Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Giải pháp tăng cường công tác khuyến nông trên địa bàn huyện yên thủy, tỉnh hòa bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (953.95 KB, 118 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

BÙI THU HÀ

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC KHUYẾN NÔNG
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN THỦY, TỈNH HỊA BÌNH

Ngành:

Mã số:

Người hướng dẫn:

Quản lý kinh tế

8340410

GS.TS. Nguyễn Văn Song

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày tháng năm 2018
Tác giả luận văn


Bùi Thu Hà

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình thực hiện đề tài và hồn thành khóa luận, ngồi sự cố gắng
nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ
giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Trước hết tơi bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới GS.TS. Nguyễn Văn
Song, người đã chỉ bảo, hướng dẫn tơi tận tình, hỗ trợ tơi trong suốt q trình thực hiện
đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc Học viện, Ban Quản lý
đào tạo, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận
tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Trạm khuyến
nông huyện Yên Thủy đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình thực hiện
đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng cảm ơn sâu sắc tới tồn thể gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã
tạo mọi điều kiện thuận lợi, động viên, khuyến khích và giúp đỡ tơi về mọi mặt trong
suốt q trình học tập vừa qua./.
Hà Nội, ngày tháng năm 2018
Tác giả luận văn

Bùi Thu Hà

ii


MỤC LỤC

Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục .......................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục sơ đồ ............................................................................................................... ix
Danh mục hộp .................................................................................................................. ix
Trích yếu luận văn ............................................................................................................ x
Thesis abstract................................................................................................................. xii
Phần 1. Mở đầu .............................................................................................................. 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 2

1.2.1.

Mục tiêu chung .................................................................................................. 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể .................................................................................................. 3

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 3


1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................ 3

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 3

1.4.

Đóng góp mới của luận văn ............................................................................... 3

1.4.1.

Về lý thuyết ........................................................................................................ 3

1.4.2.

Về thực tiễn ........................................................................................................ 4

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn ................................................................................ 5
2.1.

Cơ sở lý luận ...................................................................................................... 5

2.1.1.

Một số khái niệm về khuyến nông ..................................................................... 5

2.1.2


Mục tiêu, vai trò, chức năng và nguyên tắc của công tác khuyến nông ............ 7

2.1.3.

Nội dung của công tác khuyến nông ................................................................ 11

2.1.4.

Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác khuyến nông .................................... 15

2.2.

Cơ sở thực tiễn ................................................................................................. 18

2.2.1.

Công tác khuyến nông ở các nước trên thế giới .............................................. 18

2.2.2.

Công tác khuyến nông ở Việt Nam.................................................................. 22

2.2.3.

Bài học kinh nghiệm từ việc nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn ...... 29

iii



Phần 3. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 31
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu .......................................................................... 31

3.1.1.

Đặc điểm về điều kiện tự nhiên ....................................................................... 31

3.1.2.

Điều kiện kinh tế - xã hội................................................................................. 33

3.2.

Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 42

3.2.1.

Phương pháp chọn điểm .................................................................................. 42

3.2.2.

Phương pháp thu thập số liệu........................................................................... 42

3.2.3.

Phương pháp xử lý số liệu ............................................................................... 44

3.2.4.


Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu..................................................................... 44

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận.................................................................. 46
4.1.

Thực trạng công tác khuyến nông trên địa bàn huyện yên thủy, tỉnh
Hịa Bình .......................................................................................................... 46

4.1.1.

Khái qt về Trạm khuyến nơng huyện Yên Thủy.......................................... 46

4.1.2.

Thực trạng công tác khuyến nông trên địa bàn huyện Yên Thủy .................... 55

4.2.

Các yếu tố ảnh hưởng công tác khuyến nông trên địa bàn huyện Yên
Thủy, tỉnh Hịa Bình ........................................................................................ 75

4.2.1.

Nhóm các yếu tố về phía hộ nơng dân ............................................................. 76

4.2.2.

Nhóm các yếu tố về phía cán bộ khuyến nơng ................................................ 77


4.2.3.

Nhóm các yếu tố về thể chế, cơ chế và chính sách .......................................... 80

4.2.4.

Yếu tố về vốn và kỹ thuật ................................................................................ 82

4.2.5.

Các yếu tố khác ................................................................................................ 83

4.3.

Giải pháp tăng cường công tác khuyến nông trên địa bàn huyện n
Thủy, tỉnh Hịa Bình ....................................................................................... 85

4.3.1.

Giải pháp trong hoạt động thông tin tuyên truyền ........................................... 85

4.3.2.

Giải pháp trong hoạt động tập huấn kỹ thuật ................................................... 88

4.3.3.

Giải pháp trong xây dựng mơ hình trình diễn và chuyển giao khoa học
công nghệ ......................................................................................................... 89


4.3.4.

Giải pháp trong hoạt động tư vấn và dịch vụ ................................................... 90

4.3.5.

Giải pháp trong công tác tổ chức, xây dựng các câu lạc bộ khuyến nông ....... 91

4.3.6.

Các giải pháp khác ........................................................................................... 91

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ..................................................................................... 96

iv


5.1.

Kết luận ............................................................................................................ 96

5.2.

Kiến nghị.......................................................................................................... 97

5.2.1.

Đối với cơ quan Nhà nước ............................................................................... 97

5.2.2.


Đối với UBND tỉnh Hịa Bình ......................................................................... 97

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 98
Phụ lục ....................................................................................................................... 100

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BVTV

Bảo vệ thực vật

CBKN

Cán bộ khuyến nông

CBKNCS

Cán bộ khuyến nông cơ sở

CLB

Câu lạc bộ


CN- TTCN

Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp

CNH-HĐH

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

HTX

Hợp tác xã

KHCN

Khoa học cơng nghệ

KHKT

Khoa học kỹ thuật

KNV

Khuyến nơng viên

MHTD

Mơ hình trình diễn

NN


Nơng nghiệp

PTNT

Phát triển nơng thôn

TBKT

Tiến bộ kỹ thuật

TTKN

Trung tâm khuyến nông

TTKNQG

Trung tâm khuyến nông quốc gia

UBND

Ủy ban nhân dân

XDMH

Xây dựng mơ hình

vi


DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1. Diện tích đất đai huyện Yên Thủy giai đoạn 2015-2017 ............................. 34
Bảng 3.2. Tình hình biến động dân số và lao động của huyện Yên Thủy giai đoạn
2015- 2017 ................................................................................................... 36
Bảng 3.3. Tình hình phát triển kinh tế huyện Yên Thủy giai đoạn 2015-2017 ............ 38
Bảng 3.4. Bảng thu thập thông tin, tài liệu thứ cấp ...................................................... 43
Bảng 3.5. Bảng thu thập thông tin, tài liệu sơ cấp ........................................................ 43
Bảng 4.1. Nguồn nhân lực của trạm khuyến nơng huyện n Thủy ........................... 48
Bảng 4.2. Tình hình sử dụng nguồn kinh phí của huyện cho khuyến nơng trong 3
năm (2015-2017) .......................................................................................... 51
Bảng 4.3. Các hoạt động khuyến nông của trạm khuyến nông huyện Yên Thủy
giai đoạn 2015 - 2017 ................................................................................... 54
Bảng 4.4. Kết quả về thông tin tuyên truyền công tác khuyến nông huyện Yên
Thủy giai đoạn 2015 - 2017 ......................................................................... 57
Bảng 4.5. Công tác tập huấn và chuyển giao kỹ thuật vào sản xuất trong giai
đoạn 2015-2017............................................................................................ 62
Bảng 4.6. Số lượng người tham gia tập huấn và áp dụng thành công kiến thức tập
huấn vào trong sản xuất của hộ gia đình ...................................................... 63
Bảng 4.7. Đánh giá của hộ điều tra về công tác tập huấn khuyến nông trên địa
bàn huyện Yên Thủy .................................................................................... 65
Bảng 4.8. Kết quả xây dựng mơ hình trình diễn về chăn nuôi trên địa bàn huyện
Yên Thủy giai đoạn 2015-2017.................................................................... 67
Bảng 4.9. Đánh giá của hộ điều tra về xây dựng mơ hình và chuyển giao khoa
học cơng nghệ trên địa bàn huyện Yên Thủy............................................... 69
Bảng 4.10. Đánh giá về chính sách đầu tư xây dựng mơ hình trình diễn ....................... 70
Bảng 4.11. Kết quả đẩy mạnh cung ứng giống vật nuôi mới vào sản xuất trên địa
bàn huyên Yên Thủy giai đoạn 2015-2017 .................................................. 72
Bảng 4.12. Đánh giá của hộ nông dân về kết quả đưa giống mới vào sản xuất ............. 73
Bảng 4.13. Kết quả thực hiện công tác tổ chức, xây dựng các câu lạc bộ khuyến
nông trên địa bàn huyên Yên Thủy giai đoạn 2015-2017 ............................ 74


vii


Bảng 4.14. Độ tuổi của nông hộ ảnh hưởng đến việc ra quyết định tham gia xây
dựng mơ hình trình diễn ............................................................................... 76
Bảng 4.15. Trình độ học vấn của hộ điều tra ảnh hưởng đến việc ra quyết định
tham gia mơ hình trình diễn ......................................................................... 76
Bảng 4.16. Đánh giá của hộ nông dân về kỹ năng khuyến nông của cán bộ khuyến
nông huyện Yên Thủy .................................................................................. 78
Bảng 4.17. Đánh giá của nông dân về phẩm chất đạo đức của cán bộ khuyến nông
huyện Yên Thủy ........................................................................................... 79
Bảng 4.18. Đánh giá của cán bộ khuyến nông và hộ nông dân về thể chế, cơ chế và
chính sách ..................................................................................................... 81
Bảng 4.19. Đánh giá của cán bộ khuyến nông và nông dân về sự ảnh hưởng nguồn
kinh phí đến cơng tác khuyến nơng trên địa bàn .......................................... 82

viii


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Vai trò của khuyến nông trong phát triển nông thôn ....................................... 8
Sơ đồ 2.2. Vai trị của khuyến nơng đối với Nhà Nước.................................................... 9
Sơ đồ 2.1. Hệ thống khuyến nông Việt Nam (từ 3/11/2003 trở lại đây) ........................ 24
Sơ đồ 4.1. Mạng lưới tổ chức hoạt động của trạm khuyến nông huyện Yên Thủy ........ 53

DANH MỤC HỘP
Hộp 4.1. Ý kiến của cán bộ Trạm về hoạt động tu vấn khuyến nông ............................. 73
Hộp 4.2. Muốn nông nghiệp phát triển phải hỗ trợ vốn ................................................. 82
Hộp 4.3. Giống tốt nhưng điều kiện canh tác không phù hợp ........................................ 83
Hộp 4.4. Chất lượng tốt nhưng vẫn ế .............................................................................. 84


ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Bùi Thu Hà
Tên luận văn: Giải pháp tăng cường công tác khuyến nông trên địa bàn huyện n
Thủy, tỉnh Hịa Bình
Ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 8340410

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
Nước ta là một nước có xuất phát điểm thấp từ một nền nơng nghiệp lạc hậu,
trình độ sản xuất còn thấp kém. Trong khi trên thế giới, thông tin, kỹ thuật và công nghệ
thay đổi từng ngày, khả năng tiếp cận và nguồn lực của nông dân và nơng thơn cịn hạn
chế. Vì vậy, việc chú trọng vào nâng cao tri thức cho nông dân, nâng cao sức cạnh tranh
trong hội nhập quốc tế, hiện đại hóa nông nghiệp, đưa các tiến bộ kỹ thuật vào trong sản
xuất, thúc đẩy nền kinh tế phát triển theo hướng cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa là vấn
đề được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Vì điều kiện về thời gian không cho
phép, trong nghiên cứu này tơi tập trung phân tích, đánh giá thực trạng về công tác
khuyến nông trên địa bàn huyện Yên Thủy, tỉnh Hịa Bình từ đó đề xuất hệ thống các
giải pháp tăng cường công tác khuyến nông trên địa bàn huyện n Thủy, tỉnh Hịa
Bình trong thời gian tới. Tương ứng với đó là mục tiêu cụ thể bao gồm: (1) Góp phần hệ
thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về giải pháp tăng cường công tác khuyến nông; (2)
Đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến công tác công tác khuyến nông trên
địa bàn huyện n Thủy, tỉnh Hịa Bình; (3) Đề xuất giải pháp nhằm tăng cường công
tác khuyến nông trên địa bàn huyện n Thủy, tỉnh Hịa Bình trong thời gian tới.
Trong nghiên cứu này tôi sử dụng linh hoạt giữa số liệu thứ cấp và sơ cấp để đưa
ra các phân tích nhận định. Trong đó số liệu thứ cấp thu thập từ các nguồn khác nhau

như: Các sách, tạp chí, báo, báo cáo của các ngành, các cấp, trang web… có liên quan
đến nội dung nghiên cứu của đề tài. Số liệu sơ cấp được thu thập bằng các công cụ
phỏng vấn sâu, phỏng vấn cấu trúc, bán cấu trúc các đối tượng điều tra. Để đảm bảo tính
đại diện của mẫu, tôi tiến hành chọn mẫu điều tra là 98 mẫu điều tra ( 90 mẫu điều tra
hộ nông dân, 8 mẫu điều tra cán bộ cấp xã, cấp huyện) bằng bộ câu hỏi đã thiết kế trong
phiếu điều tra, tập trung vào các hộ nông dân.
Qua đánh giá thực trạng công tác khuyến nông trên địa bàn huyện Yên Thủy,
tỉnh Hịa Bình cho thấy: trạm đã xây dựng được 58 mơ hình trình diễn, trong đó có 40
mơ hình trồng trọt và 18 mơ hình chăn ni – thủy sản, Trạm đã cấp phát được 14.000
tài liệu và tài liệu cấp phát trung bình mỗi năm tăng 10,73%/năm, đội ngũ khuyến nông
của huyện đã tổ chức được 265 lớp tập huấn, số lượng các lớp tập huấn tăng đều qua
các năm với tốc độ tăng bình quân là 9,19%/năm giải quyết các vấn đề khó khăn cho

x


nông dân về kỹ thuật sản xuất, thông tin đến cho người dân những kiến thức bổ ích, xây
dựng MHTD về giống mới, kỹ thuật mới và đã được nhân rộng. Bên cạnh đó, cịn có rất
nhiều hạn chế như chất lượng CBKN chưa đồng đều, phương pháp tiếp cận là lên lớp
giảng bài, thông tin một chiều, không huy động được sự tham gia của người dân, chưa
sát với điều kiện địa phương.
Nghiên cứu cũng xem xét, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác khuyến
nông trên địa bàn huyện n Thủy, tỉnh Hịa Bình, qua đó cho thấy các yếu tố ảnh
hưởng như: (1) Nhóm các yếu tố về phía hộ nơng dân; (2) Nhóm các yếu tố về phía cán
bộ khuyến nơng; (3) Nhóm các yếu tố về thể chế, cơ chế và chính sách; (4) Yếu tố về
vốn và kỹ thuật; (5) Các yếu tố khác.
Thông qua nghiên cứu tôi đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác
khuyến nông trên địa bàn huyện n Thủy, tỉnh Hịa Bình trong thời gian tới. Các nhóm
giải pháp bao gồm: (1) Giải pháp trong hoạt động thông tin tuyên truyền; (2) Giải pháp
trong xây dựng mơ hình trình diễn và chuyển giao khoa học công nghệ; (3) Giải pháp

trong hoạt động tư vấn và dịch vụ; (4) Giải pháp trong công tác tổ chức, xây dựng các
câu lạc bộ khuyến nông; (5) Các giải pháp khác.

xi


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Bui Thu Ha
Thesis title: “Solutionsto enhance the agricultura extension in Yen Thuy district, Hoa
Binhprovince”
Maijor: Economics Management

Code: 8340410

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Vietnam is a low starting point in economics development, backward agriculture
and low production level. Meanwhile, the information technology, production
techniques are changing day by day. However, the access and resources of farmers are
limited in Vietnam.This study with entitled “Solutions to enhance the agricultura
extension in Yen Thuy district, Hoa Binh province”aim to (1)To systemize the
theoretical and practical issues which related the agricultura extension. (2) Assessment
the situation of agricultura extension Yen Thuy district, Hoa Binh province. (3) Analyze
the factors were affected to the agricultura extension Yen Thuy district, Hoa Binh
province. (4) To propose some solutions to enhance the agricultura extension Yen Thuy
district, Hoa Binh province.
This study used primary and secondary data, the depth interviews, semistructured interviews 98 samples in departments of Agriculture and Rural development,
households and many managers in local government. The research methodology such as
described statistical analysis, comparative, forecasting to assess the land management in
Hoa Binh city. The results show that there are 58 demonstration farms, 40 of which are
cultivars and 18 are aquaculture.The department of agricultủextension has issued 14,000

documents (up 10.73% per year), the district extension staffs held 265 training courses
(up 9.19% per year). However, there are many limitations such as the quality of
extension staff is uneven, the approach is to lecture class, one-way information, not
mobilize the participation of people, not close to local conditions.
There are 4 groups of solution to enhance the agricultural extension in Yen Thuy
district, Hoa Binh province such as (1) improve the communication activities; (2)Desigh
the demonstration model and transfer of science and technology. (3) enhance the
consulting and services activities. (4) Organize agricultural extension clubs.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Nước ta là một nước có xuất phát điểm thấp từ một nền nơng nghiệp lạc
hậu, trình độ sản xuất cịn thấp kém. Trong khi trên thế giới, thông tin, kỹ thuật
và công nghệ thay đổi từng ngày, khả năng tiếp cận và nguồn lực của nơng dân
và nơng thơn cịn hạn chế. Vì vậy, việc chú trọng vào nâng cao tri thức cho nông
dân, nâng cao sức cạnh tranh trong hội nhập quốc tế, hiện đại hóa nơng nghiệp,
đưa các tiến bộ kỹ thuật vào trong sản xuất, thúc đẩy nền kinh tế phát triển theo
hướng cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa là vấn đề được Đảng và Nhà nước đặc biệt
quan tâm. Để làm tốt cơng tác đó, nhiều chính sách của Chính phủ đã được ban
hành, trong đó phải kể đến các chính sách về khuyến nơng.
Hệ thống khuyến nơng Nhà nước của Việt Nam chính thức được thành lập
theo Quyết định 13/CP ngày 02 tháng 03 năm 1993 của Thủ tướng Chính phủ.
Ngày 26 tháng 4 năm 2005 Chính phủ ban hành nghị định 56/2005/NĐ-CP và
tiếp theo đó vào ngày 08/01/2010 Chính phủ đã ban hành nghị định số
02/2010/NĐ-CP về khuyến nông thay thế cho những chính sách đã ban hành
nghị định số trước đây và có hiệu lực từ ngày 01/03/2010. Trải qua 24 năm xây
dựng và phát triển CBKN ngày càng khẳng định vị trí, vai trị của mình trong xã

hội. Với chức năng cung cấp cho nông dân những kiến thức về phát triển nông
nghiệp, nông thôn, tuyên truyền những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới về nơng,
lâm, ngư nghiệp...CBKN đã góp phần không nhỏ vào việc cải thiện đời sống cho
nhân dân. Bình quân mỗi năm nước ta giảm được 2% hộ nghèo, đời sống và thu
nhập của người dân được nâng lên, cơ cấu nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế giảm
từ 30% xuống 20%, tỷ trọng trồng trọt trong cơ cấu nông nghiệp giảm từ 70%
xuống 50%, tốc độ tăng xuất khẩu bình quân từ 15-20%/năm, trong khi đất lúa
giảm khoảng gần nửa triệu ha mà giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2015 gấp 3,5
lần năm 1993 (Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn, 2015).
Huyện Yên Thủy đang tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng
nâng cao chất lượng, hiệu quả và phát triển bền vững. Nơng nghiệp vẫn chiếm vị
trí quan trọng trong phát triển kinh tế của huyện. Tuy nhiên, kết quả sản xuất
ngành nông nghiệp chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của huyện, đời sống
nơng dân cịn gặp nhiều khó khăn. Để giải quyết những khó khăn này thì thúc
đẩy các hoạt động khuyến nông phát triển là điều tất yếu.

1


Là một trong những huyện đi đầu về công tác khuyến nơng, có truyền
thống và thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp. Trong những năm qua, Yên Thủy
luôn đẩy mạnh phong trào sản xuất nông nghiệp. Trạm khuyến nông huyện đã
chủ động xây dựng và triển khai rộng khắp nhiều mơ hình trồng trọt và chăn
ni, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, khoa học công nghệ, các kiến thức nông
nghiệp. Mỗi năm có hàng trăm lớp tập huấn đào tạo cho nơng dân; có hàng chục
chương trình dự án về trồng trọt, chăn ni được triển khai trong tồn huyện;
định hướng cho nông dân những phương thức làm kinh tế mới. Hoạt động
khuyến nông - khuyến ngư trên địa bàn huyện Yên Thủy đã từng bước khẳng
định vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, là cầu nối đưa khoa học kỹ
thuật tới nơng dân, cùng nơng dân tìm cách làm giàu hiệu quả và bền vững, góp

phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn mang lại hiệu quả kinh
tế cao, bộ mặt nông thôn trên địa bàn huyện có nhiều đổi mới. Tuy nhiên, người
nơng dân thường có trình độ học vấn thấp, để truyền đạt kiến thức, chính sách
của Đảng và Nhà nước cũng như các tiến bộ kỹ thuật mới là vô cùng khó. Bên
cạnh đó nguồn kinh phí cịn hạn hẹp, trình độ chuyên môn của cán bộ khuyến
nông chưa chuyên sâu. Do đó, cơng tác khuyến nơng của huyện vẫn cịn những
mặt yếu kém, nhiều tiến bộ kỹ thuật chưa được chuyển giao, một số mơ hình cịn
đem lại hiệu quả chưa cao. Đồng thời để trả lời những câu hỏi nghiên cứu sau:
Thực trạng hoạt động khuyến nông trên địa bàn huyện Yên Thủy trong thời gian
qua như thế nào? Những thuận lợi và khó khăn của hoạt động khuyến nông diễn
ra trên địa bàn huyện Yên Thủy trong thời gian qua? Những yếu tố nào ảnh
hưởng đến hoạt động khuyến nông trên địa bàn huyện Yên Thủy? Những giải
pháp nào để thúc đẩy hoạt động khuyến nông trên địa bàn huyện Yên Thủy trong
thời gian tới?
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Giải
pháp tăng cường công tác khuyến nông trên địa bàn huyện n Thủy, tỉnh
Hịa Bình” làm đề tài luận văn thạc sỹ.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động
khuyến nông tại địa bàn huyện n Thủy, tỉnh Hịa Bình, từ đó đề xuất một số
giải pháp nhằm tăng cường công tác khuyến nông cho huyện Yên Thủy.

2


1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về giải pháp tăng cường
công tác khuyến nông;
- Đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến công tác khuyến nông

trên địa bàn huyện n Thủy, tỉnh Hịa Bình;
- Đề xuất giải pháp nhằm tăng cường công tác khuyến nông trên địa bàn
huyện n Thủy, tỉnh Hịa Bình trong thời gian tới.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các chủ trương, chính sách của Đảng
Chính phủ về cơng tác khuyến nông đã thực hiện ở huyện; các cán bộ khuyến
nông cấp huyện, xã, thôn các hộ nông dân đại diện tham gia vào hoạt động
khuyến nông ở huyện Yên Thủy, tỉnh Hịa Bình.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu giải pháp tăng cường công
tác khuyến nông trên địa bàn huyện Yên Thủy, tỉnh Hịa Bình.
Phạm vi khơng gian: Khơng gian nghiên cứu của đề tài là huyện n
Thủy, tỉnh Hịa Bình.
Phạm vi thời gian:
- Số liệu phục vụ nghiên cứu thực trạng công tác khuyến nông trên địa bàn
huyện Yên Thủy được thu thập từ năm 2015 đến năm 2017;
- Đề xuất phương hướng và giải pháp tăng cường công tác khuyến nơng
trên địa bàn huyện n Thủy, tỉnh Hịa Bình đến năm 2020;
- Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 5/2017 – 5/2018
1.4. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
1.4.1. Về lý thuyết
Đề tài góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về công tác khuyến nông như:
các khái niệm liên quan đến khuyến nơng; Mục tiêu, vai trị, chức năng và
nguyên tắc của công tác khuyến nông; Nội dung của công tác khuyến nông;
Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác khuyến nông.

3



1.4.2. Về thực tiễn
Từ kinh nghiệm của Công tác khuyến nông ở các nước trên thế giới (ở
Mỹ, Trung Quốc, Thái Lan). Công tác khuyến nông ở Việt Nam (Sự hình thành
và phát triển của tổ chức khuyến nơng Việt Nam, Tổ chức hệ thống khuyến nông
– khuyến lâm Việt Nam, Công tác khuyến nông ở một số địa phương trong cả
nước). Rút ra bài học kinh nghiệp trong công tác khuyến nơng trên địa bàn huyện
n Thủy, tỉnh Hịa Bình. Đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến công
tác khuyến nông trên địa bàn huyện Yên Thủy, tỉnh Hịa Bình thời gian qua. Từ
đó đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác khuyến nông trên địa bàn huyện
n Thủy, tỉnh Hịa Bình trong thời gian tới. Bên cạnh đó tác giả cũng đưa ra
một số kiến nghị có ý nghĩa hết sức tích cực, phù hợp với sự thay đổi của đất
nước trong giai đoạn hiện nay.

4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Một số khái niệm về khuyến nông
2.1.1.1. Khuyến nơng
Theo tiếng Hán - Văn: “khuyến” có nghĩa là khuyến khích - khun bảo triển khai, cịn “nơng” là nông - lâm - ngư nghiệp, nông dân, nông thôn.
Khuyến nông là cách đào tạo và rèn luyện tay nghề cho nông dân, đồng
thời giúp họ hiểu được những chủ trương, chính sách về nơng nghiệp những kiến
thức về kỹ thuật, kinh nghiệm về quản lý kinh tế, những thông tin về thị trường
để họ có đủ khả năng tự giải quyết được các vấn đề của gia đình và cộng đồng
nhằm đẩy mạnh sản xuất, cải thiện đời sống, nâng cao dân trí góp phần xây dựng
và phát triển nông thôn mới (Lê Văn Nam, 2012).
Mỗi tầng lớp nông dân khác nhau hiểu nghĩa khuyến nông khác nhau.
Người trồng trọt, người chăn nuôi...; người giàu, người nghèo hiểu khuyến nơng
khác nhau. Người giàu có trình độ dân trí cao cần thông tin và kinh nghiệm tổ

chức sản xuất; người nghèo mong muốn ở khuyến nông sự huấn luyện và tài trợ.
Xong, bản chất công việc cũng như mục tiêu cuối cùng của khuyến nông là:
Hoạt động khuyến nông thực chất là làm công tác đào tạo nông dân (truyền
thông - huấn luyện nông dân)
Nông dân biết và tự quyết định mọi hành động của họ;
Nhằm phát triển nông nghiệp, nơng thơn;
Nhằm nâng cao đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội...cho người nông dân.
“ Khuyến nông là một sự giao tiếp thông tin tỉnh táo nhằm giúp nông dân hình
thành các ý kiến hợp lý và tạo ra các quyết định đúng đắn” (Lê Văn Nam, 2012).
“Khuyến nông là cầu nối giữa nông dân và nghiên cứu. Khuyến nông là liên
kết hai hướng. Khuyến nông là cộng tác với các tổ chức phát triển nông thôn khác
(tổ chức Đảng, các tổ chức hỗ trợ và dịch vụ, trường học, phát triển cộng đồng…).
Khuyến nơng làm việc với nhiều nhóm nơng dân có mục tiêu khác nhau. Khuyến
nơng là người dạy nhưng cũng là người học của giáo dục nông dân (lời nói và thực
hành ngang nhau, có đặt câu hỏi và thảo luận, kiểu học nông dân bao gồm có 5 giai
đoạn: Sự nhận biết, sự quan tâm, sự đánh giá, dùng thử nghiệm, sự vận dụng).

5


Khuyến nông là thu hẹp khoảng cách tri thức bằng cách trước hết khai thác các
nguồn tri thức sẵn có để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.” (Nguyễn Văn Long, 2012).
Qua rất nhiều các khái niệm trên ta có thể hiểu khuyến nông theo hai nghĩa:
Theo nghĩa rộng: Khuyến nông là khái niệm chung để chỉ tất cả các hoạt
động hỗ trợ sự nghiệp xây dựng và phát triển nông thơn.
Theo nghĩa hẹp: Khuyến nơng là một tiến trình giáo dục khơng chính thức
mà đối tượng của nó là nơng dân. Tiến trình này đem đến cho nơng dân những
thơng tin và những lời khuyên nhằm giúp họ giải quyết những vấn đề hoặc khó khăn
trong cuộc sống.
Như vậy, chúng ta có thể hiểu: Khuyến nơng là một q trình, một hệ thống

hoạt động nhằm truyền bá kiến thức và huấn luyện tay nghề cho nông dân, đưa đến
cho họ những hiểu biết để họ có khả năng tự giải quyết những vấn đề của họ nhằm
nâng cao hiệu quả sản xuất, nâng cao thu nhập, cải thiện mức sống, nâng cao trình
độ dân trí trong đời sống nơng thơn (Trần Đình Thao và Nguyễn Hải Núi, 2007).
2.1.1.2. Hoạt động khuyến nơng
Hoạt động khuyến nơng có thể được hiểu đơn giản là tiến hành các hoạt
động, những việc làm có liên quan quan đến nhau một cách chặt chẽ, nhằm mục
đích là hệ thống các biện pháp giáo dục nơng dân đẩy mạnh phát triển sản xuất
nông nghiệp, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nông dân. Hay là những
hoạt động có liên quan chặt chẽ với nhau về cách đào tạo và rèn luyện tay nghề
cho nông dân, các hoạt động giúp họ hiểu được những chủ trương, chính sách về
nơng nghiệp, những kiến thức về kỹ thuật, kinh nghiệm về quản lý kinh tế, những
thông tin về thị trường để họ có đủ khả năng để giải quyết được các vấn đề của
gia đình và cộng đồng nhằm đẩy mạnh sản xuất, cải thiện đời sống dân trí, góp
phần xây dựng và phát triển nơng thơn mới. Tóm lại hoạt động khuyến nơng là
một phương tiện giúp CBKN chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho người
dân, từ đó giúp người dân vận dụng những tiến bộ kỹ thuật đó vào sản xuất nhằm
nâng cao kỹ năng, năng suất lao động, phát triển nông nghiệp nông thôn (Nguyễn
Văn Long, 2012).
Hoạt động khuyến nông bao gồm đào tạo, tập huấn; thơng tin tun
truyền; trình diễn và nhân rộng mơ hình; tư vấn và dịch vụ khuyến nông; hợp tác
quốc tế và khuyến nông. Bằng các hình thức khác nhau đó, người làm cơng tác
khuyến nơng áp dụng các phương pháp khuyến nông khác nhau để chuyển giao

6


được những tiến bộ kỹ thuật cho người dân
Hoạt động khuyến nơng thể hiện q trình phổ biến, triển khai những chủ
trương, chính sách, các văn bản về khuyến nơng; các hoạt động khuyến nông như

tập huấn, xây dựng mô hình trình diễn, tham quan, hội thảo, tư vấn và dịch vụ
khuyến nông trên địa bàn huyện ở những năm này so với năm trước đó, thường
được đẩy mạnh hơn, hoàn thiện hơn cả về cơ cấu lẫn nội dung (Nguyễn Văn
Long, 2012).
2.1.2 Mục tiêu, vai trò, chức năng và nguyên tắc của công tác khuyến nông
2.1.2.1. Mục tiêu của cơng tác khuyến nơng
Khuyến nơng có các mục tiêu cơ bản sau:
- Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của người sản xuất để tăng thu
nhập, thốt đói nghèo, làm giàu thông qua các hoạt động đào tạo nông dân về
kiến thức, kỹ năng, và các hoạt động cung ứng dịch vụ để hỗ trợ nông dân sản
xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao, thích ứng với các điều kiện sinh thái, khí hậu
và thị trường.
- Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển
sản xuất hàng hóa, nâng cao sản xuất, chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm đáp
ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu; thúc đẩy tiến trình cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn, xây dựng nơng thôn mới, bảo đảm an ninh
lương thực quốc gia, ổn định kinh tế-xã hội, bảo vệ môi trường.
- Huy động nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân trong và ngồi nước tham
gia khuyến nơng.
- Nâng cao nhận thức về chủ trương, chính sách, pháp luật, kiến thức, kỹ
năng về khoa học kỹ thuật, quản lý kinh doanh của người sản xuất.
- Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của người sản xuất để tăng thu
nhập, thốt đói nghèo.
- Góp phần thúc đẩy cơ cấu kinh tế nơng nghiệp, nơng thơn theo hướng
phát triển hàng hóa, nâng cao năng suất, chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm
đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
- Huy động nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham
gia khuyến nông (Nguyễn Hữu Thọ, 2014).

7



2.1.2.2. Vai trị của cơng tác khuyến nơng
* Vai trị trong phát triển nơng thơn
Khuyến nơng có vai trị hết sức quan trọng trong phát triển nơng nghiệp,
nơng thơn.
Khuyến
nơng

Thị
trường

Tín dụng

Chính
sách

Giáo dục

Phát triển nơng nghiệp,
nơng thơn

Cơng
nghệ

Giao
thơng

Tài chính


Sơ đồ 2.1. Vai trị của khuyến nông trong phát triển nông thôn
Nguồn: Lê Văn Nam (2012)

Khuyến nông cung cấp kiến thức, kỹ năng cho người nơng dân về cách
canh tác và phịng trừ sâu bệnh; phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng và
Nhà nước về nơng nghiệp, nơng thơn cũng như các chính sách về khuyến nông;
chuyển giao TBKT và khoa học công nghệ tới nông dân; cung cấp các thông tin
về thị trường giá cả nơng sản trong và ngồi nước làm tiền đề cho việc sản xuất;
giúp người nông dân tiếp cận với các tổ chức tín dụng, các doanh nghiệp nhằm
hỗ trợ vốn, giải quyết đầu vào, đầu ra cho nơng dân; một phần nào đó cải thiện hệ
thống giao thông, giúp việc sản xuất của người dân được thuận lợi và dễ dàng hơn.
* Vai trị đối với nơng dân
- CBKN là người trực tiếp nắm bắt các vấn đề nảy sinh từ nông dân và
cộng đồng của họ; trực tiếp đào tạo nông dân và giúp nông dân sử dụng có hiệu
quả những kiến thức, kỹ năng, điều kiện vật chất đã tiếp nhận; tạo lập và thúc
đẩy mối liên kết phối hợp giữa các tổ chức tự nguyện của nông dân.
- Phổ biến những tiến bộ trồng trọt, chăn nuôi, công nghệ chế biến, bảo
quản nông sản và những kinh nghiệm sản xuất giỏi.

8


- Phối hợp với các cơ quan chức năng cung cấp cho nông dân thông tin về
thị trường giá cả nông sản để nông dân sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế
cao (Nguyễn Văn Long, 2012).
* Vai trò đối với Nhà nước
Giải pháp

- Nhà hoạch định
chính sách

- Nhà nghiên cứu

Khuyến
nơng

- Nơng dân
- Cộng đồng

Khó khăn

Sơ đồ 2.2. Vai trị của khuyến nơng đối với Nhà Nước
Nguồn: Lê Văn Nam (2012)

Khuyến nông là cầu nối giữa sản xuất và nghiên cứu. Khuyến nông giúp
nhà hoạch định, nhà nghiên cứu biết được nơng dân đang gặp phải những khó
khăn gì, qua đó đưa ra những chính sách, giải pháp để giải quyết những khó khăn
đó, giúp nơng dân áp dụng những TBKT phù hợp với điều kiện sản xuất của địa
phương cũng như hộ, góp phần phát triển nơng nghiệp, nông thôn.
2.1.2.3. Chức năng của công tác khuyến nông
Hoạt động khuyến nơng có các chức năng: Đào tạo/ hướng dẫn/ tuyên
truyền/ tư vấn về tiến bộ kỹ thuật, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và công nghệ, tập
hợp lực lượng, xã hội hóa khuyến nơng, cung cấp dịch vụ: cây con giống, chữa
bệnh vật nuôi, bảo vệ thực vật, tiêu thụ sản phẩm, thúc đẩy hợp tác liên kết, kiểm
tra/ đánh giá, là cầu nối giữa sản xuất và nghiên cứu (cầu nối thể hiện: Nơng dân
đang gặp khó khăn gì? Cơ quan nghiên cứu có những giải pháp gì? Khuyến nơng
mang gì cho nơng dân? Khuyến nơng mang lợi gì cho cơ quan nghiên cứu?
Khuyến nơng đã làm gì để nơng dân tự giúp đỡ mình?) (Trần Văn Hà, 2010).
Chức năng cơ bản của khuyến nông không những là truyền bá thơng tin và huấn
luyện nơng dân mà cịn biến những thông tin, kiến thức được truyển bá, những
kỹ năng đã đào tạo thành những kết quả cụ thể trong sản xuất và đời sống.


9


- Đào tạo, tập huấn nông dân: Tổ chức các khóa tập huấn, xây dựng mơ
hình, tham quan, hội thảo đầu bờ cho nông dân (Nguyễn Văn Long, 2012).
- Thúc đẩy, tạo điều kiện cho người nông dân đề xuất các ý tưởng sáng
kiến của họ. Phát triển các hình thức liên kết hợp tác của nông dân nhằm mục
tiêu phát triển nông lâm nghiệp và nông thôn.
- Trao đổi truyền bá thông tin: Bao gồm việc xử lý, lựa chọn các thông tin
cần thiết, phù hợp từ các nguồn khác nhau để phổ biến cho nông dân giúp họ
cùng nhau chia sẻ và học tập (Nguyễn Hữu Thọ, 2014).
- Giúp nơng dân giải quyết các vấn đề khó khăn tại địa phương: Tạo điều
kiện giúp họ có thể phát hiện, nhận biết và phân tích được các vấn đề khó khăn
trong sản xuất, đời sống và bàn bạc cùng nơng dân tìm biện pháp giải quyết. Phát
triển các chương trình khuyến nơng, khuyến lâm với các phương pháp và cách
tiếp cận thích hợp. Trên cơ sở cùng người dân, cộng đồng phân tích thực trạng
địa phương, xây dựng kế hoạch, thực hiện các chương trình khuyến nơng khuyến
lâm phù hợp, đáp ứng được nhu cầu và lợi ích của nhiều đối tượng người dân
trong cộng đồng (Nguyễn Duy Hoan, 2013).
- Giám sát và đánh giá hoạt động khuyến nông. Đây là một nội dung rất
quan trọng, nếu làm tốt được cơng việc giám sát đánh giá, có nghĩa là chúng ta đã
cụ thể hóa được quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác dân chủ ở cơ sở :
‘‘Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân quản lý và hưởng thụ''.
- Phối hợp với nông dân tổ chức các thử nghiệm phát triển kỹ thuật mới,
hoặc thử nghiệm kiểm tra tính phù hợp của kết quả nghiên cứu trên hiện trường
từ đó làm cơ sở cho việc khuyến khích lan rộng (Lê Văn Nam, 2012).
- Hỗ trợ nông dân về kinh nghiệm quản lý kinh tế hộ gia đình, phát triển
sản xuất quy mơ trang trại.
- Tìm kiếm và cung cấp cho nơng dân các thông tin về giá cả, thị trường

tiêu thụ sản phẩm (Trần Văn Hà, 2010).
2.1.2.4. Nguyên tắc của công tác khuyến nông
Với nguyên tắc là phục vụ nông dân, cùng làm với nông dân, không làm
thay nông dân, hoạt động khuyến nơng có các ngun tắc cụ thể sau:
Xuất phát từ nhu cầu của nông dân và yêu cầu phát triển nơng nghiệp của
Nhà nước.
Xã hội hố hoạt động khuyến nơng, đa dạng hố dịch vụ khuyến nơng để

10


huy động nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân trong và nước ngồi tham gia hoạt
động khuyến nơng.
Phát huy vai trị chủ động, dân chủ, cơng khai, tích cực và tham gia tự
nguyện của nông dân trong hoạt động khuyến nông (Nguyễn Duy Hoan, 2013).
Tạo sự liên kết chặt chẽ với cơ quan quản lý, sở nghiên cứu khoa học công
nghệ, các doanh nghiệp với nông dân và giữa nông dân sản xuất với nhau.
Dân chủ, công khai, chịu sự giám sát của cộng đồng.
Nội dung, phương pháp khuyến nơng phù hợp với từng vùng, miền, địa
bàn và nhóm đối tượng nông dân, cộng đồng dân tộc khác nhau, phục vụ chiến
lược phát triển nông nghiệp, nông thôn của Đảng và Nhà nước; ưu tiên vùng sâu,
vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, vùng sản xuất hàng hóa phục vụ cho yêu cầu
xuất khẩu (Nguyễn Văn Long, 2012).
2.1.3. Nội dung của công tác khuyến nông
2.1.3.1. Thông tin tuyên truyền
Là việc nêu ra các thông tin (vấn đề) với mục đích cho nhiều người biết
nhằm đẩy thái độ, suy nghĩ, tâm lý và ý kiến của quần chúng theo chiều hướng
nào đấy mà người nêu thông tin mong muốn.
1. Phổ biến chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước thông qua hệ thống truyền thông đại chúng và các tổ chức chính trị

và xã hội.
2. Phổ biến các tiến bộ khoa học công nghệ, các điển hình tiên tiến trong
sản xuất, kinh doanh thơng qua hệ thống truyền thơng đại chúng, tạp chí khuyến
nơng, tài liệu khuyến nông, hội nghị, hội thảo, hội thi, hội chợ, triển lãm, diễn
đàn và các hình thức thơng tin truyền thông khác; xuất bản và phát hành ấn phẩm
khuyến nông.
3. Xây dựng và quản lý dữ liệu thông tin của hệ thống thông tin khuyến
nông (Nguyễn Văn Long, 2012).
2.1.3.2. Bồi dưỡng tập huấn và đào tạo
Bồi dưỡng, tập huấn cho người sản xuất về chính sách, pháp luật, tập
huấn, truyền nghề cho nông dân về kỹ năng sản xuất, tổ chức, quản lý sản xuất
kinh doanh trong lĩnh vực ngành nghề sản xuất, chế biến bảo quản, tiêu thụ trong
nông nghiệp, ngành nghề nông nghiệp.

11


Đào tạo nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ cho người hoạt động
khuyến nông khuyến ngư.
Tổ chức tham quan, khảo sát, học tập kinh nghiệm trong và ngoài nước.
Tập huấn là phương pháp huấn luyện mà cán bộ khuyến nơng trực tiếp trình
bày với nơng dân một chun đề nào đó để nơng dân hiểu rõ và áp dụng đúng kỹ
thuật trong hoạt động sản xuất của họ.
Các bước thực hiện (Nguyễn Duy Hoan, 2013).
- Xác định mục tiêu tập huấn: thường gắn liền với những dự án, công trình
phát triển;
- Phối hợp với địa phương và cộng đồng: lãnh đạo địa phương và cộng
đồng có vai trị quan trọng trong việc phối hợp thực hiện các cơng trình. Cần phối
hợp với các tổ chức xã hội, quần chúng để động viên sự tham gia của dân vào
hoạt động khuyến nông;

- Chọn học viên tham gia tập huấn: Phải là nông dân trực tiếp sản xuất;
Muốn tham gia học và có cũng quan tâm; Chú ý tỷ lệ Nam và Nữ, tuổi; Phân bố
đối tượng đồng đều ở thôn bản;
- Chuẩn bị mơ hình: Mơ hình có tính đối chứng. Cần có phương tiện mẫu
vật, vật dụng, tài liệu (Nguyễn Duy Hoan, 2013).
- Họp mặt nông dân: Trong cuộc họp này nên để nơng dân ngồi thành
hình trịn, để mọi người tự giới thiệu về mình, giảng viên nên tự giới thiệu trước
và tạo khơng khí vui vẻ;
- Tổ chức nhóm tập huấn: Phân loại nội dung để hình thành nên các
nhóm, các lớp có cùng quan tâm, điều kiện kinh tế, nhận thức. Phân công nội
dung thực hiện các chuyên đề nhỏ;
- Trong quá trình tập huấn: Giảng viên trình bày đơn giản, hấp dẫn, dễ
hiểu; cổ vũ nơng dân thảo luận, làm, quan sát và phân tích (Nguyễn Duy
Hoan, 2013).
2.1.3.3. Xây dựng mơ hình và chuyển giao khoa học cơng nghệ
Xây dựng các mơ hình trình diễn và tiến bộ khoa học công nghệ phù hợp
với từng địa phương, nhu cầu của người sản xuất và định hướng của ngành, các
mơ hình thực hành sản xuất tốt gắn liền với tiêu thụ sản phẩm.
Xây dựng các mô hình ứng dụng cơng nghệ cao trong nơng nghiệp.

12


×