Tải bản đầy đủ (.docx) (143 trang)

(Luận văn thạc sĩ file word) Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác quản lý đê, kè sông trên địa bàn thành phố Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.65 MB, 143 trang )

LỜI CẢM ƠN
Sau hai năm học tập và làm luận văn, được sự nhiệt tình giúp đỡ của các thầy
giáo, cô giáo trường Đại học Thủy lợi, bằng sự nỗ lực cố gắng học tập, nghiên cứu
và tìm tịi, tích lũy kinh nghiệm thực tế của bản thân đến nay đề tài “Nghiên cứu
đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác quản lý đê, kè sông trên địa
bàn Thành phố Hà Nội” đã được tác giả hoàn thành đúng thời hạn quy định.
Trong khuôn khổ của luận văn, với kết quả còn rất khiêm tốn trong việc nghiên
cứu cơ sở khoa học phục vụ cho việc nghiên cứu đề xuất một số giải pháp tăng cường
công tác quản lý đê, kè sông trên địa bàn Thành phố Hà Nội, góp phần đánh giá được
thực trạng quản lý đê, kè sông nhằm củng cố cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc quản lý
đê kè sông, đề ra các giải pháp quản lý đê kè sông, tác giả hy vọng đóng góp một phần
nhỏ phục vụ cho nghiên cứu các vấn đề có liên quan.
Đặc biệt tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới người hướng dẫn
khoa học PGS.TSKH. Nguyễn Trung Dũng đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và cung
cấp các thơng tin khoa học cần thiết trong quá trình thực hiện luận văn. Tác giả xin
chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo Khoa Kinh tế và quản lý - Trường Đại học
Thủy lợi, đã giảng dạy tạo điều kiện giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình thực hiện luận
văn.
Tác giả xin chân thành cảm ơn Cục quản lý đê điều và Phòng, chống lụt, bão
thuộc Tổng cục Thuỷ Lợi - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn; UBND các quận,
huyện; Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội; Chi cục quản lý đê điều Hà Nội;
Các hạt quản lý đê Hà Nội; bà con nông dân đã nhiệt tình giúp đỡ tác giả trong quá trình
điều tra thực tế để nghiên cứu đề tài và hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Quản lý các dự án Nông
nghiệp – Thuỷ lợi Hà Nội thuộc Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội nơi tác
giả đang cơng tác; Phịng Đào tạo Đại học và sau đại học - Trường Đại học Thuỷ lợi; Gia
đình và bạn bè đã động viên, tạo mọi điều kiện thuận lợi để tác giả hoàn thành luận văn
đúng thời hạn.


Do hạn chế về thời gian, kiến thức khoa học và kinh nghiệm thực tế của bản thân


tác giả nên luận văn khơng thể tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được ý
kiến đóng góp và trao đổi chân thành giúp tác giả hoàn thiện hơn đề tài của luận văn.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2015

TÁC GIẢ

NGUYỄN MINH HẢI


LỜI CAM ĐOAN
Tên tôi là: Nguyễn Minh Hải Học
viên lớp: 21 KT 11
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Những nội dung và
kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa được ai cơng bố trong bất kỳ cơng
trình khoa học nào.
TÁC GIẢ

NGUYỄN MINH HẢI


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1. Đê sơng Hồng (đường Âu Cơ giữa đường Nghi Tàm và An Dương Vương,
quận Tây Hồ), nối nội thành Hà Nội với sân bay Nội Bài.................................................8
Hình 1.2. Đê Hà Nội những năm 1945 - 1954........................................................12
Hình1.3. Một đoạn đê sơng hồng qua hà nội hiện nay............................................16
Hình 1.4. Đê Saemangeum......................................................................................18

Hình 1.5. Cắt ngang đê biển Afsluitdijk – Hà Lan..................................................19
Hình 1.6. Đê biển Afsluitdijk – Hà Lan...................................................................20
Hình 1.7. Một vài mặt cắt kè điển hình của Mỹ.....................................................22
Hình 1.8. Một số nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý đê, kè sơng..................26
Hình 1.9. Bờ bảo vệ kê bị sạt lở nghiêm trọng do tình trạng hút cát trái phép gây ra 31
Hình 2.1. Bản đồ hành chính thành phố Hà Nội......................................................36
Hình 2.2. Bản đồ các tuyến đê trên địa bàn thành phố Hà Nội................................37
Hình 2.3. Bản đồ phân vùng đánh giá khả năng ổn định hệ thống..........................40
đê sông Hà Nội do tác động của quá trình phá huỷ thấm nền đê.............................40
Hình 2.4.Hiện trạng các khu đơ thị Hà Nội.............................................................44
Hình 2.5. Hiện trạng các cảng sơng thành phố Hà Nội............................................47
Hình 2.6. Cơ cấu tổ chức quản lý đê điều................................................................61
Hình 2.7. Hàng chục vườn rau đã được thay thế cỏ chống xói đất được rào dậu cẩn thận
dọc mái đê....................................................................................................................... 69
Hình 2.9. Tình trạng khai thác cát sỏi trái phép trên sơng Hồng.............................76
Hình 3.1. Định hướng phát triển khơng gian thành phố Hà Nội..............................80
Hình 3.2. Bản đồ Quy hoạch các khu cơng nghiệp..................................................86
Hình 3.3. Bản đồ quy hoạch Giao thơng thành phố Hà Nội đến năm 2030.............95


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Bảng phân cấp đê sông dựa vào số dân được bảo vệ................................2
Bảng 1.2. Bảng phân cấp đê sông dựa vào lưu lượng lũ thiết kế...............................3
Bảng 1.3. Bảng phân cấp đê sông dựa vào độ ngập sâu trung bình...........................3
của các khu dân cư so với mực nước lũ thiết kế........................................................3
Bảng 1.4. Bảng phân cấp đê biển và đê cửa sông dựa vào số dân được bảo vệ.........4
Bảng 1.5. Bảng phân cấp đê biển và đê cửa sông dựa vào lưu lượng lũ thiết kế.......4
Bảng 1.6. Bảng phân cấp đê bao, đê bối, đê chuyên dùng.........................................4
dựa vào khu vực hành chính......................................................................................4
Bảng 1.7. Xác định cấp cơng trình bảo vệ bờ theo cấp đê.........................................6

Bảng 2.1. Hiện trạng dân số đô thị phân theo vùng bảo vệ.....................................42
Bảng 2.2. Cao trình chống lũ của tuyến đê hữu Hồng tại Hà Nội............................48
Bảng 2.3.Thống kê hiện trạng các kè của tuyến đê hữu Hồng, tả Hồng..................51
trên địa bàn Hà Nội.................................................................................................51
Bảng 3.1. Dự báo dân số thành phố Hà Nội...........................................................79
Bảng 3.2. Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030....................................................81
Bảng 3.3. Quy hoạch các khu công nghiệp đến năm 2020 theo vùng bảo vệ..........83
Bảng 3.4. Quy hoạch các cụm công nghiệp phân theo vùng bảo vệ.......................84
Bảng 3.5. Các khu đô thị dự kiến đến năm 2020,2030 và 2050.............................87
Bảng 3.6. Một số cầu dự kiến xây dựng..................................................................91
Bảng 3.7. Quy hoạch các cảng sông trên địa bàn thành phố Hà Nội......................92


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Từ đầy đủ Nghĩa Ti

ếng Việt

UBND

Uỷ ban nhân dân

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

PTNT


Phát triển nơng thơn

XD

Xây dựng

PCLB

Phịng chống lụt bão

PCLB&GNTT

Phịng chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai

VQG

Vườn qu

ốc gia

QLĐ

Quản lý đê

TTPT

Tổng thể phát triển

GTVT


Giao thông vận tải

QH

Quy hoạch

TCXDVN

Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam

NXB

Nhà xuất bản

QPTL.A66.77

Quy phạm phân cấp đê
United Nations

UNDP

Development

Chương trình phát triển Liên hợp quốc

Programme
ADP

PVC


ICD

The Asian
Development Bank
Polyvinyl clorua
Inland
Deport

Ngân hàng phát triển Châu Á

Nhựa nhiệt dẻo

Clearance Địa đi ểm thông quan hàng hố nằm trong
nội địa, cịn gọi là cảng khơ, cảng cạn


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CHUNG VỀ ĐÊ, KÈ SÔNG VÀ CÔNG TÁC
QUẢN LÝ ĐÊ, KÈ SÔNG HIỆN NAY.................................................................. 1
1.1. Tổng quan chung về đê, kè sông........................................................................ 1
1.1.1. Khái niệm đê, kè sơng..................................................................................... 1
1.1.2. Lịch sử hình thành hệ thống đê điều ở Việt Nam............................................. 6
1.1.3. Lịch sử hình thành và phát triển đê, kè ở Hà Nội.......................................... 11
1.1.4. Phát triển xây dựng đê, kè trên thế giới......................................................... 16
1.2. Tổ chức quản lý đê, kè sông ở Việt Nam.......................................................... 22
1.2.1. Hình thức quản lý đê, kè sơng ở Việt Nam.................................................... 22
1.2.2. Nội dung của công tác quản lý đê, kè sông ở Việt Nam................................ 25
1.3. Những yêu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý đê, kè sông.............................. 26
1.3.1......................................................................................................................... Các yếu
tố tự nhiên:..................................................................................................... 27

1.3.2. Các yếu tố của phát triển kinh tế................................................................... 27
1.3.3. Các yếu tố xã hội:.......................................................................................... 28
1.3.4. Cơ sở pháp lý và chính sách.......................................................................... 29
1.3.5. Những yếu tố thuộc đơn vị trực tiếp quản lý:................................................ 29
1.3.6. Những yếu tố khoa học kỹ thuật và công nghệ.............................................. 31
1.4. Một số bài học kinh nghiệm về công tác quản lý đê, kè trên thế giới và ở Việt
Nam......................................................................................................................... 32
1.4.1. Bài học kinh nghiệm về công tác quản lý đê, kè trên thế giới.......................32
1.4.2. Bài học kinh nghiệm về công tác quản lý đê, kè ở Việt Nam........................33
Kết luận chương 1................................................................................................... 35
CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐÊ, KÈ SÔNG
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY................................................36
2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu........................................................................... 36
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên......................................................................................... 36


2.1.2. Đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội.............................................................. 40
2.1.3. Phát triển đô thị và giao thông ảnh hưởng đến quản lý đê, kè ở Hà Nội........41
2.2. Hiện trạng các tuyến đê, kè sông Hồng trên địa bàn thành phố Hà Nội...........48
2.2.1. Tuyến đê hữu Hồng trên địa bàn thành phố Hà Nội......................................48
2.2.2. Tuyến đê tả Hồng trên địa bàn thành phố Hà Nội.......................................... 49
2.2.3. Lũ lịch sử gây vỡ đê Hà Nội.......................................................................... 50
2.2.4. Hiện trạng các tuyến kè trên sơng Hồng của thành phố Hà Nội....................51
2.2.5. Vai trị của kè đối với sự ổn định của các tuyến đê sông Hồng trên địa bàn Hà
Nội: 57
2.3. Thực trạng công tác quản lý đê, kè sông tại Thành phố Hà Nội.......................60
2.3.1. Khung pháp lý hiện hành............................................................................... 60
2.3.2........................................................................................................................Tổ chức
bộ máy làm công tác quản lý đê, kè sông....................................................... 61
2.3.3. Thực trạng của công tác và cơ chế quản lý đê, kè sơng hiện nay.................. 63

2.4. Phân tích những ngun nhân ảnh hưởng đến công tác quản lý đê, kè sông tại
Thành phố Hà Nội...................................................................................................70
2.4.1. Nguyên nhân khách quan.............................................................................. 70
2.4.2. Nguyên nhân chủ quan.................................................................................. 71
2.5. Đánh giá những kết quả đạt được trong công tác quản lý đê, kè sông tại Thành
phố Hà Nội.............................................................................................................. 73
2.5.1........................................................................................................................ Những
kết quả đạt được:............................................................................................ 73
2.5.2........................................................................................................................ Những
tồn tại và nguyên nhân:.................................................................................. 74
2.5.3 Các thách thức đối với hệ thống đê điều......................................................... 75
Kết luận chương 2................................................................................................... 78
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC
QUẢN LÝ ĐÊ, KÈ SÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG THỜI
KỲ TIẾP THEO............................................................................................................79
3.1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố Hà Nội.........................79


3.1.1. Dự báo về dân số........................................................................................... 79
3.1.2. Tổ chức không gian đô thị theo quy hoạch.................................................... 80
3.1.3. Phương hướng phát triển kinh tế................................................................... 80
3.1.4. Sử dụng đất.................................................................................................... 81
3.1.5. Phương hướng phát triển nông nghiệp........................................................... 82
3.1.6. Phương hướng phát triển công nghiệp........................................................... 82
3.1.7. Xây dựng đô thị............................................................................................. 86
3.1.8. Phương hướng phát triển giao thông............................................................. 89
3.2. Những cơ hội và thách thức trong công tác quản lý đê, kè sông tại Thành phố
Hà Nội..................................................................................................................... 95
3.3. Đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác quản lý đê, kè sông tại Thành
phố Hà Nội.............................................................................................................. 99

3.3.1 Đề xuất hoàn thiện tăng cường năng lực cho bộ máy tổ chức, quản lý:.........99
3.3.2. Ban hành các văn bản pháp qui và chế độ chính sách của Nhà nước..........104
3.3.3. Hồn thành cơng tác quy hoạch; đơn đốc triển khai thực hiện các chương
trình tu bổ, nâng cấp đê và xây dựng cơng trình phục vụ quản lý.........................108
3.3.4. Chú trọng, nâng cao chính sách đối với đê, kè sông của thành phố............111
3.3.5. Đề xuất việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào công tác quản lý đê
điều 112
3.3.6. Đề xuất các công cụ gián tiếp..................................................................... 115
3.3.7. Đề xuất các công cụ mềm............................................................................ 117
Kết luận chương 3................................................................................................. 121
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................. 123
1. Kết luận:............................................................................................................123
2. Một số tồn tại cần giải quyết............................................................................. 125
3. Kiến nghị........................................................................................................... 125
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................. 127

1. Tính cấp thiết của Đề tài


MỞ ĐẦU
Thành phố Hà Nội nằm ở đồng bằng Sông Hồng đây là con sông lớn nhất chảy
qua thành phố (đoạn chạy qua Hà Nội dài khoảng 118 km) và một loạt các con sông
khác như Sông Đà (dài khoảng 35 km), Sông Đuống (dài khoảng 22 km), Sông Cầu
(dài khoảng 11 km), Sông Cà Lồ (dài khoảng 42 km), Sơng Đáy (dài khoảng 88 km),
Sơng Tích (dài khoảng 69 km), Sông Bùi (dài khoảng 30 km), Sông Mỹ Hà (dài khoảng
12,7 km), Sông Nhuệ và một số sông nội địa, tiêu thoát nước cho vùng nội và ngoại
thành gồm Sông Cầu Bây, Ngũ Huyện Khuê, Tô Lịch, Lừ, Sét và Sơng Kim Ngưu. Với
địa hình sơng ngịi chằng chịt, khí hậu nhiệt đới gió mùa như vậy lại thêm tình hình biến
đổi khí hậu hiện nay diễn biến rất phức tạp khiến công tác quản lý đê, kè sông nhằm
chống sạt lở là hết sức cần thiết.

Đê điều là cơng trình quan trọng được xây dựng, tu bổ và bảo vệ qua nhiều thế
hệ nhằm ngăn nước lũ, nước biển, bảo vệ tính mạng của con người, tài sản của Nhà
nước và của nhân dân, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững, gắn với
sự nghiệp quốc phòng, an ninh, chủ quyền và lợi ích quốc gia. Quá trình hình thành
và phát triển, hệ thống đê điều luôn gắn liền với đời sống và hoạt động sản xuất của
nhân dân từ đời này qua đời khác. Phần lớn các tuyến đê hiện nay đều kết hợp làm
đường giao thơng trong đó nhiều tuyến đê đi qua các khu du lịch, đô thị, dân cư. Trong
quá trình phát triển, yêu cầu đối với hệ thống đê điều cũng như tác động trực tiếp của
con người đối với đê ngày càng tăng và có những diễn biến ngày càng phức tạp.
Thủ đơ Hà Nội có địa bàn rộng, địa hình đa dạng, phức tạp, dân cư đông đúc, hệ
thống đê điều, kè sông, hồ đập nhiều, chịu ảnh hưởng trực tiếp của lũ từ thượng nguồn
sông Đà, sơng Hồng và lũ rừng ngang từ Hịa Bình đổ về. Nhiều khu vực cả nội, ngoại
thành địa hình thấp, nguy cơ úng ngập cao. Thành phố hiện có 20 tuyến đê chính với
tổng chiều dài 469,913 km, trong đó 37,709 km đê Hữu Hồng là đê cấp đặc biệt; 211,569
km đê cấp I (hữu Hồng, tả Hồng, hữu Đuống, tả Đáy); 67,464 km đê cấp II (hữu Đà, tả
Đáy, La Thạch, Ngọc Tảo, tả Đuống); 87,325 km đê cấp III


(Vân Cốc, Tiên Tân, Quang Lãng, Liên Trung, hữu Cầu, tả - hữu Cà Lồ); 65,846 km đê
cấp IV (tả Tích, tả Bùi, đường 6 Chương Mỹ, Mỹ Hà). Ngồi ra cịn có 22 tuyến đê bối
(trên sơng chính) với tổng chiều dài 73,350 km và 96 hồ chứa nước các loại (khơng kể hồ
trong nội thành), trong đó 5 hồ có dung tích trên 10 triệu m 3, cịn lại là từ 2 đến 5 triệu
m3 với nhiệm vụ cắt lũ và trữ nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt. Nhìn chung hệ thống
đê điều, hồ đập có chất lượng khơng đồng đều.
Bên cạnh đó, ven theo các con đê và ở các bãi sông của đê sông ở Hà Nội nhiều
làng mạc và các phố phường đã được hình thành và phát triển từ lâu đời. Ngày nay
hòa chung với sự phát triển của đất nước, các vùng dân cư này cũng phát triển không
ngừng về mọi mặt, trong đó có sự phát triển về các loại hình xây dựng như nhà ở, khu
sản xuất, đường xá, cầu cống… Điều đó đã gây ra biết bao khó khăn cho công tác quản
lý bảo vệ đê điều, kè sơng và hơn hết là an tồn tính mạng và tài sản của nhân dân.

Trước tình hình như vậy phải có biện pháp thay đổi, hồn thiện cơng tác quản lý đê, kè
sơng nhằm thích ứng vời tình hình hiện nay.
Nhận thức rõ được những tác động xấu về kinh tế, an tồn tính mạng và tài sản
của nhân dân, cả nước nói chung và thành phố Hà Nội nói riêng đã và đang cố gắng tập
trung mọi nỗ lực nhằm giải quyết các vấn đề có liên quan bằng các giải pháp về cơ chế,
chính sách, tài chính, áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật vào công tác xây dựng và
các hoạt động nâng cao nhận thức và thu hút sự tham gia của người dân, của các doanh
nghiệp trên địa bàn thành phố vào việc tăng cường cơng tác quản lý đê, kè sơng nhằm
thích ứng với tình hình biển đổi khí hậu hiện nay.
Vì vậy bằng kiến thức đã học ở trường và kinh nghiệm trong q trình cơng tác
cũng như mong muốn góp phần nâng cao công tác quản lý đê, kè sông tác giả đã
chọn đề tài nghiên cứu: “Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp tăng cường công
tác quản lý đê, kè sông trên địa bàn thành phố Hà Nội” làm đề tài luận văn thạc sĩ
của mình.
2. Mục đích của Đề tài
Trên cơ sở nghiên cứu công tác quản lý đê, kè sông trong thời gian qua tác giả đưa
ra những nhận định, những đánh giá khách quan về công tác quản lý đê, kè sơng hiện
nay nói chung và trên địa bàn Thành phố Hà Nội nói riêng.


Ngoài ra tác giả đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác quản lý đê, kè sông
trên địa bàn thành phố Hà Nội trước những diễn biến khó lường của thời tiết và còn đáp
ứng được sự phát triển của kinh tế xã hội.
3. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
Vấn đề nêu ra được nhìn nhận theo quan điểm tăng cường công tác quản lý đê, kè
sông trên địa bàn thành phố Hà Nội nhằm mang lại hiệu quả và có ý nghĩa về mặt
khoa học. Tác giả đã tiến hành nghiên cứu theo nhiều phương diện và theo nhiều chiều
khác nhau, nhưng tập trung chủ yếu là:
- Thu thập, thừa kế các số liệu, kết quả nghiên cứu đã có trước đây
- Thu thập các số liệu có liên quan đến thực hiện Đề tài.

- Phân tích cơng tác quản lý đê, kè sơng trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Nghiên cứu các mô hình quản lý đê, kè sơng trên hiện hành ở một số nước
nổi tiếng trên thế giới.
Bên cạnh đó, do đặc thù trên địa bàn thành phố Hà nội các cơng trình kè là các
cơng trình bổ trợ cho hệ thống đê điều. Do đó, nó thường gắn liền với hệ thống đê điều
nên tác giả chủ yếu đi sâu phân tích đê điều là chính.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Hệ thống cơng trình đê, kè sông trên địa bàn thành phố Hà Nội và việc thực thi các
điều luật trong Luật đê điều, Luật Bảo vệ Mơi trường, Pháp lệnh Phịng, chống lụt bão.
4.2. Phạm vi nghiên cứu.
Nội dung: Công tác tổ chức quản lý hệ thống cơng trình đê, kè
sơng. Khơng gian: Trên địa bàn thành phố Hà Nội
Thời gian: Đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác Quản lý đê, kè sông trong
thời gian từ năm 2015 - 2020.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
5.1. Ý nghĩa khoa học của đềtài
Hệ thống hóa về mặt lý luận, đề xuất các giải pháp có cơ sở khoa học của đề tài
mang ý nghĩa quan trọng trong việc bổ sung, cập nhật những kiến thức để tăng cường
hơn nữa công tác quản lý đê, kè sông hiện nay.


5.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Những kết quả phân tích đánh giá và đề xuất giải pháp nghiên cứu của đề tài sẽ
đóng góp thiết thực trong cơng tác quản lý đê, kè sơng góp phần phát triển bền vững
kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội.
6. Kết quả dự kiến đạt được
- Hệ thống cơ sở lý luận, các khái niệm về quản lý đê, kè sơng.
-Tìm hiểu được thực trạng cơng tác quản lý đê, kè sông của thành phố Hà Nội.
- Hoàn thiện đưa ra một số giải pháp tăng cường công tác quản lý đê, kè sông

trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay.


1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CHUNG VỀ ĐÊ, KÈ SÔNG
VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐÊ, KÈ SÔNG HIỆN NAY
1.1. Tổng quan chung về đê, kè sông
1.1.1. Khái niệm đê, kè sông
Đê là một dãy đất nhân tạo hay tự nhiên kéo dài dọc theo các bờ sơng hoặc bờ biển.
Cũng có khi người ta gọi các cơng trình tạm thời để ngăn nước ngập một khu vực cụ thể
như các bờ bao, các khu trồng cây ăn quả, các khu nuôi trồng thủy sản là đê. Đê được
phân thành đê tự nhiên và đê nhân tạo.
Đê tự nhiên là loại được hình thành do sự lắng đọng của các trầm tích trong sơng khi
dịng nước này tràn qua bờ sơng thường là vào những mùa lũ. Khi tràn qua bờ, vận tốc
dòng nước giảm làm các vật liệu trong dòng nước lắng đọng theo thời gian nó sẽ cao
dần và cao hơn bề mặt của đồng lụt (khu vực bằng phẳng bị ngập lụt). Trong trường
hợp khơng có lũ, các trầm tích có thể lắng đọng trong kênh dẫn và làm cho bề mặt kênh
dẫn cao lên. Sự tương tác qua lại này không chỉ làm cao bề mặt của đê mà thậm chí làm
cao đáy sơng. Các đê thiên nhiên đặc biệt được ghi nhận dọc theo sơng Hồng Hà,
Trung Quốc gần biển nơi đây các con tàu đi qua ở độ cao mặt nước cao hơn bề mặt
đồng bằng. Các đê thiên nhiên là đặc điểm phổ biến của các dịng sơng uốn khúc trên
thế giới. Ở ven bờ biển thì các đụn cát cũng có thể coi là đê tự nhiên. Kiểu đê tự nhiên
này khá phổ biến ở miền Trung nước ta.
Đê nhân tạo là đê do con người tạo nên, đê nhân tạo có thể là vĩnh cửu hoặc tạm
thời được xây dựng để chống lũ trong trường hợp cần thiết. Trong trường hợp khẩn cấp
loại đê tạm thời được dựng lên trên đỉnh của đê hiện hữu. Vai trị chính của đê nhân tạo
là ngăn, chặn nước bảo vệ một vùng dân cư hoặc một phần diện tích sản xuất nơng
nghiệp, ngư nghiệp nào đó. Hiện nay trên thế giới chủ yếu là đê nhân tạo.
Kè là dạng cơng trình bảo vệ bờ sơng, bờ biển khỏi tác động xói lở gây ra bởi dịng

chảy và sóng. Thơng thường kè được thiết kế ở trên mái đê.
1.1.1.1. Đê
1. Phân loại
Đê được phân loại thành đê sông, đê biển, đê cửa sông, đê bối, đê bao và đê
chuyên dùng theo quy định tại Điều 3 của Luật Đê điều:


- Đê sông là đê ngăn nước lũ của sông;
- Đê biển là đê ngăn nước biển;
- Đê cửa sông là đê chuyển tiếp giữa đê sông với đê biển hoặc bờ biển;
- Đê bao là đê bảo vệ cho một khu vực riêng biệt;
- Đê bối là đê bảo vệ cho một khu vực nằm ở phía sơng của đê sông;
- Đê chuyên dùng là đê bảo vệ cho một loại đối tượng riêng biệt.
Ranh giới giữa đê sông và đê cửa sơng là tại vị trí mà độ chênh cao do nước dâng
truyền vào xấp xỉ bằng 0,5m, ứng với trường hợp mực nước trong sông là mực nước thiết
kế đê, phía biển là triều tần suất 5% và bão cấp 9.
Ranh giới giữa đê cửa sông và đê biển là tại vị trí mà độ cao sóng xấp xỉ bằng
0,5m, ứng với trường hợp mực nước trong sơng là mực nước thiết kế đê, phía biển là
sóng bất lợi tương ứng triều tần suất 5% và bão cấp 9.
2. Phân cấp
Căn cứ vào số dân được đê bảo vệ; tầm quan trọng về quốc phòng, an ninh, kinh tế
- xã hội; đặc điểm lũ, bão của từng vùng; diện tích và phạm vi địa giới hành chính; độ
ngập sâu trung bình của các khu dân cư so với mực nước lũ thiết kế; lưu lượng lũ thiết
kế, mà xác định cấp đê như sau:
- Đối với đê sông:
Bảng 1.1. Bảng phân cấp đê sông dựa vào số dân được bảo
vệ
Số dân được đê bảo vệ (người)
Diện tích bảo vệ
khỏi ngập lụt (ha)


Trên
1.000.000

1.000.000

500.000

100.000

đến trên

đến trên

đến trên

500.000

100.000

10.000

Dưới
10.000

Trên 150.000

I

I


II

II

II

150.000 đến trên 60.000

I

II

II

III

III

60.000 đến trên 15.000

I

II

II

III

IV


15.000 đến 4.000

I

III

III

III

V

Dưới 4.000

-

-

III

IV

V

(Nguồn: Thông tư số 54/2013/TT-BNNPTNT quy định về hướng dẫn phân cấp đê)


Theo như bảng 1.1 với trên 150.000ha diện tích bảo vệ khỏi ngập lụt hoặc số dân
được bảo vệ là trên 1.000.000 người thì tương ứng với đê cấp I. Tương tự như vậy thì với

dưới 4000 ha diện tích bảo vệ khỏi ngập lụt hoặc số dân được bảo vệ là dưới 10.000
người thì tương ứng với đê cấp V.
Bảng 1.2. Bảng phân cấp đê sông dựa vào lưu lượng lũ thiết kế
Lưu lượng lũ thiết kế (m3/s)
Trên 7.000

Cấp đê
I - II

7.000 đến trên 3.500

II - III

3.500 đến 500

III - IV

Dưới 500

V

(Nguồn: Thông tư số 54/2013/TT-BNNPTNT quy định về hướng dẫn phân cấp đê)
Theo như bảng 1.2 với lưu lượng lũ thiết kế trên 7000m3/s thì tương đương
với đê cấp I-II còn với lưu lượng lũ thiết kế dưới 500m3/s thì tương đương với đê
cấp V.
Bảng 1.3. Bảng phân cấp đê sơng dựa vào độ ngập sâu trung bình
của các khu dân cư so với mực nước lũ thiết kế
Độ ngập sâu trung bình của các khu dân cư so
với mực nước lũ thiết kế (m)
Trên 3m


Cấp đê
I - II

Từ 2m đến 3m

II - III

Từ 1m đến 2m

III - IV

Dưới 1m

V

(Nguồn: Thông tư số 54/2013/TT-BNNPTNT quy định về hướng dẫn phân cấp đê)
Theo như bảng 1.3 với độ ngập sâu trung bình của các khu dân cư so với
mực nước lũ thiết kế trên 3m thì tương ứng với đê cấp I – II, tương tự như vậy thì dưới
1m tương ứng với đê cấp V.
Đối với đê biển và đê cửa sông


Bảng 1.4. Bảng phân cấp đê biển và đê cửa sông dựa vào số dân được bảo vệ
Số dân được đê bảo vệ (người)
Diện tích bảo vệ

Trên

khỏi ngập lụt (ha)


200.000

200.000

100.000

50.000

đến trên

đến trên

đến

100.000

50.000

10.000

Dưới
10.000

Trên 100.000

I

I


II

III

III

100.000 đến trên 50.000

II

II

III

III

III

50.000 đến trên 10.000

III

III

III

III

IV


10.000 đến 5.000

III

III

III

IV

V

Dưới 5.000

III

IV

IV

V

V

(Nguồn: Thông tư số 54/2013/TT-BNNPTNT quy định về hướng dẫn phân cấp đê)
Bảng 1.5. Bảng phân cấp đê biển và đê cửa sông dựa vào lưu lượng lũ thiết kế
Độ ngập sâu trung bình của các khu dân cư so
với mực nước triều thiết kế (m)

Cấp đê


Trên 3m

I - II

Từ 2m đến 3m

II - III

Từ 1m đến 2m

III - IV

Dưới 1m

V

(Nguồn: Thông tư số 54/2013/TT-BNNPTNT quy định về hướng dẫn phân cấp đê)
- Đối với đê bao, đê bối, đê chuyên dùng
Bảng 1.6. Bảng phân cấp đê bao, đê bối, đê chuyên dùng
dựa vào khu vực hành chính
Loại đê
Đê bao, đê
chuyên dùng
Đê bối

Khu vực bảo vệ khỏi ngập lụt
Thành phố, khu cơng nghiệp, quốc phịng, an

Cấp đê

III - IV

ninh, kinh tế - xã hội … quan trọng
Các trường hợp cịn lại

IV - V

Tất cả mọi trường hợp

V

(Nguồn: Thơng tư số 54/2013/TT-BNNPTNT quy định về hướng dẫn phân cấp đê)


Sau khi đê được xếp cấp theo quy định tại các bảng 1.1, bảng 1.2, bảng 1.3, bảng
1.4 và bảng 1.5 có thể điều chỉnh tăng hoặc giảm cấp đê, theo các tiêu chí sau đây:
- Đê bảo vệ các thành phố, các khu kinh tế, văn hóa, cơng nghiệp, quốc phòng,
an ninh quan trọng;
- Đê bảo vệ các khu vực có đầu mối giao thơng chính, các trục giao thơng
chính yếu của quốc gia, các đường có vai trị giao thông quốc tế quan trọng;
- Đặc điểm lũ, bão của từng vùng;
- Phạm vi địa giới hành chính được đê bảo vệ;
- Đối với đê sông, trường hợp cấp đê được xác định theo những tiêu chí quy
định tại bảng 1.1 khác với bảng 1.2, bảng 1.3 thì cấp đê xác định theo bảng 1.1; các
tiêu chí quy định tại bảng 1.3, bảng 1.2 là căn cứ để xét tăng hoặc giảm cấp đê.
- Đối với đê biển và đê cửa sông, trường hợp cấp đê được xác định theo bảng
1.4 khác so với bảng 1.5 thì lấy theo bảng 1.4, tiêu chí tại bảng 1.5 sẽ là căn cứ để
xét nâng hoặc giảm cấp cho đoạn đê.
- Đoạn đê hữu sông Hồng từ K47+980 đến K85+689, thuộc địa bàn thành phố
Hà Nội được xếp vào cấp đê đặc biệt.

- Diện tích bảo vệ của đê sơng là tổng diện tích bị ngập lụt kể cả diện tích
trong các đê bao, đê chuyên dùng khi vỡ đê, ứng với mực nước lũ thiết kế.
- Diện tích bảo vệ của đê biển là tổng diện tích bị ngập do nước triều tương
ứng với tần suất thiết kế tràn vào khi vỡ đê biển.
- Các cơng trình giao cắt với đê phải đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật chủ yếu
của cấp đê tương ứng.
1.1.1.2. Kè
1. Phân loại
Cơng trình kè bảo vệ bờ sông được phân ra làm 3 loại sau:
- Kè lát mái: Gia cố trực tiếp lên bờ sông nhằm chống sói lở do tác động của
dịng chảy và sóng;
- Kè mỏ hàn: Nối từ bờ sơng nhằm hướng dòng chảy ra xa bờ gây bồi lắng và
cải tạo bờ sông theo tuyến chỉnh trị.


- Kè mềm: Là loại kè khơng kín nước (Cịn gọi là kè xun thơng) nhằm giảm
tốc độ dịng chảy. gây bồi lắng và chống xói mịn đáy.
Để thiết kế cơng trình bảo vệ bờ để chống lũ phải tiến hành theo các quy định hiện
hành về quản lý đầu tư xây dựng cơng trình.
2. Phân cấp
Cấp của cơng trình bảo vệ bờ sơng:
- Cấp của cơng trình bảo vệ bờ sông được xác định tùy thuộc vào cấp đê theo
quy chuẩn phân cấp đê hiện hành được bảo vệ được nêu trong bảng sau:
Bảng 1.7. Xác định cấp công trình bảo vệ bờ theo cấp đê
Cấp đê

Cấp của cơng trình bảo vệ bờ theo cấp đê

Đặc biệt


III

I

III

II

IV

III

IV

IV, V

IV

(Nguồn: TCVN 8419:2010 cơng trình thuỷ lợi – thiết kế cơng trình bờ bảo vệ sơng
để chống lũ)
Theo như bảng 1.7 thì với cấp đê là cấp đặc biệt thì cấp của cơng trình bảo
vệ bờ theo cấp đê là cấp III. Tương tự như vậy thì với cấp đê là cấp IV,V thì cấp của cơng
trình bảo vệ bờ theo cấp đê là cấp IV.
- Ở những vùng chưa có đê, dựa vào tầm quan trọng về kinh tế, chính trị, xã
hội để xác định cấp cơng trình bảo vệ bờ sông theo quy định của pháp luật, tiêu
chuẩn, quy chuẩn hiện hành về xây dựng và việc phân cấp công trình xây dựng;
- Khi cơng trình bảo vệ bờ cấu thành một bộ phận của mặt cắt đê thì cấp cơng
trình bảo vệ bờ sơng được lấy bằng cấp đê đó.
- Hệ số ổn định cho phép của cơng trình bảo vệ bờ được lấy bằng hệ số ổn
định cho phép của đê có cấp tương đương.

1.1.2. Lịch sử hình thành hệ thống đê điều ở Việt Nam
Từ thời Lý - Trần. Khi vừa mới lên ngôi Lý Công Uẩn vị vua đầu tiên của một


triều đại được đánh giá là "mở đầu công việc xây dựng đất nước bước vào quy mô lớn,
đặt nền tảng vững chắc và toàn diện cho sự phát triển của dân tộc và của quốc gia phong
kiến độc lập". Nhà Lý cũng là một triều đại rất coi trọng nông nghiệp. Đắp đê trị thủy
đã trực tiếp ảnh hưởng đến quyền lợi của quốc gia khơng thể phó mặc cho sự tự phát
của dân chúng. Nhưng cũng mãi đến năm 1077 triều đình mới đứng ra chủ trương đắp
những con đê quy mơ lớn. Theo Việt sử lược, thì năm ấy nhà Lý cho đắp đê sông Như
Nguyệt (Sông Cầu) dài 67.380 bộ (khoảng 30 km).
Sang đến đời Trần đã cho đắp thêm theo từng tuyến sơng chính từ đầu nguồn ra
đến biển, tôn cao đắp to những đoạn đã có, đắp thêm những đoạn nối, cải tạo một số
tuyến vòng vèo bất hợp lý. Về cơ bản những tuyến đê đó gần giống như ngày nay,
nhất là tuyến đê sông Hồng và sông Cầu. Về kỹ thuật đắp đê thời kỳ này là bước một
bước nhảy vọt, tạo nên thế nước chảy thuận hơn mặt khác cũng phải có những tiến bộ
kỹ thuật nhất định mới có thể xác định được tuyến đê, chiều cao đê từng đoạn cho phù
hợp với đường mặt nước lũ.
Ngoài việc đắp đê nhà Trần cịn rất coi trọng cơng tác hộ đê phịng lụt, đặt thành
trách nhiệm cho chính quyền các cấp. “Năm nào cũng vậy, vào tháng sáu, tháng bảy
(mùa lũ) các viên đê sứ phải thân đi tuần hành, thấy chỗ nào non phải tu bổ ngay, hễ
biếng nhác không làm trịn phận sự để đến nỗi trơi dân cư, ngập lúa mạ, sẽ tùy tội nặng
nhẹ mà khiển phạt”.
Các triều đại phong kiến sau này dựa vào đó mà tiếp tục phát triển hệ thống đê điều
đã có và phát triển tiếp lên. Theo sách Đại Nam thực lục thì dưới triều Nguyễn năm đó
vua cịn cho đắp bảy đoạn đê mới ở Bắc Bộ.
Đến tháng 9 năm 1809, triều Nguyễn đã ban hành điều lệ về đê điều ở Bắc Bộ với
các quy định rất chặt chẽ về việc kiểm tra, phòng chống lũ và gia cố hệ thống đê điều
hàng năm.
Thời kỳ Pháp thuộc, với tư cách là người thống trị, thực dân Pháp nhận thức ngay

được tầm quan trọng và kinh tế chính trị Bắc Kỳ. Vì vậy ngay từ những ngày đầu thiết
lập nền đơ hộ, chính quyền Pháp cũng rất chú trọng đến tình hình đê điều và trị thuỷ của
Việt Nam. Trong quá trình cai trị của mình chính quyền Pháp đã gặp


phải khơng ít những thiệt hại do thiên tai, lũ lụt gây ra, đặc biệt nghiêm trọng như trận
lũ lịch sử năm 1915 gây thiệt hại rất nghiêm trọng về người và nhà cửa. Sau trận lụt
lịch sử đó, trước áp lực của dư luận, chính quyền thực dân mới nghiên cứu thực hiện
một kế hoạch đắp đê Bắc bộ tương đối quy mơ, trong đó có nhiều biện pháp mà ngày
nay chúng ta vẫn còn nhắc tới như: Tái sinh rừng thượng nguồn để chậm lũ; xây dựng
hồ chứa ở thượng nguồn để cắt lũ; đắp đê cao hơn mức lũ đặc biệt; củng cố đê hiện tại
và tôn cao đến mức an toàn tuyệt đối.
Các hệ thống đê chính của Việt Nam
Việt Nam có khoảng hơn 8.000 km đê, trong đó hơn 5.000 km là đê sơng, cịn lại là
đê biển với khối lượng đất ước tính là 520 triệu m3. Sự hình thành hệ thống đê thể hiện
sự đóng góp, cố gắng của nhân dân trong suốt nhiều thế kỷ qua. Mặc dù tại một số nơi đê
cịn chưa đảm bảo tính ổn định cao đối với lũ lớn tuy vậy vai trò bảo vệ của các tuyến đê
sông hay hệ thống đê biển là rất to lớn và khơng thể phủ định.

Hình 1.1. Đê sơng Hồng (đường Âu Cơ giữa đường Nghi Tàm và An
Dương Vương, quận Tây Hồ), nối nội thành Hà Nội với sân bay Nội
Bài.
1.1.2.1. Hệ thống đê sông
1. Hệ thống đê đồng bằng sông Hồng
Hệ thống đê ở đồng bằng sông Hồng bao gồm hệ thống đê sông Hồng và hệ thống
đê sơng Thái Bình, đây là hệ thống đê sơng có quy mô lớn nhất nước ta với tổng chiều
dài khoảng 2.012 km. Nhìn chung, đê có chiều cao phổ biến từ 5 - 8 mét, có nơi cao tới
11 mét.



Đê thuộc hệ thống sông Hồng bao gồm 18 tuyến với tổng chiều dài khoảng
1.314 km dọc theo các sông: Đà, Thao, Lơ, Phó Đáy, Hồng, Đuống, Luộc, Trà Lý,
Đào, Ninh Cơ và sông Đáy, được chia thành:
- Đê cấp đặc biệt (đê hữu sông Hồng thuộc nội thành Hà Nội) là 37,09km.
- Đê cấp I là 388,2 km.
- Đê cấp II là 376,9 km.
- Đê cấp III là 510,9 km.
Đê thuộc hệ thống sơng Thái Bình bao gồm 27 tuyến với tổng chiều dài khoảng 698
km dọc theo các sơng: Cơng, Cầu, Thương, Lục Nam, Thái Bình, Kinh Thầy, Lai Vu, Cà
Lồ, Văn Úc, Lạch Tray, Hóa, Cấm, Bạch Đằng, Tam Bạc, Nam, Đá Bạch và sông Chanh
và được chia ra:
- Đê cấp I là 73,9 km.
- Đê cấp II là 148,0 km.
- Đê cấp III là 475,3 km.
Thực trạng hệ thống đê đồng bằng Bắc Bộ
- Về mặt cắt hình học: Hiện tại có khoảng 423 km đê thiếu độ cao gia tăng
phổ biến từ 0,5-1 m trong đó có 239 km đê thuộc hệ thống sơng Hồng và 184 km
thuộc hệ thống sơng Thái Bình, khoảng 304 km đê có chiều rộng mặt đê hẹp thiếu
từ 1-3 m, khoảng 269 km đê có mái dốc nhỏ hơn quy định và khoảng 242 km đê
còn chưa đủ cơ đê.
- Về thân đê: Tổng cộng có 463 km thân đê yếu trong đó có khoảng 251 km
đê thuộc hệ thống sông Hồng và 212 km đê hệ thống sông Thái Bình ở vào tình
trạng thân đê yếu do vật liệu đắp đê khơng được tốt, thân đê có nhiều tổ mối xuất
hiện hoặc có các ẩn hoạ khác tiềm ẩn.
- Về nền đê: Hiện có khoảng 226 km đê đắp trên nền đất yếu, trong đó có 194
km đê hệ thống sông Hồng và 32 km đê thuộc hệ thống sơng Thái Bình.
2. Hệ thống đê ở Bắc Trung Bộ
Các tuyến đê thuộc hệ thống sông Mã, sông Cả, là hai hệ thống sông lớn ở Bắc
Trung Bộ. Hệ thống đê sơng Mã, sơng Cả có tổng chiều dài là 381,47km, trong đó



chiều dài đê thuộc hệ thống sông Mã, sông Chu là 316,1km; Chiều dài đê thuộc hệ thống
sông Cả, sông La là 65,4km. Thượng nguồn của hai hệ thống sông này chưa có hồ chứa
để tham gia điều tiết lũ, vì vậy đê vẫn là biện pháp cơng trình duy nhất và có ý nghĩa đặc
biệt quan trọng trong chống lũ. Hiện tại tuyến đê thuộc hai hệ thống sông này chỉ còn
khoảng 31 km đê thấp so với thiết kế, khoảng 164km có mặt cắt đê nhỏ, mái dốc chưa có
cơ, thân đê cịn nhiều khuyết tật, nền đê nhiều đoạn là nền cát hoặc bùn; lịng sơng có độ
dốc lớn và diễn biến rất phức tạp, nhiều đoạn đê sát sông.
1.1.2.1. Hệ thống đê cửa sông, đê biển
1. Đê biển Bắc Bộ
Đê biển miền bắc thuộc loại lớn nhất cả nước tập trung chủ yếu ở các tỉnh Hải
Phịng, Thái Bình và Nam Định. Đây là vùng biển có biên độ thủy triều cao và nước
dâng do bão rất lớn. Để bảo vệ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân, các tuyến đê biển, đê
cửa sông ở khu vực này đã được hình thành từ rất sớm và cơ bản được khép kín. Tổng
chiều dài đê biển, đê cửa sông miền bắc khoảng 680,7km. Mặt cắt đê có dạng hình
thang, mặt đê rộng từ 3 ÷ 5m, mái đê phía biển m = 3 ÷ 4, phía đồng m = 2 ÷ 3. Cao độ
đỉnh đê biến đổi từ 4 ÷ 5m.
2. Đê biển Trung Bộ
Phần lớn các tuyến đê biển miền Trung đều ngắn, bị chia cắt bởi sơng, rạch, địa
hình đồi cát hoặc những tuyến bao với diện tích canh tác hẹp, nhỏ dọc theo đầm phá,
bảo vệ các vùng đất canh tác nhỏ hẹp. Đê biển miền Trung có chiều dài
1410,86km. Mặt cắt đê có dạng hình thang, mặt đê rộng 1,5 ÷ 3 m , mái đê phía biển
có m=2 ÷ 2,5 , mái phía đồng m = 1,5 ÷ 2. Cao độ đỉnh đê biến đổi từ +1,5m đến
+4,0m và thấp dần từ Bắc vào Nam. Cục bộ có một số tuyến cao hơn như Nghi Xuân,
Nghi Lộc (Hà Tĩnh) là +4,5 ÷ 5,0m.


3. Đê biển Nam Bộ
Khác với đê biển miền Trung là các tuyến đê ngắn, bị chia cắt bởi nhiều sơng nhỏ
và cồn cát thì đê biển Nam Bộ dài, có tuyến dài 50÷60km (đê biển các tỉnh Bạc Liêu, Cà

Mau và Kiên Giang), đê biển Nam Bộ hầu hết chỉ có một tuyến đê, cũng có nơi có hai
tuyến đê như Thạnh Phú, Ba Tri, Bình Đại thuộc tỉnh Bến Tre.
Cao trình đỉnh đê giữa các tuyến có sự khác biệt rất lớn nhìn chung đê phía biển
Đơng cao hơn phía biển Tây, có tuyến cao trình chỉ là +1.0 nhưng có tuyến lại có cao
trình đến +5.0. Bề rộng đỉnh đê cũng có sự khác biệt, có tuyến chỉ rộng 1,5 đến 2,0m
nhưng có tuyến đỉnh đê lại rộng từ 8 đến 10m. Mái đê còn rất dốc ở cả 2 phía (m = 1÷2).
Nhìn chung đê biển Nam Bộ cịn thấp nhỏ, có nơi cịn thấp hơn mực nước triều cao
nhất, nổi bật là tuyến đê phía đơng tỉnh Cà Mau.
1.1.3. Lịch sử hình thành và phát triển đê, kè ở Hà Nội
Theo tài liệu lịch sử, từ thời hậu Hán vào thế kỷ thứ 5 đã bắt đầu hình thành một số
đoạn đê, đến năm 866 đã hình thành hệ thống đê xung quanh thành Đại La. Trải qua các
triều đại phong kiến, hệ thống đê điều từng bước được bổ sung phát triển cả về quy mô
và phạm vi bảo vệ. Song song với việc hình thành các tuyến đê cũng hình thành tổ chức
và quy chế quản lý đê, năm 1809 ban hành điều lệ về đê điều, năm 1857 bắt đầu có cơ
quan phụ trách về đê.
Dưới thời pháp thuộc hệ thống đê điều đã được xây dựng, quản lý chặt chẽ và khoa
học hơn trước. Năm 1932, đê tại Hà Nội có cao trình 13,30 m chống lũ 12,00 m, trận lũ
năm 1940 mực nước tại Hà Nội là 12,30 m cao hơn lũ thiết kế 0,30 m đê vẫn không bị vỡ.
Sau đó xẩy ra chiến tranh thế giới thứ 2 việc củng cố hệ thống đê bị lơ là, khi xẩy ra lũ
tháng 8/1945 mực nước ở Hà Nội mới lên đến 11,45 m đã vỡ đê ở một số đoạn, khi mực nước
lũ lên đến 12,68 m thì hầu hết các tuyến đê bị tràn và vỡ gây ngập lụt nhiều nơi.
Trong thời gian từ năm 1945-1954 là thời kỳ chiến tranh, hầu hết các địa phương
có đê là vùng tạm chiếm nên việc củng cố đê cũng không được chú ý chỉ những nơi thật
thiết yếu ngụy quyền mới cho đắp đê.
Sau năm 1945 đất nước vừa giành được chính quyền. Ngay từ ngày đầu


chính quyền nhà nước ta đã phải khắc phục hậu quả của lũ lụt và nạn đói do lũ lụt và
chiến tranh gây ra, đắp lại những đoạn đê đã bị vỡ. Liền sau đó bước vào cuộc kháng
chiến trường kỳ suốt 9 năm. Hà Nội nằm trong vùng bị địch tạm chiếm. Vào thời kỳ đó

đê điều khơng những khơng được quan tâm đúng mức mà cịn bị phá hoại và sử dụng
vào mục đích quân sự như xây dựng hầm ngầm, lô cốt trên đê. Đào xẻ mặt đê để
chống xe cơ giới. Trong thời gian từ năm 1945 đến 1954 chính quyền thực dân Pháp
trong vùng tạm chiếm chỉ sang sửa và củng cố một số kè có ảnh hưởng trực tiếp đến
an tồn của đê như kè Phú Gia. Do đó tình hình đê điều năm 1954: gần 9km đê sơng
Hồng thuộc Thanh Trì nhỏ, mặt đê chỉ rộng 3 m, gồ ghề trơn trượt hơn khi mưa. Con
chạch chỉ rộng từ 1,5 đến 2 m, mái đê không đủ độ thoải. Hồ ao hai bên ven đê nhiều,
hậu quả của những trận vỡ đê từ xa xưa. Đê Từ Liêm vừa nhỏ vừa yếu, độ cao không
đều. Gia Lâm đã phải chống lũ cho hai triền sông, nhưng đê hầu hết mặt cắt nhỏ, nước
thẩm lậu mái đê rất nhiều, có nhiều sủi đục sát chân đê. Đê Nội Thành có khá hơn,
nhưng chất lượng không đồng đều, nhiều tạp chất xỉ than, đất phong hoá. Theo đánh
giá chung hệ thống đê chỉ chống đỡ được mực nước lũ +12.00 tại Hà Nội.

Hình 1.2. Đê Hà Nội những năm 1945 - 1954
Củng cố đê giai đoạn 1954 - 1965
Sau khi Hà Nội tiếp quản 10/1954, tháng 12/1954 huyện Thanh Trì đã đắp con
chạch cao hơn 0,5 m, rộng thêm 1m, khối lượng trên 1 vạn mét khối. Đầu năm


×