Tải bản đầy đủ (.docx) (97 trang)

(Luận văn thạc sĩ file word) Nghiên cứu giải pháp cải tạo, nâng cấp hệ thống xử lý nước thải một số bệnh viện trên địa bàn tình Nghệ An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.93 MB, 97 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI

Họ và tên: MAI VĂN HẠNH

TÊN ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP CẢI TẠO, NÂNG CẤP HỆ
THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI MỘT SỐ BỆNH VIỆN TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH NGHỆ AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Hà Nội – 2015


Họ và tên: MAI VĂN HẠNH

TÊN ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP CẢI TẠO, NÂNG CẤP HỆ
THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI MỘT SỐ BỆNH VIỆN TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH NGHỆ AN
Chuyên ngành: Cấp thoát
nước Mã số: 118605870008

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐẶNG MINH HẢI

Hà Nội – 2015



iii

LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian thực hiện, luận văn tốt nghiệp thạc sỹ của tác giả với đề tài
“NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP CẢI TẠO, NÂNG CẤP HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC
THẢI MỘT SỐ BỆNH VIỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN” được hoàn
thành dưới sự hướng dẫn của TS. Đặng Minh Hải - Bộ mơn Cấp thốt nước – Khoa
kỹ thuật tài nguyên nước - Trường Đại học Thủy lợi Hà Nội.
Có được kết quả nghiên cứu nêu trên, ngoài sự nỗ lực cố gắng của bản thân,
tác giả đã nhận được sự hướng dẫn rất tận tình và cụ thể của TS. Đặng Minh Hải.
Bên cạnh đó, tác giả còn nhận được sự giúp đỡ của các thầy cơ giáo trong Bộ mơn
Cấp thốt nước, Khoa đào tạo Sau đại học và các bạn bè đồng nghiệp. Sự giúp đỡ
và động viên này đã khích lệ tác giả rất lớn trong q trình hồn thành luận văn.
Do kiến thức của tác giả còn nhiều hạn chế và trong điều kiện nghiên cứu
còn nhiều thiếu thốn nên bản luận văn khơng tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả
kính mong được các giáo sư, tiến sỹ, các chuyên gia và các bạn đồng nghiệp đóng
góp ý kiến để bản luận văn có chất lượng cao nhất.
Tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Đặng Minh Hải và các
thầy cơ giáo đã tận tình giúp đỡ tác giả hoàn thành đề tài luận văn tốt nghiệp này.
Chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 25 tháng 08 năm 2015
Tác giả

Mai Văn Hạnh


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình do tơi tự tìm tịi, nghiên cứu; các số liệu
trong luận văn có cơ sở rõ ràng và trung thực và chưa từng được cơng bố trên bất
kỳ cơng trình nghiên cứu khoa học nào.

Hà Nội, ngày 25 tháng 8 năm 2015
Tác giả luận văn

Mai Văn Hạnh


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................ i
LỜI CAM ĐOAN..................................................................................................... ii
MỤC LỤC............................................................................................................... iii
DANH TỪ VIẾT TẮT.............................................................................................. v
DANH MỤC BẢNG................................................................................................ vi
DANH MỤC HÌNH................................................................................................ vii
PHẦN MỞ ĐẦU....................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài...................................................................................... 1
2. Mục tiêu của đề tài.............................................................................................. 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu....................................................................... 2
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu.......................................................... 2
5. Kết quả dự kiến đạt được.................................................................................... 3

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU.................................. 4
1.1 Tổng quan về nước thải bệnh viện................................................................... 4
1.1.1 Đặc điểm chung của nước thải bệnh viện..................................................... 4
1.1.2 .Thành phần, tính chất của nước thải bệnh viện........................................... 6
1.1.3. Đặc điểm về lưu lượng của nước thải bệnh viện....................................... 8
1.2. Các nghiên cứu xử lý nước thải bệnh viện đã thực hiện trên thế giới...........10
1.2.1. Các nhóm cơng nghệ chính..................................................................... 10
1.2.2. Các cơng nghệ được áp dụng hiện nay.................................................... 11
1.3. Các nghiên cứu xử lý nước thải bệnh viện đã thực hiện ở Việt Nam............18
1.3.1. Quy định chung về xử lý nước thải bệnh viện........................................ 18

1.3.2. Xử lý nước thải bệnh viện tại Việt Nam................................................. 19
1.3.3. Một số công nghệ xử lý nước thải bệnh viện điển hình..........................20
CHƯƠNG II. Cơ SỞ DỮ LIỆU và cơ sở lý thuyết................................................. 25
2.1. Thu thập tài liệu về nước thải bệnh viện tại các bênh viện ở Nghệ An.........25
2.2. Cơ sở lý thuyết về xử lý nước thải................................................................ 30
2.2.1. Xử lý bằng phương pháp cơ học.............................................................. 30
2.2.2. Cơ sở lý thuyết xử lý BOD...................................................................... 33
2.2.3. Cơ sở lý thuyết xử lý Nitơ....................................................................... 34


2.2.4. Cơ sở lý thuyết xử lý Photpho.................................................................37
2.2.5. Một số công nghệ sinh hoc xử lý kết hợp N va P..................................... 40
2.2.6. Giới thiệu phần mềm ASIM (Activated Sludge Simulation)...................43

CHƯƠNG III : ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CẢI TẠO, NÂNG CẤP HỆ THỐNG XỬ
LÝ NƯỚC THẢ I MỘT SỐ BỆNH VIỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN....44
3.1 Đặc điểm của vùng nghiên cứu...................................................................... 44
3.1.1. Vị trí địa lý của tỉnh Nghệ An................................................................. 44
3.1.2. Đặc điểm về tự nhiên của Nghệ An........................................................ 45
3.1.3. Đặc điểm về xã hội của tỉnh Nghệ An.................................................... 46
3.2. Tình hình xử lý nước thải bệnh viện ở nghệ an.............................................. 46

3.2.1. Mô tả các cở sở Y tế phát sinh nước thải Y tế trên địa bàn tỉnh..............46
3.2.2. Lượng nước thải phát sinh từ các cơ sở y tế............................................ 47
3.2.3. Mơ tả các cơng trình xử lý nước thải hiện có.......................................... 47
3.3. Phân tích và so sánh một số công nghệ xử lý nước thải Y tế.........................52
3.4. Phân tích và lựa chọn cơng nghệ phù hợp với điều kiện thực tế của khu vực

tỉnh Nghệ An.................................................................................................. 56
3.4.1. Cơ sở lựa chọn giải pháp công nghệ xử lý nước thải..............................56

3.4.2. Lựa chọn chọn công nghệ phù hợp với điều kiện thực tế của khu vực tỉnh
Nghệ An.................................................................................................. 57
3.5. Đề xuất phương án cải tạo, nâng cấp hệ thống xử lý nước thải một số bệnh

viện trên địa bàn tỉnh Nghệ An...................................................................... 57
3.5.1. Quy mô của một số bệnh viện trên địa bàn tỉnh Nghệ An.......................57
3.5.2. Tính tốn phương án xử lý đề xuất tại bệnh viện Y hoc cổ truyền tỉnh
Nghệ An.................................................................................................. 58
3.6. Kết luận.......................................................................................................... 73

CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................... 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................... 77


DANH TỪ VIẾT TẮT
BOD

Biochemical Oxygen Demand Nhu cầu oxy sinh học

COD

Chemical Oxygen Demand Nhu cầu oxy hóa học

DO

Dissolved Oxygen

MBBR

Moving Bed Biofilm Reactor


Oxy hòa tan
Bể lọc sinh học sử dụng các

giá
thể cho vi sinh dính bám để sinh trưởng và phát triển.
SS

Suspended Solid Chất rắn lơ lửng

XLNT

Xử lý nước thải

BVDK

Bệnh viện đa khoa

PKDKKV

Phòng khám đa khoa khu

vực
TYT

Trạm y tế

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam


TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

BTNMT

Bộ tài nguyên và môi trường

BYT

Bộ Y tế

UBND

Ủy ban nhân dân

WHO

Tổ chức y tế thế giới

CB-CNV

Cán bộ- công nhân viên


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Một số vi sinh vật gây bệnh theo đường nước..........................................6
Bảng 1.2: Thành phần nước thải...............................................................................7
Bảng 1.3: Kết quả đánh giá thông số ô nhiễm chung cho từng tuyến........................7

Bảng 1.4: Đánh giá nước thải bệnh viện theo chuyên khoa.......................................8
Bảng 1.5: Định mức sử dụng nước tính theo giường bệnh........................................8
Bảng 1.6. Các công nghệ xử lý nước thải................................................................11
Bảng 2.1: Các cơng trình xử lý cơ học....................................................................30
Bảng 2.2: Tóm tắt quá trình xử lý BOD..................................................................33
Bảng 3.1: Hệ thống xử lý nước thải của các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Nghệ An .49
Bảng 3.2: So sánh ưu nhược điểm các phương án công nghệ.................................52
Bảng 3.3: Bảng tổng hợp công suất hệ thống xử lý nước thải một số bệnh viện trên
địa bàn tỉnh Nghệ An..............................................................................................58
Bảng 3.4: Chất lượng nước thải sau khi xử lý........................................................59
Bảng 3.5: Danh mục các thiết bị công nghệ trong trạm xử lý nước thải..................68


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Cơng nghệ lọc sinh học nhỏ giọt (biofilter).........................................................13
Hình 1.2: Sơ đồ cơng nghệ bùn hoạt tính truyền thống.......................................................14
Hình 1.3: Sơ đồ cơng nghệ thiết bị xử lý hợp khối theo cơng nghệ AAO...........................15
Hình 1.4. Mặt cắt thiết bị XLNT Joukasou của Nhật sử dụng công nghệ AAO.................17
Hình 1.5 Sơ đồ cơng nghệ xử lý nước thải trong điều kiện tự nhiên...................................18
Hình 2.1: Phân loại song chắn rác........................................................................................31
Hình 2.2: Xử lý Nitơ bằng phương pháp sinh học...............................................................37
Hình 2.3: Xử lý Photspho bằng bùn hoạt tính......................................................................40
Hình 2.4: Quy trình AAO và Bardenpho xử lý kết hợp N và P...........................................41
Hình 2.5: Quy trình UTC và VIP xử lý kết hợp N và P.......................................................42
Hình 2.6: Phần mềm mơ phỏng q trình xử lý nước thải bằng bùn hoạt tính tuần hồn........43
Hình 3.1: Sơ đồ dây truyền cơng nghệ xử lý nước thải hiện trạng......................................59
Hình 3.2: Sơ đồ dây chuyền cơng nghệ xử lý nước thải đề xuất.........................................61
Hình 3.3: Sơ đồ mơ phỏng cụm xử lý AAO trên ASIM......................................................70
Hình 3.4: Diễn biến NH4+ qua các bể...................................................................................71
Hình 3.6: Diễn biến NO2- qua các bể...................................................................................72

Hình 3.7: Diễn biến P qua các bể.........................................................................................72
Hình 3.8: MODUL hợp khối có thể áp dụng cho XLNT bệnh viện tại Nghệ An................74


10

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Theo số liệu của Sở Y tế Tỉnh Nghệ An thì trên địa bàn tỉnh hiện có 10 bệnh
viện tuyến tỉnh và 17 bệnh viện tuyến huyện. Trong đó chỉ một số ít bệnh viện có hệ
thống xử lý nước thải, cịn hầu hết nước thải của các bệnh viện khác được xả thẳng
ra mơi trường mà khơng có biện pháp xử lý. Tuy nhiên ngay cả các bệnh viện có hệ
thống xử lý nước thải thì những hệ thống này đã được xây dựng từ lâu, công nghệ
xử lý lạc hậu, hiệu suất thấp. Nước thải sau xử lý không đáp ứng tiêu chuẩn xả thải
được quy định tại QCVN 28:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước
thải Y tế. Đăc biệt hàm lượng Nitơ và Photpho trong nước thải sau xử lý cao gấp
nhiều lần quy định cho phép do các công nghệ cũ đã được ứng dụng đều khơng thực
hiện các q trình xử lý nitơ và photpho. Mặt khác, cùng với sự phát triển về quy
mô của các bệnh viện và cơ sở y tế thì lượng nước thải ngày càng gia tăng vượt quá
công suất thiết kế của trạm xử lý. Do đó nước thải của các bệnh viện và cơ sở y tế
này là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trong
khu vực.
Trong những năm gần đây, cùng với sự tiến bộ xã hội, đời sống nhân dân
dần được nâng cao, trong đó chất lượng sóc sức khỏe, khám chữa bệnh cũng được
nâng lên rõ rệt. Kéo theo đó thì lượng chất thải y tế phát sinh cũng ngày càng lớn
hơn và trở thành nguồn gây ô nhiễm môi trường nước, khơng khí, đất và lây lan
bệnh tật cho con người nếu không được xử lý triệt để.
Xử lý nước thải và chất thải y tế là một trong những mục tiêu quan trọng
trong chiến lược bảo vệ môi trường của Việt Nam.
Điều 39 Luật Bảo vệ môi trường cũng đã nêu rõ: Bệnh viện và các cơ sở y tế

khác phải thực hiện các yêu cầu bảo vệ mơi trường sau đây :
Có hệ thống hoặc biện pháp thu gom, xử lý nước thải y tế và vận hành
thường xun đạt tiêu chuẩn mơi trường.
Bố trí thiết bị chuyên dụng để phân loại bệnh phẩm, rác thải y tế tại nguồn.


Có biện pháp xử lý, tiêu hủy bệnh phẩm, rác thải y tế, thuốc hết hạn sử dụng
đảm bảo vệ sinh, tiêu chuẩn mơi trường.
Có kế hoạch trang thiết bị phịng ngừa, ứng phó sự cố mơi trường do chất
thải y tế gây ra.
Chất thải rắn, nước sinh hoạt của bệnh nhân phải được xử lý sơ bộ loại bỏ
mầm bệnh có nguy cơ lây nhiễm trước khi chuyển về cơ sở xử lý, tiêu hủy tập
trung.
Qua khảo sát và những phân tích cho thấy nhu cầu đầu tư hệ thống xử lý
nước thải hồn thiện với cơng nghệ và quy mô phù hợp cho các bệnh viện trên địa
bàn Tỉnh Nghệ An được đặt ra rất cấp thiết.
2. Mục tiêu của đề tài
Đề xuất công nghệ xử lý nước thải chung đối với các bệnh viện trên địa bàn
tỉnh Nghệ An,
Đề xuất và tính tốn chi tiết cơng nghệ xử lý nước thải cho một bệnh viện
điển hình trong phạm vi tỉnh Nghệ An.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những cơng trình xử lý nước thải áp dụng
công nghệ sinh học trong xử lý.

3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là hệ thống xử lý nước thải của một số bệnh
viện trong địa bàn tỉnh Nghệ An

4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

4.1. Cách tiếp cận
- Tiếp cận các thành tựu nghiên cứu và công nghệ của các nước trong khu

vực và trên thế giới
- Tiếp cận có sự tham gia của những người hưởng lợi trong các dự án xử lý

nước thải bệnh viện


-Tiếp cận theo theo quy định 43 của Thủ tướng Chính phủ về hệ thống xử lý
chất thải.
- Tiếp cận thực tế: Đi khảo sát thực địa, tìm hiểu các hồ sơ, tình hình hoạt

động của các cơng trình xử lý nước thải một số bệnh viện trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- Tiếp cận đáp ứng nhu cầu: Tính toán, đánh giá nhu cầu xử lý nước thải

bệnh viện

4.2.Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu.
- Phương pháp phân tích, xử lý, đánh giá số liệu.
- Phương pháp kế thừa.
- Phương pháp thống kê và phân tích hệ thống.

5. Kết quả dự kiến đạt được
- Đánh giá hiện trạng khả năng xử lý nước thải một số bệnh viện trên địa bàn tỉnh
Nghệ An;
- Kết quả dự báo nhu cầu xử lý nước thải một số bệnh viện trên địa bàn tỉnh Nghệ An

trong tương lai và nhân rộng ra thêm các bệnh viện khác trong tỉnh và trong tồn
quốc;
- Kết quả phân tích thành phần, tính chất của nước thải bệnh viện và các yếu tố là cơ
sở để đề xuất các giải pháp cải tạo, nâng cấp hệ thống xử lý nước thải một số bệnh
viện trên địa bàn tỉnh Nghệ An;
- Đề xuât được giải pháp cải tạo, nâng cấp hệ thống xử lý nước thải một số bệnh
viện trên địa bàn tỉnh Nghệ An.


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU
1.1 Tổng quan về nước thải bệnh viện
1.1.1 Đặc điểm chung của nước thải bệnh viện
Thông thường chất thải bệnh viện gồm 3 loại: chất thải rắn, nước thải và khí
thải với mức độ độc hại khác nhau. Nguy hiểm nhất là các bệnh phẩm gồm các tế
bào, các mô bị cắt bỏ trong quá trình phẫu thuật, tiểu phẫu, các găng tay, bơng gạc
có dính máu mũ, nước lau rửa từ các phịng thiết bị, phịng mổ, khoa lây, khí thốt
ra từ các kho chứa nhất là các kho chứa radium, khí hơi từ các lị thiêu… Sau đó là
các chất thải từ các dụng cụ y tế như kim tiêm, ống thuốc, dao mổ, lọ xét nghiệm,
túi oxy… Cuối cùng là nước thải và nước thải sinh hoạt.
Nước thải bệnh viện là một dạng nước thải sinh hoạt và chỉ chiếm một phần
nhỏ trong tổng số lượng nước thải sinh hoạt của khu dân cư. Nước thải bệnh viện
phát sinh từ nhiều khâu và quá trình khác nhau:
-Nước thải sinh hoạt của bác sĩ, y tá, công nhân viên bệnh viện, của
bệnh nhân và thân nhân bệnh nhân.
-Nước thải vệ sinh, lau chùi, làm sạch các phòng bệnh và phòng làm việc.
-Nước thải từ giặt quần áo, chăn mền, drap trải giường, khăn lau … từ các
khâu pha chế thuốc, nấu ăn, rửa chén bát, dụng cụ…Tùy theo từng khâu và q
trình cụ thể, nước thải sẽ có tính chất và mức độ ô nhiễm khác nhau.
Nước thải phát sinh do q trình khám chữa bệnh có đặc tính là khi chưa
phân huỷ có mầu nâu đỏ, chứa nhiều cặn lơ lửng và có mùi tanh khó chịu. Nước

thải y tế có các chất rắn lơ lửng, hố chất, thuốc men, vi khuẩn, dung môi trong
dược phẩm và các phế thải khác. Nước thải này có tác hại như sau:
+ Nếu không được xử lý đúng mức sẽ gây ô nhiễm trực tiếp cho mơi trường
nước, làm tích tụ chất độc trong các động vật, thực vật thuỷ sinh.


+ Các loại vi sinh và mầm bệnh trong nước thải có khả năng gây nhiễm bệnh
trên diện rộng cho người và động vật.
+ Các loại dẫn xuất có trong hóa chất, dược phẩm trong nước thải và gây hại
về lâu dài cho các sinh vật sống trong nước. Đối với con người khi tiếp xúc với các
chất này sẽ dễ bị các bệnh ngoài da,....
Nước thải phát sinh từ các sinh hoạt của con người trong bệnh viện, căng tin,
nhà vệ sinh… Có đặc tính là khi chưa phân huỷ có màu đen có chứa nhiều cặn lơ
lửng, rác, thức ăn thừa, dầu mỡ và các phế thải khác. Nước thải này có các tác hại
như sau:
+ Chứa nhiều các hoạt chất hữu cơ, Hydrocacbon, Nitơ, Photpho, lưu huỳnh.
Các chất này dễ thối rữa, phân huỷ thành các sản phẩm gây ô nhiễm thứ cấp.
+ Các hợp chất vô cơ trong nước thải sinh hoạt thường không gây ảnh hưởng
đáng kể do nồng độ các chất này trong nước thấp nhưng nồng độ chloride trong
nước thải cao ảnh hưởng xấu đến quá trình xử lý nước thải.
+ Nước thải sinh hoạt có chứa hàm lượng lớn các vi sinh vật, vi khuẩn ký
sinh trong ruột người và động vật nên gây nguy cơ lan truyền ô nhiễm nước mặt và
nước ngầm, gây ô nhiễm môi trường.
Hàng ngày từ các bệnh viện, một khối lượng lớn nước thải chưa được xử lý
chứa nhiều chất bẩn hữu cơ và vi trùng gây bệnh thấm vào lịng đất, gây ơ nhiễm
nguồn nước ngầm. Mặt khác, nước thải trong các mương hở bốc mùi vào khu vực
xung quanh gây ảnh hưởng khơng khí trong bệnh viện và các khu vực lân cận. Mùa
mưa, nước thải theo nước mưa chảy tràn có thể gây ô nhiễm môi, lây lan dịch bệnh.
Do đó, để giữ tốt vấn đề vệ sinh dịch tễ trong bệnh viện và ngăn chặn lan
truyền bệnh dịch ra khu vực lân cận, nhằm đảm bảo việc khám chữa bệnh tốt cho

bệnh nhân cũng như bảo vệ sức khỏe cho người dân xung quanh các bệnh viện, cần
đầu tư xây dựng một hệ thống xử lý nước thải bệnh viện đạt tiêu chuẩn và khơng
cịn khả năng gây bệnh là một nhu cầu bức thiết.


1.1.2 .Thành phần, tính chất của nước thải bệnh viện
Nước thải y tế được hình thành từ các quá trình khám chữa bệnh và các hoạt
động khác trong bệnh viện, trong nước thải y tế chứa các ô nhiễm hữu cơ thông qua
trị số BOD5, hàm lượng Nitơ thông qua các trị số NH 4, NOX ,các chất khử trùng sử
dụng trong bệnh viện, các kim loại nặng và các chất ức chế đối với VSV, các vi
khuẩn như coliform, Salmonella, Shigella, Vibro, các vi khuẩn gây bệnh đường
ruột, các loại ký sinh trùng, , trứng giun, sán....
Bảng 1.1: Một số vi sinh vật gây bệnh theo đường nước
Sinh vật

Bệnh truyền theo đường nước

Vi trùng
Salmonella typhi Thương hàn
Salmonella paratyphi Phó thương hàn
Salmonella sp.

Viêm dạ dày, ruột

Shigella sp.

Lỵ

Vibrio cholerae


Tả

Virus
Entorovirus

Nhiều loại bệnh

Rotavirus

Tiêu chảy

Động vật nguyên sinh
Giardia lambria

Tiêu chảy

Cryptosporidium

Tiêu chảy

Giun sán
Diphyllobothrium latum

Bệnh giun sán

Taenia saginata

Bệnh giun

Tùy theo đặc thù của từng bệnh viện, nước thải bệnh viện cịn chứa nhiều

loại hợp chất hóa học khác nhau phát sinh từ quá trình xét nghiệm, thí nghiệm chẩn
đốn bệnh, khử trùng, lưu trữ thuốc, hay nước thải có chứa các hợp chất phóng xạ
từ khu vực X-quang...


Các chỉ tiêu ô nhiễm trong nước thải của bệnh viện (dựa vào kết quả nghiên
cứu của Viện Khoa học và Kỹ thuật Môi trường) được nêu trong bảng 1.2 sau đây.
Bảng 1.2: Thành phần nước thải
Giá trị

Chỉ tiêu hoá lý

Min

Max

T.Bình

Nhiệt độ nước thải

20oC

31oC

27oC

pH

6,9


7,58

7,15

Hàm lượng cặn lơ lửng (mg/L)

100

270

165

Ơxy hịa tan (mg/L)

0

1,2

0,5

BOD5 (mg/L)

150

300

250

COD (mg/L)


250

560

450

Nitơ Amon(NH4+) (mg/L)

12,5

35,3

23

PO4 3- (mg/L)

2,1

7,9

5,2

Cl- (mg/L)

82,5

151,3

127


Coliforms (MPN/100 mL)

4x107

2x109

2x108

(Nguồn: Tổng hợp các kết quả phân tích nước thải các bệnh viện khu vực phía Bắc
từ năm 1996 đến 2007 của Viện khoa học và kỹ thuật môi trường (IESE))
Để có sự so sánh giữa các kiểu bệnh viện khác nhau ta phải tiến hành phân
chia các bệnh viện theo tuyến và theo chuyên khoa để đánh giá. Kết quả đánh giá
theo tuyến cho thấy nước thải của bệnh viện tuyến tỉnh có hàm lượng chất hữu cơ
(thể hiện ở các giá trị BOD

5

,COD , DO) cao hơn so với bệnh viện tuyến trung

ương và bệnh viện ngành.
Bảng 1.3: Kết quả đánh giá thông số ô nhiễm chung cho từng tuyến
Bệnh viện

PH

BOD5

COD

Tổng


TổngN SS

mg/l

mg/l

P mg/l

mg/l

mg/l

Trung ương

6,97

99,80

163,20

2,55

16,06

18,6

Tỉnh

6,91


163,90

214,40

1,71

18,93

10,0

Ngành

7,12

139,20

179,90

1,44

18,85

46,0

(Nguồn: Viện Y học lao động và MT- Bộ y tế và Trung tâm CTC)


Nguyên nhân nước thải bệnh viện tuyến tỉnh có hàm lượng chất ô nhiễm
cao hơn tuyến trung ương và tuyến ngành do lượng nước sử dụng tính cho 1 giường

bệnh thấp nên nồng độ chất ô nhiễm cao hơn so với các tuyến khác.
Bảng 1.4: Đánh giá nước thải bệnh viện theo chuyên khoa
Chuyên khoa

PH

BOD5

COD

Tổng

TổngN SS

mg/l

mg/l

P mg/l mg/l

mg/l

Đa khoa

6,91

147,56 201,4

1,57


17,24

37,96

Lao

6,72

143,23 207,25 1,15

16,06

22,23

Phụ sản

7,21

167,00 221,90

13,19

51,25

0,99

(Nguồn: Viện Y học lao động và MT- Bộ y tế và Trung tâm CTC)
Nhìn chung hàm lượng chất ơ nhiễm khơng có sự khác biệt lớn khi phân chia
các bệnh viện theo chuyên khoa. Các thông số ơ nhiễm khơng có nồng độ đáng kể
để đánh giá.


1.1.3. Đặc điểm về lưu lượng của nước thải bệnh viện
Theo kết quả khảo sát trong thời gian 1997-2002 của Trung tâm tư vấn và
chuyển giao công nghệ nước sạch và mơi trường, định mức sử dụng nước tính trên
giường bệnh nước ta như bảng sau.
Bảng 1.5: Định mức sử dụng nước tính theo giường bệnh
Đối tượng

Số lượng/ ngày

Nhu cầu tiêu thụ nước, lít/ngày

Số giường bệnh

N

300-350

Số cán bộ cơng nhân viên

(0,8-1,1)N

100-150

Người nhà bệnh nhân

(0,9-1,3)N

50-70


Sinh viên thực tập, khách

(0,7-1)N

20-30

Tổng số nước dùng thực tế (3,4-4,4)N

470-600

Tính cả nhu cầu phát triển

650-950

(Nguồn: Trung tâm tư vấn chuyển giao công nghệ nước sạch và môi trường)
Phần lớn lượng nước thải sau sử dụng đều xả vào hệ thống thoát nước.
Lượng nước thực tế thải ra tính cho một giường bệnh trong một ngày đêm vượt tiêu
chuẩn của các nước Đức, Nga, Mỹ và lớn hơn rất nhiều so với các tiêu chuẩn Việt


Nam. Tiêu chuẩn dùng nước của một số bệnh viện do Chính Phủ Thụy Điển tài trợ
xây dựng như bệnh viện ng Bí là 2.500 l/giường bệnh.ngày đêm, Viện bảo vệ
sức khỏe trẻ em là 1.700l/giường bệnh.ngày đêm, của các bệnh viện quân đội và
công an khoảng 1.000l/giường bệnh.ngày đêm. Do đặc điểm chữa bệnh và nghiên
cứu khác nhau, tiêu chuẩn nước cấp của các bệnh viện là rất khác nhau. Nhìn
chung, đối với các bệnh viện đa khoa cấp tỉnh, tiêu chuẩn cấp nước ở mức 600800l/ giường bệnh.ngày đêm.
Đối với các bệnh viện chuyên khoa hoặc các bệnh viện trung ương, lượng
nước sử dụng tương đối cao (đến 1.000l/giường.ngày đêm) do nước sử dụng cho cả
mục đích nghiên cứu đào tạo. Tại các bệnh viện chuyên khoa, tỉ lệ số bác sĩ và nhân
viên phục vụ trên một giường bệnh tương đối cao (1,2-1,4). Số bệnh nhân điều trị

nội trú cũng lớn hơn số giường bệnh theo thiết kế rất nhiều. Ngồi ra cịn một
ngun nhân khác làm cho lượng nước thải tăng là tổn thất do thiếu ý thức của
người nhà bệnh nhân khi sử dụng khu vệ sinh hoặc vịi nước cơng cộng.
Theo tính tốn của Bộ mơn Cấp thốt nước- mơi trường nước của trường Đại
Học Xây Dựng Hà Nội, dựa trên cơ sở khảo sát một số bệnh viện, thì nhu cầu sử
dụng nước tại các bệnh viện như sau:
-Điều trị: 18%
-Lau nhà: 15%
-Bệnh nhân tắm: 10%
-Giặt giũ: 18%
-Nấu nước, thức ăn: 12%
-Cán bộ công nhân viên sử dụng: 12%
-Hao hụt tổn thất: 15%
Như vậy ở nước ta, theo các nghiên cứu thì tiêu chuẩn thải nước bệnh viện
từ 600-1000 l/giường bệnh.ngày đêm phụ thuộc vào các loại và các cấp bệnh viện.
Phần lớn các bệnh viện, phòng khám, cơ sở điều trị… đều nằm ở các khu đô thị.
Đây là nơi tập trung đơng người, có lượng nước tiêu thụ lớn. Do đó, có thể thấy
nước thải bệnh viện là một dạng của nước thải sinh hoạt đô thị. Trong nước thải


chứa chủ yếu các chất hữu cơ và chất ô nhiễm nguồn gốc sinh hoạt của con người.
Tuy nhiên, do nước sử dụng trong quá trình chữa bệnh và chăm sóc bệnh nhân nên
về mặt vệ sinh và dịch tễ học, trong nước thải bệnh viện chứa nhiều vi khuẩn gây
bệnh và dễ lây lan.

1.2. Các nghiên cứu xử lý nước thải bệnh viện đã thực hiện trên thế giới
Công nghệ XLNT phổ biến hiện nay trên thế giới vẫn là cơng nghệ bùn hoạt
tính, lọc sinh học, lọc sinh học ngập nước nhiều bậc với lớp đệm vi sinh ngập nước.
Một số nước kém phát triển ở Châu Phi và Châu Á hiện đang áp dụng cơng
nghệ chi phí thấp Dewats: Bể tự hoại nhiều bậc kết hợp các ngăn đệm vi sinh yếm

khí ngập nước, hoặc bãi lọc ngầm có trồng cây.. Tuy nhiên, giải pháp này thường
yêu cầu diện tích đất sử dụng tương đối lớn và thường bị phát sinh mùi từ trạm xử
lý.

1.2.1. Các nhóm cơng nghệ chính
 Nhóm cơng nghệ xử lý theo phương pháp cơ học và hoá lý
Bắt buộc áp dụng cho các bệnh viện đa khoa với số giường lớn, mật độ bệnh
nhân khám chữa bệnh cao, cũng như các Bệnh viện với nhiều khoa chuyên ngành
như lao phổi, các khoa lây nhiễm, chạy thận nhân tạo, chiếu chụp X-quang với
phim ướt, chiếu xạ ung bướu... nước thải chứa nhiều kim loại nặng và các chất gây
độc hoặc ức chế đối với vi sinh vật. Đó là các q trình cơ học (lắng cát, tách rác,
điều hồ, lắng sơ bộ), hố học và hóa lý (điều chỉnh pH, keo tụ tách kim loại nặng,
tách cặn, oxy hoá sơ bộ nước thải...)
Xử lý cơ học như lắng cát, tách rác, điều hoà và lắng sơ bộ là các quá trình
bắt buộc với tất cả các hệ thông xử lý nước thải Bệnh viện.
 Nhóm cơng nghệ xử lý sinh học trong điều kiện tự nhiên
Hiện nay người ta thường xử lý bằng hai loại cơng trình là Hồ sinh học và
Bãi lọc ngập nước kết hợp trồng cây (Constructed Wetland). Công nghệ này có ưu
điểm là chi phí đầu tư thấp nhưng khơng thể xử lý được nước thải có độ ơ nhiễm
cao và cần diện tích xây dựng rất lớn đồng thời phát sinh mùi hôi thối.


 Nhóm cơng nghệ xử lý sinh học nước thải bằng bùn hoạt tính (vi sinh vật
sinh trưởng lơ lửng)
Cơng nghệ Aerotank được thực hiện ở Anh từ năm 1914, đây là công nghệ
xử lý nước thải được ứng dụng rộng rãi nhất. Trong q trình phát triển cơng nghệ
này đã được phát triển thành nhiều công nghệ xử lý khác nhau dựa trên nguyên lý
này như bể Aerotank tải trọng cao, Aerotank làm thoáng kéo dài, Aerotank kết hợp
quá trình xử lý thiếu khí (Anoxic) để tăng hiệu quả xử lý Nitơ, Photpho, SBR…..
 Nhóm cơng nghệ xử lý nước thải bằng màng sinh học (vi sinh vật hiếu khí

hoặc yếm khí sinh trưởng dính bám trên giá thể)
Quy trình cơng nghệ xử lý nước thải của nhóm cơng nghệ màng sinh học, xử
lý BOD và Amoni với giá thể vi sinh dính bám ngập nước. Phần lớn các cơng trình
này đều hoạt động theo ngun tắc AAO hoặc AO và các q trình xử lý nước thải
được tích hợp trong bể chế tạo sẵn bằng composite hoặc bằng thép.

1.2.2. Các công nghệ được áp dụng hiện nay
Công nghệ xử lý nước thải thông dụng áp dụng trên thế giới và tại Việt Nam được
thống kê trong bảng 1.6:
Bảng 1.6. Các công nghệ xử lý nước thải
STT Công nghệ Đặc điểm cơng

Mức độ áp dụng

nghệ
Cơng
1

nghệ

lọc

sinh học nhỏ giọt
(biofilter)

hoạt tính truyền
thống
Cơng nghệ xử lý

3


sinh

học

Xử lý hóa lý + nước thải quy mơ nhỏ. Hiện nay ít sử dụng
vi sinh

do hiệu quả xử lý không ổn định và phát
sinh mùi rất lớn.

Cơng nghệ bùn
2

Được áp dụng trong các cơng trình xử lý

trong

thiết bị hợp khối

Xử lý hóa lý +
vi sinh
Xử lý hóa lý +
vi sinh

Áp dụng phổ biến trong các cơng trình xử
lý nước thải đã được xây dựng tại Việt
Nam với nhiều quy mô công suất
Là công nghệ tiên tiến trên thế giới và tại
Việt Nam, áp dụng cho các cơng trình có

quy mơ nhỏ, vừa và lớn. Hiệu quả xử lý


STT Công nghệ Đặc điểm công

Mức độ áp dụng

nghệ
FRP
Xử lý sinh học
4

trong điều kiện tự
nhiện

cao và ổn định.
Xử lý bằng vi Áp dụng với các cơng trình xử lý quy mô
sinh vật trong nhỏ, từ vài chục đến vài trăm m3. Yêu cầu
điều kiện tự

diện tích tương đối lớn. Hiệu quả xử lý

nhiên

thường không ổn định

1.2.2.1. Công nghệ lọc sinh học nhỏ giọt ( Biofilter)
Bể lọc sinh học dùng để xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học hiếu khí
mức độ hồn tồn hoặc khơng hồn tồn. Bể hoạt động theo nguyên tắc vi sinh vật
dính bám trên vật liệu rắn và hình thành màng sinh học.

Bể lọc sinh học nhỏ giọt được cấp gió tự nhiên hoặc cấp gió nhân tạo. Thơng
gió tự nhiên thực hiện qua các cửa cấp gió bố trí đều khắp bề mặt thành bể. Tổng
diện tích lỗ cấp gió trong phạm vi sàn bể và sàn lọc lấy 1- 5% diện tích bể lọc. Khi
thơng gió nhân tạo thành bể phải kín, dùng quạt gió thổi khơng khí vào khoảng
khơng gian giữa sàn lọc và sàn đáy bể với áp lực 100mm cột nước (ở chỗ cửa vào).
Số đơn nguyên bể lọc không dưới 2 và không quá 8, tất cả đều hoạt động.
Tính tốn máng phân phối và tháo nước của bể lọc sinh học theo lưu lượng lớn
nhất. Cần có thiết bị để xả cặn và để rửa đáy bể lọc sinh học khi cần thiết. Hàm
lượng BOD5 trong nước thải đưa vào bể lọc sinh học không lớn hơn 200mg/l. Nếu
nước thải có BOD5 lớn hơn 200 mg/l thì phải tuần hồn nước. Khi thiết kế bể lọc
sinh học thơng gió tự nhiên lấy chiều cao làm việc H lấy 1,5 – 2m, tải trọng thuỷ
lực q lấy 1 – 3 m3/m3 vật liệu/ ngày.


Hình 1.1: Cơng nghệ lọc sinh học nhỏ giọt (biofilter)
Đặc điểm:
- Không cần bơm hồi lưu bùn;
- Không cần máy thổi khí;
- Gây mùi, ảnh hưởng đến mỹ quan.

1.2.2.2. Cơng nghệ Bùn hoạt tính truyền thống (Aerotank)
Cơng nghệ Bùn hoạt tính truyền thống thường được sử dụng trong lĩnh vực
xử lý nước thải đô thị. Công nghệ này đã được ứng dụng ở nhiều nơi trên thế giới
và tại Việt Nam. Sơ đồ dây chuyền công nghệ được thể hiện trong hình 1.2:


Hình 1.2: Sơ đồ cơng nghệ bùn hoạt tính truyền thống
Tác nhân để xử lý nước thải là bùn hoạt tính. Trong q trình này, các loại
vi khuẩn hiếu khí tích tụ thành các bơng bùn (sinh trưởng lơ lửng) sẽ hấp thụ các
chất hữu cơ và sử dụng oxy được bão hịa trong nước để oxy hóa chất hữu cơ. Các

thông số công nghệ cơ bản của bể aerotank là liều lượng bùn hoạt tính phù hợp với
tải lượng hữu cơ tính theo BOD (thường gọi là đại lượng F /M) và lượng khơng khí
cấp cho q trình.
Cơng nghệ bùn hoạt tính truyền thống có ưu điểm là hiệu quả xử lý cao, tuy
nhiên khối tích cơng trình tương đối lớn, quản lý vận hành thường tương đối khó
khăn và u cầu nhân lực vận hành phải có trình độ kỹ thuật nhất định.

1.2.2.3. Thiết bị xử lý sinh học nước thải trong thiết bị hợp khối theo công
nghệ AAO
Thiết bị hợp khối theo công nghệ AAO là thiết bị hợp khối đúc sẵn rất thích
hợp cho xử lý nước thải bệnh viện. Trong thiết bị, nước thải được xử lý qua nhiều
bậc kỵkhí, hiếu khí và thiếu khí kết hợp nên đạt hiệu suất xử lý rất cao. Sơ đồ
nguyên lý hoạt động của hệ thống được thể hiện trong hình 1.3:


Hình 1.3: Sơ đồ cơng nghệ thiết bị xử lý hợp khối theo công nghệ AAO
Nước thải của cơ sở y tế được thu gom tập trung bởi hệ thống thu gom nước
thải cơ sở y tế. Sau đó được đưa qua bể tách rác, cặn cát hợp khối với bể điều hịa.
Bể tách rác, cặn gồm 02 ngăn, có chức năng chắn rác to và lắng sơ bộ các chất rắn
trong nước thải.
Nước thải sau khi được lắng cát và tách rác đưa qua bể điều hòa. Tại bể điều
hịa có hệ thống ống phun khí có tác dụng hịa trộn nước thải cũ, mới và nước tuần
hồn nhằm ổn định lưu lượng và nồng độ nước thải trước khi đưa sang cơng trình
xử lý phía sau.
Nước thải được dẫn sang hệ thống xử lý sinh học nước thải hợp khối theo
cơng nghệ AAO. Ngăn đầu có hệ thống sục khí và vật liệu đệm vi sinh lưu động
Moving Bed. Vật liệu đệm vi sinh lưu động là nơi các vi khuẩn trú ngụ, phát triển
và tiêu thụ các chất hữu cơ, giảm nồng độ chất bẩn trong nước thải.
Sau khi được xử lý trong bể hiếu khí có vật liệu đệm vi sinh lưu động, dòng
nước thải được dẫn sang ngăn lọc. Ngăn lọc có chứa các vật liệu lọc trơn, có tác

dụng giữ lại hầu hết cặn và bùn hoạt tính dư sau q trình xử lý hiếu khí. Nước thải


sau ngăn lọc đã có các chỉ tiêu như BOD, hàm lượng cặn,... đảm bảo tiêu chuẩn, chỉ
cần khử trùng tại ngăn khử trùng trước khi xả ra ngoài.
- Song chắn rác: có kích thước song khoảng 35mm, ở độ sâu khoảng 1650mm Hố ga
thu nước thải và song chắn rác có tác dụng lắng loại các loại đất, cát tránh trường
hợp các tạp chất này sẽ làm hỏng bơm và gây tác dụng xấu cho khoang lắng bùn.
Ngoài ra song chắn rác này sẽ loại bỏ các vật chất có kích thước lớn có nguy cơ gây
tắc đường ống và ống thơng khí.
- Bể điều hịa: nhằm ổn định lưu lượng và nồng độ nước thải, khi lượng nước thải
được bơm vào khoang đệm vi sinh lưu động bằng bơm chìm, mức tải nước được
thiết định cân bằng và lượng nước qua bơm cũng đều đặn.
- Khoang chứa vật liệu đệm vi sinh lưu động: ln được thổi khí, các đệm vi sinh
vật luôn di động. Các chất hữu cơ trong nước được các vi sinh vật bám trên các
đệm sinh vật hấp thu, nitơrat hóa.
- Khoang lọc: các chất rắn được lọc bởi các vật thể lọc, thông qua các vật thể lọc với
bề mặt trơn nhẵn, bộ phận lọc được thiết kế để có thể rửa ngược 1 cách dễ dàng
- Khoang nước đã qua xử lý: tạm thời lưu lại nước đã qua xử lý đồng thời tách bỏ
tồn bộ số cặn cịn lại.
- Bể lắng, chứa bùn: thể tích u cầu là có thể chứa được lượng bùn tích tụ trong
vịng 14-30 ngày (tỉ lệ chuyển đổi bùn của BOD loại bỏ là 80%, nồng độ bùn lắng
2%). Dung dịch keo tụ được bơm vào khoang điều tiết lưu lượng. Bùn từ khoang
chứa vật liệu lọc sẽ được chuyển tới và tích tụ tại khoang lắng, chứa bùn. Khoang
lắng bùn và khoang chứa bùn được tách riêng.
- Ngăn lắng bùn: bùn được lắng trong vòng 2 ngày (48 tiếng) (tỉ lệ chuyển đổi bùn
của BOD loại bỏ là 80%, nồng độ bùn lắng 2%) (Độ sâu yêu cầu 1500 đến 3000
mm)
- Khoang chứa bùn: thể tích yêu cầu chứa được lượng bùn chuyển từ khoang lắng
bùn sang trong vòng 7 ngày (nồng độ bùn chuyển 2%). Trước khi hệ thống rửa

ngược tự hoạt động, số bùn tích tụ sẽ được chuyển từ khoang lắng bùn sang khoang
chứa bùn


×