Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Đánh giá hiệu quả mô hình chuyển đổi diện tích đất lúa kém hiệu quả sang lúa cá trên địa bàn huyện ý yên, tỉnh nam định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 120 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

HỒNG THỊ HUYỀN

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MƠ HÌNH CHUYỂN ĐỔI
DIỆN TÍCH ĐẤT LÚA KÉM HIỆU QUẢ SANG LÚA CÁ
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN Ý YÊN, TỈNH NAM ĐỊNH

Ngành:

Kinh tế nông nghiệ p

Người hướng dẫn khoa học:

TS Mai Lan Phương

Mã số:

8620115

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn
là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày tháng

năm 2018



Tác giả luận văn

Hoàng Thị Huyền

i


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành luận văn này, tơi đã nhận được sự chỉ bảo, giúp đỡ rất tận tình
của các thầy cô giáo, bạn bè và đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp này cho phép tơi được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới TS
Mai Lan Phương đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều cơng sức, thời gian và tạo điều kiện
cho tôi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Phát triển nông thôn, Khoa Kinh tế và phát triển Nông thôn - Học viện Nơng
nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn
thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn cán bộ UBND huyện Ý n, phịng Nơng nghiệp và
PTNT, phịng Tài nguyên và Môi trường, chi cục thống kê huyện Ý Yên, chính quyền
xã Yên Khánh, Yên Quang, Yên Trị, Yên Trung, cùng nhân dân các xã đã tạo điều kiện
giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực hiện luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên, giúp đỡ tơi trong
q trình thực hiện luận văn!
Hà Nội, ngày tháng

năm 2018

Tác giả luận văn


Hoàng Thị Huyền

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục hộp .................................................................................................................. ix
Trích yếu luận văn ............................................................................................................ x
Thesis abstract................................................................................................................. xii
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2

1.2.1

Mục tiêu chung ............................................................................................................. 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ............................................................................................................. 3


1.3.

Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................. 3

1.4

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 3

1.4.1.

Đối tượng nghiên cứu .................................................................................................. 3

1.4.2.

Phạm vi nghiên cứu...................................................................................................... 3

1.5.

Ý nghĩa khoa học của đề tài................................................................................ 4

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn ................................................................................. 5
2.1.

Cơ sở lý luận ....................................................................................................... 5

2.1.1.

Một số khái niệm liên quan ......................................................................................... 5


2.1.2.

Đặc điểm kỹ thuật của mơ hình lúa – cá................................................................... 12

2.1.3.

Vai trị của mơ hình lúa – cá đối với hộ các hộ dân ................................................. 14

2.1.4

Nội dung nghiên cứu đánh giá hiệu quả mơ hình chuyển đổi diện tích đất lúa
kém hiệu quả sang lúa – cá ........................................................................................ 15

2.1.5.

Yếu tố ảnh hưởng đến hưởng đến hiệu quả mơ hình chuyển đổi diện tích đất
lúa kém hiệu quả sang lúa - cá................................................................................... 17

2.2

Cơ sở thực tiễn .................................................................................................. 20

2.2.1.

Khái quát về phát triển của các mơ hình trong sản xuất nơng nghiệp và mơ
hình lúa – cá trên thế giới........................................................................................... 20

iii



2.2.2.

Tình hình chuyển đổi diện tích kém hiệu quả sang lúa - cá ở việt nam .............. 22

2.2.3.

Tình hình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp sang nuôi trồng thuỷ sản, lúa –
cá tỉnh nam định ......................................................................................................... 25

2.2.4.

Chủ trương, chính sách pháp luật của nhà nước về chuyển đổi đất lúa.................. 27

2.2.5.

Bài học kinh nghiệm cho phát triển mơ hình lúa- cá tại huyện ý yên, nam
định ................................................................................................................... 29

Phần 3. Đặc điểm địa bàn & phương pháp nghiên cứu ............................................ 31
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................................... 31

3.1.1

Điều kiện tự nhiên ...................................................................................................... 31

3.1.2

Điều kiện kinh tế xã hội ............................................................................................. 33


3.2.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 43

3.2.1.

Chọn điểm nghiên cứu ............................................................................................... 43

3.2.2.

Phương pháp thu thập thông tin số liệu .................................................................... 43

3.2.3.

Phương pháp xử lý thơng tin ..................................................................................... 44

3.2.4.

Phương pháp phân tích thơng tin .............................................................................. 45

3.2.5.

Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu .............................................................................. 45

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận .................................................................. 48
4.1.

Thực trạng chuyển đổi diện tích đất lúa kém hiệu quả sang mơ hình lúa –
cá của huyện ý n........................................................................................... 48


4.1.1.

Diện tích đất nơng nghiệp của huyện ý n, nam định ............................................ 48

4.1.2.

Thực trạng chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang mơ hình lúa cá tại huyện ý
n ............................................................................................................................... 49

4.2.

Đánh giá hiệu quả của mơ hình lúa – cá ........................................................... 54

4.2.1.

Giới thiệu mơ hình lúa cá tại các hộ điều tra ............................................................ 54

4.2.2.

Chi phí đầu tư và năng suất giá trị của mơ hình sản xuất lúa- cá ............................ 56

4.2.3.

Đánh giá hiệu quả mơ hình chuyển đổi diện tích đất lúa kém hiệu quả sang
lúa – cá ........................................................................................................................ 60

4.3.

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả chuyển đổi mơ hình đất lúa

kém hiệu quả sang lúa - cá................................................................................ 67

4.3.1.

Thuận lợi và khó khăn trong chuyển đổi diện tích đất lúa kém hiệu quả sang
lúa - cá ......................................................................................................................... 67

4.3.2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả mơ hình chuyển đổi diện tích đất lúa
kém hiệu quả sang lúa cá ........................................................................................... 69

iv


4.4.

Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình lúa – cá .............................. 82

4.4.1

Quan điểm của nhà nước về chuyển đổi cây trồng, vật nuôi trên đất lúa ............... 82

4.4.2.

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình chuyển đổi diện tích đất lúa
kém hiệu quả sang lúa cá ........................................................................................... 82

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 89
5.1.


Kết luận............................................................................................................. 89

5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................... 90

Tài liệu tham khảo ......................................................................................................... 92
Phụ lục .......................................................................................................................... 95

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BVTV

Bảo vệ thực vật

CC

Cơ cấu



Chuyển đổi


DT

Diện tích

GTSX

Giá trị sản xuất

HQ

Hiệu quả

HTX

Hợp tác xã

NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

NTTS

Nuôi trồng thủy sản

UBND

Ủy ban nhân dân

vi



DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1:

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp (2009-2014) ........................... 26

Bảng 3.1.

Các loại đất sản xuất nông nghiệp của huyện Ý Yên .............................. 33

Bảng 3.2.

Tình hình phân bổ và sử dụng đất đai huyện Ý Yên giai đoạn 2015
– 2017 ...................................................................................................... 34

Bảng 3.3.

Tình hình dân số và lao động huyện Ý Yên giai đoạn 2015 – 2017 ....... 36

Bảng 3.4.

Kết quả phát triển kinh tế xã hội huyện Ý Yên giai đoạn 2015 2017 ......................................................................................................... 38

Bảng 3.5.

Tình hình cơ sở vật chất huyện Ý Yên .................................................... 41

Bảng 3.6.

Phân loại mẫu điều tra ............................................................................. 43


Bảng 4.1.

Tình hình phân bổ và sử dụng đất nông nghiệp huyện Ý Yên giai
đoạn 2015 – 2017 .................................................................................... 48

Bảng 4.2.

Diện tích chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang cây trồng vật nuôi
khác tại huyện Ý Yên .............................................................................. 50

Bảng 4.3.

Diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả dự kiến chuyển đổi trong giai
đoạn 2016 - 2020 của huyện Ý Yên ........................................................ 51

Bảng 4.4.

Tình hình chuyển đổi đất kém hiệu quả sang mơ hình lúa – cá tại
huyện Ý Yên ........................................................................................... 52

Bảng 4.5.

Lịch mùa vụ của mơ hình lúa - cá ........................................................... 54

Bảng 4.6.

Cơ cấu giống cá 1 sào Bắc Bộ diện tích mơ hình lúa - cá ....................... 55

Bảng 4.7.


Tình hình đầu tư chi phí cho 1 ha mơ hình lúa cá. .................................. 56

Bảng 4.8.

Tình hình đầu tư chi phí cho trồng lúa huyện Ý Yên năm 2017/ha ........ 57

Bảng 4.9.

Năng suất và giá trị của mơ hình lúa cá (bình qn ha ) ......................... 58

Bảng 4.10.

Năng suất và giá trị sản xuất của mơ hình sản xuất hai vụ lúa/ ha.......... 59

Bảng 4.11.

Chi phí và giá trị của 2 mơ hình lúa – cá và 2 vụ lúa trên 1ha diện
tích ........................................................................................................... 60

Bảng 4.12.

Hiệu quả kinh tế trên 1 ha chuyển đổi của mơ hình lúa – cá .................. 61

Bảng 4.13.

Hiệu quả kinh tế trên 1 ha chuyển đổi của mơ hình lúa – cá của các
nhóm hộ ................................................................................................... 62

Bảng 4.15.


Tổng hợp cơng lao động gia đình của mơ hình Lúa – cá trên 1 ha ......... 63

Bảng 4.16.

Tổng hợp công lao động th ngồi của mơ hình Lúa – cá trên 1ha ...... 64

vii


Bảng 4.17.

Ý kiến của hộ về hiệu quả môi trường .................................................... 65

Bảng 4.18.

So sánh mức độ sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trên 1
ha ở mô hình lúa – cá .............................................................................. 66

Bảng 4.19.

Thuận lợi và khó khăn trong q trình chuyển đổi của nhóm hộ
điều tra ..................................................................................................... 67

Bảng 4.20.

Ảnh hưởng của quy mô đất đai đến chuyển đổi đất lúa kém hiệu
quả sang mơ hình lúa cá .......................................................................... 73

Bảng 4.21.


Nguồn cung cấp thông tin khi bán sản phẩm và khi quyết định
chuyển đổi. .............................................................................................. 76

Bảng 4.22.

Phương thức tiêu thụ sản phẩm của hộ ................................................... 78

Bảng 4.23.

Nguồn hiểu biết của người dân về kỹ thuật............................................. 80

Bảng 4.24.

Ảnh hưởng của vốn đến hiệu quả chuyển đổi mơ hình lúa cá của
hộ ............................................................................................................. 80

viii


DANH MỤC HỘP
Hộp 4.1.

Tình hình mơi trường của địa phương .................................................... 65

Hộp 4.2.

Tình hình sử dụng thuốc BVTV và phân bón của hộ.............................. 66

Hộp 4.3.


Cơ sở hạ tầng của địa phương. ................................................................ 74

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Hồng Thị Huyền
Tên Luận văn: Đánh giá hiệu quả mơ hình chuyển đổi diện tích đất trồng lúa kém hiệu
quả sang lúa cá trên địa bàn huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định
Ngành: Kinh tế nông nghiệp

Mã số: 8620115

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nơng Nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn cũng như thực trạng
chuyển đổi diện tích đất lúa kém hiệu quả sang lúa - cá; đề xuất một số giải pháp nhằm
thúc đẩy, nâng cao hiệu quả quá trình chuyển đổi diện tích đất lúa kém hiệu quả sang
lúa - các Với ba mục tiêu cụ đặt ra: Hệ thống hóa cở sở lý luận và thực tiễn về đánh giá
hiệu quả mơ hình chuyển đổi diện tích đất lúa kém hiệu quả sang lúa – cá; đánh giá hiệu
quả mơ hình chuyển đổi diện tích đất lúa kém hiệu quả sang lúa – cá trên địa bàn huyện
Ý Yên, tỉnh Nam Định. Từ đó phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả cuả mơ
hình lúa – cá; đề xuất một số phương hướng, giải pháp nhằm chuyển đổi có hiệu quả
diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang mơ hình lúa cá.
Phương pháp nghiên cứu
Luận văn chọn 4 xã đặc trưng cho sản xuất lúa – cá đó là các xã vùng trũng, ven
đê sơng Đáy có diện tích chuyển đổi lúa sang mơ hình lúa cá lớn và nằm trong vùng
quy hoạch sản xuất lúa – của huyện: xã Yên Khánh, xã Yên Tri, xã Yên Quang và Yên
Trung. Ngoài ra tham vấn ý kiến lãnh đạo huyện, cán bộ trạm khuyến nông, cán bộ xã

phụ trách cơng tác nơng nghiệp.
Để phân tích luận văn đã áp dụng các phương pháp như: phương pháp thống kê
mô tả, phương pháp so sánh. Các số liệu điều tra được tính tốn trên phần mềm excel để
đưa ra kết quả, tổng hợp ý kiến của các hộ để thấy được thực trạng chuyển đổi cũng như
sự biến động về sản xuất và đời sống của các hộ trước và sau khi chuyển đổi đất lúa
kém hiệu quả sang lúa cá.
Kết quả chính và kết luận
Luận văn đã góp phần hệ thống hóa các cơ sở lý luận và thực tiễn đánh giá hiệu
quả mơ hình chuyển đổi diện tích đất lúa kém hiệu quả sang lúa cá.
Từ kết nghiên cứu cho thấy diện tích đất lúa kém hiệu quả được chuyển đổi tăng
nhanh qua các năm. Đặc biệt là mơ hình lúa – cá là một trong những mơ hình huyện đưa
vào cơ cấu chuyển đổi cơ cấu cây trồng chiếm tỷ lệ cao trong tổng số diện tích chuyển
đổi tời 67.25 %.Trên chân đất trũng, mơ hình lúa – cá rất phát triển không những giúp

x


cải thiện đáng kể thu nhập cho bà con nông dân mà đây cịn là mơ hình giúp bảo vệ và
cải tạo mơi trường, cần được khuyến khích phát triển; còn trên các chân ruộng cao hạn
chuyển đổi sang trồng ngơ, lạc, cây rau mầu. Mơ hình khơng những đem lại hiệu quả
kinh tế cao cho bà con mà còn tạo cơng ăn việc làm, bảo vệ mơi trường.
Qua tìm hiểu, nghiên cứu thực trạng ở địa phương, có rất nhiều yếu tố ảnh
hưởng đến hiệu quả mơ hình lúa – cá. Kết quả điều tra phân tích cho thấy, các nhóm hộ
có điều kiện về đất đai, vốn, càng cao thì có xu hướng chuyển đổi càng nhiều và hiệu
quả chuyển đổi càng cao. Tuy nhiên, do hạn chế về nguồn lực và cơ sở hạ tầng còn chưa
đáp ứng được nhu cầu phát triển nên hiệu quả chuyển đổi của mơ hình chưa đạt được
mức cao nhất. Bên cạnh đó, cả thị trường đầu vào và đầu ra của hộ còn nhiều hạn chế,
đặc biệt là thị trường đầu ra đã gây ảnh hưởng khó khăn khơng nhỏ cho các hộ
Xuất phát từ thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả mơ hình lúa – cá
đề tài đã đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả của mơ hình:

- Quy hoạch vùng lúa cá trên đất lúa kém hiệu quả;
- Huy động nguồn vốn cho hộ nông dân;
- Cung cấp thông tin thị trường và phát triển thị trường tiêu thụ;
- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp;
- Tăng cường công tác khuyến nông và ứng dụng khoa học kỹ thuật.

xi


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Hoang Thi Huyen
Thesis title: Evaluating the effectiveness of the conversion from ineffective rice area
into rice–fish area in Y Yen district, Nam Dinh province.
Major: Agriculture Economics

Code: 8620115

Education organization: Vietnam National University of Agriculture
Research objectives
- To systematize theories and practice of rice-fish model and evaluate the
conversion from ineffective rice area into rice–fish model.
- To evaluate the effectiveness of conversion from ineffective rice area into rice–
fish model in Y Yen district, Nam Dinh province.
- To analyse the factors affect the effectiveness of the rice-fish model.
- To push forward solutions to increase the effectiveness of conversion from
ineffective rice land model into rice–fish model.
Methods
The research chooses 4 communes are the lowland communes along the Day
River dyke with the large area of conversion from rice to rice-fish model and in the
production planning area of the district.

The data were processed through Excel programme.
To analyse the data, the research applied methods such as descriptive statistics
method, comparative method.
Main finding and Conclusion
The research has systematized theories and practice of rice-fish model and
evaluates the conversion from ineffective rice land model into rice–fish model.
The results showed that the ineffective rice land which was conversion
increased. In the low-land, the rice-fish model accounted for a high ratio of the area
of conversion winches 67.25%. The development of rice-fish model not only helps
to significantly improve incomes for farmers but also helps to protect and improve
the environment.
The results also identified some factors affect the effectiveness of the rice-fish
model. Households which have higher capacity of land and finance are converting more
and more through time and the effectiveness of the conversion is higher. However,

xii


because of the limit of resources and the infrastructure is not enough for the demand, the
effectiveness of the conversion does not pick the highest. In addition, both the input and
output markets of the households are still limited, especially the output market has
caused a lot of difficulties for households.
The research suggests some solution to enhance the effectiveness of the model:
- Planning of fish rice areas on ineffective rice land;
- Mobilizing funds for farmer households;
- Provide market information and market development;
- Investing in infrastructure for agricultural production;
- Strengthening agricultural extension and application of science and technology.

xiii



PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Việt Nam là đất nước có nền sản xuất nơng nghiệp lâu đời được thiên
nhiên ban tặng cho những điều kiện tự nhiên thuận lợi cho trồng lúa nước, nước
ta có tiềm năng lợi thế lớn về sản xuất lúa gạo, nhất là tại đồng bằng sông Cửu
Long, đồng bằng sông Hồng. Tuy nhiên, do sự ảnh hưởng của các yếu tố thiên
tai, biến đổi khí hậu cũng như sự tác động của con người, nhiều diện tích đất lúa
đã bị ảnh hưởng, canh tác không đem lại hiệu quả. Ở nhiều địa phương trên cả
nước, hiện tượng người dân bỏ ruộng ngày càng tăng xuất như Ninh Bình, Thanh
Hóa, Nghệ An, Nam Định…mà một phần nguyên nhân là do ruộng đất xấu
không thể canh tác hoặc canh tác nhưng đem lại hiệu quả rất thấp. Chính vì vậy,
cần chuyển dổi diện tích đất lúa kém hiệu quả sang cây trồng vật nuôi khác là
một việc làm cần thiết nhằm đem lại thu nhập ổn định cho người nông dân, sử
dụng đất đai hiệu quả và góp phần phát triển kinh tế xây dựng nông thôn mới.
Nam Định là tỉnh nông nghiệp với gần 80% dân số là nông dân (khoảng
1,4 triệu người có khoảng hơn 103.497, 97 ha đất nơng nghiệp, trong đó đất trồng
lúa chiếm tới 42,09% (UBND tỉnh Nam Định) Tuy nhiên, việc sản xuất lúa tại
một số diện tích như: chân ruộng cao khó khăn về nước tưới, ruộng trũng thường
xuyên ngập úng, nhiễm mặn… đều không đạt hiệu quả kinh tế cao, thậm chí cịn
khơng có lãi. Theo ngành NN- PTNT tỉnh Nam Định, năm 2015, có hơn 5.600 hộ
nông dân tại địa phương bỏ hoang 533 ha đất nông nghiệp hai vụ lúa ( Ngọc
Ánh, 2015). Từ thực trạng trên chính quyền địa phương trong tỉnh cần phải nỗ
lực tìm ra giải pháp chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật ni; mơ hình chuyển đổi
trên diện tích đất lúa kém hiệu quả sang cây trồng vật ni khác có giá trị kinh tế
cao, nâng cao hiệu quả sản xuất cho nông dân. Những năm qua, ngành Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với các địa phương thực hiện chuyển
đổi trên 5.000ha đất trồng lúa hiệu quả thấp sang các loại cây trồng, con ni có
giá trị và cho hiệu quả kinh tế cao. Thực hiện chỉ đạo của Bộ NN-PTNT về tái cơ

cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, mô hình lúa - cá kết hợp
được Trung tâm Chuyển giao công nghệ và khuyến nông (Viện Khoa học nông
nghiệp Việt Nam) kết hợp với Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1 triển khai
Nam Định. Việc chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang các mơ hình sản
xuất mới đã giúp hình thành nhiều vùng sản xuất nơng nghiệp, thuỷ sản tập

1


trung, cho sản lượng lớn, sạch và thân thiện với môi trường. Giá trị lợi nhuận
mang lại từ các mô hình chuyển đổi cao hơn trồng lúa từ 3-10 lần, góp phần thực
hiện thành cơng Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, tăng thu nhập, cải thiện đời
sống dân cư nông thôn và xây dựng thành công nông thôn mới tại các địa phương.
Ý Yên là một huyện với sản xuất nơng nghiệp là chủ yếu, với tổng diện
tích tự nhiên năm 2017 là 24173 ha, diện tích đất nông nghiệp chiếm 70,1%, lao
động nông nghiệp chiếm tới 70,78 % tổng lao động toàn huyện (Chi cục Thống
kê huyện Ý n, 2017). Huyện Ý n có diện tích đất lúa kém hiệu quả khá hơn
hơn 1500 ha và mỗi vụ có tới hơn 200 ha diện tích ruộng bỏ hoang. Tính đến hết
năm 2017 huyện đã chuyển được 1187 ha đất lúa kém hiệu quả sang sản xuất các
loại cây trồng và vật ni có giá trị và năng suất cao. Trong đó diện tích đất lúa
kém hiệu quả chuyển đổi sang lúa – cá 745 ha đã giúp nâng cao đời sống bà con
nông dân, bộ mặt nông thơn ngày được đổi mới (Phịng NN&PTNT huyện Ý
n, 2017). Mơ hình lúa – cá mang lại hiệu quả cao khơng chỉ về mặt kinh tế mà
cịn giúp cải tạo môi trường từ việc sử dụng những nguồn thức ăn tự nhiên, hạn
chế thuốc bảo vệ thực vật tiết kiệm chi phí sản xuất. Tuy nhiên, việc chuyển đổi
diện tích đất lúa kém hiẹu quả sang lúa cá diễn ra còn chậm và manh mún, việc
mở rộng còn hạn chế. Bên cạnh đó, chất lượng sản phẩm chưa đủ sức cạnh tranh,
chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường, chưa có sự liên kết sản xuất theo
chuỗi, gắn với sản xuất chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Vậy có những yếu tố nào
ảnh hưởng đến chuyển đổi diện tích đất lúa kém hiệu quả sang lúa cá ở huyện Ý

Yên, những hạn chế còn tồn tại là do đâu? Có những giải pháp nào nhằm đẩy
mạnh chuyển đổi diện tích đất lúa kém hiệu quả sang lúa cá ở nơi đây?
Xuất phát từ nhu cầu thực tế vì vậy tơi chọn đề tài: “Đánh giá hiệu quả
mơ hình chuyển đổi diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả sang lúa cá trên địa
bàn huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn cũng như thực trạng
chuyển đổi diện tích đất lúa kém hiệu quả sang lúa – cá trên địa bàn huyện Ý Yên,
tỉnh Nam Định; từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy, nâng cao hiệu quả
quá trình chuyển đổi diện tích đất lúa kém hiệu quả sang lúa – cá cho địa bàn
nghiên cứu trong thời gian tới.

2


1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cở sở lý luận và thực tiễn về chuyển đổi đất lúa kém hiệu
quả sang lúa – cá.
- Đánh giá hiệu quả và phân tích yếu tố ảnh hưởng của mơ hình chuyển
đổi diện tích đất lúa kém hiệu quả sang lúa – cá trên địa bàn huyện Ý Yên,
tỉnh Nam Định.
- Đề xuất một số phương hướng, giải pháp nhằm chuyển đổi có hiệu quả
diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang mơ hình lúa cá trên đị bàn huyện Ý Yên,
tỉnh Nam Định.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Thực trạng sản xuất, quy mơ diện tích mơ hình lúa cá thế nào?
- Những yếu tố nào tác động đến mơ hình chuyển đổi?
- Giải pháp để mơ hình sản xuất có hiệu quả trong thời gian tới?
1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nội dung liên quan đến vấn đề
chuyển đổi diện tích đất lúa kém hiệu quả sang lúa - cá . Các nội dung này được
thể hiện qua các đối tượng điều tra sau:
- Hộ nông dân chuyển đổi chuyển đổi diện tích đất lúa kém hiệu quả sang
lúa - cá.
- Cán bộ phụ trách nông nghiệp của huyện Ý Yên.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
1.4.2.1. Phạm vi nội dung
- Đề tài tập trung nghiên cứu các nội dung liên quan đến chuyển đổi diện
tích đất lúa kém hiệu quả sang mơ hình lúa - cá tại huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định.
1.4.2.2. Phạm vi không gian
Đề tài được nghiên cứu tại huyện Ý Yên Nam Định. Một số nội dung
nghiên cứu tại các hộ dân, cơ quan chính quyền địa phương trên địa bàn huyện.
1.4.2.3. Phạm vi thời gian
- Dữ liệu thứ cấp phục cho nghiên cứu thu thập từ năm 2015-2017.

3


- Dữ liệu sơ cấp phục vụ cho nghiên cứu này được khảo sát từ năm 2017.
- Các giải pháp đề xuất trong thời gian tới.
1.5. Những đóng mới của luận văn
1.5.1. Những đóng mới của luận văn về lý luận
- Đề tài đã hệ thống cơ sở lý luận về chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi
trên đất lúa và chuyển đổi diện tích đất lúa kém hiệu quả sang lúa cá.
- Đất lúa và hiệu quả sử dụng đất lúa
1.5.2. Những đóng mới của luận văn về thực tiễn
- Cơ sở thực tiễn về mơ hình chuyển đổi diện tích đất lúa kém hiệu quả
sang lúa cá:

- Một số nước trên thế giới
- Một số tỉnh trong cả nước
- Một số địa phương tại Nam Định.

4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Một số khái niệm liên quan
2.1.1.1. Khái niệm mơ hình, mơ hình lúa cá
Thực tiễn hoạt động của đời sống, kinh tế, xã hội rất phong phú, đa
dạng và phức tạp, người ta có thể sử dụng nhiều công cụ và phương pháp
nghiên cứu để tiếp cận. Mỗi cơng cụ và phương pháp nghiên cứu có những ưu
thế riêng được sử dụng trong điều kiện và hoàn cảnh cụ thể. Mơ hình là một
trong những phương pháp nghiên cứu được sử dụng rộng rãi đặc biệt trong
nghiên cứu khoa học. Theo các cách tiếp cận khác nhau thì mơ hình có những
quan niệm, nội dung và cách hiểu riêng. Góc độ tiếp cận về mặt vật lý học thì mơ
hình là vật cùng hình dạng nhưng thu nhỏ lại. Khi tiếp cận sự vật để nghiên cứu
thì coi mơ hình là sự mơ phỏng cấu tạo và hoạt động của một vật để trình bày và
nghiên cứu. Khi mơ hình hố đối tượng nghiên cứu thì mơ hình sẽ được trình bày
đơn giản về một vấn đề phức tạp, giúp cho ta dễ nhận biết được đối tượng nghiên
cứu. Mơ hình cịn được coi là hình ảnh quy ước của đối tượng nghiên cứu và còn
là kiểu mẫu về một hệ thống các mối quan hệ hay tình trạng kinh tế (Hà Thị
Minh Huế, 2005).
Như vậy, mơ hình có thể có các quan điểm khác nhau, sự khác nhau tuỳ
thuộc vào góc độ tiếp cận và mục đích nghiên cứu, nhưng khi sử dụng mơ hình
người ta đều có chung một qua điểm là dùng để mơ phỏng đối tượng nghiên cứu.
Mơ hình là hình mẫu để mô phỏng hoặc thể hiện đối tượng nghiên cứu,
được diễn đạt hết sức ngắn gọn, phản ánh những đặc trưng cơ bản nhất và giữ

nguyên được bản chất của đơi tượng nghiên cứu (Hà Thị Minh Huế, 2005).
Mơ hình canh tác là hình mẫu trong canh tác, thể hiện sự kết hợp của các
nguồn lực trong điều kiện canh tác cụ thể, nhằm đạt được mục tiêu sản lượng và
lợi ích kinh tế (Hà Thị Minh Huế, 2005).
Mơ hình sản xuất là hình mẫu sản xuất, thể hiện sự kết hợp giữa các
nguồn lực trong các điều kiện cụ thể nhằm đạt được mục tiêu về sản phẩm và lợi
ích kinh tế (Hà Thị Minh Huế, 2005).
Mơ hình lúa cá là sự kết hợp giữa trồng lúa và nuôi cá trên cùng một đơn

5


vị diện tích. Mơ hình lúa cá có hai hình thức chủ yếu nuôi cá lúa hiện nay là nuôi
xen canh và nuôi luân canh (Phạm Văn Dân, 2015).
- Nuôi xen canh: Cấy lúa và nuôi cá trong cùng một thời vụ, lúa cấy sau
khi hoàn tất đẻ nhánh mới thả cá giống vào ruộng, thu hoạch cá thường tiến hành
sau khi gặt lúa (Phạm Văn Dân, 2015).
- Nuôi luân canh: Cấy một vụ lúa và thu hoạch xong rồi dâng nước để
nuôi một vụ cá (Phạm Văn Dân, 2015).
2.1.1.2.Khái niệm chuyển đổi cây trồng vật nuôi trên đất lúa
Cơ cấu cây trồng, vật nuôi là thành phần các giống và loại cây, con được
bố trí theo khơng gian và thời gian trong hệ sinh thái nông nghiệp nhằm tận dụng
hợp lý các nguồn lợi về tự nhiên, kinh tế - xã hội sẵn có của vùng. Cơ cấu cây
trồng,vật nuôi là một phận của cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nó cịn là một nội
dung chủ yếu của hệ thống canh tác nông nghiệp (Đào Xuân Kiên, 2012).
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi là chuyển từ trạng thái cây trồng,
vật nuôi cũ sang trạng thái cây trồng, vật nuôi mới để nâng cao năng suất lao
động và hiệu quả kinh tế, phát triển những cây trồng, vật ni có triển vọng trên
thị trường, có giá trị gia tăng cao (Đào Xuân Kiên, 2012).
Chuyển đổi cây trồng, vật nuôi là việc thay đổi cây trồng, vật nuôi theo

mùa vụ gieo trồng, thay đổi thành phần cây trồng, vật ni trong từng vụ hay
thay đổi tỷ lệ diện tích các loại cây trồng, vật nuôi khác nhau trong một vùng sản
xuất nơng nghiệp, nhằm mục đích sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên
của vùng, đồng thời tạo ra hiệu quả kinh tế cao hơn cho người nông dân trên một
đơn vị diện tích (Nguyễn Văn Quy, 2007).
2.1.1.3. Khái niệm đất lúa và đất lúa kém hiệu quả
a. Khái niệm và phân loại đất nông nghiệp
* Khái niệm
Khái niệm đất nông nghiệp được định nghĩa là đất sử dụng vào mục đích
sản xuất, nghiên cứu, về nơng nghiệp, lâm nghiệp, ni trồng thuỷ sản, làm
muối và mục đích bảo vệ, phát triển rừng. Đất nông nghiệp bao gồm đất sản xuất
nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối và đất nông
nghiệp khác (Bùi Nữ Hồng Anh, 2013).
Đất nơng nghiệp là đất được xác định chủ yếu để sử dụng vào sản xuất

6


nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản hoặc nghiên cứu
thí nghiệm về nơng nghiệp (Nguyễn Thế Hải, 2008).
Điều 42 Luật Đất đai năm 1993 có định nghĩa: “Đất nông nghiệp là đất
được xác định chủ yếu để sử dụng vào sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn
ni, ni trồng thủy sản hoặc nghiên cứu thí nghiệm về nông nghiệp”.
* Phân loại
Theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Luật Đất đai năm 2003, đất nông
nghiệp được phân loại thành:
- Đất trồng cây hàng năm: bao gồm đất lúa và đất trồng cây hàng năm khác.
- Đất trồng cây lâu năm.
- Đất lâm nghiệp.
- Đất nuôi trồng thủy sản.

- Đất làm muối.
- Đất nông nghiệp khác.
b. Khái niệm đất lúa
Đất trồng lúa: Là ruộng, nương rẫy trồng lúa từ một vụ trở lên hoặc trồng lúa
kết hợp với sử dụng vào các mục đích khác nhau được pháp luật cho phép nhưng
trồng lúa là chính; bao gồm đất chuyên trồng lúa nước, đất trồng lúa còn lại, đất
trồng lúa nương (Bùi Nữ Hoàng Anh, 2013).
Theo Nghị định số 35/2015/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày
13/04/2015, đất trồng lúa được định nghĩa như sau: “Đất trồng lúa là đất có các điều
kiện phù hợp để trồng lúa, bao gồm đất chuyên trồng lúa nước và đất lúa khác.”
Đất chuyên trồng lúa nước là đất trồng được hai vụ lúa nước trở lên
trong năm.
Đất trồng lúa khác bao gồm đất trồng lúa nước còn lại và đất trồng lúa
nương.
Đất trồng lúa nước còn lại là đất chỉ phù hợp trồng được một vụ lúa nước
trong năm.
c. Khái niệm đất lúa kém hiệu quả
Theo Trần Quỳnh Anh (2016), đất lúa kém hiệu quả là đất lúa khi canh

7


tác đem lại thu nhập thấp hoặc khơng có thu nhập. Để đánh giá đất lúa kém hiệu
quả, có thể căn cứ vào các chỉ tiêu sau đây:
- Số vụ lúa trồng được trong năm.
- Giá trị sản xuất.
- Thu nhập hỗn hợp.
- Thu nhập hỗn hợp trên một công lao động.
Trên thực tế cho thấy, khi canh tác trên đất lúa kém hiệu quả, các chỉ tiêu
trên chỉ đạt được khoảng từ 1/3 đến 1/2 so với đất lúa thông thường.

2.1.1.4. Hiệu quả chuyển đổi đất lúa
a. Khái quát về hiệu quả
*Khái quát về hiệu quả
Hiệu quả phản ánh quan hệ so sánh giữa kết quả thu được với chi phí bỏ
ra để đạt được kết quả đó (Nguyễn Bạch Nguyệt và Từ Quang Phương, 2007).
Khi xem xét đến hiệu quả trong sử dụng đất lúa, hiệu quả sẽ được xem xét
dưới 3 khía cạnh: hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường (Trần
Quỳnh Anh (2016).
*Phân loại hiệu quả
Theo các tác giả Nguyễn Bạch Nguyệt và Từ Quang Phương (2007), hiệu
quả thường được phân loại theo các tiêu thức sau đây:
- Theo lĩnh vực hoạt động của xã hội: hiệu quả bao gồm hiệu quả kinh tế,
hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả xã hội, hiệu quả quốc phịng.
- Theo phạm vi lợi ích: hiệu quả bao gồm hiệu quả tài chính và hiệu quả
kinh tế xã hội.
- Theo mức độ phát sinh: hiệu quả bao gồm hiệu quả trực tiếp và hiệu quả
gián tiếp.
- Theo cách tính tốn: hiệu quả bao gồm hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả
tương đối. Hiệu quả tuyệt đối được tính bằng hiệu số giữa kết quả và chi phí.
Hiệu quả tương đối được tính bằng tỷ số giữa kết quả và chi phí.
b. Hiệu quả kinh tế
*Khái niệm hiệu quả kinh tế

8


Hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh chất lượng của các hoạt động
kinh tế. Theo ngành thống kê định nghĩa thì hiệu quả kinh tế là một phạm trù
kinh tế, biểu hiện của sự tập trung phát triển theo chiều sâu, phản ánh trình độ
khai thác các nguồn lực kinh tế và chi phí các nguồn lực trong quá trình sản xuất.

Nâng cao hiệu quả kinh tế là một tất yếu của mọi nền sản xuất xã hội, yêu cầu
của công tác quản lý kinh tế buộc phải nâng cao chất lượng các hoạt động kinh tế
làm xuất hiện phạm trù kinh tế. Nền kinh tế của mỗi quốc gia đều phát triển theo
hai chiều rộng và sâu, phát triển theo chiều rộng là huy động mọi nguồn lực vào
sản xuất, tăng đầu tư chi phí vật chất, lao động, kỹ thuật, mỏ mang thêm nhiều
ngành nghề. Phát triển theo chiều sâu là đẩy mạnh việc áp dụng các tiến bộ kỹ
thuật và cộng nghệ sản xuất, tiến hành hiện đại hố, tăng cường chun mơn hố
và hợp tác hố, nâng cao trình độ sử dụng các nguồn lực, chú trọng chất lượng
sản phẩm và dịch vụ. Phát triển theo chiều sâu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế.
Hiệu quả kinh tế là tiêu chuẩn cao nhất của mọi sự lựa chọn kinh tế của các tổ
chức kinh tế trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước (Hà Thị
Minh Huế, 2005).
Khi nói đến hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp, người ta
thường nói đến mối quan hệ giữa hiệu quả kĩ thuật, hiệu quả phân bổ và hiệu quả
kinh tế.
Theo Đỗ Kim Chung (2009) hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả kinh tế, hiệu quả
phân bổ được định nghĩa như sau:
Hiệu quả kỹ thuật (Technical Effciency) là số lượng sản phẩm có thể đạt
được trên một đơn vị chi phí đầu vào hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất trong
những điều kiện cụ thể về kỹ thuật hay công nghệ áp dụng vào nông nghiệp.
Hiệu quả kỹ thuật được áp dụng phổ biến trong kinh tế vi mô để xem xét tình
hình sử dụng nguồn lực từng nguồn lực cụ thể. Nó chỉ ra rằng một đơn vị nguồn
lực dùng vào sản xuất sẽ đem lại bao nhiêu đơn vị sản phẩm. Hiệu quả kỹ thuật
của việc sử dụng các nguồn lực trong sản xuất nông nghiệp được thể hiện thông
qua mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra, giữa các đầu vào với nhau và giữa các
sản phẩm khi nông dân ra quyết định sản xuất. Hiệu quả kỹ thuật phụ thuộc nhiều
vào bản chất kỹ thuật và công nghệ áp dụng vào sản xuất nông nghiệp, kỹ năng
của người sản xuất cũng như môi trường kinh tế xã hội mà trong đó kỹ thuật
được áp dụng. Hiệu quả kỹ thuật chỉ là điều kiện cần cho hiệu quả kinh tế, đôi
khi hiệu quả kỹ thuật cao nhưng vẫn khơng có lãi. Do đó cần phải xem xét thêm


9


một khái niệm nữa là hiệu quả phân bổ (Đỗ Kim Chung và cs., 2009).
Hiệu quả phân bổ (Price Efficiency) là chỉ tiêu hiệu quả trong đó các yếu
tố giá sản phẩm và giá đầu vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm
trên một đồng chi phí thêm về đầu vào hay nguồn lực. Thực chất của hiệu quả
phân bổ là hiệu quả kỹ thuật có tính đến các yếu tố về giá của đầu vào và giá của
đầu ra. Vì thế nó cịn được gọi là hiệu quả giá. Việc xác định hiệu quả này giống
như xác định các điều kiện về lý thuyết biên để tối đa hóa lợi nhuận. Điều đó có
nghĩa là giá trị biên của sản phẩm phải bằng giá trị chi phí biên của nguồn lực sử
dụng vào sản xuất (Đỗ Kim Chung và cs., 2009).
Hiệu quả kinh tế (Economic Efficiency) là phạm trù kinh tế mà trong đó
sản xuất đạt cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. Điều đó có nghĩa là cả hai
yếu tố hiện vật và giá trị được tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực
trong nông nghiệp. Nếu chỉ đạt được một trong yếu tố hiệu quả kỹ thuật hay hiệu
quả phân bổ mới là điều kiện cần chứ chưa phải là điều kiện đủ cho đạt hiệu quả
kinh tế. Chỉ khi nào việc sử dung nguồn lực đạt cả chỉ tiêu hiệu quả kỹ thuật và
phân bổ thì khi đó mới đạt được hiệu quả kinh tế ( Đỗ Kim Chung và cs., 2009).
* Phân loại hiệu quả kinh tế
Theo Hà Thị Minh Huế (2005), xét trong phạm vi và đối tượng của các
hoạt động kinh tế thì có thể phân chia hiệu quả kinh tế như sau:
- Hiệu quả kinh tế quốc dân: Là hiệu quả kinh tế tính chung trên phạm vi
quy mơ tồn bộ nền kinh tế.
- Hiệu quả kinh tế ngành: Là hiệu quả kinh tế xác định riêng đối với trong
ngành sản xuất vật tư như: Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp,
thương mại dịch vụ… Trong từng nàh lớn bị phân chia theo từng ngành hẹp hơn
như trong nơng nghiệp có: Trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản.
- Hiệu quả kinh tế theo vùng, lãnh thổ là hiệu quả kinh tế được tính tốn

và xem xét, phân tích theo từng vùng, địa phương riêng biệt.
- Hiệu quả kinh tế theo đơn vị sản xuất được tính tốn cho doanh nghiệp,
cơng ty, trang trại … thuộc các thành phần kinh tế.
Hiệu quả kinh tế của mơ hình canh tác là hiệu quả đem lại trên một đơn vị
diện tích canh tác trong một năm, nó là kết quả của q trình đầu tư các nguồn
lực vật chất và lao động sống cũng như nguồn lực quản lý thong qua quá trình

10


sinh học để tạo ra sản phẩm và đem lại hiệu quả thơng qua thị trường, quan hệ
hang hố tiền tệ nước (Hà Thị Minh Huế, 2005).
Hiệu quả kinh tế mơ hình canh tác là một bộ phận của hiệu quả kinh tế xã hội
nói chung nên tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả kinh tế của mơ hình phải xuất phát
đầu tiên từ khả năng đáp ứng nhưng nhu cầu tiêu dùng đa dạng của xã hội với sự tiết
kiệm lớn nhất về chi phí và tiêu hao tài ngun. Mặt khác mơ hình canh tác phải đi
sâu vào sản xuất hàng hố, hồ nhập với thị trường thế giới thực hiện cạnh tranh góp
phần cơng nghiệp hố hiện đại hoá đất nước (Hà Thị Minh Huế, 2005).
Đánh giá hiệu quả của mơ hình canh tác phải phù hợp với đặc điểm và
trình độ phát triển nơng nghiệp của từng thời kỳ và có thể so sánh động thái phát
triển của các thời kỳ. Nếu phương pháp và chỉ tiêu đánh giá đúng đắn sẽ kích
thích sản xuất phát triển và tăng cường mức độ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật
trong các hoàn cảnh cụ thể (Hà Thị Minh Huế, 2005).
* Nội dung của hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế luôn liên quan đến các yếu tố tham gia vào quá trình sản
xuất kinh doanh. Hiệu quả kinh tế phải được tính bằng tổng giá trị trong một giai
đoạn nhất định, phải trên bình quân của vùng, hiệu quả vốn đầu tư phải lớn hơn
lãi xuất tiền cho vay ngân hàng. Chất lượng sản phẩm phải đạt tiêu chuẩn tiêu thụ
trong, ngài nước, hệ thống giảm mức thấp nhất thiệt hại (rủi ro) do thiên tai, sâu
bệnh… Hiệu quả kinh tế được hiểu là mối tương quan giữa lượng kết quả đạt

được và lượng chi phí bỏ ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết quả đạt
được là phần giá trị thu được của sản phẩm đầu ra, lượng chi phí bỏ ra là phần
giá trị của các nguồn lực đầu vào. Mối tương quan đó cần xét cả phần so sánh
tuyệt đối và tương đối cũng như xem xét mối quan hệ chặt chẽ giữa hai đại lượng
đó (Nguyễn Thế Hải, 2008).
- Xác định các yếu tố đầu ra: đây là công việc xác định mục tiêu đạt được,
các kết quả đạt được có thể là giá trị sản xuất, khối lượng sản phẩm, giá trị sản
phẩm, giá trị gia tăng, lợi nhuận (Nguyễn Thế Hải, 2008).
- Xác định các yếu tố đầu vào: đó là chi phí sản xuất, chi phí dịch vụ, chi
phí lao động....
Đánh giá hiệu quả kinh tế của sản xuất nông nghiệp trong điều kiện kinh
tế thị trường, việc xác định các yếu tố đầu vào, đầu ra (Nguyễn Thế Hải, 2008).
c. Hiệu quả xã hội

11


×