Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Giải pháp tăng cường công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (903.45 KB, 104 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

PHẠM ĐỨC QUANG

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CƠNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ
ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGỒI QUỐC DOANH
TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ PHÚ THỌ, TỈNH PHÚ THỌ

Ngành:

Quản lý Kinh tế

Người hướng dẫn khoa học:

TS Nguyễn Phúc Thọ

Mã ngành:

8340410

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan, đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Tất cả các
nguồn số liệu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa hề dùng để bảo vệ
một học vị khoa học nào. Các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ
nguồn gốc.
Hà Nội, ngày tháng

năm 2018



Tác giả luận văn

Phạm Đức Quang

i


LỜI CẢM ƠN
Em xin được chân thành cảm ơn ban Lãnh đạo Học Viện Nông nghiệp Việt
Nam, Viện Sau đại học cùng các cán bộ, giảng viên đã giảng dạy, hướng dẫn, giúp đỡ
em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành bản luận văn tốt nghiệp.
Đặc biệt, em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Phúc Thọ - là
giáo viên trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành luận văn này.
Em xin chân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của ban lãnh đạo và tập thể Chi
cục thuế Thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ đã tạo điều kiện cho em thu thập số liệu, những
thông tin cần thiết để hoàn thành luận văn.
Dù đã hết sức cố gắng, song chắc chắn luận văn không tránh khỏi những thiết
sót, em rất mong nhận được sự chia sẻ và những ý kiến đóng góp quý báu!
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng

năm 2018

Tác giả luận văn

Phạm Đức Quang

ii



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................. I
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................... II
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................................... VI
DANH MỤC BẢNG ..................................................................................................... VII
DANH MỤC SƠ ĐỒ ................................................................................................... VIII
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ............................................................................................. IX
PHẦN 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1.1.

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.................................................................... 1

1.2.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU............................................................................. 2

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................. 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................. 2

1.3.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................................................. 2

1.3.1.


Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 2

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 2

1.4.

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN .............................................. 3

1.4.1.

Về lý luận ......................................................................................................... 3

1.4.2.

Về thực tiễn ...................................................................................................... 3

PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ THUẾ DOANH
NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH.................................................................. 4
2.1.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THUẾ DOANH NGHIỆP NGOÀI
QUỐC DOANH ............................................................................................... 4

2.1.1.

Một số khái niệm .............................................................................................. 4


2.1.2.

Sự cần thiết phải tăng cường quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối
với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh .......................................................... 7

2.1.3.

Vai trò và chức năng của quản lý thuế nói chung và doanh nghiệp NQD
nói riêng............................................................................................................ 9

2.1.4.

Các sắc thuế áp dụng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh ..................... 10

2.1.5.

Đặc điểm quản lý thuế doanh nghiệp ngoài quốc doanh................................ 12

2.1.6.

Quy trình quản lý thuế doanh nghiệp ngồi quốc doanh................................ 12

2.1.7.

Nội dung quản lý thuế doanh nghiệp ngoài quốc doanh ................................ 13

iii


2.1.8.


Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế đối với DNNQD .............. 16

2.2.

CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ THUẾ DOANH NGHIỆP
NGOÀI QUỐC DOANH Ở TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC ........................... 22

2.2.1.

Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về quản lý thuế doanh
nghiệp ngoài quốc doanh................................................................................ 22

2.2.2.

Kinh nghiệm của một số tỉnh trong nước về quản lý thuế doanh nghiệp
ngoài quốc doanh ........................................................................................... 26

PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................. 31
3.1.

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ......................................................... 31

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên .......................................................................................... 31

3.1.2.

Tình hình phát triển kinh tế - xã hội ............................................................... 32


3.2.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................. 36

3.2.1.

Phương pháp thu thập số liệu ......................................................................... 36

3.2.2.

Phương pháp xử lý và phân tích số liệu ......................................................... 37

3.2.3.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ......................................................................... 38

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .............................................. 40
4.1.

TỔNG QUAN VỀ THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC
DOANH TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ PHÚ THỌ ............................................ 40

4.1.1.

Tổ chức bộ máy quản lý thuế tại địa bàn ....................................................... 40

4.1.2.

Số lượng doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn Thị xã Phú Thọ ....... 43


4.1.3.

Kết quả thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn giai đoạn 2014 – 2016 ........... 45

4.2.

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC
DOANH TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ PHÚ THỌ ............................................ 45

4.2.1.

Cơng tác lập dự tốn thu thuế......................................................................... 45

4.2.2.

Tổ chức thực hiện dự toán .............................................................................. 47

4.3.

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC QUẢN LÝ THUẾ DOANH
NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH CỦA CHI CỤC THUẾ THỊ XÃ PHÚ
THỌ ................................................................................................................ 59

4.3.1.

Các yếu tố chủ quan ....................................................................................... 59

4.3.2.


Các yếu tố khách quan ................................................................................... 65

4.4.

ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ THUẾ DOANH
NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI CHI CỤC THUẾ THỊ XÃ PHÚ
THỌ ................................................................................................................ 67

iv


4.4.1.

Quan điểm định hướng đối với công tác quản lý thuế doanh nghiệp
NQD tại Chi cục thuế Thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ .................................... 67

4.4.2.

Một số giải pháp quản lý thuế doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa
bàn Thị xã Phú Thọ ........................................................................................ 69

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................ 84
5.1.

KẾT LUẬN .................................................................................................... 84

5.2.

KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 85


5.2.1.

Kiến nghị đối với Chính phủ .......................................................................... 85

5.2.2.

Đối với Tổng cục Thuế - Bộ Tài chính .......................................................... 87

TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 88
PHỤ LỤC ....................................................................................................................... 89

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa Tiếng Việt

CBCC

Cán bộ, công chức

CNTT

Công nghệ thông tin

ĐKKD

Đăng ký kinh doanh


ĐKT

Đăng ký thuế

DN

Doanh nghiệp

GTGT

Giá trị gia tăng

HĐND - UBND

Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân

HS

Hồ sơ

HTX

Hợp tác xã

KBNN

Kho bạc nhà nước

KTXH


Kinh tế xã hội

MG

Miễn giảm

MST

Mã số thuế

NNT

Người nộp thuế

NQD

Ngoài quốc doanh

NSNN

Ngân sách nhà nước

QD

Quốc doanh

QLNN

Quản lý nhà nước


SXKD

Sản xuất kinh doanh

TN

Thu nhập

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

VPHC

Vi phạm hành chính

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Kết quả phát triển kinh tế Thị xã Phú Thọ giai đoạn 2014 - 2016 ............... 35
Bảng 3.2. Số lượng, cơ cấu doanh nghiệp được khảo sát............................................. 36
Bảng 4.1. Số lượng và chất lượng cán bộ, công chức của Chi cục Thuế ..................... 43
Bảng 4.2. Số lượng doanh nghiệp ngoài quốc doanh ................................................... 44
Bảng 4.3. Quy mơ vốn của doanh nghiệp ngồi quốc doanh năm 2016 ...................... 44

Bảng 4.4. Kết quả thu ngân sách nhà nước khu vực doanh nghiệp ngoài quốc
doanh giai đoạn 2014 - 2016 ........................................................................ 45
Bảng 4.5. Dự toán thu NSNN trên địa bàn TX Phú Thọ .............................................. 46
Bảng 4.6. Dự toán thu thuế doanh nghiệp NQD giai đoạn 2014 – 2016...................... 47
Bảng 4.7. Số lượng doanh nghiệp cấp mới mã số thuế ................................................ 48
Bảng 4.8. Thống kê mức độ tuân thủ của NNT nộp tờ khai thuế năm 2016 ................ 49
Bảng 4.9. Kết quả xử phạt đối với hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế của doanh
nghiệp NQD ................................................................................................. 49
Bảng 4.10. Kết quả khai thuế, nộp thuế của doanh nghiệp bằng phương thức điện tử ........ 50
Bảng 4.11. Tình hình quản lý nợ thuế các doanh nghiệp NQD của Chi cục thuế
TX Phú Thọ.................................................................................................. 51
Bảng 4.12. Các biện pháp đôn đốc thu nợ đã áp dụng đối với doanh nghiệp NQD
của Chi cục thuế TX Phú Thọ ...................................................................... 52
Bảng 4.13. Kết quả công tác kiểm tra thuế tại Chi cục thuế Thị xã Phú Thọ ................. 54
Bảng 4.14. Tình hình xử lý các vi phạm thuộc Chi cục thuế TX Phú Thọ ..................... 56
Bảng 4.15. Đánh giá của người nộp thuế về công tác đăng ký, kê khai, thu nộp
thuế của Chi cục Thuế Thị xã Phú Thọ........................................................ 57
Bảng 4.16. Đánh giá của người nộp thuế về cơng tác hồn thuế, gia hạn nộp thuế,
xóa nợ tiền thuế, tiền phạt của Chi cục Thuế TX Phú Thọ .......................... 58
Bảng 4.17. Đánh giá của các DNNQD về chính sách thuế và trách nhiệm của Chi
cục Thuế trong quản lý thuế......................................................................... 58
Bảng 4.18. Tình hình kiểm tra thuế doanh nghiệp NQD của Chi cục Thuế năm
2016.............................................................................................................. 63

vii


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 4.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy Chi cục Thuế ........................................................... 42
Sơ đồ 4.2. Các bước xây dựng kế hoạch quản lý thuế ................................................... 71


viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Phạm Đức Quang
Tên luận văn: "Giải pháp tăng cường công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp ngoài
quốc doanh trên địa bàn Thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ"
Mã số: 8340410

Ngành: Quản lý kinh tế
Cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Trên địa bàn thị xã Phú Thọ hiện này có gần 200 doanh nghiệp ngoài quốc
doanh (DNNQD) đang hoạt động và làm nghĩa vụ đóng thuế đem lại nguồn thu đáng kể
cho ngân sách Thị xã. Tuy nhiên, công tác quản lý thu thuế đối với các doanh nghiệp
nói chung và các doanh nghiệp ngồi quốc doanh nói riêng hiện nay vẫn cịn nhiều bất
cập về quy trình quản lý, ứng dụng công nghệ tin học trong quản lý, bố trí nguồn nhân
lực, trình độ của một số cơng chức thuế chưa đáp ứng được yêu cầu công cuộc cải cách
hành chính, hiện đại hóa ngành thuế. Xuất phát từ yêu cầu quản lý thuế nói chung và
quản lý thuế doanh nghiệp ngồi quốc doanh nói riêng, để phản ánh trung thực, khách
quan tình hình hiện tại và khắc phục những nhược điểm, tồn tại của công tác quản lý
thuế đối với các doanh nghiệp ngồi quốc doanh, tơi chọn đề tài: "Giải pháp tăng cường
công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn Thị xã Phú
Thọ, tỉnh Phú Thọ".
Mục tiêu nghiên cứu chính là đánh giá thực trạng quản lý thuế doanh nghiệp
ngoài quốc doanh và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cơng tác quản lý thuế doanh
nghiệp ngồi quốc doanh trên địa bàn Thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thực trạng và giải pháp nhằm tăng cường quản lý
thuế doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn Thị xã Phú Thọ. Đối tượng khảo sát là

các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn Thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ.
Nghiên cứu đã bàn luận những khái niệm về thuế và quản lý thuế, ý nghĩa và
vai trò của thuế đối với việc phát triển kinh tế – xã hội của địa phương. Bên cạnh đó,
nghiên cứu cũng tổng hợp những đặc điểm cơ bản về quản lý thuế doanh nghiệp ngoài
quốc doanh. Nội dung nghiên cứu tập trung vào những hoạt động quản lý thu thuế nhằm
phát huy nhân tố tích cực, ngăn chặn những biểu hiển tiêu cực, xử lý nghiêm minh
những trường hợp vi phạm quy chế, quy trình trong việc tổ chức thu thuế cũng như các
nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế.
Địa bàn nghiên cứu được thực hiện trên địa bàn thị xã Phú Thọ, nơi số thu về
thuế hàng năm tuy không nhiều, chưa đủ đáp ứng nhu cầu chi tiêu của địa phương,
nhưng kinh tế ngoài quốc doanh đã đóng góp một phần khơng nhỏ vào tổng thu ngân

ix


sách của địa phương. Đề tài sử dụng phương pháp chọn điểm nghiên cứu; phương pháp
thu thập thông tin và số liệu, phân tích và xử lý số liệu. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
gồm các chỉ tiêu phản ánh thực trạng công tác thu thuế, và chỉ tiêu phản ánh công tác
quản lý của cơ quan thuế.
Nghiên cứu phân tích, đánh giá thực trạng quản lý thuế DNNQD trên địa bàn
Thị xã Phú Thọ cho thấy những kết quả đạt được như sau: Số lượng doanh nghiệp được
kiểm tra qua các năm đều vượt so với kế hoạch đã xây dựng thể hiện Chi cục thuế đã
quan tâm bố trí về thời gian, nguồn nhân lực để thực hiện công tác chống thất thu ngân
sách. Tuy nhiên, công tác quản lý thuế trên địa bàn vẫn tồn tại nhiều hạn chế: công tác
kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế chưa được Chi cục thuế coi trọng đúng
mức; cơ sở dữ liệu phục vụ công tác kiểm tra chưa đầy đủ; trình độ, năng lực của cán bộ
thuế còn nhiều hạn chế nên số lượng hồ sơ kiểm tra cũng như số lượng hồ sơ phát hiện
có nghi vấn sai sót phải giải trình đạt thấp, trong khi trên thực tế còn nhiều doanh
nghiệp kê khai sai. Số doanh nghiệp có sai phạm trên số doanh nghiệp đã tiến hành
kiểm tra là khá lớn (năm 2014: 25/29 DN bằng 86%; năm 2015: 24/30 DN bằng 80%;

năm 2016: 26/31 DN bằng 84%) điều này cho thấy cịn nhiều doanh nghiệp chưa nắm
vững chính sách thuế, chưa thực hiện tốt cơng tác hạch tốn kế tốn hoặc có hành vi cố
tình khai sai, trốn thuế.
Qua phân tích, đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng, tác giả đề xuất một
số giải pháp chủ yếu tăng cường công tác quản lý thuế DNNQD trên địa bàn Thị xã
Phú Thọ trong thời gian tới như: Giải pháp về quản lý công tác đăng ký, kê khai
thuế, ấn định thuế, thu nộp thuế; Giải pháp về quản lý hoàn thuế, miễn thuế, giảm
thuế; Giải pháp về quản lý nợ thuế; Giải pháp về công tác thanh tra, kiểm tra thuế;
Giải pháp về tăng cường công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế; Giải pháp về
tổ chức bộ máy và năng lực cán bộ quản lý thuế; Giải pháp về tăng cường xử lý vi
phạm và cưỡng chế thuế…..

x


THESIS ABTRACT
Master candidate: Pham Duc Quang
Thesis title: “Solutions to strengthen management of tax compliance of non-state
enterprises in Phu Tho town, Phu Tho province”
Major: Economics Management

Code: 8340410

Educational Institution: Vietnam National University of Agriculture
In the area of Phu Tho town, there are nearly operating 200 enterprises and
bringing a significant revenue to the town’s budget. However, the management of tax
collection for all businesses in general and for and non-state enterprises in particular
still has many shortcomings in the management process, in application of information
technology in management and in human resources arrangement. The ability of some
tax officials has not met the requirements of the administrative reform and

modernization of the tax system. Starting from the requirements of tax compliance
management in general and management of tax compliance of non-state enterprises in
particular, to reflect the current situation and to propose solutions to overcome the
shortcomings and problems of tax administration, I chose the topic: "Solutions to
strengthen management of tax compliance of non-state enterprises in Phu Tho town,
Phu Tho province ".
The main objective of the study is to assess the current status of management of tax
compliance of non-state enterprises and to analyze factors affecting the tax compliance
management of non-state enterprises in Phu Tho town, Phu Tho province time to come. The
research subject is the situation and solutions to strengthen tax compliance management of
non-state enterprises in Phu Tho town. The objects surveyed was representatives of nonstate enterprises in Phu Tho town, Phu Tho province.
The study had reviewed and analyzed the concepts of taxation and tax compliance
management, the meaning and role of taxes for local socio-economic development. In
addition, the study also summarized the basic characteristics of tax compliance management
of non-stated enterprises. The research focused on tax collection management activities in
order to bring into play the positive factors, prevent the negative phenomena, strictly handle
cases of violating the regulations and processes in tax collection management as well as on
the key factors that affecting the tax management.
The study area was located in Phu Tho town, where the annual tax revenue is not
much, not enough to meet the spending demand of the local government, but
contribution of the tax collection from non-state enterprises to the local budget revenues
was remarkable. The research was conducted by applying site research selection

xi


method; methods of collecting information and data, analyzing and processing data. The
research indicator system includes indicators reflecting the current situation of tax
collection, and indicators reflecting the tax compliance management activities.
Results from analysis and assessment of the real situation of tax compliance

management are as follows: the number of checked enterprises has exceeded the
number in plans over the years which reflected that the district tax office has put a lot of
efforts in arranging the time and human resources to implement the tasks of
preventing budget deficit. However, the tax compliance management in this district
still exposed some limitations: the examination of tax declaration dossiers at the tax
office has not been paid appropriate attention; the database for tax inspection has not
been updated completedly; the abilities of tax officials is still limited, therefore, the
number of inspection records as well as the number of inaccurate dossiers founded
has been very low, while in fact there are many enterprises declared untrustedly. The
number of enterprises having committed tax declare violations over the number of
inspected enterprises is quite large (in 2014: 25/29 enterprises equals 86%, in 2015:
24/30 enterprises equals 80%, and in 2016: 26/31 enterprises equals 84%). These
numbers addressed the fact that many enterprises have not yet mastered the tax
policy, have not properly performed the accounting work, or has committed
incorrect decleration for tax evasion.
Through analyzing and evaluating the current situation and influencing
factors, the author has proposed some major solutions to strengthen the tax
compliance management of non – stated enterprises in Phu Tho town in the coming
time includings: solution for management of tax registration, declaration, tax
assessment, tax collection and tax payment; solutions for management of tax refund,
tax exemption and tax reduction; solutions for tax debt management; solutions for
tax examination and inspection; solutions for strengthening the tax propagation and
supporting the taxpayers; solutions for enhancing the organizational structure and
capacity of tax administration staffs; solutions for empowering the handling of tax
policies violations and in forcing taxation.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU

1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Thuế là một trong những chính sách kinh tế - xã hội quan trọng của Đảng
và Nhà nước ta, là công cụ điều tiết nền kinh tế phát triển theo định hướng
XHCN, tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất kinh doanh phát triển, giải quyết
các vấn đề kinh tế - xã hội đất nước, góp phần tích lũy vào ngân sách, tăng tổng
sản phẩn cho xã hội và hội nhập quốc tế. Với tầm quan trọng như vậy, Nhà nước
luôn quan tâm đổi mới, cải cách hệ thống thuế nhằm xây dựng ngành thuế Việt
Nam hiện đại, hiệu lực, hiệu quả.
Thị xã Phú Thọ là một nơi có truyền thống lâu đời thuộc tỉnh Phú Thọ, số thu
về thuế tuy không nhiều, chưa đủ đáp ứng nhu cầu chi tiêu của địa phương, nhưng
trong đó kinh tế ngồi quốc doanh (KTNQD) đã đóng góp một phần khơng nhỏ vào
số thu hàng năm của ngân sách địa phương. Nhiều năm qua, Chi cục Thuế Thị xã Phú
Thọ ln hồn thành vượt mức dự toán pháp lệnh thu ngân sách Nhà nước giao, nhất
là chỉ tiêu thu thuế ngoài quốc doanh (NQD) ln đạt tỷ lệ cao, trong đó số thu từ các
doanh nghiệp (DN) chiếm trên 80% số thu từ lĩnh vực NQD.
Đối với khu vực KTNQD trên địa bàn Thị xã Phú Thọ, với gần 200 doanh
nghiệp ngoài quốc doanh (DNNQD) đang hoạt động trên địa bàn đang giữ vai trò
rất quan trọng đối với nguồn thu ngân sách. Bên cạnh những mặt đã đạt được,
công tác quản lý thu thuế nói chung và quản lý thu thuế đối với các doanh nghiệp
nói riêng, hiện tại vẫn cịn nhiều bất cập về quy trình quản lý, ứng dụng cơng
nghệ tin học, bố trí nguồn nhân lực, trình độ quản lý thu thuế của một số công
chức thuế chưa đáp ứng được u cầu cơng cuộc cải cách hành chính, hiện đại
hóa ngành thuế. Tình trạng doanh nghiệp kê khai khơng trung thực, tình trạng
gian lận, trốn thuế ngày càng gia tăng, tình hình nộp thuế chưa phản ánh đúng
quy mơ hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) của doanh nghiệp, cơ chế tự
khai, tự nộp, tự chịu trách nhiệm của người nộp thuế đã tạo những kẽ hở cho
hành vi khai man trốn thuế, lách luật v.v... Những bất cập nêu trên từ phía Nhà
nước, Nhà quản lý thuế và người nộp thuế hiện vẫn chưa được giải quyết đúng
đắn, phù hợp vì vậy, quản lý thu thuế đối với các DNNQD phải tiếp tục cải tiến
và hoàn thiện nhằm thực hiện được mục tiêu, yêu cầu của hệ thống thuế đặt ra.

Xuất phát từ yêu cầu quản lý thuế nói chung và quản lý thuế doanh

1


nghiệp ngồi quốc doanh nói riêng, để phản ánh trung thực, khách quan tình hình
hiện tại và khắc phục những nhược điểm, tồn tại của công tác quản lý thuế đối
với các doanh nghiệp ngồi quốc doanh, tơi chọn đề tài: "Giải pháp tăng cường
công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn Thị
xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ" để làm luận văn thạc sỹ ngành quản lý kinh tế.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý thuế doanh nghiệp ngoài quốc
doanh trên địa bàn Thị xã Phú Thọ thời gian qua; đề xuất một số giải pháp tăng
cường quản lý thuế doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn Thị xã Phú Thọ,
tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý thuế đối với doanh
nghiệp ngoài quốc doanh;
- Đánh giá thực trạng quản lý thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh
-Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cơng tác quản lý thuế đối với doanh
nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn Thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ;
- Đề xuất giải pháp nhằm tăng cường quản lý thuế đối với doanh nghiệp
ngoài quốc doanh trên địa bàn Thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về thực trạng
và giải pháp nhằm tăng cường quản lý thuế doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên
địa bàn Thị xã Phú Thọ trong thời gian tới. Nội dung nghiên cứu đánh giá quản
lý thuế doanh nghiệp ngồi quốc doanh: Thuế Mơn bài, thuế GTGT, thuế TNDN.

Đối tượng khảo sát là cán bộ công chức Chi cục thuế Thị xã Phú Thọ, Cục
thuế tỉnh Phú Thọ. Chủ thể là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn
Thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Đề tài chỉ tập trung vào nghiên cứu công tác quản lý:
Thuế Môn bài, thuế GTGT, thuế TNDN đối với các doanh nghiệp ngoài quốc

2


doanh trên địa bàn Thị xã Phú Thọ.
- Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu trên địa bàn Thị xã Phú Thọ, tỉnh
Phú Thọ;
- Phạm vi thời gian: Đề tài được nghiên cứu trong giai đoạn 2014 – 2016.
1.4. NHỮNG ĐĨNG GĨP MỚI CỦA LUẬN VĂN
1.4.1. Về lý luận
Thơng qua việc nghiên cứu, phân tích, làm sáng tỏ trong luận văn những
vấn đề lý luận về quản lý thu thuế đối với DNNQD trên địa bàn Thị xã Phú Thọ,
tỉnh Phú Thọ đã đóng góp vào kho tàng cơ sở lý luận của vấn đề này. Đồng thời,
là căn cứ lý luận trực tiếp để nghiên cứu và giải quyết những vấn đề thực tiễn
của đề tài này.
1.4.2. Về thực tiễn
Trên cơ sở ý nghĩa lý luận và phân tích thực trạng quản lý thu thuế đối với
DNNQD trên địa bàn Thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ đã góp phần giải quyết vấn
đề thực tiễn đang đặt ra ở đây là làm thế nào để nâng cao hiệu quả quản lý thu
thuế đối với DNNQD. Kết quả nghiên cứu (những giải pháp) của luận văn sẽ có
ý nghĩa to lớn, đóng góp vào q trình giải quyết vấn đề thực tiễn, góp phần
quan trọng vào việc nâng cao hiệu quả quản lý thu thuế đối với DNNQD trên địa
bàn Thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ hiện nay và những năm tiếp theo.


3


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ THUẾ
DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THUẾ DOANH NGHIỆP NGOÀI
QUỐC DOANH
2.1.1. Một số khái niệm
2.1.1.1. Khái niệm về thuế
Trong các sách, bài báo kinh tế trên thế giới, cho đến nay vẫn chưa có sự
thống nhất tuyệt đối về khái niệm thuế, bởi lẽ giác độ nghiên cứu có nhiều khác
biệt. Nhiều quan điểm đưa ra mới nhìn nhận từ những khía cạnh khác nhau của
thuế nên chưa phản ánh đầy đủ bản chất chung nhất của phạm trù này.
Theo các nhà kinh điển thì thuế được quan niệm rất đơn giản: "... Để duy
trì quyền lực cơng cộng đó, cần phải có những sự đóng góp của những người
cơng dân của Nhà nước đó là thuế khố..." (Mác-Ăng ghen, 1962, Tr.522).
Trong cuốn từ điển kinh tế của hai tác giả người Anh Chrisopher Pas và
Bryan Lower (1952) cho rằng: “Thuế là một biện pháp của Chính phủ đánh trên
thu nhập của cải và vốn nhận được của các cá nhân hay doanh nghiệp (thuế trực
thu), trên việc chi tiêu về hàng hóa và dịch vụ (thuế gián thu) và trên tài sản”.
Trên giác độ phân phối thu nhập: Thuế là hình thức phân phối và phân phối
lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân nhằm hình thành các quỹ tiền tệ tập
trung của Nhà nước để đáp ứng các nhu cầu chi tiêu cho việc thực hiện các chức
năng, nhiệm vụ của Nhà nước (Nguyễn Thị Bất và Vũ Duy Hào, 2002).
Trên giác độ người nộp thuế: Thuế được coi là khoản đóng góp bắt buộc
mà mỗi tổ chức, cá nhân phải có nghĩa vụ đóng góp cho Nhà nước theo luật định
để đáp ứng nhu cầu chi tiêu cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ Nhà
nước (Nguyễn Thị Bất và Vũ Duy Hào, 2002).
Trên giác độ kinh tế học: Thuế là một biện pháp đặc biệt, theo đó, Nhà
nước sử dụng quyền lực của mình để chuyển một phần nguồn lực từ khu vực tư

sang khu vực công, nhằm thực hiện các chức năng kinh tế - xã hội của Nhà nước
(Nguyễn Thị Bất và Vũ Duy Hào, 2002).
Mặc dù còn nhiều khái niệm khác nhau nhưng các nhà kinh tế đều thống
nhất cho rằng, để làm rõ được bản chất của thuế thì khái niệm về thuế phải nêu

4


bật được các khía cạnh sau đây (Nguyễn Thị Bất và Vũ Duy Hào, 2002).
Một là, nội dung kinh tế của thuế được đặc trưng bởi các quan hệ tiền
tệ giữa Nhà nước với các pháp nhân và các thể nhân, khơng mang tính hồn
trả trực tiếp;
Hai là, những mối quan hệ dưới dạng tiền tệ này được nảy sinh một cách
khách quan và có ý nghĩa xã hội đặc biệt, việc chuyển giao thu nhập có tính chất
bắt buộc theo quy định của Nhà nước;
Ba là, xét theo khía cạnh luật pháp, thuế là một khoản nộp cho Nhà nước
được pháp luật quy định theo mức thu và thời hạn nhất định.
Từ những nội dung trên, có thể rút ra khái niệm tổng quát về thuế phù hợp
với giai đoạn hiện nay như sau: “Thuế là một khoản nộp bằng tiền mà các thể
nhân và pháp nhân có nghĩa vụ bắt buộc phải thực hiện theo luật đối với Nhà
nước; khơng mang tính chất đối khoản, khơng hồn trả trực tiếp cho người nộp
thuế và dùng để trang trải cho các nhu cầu chi tiêu công cộng” (Nguyễn Thị Bất
và Vũ Duy Hào, 2002).
2.1.1.2. Khái niệm quản lý thuế
Để thu được thuế, Nhà nước đã thể chế hoá yêu cầu bắt buộc đóng góp
nguồn lực tài chính cho NSNN đối với các thể nhân, pháp nhân. Nhà nước quy
định nguyên tắc chung về nghĩa vụ nộp thuế của các thể nhân, pháp nhân trong
Hiến pháp - văn bản pháp lý cao nhất của Nhà nước. Đồng thời để thực hiện
nguyên tắc pháp lý chung đó, Nhà nước đã ban hành hệ thống các văn bản pháp
luật về thuế để điều tiết các khoản thu phát sinh trong quá trình vận động của các

quan hệ kinh tế xã hội. Hệ thống chính sách thuế của Việt Nam hiện nay bao
gồm: Thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu,
thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế sử dụng đất nông
nghiệp, thuế tài nguyên, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, thuế môn bài,...
(Nguyễn Thị Bất và Vũ Duy Hào, 2002):
Đối với từng sắc thuế nêu trên, pháp luật quy định hoàn cảnh phát sinh
nghĩa vụ thuế, cơ sở chịu thuế, cách xác định nghĩa vụ thuế, trường hợp được
ưu đãi thuế, miễn thuế, giảm thuế và ai là người phải nộp thuế vào Ngân sách
Nhà nước. Các quy định này phản ánh nội dung, bản chất, chức năng của từng
sắc thuế, được gọi chung là quy định về chính sách thuế (Nguyễn Thị Bất và
Vũ Duy Hào, 2002):

5


Bên cạnh đó, pháp luật cũng quy định cách thức người nộp thuế thực hiện
các thủ tục hành chính để chuyển giao nguồn lực tài chính vào quỹ NSNN, các
chế tài xử lý trong trường hợp không chấp hành nghĩa vụ thuế; trách nhiệm và
quyền hạn của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong q trình chấp hành chính
sách thuế,... Các quy định này thuộc phạm vi quản lý thuế (Nguyễn Thị Bất và
Vũ Duy Hào, 2002):
Quản lý nhà nước về thuế là quản lý nguồn thu chủ yếu của NSNN. Quản
lý thuế là hoạt động quản lý gắn liền với cơ quan thuế - một tổ chức nhà nước có
tư cách pháp nhân cơng quyền (Nguyễn Thị Bất và Vũ Duy Hào, 2002):
Quản lý thuế gồm những hoạt động có tổ chức trong bộ máy nhà nước,
thuộc lĩnh vực hành pháp và tư pháp về thuế của cơ quan thuế các cấp, với các
chức năng nhiệm vụ quyền hạn do luật định, nhằm thực hiện chính sách thuế đã
được cơ quan có thẩm quyền thơng qua (Nguyễn Thị Bất và Vũ Duy Hào, 2002).
Từ những nội dung trên, có thể rút ra khái niệm tổng quát về quản lý thuế
như sau: “Quản lý thuế là hoạt động của Nhà nước, mà cơ quan thuế là đại diện

để nhằm huy động tiền thuế vào ngân sách nhà nước theo những quy định của
pháp luật về thuế” (Nguyễn Thị Bất và Vũ Duy Hào, 2002).
2.1.1.3. Khái niệm doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được
đăng ký theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh (Điều 4, Luật
Doanh nghiệp số 68/2014/QH13, ngày 26/11/2014 của Quốc hội).
Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh là toàn bộ các đơn vị sản xuất kinh
doanh của tư nhân đứng ra thành lập, đầu tư kinh doanh và tổ chức quản lý. Các
doanh nghiệp ngoài quốc doanh bao gồm:
- Doanh nghiệp tư nhân
- Các công ty:

+ Công ty cổ phần;
+ Công ty TNHH: Công ty TNHH một thành viên và cơng ty TNHH có
hai thành viên trở lên;
+ Cơng ty hợp doanh;
+ Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi: Doanh nghiệp có 100% vốn
đầu tư nước ngồi, doanh nghiệp liên doanh;

6


+ Doanh nghiệp tập thể;
+ Doanh nghiệp đoàn thể.
Doanh nghiệp ngoài quốc doanh là bộ phận quan trọng trong nền kinh tế,
là khu vực phát triển năng động nhất, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế.
2.1.2. Sự cần thiết phải tăng cường quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối
với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Quản lý thuế TNDN là một trong những hoạt động quản lý thu thuế nhằm
phát huy nhân tố tích cực, ngăn chặn những biểu hiển tiêu cực, xử lý nghiêm minh

những trường hợp vi phạm quy chế, quy trình trong việc tổ chức thu thuế. Vì vậy,
tăng cường quản lý thuế TNDN là cần thiết, nhất là trong điều kiện nước ta hiện
nay, khi mà các thành phần kinh tế được chủ động trong kinh doanh, tự do trong
hợp tác. Sự cần thiết này xuất phát từ một số lý do sau:
Thứ nhất, xuất phát từ tính phong phú đa dạng về số lượng và qui mơ của
doanh nghiệp NQD.
Kinh tế NQD nói chung và các doanh nghiệp NQD nói riêng được Đảng,
Nhà nước ta quan tâm, đầu tư phát triển; những năm gần đây doanh nghiệp NQD

7







×