Tải bản đầy đủ (.pdf) (196 trang)

Những nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề kết hôn của nữ công nhân nhập cư (nghiên cứu trường hợp nữ công nhân làm việc tại khu chế xuất linh trung 1 quận thủ đức thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 196 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

***************

NGUYỄN THỊ HỒNG THUỶ

NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN VẤN ĐỀ KẾT HÔN
CỦA NỮ CƠNG NHÂN NHẬP CƯ
(Nghiên cứu trường hợp nữ cơng nhân làm việc tại Khu chế xuất
Linh Trung 1, quận Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh)

LUẬN VĂN THẠC SỸ XÃ HỘI HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2009


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

***************
NGUYỄN THỊ HỒNG THUỶ

NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN VẤN ĐỀ KẾT HÔN
CỦA NỮ CƠNG NHÂN NHẬP CƯ
(Nghiên cứu trường hợp nữ cơng nhân làm việc tại Khu chế xuất
Linh Trung 1, quận Thủ Đức, Tp.Hồ Chí Minh)

CHUYÊN NGÀNH: XÃ HỘI HỌC


MÃ SỐ: 60.31.30

LUẬN VĂN THẠC SỸ XÃ HỘI HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. LÊ THANH SANG

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2009


LỜI CẢM ƠN
Trong q trình theo học khố đào tạo cao học Xã hội học tại Khoa Xã
hội học trường Đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn Tp. Hồ Chí Minh,
tơi đã nhận được rất nhiều kiến thức về nội dung khoa học và phương pháp
nghiên cứu Xã hội học do các Thầy Cô truyền đạt. Tôi xin chân thành cảm
ơn q Thầy Cơ đã tận tình giảng dạy chúng tơi trong suốt q trình học tập
này.
Tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban chủ nhiệm Khoa Xã hội
học trường Đại học Văn Hiến và quí thầy cô trong khoa đã tạo điều kiện về
mặt thời gian và hỗ trợ mọi mặt cho tôi trong suốt quá trình học tập và làm
luận văn tốt nghiệp.
Đặc biệt, với sự kính trọng và lịng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời tri ân
đến Tiến Sỹ Lê Thanh Sang. Người Thầy đã tận tâm hướng dẫn tôi trong
suốt quá trình làm luận văn từ khi bắt đầu xây dựng đề cương cho đến khi
hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Qua đây, tôi gửi lời cảm ơn thật nhiều đến các bạn sinh viên khoá 05
Khoa Xã hội học trường Đại học Văn Hiến. Các bạn đã hỗ trợ tôi rất nhiều
trong q trình điều tra, thu thập thơng tin cho đề tài tại Khu chế xuất Linh
Trung 1, quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.
Do điều kiện về thời gian và khả năng của bản thân còn hạn chế nên

luận văn chắc chắn cịn nhiều điểm thiếu sót, vì vậy tơi rất mong nhận được
ý kiến đóng góp của q Thầy Cơ và mọi người để luận văn được hoàn
thiện hơn.


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn tốt nghiệp này là cơng trình nghiên cứu của
riêng tơi và chưa có ai cơng bố ở bất kỳ cơng trình nào khác.
Số liệu và các dẫn chứng trong đề tài này là kết quả xử lý thông tin mà
tôi đã tiến hành điều tra thực địa vào tháng 03/2009 tại khu phố 1,2
phường Linh Xuân, quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh - là địa bàn
mà nữ cơng nhân đang làm việc tại Khu chế xuất Linh Trung 1 ở trọ.

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 09 năm
2009
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hồng Thuỷ



MỤC LỤC
Danh mục biểu đồ ………………………………………………………. 6
Danh mục bảng biểu ……………………………………………………. 7

PHẦN MỞ ĐẦU …………………………………. 9
1. Lý do chọn đề tài ……………………………………………………10
2. Mục tiêu nghiên cứu …………………………………………………11
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ………………………………………………..12
4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu ………………………..13

5. Giả thuyết nghiên cứu …………………………………………….….13
6. Khung phân tích …………………………………………………..…14
7. Ý nghĩa nghiên cứu ………………………………………………..…15
8. Kết cấu luận văn …………………………………………………......16

PHẦN NỘI DUNG ………………………….…. .17
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN&PHƯƠNG PHÁP LUẬN...18
1.1 Một số đặc điểm cơ bản của người nhập cư vào Thành phố Hồ Chí
Minh………………………………………………………………….….18
1.2 Tổng quan về tình hình nghiên cứu……………………….………20
1.3 Các cách tiếp cận của luận văn……………………………………28
1.3.1 Cách tiếp cận hệ thống…………………………………………28
1


1.3.2 Cách tiếp cận lối sống…………………………….…………..30
1.4 Lý thuyết ứng dụng cho đề tài…………………………………….31
1.4.1 Lý thuyết hiện đại hoá của Goode (1963)…………………….31
1.4.2 Lược đồ xã hội học của Dixon (1971)…………………….….33
1.5 Các khái niệm…………………………………………………….35
1.5.1 Khái niệm kết hôn…………………………………………….35
1.5.2 Khái niệm công nhân…………………………………………..35
1.5.3 Khái niệm công nhân nhập cư…………………………………35
1.5.4 Khái niệm quan niệm sống……………………………………36
1.5.5 Khái niệm quan hệ xã hội……………………………………...36
1.6 Phương pháp nghiên cứu và kỹ thuật thu thập thông tin…………..37
1.6.1 Phương pháp thu thập thơng tin sẵn có………………………..37
1.6.2 Phương pháp chọn mẫu……………………………………….38
1.6.3 Phương pháp chọn mẫu bằng bảng hỏi………………………..38
1.6.4 Phương pháp phỏng vấn sâu…………………………………..39

1.6.5 Phương pháp xử lý thông tin…………………………………..40

CHƯƠNG II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU…………….…42
2.1 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu……………………………..….42
2.1.1 Sơ lược vài nét về tình hình kinh tế - xã hội của Thành phố Hồ
Chí Minh và quận Thủ Đức……………………………………………....42
2.1.2 Khái quát về Khu chế xuất Linh Trung 1, quận Thủ Đức,
2


Thành phố Hồ Chí Minh…………………………………………..….44
2.2. Mơ tả mẫu điều tra………………………………………………..45
2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề kết hôn của nữ công nhân nhập
cư…………………………………………………………..……………53
2.3.1 Quan niệm về kết hôn của nữ công nhân………………………54
2.3.1.1 Quan niệm về ý nghĩa của việc kết hôn……………………54
2.3.1.2 Quan niệm về tuổi kết hôn lần đầu…………………………56
2.3.1.3 Đánh giá của nữ công nhân về nhu cầu tìm kiếm bạn khác
giới để kết hơn hiện nay……………………………………………….…58
2.3.2 Thời gian làm việc của nữ công nhân…………………….……59
2.3.3 Sự phân bố nam nữ tại nơi nữ công nhân đang làm việc………69
2.3.4 Quan hệ xã hội của nữ cơng nhân………………………….…..75
2.3.4.1 Vai trị của tổ chức Cơng đồn trong việc hỗ trợ nữ cơng
nhân tìm kiếm bạn khác giới………………………………….…………..76
2.3.4.2 Mối quan hệ giữa nữ công nhân và nam giới làm chung ….79
2.3.4.3 Mối quan hệ giữa nữ công nhân và nam giới cùng khu phố
trọ…………………………………………………………………………81
2.3.4.4 Mối quan hệ giữa nữ công nhân và nam giới đồng hương...83
2.3.4.5 Tác động của các mối quan hệ xã hội đến vấn đề kết hôn
của nữ công nhân nhập cư………………………………………...…86

a. Quá trình phát sinh tình cảm và nghề nghiệp của chồng…..…..86
b. Hoàn cảnh biết nhau trước đây giữa nữ công nhân và chồng…88
3


2.3.5 Đánh giá của nữ nữ công nhân về những thuận lợi và khó khăn
trong q trình tìm kiếm bạn khác giới để kết hôn…………………….…90
2.3.5.1 Những thuận lợi trong quá trình tìm kiếm bạn khác giới…..90
2.3.5.2 Những khó khăn trong quá trình tìm kiếm bạn khác giới….92
2.3.6 Những mong ước trong tương lai của nữ công nhân……….….95

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ…………….…98
1. Kết luận…………………………………………………………..... 99
2. Khuyến nghị…………………………………………………….…. 103

TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………….. 105
BẢNG HỎI THU THẬP THÔNG TIN…………………..... 109
PHỤ LỤC……………………………………………………. 124

4


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
STT

NỘI DUNG BIỂU ĐỒ

TRAN
G


Biểu đồ 2.1:

Độ tuổi của nữ cơng nhân

46

Biểu đồ 2.2:

Tình trạng hơn nhân của nữ công nhân

46

Biểu đồ 2.3:

Dân tộc của nữ công nhân

47

Biểu đồ 2.4:

Tơn giáo của nữ cơng nhân

48

Biểu đồ 2.5:

Trình độ học vấn của nữ công nhân

49


Biểu đồ 2.6:

Thu nhập trung bình hàng tháng của nữ cơng nhân

49

Biểu đồ 2.7:

Mức chi tiêu của nữ công nhân từ thu nhập hàng
50

tháng

Biểu đồ 2.8:

Nơi sinh sống trước khi đến TP của nữ công nhân

51

Biểu đồ 2.9:

Thời gian làm việc tại TP. HCM của nữ công nhân

52

Biểu đồ 2.10:

Số năm làm việc tại công ty hiện tại của nữ cơng
52


nhân

Biểu đồ 2.11:

Loại hình cơng ty mà nữ công nhân đang làm

53

Biểu đồ 2.12:

Quan niệm về việc kết hôn của nữ công nhân

55

Đánh giá của nữ cơng nhân về nhu cầu
Biểu đồ 2.13:

58
tìm kiếm bạn khác giới để kết hôn hiện nay

Biểu đồ 2.14:

Thời gian làm việc trong ngày của nữ công nhân

60

Biểu đồ 2.15:

Tổng số ngày làm việc trong tuần của nữ công nhân


62

5


Biểu đồ 2.16:

Biểu đồ 2.17:

Biểu đồ 2.18:
Biểu đồ 2.19:

Thời điểm vào làm việc tại cơng ty hiện tại ở nhóm
nữ công nhân đã kết hôn

67

Đánh giá của nữ công nhân về tỷ lệ nam giới tại nơi
70

làm việc
Mức độ giao tiếp giữa nữ công nhân và nam công

79

nhân
Mức độ giao tiếp giữa nữ công nhân và nam khu trọ

Biểu đồ 2.20: Mức giao tiếp giữa nữ công nhân và nam đồng hương


6

81
84


DANH MỤC BẢNG BIỂU
STT

NỘI DUNG BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Quan niệm về tuổi kết hôn của nữ công nhân

TRANG

56

Thời gian làm việc của nhóm nữ cơng nhân đã
Bảng 2.2:

65
và chưa kết hơn
Tình hình tăng ca của hai nhóm cơng nhân đã

Bảng 2.3:

66
và chưa kết hôn
Đánh giá tỷ lệ nam giới tại nơi làm việc của hai


Bảng 2.4:

nhóm nữ cơng nhân đã và chưa kết hôn

72

Đánh giá của nữ công nhân về hỗ trợ của tổ chức
Bảng 2.5:

Cơng đồn trong việc giúp đỡ họ tìm kiếm bạn

77

khác giới
Mục đích giao tiếp giữa nữ cơng nhân với nam giới
Bảng 2.6:

80

tại cơng ty
Mục đích giao tiếp giữa nữ công nhân với nam giới

Bảng 2.7:

82

cùng khu phố trọ
Mục đích giao tiếp giữa nữ cơng nhân với nam giới

Bảng 2.8:


84

đồng hương
Quá trình phát sinh tình cảm trước đây giữa nữ công

Bảng 2.9:
Bảng
2.10:

87

nhân và chồng
Nghề nghiệp hiện nay của chồng

7

88


Bảng
2.11:

Hồn cảnh biết nhau trước đây giữa nữ cơng nhân
89
và chồng

Bảng
2.12:


Những thuận lợi trong quá trình tìm kiếm bạn khác

Bảng
2.13:

Những khó khăn trong q trình tìm kiếm bạn khác

Bảng
2.14:

Những mong ước trong tương lai của nữ công nhân

giới theo đánh giá của nữ công nhân

giới theo đánh giá của nữ công nhân

8

91

93

95


PHẦN MỞ ĐẦU

9



1. Lý do chọn đề tài
Ở nước ta, công nhân nữ chiếm tỷ lệ cao trong lực lượng lao động.
Họ tham gia vào tất cả các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân và
một trong những nơi đang thu hút công nhân nữ làm việc đông nhất hiện
nay là các khu công nghiệp và khu chế xuất.
Theo số liệu điều tra về tổng số lao động nữ trong các doanh nghiệp,
đang hoạt động trong khu công nghiệp khu và chế xuất tại thời điểm 31/12
hàng năm phân theo loại hình doanh nghiệp của Tổng cục Thống kê năm
2006, trong khu vực doanh nghiệp Nhà nước có tỷ lệ lao động nữ là 22.3%,
khu vực kinh tế tư nhân là 44.53%, khu vực có vốn đầu tư nước ngồi là
33.17%, trong đó các doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngồi có tỷ lệ
là 29.97%. [48]
Lao động nữ chiếm tỷ lệ cao trong các khu công nghiệp và khu chế
xuất vì những ngành nghề như may mặc, giày da, chế biến nông thủy sản,
lắp ráp điện tử… đang là những mặt hàng xuất khẩu chiến lược hiện nay lại
rất cần sự khéo léo, cẩn thận, cần cù và chịu khó của cơng nhân nữ.
Liên quan đến cơng nhân nữ nhập cư, đã có rất nhiều cuộc nghiên
cứu hoặc hội thảo về vấn đề sức khỏe, an toàn lao động, kỹ năng tay nghề,
đời sống văn hóa tinh thần... Tuy nhiên, có một vấn đề mà cơng nhân nữ
đang làm việc tại các khu công nghiệp và khu chế xuất có thể là đang lo
toan và khó nói nhất chính là chuyện mưu cầu hạnh phúc, thì chưa có nhiều
lắm các cuộc nghiên cứu sâu. Ngồi ra, vì quan niệm kết hôn là việc riêng
của mỗi người nên các doanh nghiệp hầu như không quan tâm đến vấn đề
này, cịn tổ chức Cơng đồn thì cũng chẳng với tay tới được.
Hiện nay, một thực tế đang xảy ra tại các khu công nghiệp và khu chế
xuất là rất nhiều cơng nhân nữ đã đến tuổi lập gia đình nhưng vẫn còn độc
thân và xu hướng này đang ngày càng có chiều hướng tăng cao.
10



Một cán bộ chun trách Cơng đồn chia sẻ với chúng tôi: “Tại công
ty Freetrend Industrial, Khu chế xuất Linh Trung I, hiện có đến 13.099
cơng nhân là nữ trong tổng số 14.972 cơng nhân và trong đó chỉ mới có
3.486 người đã lập gia đình.” [Xem phụ lục 2, PVS 5, cán bộ chun trách
Cơng đồn cơng ty Frestrend - Industrial, 30t]
Do tính chất cơng việc phải tăng ca thường xun, cơng nhân nữ
khơng thể hịa nhập vào nhịp sống của thành phố như những bạn trẻ khác.
Ngay cả việc tìm cho mình một người vừa ý tại nơi làm việc cũng q khó
khi mà cán cân giới tính tại các khu công nghiệp và chế xuất đang mất cân
bằng nghiêm trọng. Hơn nữa, bạn trai của họ, nếu có, đa số là những người
từ các tỉnh vào thành phố làm th nên cũng khó tính chuyện lâu dài. Do
vậy mà hành trình đi tìm hạnh phúc của cơng nhân nữ vẫn là những cung
đường gập ghềnh, nụ cười hòa cùng nước mắt.
Với những vấn đề đã đề cập trên đây, chúng tôi muốn thực hiện một
đề tài nghiên cứu về vấn đề kết hôn của nữ công nhân: “Những nhân tố
ảnh hưởng đến vấn đề kết hôn của nữ công nhân nhập cư - Nghiên cứu
trường hợp nữ công nhân làm việc tại Khu chế xuất Linh Trung 1,
quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh” – những người đóng góp một
phần khơng nhỏ vào sự tăng trưởng kinh tế của thành phố nhưng đồng thời
cũng là đối tượng dễ bị tổn thương và chịu nhiều thiệt thòi trong xã hội.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu của đề tài là tìm hiểu vấn đề kết hôn và các nhân tố ảnh
hưởng đến việc kết hôn của công nhân nữ nhập cư đang làm việc tại các
công ty thuộc Khu chế xuất Linh Trung 1, quận Thủ Đức, Thành phố Hồ
Chí Minh.

11



2.2 Mục tiêu cụ thể
Thứ nhất, hầu hết nữ công nhân đều cho rằng vấn đề kết hơn có một ý
nghĩa rất quan trọng đối với bản thân. Chính vì vậy, nữ cơng nhân hiện nay
đang có nhu cầu rất lớn trong việc tìm kiếm được bạn khác giới để kết hôn.
Thứ hai, áp lực về thời gian làm việc đã ảnh hưởng đến khả năng kết
hôn của nữ công nhân.
Thứ ba, sự mất cân bằng giới tính nam nữ tại nơi làm việc đã làm cho
nữ công nhân gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm bạn khác giới để kết
hơn.
Thứ tư, ở nhóm nữ cơng nhân đã kết hơn, trước đây để tìm kiếm được
đối tượng khác giới và kết hôn, họ đã nhận được sự hỗ trợ rất nhiều từ các
quan hệ xã hội đã thiết lập.
Từ đó, chúng tơi gợi ý một số giải pháp nhằm hỗ trợ thêm cho ban
lãnh đạo khu chế xuất, ban quản lý xí nghiệp, tổ chức Cơng đồn trong việc
đưa ra những biện pháp thiết thực và hiệu quả nhằm giúp đỡ, hỗ trợ nhiều
hơn về mặt đời sống tình cảm, vấn đề kết hôn của nữ công nhân nhập cư.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài đi vào thực hiện những
nhiệm vụ sau:
Một là, thu thập tài liệu và số liệu thứ cấp liên quan đến đề tài đang
nghiên cứu.
Hai là, khái quát và làm rõ những khái niệm công cụ và định hướng lý
thuyết làm cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu của đề tài.
Ba là, thu thập, xử lý và phân tích dữ liệu từ đó nêu ra được những
những nhân tố ảnh hưởng đến việc kết hôn của nữ công nhân.

12


Bốn là, dựa vào kết quả ngiên cứu của luận văn để đề xuất một số giải

pháp rút ra từ đề tài và đề xuất các vấn đề nghiên cứu tiếp theo.

4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những nhân tố ảnh hưởng đến vấn
đề kết hôn của công nhân nữ nhập cư làm việc tại các công ty thuộc Khu
chế xuất Linh Trung 1, quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.
4.2 Khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu là công nhân nữ nhập cư từ 18 tuổi trở lên đã và
chưa kết hôn.
Đối với nữ công nhân đã kết hôn, chúng tôi chỉ phỏng vấn những nữ
công nhân mà thời gian kết hôn không quá hai năm tính đến thời điểm điều
tra và thời điểm kết hôn xảy ra sau khi đã làm việc tại khu chế xuất.
4.3 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu là nữ công nhân đang làm việc tại các công ty
thuộc Khu chế xuất Linh Trung 1, quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh
và hiện đang ở trọ tại khu phố 1,2 thuộc phường Linh Xuân, quận Thủ Đức,
Thành phố Hồ Chí Minh.
Đề tài nghiên cứu vấn đề kết hơn ở cả hai nhóm nữ cơng nhân đã và
chưa kết hơn là nhằm tạo ra nhóm so sánh đối chứng. Tác giả muốn tìm
hiểu tại sao cùng làm việc và sinh sống tại khu chế xuất, cùng đều là những
người di cư từ nông thôn ra thành phố tìm kiếm việc làm, cùng trong độ
tuổi kết hơn (từ 18 tuổi trở lên) nhưng có nhóm cơng nhân đã lập được gia

13


đình cịn nhóm khác thì khơng, vậy thì những yếu tố tác động đến vấn đề
kết hôn của nữ công nhân là gì?

5. Giả thuyết nghiên cứu
 Do chịu ảnh hưởng của môi trường sống tại thành phố, nữ công
nhân nhập cư đang có xu hướng mong muốn kết hơn ở độ tuổi trễ hơn so
với tuổi pháp luật qui định (từ 18 tuổi trở lên).
 Áp lực về thời gian làm việc như tăng ca thường xuyên hay làm việc
theo ca ảnh hưởng đến vấn đề kết hôn của nữ cơng nhân.
 Sự mất cân bằng giới tính tại nơi làm việc nói riêng và tồn bộ khu
chế xuất nói chung đã ảnh hưởng đến vấn đề kết hơn của nữ công nhân.
 Những nữ công nhân thiết lập được nhiều mối quan hệ xã hội và
phát huy được tính hiệu quả của của các mối quan hệ này sẽ dễ tìm được
đối tượng để đi đến kết hơn hơn.
6. Khung phân tích
Điều kiện KT- VH - XH

Điều kiện chủ quan
Điều kiện khách quan
Quan niệm về kết hôn:
- Ý nghĩa của việc kết hơn
- Độ tuổi thích hợp để kết hôn

- Sự phân bố nam nữ tại
nơi làm việc

- Nhu cầu tìm kiếm bạn khác giới để kết
hơn

- Thời gian làm việc
hàng ngày

14



Tình trạng hơn nhân của
nữ cơng nhân

 Các biến số bao gồm:
6.1 Biến độc lập
- Nhóm biến về đặc điểm bản thân của khách thể khảo sát: nhóm tuổi,
trình độ học vấn, tôn giáo, địa điểm sống trước khi di cư…
- Nhóm biến về mơi trường kinh tế - văn hóa - xã hội, mơi trường
sống và làm việc, thu nhập và việc làm, thời gian làm việc…
6.2 Biến phụ thuộc
- Thực trạng hôn nhân của nữ công nhân khảo sát bao gồm đã kết hơn
hay chưa tính đến thời điểm nghiên cứu.
7. Ý nghĩa nghiên cứu
7.1 Về mặt lý luận
Qua đề tài nghiên cứu này, chúng tôi đã vận dụng được các lý thuyết
xã hội học về giới và xã hội học gia đình khi nghiên cứu những nhân tố ảnh
hưởng đến vấn đề kết hôn của nữ công nhâp nhập cư đang làm việc tại Khu
chế xuất Linh Trung 1.
7.2 Về mặt thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ đóng góp một phần nhỏ trong việc
giúp cho ban lãnh đạo, tổ chức Cơng đồn của khu chế xuất có cái nhìn đầy
đủ hơn về đời sống tình cảm, hơn nhân của nữ cơng nhân sau những giờ
làm việc. Từ đó, các tổ chức này có thể đưa ra các chủ trương, chính sách
15


thiết thực hơn trong việc giúp đỡ nữ công nhân nhập cư, để họ có điều kiện
ổn định cuộc sống, cùng đóng góp vào sự phát triển kinh tế của doanh

nghiệp nói riêng và kinh tế của thành phố nói chung.
Hơn nữa, trên một ý nghĩa nào đó, đề tài này là một bước kế thừa các
nghiên cứu đi trước, về một vấn đề tuy không xa lạ nhưng luôn có những
điểm mới và ln có những diện mạo mới trước sự thay đổi liên tục của các
điều kiện kinh tế xã hội trong thời đại mới. Vì vậy, đây cũng là một gợi mở
cho những hướng nghiên cứu tiếp theo về vấn đề kết hôn của nữ công nhân
đang làm việc tại các khu công nghiệp và khu chế xuất khác trên cả nước
trong tương lai.

8. Kết cấu của luận văn
Kết cấu của luận văn gồm có 3 phần: phần mở đầu, phần nội dung và
phần kết luận - khuyến nghị.
Trong phần mở đầu, chúng tơi trình bày về lý do của việc lựa chọn
nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề kết hôn của nữ công nhân
nhập cư, nhiệm vụ nghiên cứu, đối tượng và khách thể nghiên cứu, giả
thuyết nghiên cứu và một số nội dung khác.
Trong phần nội dung, chúng tôi chia làm 2 chương: chương cơ sở lý
luận - phương pháp luận và chương kết quả nghiên cứu.
Ở chương cơ sở lý luận và phương pháp luận, chúng tơi tập trung trình
bày những vấn đề chung nhất liên quan đến chủ đề nghiên cứu như từ tổng
quan tình hình nghiên cứu, các lý thuyết, các cách tiếp cận, các khái niệm
và phương pháp nghiên cứu.
Ở chương 2 của phần nội dung, chúng tôi sẽ trình bày kết quả nghiên
cứu về những nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề kết hôn của nữ công nhân
nhập cư từ số liệu điều tra thu được của cuộc khảo sát.
16


Trong phần kết luận và khuyến nghị, chúng tôi tổng kết lại các nội
dung đã trình bày ở chương 2, trên cơ sở đó, chúng tơi đưa ra một số

khuyến nghị và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.

17


PHẦN NỘI DUNG

18


CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN

1.1 Một số đặc điểm của người nhập cư vàoThành phố Hồ Chí
Minh
Trong q trình phát triển, nhiều thành phố lớn tại Việt Nam trong đó
có Thành phố Hồ Chí Minh đã là nơi tiếp nhận một luồng lớn người nhập
cư từ nơng thơn lên sinh sống và tìm kiếm việc làm.
Sau đây, chúng tơi xin trình bày một vài đặc điểm cơ bản của người
nhập cư vào thành phố trong giai đoạn hiện nay:
 Độ tuổi
Đa số người nhập cư đến thành phố đều ở độ tuổi trẻ và ngày càng trẻ.
Có một điểm khác biệt trong sự di cư hiện nay so với trước, đó là người trẻ
xuất cư từ nông thôn ngày càng nhiều và họ đi độc lập chứ khơng di cư
cùng với gia đình như trước đây.
Theo cuộc điều tra về di cư vào Thành phố Hồ Chí Minh năm 2004
của Tổng cục Thống kê, số người nhập cư vào Thành phố Hồ Chí Minh
theo các nhóm tuổi, ở độ tuổi từ 20-24 tuổi chiếm 39.2% và từ 25 tuổi đến
29 tuổi chiếm 22.6%, trong khi đó các nhóm tuổi khác chiếm tỷ lệ khơng
đáng kể.
Đa phần người nhập cư vào thành phố đang trong độ tuổi lao động,

chính điều này đã tác động đến cơ cấu dân số của thành phố theo hướng trẻ
hóa, đem lại rất nhiều lợi ích về tiềm năng lao động cho thành phố.
 Giới tính
Theo cuộc điều tra về di cư vào Thành phố Hồ Chí Minh năm 2004
của Tổng cục Thống kê, số người nhập cư vào thành phố theo giới tính, tỷ
lệ nữ cao hơn so với nam (57%) trong tổng số người nhập cư. Nếu như
19


trước đây nam giới di cư nhiều hơn nữ giới thì gần đây nữ di cư nhiều hơn
và đặc biệt nữ ở độ tuổi trẻ.
Công việc thu hút lao động nữ đơng nhất hiện nay đó chính là làm
cơng nhân giày da, chế biến nông sản, may mặc tại các khu công nghiệp và
khu chế xuất của thành phố. Một bộ phận lao động nữ khác thì làm nghề
giúp việc nhà hoặc là lao động tự do.
 Lý do di cư đến Thành phố Hồ Chí Minh
Nếu như thời gian trước đây lý do người di cư đến thành phố vì
nguyên nhân phi kinh tế là chủ yếu thì hiện nay di cư là vì lý do kinh tế
ngày càng chiếm vị trí áp đảo.
Theo cuộc điều tra về di cư vào Thành phố Hồ Chí Minh năm 2004
của Tổng cục Thống kê về lý do mà người nhập cư vào thành phố, lý do di
chuyển là vì yếu tố kinh tế chiếm tỷ lệ rất cao (69.7%).
Lý do di cư chủ yếu của người lao động trong đó có lao động nữ là vì
yếu tố kinh tế đã phản ảnh đúng thực tế chung của xã hội. Đó là cuộc sống
nông thôn dưới những tác động khác nhau đã có những thay đổi, nó tạo nên
lực đẩy đối với lao động nói chung và lao động nữ nói riêng tới thành phố.
Cịn bản thân thành phố, cũng có những thay đổi và phát triển, đang tạo ra
không chỉ sức hút mà cả những điều kiện thực tế để lao động nơng thơn
trong đó có lao động nữ có thể đến thành phố cư trú và làm ăn sinh sống.
 Tình trạng hơn nhân của người di cư

Người nhập cư vẫn còn độc thân khi di chuyển đến thành phố ngày
càng chiếm tỷ lệ cao ở cả hai nhóm nam và nữ. Theo cuộc điều tra về di cư
vào Thành phố Hồ Chí Minh năm 2004 của Tổng cục Thống kê, tình trạng
chưa có vợ, chồng của người nhập cư vào thành phố ở cả hai nhóm nam và
nữ là 53.7%. Ngồi ra, nếu tính riêng về tình trạng hơn nhân của lao động

20


×