Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

Gián án GIÁO ÁN LỚP 1- TUẦN 21VÀ 22

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (312.69 KB, 56 trang )

TUẦN 21
Thứ hai ngày 17 tháng 1 năm 2011
TIẾT 1 + 2
Môn : Học vần
Bài ôp ơp
TCT: 201 - 202
A. MỤC TIÊU
- HS đọc và viết được: ôp – ơp – hộp sữa – lớp học; Từ và đoạn thơ ứng dụng.
- Viết được: ôp – ơp – hộp sữa – lớp học.
- Luyện nói từ 2 – 4 câu theo chủ đề: Các bạn lớp em
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC
Văn nghệ đầu giờ
2. KIỂM TRA BÀI CŨ
- GV đọc cho mỗi tổ viết 1 từ
- GV gọi 1 -> 2 em đọc câu ứng dụng
- GV nhận xét - sửa chữa và cho điểm
Tổ 1: cải bắp Tổ 2: cá mập
Tổ 3: gặp gỡ
Chuồn chuồn bay thấp
Mưa ngập bờ ao
Chuồn chuồn bay cao
Mưa rào lại tạnh.
3. BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài:
Hôm nay cô giới thiệu với
các em 2 vần mới có kết thúc
là âm p, đó là vần ôp vần ơp.
2. Dạy vần ôp
a. Nhận diện vần


- Vần ôp gồm những âm nào
ghép lại?
+So sánh ôp với ap
- Các em hãy ghép vần ôp
- HS nhắc lại ôp, ơp

ôp: Gồm 2 âm ghép lại: ô
đứng trước, p đứng sau.
- HS so sánh
+ Giống nhau: đều kết thúc
bằng p
+ Khác nhau: ôp mở đầu bằng
ô, ap mở đầu bằng a.
- HS ghép vần ôp và đọc lại.
ô – p – ôp
Cá nhân – cả lớp
b. Tiếng và từ khóa
- Các em ghép được vần ôp,
muốn ghép tiếng hộp phải
ghép thêm âm gì đứng trước
vần ôp?
- GV nhận xét và mời HS
đánh vần.
- GV đưa hộp sữa và hỏi HS
các em có biết đây là cái gì
không?
- GV: Từ khóa hôm nay học là
từ hộp sữa.
- GV chỉ bài trên bảng cho HS
đọc tổng hợp.

ơp
Quy trình tương tự
a. Nhận diện vần
ơp cấu tạo bởi 2 âm: ơ
đứng trước, p đứng sau
+So sánh ơp với ôp
b. Đánh vần
- GV yêu cầu HS đánh vần.
GV chỉnh sửa
c. Luyện viết
GV viết mẫu lên bảng
và hướng dẫn HS cách viết
ôp – hộp sữa, ơp – lớp học
- Ghép thêm âm hờ đứng
trước vần ôp, dấu nặng dưới
ô.
- HS ghép tiếng hộp
HS phân tích - đánh vần - đọc
trơn cá nhân – nhóm – đồng
thanh
hờ – ôp – hôp – nặng – hộp
- HS: Hộp sữa
- HS: đọc trơn cá nhân - đồng
thanh
hộp sữa
HS đọc đồng thanh
ô – p – ôp
hờ – ôp – hôp – nặng – hộp
hộp sữa
- HS so sánh

+ Giống nhau:đều kết thúc
bằng p
+ Khác nhau: ơp mở đầu bằng
ơ, ôp mở đầu bằng ô
- HS phân tích – đánh vần -
đọc trơn cá nhân – nhóm –
đồng thanh
ơ – p – ơp
lờ – ơp – lơp – sắc – lớp
lớp học
- HS quan sát chữ mẫu và viết
vào bảng con.
- GV chỉnh sửa chữ viết cho
HS
d . Đọc từ ngữ ứng dụng
- GV gọi 2 -> 3 em đọc từ ứng
dụng
- GV đọc mẫu – giải nghĩa từ
- GV mời HS đọc lại từ ứng
dụng.
- GV mời HS tìm tiếng có
chứa vần vừa học.
- GV gạch chân các tiếng HS
vừa tìm được.
- 3 HS đọc từ ứng dụng
tốp ca hợp tác
bánh xốp lợp
nhà
HS đọc cá nhân – đồng
thanh

- HS đứng tại chỗ tìm tiếng có
chứa vần vừa học.
- 2 HS đọc và phân tích
TIẾT 2
Luyện tập
a. Luyện đọc:
GV nhận xét sửa chữa
b. Đọc câu ứng dụng
- GV giới thiệu tranh ứng dụng:
- Các em hãy quan sát tranh và cho cô và
các bạn biết tranh vẽ gì?
- Cô mời các em đọc bài ứng dụng dưới
tranh.
- HS nhắc lại các vần đã học ở tiết 1 theo
thứ tự và không thứ tự.
HS đọc cá nhân – nhóm – đồng thanh
ô – p – ôp
hờ – ôp – hôp – nặng – hộp
hộp sữa
ơ – p – ơp
lờ – ơp – lơp – sắc – lớp
lớp học
tốp ca hợp tác
bánh xốp lợp nhà
- Tranh vẽ mây và cá
- 2 – 4 HS đọc bài ứng dụng
Đám mây xốp trắng như bông
- GV đọc mẫu
b.Luyện viết
- GV quan sát lớp, giúp đỡ các em yếu

kém
c. Luyện nói
- GV nêu một số câu hỏi gợi ý
+ Các em hãy kể về các bạn lớp em
+ Lớp em có bao nhiêu bạn?
+ Lớp em có bao nhiêu bạn nam, bao
nhiêu bạn nữ?
+ Em thích bạn nào tròn lớp nhất?
+ Em thích học môn nào nhất?
- GV và HS nhận xét các ý kiến
Ngủ quên dưới đáy hồ trong lúc nào
Nghe con cá đớp ngôi sao
Giật mình mây thức bay vào rừng xa
HS đọc cá nhân – nhóm – đồng thanh
- HS viết vào vở tập viết và vở bài tập
tiếng việt bài 86
HS đọc tên bài luyện nói
Các bạn lớp em
- HS thảo luận và trả lời
4. CỦNG CỐ – DẶN DÒ
- GV củng cố lại bài: chỉ bảng HS đọc lại toàn bài trong SGK
- Dặn các em về nhà đọc lại bài – xem trước bài 87
- GV nhận xét giờ học
Tiết 3
Môn: Đạo đức
Bài
Em và các bạn
TCT: 21
A. MỤC TIÊU
- Bước đầu biết được Trẻ em cần được học tập, được vui chơi, và được kết giao bạn bè.

- Biết cần phải đoàn kết thân ái, giúp đỡ bạn bè trong học tập và trong vui chơi.
- Bước đầu biết vì sao cần phải cư xử tốt với bạn bè trong học tập và trong vui chơi.
- Đoàn kết, thân ái với bạn bè xung quanh.
B. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
- HS chuẩn bị 3 bông hoa bằng giấy màu để chơi trò chơi “tặng hoa”, 1 lẵng nhỏ để
đựng hoa
- Phần thưởng cho 3 HS biết cư xử tốt với các bạn nhất.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiêm tra bài cũ
- GV nêu câu hỏi và gọi HS trả lời:
+ Khi gặp thầy, cô giáo em sẽ làm gì?
+ Vì sao chúng ta phải vâng lời thầy cô
giáo?
- GV nhận xét đánh giá.
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu bài và ghi bảng: Em và
các bạn.
b. Các hoạt động dạy học
* Hoạt động 1: Trò chơi “tặng hoa”
- GV phổ biến cách chơi: Mỗi HS chọn 3
bạn trong lớp mình mà mình thích được
cùng học , cùng chơi nhất và viết tên vào
tờ giấy bỏ vào cái hộp giấy.
- GV đếm số tên chuyển tới những em
được các bạn chọn.
- GV chọn ra 3 bạn được nhiều hoa nhất,
khen và tặng quà cho các bạn.
* Hoạt động 2: Đàm thoại

- GV nêu một số câu hỏi cho HS đàm
thoại.
+ Em có muốn được nhiều bạn tặng hoa
như không?
+ Những ai đã tặng hoa cho bạn ...?
+ Vì sao em lại tặng hoa cho bạn?
- GV nhận xét và kết luận:
... bạn được tặng nhiều hoa vì đã biết
cư xử đúng với các bạn khi học khi chơi.
NGHỈ 5 PHÚT
* Hoạt động 3: Quan sát tranh.
- GV cho HS mở sách giáo khoa quan sát
tranh bài tập 2 và đàm thoại
+ Trong từng tranh các bạn đang làm gì?
+ Các bạn đó có vui không? Vì sao?
+ Noi gương theo các bạn đó em cần phải
làm gì?
- GV cùng HS nhận xét và kết luận:
Các bạn trong các tranh cùng học
cùng chơi với nhau rất vui. Noi theo các
bạn đó em cần phải vui vẻ, cư xử tế nhị.
- HS nêu: Phải lễ phép chào hỏi thầy cô
giáo.
- Vì thầy cô giáo đã dạy dỗ chúng ta nên
người.
- HS nghe và tham gia chơi.
- Có ạ!
- HS giơ tay.
- Vì em thích bạn đó...
- HS nghe.

+ Tranh 1, 3, 5, 6 là các hành vi tốt nên làm
theo
+ Tranh 2, 4 là hành vi chưa tốt, ta không
nên làm theo.
+ Các bạn đó rất vui vì các bạn đó biết
nhường nhịn nhau trong khi chơi.
+ Cần phải cư xử tốt với ban bè.
- HS nghe và nối tiếp nhắc lại.
4. Củng cố dặn dò
- Muốn có nhiều bạn cùng học cùng chơi
em phải cư xử với bạn như thế nào?
- GV dặn HS về nhà xem lại bài và chuẩn
bị bài sau: Em và các bạn ( t2)
- GV nhận xét tiết học.
- Cần phải vui vẻ và cư xử tốt với bạn bè.
- HS nghe.
Tiết 4
Môn: Thủ công
Bài
Ôn tập chương kĩ thuật gấp hình
TCT: 21
I. MỤC TIÊU
- Củng cố được kiến thức, kĩ năng gấp giấy.
- Gấp được ít nhất 1 hình gấp đơn giản. Các nếp gấp tương đối phẳng thẳng.
* Với HS khéo tay:
- Gấp được ít nhất 2 hình gấp đơn giản. Các nếp gấp phẳng, thẳng.
- Có thể gấp được những hình gấp mới sáng tạo đơn giản.
II. CHUẨN BỊ
Các mẫu gấp của các bài 13, 14, 15 để HS xem lại
Giấy màu có kích thước và màu sắc tuỳ thuộc vào sản phẩm HS sẽ chọn để làm

bài kiểm tra
III. NỘI DUNG KIỂM TRA
TG NỘI DUNG
PHƯƠNG
PHÁP
1’
2’
1’
10’
1.Ổn định tổ chức
2 . Kiểm tra bài cũ :
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3 . Bài mới:
a. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu bài và ghi bảng:Ôn tập chương 2: Kĩ thuật gấp
hình
b. Giảng bài mới
* Hoạt động 1: Ôn lại quy trình gấp giấy.
- Hãy kể tên các bài em được học ở chương 2( Các quy ước
cơ bản về gấp giấy và gấp hình, gấp các đoạn thẳng cách đều,
gấp cái quạt, cái ví, cái mũ ca lô)
- Để gấp được các sản phẩm trên ta gấp từ tờ giấy có dạng
hình gì: ( Hình vuông, hình chữ nhật)
Quan sát –
hỏi đáp
Hỏi đáp
22’
3’
- Để gấp được mũ ca lô bằng giấy, chúng ta gấp từ tờ giấy có
dạng hình gì? ( hình vuông)

- Để tạo thành tờ giấy có dạng hình vuông ta làm thế nào?
+ Gấp chéo tờ giấy hình chữ nhật và miết nhiều lần đường
gấp sau đó xé bỏ tơ giấy thừa. Ta được tờ giấy hình vuông.
+ Đặt tờ giấy hình vuông trước mặt, gấp đôi hình vuông theo
đường gấp chéo để lấy đường dấu giữa sau đó mở ra. Gấp 1
phần của cạnh bên phải vào sao cho phần mép cách dều với
cạnh trên và điểm đầu của cạnh đó chạm vào đường dấu giữa
+ Lật mặt sau và gấp tương tự
+ Gấp 1 lớp giấy phần dươi của hình vừa gấp lên sao cho sát
với cạnh bên vừa mới gấp. Gấp theo đường dấu và gấp vào
trong phần vừa gấp lên. Lật mặt sau lên và gấp tương tự được
chiếc mũ ca lô.
- GV lần lượt hỏi cách gấp cái ví, cái quạt.
NGHỈ 5 PHÚT
* Hoạt động 2: Thực hành
- GV cho HS bỏ giấy nháp hoặc giấy màu lên tiến hành gấp
cái ví, cái quạt, cái mũ ca lô
- GV theo dõi và giúp đỡ HS còn lúng túng.
- GV động viên HS trang trí cho đẹp.
-GV cho HS trưng bày sản phẩm sau đó cùng HS nhận xét
đánh giá.
4. Củng cố dặn dò
- Hôm nay các em học gấp cái gì? ( Ôn tập chương gấp hình)
- Em hãy nêu quy trình gấp mũ ca lô.
- GV cho HS dọn vệ sinh và dặn HS về luyện gấp lại các sản
phẩm trên
- GV nhận xét tiết học.
Thực hành
Thứ ba ngày 18 tháng 1 năm 2011
Tiết 1 + 2

Môn : Học vần
Bài 87: ep – êp
TCT: 203- 204
A. MỤC TIÊU
- HS đọc được: ep – êp – cá chép – đèn xếp; Từ và đoạn thơ ứng dụng.
- Viết được: ep – êp – cá chép – đèn xếp
- Luyện nói từ 2 – 4 câu theo chủ đề: Xếp hàng vào lớp
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh cá chép – tranh đèn xếp
- Thanh chữ gắn bìa
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC
Văn nghệ đầu giờ
2. KIỂM TRA BÀI CŨ
- GV đọc cho mỗi tổ viết 1 từ
- GV gọi 1 -> 2 em đọc câu ứng dụng
- GV nhận xét - sửa chữa và cho điểm
tốp ca hợp tác
lợp nhà
Đám mây xốp trắng như bông
Ngủ quên dưới đáy hồ trong lúc nào
Nghe con cá đớp ngôi sao
Giật mình mây thức bay vào rừng sâu
3. BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài:
Hôm nay cô giới thiệu với
các em 2 vần mới có kết thúc
là âm p, đó là vần ep vần êp.
2. Dạy vần ep
a. Nhận diện vần

- Vần ep cấu tạo mấy âm?
Âm nào đứng trước âm nào
đứng sau?
+So sánh ep với ap
- Các em hãy ghép vần ep
b. Tiếng và từ khóa
- Các em ghép được vần ep,
muốn ghép tiếng chép phải
ghép thêm âm gì đứng trước
vần ep?
- GV nhận xét và mời HS
đánh vần.
- GV đính mẫu vật cá chép
lên bảng và hỏi đây là con
gì?
- GV: Từ khóa hôm nay học
là từ cá chép.
- ep cấu tạo bởi 2 âm: e đứng
trước, p đứng sau.
- HS so sánh
+ Giống nhau: đều kết thúc
bằng p
+ Khác nhau: ep mở đầu
bằng e, ap mở đầu bằng a.
- HS ghép vần ep và đọc lại.
e – p – ep
Cá nhân – cả lớp
- HS ghép thêm âm chờ đứng
trước vần ep, dấu sắc trên e.
chờ – ep – chep – sắc – chép

Cá nhân – cả lớp
- HS con cá chép
- HS đọc: cá chép
Cá nhân – cả lớp
e – p – ep
chờ – ep – chep – sắc – chép
- GV chỉ bài trên bảng cho
HS đọc tổng hợp.
êp
Quy trình tương tự
a. Nhận diện vần
êp cấu tạo bởi 2 âm: ê
đứng trước, p đứng sau
+So sánh ep với êp
b. Đánh vần
- GV yêu cầu HS đánh vần.
- GV chỉnh sửa
c. Luyện viết
GV viết mẫu lên bảng và
hướng dẫn HS cách viết.
ep – cá chép, êp – đèn
xếp
- GV chỉnh sửa chữ viết cho
HS
d . Đọc từ ngữ ứng dụng
- GV gọi 2 -> 3 em đọc từ
ứng dụng
- GV đọc mẫu – giải nghĩa từ
- GV mời HS đọc lại từ ứng
dụng.

- GV mời HS tìm tiếng có
chứa vần vừa học.
- GV gạch chân các tiếng HS
vừa tìm được.
cá chép
- HS so sánh
+ Giống nhau: đều kết thúc
bằng p
+ Khác nhau: êp mở đầu
bằng ê, ep mở đầu bằng e
ê – p – êp
xờ – êp – xêp – sắc – xếp
đèn xếp
Cá nhân – cả lớp
- HS quan sát chữ mẫu và
viết vào bảng con.
lễ phép gạo nếp
xinh đẹp bếp lửa
HS đọc cá nhân – đồng
thanh
- HS đứng tại chỗ tìm tiếng
có chứa vần vừa học.
- 2 HS đọc và phân tích
TIẾT 2
Luyện tập
a. Luyện đọc:
- GV chỉ bảng cho HS đọc theo thứ tự và
không theo thứ tự.

- GV nhận xét sửa chữa

+ Đọc câu ứng dụng
- GV yêu cầu HS quan sát tranh trong
SGK
- Các em hãy đọc đoạn thơ dưới tranh.
- GV đọc mẫu
b. Luyện viết
GV quan sát lớp, giúp đỡ các em yếu
kém
c. Luyện nói
- GV nêu một số câu hỏi gợi ý
+ Các bạn trong tranh đang xếp hàng
như thế nào?
+ Các bạn xếp hàng như thế đã tốt chưa?
Có thẳng hàng không?
+ Các em có nên học tập các bạn trong
tranh đó không?
+ Các em phải xếp hàng như thế nào?
Nghêm túc hay xô đẩy nhau?
- GV và HS nhận xét các ý kiến
- HS nhắc lại các vần đã học ở tiết 1
HS đọc cá nhân – nhóm – đồng thanh
e – p – ep
chờ – ep – chep – sắc – chép
cá chép
ê – p – êp
xờ – êp – xêp – sắc – xếp
đèn xếp
lễ phép gạo nếp
xinh đẹp bếp lửa
- HS quan sát tranh và nói tranh vẽ cò đang

bay, cánh đồng lúa chín, có núi, mây.
- HS đọc đoạn thơ dưới tranh.
Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớmchiều
HS đọc cá nhân – nhóm – đồng thanh
HS viết vào vở tập viết và vở bài tập tiếng
việt bài 87
- HS đọc tên bài luyện nói:
Xếp hàng vào lớp
- HS thảo luận và trả lời
+ Các bạn trong tranh xếp hàng trật tự.
+ Các bạn xép như vậy rất tốt, thẳng hàng.
+ Các em phải học tập các bạn.
+ Các em phải xếp hàng ngay ngắn, nghiêm
túc không được xô đẫy nhau.
4. CỦNG CỐ – DẶN DÒ
- GV củng cố lại bài: chỉ bảng HS đọc lại toàn bài trên bảng lớp.
- GV nhận xét giờ học
Tiết 3
Môn: Toán
Bài Phép trừ dạng 17 - 7
TCT: 87
A. MỤC TIÊU
- Biết làm các phép trừ (không nhớ) biết trừ nhẩm dạng 17 – 7; viết được phép tính
thích hợp với hình vẽ.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Các bó chục que tính và các que tính rời
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC
Văn nghệ đầu giờ
2. BÀI MỚI
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- GV gọi HS lên bảng làm bài tập.
- GV nhận xét cho điểm.
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu bài và ghi bảng: Phép trừ
dạng 17 - 7
b. Giảng bài mới
* Giới thiệu phép trừ dạng 17 - 7
- GV gắn lên bảng 17 que tính và hỏi:
+ 17 que tính gồm mấy chục và mấy đơn
vị?( GV ghi bảng)
- Nếu 7 que tính rời tách ra 7 que tính thì
còn lại bao nhiêu que tính?
- Từ phép tính trên ta hình thành được
phép tính gì?
- Muốn tính 17 - 7 ta làm thế nào?
- Vậy ta thực hiện tính thế nào?
- GV vừa viết mẫu vừa hướng dẫn HS
cách đặt tính cột dọc.
17 7 trừ 7 bằng 0 viết 0
7 Hạ 1 viết 1
10 17 – 7 = 10
- 3 HS lên bảng làm bài tập, cả lớp làm bài
vào bảng con.
17 + 1 = 18 17 – 3 =14 16 + 2 = 18

- HS nghe và nối tiếp nhắc lại tựa bài.
- HS thao tác theo và nêu:
- Gồm 1 chục và 7 đơn vị.
- Còn lại 0 que tính.
- Được phép tính trừ: 17 - 7
- Ta đặt tính như tính cộng

17 7 trừ 7 bằng 0 viết 0
7 Hạ 1 viết 1
10 17 – 7 = 10
- GV cho HS nêu lại nhiều lần cách thực
hiện phép trừ 17 - 7.
- GV đưa ra 1 số ví dụ cho HS thực hiện

16 – 6 15 – 5
NGHỈ 5 PHÚT
c.Thực hành
*Bài 1:
- GV gọi 2 HS nêu yêu cầu bài tập.
- Ta cần thực hiện trừ thế nào?
- GV gọi HS lên bảng làm bài.
- GV bao quát giúp đỡ HS yếu.
- GV cùng HS nhận xét – sửa chữa.
Bài 2:
- Bài tập yêu cầu gì?
- GV tổ chức cho HS tính nhẩm và nêu
miệng kết quả.
- GV ghi kết quả vào phép tính trên bảng
lớp.
- GV cùng HS nhận xét sữa chữa.

Bài 3:
- Bài yêu cầu gì?
- Muốn tìm số kẹo còn lại ta làm tính gì?- -
GV gọi 1 em lên bảng làm bài.
- GV bao quát hướng dẫn HS làm bài.
- GV cùng HS nhận xét sữa chữa.

- HS nối tiếp nhắc lại.


16 15
6 5
10 10
Bài 1: Tính:
- Trừ từ phải sang trái bắt đầu từ hàng đơn
vị.
- 3 em lên bảng làm – cả lớp làm vào bảng
con.
11 12 13 14 15
1 2 3 4 5
10 10 10 10 10

16 17 18 19 19
6 7 8 9 7
10 10 10 10 12
Bài 2: Tính nhẩm:
- HS nêu miệng cá nhân, cả lớp theo dõi và
nhận xét.
15 – 5 = 10 11 – 1 = 10 16 – 3 = 13
12 – 2 = 10 18 – 8 = 10 14 – 4 = 10

13 – 2 = 11 17 – 4 = 13 19 – 9 = 10
Bài 3: Viết phép tính thích hợp.
- 1 em làm bài trên bảng lớp, cả lớp làm
bài vào vở.
Có : 15 cái kẹo
Đã ăn : 5 cái kẹo
Còn : ... cái kẹo?
15 - 5 = 10
4. CỦNG CỐ – DẶN DÒ
- GV củng cố lại bài: HS nêu lại cách tính.
- Dặn các em về nhà làm bài tập trong vở bài tập
- GV nhận xét giờ học

Thứ tư ngày 19 tháng 1 năm 2011
Tiết 1 + 2
Môn : Học vần
Bài 88: ip up
TCT: 205 - 206
A. MỤC TIÊU
- HS đọc được: ip – up – bắt nhịp – búp sen. Từ và đoạn thơ ứng dụng.
- HS viết được: ip – up – bắt nhịp – búp sen.
- Luyện nói từ 2 – 4 câu theo chủ đề: Giúp đỡ cha mẹ
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC
Văn nghệ đầu giờ
2. KIỂM TRA BÀI CŨ
- GV đọc cho HS viết các từ ngữ ứng
dụng mỗi tổ viết 1 từ.
- GV gọi 1 -> 2 em đọc câu ứng dụng

- GV nhận xét – sửa chữa – cho điểm
lễ phép gạo nếp
xinh đẹp
Việt Nam đất nước ta ơi!
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều.
3. BÀI MỚI
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
3. Bài mới
a. giới thiệu bài
- GV giới thiệu và ghi bảng ip up .
2. Dạy vần : Vần ip.
a. Nhận diện vần
- GV hướng dẫn HS đọc trơn vần ip.
- GV hỏi:
+Vần ip gồm mấy âm ghép lại ?âm nào
đứng truớc âm nào đứng sau?
- GV cho HS So sánh ip với op.
- Vậy đánh vần như thế nào?
- GV cho HS đánh vần và đọc.
- HS nối tiếp nhắc tên bài: ip up
.

- HS: 5 > 7 em đọc trơn vần.
- HS : Có 2 âm , âm i đứng trước , âm p
đứng sau.
- HS so sánh và nêu:
+ Giống nhau: kết thúc bằng p.
+ Khác nhau: ip đều bắt đầu bằng i.

i – pờ – ip - ip.
- HS đọc cá nhân nối tiếp – cả lớp.
- GV nhận xét, sửa chữa lỗi phát âm cho
HS.
* Dạy tiếng khóa.
- GV vừa viết vần ip xuống vừa nói các
em vừa được biết vần ip.Vậy các em xem
cô viết thêm âm gì đứng trước vần ip?
Vần ip cô thêm âm nh tạo thành tiếng gì?
- GV nhận xét tuyên dương.
- GV cho HS đọc trơn .
- Em nào phân tích tiếng nhịp cho cô
- Vậy ta đánh vần như thế nào ?
- GV nhận xét và cho HS đánh vần.
- GV nhận xét.
- GV nói : Các em vừa biết tiếng nhịp có
âm nh và vần ip. Vậy các con xem tranh
Bác Hồ đanh làm gì ?
- GV nhận xét và rút ra từ khóa.
- Cô có từ. bắt nhịp ( gv vừa nói vừa ghi
bảng)
-GV cho HS đọc trơn từ.
- GV nhận xét tuyên dương.
-GV cho HS đọc xuôi , ngược lại vần tiếng
, từ vừa học.
- GV nhận xét tuyên dương.
up:
Quy trình tương tự
a. Nhận diện vần
- GV chỉ vần up và hỏi:

+ Vần up gồm có mấy âm ghép lại?
âm nào đứng trước âm nào đứng sau ?
- GV cho HS So sánh up với ip.
- GV nhận xét
b. Đánh vần
- GV cho HS phân tích – đánh vần – đọc
trơn.
- GV chỉnh, sửa lỗi cho HS.
- GV cho HS đọc tổng hợp 2 vần.
- GV nhận xét.
NGHỈ 5 PHÚT
b. Luyện viết.
- GV viết mẫu – hướng dẫn HS cách viết:
- Âm nh đứng trước dấu nặng dưới i, tạo
thành tiếng nhịp
- HS : 5 > 7 em đọc trơn.
- Có âm h đứng trước vần op đứng sau.
- nhờ – ip– nhip - nặng – nhịp - nhịp
- HS đánh vần theo : cá nhân nối tiếp,
nhóm ,cả lớp.

- HS : Bác đang bắt nhịp để hát.
- HS nhẩm và đọc trơn từ.
- HS đọc nối tiếp cá nhân, cả lớp.
- bắt nhịp.
- HS 2 em đọc xuôi, 2 em đọc ngược.
- HS : Có 2 âm u và âm p, u đứng trước,
p đứng sau.
- HS so sánh nêu:
+ Giống nhau: đều kết thúc bằng p .

+ Khác nhau: up mở đầu bằng u.
- HS phân tích – đánh vần – đọc trơn
theo: Cá nhân nối tiếp – nhóm –cả lớp.
u – p - up
b - up – bup – sắc - búp
búp sen.
- HS đọc cả lớp.
+ Viết i nối liền sang p ,lia bút lên đầu
con chữ i viết dấu i.
- GV viết mẫu và nêu cách viết:
+ Viết b lia bút lên viết chữ a sao cho nét
cong của a chạm vào nét móc của b, rê bút
sang con chữ p ,lia bút lên viết dấu ă, dấu
sắc. Cách ra khoảng 1 chữ o viết chữ nhịp.
Viết n nối liền sang h,i,p. Lia bút xuống
dưới chữ i viết dấu nặng.
- GV cho HS viết vào bảng con.
- GV chỉnh sửa tuyên dương.
+ Tương tự gv hướng dẫn viết up - búp
sen
- GV nhận xét tuyên dương.
c. Đọc từ ứng dụng :
- GV ghi bảng các từ.
- GV đọc mẫu cho HS đọc từ ứng dụng.
- GV giải thích từ
+ Nhân dịp :Nhân dịp vào năm học mới,
mẹ mua cho em một chiếc cặp mới.
+Giúp đỡ: Khi làm một việc gì đó tốt cho
người khác gọi là giúp đỡ.
- GV cho HS tìm tiếng có vần mới học.

- GV cho HS đọc từ ứng dụng , GV chỉ và
đặt thước ở tiếng có âm mới học cho HS
phân tích.
- GV nhận xét tuyên dương.
- GV chỉnh, sửa lỗi phát âm cho HS.
- GV cho HS đọc lại bài .
- GV nhận xét .

TIẾT 2
3. Luyện tập
a. Luyện đọc
Luyện đọc lại các vần mới ở tiết 1
- GV chỉ không theo thứ tự cho HS đọc .
-HS nghe.
- HS nghe theo dõi cách viết.
- HS viết vào bảng con

- HS nhẩm đọc và tìm.
nhân dịp chụp đèn
đuổi kịp giúp đỡ
- HS đọc cá nhân vừa đọc vừa phân tích
theo chỉ dẫn của GV cá nhân - cả lớp.
- HS đọc cả lớp.
- HS nối tiếp nhau đọc lại.
i – p – ip
nhờ – ip – nhip – nặng – nhịp
bắt nhịp

u – p – up
bờ – up – bup – sắc – búp

búp sen
- GV theo dõi nhận xét sửa sai.
- Thi đọc : GV chỉ bất kỳ cho HS dãy bàn
thi đọc đồng thanh.
- GV nhận xét , tuyên dương.
b. Đọc câu ứng dụng.
- GV giới thiệu tranh trong SGK cho HS
quan sát, sau đó chia lớp làm nhiều nhóm
nhỏ và nêu câu hỏi cho HS thảo luận.
- Tranh vẽ gì?
- GV gọi HS nhận xét và bổ sung.
- Rút ra câu ứng dụng.
- GV đọc mẫu.
- Khi đọc hết câu thơ em cần lưu ý điều gì
- GV gọi HS đọc.
- GV chỉnh sửa lỗi phát âm cho HS.

NGHỈ 5 PHÚT
b. Luyện viết :
- GV cho HS mở vở tập viết, HD HS viết
bài .
- GV HD các em viết bài vào vở tập viết.
- GV quan sát lớp giúp đỡ em yếu kém.
- Chấm và nhận xét một số bài.
c. Luyện nói.
- GV cho HS mở SGK quan sát tranh và
gọi HS đọc tên bài luyện nói
- GV chia lớp làm nhiều nhóm 4,giới thiệu
- GV nêu một số câu hỏi gợi ý:
+ Trong tranh vẽ gì?

+ GV mời đại diện nhóm trả lời.
- GV nhận xét và hỏi cho HS luyện nói
thêm.

+ Trong tranh vẽ hai bạn nhỏ đang làm gì?
+ Em thấy việclàm của các bạn đó là đúng
hay sai?
+ Em có muốn làm những việc như thế để
giúp đỡ cha mẹ không?
- GV chỉ bảng cho hs đọc lại bài.

nhân dịp chụp đèn
đuổi kịp giúp đỡ
- HS 3 dãy thi đọc theo HD của GV.

- HS mở SGK quan sát và thảo luận nhóm
đôi .
- Tranh vẽ đàn cò , hàng dừa.
Tiếng dừa làm dịu nắng trưa
Gọi đàn gió đến cùng dừa múa ca
Trời trong đầy tiếng rì rào
Đàn cò đánh nhịp bay vào bay ra.
- HS cả lớp đọc.
- Cần nghỉ hơi .
HS đọc cá nhân– nhóm – cả lớp.
- HS nhắc tư thế ngồi viết.
- HS viết bài vào vở.
HS mở SGK , 4 em đọc to.
Giúp đỡ cha mẹ
- Tranh vẽ 1 bạn đang cho gà ăn , 1 bạn

quét vườn…..
- HS quan sát tranh thảo luận theo nhóm 4
em.
- Nhóm cử đại diện trả lời.
- 1 bạn đangcho gà ăn , 1 bạn quét vườn.
-Các bạn làm việc đó dúng, em nên học
tập.
- Có ạ.
- HS đọc cả lớp
4. CỦNG CỐ – DẶN DÒ
- GV củng cố lại bài: chỉ bảng HS đọc lại toàn bài trong SGK
- Dặn các em về nhà đọc lại bài – xem trước bài sau 89
- GV nhận xét giờ học
Tiết 3
MÔN: TOÁN
Bài Luyện tập
TCT:88
A. MỤC TIÊU
- Thực hiện phép trừ (không nhớ) trong phạm vi 20.
- Trừ nhẩm trong phạm vi 20.
- Viết được phép tính thích hợp với hình vẽ.
B. CHUẨN BỊ
- Bài 1 bỏ cột 3, bài 4 bỏ dòng 3
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC
Văn nghệ đầu giờ
2. KIỂM TRA BÀI CŨ
3. BÀI MỚI
Bài 1:
- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập.

GV nhận xét – sửa chữa
Bài 2: Tính nhẩm:
- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập
- GV hướng dẫn HS tính nhẩm theo cách
thuận tiện nhất
- GV chọn kết quả đúng ghi bảng
Bài 3: Tính:
- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập
- GV nhận xét – sửa chữa
- HS nêu yêu cầu bài tập
- 3 em lên bảng làm bài – cả lớp làm vào
bảng con
Tính:
13 11 10 16 119 19
3 1 6 6 9 9
10 10 16 10 10 19
- HS nêu yêu cầu bài tập
- Cả lớp tính nhẩm rồi điền kết quả vào
vở.
13 + 3 = 16 15 + 5 = 20
13 – 3 = 10 15 – 5 = 10
18 – 8 = 10
10 + 8 = 18
- HS đứng tại chỗ nêu kết quả.
- HS nêu yêu cầu bài tập
- 2 em lên bảng làm bài – cả lớp làm vào
bảng con
11 + 3 – 4 = 10 12 + 5 – 7 = 10
14 – 4 + 2 = 12 15 – 5 + 1 = 11
Bài 4:

- GV yêu cầu HS nhẩm rồi so sánh kết
quả.
Bài 5: Viết phép tính thích hợp:
- GV cho HS nêu yêu cầu của bài tập
GV nhận xét sửa chữa
Dành cho HS khá, giỏi

16 - 6 12
?
11 13 - 3

HS đọc đề bài – phân tích đề bài
- 2 em đọc đề bài – 1 em lên bảng làm
bài.
Tóm tắt
Có : 12 xe máy
Đã bán : 2 xe máy
Còn : . . . xe máy?

12 - 2 = 10
4. CỦNG CỐ – DẶN DÒ
- Dặn các em về nhà làm bài trong vở bài tập.
- GV nhận xét giờ học – ưu khuyết điểm.
Tiết 4
MÔN: TỰ NHIÊN – XÃ HỘI
Bài Ôn tập – xã hội
TCT: 21
I. MỤC TIÊU
- Kể được về gia đình, lớp học, cuộc sống nơi các em sinh sống.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Sưu tầm tranh ảnh về chủ đề xã hội
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- GV nêu câu hỏi và gọi 2 HS lên trả bài.
- Khi đi bộ trên đường em cần chú ý gì?
- HS nêu:
- Cần đi đúng phần đường dành cho
người đi bộ,….
- Để phòng tránh tai nạn giao thông em cần
làm gì?
- GV nhận xét đánh giá.
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu bài và ghi bảng: Ôn tập – xã
hội
b. Hướng dẫn ôn tập
* Hoạt động 1
- GV yêu cầu cho HS kể theo nhóm đôi sau
đó đại diện nhóm kể trước lớp theo các chủ
đề sau dựa vào các câu hỏi gợi ý sau:
+ Kể về các thành viên trong gia đình bạn?
+ Nói về người bạn yêu quý nhất?
+ Kể về ngôi nhà của bạn
+ Kể về những việc bạn đã làm để giúp đỡ
cha mẹ
+ Em đang sống ở đâu? Hãy kể tên nơi bạn
đang sống?
- GV bao quát giúp đỡ các nhóm.
- GV mời đại diện nhóm lên kể trước lớp.

- GV cùng HS nhận xét tuyên dương.
NGHỈ 5 PHÚT
* Hoạt động 2: Thảo luận nhóm đôi.
- GV nêu câu hỏi cho HS thảo luận
+ Kể về cô giáo thầy giáo của bạn?
+ Kể về những gì bạn đã nhìn thấy trên
đường đi học
+ Ở lớp em thích học nhất là môn học nào?
- GV bao quát giúp đỡ các nhóm.
- GV mời đại diện nhóm trình bày trước lớp.
- GV cùng HS nhận xét tuyên dương.
4. Củng cố dặn dò
+ Kể về những việc bạn đã làm để giúp đỡ
cha mẹ
+ Em đang sống ở đâu? Hãy kể tên nơi bạn
đang sống?
- GV dặn HS về xem lại bài và chuẩn bị bài
sau: Cây rau.
- GV nhận xét tiết học.
- Chấp hành tốt luật lệ giao thông,….
-HS nghe và nối tiếp nhắc lại tựa bài.
- HS kể theo nhóm đôi sau đó đại diện
nhóm kể trước lớp.
VD: Có cha ,mẹ và anh chị…
- HS nêu…
- Quét nhà,…..
- HS kể……
- HS thảo luận và nêu:
- Nhà cửa, xuồng ghe, cây cối,….
- Toán, âm nhạc,….

- Quét nhà,…..
- Xóm dừa, Cái Keo ….
- HS nghe.
Tiết 5
MÔN: THỂ DỤC
Bài thể dục - trò chơi vận động
TCT: 21
I.MỤC TIÊU
- Biết cách thực hiện ba động tác vươn thở, tay, chân của bài thể dục phát triển
chung.
- Bước đầu biết cách thực hiện động tác vặn mình của bài thể dục phát triển chung.
- Biết cách điểm số đúng hàng dọc theo từng tổ.
II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN
Chuẩn bị còi, cờ, kẻ sân chơi - Dọn vệ sinh nơi tập
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
TT NỘI DUNG BÀI HỌC THỜI
GIAN
PHƯƠNG
PHÁP
SỐ LẦN
Phần
Mở
đầu
GV nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu
bài dạy
Đứng tại chỗ vỗ tay – hát
Giậm chân tại chỗ theo nhịp 1 – 2, 1 – 2,
………
Chạy nhẹ nhàng theo một hàng dọc
theo địa hình tự nhiên ở sân trường 40 – 50

mét
Đi thường theo vòng tròn và hít thở
sâu
Trò chơi
“Diệt các con vật có hại”
5 -> 6
phút
4 hàng
dọc
Vòng
tròn
1 -> 2
lần
Phần
*Động tác vươn thở
Nhịp 1
Hai tay đưa lên cao chếch chữ V và hít
thở sâu.
Nhịp 2:
Hai tay đưa xuống chéo trước bụng và
thở ra.
Nhịp 3:
Hai tay đưa lên cao chếch chữ V và
hít thở sâu.
Nhịp 4:
Về TTCB
*Động tác tay
1- > 2 lần 2 X 4 nhịp
Nhịp 1
Hai tay vỗ vào nhau

Nhịp 2:
10 ->
15
phút
4 hàng
ngang
4 -> 5

bản
Hai tay dang ngang
Nhịp 3
Hai tay vỗ vào nhau
Nhịp 4:
Về TTCB
HS tập GV nhận xét, sửa chữa và uốn nắn
*Động tác chân
Nhịp 1
Hai tay chống hông đồng thời kiễng gót
Nhịp 2
Hạ gót chân chạm đất, khuỵ gối, thân
thẳng, lòng bàn tay úp
Nhịp 3
Hai tay chống hông đồng thời kiễng gót
Nhịp 4
Về TTCB
*Ôn cả 3 động tác đã học ** Trò chơi
“ nhảy ô tiếp sức”
GV nêu tên trò chơi, sau đó cho HS chơi
thử 1 - > 2 lần, rồi chơi chính thức có phân
thắng thua. Đội thua phải chạy 1 vòng xung

quanh đội thắng cuộc, thưởng phạt rõ ràng
10 ->
12
phút
2 -> 4
hàng
dọc
lần
5 - > 7
lần
Phần
Kết
thúc
Đi thường theo nhịp thành 2 -> 4 hàng
dọc trên địa hình tự nhiên ở sân trường.
HS vừa đi vừa hát, hoặc GV thổi còi hay
đếm 1 – 2, 1 – 2, để tạo nhịp xoay thàng 2 –
4 hàng
GV cùng HS hệ thống bài
GV nhận xét giờ học và giao bài tập về
nhà
Nhắc các em về nhà tập lại bài.
4 -> 5
phút
2 - > 4
hàng
ngang
1 -> 2
lần
Thứ năm ngày 20 tháng 1 năm 2011

TIẾT 1 + 2
Môn :Học vần
Bài 89: iêp ươp
TCT: 207 + 208
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- HS đọc được: iêp – ươp – giàn mướp – tấm liếp. Từ và đoạn thơ ứng dụng.
- HS viết được: iêp – ươp – giàn mướp – tấm liếp.
- Luyện nói từ 2 – 4 câu theo chủ đề: Nghề nghiệp của cha mẹ
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC
Văn nghệ đầu giờ
2. KIỂM TRA BÀI CŨ
- GV đọc cho HS viết các từ ngữ ứng dụng
mỗi tổ viết 1 từ.
- GV gọi 1 -> 2 em đọc câu ứng dụng
- GV nhận xét – sửa chữa – cho điểm
nhân dịp chụp đèn
đuổi kịp
Tiếng dừa làm dịu nắng trưa
Gọi đàn gió đến cùng dừa múa ca
Trời trong đầy tiếng rì rào
Đàn cò đánh nhịp bay vào bay ra.
3. BÀI MỚI
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
3. Bài mới
a. giới thiệu bài
- GV giới thiệu và ghi bảng iêp ươp .
2. Dạy vần : Vần iêp.

a. Nhận diện vần
- GV hướng dẫn HS đọc trơn vần iêp.
- GV hỏi:
+Vần iêp gồm mấy âm ghép lại ?âm nào
đứng truớc âm nào đứng sau?
- GV cho HS So sánh iêp với ip.
- Vậy đánh vần như thế nào?
- GV cho HS đánh vần và đọc.
- GV nhận xét, sửa chữa lỗi phát âm cho
HS.
* Dạy tiếng khóa.
- GV vừa viết vần ip xuống vừa nói các
em vừa được biết vần iêp.Vậy các em
xem cô viết thêm âm gì đứng trước vần
iêp? Vần iêp cô thêm âm lờ tạo thành
tiếng gì?
- GV nhận xét tuyên dương.
- GV cho HS đọc trơn .
- Em nào phân tích tiếng liếp cho cô
- Vậy ta đánh vần như thế nào ?
- GV nhận xét và cho HS đánh vần.
- GV nhận xét.
-GV nói : Các em vừa biết tiếng liếp có
âm lờ và vần ip. Vậy các em xem tranh vẽ
- HS nối tiếp nhắc tên bài: iêp ươp
.

- HS: 5 > 7 em đọc trơn vần.
- HS : Có 2 âm , âm iê đứng trước , âm p
đứng sau.

- HS so sánh và nêu:
+ Giống nhau: kết thúc bằng p.
+ Khác nhau: ip đều bắt đầu bằng i.iêp bắt
đầu bằng iê.
iê – pờ – iêp - iêp.
- HS đọc cá nhân nối tiếp – cả lớp.
- Âm lờ đứng trước dấu sắc trên ê, tạo
thành tiếng liếp
- HS : 5 > 7 em đọc trơn.
- Có âm l đứng trước vần iêp đứng sau.
- lờ – iêp– liếp – sắc – liếp - liếp
- HS đánh vần theo : cá nhân nối tiếp,
nhóm ,cả lớp.

gì ?
- GV nhận xét và rút ra từ khóa.
- Cô có từ. tấm liếp ( gv vừa nói vừa ghi
bảng)
- GV cho HS đọc trơn từ.
- GV nhận xét tuyên dương.
- GV cho HS đọc xuôi , ngược lại vần
tiếng , từ vừa học.
- GV nhận xét tuyên dương.
ươp:
Quy trình tương tự
a. Nhận diện vần
- GV chỉ vần up và hỏi:
+ Vần ươp gồm có mấy âm ghép lại?
âm nào đứng trước âm nào đứng sau ?
- GV cho HS So sánh ươp với iêp.

- GV nhận xét
b. Đánh vần
- GV cho HS đọc bài
- GV chỉnh, sửa lỗi cho HS.
- GV cho HS đọc tổng hợp 2 vần.
- GV nhận xét.
NGHỈ 5 PHÚT
b. Luyện viết.
- GV viết mẫu – hướng dẫn HS cách viết:
+ Viết iê nối liền sang p
- GV viết mẫu và nêu cách viết:
- GV cho HS viết vào bảng con.
- GV chỉnh sửa tuyên dương.
+ Tương tự gv hướng dẫn viết ươp – giàn
mướp.
- GV nhận xét tuyên dương.
c. Đọc từ ứng dụng :
- GV ghi bảng các từ.
- GV đọc mẫu cho HS đọc từ ứng dụng.
- GV giải thích từ
- HS : Tranh vẽ tấm liếp
- HS nhẩm và đọc trơn từ.
- HS đọc nối tiếp cá nhân, cả lớp.
tấm liếp
- HS 2 em đọc xuôi, 2 em đọc ngược.
- HS : Có 2 âm ươ và âm p, ươ đứng
trước, p đứng sau.
- HS so sánh nêu:
+ Giống nhau: đều kết thúc bằng p .
+ Khác nhau: ươp mở đầu bằng ươ.

- HS phân tích – đánh vần – đọc trơn
theo: Cá nhân nối tiếp – nhóm –cả lớp.
ươ – p - ươp
mờ - ươp – mươp – sắc – mướp
giàn mướp
- HS đọc cả lớp.
- HS nghe theo dõi cách viết.
- HS viết vào bảng con

- HS nhẩm đọc và tìm.

rau diếp ướp cá
- GV cho HS tìm tiếng có vần mới học.
- GV cho HS đọc từ ứng dụng , GV chỉ và
đặt thước ở tiếng có âm mới học cho HS
phân tích.
- GV nhận xét tuyên dương.
- GV chỉnh, sửa lỗi phát âm cho HS.
- GV cho HS đọc lại bài .
- GV nhận xét .

TIẾT 2
3. Luyện tập
a. Luyện đọc
Luyện đọc lại các vần mới ở tiết 1
- GV chỉ không theo thứ tự cho HS đọc .
- GV theo dõi nhận xét sửa sai.
- Thi đọc : GV chỉ bất kỳ cho HS dãy bàn
thi đọc đồng thanh.
- GV nhận xét , tuyên dương.

b. Đọc câu ứng dụng.
- GV giới thiệu tranh trong SGK cho HS
quan sát, sau đó chia lớp làm nhiều nhóm
nhỏ và nêu câu hỏi cho HS thảo luận.
- Tranh vẽ gì?
- GV gọi HS nhận xét và bổ sung.
- Rút ra câu ứng dụng.
- GV đọc mẫu.
- Khi đọc hết câu thơ em cần lưu ý điều
gì?
- GV gọi HS đọc.
- GV chỉnh sửa lỗi phát âm cho HS.

NGHỈ 5 PHÚT
tiếp nối nườm nượp
- HS đọc cá nhân vừa đọc vừa phân tích
theo chỉ dẫn của GV cá nhân - cả lớp.
- HS đọc cả lớp.
- HS nối tiếp nhau đọc lại.
i – ê – p – iếp
lờ – iêp – liêp – sắc – liếp
tấm liếp
ư – ơ – p - ươp
mờ – ươp - mươp – mướp
giàn mướp
rau diếp ướp cá
tiếp nối nườm nượp
Các bạn đang chơi cướp cờ

Nhanh tay thì được

Chậm tay thì thua
Chân giậm giả về
Cướp cờ mà chạy
- Cần nghỉ hơi .
HS đọc cá nhân– nhóm – cả lớp.
b. Luyện viết :
- GV cho HS mở vở tập viết, HD HS viết
bài .
- GV HD các em viết bài vào vở tập viết.
- GV quan sát lớp giúp đỡ em yếu kém.
- Chấm và nhận xét một số bài.
c. Luyện nói.
- GV cho HS mở SGK quan sát tranh và
gọi HS đọc tên bài luyện nói
- GV chia lớp làm nhiều nhóm 4,giới thiệu
- GV nêu một số câu hỏi gợi ý:
+ Trong tranh vẽ gì?
+ GV mời đại diện nhóm trả lời.
- GV nhận xét và hỏi cho HS luyện nói
thêm.
+ Tranh 2 vẽ gì?
+ Tranh 3 vẽ gì?
+ Trong tranh vẽ hai bạn nhỏ đang làm gì?
- GV chỉ bảng cho HS đọc lại bài.
- HS nhắc tư thế ngồi viết.
- HS viết bài vào vở.

Nghề nghiệp của cha mẹ

+ Cảnh làm đồng (nhà nông)


+ Bác công nhân
+ Vẽ cô giáo
+ Giúp đỡ cha mẹ
4. CỦNG CỐ – DẶN DÒ
- GV củng cố lại bài: chỉ bảng HS đọc lại toàn bài trên bảng lớp.
- Dặn các em về nhà đọc lại bài – xem trước bài 90
- GV nhận xét giờ học
Tiết 3
MÔN: TOÁN
Bài
Luyện tập chung
A. MỤC TIÊU
- Biết tìm số liền trước, số liền sau.
- Biết cộng, trừ các số( không nhớ) trong phạm vi 20.
B. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC
Văn nghệ đầu giờ
2. BÀI MỚI
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- GV gọi HS lên bảng làm bài. - 3 HS lên bảng làm bài tập, cả lớp làm
bài vào bảng con.
13 + 3 = 16
13 – 3 = 10

×