TRƯỜNG THCS ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU NĂM HỌC 2010 - 2011
MÔN: LỊCH SỬ 6
ĐỀ CHÍNH THỨC TIẾT PPCT: 19 TUẦN 19
Thời gian làm bài: 45 phút
( Không kể thời gian giao đề)
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: ( 3 điểm)
Câu 1 ( 1 điểm ): Hãy điền vào ô trống trong bảng dưới đây.
Câu Thời gian Sự kiện
a 40 - 30 vạn năm …………………………………..
b ………………………….. Giai đoạn đầu của người tinh khôn
c 1 vạn đến 4000 năm
Câu 2( 1 điểm ): Hãy nối tên các nền văn hoá với nơi xuất hiện của nó.
Câu Tên nền văn hoá Nơi xuất hiện
a Văn hoá Đông Sơn A. An Giang
b Văn hoá Sa Huỳnh B. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ
c Văn hoá Óc Eo C. Quảng Ngãi
Câu 3 ( 0,5 điểm ) : Hãy khoanh tròn vào đáp án đúng nhất.
? Phát minh ra thuật Luyện kim có ý nghĩa gì?
a. Khá cứng, có thể thay thế đồ đá.
b. Đúc được nhiều loại hình công cụ.
c. Chất liệu bền, mở ra con đường tìm nguyên liệu mới
d. Các ý trên đều đúng.
Câu 4 ( 0,5 điểm ) : Điều kiện tự nhiên của Hy Lạp và Rô Ma có thuận lợi gì cho sự phát triển
kinh tế?
a. Thuận lợi cho sự phát triển nông nghiệp
b. Thuận lợi cho sự phát triển thủ công nghiệp
c. Thuận lợi cho sự phát triển thủ công nghiệp và thương nghiệp.
B. PHẦN TỰ LUẬN: ( 7 điểm )
Câu 1 ( 2 điểm ): Em hãy cho biết việc phát minh ra thuật luyện kim có ý nghĩa như thế nào?
Câu 2 ( 3 điểm ) : Vẽ sơ đồ tổ chức nhà nước Văn Lang và giải thích?
Câu 3 ( 2 điểm ) : Em hãy trình bày đời sống Vật Chất và Tinh Thần của cư dân Văn Lang?
---------------------Hết---------------------
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Phần trắc nghiệm Đáp án Điểm
Câu 1 Người cổ đại
3 – 2 vạn năm
Giai đoạn phát triển của người tinh khôn
1đ
Câu 2
Câu Tên nền văn hoá Nơi xuất hiện
a Văn hoá Đông Sơn A. An Giang
b Văn hoá Sa Huỳnh B. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ
c Văn hoá Óc Eo C. Quảng Ngãi
1đ
Câu 3 b. Đúc được nhiều loại hình công cụ 0,5đ
Câu 4 c.Thuận lợi cho sự phát triển thủ công nghiệp và thương nghiệp 0,5đ
Phần tự luận
Câu 1 Việc phát minh ra thuật Luyện kim có ý nghĩa hết sức to lớn không
chỉ đối với con người thời đó mà cả đối với các thời đại sau này.
Nhờ luyện kim mà có được công cụ khá cứng, có thể thay đồ đá.
Đúc được nhiều hình công cụ, dụng cụ khác nhau, hình thức công
cụ đẹp hơn, chất bền hơn, mở ra con đường tìm nguyên liệu mới.
2đ
Câu 2 * Vẽ sơ đồ: ( 1,5 điểm )
Hùng Vương
Lạc hầu - Lạc tướng
(trung ương)
Lạc tướng Lạc tướng
(bộ) (bộ)
( Bồ chính) (Bồ chính) (Bồ Chính)
(chiềng,chạ) (chiềng,chạ) (chiềng, chạ)
* Giải thích: ( 1,5 điểm )
- Nhà nước Văn Lang tổ chức rất đơn giản, chia làm 3 cấp( chỉ có
vài chức quan )
+ Trung ương do Vua đứng đầu, có Lạc Hầu, Lạc Tướng giúp.
+ Bộ do Lạc Tướng đứng đầu.
+ Chiềng, chạ do Bồ chính đứng đầu.
- Nhà nước chưa có Quân Đội, chưa có Luật Pháp.
- Nhà nước Văn Lang tuy đơn giản nhưng đã có tổ chức chính
quyền cai quản nhà nước.
- Nhà nước chưa có Luật pháp nhưng tuỳ theo việc lớn nhỏ đều có
người giải quyết. Người có quyền cao nhất là Vua Hùng.
3đ
Câu 3 * Đời sống vật chất: ( 1 điểm )
+ Về ăn: Cơm nếp, cơm tẻ, rau,cà, cá, thịt. Mâm, muôi, bát đũa
+ Về ở: Nam đóng khố, mình trần, đi chân đất. Nữ mặc váy, áo xẻ
giữa,có yếm che ngực.
+ Về đi lại: Bằng thuyền.
* Đời sống tinh thần: ( 1 điểm ).
+ Phong tục: Lễ hội, vui chơi, ăn trầu cau, gói bánh chưng, bánh…
+ Tập quán: Chôn người chết kèm theo công cụ và đồ trang sức.
+ Tín ngưỡng: Thờ cúng thần núi, sông, mặt trời, mặt trăng. 2đ