻ vừa phải, có khơng khí riêng của từng
góc. Góc khám phá khoa học có khơng gian và diện tích phù hợp với số lượng trẻ
dành cho các thí nghiệm cần sự tập trung cao độ, sự quan sát tỉ mỉ. Vì vậy, thí
nghiệm “ Trứng chìm - trứng nổi” được tôi thực hiện rất thành công


16


Tơi cho cháu làm thí nghiệm: đổ muối vào hai ly nước, lượng nước hai ly bằng
nhau, riêng lượng muối thì khác nhau, khuấy đều sẽ thấy trứng có quả nổi, quả
chìm….
Trẻ thực hiện: Bỏ trứng vào 2 ly nước
Ly A trứng nổi, ly B trứng chìm
- Cho cháu tìm ra nguyên nhân. Thử ly nước A sao thấy mặn quá, thử ly nước
B không mặn bằng hoặc bạn đổ vào ly A bao nhiêu thìa muối, đổ vào ly B bao
nhiêu thìa muối….
- Từ đó cháu suy ra: Vì ly B ít muối nên trứng khơng thể nổi lên được, muốn
trứng nổi lên phải làm gì? (Cháu thỏa thuận với nhóm là phải thêm muối vào ly
B…)
Vậy trứng ở trong nước muối có nổi được khơng? Trứng cịn nổi được ở đâu
nữa không? Mở rộng với nước đường, dầu ăn… tiếp tục cho trẻ khám phá
Mỗi khi cháu khám phá ra điều gì, ta cho cháu ghi kết quả bằng kí hiệu mà cơ
và cháu đã thỏa thuận để dễ kiểm tra. Khi thí nghiệm thành cơng, tơi thấy trên
khn mặt các cháu lộ rõ vẻ thích thú, phấn khởi vơ cùng và có những nhóm đã reo
hị ầm ĩ. Với tiết học này tôi thấy vui và các cháu thực sự chủ động khi làm cơng
việc thí nghiệm. Lại thêm một lần nữa tôi đã tác động vào các cháu tính tự tin, tự
lập, tự suy nghĩ, tự tìm ra kết quả nhanh nhất để hồn thành cơng việc mình đang
làm.
Hoạt động học:

17


Với tiết học khám phá địi hỏi trẻ có sự tập trung cao, nên thời gian dành cho

tiết học kéo dài hơn tiết học khác khoảng 4-5 phút. Bởi tiết học phám phá mang đến
nhiều điều bất ngờ mà chính cô và trẻ đều hứng thú. Tiết học khám phá khơng
giống như các tiết học khác : tiết tạo hình địi hỏi sự khéo léo của đơi bàn tay,hay
phải tính tốn như mơn làm quen với tốn,hay phải có năng khiếu ca hát như môn
âm nhạc, mà khám phá là hướng cho tất cả các bé cùng đến với những trải nghiệm
thực tế, những thí nghiệm khơng q khó hay nguy hiểm. Vì vậy tất cả trẻ đều được
là chính mình khi tham gia tiết học này. Trẻ thoải mái đưa ra ý kiến của mình và kết
luận một cách có khoa học. Qua các thí nghiệm sau tơi tin rằng trẻ có thể phát triển
tối đa các khả năng của mình.
a.Thí nghiệm với nước:
* Thí nghiệm có gì trong chai khơng?
- Trẻ biết khơng khí khơng màu, khơng mùi nên mắt thường khơng nhìn thấy
được.
- Chuẩn bị một chai thủy tinh khơng đựng gì, một thau nước.
- Tiến hành cho trẻ quan sát chai có chứa gì khơng?
Sau đó cho chai vào trong chậu nước thấy nó có hiện tượng bong bóng nổi
lên trên miệng chai và cho trẻ nêu nhận xét, kết quả giải thích hiện tượng.
+ Con thấy chai như thế nào? Có gì khơng?
+ Khi thả vào trong chậu nước có hiện tượng gì xảy ra?
+ Vì sao lại có hiện tượng bong bóng nổi ở miệng chai…. Nhiều câu hỏi mở
để kích thích tính tị mò ở trẻ.
18


- Cho trẻ làm thử nghiệm nhiều lần để trẻ cảm nhận.
- Cơ giải thích và kết luận: Có hiện tượng này là do trong chai có chứa rất
nhiều khơng khí, do khơng khí khơng màu, khơng mùi nên bằng mắt thường ta
khơng nhìn thấy được. Khi cho chai vào trong chậu nước, nước tràn vào trong chai
chiếm hết vị trí của khơng khí nên đẩy khơng khí ra ngồi và tạo thành bọt, gây ra
hiện tượng nổi bong bóng.

* Núi lửa dưới nước:
- Mục đích: + Trẻ biết phân biệt nước nóng và nước lạnh
+ Nước nóng nhẹ hơn nước lạnh
- Chuẩn bị: 2 chai nhỏ trong, 2 sợi dây, 1 vại trong lớn đầy nước, 2 lọ màu thực
phẩm
- Tiến hành:
+ Bước 1: Cho trẻ quan sát và gọi tên các dụng cụ. Và có thể đốn xem cơ sẽ làm gì
với những dụng cụ này
+ Bước 2: Cho trẻ quan sát nước nóng và nước lạnh trong 2 ca nhựa. Cho trẻ phân
biệt 2 loại nước trên (bằng cách sờ thành ca hoặc quan sát hơi nước từ ca nước nóng
bốc lên, hoặc đậy nắp 2 ca nhựa khi mở nắp ra, ca nước nóng sẽ đọng hơi nước trên
nắp ca…)
+ Bước 3: Cô cho trẻ quan sát cô làm:
- Cột sợi dây quanh cổ chai nhỏ, hỏi trẻ cơ cột như thế để làm gì?
- Cơ đổ nước lạnh vào đầy cái vại
- Cô đổ đầy nước lạnh vào cái chai nhỏ và nhỏ vào vài giọt màu thực phẩm
19


- Cho trẻ đốn xem cơ sẽ làm gì
- Cơ cẩn thận thả chai nhỏ vào cái vại lớn. Cho trẻ quan sát điều gì xảy ra (nước
màu trong cái lọ khơng tan ra ngồi)
+ Bước 4: - Cơ làm tương tự cô đổ đầy vào lọ nhỏ thứ 2 nước nóng và nhỏ vài giọt
màu thực phẩm
- Và cũng thả từ từ vào vại nước, trẻ sẽ quan sát hiện tượng gì sẽ xảy ra
(nước màu trong cái vại nhỏ từ từ dâng lên) và trẻ đốn xem nó giống hệt hiện
tượng gì trong tự nhiên (núi lửa)
- Hỏi trẻ tại sao nước lạnh trong lọ dầu không dâng lên mà lọ nước nóng
nước màu lại dâng lên?
* Giải thích: nước nóng nhẹ hơn nước lạnh, vì vậy nó dâng lên và nổi trên mặt vại

- Trẻ quan sát tiếp: một lát sau , nước trong 2 vại đều đồng màu với nhau
* Giải thích nước nóng nguội xuống trộn đều với nước lạnh nên màu hòa lẫn vào
nhau
b. Khám phá về khơng khí:
* Nến cháy nhờ khí gì?
- Mục đích: Cần cho trẻ nhận biết khơng khí xung quanh. Trẻ nhận biết nến cháy
nhờ có khí ơxi. Khi khí ơxi hết thì nến sẽ bị tắt.
- Chuẩn bị: Nến, hộp quẹt, đất sét dẻo, chậu nước, vại thủy tinh lớn và nhỏ
- Tiến hành:
Bước 1: Cho trẻ quan sát và gọi tên các đồ dùng của cô đã chuẩn bị
- Hỏi trẻ: gắn nến lên đĩa bằng cách nào?
20


- Sau khi gắn xong đặt đĩa nến vào 1 cái chậu thủy tinh
Bước 2: - Cô đổ nước vào trong chậu thủy tinh. Nến phải cao hơn so với mặt nước.
Hỏi trẻ: Vì sao cây nến phải cao hơn mặt nước? (để khi đốt nến lên, nến không bị
nước làm tắt)
- Cô lấy vại thủy tinh nhỏ (cao hơn cây nến). Gắn vào đầu mép lọ 2 cục đất
sét to.
- Hỏi trẻ: cơ sẽ làm gì tiếp?
Bước 3:- Cơ thắp nến lên.
- Cô đặt úp lọ thủy tinh lên cây nến. Dùng bút lông đánh dấu mặt nước
dâng lên trong lọ thủy tinh.
- Hỏi trẻ: vì sao phải gắn đất sét vào miệng lọ thủy tinh? (để nước tràn vào
lọ)
- Cho trẻ quan sát hiện tượng xảy ra: cây nến cháy một lúc rồi sẽ tắt. Và
nước trong lọ sẽ dâng cao lên trong lọ thủy tinh.
* Giải thích: khi nến cháy, nó chỉ lấy khí ơxi trong lọ. Khi khí ơxi cháy hết thì nến
tắt, nước bị khí áp bên ngồi đẩy lên trong lọ.

- Cho trẻ thí nghiệm tương tự với lọ thủy tinh nhỏ hơn và to hơn. Quan sát và rút ra
kết luận
* Những chiếc cốc hát vang:
* Mục đích yêu cầu:
- Cần cho trẻ nhận biết khơng khí rung động tạo thành âm thanh.

21


- Khi thổi vào thủy tinh hay thổi ngang qua miệng cốc làm cho khơng khí bên trong
rung động. Số lượng khơng khí trong các chai khơng giống nhau sẽ phát ra các âm
thanh khác nhau.
* Chuẩn bị: 6 cốc: 1 cốc không, 4 cốc đựng lượng nước khác nhau, 1 cái muỗng
* Tiến hành:
Bước 1:- Cho trẻ quan sát và gọi tên các đồ dùng của cô đã chuẩn bị.
- Hỏi trẻ: đốn xem cơ dùng các đồ dùng đó làm gì.
Bước 2:- Cơ cho trẻ xếp các cốc thành hàng, cốc đầu tiên để khơng. Đổ 1 ít nước
vào cốc thứ 2, cốc thứ 3 cho nhiều nước hơn một tí, cốc thứ 5 càng nhiều hơn. (Có
thể làm như vậy với nhiều cốc và chai thủy tinh, cốc cuối cùng đổ gần đầy miệng)
Bước 3: - Cho trẻ dùng chiếc muỗng gõ vào các cốc hoặc thổi ngang qua miệng
cốc. Lắng nghe các âm thanh khác nhau.
- Cơ có thể tạo thành một đoạn nhạc (âm thanh có tính tiết tấu) cho trẻ
thấy được sự thú vị của sự rung động trong khơng khí.
- Cho trẻ thử chơi tạo nhạc.
* Làm cái máy phun cây.
- Mục đích:- Trẻ gọi tên và nhận biết được một số đặc điểm đặc trưng và cơng dụng
của máy phun cây, bình xịt nước hoa.
- Trẻ hiểu được: khi bơm (thổi) không khí qua một ống dẫn trên thì sẽ
tạo ra 2 luồng khơng khí vừa hút và vừa đẩy nước ra.
- Chuẩn bị: 2 ống nhựa, 1 cốc nước

- Tiến hành:
22


Bước 1:- Cho trẻ xem bình phun nước cho cây và bình xịt nước hoa. Thử cho trẻ
xịt nước, cho trẻ thử đưa ra giả thuyết để giải thích hiện tượng.
Bước 2: Cô hướng dẫn trẻ cách làm một cái máy phun cây.
- Đặt một ống đứng thẳng trong ly nước, ống phải cao hơn ly một ít.
- Để ống thứ 2 thẳng góc với ống kia (như hình vẽ).
- Thổi vào ống thứ 2 và nhìn vào mực nước trong ống kia. Nếu thổi nhẹ sẽ
thấy nước lên ít. Nếu thổi mạnh, nước sẽ lên đầu ống và làm thành một tia bụi nước.
Bước 3:- Cô cho trẻ lên chơi thử
* Giải thích: Khơng khí chuyển động khi thổi qua đầu ống nhựa sẽ chia thành các
luồng khơng khí, vừa tạo ra sức hút nước lên trên ống nhựa, vừa tạo thành luồng
khơng khí đẩy nước về phía trước. Máy phun cây và bình xịt nước hoa cũng nhờ
các lực từ tay bóp khơng khí vào để phun nước ra.
c. Khám phá về ánh sáng:
* Thả cá vào chậu:
- Mục đích: Trẻ nhận biết với tốc độ nhanh, ánh sáng có thể làm ta khơng nhận rõ
được các vật.
- Chuẩn bị: Vẽ hình 1 con cá và 1 cái chậu lên 2 mặt bìa hình trịn bằng nhau, 1 cây
que, băng keo
- Tiến hành:
Bước 1: Dùng băng keo dán dính 2 miếng bìa con cá và cái chậu, kẹp cây que ở
giữa.

23


Bước 2: Kẹp cây que vào lòng bàn tay. Xoay que chạy tới chạy lui thật nhanh. Bạn

sẽ thấy con cá xuất hiện trong cái chậu.
- Có thể cho trẻ làm nhiều hình khác nhau: con chim và cái lồng, con khỉ và cành
cây.
d. Khám phá về sự chuyển động:
* Quả trứng có quay khơng?
- Mục đích: Trẻ nhận biết khi một vật đứng yên rồi bất ngờ chuyển động sẽ ngược
về phía sau. Hoặc khi đang chạy dừng lại đột ngột thì sẽ bị chúi về phía trước (qn
tính).
- Chuẩn bị: 1 quả trứng luộc và 1 quả trứng sống., 2 cái đĩa
- Tiến hành:
Bước 1: Cho trẻ quay tròn cùng lúc 2 quả trứng sống và luộc. Cho trẻ quan sát và
đoán xem là quả trứng sống hay quả trứng luộc quả nào quay lâu hơn (quả trứng
quay lâu hơn là quả trứng luộc).
* Giải thích: lịng đỏ (trứng sống) có ruột là một khối chất lỏng sẽ dễ bị dồn về
trước hoặc sau khi quay hơn lòng đặc (trứng luộc). Sự kiện này làm chậm quả trứng
sống lại nên nó ngừng quay trước quả trứng luộc.
Bước 2: Cho trẻ quay cùng lúc 2 quả trứng rồi dùng tay giữ chúng lại rồi thả ngay
ra. Cho trẻ quan sát và đoán xem quả trứng nào quay lâu hơn (quả trứng sống quay
lâu hơn, quả trứng luộc thì đứng yên).
* Giải thích: khi chặn 2 quả trứng lại và thả ra thì chất lỏng trong quả trứng sống
vẫn cịn chuyển động. Sự chuyển động này khởi động cho quả trứng quay lại.
24


* Mở rộng: Khi đi xe, nếu xe chuyển động đột ngột, sức quán tính của bạn kéo bạn
giật ngược lại đằng sau (bạn chưa chuyển động và thân thể bạn muốn ở yên). Nếu
người lái xe dừng lại đột ngột, bạn sẽ chúi người về phía trước (vì qn tính của bạn
cưỡng lại sự dừng, thân thể bạn khơng muốn dừng chuyển động). Nịt ghế giúp giữ
cho bạn vượt qua sức quán tính của bản thân và giữ chặt bạn với ghế ngồi.
Biện pháp 4: Khám phá khoa học ở mọi lúc, mọi nơi:

Không chỉ cho trẻ khám phá khoa học vào các giờ hoạt động chung mà tơi
cịn cho trẻ khám phá khoa học ở mọi lúc mọi nơi, những nội dung tôi cho trẻ khám
phá tùy thuộc từng chủ đề
Ví dụ: Ở hoạt động ngồi trời với chủ đề “Thế giới thực vật”. Tôi cho trẻ khám phá
“sự sinh trưởng của cây”, để trẻ thấy được quá trình lớn lên của cây. Ngay từ đầu
chủ đề tơi đã chuẩn bị sẵn những thùng chứa đất tơi xốp: Nhóm thì gieo hạt đỗ,
nhóm thì gieo hạt ngơ, nhóm thì gieo hạt rau cải.....Tơi u cầu trẻ hàng ngày chúng
ta chỉ tưới nước cho chậu gieo đỗ và chậu gieo hạt ngơ, cịn chậu gieo cây rau cải
thì khơng tưới nước để vào gậm cầu thang?. để xem điều gì sẽ xảy ra. Tơi thấy trẻ
lớp tơi rất tị mị, muốn biết điều gì sẽ xảy ra với 3 chậu cây vừa gieo hạt. Một tuần
sau tôi mang 3 chậu cây ra cho trẻ cùng quan sát, trẻ nào cũng ngạc nhiên hỏi: Tại
sao cây đỗ mọc lên mà hạt vẫn ở trên rồi mới mọc ra 2 cái lá cịn cây ngơ thì lại
mọc thẳng lên và ra lá? Hay cháu Đức Minh nói “Tại sao chậu hạt rau cải của mình
lại khơng mọc lên nhỉ?” Những câu hỏi này đã được trẻ thảo luận rất sôi nổi, có
cháu bảo vì hàng ngày chậu hạt cải khơng được tưới nước giống như cây đỗ và cây
ngơ, có cháu lại bảo: Chắc là ông mặt trời không chiếu ánh sáng cho chậu hạt rau
25


×