Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

tỉ lệ thiếu máu và thiếu máu thiếu sắt ở phụ nữ mang thai đến khám tại bệnh viện quận thủ đức năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.04 MB, 122 trang )

.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP HỒ CHÍ MINH
--------

NGUYỄN THỊ TƯỜNG THÁI

TỈ LỆ THIẾU MÁU VÀ THIẾU
MÁU THIẾU SẮT Ở PHỤ NỮ
MANG THAI ĐẾN KHÁM TẠI
BỆNH VIỆN QUẬN THỦ ĐỨC
NĂM 2020

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC DỰ PHỊNG

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2020

.


.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP HỒ CHÍ MINH


-------NGUYỄN THỊ TƯỜNG THÁI

TỈ LỆ THIẾU MÁU VÀ THIẾU
MÁU THIẾU SẮT Ở PHỤ NỮ
MANG THAI ĐẾN KHÁM TẠI
BỆNH VIỆN QUẬN THỦ ĐỨC
NĂM 2020
Chuyên ngành: Y học dự phòng
Mã số: 8720163
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC DỰ PHÒNG
Người hướng dẫn khoa học: TS. DIỆP TỪ MỸ

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2020

.


.

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu do chính tơi thực hiện. Các
số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa được ai cơng bố trong bất
kỳ cơng trình nào khác.
Đề cương nghiên cứu đã được chấp thuận về mặt y đức từ Hội đồng Đạo
đức trong nghiên cứu y sinh học số 231/HĐĐĐ-ĐHYD kí ngày 25/03/2020.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2020

Tác giả

Nguyễn Thị Tường Thái


.


.

MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
DANH MỤC VIẾT TẮT
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1
DÀN Ý NGHIÊN CỨU ................................................................................. 4
Chương 1

TỔNG QUAN Y VĂN ............................................................. 5

1.1. Khái niệm ............................................................................................ 5
1.1.1. Các thông số về dịng hồng cầu trong cơng thức máu ................... 5
1.1.2. Thiếu máu ..................................................................................... 6
1.1.3. Thiếu máu thiếu sắt ..................................................................... 12
1.1.4. Thiếu máu, thiếu máu thiếu sắt ở phụ nữ mang thai .................... 13
1.1.5. Một số yếu tố ảnh hưởng đến thiếu máu ở phụ nữ mang thai ...... 16
1.2. Một số nghiên cứu về tình hình thiếu máu ở phụ nữ mang thai trên thế
giới và tại Việt Nam ................................................................................. 17
1.2.1. Một số nghiên cứu trên thế giới .................................................. 17
1.2.2. Một số nghiên cứu tại Việt Nam ................................................. 22
1.3. Vài nét về địa bàn nghiên cứu ............................................................ 24
Chương 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............. 28


2.1. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................... 28
2.2. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................ 28
2.3. Cỡ mẫu .............................................................................................. 28
2.4. Kỹ thuật chọn mẫu ............................................................................. 29
2.5. Phương pháp thu thập và quản lý số liệu ............................................ 29
2.5.1. Thời gian, địa điểm nghiên cứu ................................................... 29
2.5.2. Công cụ thu thập và quản lý số liệu ............................................ 30
2.5.3. Nhân sự ...................................................................................... 30

.


.

2.5.4. Các bước thu thập số liệu ............................................................ 31
2.6. Liệt kê và định nghĩa các biến số ....................................................... 33
2.8.1. Các yếu tố dân số, xã hội ............................................................ 33
2.8.2. Các yếu tố sản phụ khoa ............................................................. 34
2.8.3. Dinh dưỡng và các yếu tố liên quan đến dinh dưỡng................... 36
2.8.4 Các biến số đánh giá tình trạng thiếu máu, thiếu sắt..................... 39
2.7. Sai số và biện pháp khắc phục ........................................................... 42
2.8. Phương pháp phân tích thống kê ........................................................ 44
2.8.1. Thống kê mơ tả ........................................................................... 44
2.8.2. Thống kê phân tích ..................................................................... 44
2.9. Đạo đức nghiên cứu ........................................................................... 45
Chương 3

KẾT QUẢ............................................................................... 47


3.1. Đặc điểm của mẫu nghiên cứu ........................................................... 47
3.2. Đặc điểm thiếu máu ở đối tượng nghiên cứu ..................................... 55
3.3. Các yếu tố liên quan đến thiếu máu ở đối tượng nghiên cứu .............. 60
3.3.1. Phân tích đơn biến ...................................................................... 60
3.3.2. Phân tích đa biến......................................................................... 67
3.4. Các yếu tố liên quan đến TMTS ở đối tượng nghiên cứu ................... 68
3.4.1. Phân tích đơn biến ...................................................................... 68
3.4.2. Phân tích đa biến......................................................................... 75
Chương 4

BÀN LUẬN............................................................................ 77

4.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu................................................... 77
4.1.1. Các đặc điểm về dân số, xã hội ................................................... 77
4.1.2. Các đặc điểm sản phụ khoa ......................................................... 78
4.1.3. Các yếu tố liên quan đến dinh dưỡng .......................................... 79
4.2. Đặc điểm thiếu máu của thai phụ ....................................................... 81

.


.

4.3. Những yếu tố liên quan đến thiếu máu và thiếu máu thiếu sắt ở đối tượng
nghiên cứu ................................................................................................ 88
4.4. Đánh giá nghiên cứu .......................................................................... 94
KẾT LUẬN .................................................................................................. 96
ĐỀ XUẤT .................................................................................................... 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1 – PHIẾU ĐỒNG THUẬN THAM GIA NGHIÊN CỨU

PHỤ LỤC 2 – PHIẾU PHỎNG VẤN
PHỤ LỤC 3 – PHIẾU KHÁM TỔNG QUÁT

.


.

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Các giá trị trung bình của hồng cầu ................................................ 6
Bảng 1.2. Tiêu chuẩn đánh giá thiếu máu ở người .......................................... 7
Bảng 1.3. Phân độ thiếu máu theo Hgb........................................................... 7
Bảng 1.4. Phân loại thiếu máu theo thể tích trung bình của hồng cầu ............. 9
Bảng 1.5. Sự tương quan giữa mức độ dự trữ sắt với Ferritin huyết thanh .... 12
Bảng 1.6. Xếp loại mức độ ý nghĩa cộng đồng của thiếu máu ...................... 18
Bảng 1.7. Tỉ lệ thiếu máu và thiếu máu thiếu sắt của thai phụ ba tháng đầu thai
kỳ qua một số nghiên cứu trong nước gần đây.............................................. 24
Bảng 2.1. Phân loại thiếu máu dựa theo thể tích và màu sắc hồng cầu .......... 41
Bảng 2.2. Sai số và biện pháp khắc phục ...................................................... 42
Bảng 3.1. Tần số và tỉ lệ đặc điểm về dân số, xã hội của mẫu nghiên cứu .... 47
Bảng 3.2. Tần số và tỉ lệ các yếu tố sản phụ khoa của mẫu nghiên cứu ........ 49
Bảng 3.3. Tần số và tỉ lệ các yếu tố dinh dưỡng của mẫu nghiên cứu ........... 51
Bảng 3.4. Các đặc điểm về cách uống viên sắt của mẫu nghiên cứu ............. 54
Bảng 3.5. Tỉ lệ thiếu máu theo mức độ ......................................................... 57
Bảng 3.6. Tỉ lệ thiếu máu theo màu sắc và kích thước hồng cầu ................... 57
Bảng 3.7. Trung bình các chỉ số hồng cầu ở nhóm thiếu máu và khơng thiếu
máu .............................................................................................................. 58
Bảng 3.8. Trung bình các chỉ số hồng cầu ở nhóm thiếu máu thiếu sắt và thiếu
máu khơng thiếu sắt...................................................................................... 59
Bảng 3.9. Mối liên quan giữa các đặc điểm về dân số, xã hội với thiếu máu 60

Bảng 3.10. Mối liên quan giữa các yếu tố sản phụ khoa với thiếu máu ......... 62
Bảng 3.11. Mối liên quan giữa thiếu máu với các yếu tố dinh dưỡng ........... 64
Bảng 3.12. Mối liên quan giữa cách uống viên sắt với thiếu máu ................. 66
Bảng 3.13. Phân tích đa biến những yếu tố liên quan đến thiếu máu ............ 67
Bảng 3.14. Mối liên quan giữa các đặc điểm về dân số, xã hội với TMTS.... 68

.


.

Bảng 3.15. Mối liên quan giữa các yếu tố sản phụ khoa với TMTS .............. 70
Bảng 3.16. Mối liên quan giữa thiếu máu thiếu sắt với các yếu tố dinh dưỡng
..................................................................................................................... 72
Bảng 3.17. Mối liên quan giữa cách uống viên sắt với thiếu máu thiếu sắt ... 74
Bảng 3.18. Phân tích đa biến những yếu tố liên quan đến TMTS ................. 76

.


.

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Một số ngun nhân gây thiếu máu............................................... 11
Hình 2.1. Các bước thu thập và xử lý số liệu ................................................ 32
Hình 3.1. Tỉ lệ thiếu máu ở phụ nữ mang thai .............................................. 55
Hình 3.2. Tỉ lệ thiếu máu thiếu sắt ở phụ nữ mang thai ................................ 56
Hình 3.3. Tỉ lệ thiếu máu thiếu sắt trên tổng trường hợp thiếu máu .............. 56

.



.

DANH MỤC VIẾT TẮT
CSSKSS

Chăm sóc sức khỏe sinh sản

CTM

Cơng thức máu

HC

Hồng cầu

HCL

Hồng cầu lưới

Hct

Dung tích hồng cầu (Hematocrit)

Hgb

Huyết sắc tố (Hemoglobin)

KTC


Khoảng tin cậy

MCH

Số lượng hemoglobin trung bình trong một hồng cầu
(Mean corpuscular hemoglobin)
Nồng độ hemoglobin trung bình trong hồng cầu

MCHC

(Mean corpuscular hemoglobin concentration)
MCV

Thể tích trung bình hồng cầu (Mean corpuscular volume)

NVVP

Nhân viên văn phịng

RDW

Sự phân bố kích thước hồng cầu (Red cell distribution width)

TC

Tiểu cầu

TMKTS


Thiếu máu không thiếu sắt

TMTS

Thiếu máu thiếu sắt

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

WHO

Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization)

.


.

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Thiếu máu, theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), là một vấn đề sức khỏe
cộng đồng, gây ra những hậu quả bất lợi đối với sức khỏe con người và ảnh
hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội, làm tăng gánh nặng bệnh tật và tử vong,
đặc biệt là phụ nữ và trẻ em sống ở các nước thu nhập thấp [52].
Theo số liệu của WHO (2011), ba nhóm tuổi dễ bị thiếu máu nhất trên
thế giới gồm trẻ em ở độ tuổi 6 – 59 tháng (43%), phụ nữ mang thai (15 – 49
tuổi) (38%) và phụ nữ không mang thai (15 – 49 tuổi) (29%). Trong đó tỉ lệ
thiếu máu ở phụ nữ mang thai nhiều nhất ở các khu vực Đông Nam Á (48,7%),

Châu Phi (46,3%) và Đông Địa Trung Hải (38,9%) [52].
Thiếu máu trong thời kì mang thai là một trong những nguyên nhân gây
sẩy thai, thai lưu, đẻ non, thai chậm phát triển trong tử cung, hoặc sinh trẻ nhẹ
cân, thiếu máu [41]. Đối với phụ nữ mang thai, tỷ lệ tử vong khi sinh ở những
sản phụ bị thiếu máu sẽ cao hơn sản phụ bình thường [23]. Ở các khu vực đang
phát triển, tỷ lệ tử vong ở bà mẹ và trẻ sơ sinh là nguyên nhân gây ra 3 triệu ca
tử vong trong năm 2013 và chiếm phần quan trọng trong tỷ lệ tử vong toàn cầu
[48], [54]. Thiếu máu làm tăng tai biến chảy máu trong và sau sinh, nhiễm
khuẩn hậu sản, sót rau, chống trong lúc sinh, chậm phục hồi sức khỏe của sản
phụ sau sinh [42].
Trong các nguyên nhân gây thiếu máu, thiếu dinh dưỡng là nguyên nhân
phổ biến nhất của thiếu máu và thiếu máu thiếu sắt là loại thiếu máu phổ biến
nhất [38]. Ước tính khoảng 50% trường hợp thiếu máu là do thiếu sắt, tỷ lệ này
có thể khác nhau giữa các nhóm dân cư hoặc giữa các khu vực, tùy theo điều
kiện kinh tế xã hội của từng địa phương [52]. Thiếu máu do thiếu sắt có thể ảnh
hưởng xấu đến sự phát triển nhận thức và vận động, gây ra mệt mỏi và năng
suất thấp [25], [32], [46], khi xảy ra trong thai kỳ có thể liên quan đến cân nặng
khi sinh thấp, tăng nguy cơ tử vong mẹ và chu sinh [36], [45].

.


.

2

Tại Việt Nam, theo số liệu điều tra của Viện dinh dưỡng quốc gia năm
2015, tỉ lệ thiếu máu ở phụ nữ mang thai trên tồn quốc vẫn cịn khá cao, chiếm
38,2%, trong đó trên 50% trường hợp là thiếu máu do thiếu sắt [3]. Tình hình
thiếu máu thiếu sắt có thể được cải thiện bằng cách bổ sung sắt và cải thiện dinh

dưỡng, đến nay đã được ghi nhận trong nhiều cơng trình nghiên cứu ở trong và
ngồi nước [5], [19], [40].
Bệnh viện Quận Thủ Đức có khoảng 150 – 170 thai phụ đến khám thai
định kỳ mỗi ngày và số lượng vẫn đang tiếp tục tăng lên. Việc bổ sung sắt trong
thai kỳ hiện nay đã được phổ biến rộng trên các phương tiện truyền thông đại
chúng và đa số phụ nữ mang thai đến khám tại bệnh viện đều được theo dõi
định kỳ và cho bổ sung viên sắt, tuy nhiên đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào
về thực trạng thiếu máu được thực hiện trên địa bàn. Việc hiểu rõ tỷ lệ cũng
như các yếu tố ảnh hưởng đến thiếu máu thai kỳ, đặc biệt trong thời gian ba
tháng đầu thai kỳ có thể giúp các bác sĩ can thiệp sớm, đồng thời tư vấn dự
phòng thiếu máu cho những bà mẹ mang thai đến khám tại bệnh viện này.
Trong bối cảnh đó, đề tài “Tỷ lệ thiếu máu và thiếu máu thiếu sắt ở những
người phụ nữ mang thai đến khám tại bệnh viện Quận Thủ Đức” được tiến hành
nhằm cung cấp cơ sở giúp bệnh viện đề ra phương án nhằm cải thiện tình trạng
thiếu máu thai kỳ, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ mang thai
trong khu vực.

.


.

3

CÂU HỎI NGHIÊN CỨU:
1. Tỷ lệ thiếu máu và thiếu máu thiếu sắt ở phụ nữ mang thai trong ba tháng
đầu thai kỳ đến khám tại bệnh viện Quận Thủ Đức là bao nhiêu?
2. Có mối liên quan nào giữa thiếu máu, thiếu máu thiếu sắt với các yếu tố
dân số – xã hội, yếu tố sản phụ khoa và yếu tố dinh dưỡng không?
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Mục tiêu tổng quát:
Xác định tỉ lệ thiếu máu và thiếu máu thiếu sắt ở phụ nữ mang thai trong
ba tháng đầu thai kỳ đến khám tại bệnh viện Quận Thủ Đức và các yếu
tố liên quan.
Mục tiêu cụ thể:
1. Xác định tỉ lệ thiếu máu và thiếu máu thiếu sắt ở phụ nữ mang thai trong
ba tháng đầu thai kỳ đến khám tại bệnh viện Quận Thủ Đức.
2. Xác định tỉ lệ thiếu máu và thiếu máu thiếu sắt ở phụ nữ mang thai trong
ba tháng đầu thai kỳ đến khám tại bệnh viện Quận Thủ Đức theo mức độ
thiếu máu và đặc điểm của hồng cầu.
3. Xác định mối liên quan giữa thiếu máu, thiếu máu thiếu sắt với các yếu
tố dân số – xã hội, yếu tố sản phụ khoa và yếu tố dinh dưỡng.

.


.

4

DÀN Ý NGHIÊN CỨU

Các yếu tố dân số -

Các yếu tố sản phụ khoa

Tuổi thai

xã hội


Dinh dưỡng và các
yếu tố liên quan

Tuổi

Số lần đã sinh con

Bổ sung viên sắt

Dân tộc

Khoảng cách giữa các lần

Ăn chay

Tơn giáo

mang thai

Ăn đủ nhóm thực phẩm

Nghề nghiệp

Số lần sảy thai

Mức độ ăn uống

Trình độ học vấn
Kinh tế gia đình


Số lần nạo phá thai
Ốm nghén

Mức sống bản thân

Tiền sử rối loạn kinh
nguyệt

Được tư vấn dinh dưỡng
Chỉ số BMI trước khi

mang thai
Thay đổi cân nặng
Tẩy giun

Thiếu máu/Thiếu máu thiếu sắt ở phụ nữ mang thai 3 tháng đầu

.


.

5

Chương 1
TỔNG QUAN Y VĂN
1.1.

Khái niệm


1.1.1. Các thông số về dịng hồng cầu trong cơng thức máu
 RBC (red blood cell): hay một số tờ kết quả xét nghiệm ở trong nước
được ghi là HC, là số lượng hồng cầu có trong một đơn vị máu. Đơn vị
thường dùng là M/uL.
 Hgb (hemoglobin): cịn được kí hiệu là Hb, đo hàm lượng hemoglobin
trong máu. Đơn vị tính bằng g/L hay g/dL.
 Hct (Hematocrit – dung tích hồng cầu): là phần trăm thể tích của máu
mà các tế bào máu (chủ yếu là hồng cầu) chiếm. Đơn vị tính %.
 MCV (Mean corpuscular volume): thể tích trung bình hồng cầu. MCV
được tính bằng cơng thức: MCV = Hct / số hồng cầu. Đơn vị thường
dùng là femtolit (1 fL = 10-10 lít).
 MCH (Mean corpuscular hemoglobine): số lượng hemoglobin trung
bình trong một hồng cầu. Đơn vị thường dùng là picogram (1pg=10-12g),
bình thường từ 28 đến 32 pg.
MCH được tính theo cơng thức: MCH = Hgb / số lượng hồng cầu.
 MCHC (Mean corpuscular Hgb concentration): nồng độ hemoglobin
trung bình trong một hồng cầu. MCHC được tính theo cơng thức: MCHC
= Hgb / Hct. Đơn vị thường dùng là g/dL.
 Hồng cầu lưới (HCL): là hồng cầu đã mất nhân, từ tủy ra máu ngoại
biên, sau 24 - 48 giờ sẽ thành hồng cầu trưởng thành. Phản ánh khả năng
sinh hồng cầu của tủy. Bình thường 20.000 – 80.000 (0,5 – 2%).
- HCL tăng: thiếu máu do nguyên nhân ngoài tủy (ngoại vi): xuất huyết
(cấp), tán huyết.
- HCL bình thường: Thiếu máu mãn

.


.


6

- HCL giảm: thiếu máu do nguyên nhân tại tủy (do tủy kém đáp ứng).
 RDW (Red cell Distribution Width): sự phân bố kích thước của hồng
cầu, bình thường 12 – 17%.
- RDW càng nhỏ, HC càng đồng dạng.
- RDW càng lớn, HC càng đa dạng.
Bảng 1.1. Các giá trị trung bình của hồng cầu
Giá trị bình thường

Nữ giới

Nam giới

Hồng cầu, RBC hay HC (M/uL)

3,87 - 4,91

4,18 - 5,42

11,75 – 11,39

13,20 – 15,36

34 - 44

37 - 48

MCV (fl)


92,57 - 98,29

92,54 - 98,52

MCH (pg)

30,65 - 32,80

31,25 - 33,7

33,04 - 35

32,99 - 34,79

Hemoglobin - Hgb (g/l)
Hematocrit - Hct (%)

MCHC (g/dL)
Nguồn: Trần Văn Bé (1998) [2].
1.1.2. Thiếu máu
1.1.2.1. Định nghĩa

Thiếu máu là một thuật ngữ có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp Anaemia, là
tình trạng giảm sút số lượng hồng cầu (HC) hay nồng độ huyết sắc tố (Hgb)
trong tuần hoàn, dẫn đến giảm khả năng cung cấp Oxy cho các mô [20].
Theo định nghĩa của WHO (2011), thiếu máu là tình trạng trong đó số
lượng các tế bào hồng cầu hoặc khả năng vận chuyển oxy của hồng cầu không
đủ để đáp ứng nhu cầu sinh lý, nhu cầu này thay đổi tùy theo tuổi, giới tính, độ
cao so với mực nước biển, hút thuốc và tình trạng mang thai [53].
Thơng thường, thiếu máu được chẩn đoán và đánh giá dựa vào nồng độ

hemoglobin (Hgb) theo bảng 1.2 và bảng 1.3.

.


.

7

Bảng 1.2. Tiêu chuẩn đánh giá thiếu máu ở người
Đối tượng

Hemoglobin

Nam giới

≤ 13 g/dL

Nữ giới

≤ 12 g/dL

Người lớn tuổi, phụ nữ mang thai và trẻ em

≤ 11 g/dL

Nguồn: WHO (2001) [51]
Bảng 1.3. Phân độ thiếu máu theo Hgb
Hemoglobin (g/dL)


Mức độ

10 – 10,9 g/dL

Nhẹ

7 – 9,9 g/dL

Trung bình

< 7 g/dL

Nặng

Nguồn: WHO (2011) [53]
1.1.2.2. Phân loại thiếu máu
a. Theo nguyên nhân bệnh sinh
 Thiếu máu do sản xuất không đủ hồng cầu hoặc huyết sắc tố (còn gọi
là thiếu máu do rối loạn tế bào gốc) [2].
 Do giảm số lượng yếu tố tiền thân tạo hồng cầu trong tủy xương.
 Do rối loạn sinh hồng cầu, có thể gặp trong các bệnh lý sau:
- Nhiễm trùng, viêm nhiễm, các loại bệnh ung thư.
- Bệnh chất tạo keo (Collagenose) Lupus, Goutte.
- Bệnh viêm thần kinh, suy thận.
- Xơ gan.
- Bệnh lý vỏ thượng thận: addison.
- Suy tủy nguyên phát (suy tủy ác tính) hoặc suy tủy thứ phát do ngộ độc,
di căn ung thư, leucémie, cốt hóa tủy xương.
- Chảy máu do thương tích hay do kinh nguyệt.


.


.

8

- Thiếu máu do thiếu các yếu tố đặc hiệu để tạo hồng cầu: acid folic,
vitamin B12, thiếu sắt.
- Ngoài ra còn thấy do: thiếu protein; thiếu acid ascorbic; thiếu các vi chất:
Cu, Coban, Vitamin B6, Vitamin B2, Vitamin B1, Vitamin B5.
 Thiếu máu do tan máu [2]
 Do rối loạn bên trong hồng cầu
- Do thay đổi cấu trúc màng hồng cầu.
- Do thiếu men hồng cầu: G6PD, PK, TPNH, NADH.
- Rối loạn tổng hợp huyết sắc tố: kháng thể đồng miễn dịch; rối loạn vị trí
các acid amin trong các chuỗi polypeptid; rối loạn tổng hợp Hem.
 Do rối loạn bên ngoài hồng cầu
- Các rối loạn do miễn dịch.
+ Do kháng thể đồng miễn dịch: bất đồng nhóm máu giữa mẹ và con;
truyền nhầm nhóm máu.
+ Do kháng thể miễn dịch các bệnh lý gây tiêu huyết: bệnh tự miễn, u
lympho ác tính, lupus, dị ứng mẫn cảm thuốc: promaquin, tyfomycin…
- Các rối loạn không do miễn dịch:
+ Nhiễm độc do hóa chất, thuốc như nọc rắn, Arsenic, vòng amin thơm,
sulfamit.
+ Nhiễm trùng: do ký sinh trùng sốt rét, do vi khuẩn Bacille Perringens,
viêm phổi do virus.
+ Tiêu huyết do cơ học trong các bệnh lý: bệnh van tim, ghép tim, tuần
hồn ngồi cơ thể.

b. Theo hình thái kích thước
 Dựa theo các chỉ số hồng cầu như: thể tích hồng cầu (MCV), nồng độ
huyết sắc tố trung bình của hồng cầu (MCHC), lượng huyết sắc tố trung

.


.

9

bình của hồng cầu (MCH) để phân biệt các loại thiếu máu giúp tiếp cận
và chẩn đoán nguyên nhân gây thiếu máu.
- Dựa vào thể tích trung bình khối hồng cầu (MCV) để phân biệt hồng cầu to,
nhỏ hay bình thường:
Giá trị MCV cho phép phân biệt các loại thiếu máu sau:
- Thiếu máu hồng cầu nhỏ: khi MCV < 85 fL (femtolit, 1fL = 10-10 lít)
- Thiếu máu hồng cầu bình thường: khi 85 fL < MCV < 100 fL.
- Thiếu máu hồng cầu to: khi MCV > 100 fL [12].
Bảng 1.4. Phân loại thiếu máu theo thể tích trung bình của hồng cầu
Hồng cầu nhỏ

Hồng cầu to

Hồng cầu bình thường

Nguyên hồng cầu khổng lồ:
- Thiếu vitamin B12
- Thiếu folat


Thiếu sắt
Thalassemia
Thiếu máu trong
bệnh mạn tính

Khơng phải ngun hồng cầu
khổng lồ:

Nhiều nguyên nhân

- Rối loạn sinh tủy, hóa trị liệu
- Bệnh gan
- Tăng hồng cầu lưới
- Phù niêm

Nguồn: Charles A. Linker (2001) [8]
- Dựa vào lượng huyết sắc tố trung bình hồng cầu (MCH) và nồng độ huyết sắt
tố trung bình của hồng cầu (MCHC) để phân biệt hồng cầu bình sắc hay nhược
sắc:
MCH cho phép phân biệt các loại thiếu máu:
- Thiếu máu bình sắc:

khi MCH 28 – 32 pg (picogam, 1pg = 10-12g)

- Thiếu máu nhược sắc: khi MCH < 28 pg
- Thiếu máu ưu sắc:

.

khi MCH > 32 pg



.

10

MCHC cho phép phân biệt thiếu máu:
- Thiếu máu bình sắc:

khi MCHC 32 – 36 g/dL

- Thiếu máu nhược sắc: khi MCHC < 32 g/l
- Thiếu máu ưu sắc:

khi MCHC > 36 g/l

 Dựa vào dải phân bố kích thước hồng cầu (RDW) để xác định độ đồng
đều về kích thước của các hồng cầu.
 Dựa vào chỉ số hồng cầu lưới để xác định thiếu máu có khả năng hồi
phục (tủy sản xuất hồng cầu bình thường) hay khơng hồi phục (tủy khơng
cịn khả năng sản xuất hồng cầu). Qua đó, định hướng nguyên nhân thiếu
máu tại tủy xương hay ở ngoại vi [12].
 Tóm lại: các trị số của dịng hồng cầu cho những thơng tin về tình trạng

hồng cầu của máu người được làm xét nghiệm, có giá trị gợi ý bệnh lý thiếu
máu và nguyên nhân gây thiếu máu (Hình 1.1).
1.1.2.3. Triệu chứng lâm sàng của thiếu máu
 Triệu chứng cơ năng [21]
- Cảm giác mệt mỏi, chán ăn, hay bị hoa mắt, chóng mặt nhất là khi thay
đổi tư thế như đang ngồi đứng dậy nhanh.

- Cảm thấy khó thở: biểu hiện nhẹ là chỉ xảy ra khi gắng sức, đi lại nhiều;
biểu hiện nặng là khó thở thường xuyên.
- Cảm giác đánh trống ngực nhất là khi làm việc.
 Triệu chứng thực thể
- Da xanh, niêm mạc nhợt nhạt, gan bàn tay trắng, móng tay khum, tóc
khơ dễ gãy [21].
- Ở phụ nữ có thể có rối loạn hay mất kinh nguyệt [21].
- Mạch nhanh, tim có tiếng thổi tâm thu thiếu máu, thường nghe rõ ở giữa
tim, có thể thấy ở mỏm tim, là tiếng thổi cơ năng do máu loãng gây ra.
Thiếu máu lâu có thể gây ra suy tim [18].

.


.

11

Thiếu máu – Hgb < mức bình thường

MCV < 85 fl

MCV ≥ 100 fl

85 fl ≤ MCV < 100 fl

MCHC < 320 g/L

MCH < 28 pg
Chỉ số HC lưới giảm


Chỉ số HC lưới giảm

- Thiếu

máu

do

thiếu vitamin B12

và/hoặc axit folic.
- Các bệnh lý của tủy
xương,

suy

- Mất máu cấp do chảy

tủy

máu

sau

chấn

xương, lơ xê mi, rối

thương, phẫu thuật,


loạn sinh tủy, K di

sản phụ khoa…

căn tủy xương…

- Thiếu máu tan máu
tự miễn.

- Một số bệnh lý gan
mật.

- Thiếu máu tan máu
do thiếu men hồng

- Một số bệnh nội tiết

cầu.

Sắt huyết thanh

Sắt huyết thanh giảm

Sắt

huyết

thanh


bình

giảm

Ferritin bình thường/

thường/tăng

Ferritin giảm

tăng

Ferritin bình thường/tăng
Chỉ số HC lưới tăng

Thiếu máu do

- Thiếu máu trong các bệnh
viêm mãn tính/ung thư

thiếu sắt

Tan máu bẩm sinh

- Một số bệnh thận

Hình 1.1. Một số nguyên nhân gây thiếu máu
Nguồn: Bộ Y tế (2015) [12].

.


- Một số bệnh khác:
suy giáp, bệnh gan,
nghiện rượu


.

12

1.1.3. Thiếu máu thiếu sắt
1.1.3.1. Khái niệm
Thiếu sắt là nguyên nhân thường gặp nhất của thiếu máu trên thế giới.
Thiếu máu thiếu sắt được chẩn đốn khi có cả thiếu máu và thiếu sắt, các dấu
hiệu điển hình là Ferritin huyết thanh thấp, độ bão hòa Transferrin thấp và tăng
khả năng liên kết sắt toàn phần (Total Iron Binding Capacity - TIBC) [35].
Ferritin huyết thanh: Là chỉ số quan trọng, khá nhạy để đánh giá tình
trạng sắt. Mức Ferritin trong huyết thanh phản ánh dự trữ sắt trong cơ thể và
được xem là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán thiếu máu do thiếu sắt. Định lượng
nồng độ Ferritin bằng phương pháp xét nghiệm miễn dịch gắn enzym, còn gọi
là phương pháp ELISA. Ở những người từ 5 tuổi trở lên, nồng độ Ferritin huyết
thanh < 15 µg/L được xem là thiếu hụt sắt. Ferritin tăng trong trường hợp nhiễm
trùng hoặc viêm [35].
Bảng 1.5. Sự tương quan giữa mức độ dự trữ sắt với Ferritin huyết thanh
Ferritin huyết thanh (µg/L)
Dự trữ sắt

Thiếu hụt sắt
Thiếu hụt sắt nếu
nhiễm trùng

Nguy cơ quá tải sắt

Trẻ em dưới 5 tuổi

Trên 5 tuổi
Nam

Nữ

< 12

< 15

< 15

< 30

-

-

-

> 200

> 150

Nguồn WHO, 2001 [51].
Nếu cả hai chỉ số Ferritin huyết thanh và Hgb đều giảm là thiếu máu do
thiếu sắt; Ferritin huyết thanh giảm và Hgb bình thường là có nguy cơ thiếu sắt;

Ferritin huyết thanh bình thường và Hgb giảm là thiếu máu không thiếu sắt
[35].

.


.

13

Mức bão hoà Transferrin: Sắt trong huyết thanh hầu hết đều gắn với
protein là Transferrin. Sự bão hòa Transferrin là xét nghiệm phản ánh tỷ lệ phần
trăm của Transferrin đã được bão hòa với sắt. Khi dự trữ sắt đã cạn kiệt mà tiếp
tục thiếu sắt thì tỷ lệ transferin bão hoà sắt giảm xuống dưới 16 % [30].
Khả năng gắn sắt toàn phần (Total Iron Binding Capacity - TIBC) tăng
khi cơ thể thiếu máu, được xác định khi TIBC > 400 µg/dL.
Phụ nữ mang thai được chẩn đốn là thiếu máu thiếu sắt khi đồng thời cả
2 chỉ số Hgb <11g/dL và Ferritin <15 µg/L.
1.1.3.2. Triệu chứng lâm sàng
 Triệu chứng cơ năng [18]
- Ù tai, hoa mắt, chóng mặt thường xuyên hay khi thay đổi tư thế hoặc khi
gắng sức. Có thể ngất lịm khi thiếu máu nhiều
- Nhức đầu, giảm trí nhớ, mất ngủ hoặc ngủ gà, thay đổi tính tình (hay cáu
gắt), tê tay chân, giảm sút sức lao động và trí óc.
- Hồi hộp đánh trống ngực, khó thở, có thể đau vùng trước tim do thiếu
máu cơ tim.
- Chán ăn, đầy bụng, đau bụng, ỉa lỏng hoặc táo bón.
 Triệu chứng thực thể [18]
- Da xanh xao, niêm mạc nhợt nhạt, có thể kèm theo vàng da, niêm mạc
nếu có rối loạn chuyển hóa sắt.

- Tóc rụng, móng tay giịn dễ gãy, chân móng bẹt hoặc lõm, màu đục, có
khía, bở, đặc biệt hay gặp trong thiếu máu thiếu sắt mạn tính.
1.1.4. Thiếu máu, thiếu máu thiếu sắt ở phụ nữ mang thai
1.1.4.1. Sự thay đổi huyết học lúc mang thai
Trong cơ thể của người phụ nữ mang thai, ln có sự tăng thể tích huyết
tương, biểu hiện ngay ở ba tháng đầu của thai kỳ, thường tăng trong khoảng từ
30 – 50% lúc cuối thời kỳ thai nghén. Thường có sự tăng nhiều thể tích huyết

.


.

14

tương hơn là huyết cầu (đặc biệt là hồng cầu) dẫn đến sự giảm hematocrit (Hct),
chính vì vậy khơng thể dựa vào yếu tố hematocrit để chẩn đốn tình trạng thiếu
máu [11].
Khi có thai, khối lượng máu tăng lên khoảng 1500ml, có khi tăng lên gấp
rưỡi so với lúc bình thường, nhưng tăng nhiều về huyết tương hơn là tăng về
huyết cầu, do đó số hồng cầu trong máu hơi giảm, tỉ lệ huyết sắc tố giảm, tốc
độ huyết trầm giảm. Sự tăng này đáp ứng một phần những đòi hỏi về sự tăng
của huyết lưu, làm cho lưu lượng máu trong tuần hoàn tử cung – rau được nâng
cao [7].
Chuyển hóa sắt cũng biến đổi trong lúc có thai và nhu cầu của nó thường
tăng lên:
- Do tăng tạo hồng cầu.
- Do nhu cầu của thai, thay đổi từ 200 – 300 mg và tăng gấp đôi trong
trường hợp song thai [11].
Việc khơng hành kinh trong lúc có thai cũng hạn chế sự tiêu thụ sắt.

Ngoài ra, hấp thụ sắt khi có thai tăng từ 30 – 90% và tình trạng cần huy động
sắt dự trữ của mẹ đã cho phép giữ được cân bằng cung cầu trong giai đoạn cuối
của thai kỳ nếu khơng có tình trạng thiếu sắt trước khi có thai hay tiêu thụ sắt
bất thường do đa thai hay tình trạng chảy máu trong thai kỳ. Hiện tượng mất
máu trong lúc sổ nhau hay cho con bú trong thời kỳ hậu sản còn làm tăng nhu
cầu sử dụng sắt và chính các lần mang thai quá gần nhau sẽ không cho phép tái
tạo lại kho dự trữ sắt của sản phụ [11].
Một sự thay đổi khác trong thời kỳ mang thai là chuyển hóa acid folic.
Acid folic là yếu tố cần thiết cho việc tổng hợp ADN. Nếu việc tổng hợp này
bất thường sẽ có ảnh hưởng lên nguyên hồng cầu, nó sẽ sinh ra các hổng cầu to
bất thường nhưng lại chứa một lượng hemoglobin bình thường. Acid folic rất
cần cho mẹ và thai nhi. Nhu cầu acid folic thường tăng gấp đôi trong lúc mang

.


.

15

thai. Chế độ ăn uống đầy đủ sẽ cung cấp đủ lượng acid folic cần thiết, trừ trường
hợp có rối loạn việc hấp thụ acid folic. Thiếu acid folic thường đi đôi với thiếu
sắt. Đây cũng là 2 nguyên nhân chính dẫn đến thiếu máu trong thai kỳ, ngồi
ra thiếu Vitamin B12 có thể gây ra thiếu máu hồng cầu khổng lồ [11].
1.1.4.2. Dự phòng và điều trị thiếu máu thiếu sắt ở phụ nữ mang thai
 Dự phòng thiếu máu thiếu sắt
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế (2017), để kiểm sốt tình trạng thiếu máu thiếu
sắt và thiếu vi chất ở phụ nữ có thai cần:
- Chủ động có chế độ ăn đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng và các chất dinh
dưỡng.

- Bổ sung viên sắt và acid folic.
- Kiểm sốt tình trạng nhiễm ký sinh trùng đường ruột và sốt rét.
Sắt do thức ăn cung cấp thường không đáp ứng được nhu cầu gia tăng trong
suốt thời gian mang thai, cho con bú. Vì vậy bà mẹ có thai cần được bổ sung
viên sắt trong thời gian mang thai và ăn các thức ăn giàu sắt trong thời gian
nuôi con bằng sữa mẹ [14].
Phác đồ bổ sung viên sắt cho phụ nữ mang thai được khuyến nghị theo Bộ
Y tế (2017) [14]:
- Uống ngày một viên trong suốt thời gian có thai đến sau sinh một tháng.
Mỗi viên gồm 60 mg sắt và 400 mcg acid folic.
- Nếu thai phụ có thiếu máu: cần được điều trị theo phác đồ.
- Việc cung cấp viên sắt/acid folic cần được thực hiện ngay từ lần đầu
khám thai.
- Kiểm tra việc sử dụng và cung cấp tiếp viên sắt/acid folic trong các lần
khám thai sau.
 Điều trị thiếu máu thiếu sắt
Theo phác đồ của Bộ y tế (2015) [13]:

.


×