Tải bản đầy đủ (.docx) (141 trang)

(Luận văn thạc sĩ file word) Nghiên cứu lựa chọn dự án đầu tư Dự án cấp nước trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.83 MB, 141 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO --- BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

Nguyễn Ngọc Hùng

NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN DỰ ÁN ĐẦU TƯ: DỰ ÁN CẤP NƯỚC
TRÊN ĐỊA BÀN TP. HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Tp. Hồ Chí Minh, 2015


Nguyễn Ngọc Hùng

NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN DỰ ÁN ĐẦU TƯ: DỰ ÁN CẤP NƯỚC
TRÊN ĐỊA BÀN TP. HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành:
Mã chuyên ngành:

Quản lý xây dựng
60.58.03.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. MAI DI TÁM

Tp. Hồ Chí Minh, 2015


3


LỜI CÁM ƠN
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến cơ sở đào tạo, các thầy cô ở Trường
Đại học Thủy Lợi, đồng nghiệp, các Công ty cấp nước, Gia đình và bạn bè đã sự
ủng hộ, đóng góp ý kiến, động viên thực hiện luận văn này, và đặc biệt là Thầy
PGS.TS Mai Di Tám, người trực tiếp hướng dẫn khoa học, đã hết lòng hướng dẫn,
hỗ trợ, để tơi có thể thực hiện với nỗ lực cao nhất để góp phần làm cho chất lượng
cuộc sống của hàng triệu cư dân đô thị trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Trân trọng!
TP.HCM, ngày

tháng

năm 2015

Nguyễn Ngọc Hùng


BẢN CAM KẾT
Họ và tên: Nguyễn Ngọc Hùng
Sinh ngày: 15/02/1976
Cơ quan công tác: Công ty Cổ phần Cấp nước Gia Định
Tác giả đề tài “Nghiên cứu lựa chọn dự án đầu tư: dự án cấp nước trên địa bàn
Thành phố Hồ Chí Minh”.
Học viên lớp cao học: 20QLXD21-CS2
Chuyên ngành: Quản lý xây dựng
Mã số: 60580302
Xin cam kết: cơng trình này là do tôi thực hiện dưới sựhướng dẫn của giảng viên
PGS.TS Mai Di Tám, cơng trình này chưa được cơng bố lần nào. Tôi xin chịu trách
nhiệm về nội dung và lời cam đoan này.
TP.HCM, ngày


tháng

năm 2015

Tác giả luận văn

Nguyễn Ngọc Hùng


MỤC LỤC
LỜI CÁM ƠN.......................................................................................................... 1
BẢN CAM KẾT...................................................................................................... 2
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ................................................................................. 5
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU............................................................................ 6
CÁC KÝ HIỆU, THUẬT NGỮ.............................................................................. 8
MỞ ĐẦU.................................................................................................................. 9
CHƯƠNG 1:.......................................................................................................... 14
TỔNG QUAN VỀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ. . .14
1.1. Tổng quan các nghiên cứu về lựa chọn dự án đầu tư, dự án cấp nước ở Việt Nam và
trên thế giới theo phương pháp đánh giá hiệu quả tài chính...........................................15
1.1.1. Tổng quan các nghiên cứu lựa chọn dự án đầu tư, dự án cấp nước ở Việt
Nam theo phương pháp đánh giá hiệu quả tài chính....................................................15
1.1.2. Tổng quan các nghiên cứu lựa chọn dự án đầu tư, dự án cấp nước trên thế
giới
16
1.2. Tổng quan về Hệ thống cấp nước Thành phố Hồ Chí Minh.............................................9
Kết luận chương 1..................................................................................................................16

CHƯƠNG 2:.......................................................................................................... 18

CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN. .18
2.1. Các phương pháp phân tích hiệu quả tài chính của dự án.....................................19
2.1.1. Giá trị tương đương (Equivalent value – EV)................................................19
2.1.2. Suất sinh lợi (Rate of Return - RR)................................................................ 21
2.1.3. Tỷ số lợi ích chi phí (Benefits – Cost – B/C)..................................................22
2.1.4. Phương pháp thời gian hoàn vốn...................................................................23
2.2. Cơ sở phân tích suất chiết khấu của dự án...............................................................25
2.3. Mối quan hệ giữa áp lực nước đến vấn đề phân tích hiệu quả tài chính của dự án
....................................................................................................................................
32
2.4. Nguyên tắc cơ bản trong so sánh, đánh giá, phân tích, lựa chọn dự án đầu tư...35
Kết luận chương 2..................................................................................................................35

CHƯƠNG 3:.......................................................................................................... 36
XÂY DỰNG MƠ HÌNH TÍNH TỐN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CHO CÁC
LOẠI HÌNH DỰ ÁN CẤP NƯỚC....................................................................... 36
3.1. Tổng quan về các yếu tố ảnh đến lựa chọn dự án đầu tư cấp nước......................37
3.2. Các yếu tố kỹ thuật liên quan trong mơ hình...........................................................39
3.2.1. Áp lực............................................................................................................. 39
3.2.2. Các đơn giá đầu vào có liên quan..................................................................43
3.2.3. Giá nước đầu vào...........................................................................................43
3.2.4. Đơn giá xây dựng cơ bản............................................................................... 44


3.2.5. Đơn giá vật tư thiết bị....................................................................................45
3.3. Xây dựng mô hình tính tốn cho từng loại dự án....................................................45
3.3.1. Sơ lược về các loại dự án của công ty cấp nước............................................45
3.3.2. Mơ hình tính tốn hiện tại áp dụng để tính tốn hiệu quả tài chính của dự án
cấp nước và các hạn chế của mơ hình
47

3.3.3. Mơ hình tính tốn mới đề xuất áp dụng để tính tốn hiệu quả tài chính của
dự án cấp nước
52
3.3.4. Cơ sở xác định suất chiết khấu của dự án......................................................56
3.3.5. Cơ sở xác định vịng đời dự án......................................................................57
3.4. Các tiêu chí phân tích hiệu quả tài chính dự án.......................................................58
3.4.1. Phân tích lựa chọn cho từng dự án đơn lẻ.....................................................58
3.4.2. Phân tích lựa chọn cho nhóm dự án đơn lẻ hoặc theo từng năm trên cơ sở
nguồn vốn đầu tư có hạn...............................................................................................59
Kết luận Chương 3.................................................................................................................59

CHƯƠNG 4:..........................................................................................................61
ÁP DỤNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀO THỰC TIỄN PHÂN TÍCH HIỆU
QUẢ TÀI CHÍNH CHO CÁC DỰ ÁN CỤ THỂ................................................61
4.1.
4.2.
4.3.
4.4.
4.5.

Dự án thay thế các đường ống khơng cịn đảm bảo sử dụng..................................62
Dự án cải tạo, nâng cấp các đường ống hiện hữu....................................................73
Dự án đầu tư mới hệ thống phân phối nước sạch....................................................80
Dự án đầu tư mới hệ thống chuyển tải nước............................................................90
Những hạn chế của mơ hình......................................................................................107
4.5.1. Những yếu tố chưa đưa được vào mơ hình..................................................107
4.5.2. Hạn chế liên quan đến giả định của mơ hình...............................................108
Kết luận Chương 4...............................................................................................................110

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................................111

TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................114
PHỤ LỤC 1: Bảng giá vật tư cấp nước tham khảo....................................................117
PHỤ LỤC 2: Mức tiêu thụ điện năng cho sản xuất nước sạch..................................121
PHỤ LỤC 3: Chi tiết một số dự toán của dự án sửa chữa ống mục (SCOM) đường Nơ
Trang Long – Bình Lợi, P.13, Q.Bình Thạnh (Đo từ Nguyễn Xí đến cuối đường Bình
Lợi)
.....................................................................................................................................
122
PHỤ LỤC 4: Một số dự tốn chi phí dự án nâng cấp hoàn thiện cấp nước Phường 3
và Phường 9 Quận Phú Nhuận...................................................................................124
PHỤ LỤC 5: Một số dự toán chi phí dự án phát triển mạng lưới cấp nước cấp nước
Phường 11, 12, 13 - Quận Bình Thạnh
....................................................................................................................................
126
PHỤ LỤC 6: Xây dựng mới tuyến ống cấp 2 đường Trần Huy Liệu – Trần Quang
Diệu (từ Hoàng Văn Thụ - Đến Lê Văn Sỹ)
.....................................................................................................................................
128


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1. 1 Sơ đồ tổ chức SAWACO...........................................................................10
Hình 1. 2 Bản đồ 6 vùng cấp nước Tp.HCM...........................................................12
Hình 1. 3 Tuổi thọ đường ống của mạng lưới cấp nước Tp.HCM...........................14
Hình 1. 4 Vật liệu ống của mạng lưới cấp nước Tp.HCM.......................................14
Hình 1. 5 Hệ thống mạng lưới cấp nước và nhà máy nước của Tp.HCM...............15
Hình 2. 1 Minh họa nước chảy tự do qua vịi......................................................................32

Hình 2. 2 Mối liên hệ giữa hệ số α và lượng nước rị rỉ..........................................33
Hình 3. 3 Tỷ lệ thất thốt nước của SAWACO, từ 12/2007 đến 03/2011.................42

Hình 3. 4 Mối tương quan giữa tỷ lệ thất thoát nước của Tp.HCM và lượng nước
cấp thêm của NMN BOO Thủ Đức..........................................................................42


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1. 1 Quy mô cấp nước của SAWACO (tính đến 2013)....................................10
Bảng 1. 2 Vùng cấp nước theo quản lý của SAWACO.............................................11
Bảng 1. 3 Hệ thống các trạm bơm tăng áp Tp. HCM..............................................15
Bảng 2. 1 Suất chiết khấu bình qn gia quyền ước tính của dự án công...............31
Bảng 3. 1 Tương quan giữa áp lực và lượng nước thất thoát..................................39
Bảng 3. 2 So sánh sản lượng qua đồng hồ tổng tại DMA 1041...............................41
Bảng 3. 5 Biểu giá nước đề xuất tăng theo lộ trình từ 2015 – 2019........................43
Bảng 3. 6 Tóm tắt một số hạn chế của mơ hình tính tốn hiệu quả tài chính của dự
án cấp nước hiện tại................................................................................................50
Bảng 4. 1 Tổng hợp dự tốn chi phí đầu tư Dự án sửa chữa ống mục (SCOM)
đường Nơ Trang Long – Bình Lợi, P.13, Q.Bình Thạnh..........................................62
Bảng 4. 2 Tổng hợp các giả định của dự án SCOM đường Nơ Trang Long – Bình
Lợi, P.13, Q.Bình Thạnh (P.1).................................................................................67
Bảng 4. 3 Tổng hợp các giả định của dự án SCOM đường Nơ Trang Long – Bình
Lợi, P.13, Q.Bình Thạnh (P.2).................................................................................68
Bảng 4. 4 Tính tốn Dịng tiền của dự án SCOM đường Nơ Trang Long – Bình Lợi,
P.13, Q.Bình Thạnh (P.1).........................................................................................69
Bảng 4. 5 Tính tốn Dịng tiền của dự án SCOM đường Nơ Trang Long – Bình Lợi,
P.13, Q.Bình Thạnh (P.2).........................................................................................70
Bảng 4. 6 Giải thích kết quả dự án SCOM đường Nơ Trang Long – Bình Lợi........72
Bảng 4. 7 Phân tích độ nhạy cho dự án SCOM đường Nơ Trang Long – Bình Lợi .72
Bảng 4. 8 Dự tốn tổng chi phí của Dự án nâng cấp hồn thiện cấp nước Phường 3
và Phường 9 Quận Phú Nhuận................................................................................74
Bảng 4. 9 Tổng hợp các giả định của dự án NCHT cấp nước P.3 và P.9 Q. Phú
Nhuận......................................................................................................................77

Bảng 4. 10 Tính tốn Dịng tiền của dự án NCHT cấp nước P.3 và P.9 Q. Phú
Nhuận (P.1).............................................................................................................78
Bảng 4. 11 Kết quả đánh giá Dự án nâng cấp hoàn thiện cấp nước Phường 3 và
Phường 9 Quận Phú Nhuận....................................................................................79
Bảng 4. 12 Phân tích độ nhạy của NPV của Dự án nâng cấp hoàn thiện cấp nước
Phường 3 và Phường 9 Quận Phú Nhuận...............................................................79
Bảng 4. 13 Dự tốn tổng chi phí Dự án phát triển mạng lưới cấp nước cấp nước
Phường 11, 12, 13 - Quận Bình Thạnh....................................................................81
Bảng 4. 14 Tổng hợp các giả định của dự án phát triển mạng lưới cấp nước cấp
nước P. 11, 12, 13 – Q. Bình Thạnh (P1).................................................................84


Bảng 4. 15 Tổng hợp các giả định của dự án phát triển mạng lưới cấp nước cấp
nước P. 11, 12, 13 – Q. Bình Thạnh (P2).................................................................85
Bảng 4. 16 Tính tốn dịng tiền của dự án phát triển mạng lưới cấp nước cấp nước
P. 11, 12, 13 – Q. Bình Thạnh (P1)..........................................................................86
Bảng 4. 17 Tính tốn dịng tiền của dự án phát triển mạng lưới cấp nước cấp nước
P. 11, 12, 13 – Q. Bình Thạnh (P2)..........................................................................87
Bảng 4. 18 Kết quả tính tốn dự án phát triển mạng lưới cấp nước cấp nước P. 11,
12, 13 – Q. Bình Thạnh...........................................................................................88
Bảng 4. 19 Phân tích độ nhạy NPV của dự án phát triển mạng lưới cấp nước cấp
nước P. 11, 12, 13 – Q. Bình Thạnh.........................................................................89
Bảng 4. 20 Xây dựng mới tuyến ống cấp 2 đường Trần Huy Liệu – Trần Quang
Diệu (từ Hoàng Văn Thụ - Đến Lê Văn Sỹ).............................................................92
Bảng 4. 21 Tổng hợp các giả định của dự án Xây dựng mới tuyến ống cấp 2 đường
Trần Huy Liệu – Trần Quang Diệu(P1)...................................................................94
Bảng 4. 22 Tổng hợp các giả định của dự án Xây dựng mới tuyến ống cấp 2 đường
Trần Huy Liệu – Trần Quang Diệu(P2)...................................................................95
Bảng 4. 23 Tính tốn dịng tiền của dự án Xây dựng mới tuyến ống cấp 2 đường
Trần Huy Liệu – Trần Quang Diệu (P1)..................................................................96

Bảng 4. 24 Tính tốn dịng tiền của dự án Xây dựng mới tuyến ống cấp 2 đường
Trần Huy Liệu – Trần Quang Diệu (P2)..................................................................97
Bảng 4. 25 Đánh giá hiệu quả dự án Xây dựng mới tuyến ống cấp 2 đường Trần
Huy Liệu – Trần Quang Diệu (từ Hoàng Văn Thụ - Đến Lê Văn Sỹ)......................99
Bảng 4. 26 Phân tích độ nhạy NPV của dự án Xây dựng mới tuyến ống cấp 2
đường Trần Huy Liệu – Trần Quang Diệu............................................................100
Bảng 4. 27 Tính tốn dịng tiền của dự án Xây dựng mới tuyến ống cấp 2 đường
Trần Huy Liệu – Trần Quang Diệu........................................................................101
Bảng 4. 28 Đánh giá hiệu quả dự án Xây dựng mới tuyến ống cấp 2 đường Trần
Huy Liệu – Trần Quang Diệu (vòng đời dự án 20 năm)........................................107
Bảng 4. 29 Các yếu tố chưa đưa vào mơ hình tính tốn dịng tiền dự án..............107


CÁC KÝ HIỆU, THUẬT NGỮ
DAĐT Dự

án đầu tư

Tp.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

OIML

Organisation International de Métrologie Légale – Tổ chức đo lường
quốc tế

ADB

Asian Development Bank - Ngân hàng phát triển Châu Á


WB

World Bank – Ngân hàng Thế giới

ODA

Official Development Assitance – Khoản hỗ trợ phát triển chính

thức SAWACO

Saigon Water Company – Tổng cơng ty Cấp nước Sài Gịn

UNESCO

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc

HDPE

Ống nhựa (high-density polyethylene)

uPVC

Ống nhựa (unplasticised poly vinyl

chloride) NMN Nhà máy nước
BOO Hình thức đầu tư Xây dựng – Sở hữu – Kinh doanh (Build – OwnOperation)


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Nước có vai trị quan trọng và duy trì cuộc sống cho con người, điều kiện
cần thiết cho sự sống còn của tất cả các sinh vật trên trái đất là một chất rất quan
trọng trong nhiều ngành khoa khoa học và trong đời sống.
Nước là một tài nguyên quý và có hạn. Theo ước tính của UNESCO năm
1978 thì khối lượng nước trên trái đất vào khoảng 1.385.984.610 km 3 nhưng trong
đó chỉ có 3% là nước ngọt cịn lại là nước mặn. Trong 3% lượng nước ngọt có trên
quả đất thì có khoảng hơn 3/4 lượng nước mà con người khơng sử dụng được vì nó
nằm q sâu trong lịng đất, bị đóng băng, ở dạng hơi trong khí quyển và ở dạng
tuyết trên lục điạ... chỉ có 0,5% nước ngọt hiện diện trong sông, suối, ao, hồ mà con
người đã và đang sử dụng. Tuy nhiên, nếu ta trừ phần nước bị ơ nhiễm ra thì chỉ có
khoảng 0,003% là nước ngọt sạch mà con người có thể sử dụng được và nếu tính ra
trung bình mỗi người được cung cấp 879.000 lít nước ngọt để sử dụng (Miller,
1988). Như vậy trong tự nhiên có nhiều nguồn nước nhưng để sử dụng cho mục
đích ăn uống sinh hoạt rất ít.
Việc bùng nổ dân số cùng với tốc độ đô thị hóa, cơng nghiệp hóa nhanh
chóng nên nhu cầu dùng nước tăng lên mạng mẽ. Cùng với sự phát triển kinh tế xã
hội và sự gia tăng dân số, nhu cầu dùng nước cho sinh hoạt, sản xuất công nông
nghiệp sẽ tăng lên mạnh mẽ trong tất cả các vùng. Theo kết quả đánh giá năm 1999,
tổng lượng nước cần dùng của cả nước chiếm khoảng 8,8% tổng lượng dòng chảy
năm tương ứng với tần suất 75%, tăng lên tới 12,5% vào năm 2000 và 16,5% vào
khoảng năm 2010. Đặc biệt, ở khơng ít vùng và lưu vực sơng, lượng nước cần dùng
có thể gấp vài lần tổng lượng nước có thể cung cấp, tức là chẳng những vượt quá xa
ngưỡng lượng nước cần có để duy trì sinh thái mà cịn khơng có nguồn nước tại chỗ
để cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất. Hơn nữa, nguồn nước sông tự nhiên trong
mùa cạn lại khá nhỏ chỉ chiếm khoảng 10 - 40% tổng lượng nước toàn năm, thậm


chí bị cạn kiệt và ơ nhiễm, nên mức bảo đảm nước trong mùa cạn nhỏ hơn nhiều so
với mức bảo đảm nước trung bình tồn năm.

Sự gia tăng dân số và các hoạt động của con người cùng với yếu tố biến đổi
khí hậu đã và sẽ ngày càng tác động mạnh mẽ đến mơi trường tự nhiên nói chung
và mơi trường nước nói riêng. Đã xuất hiện tình trạng khan hiếm nguồn nước thô
trong bối cảnh việc khai thác nguồn nước thơ phải trả phí khai thác. Vì vậy, vấn đề
sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên quý giá hữu hạn này ngày càng được quan tâm,
đặc biệt là việc quản lý, khai thác các dự án cấp nước ở các đơ thị lớn nơi có sự
bùng nổ dân số mạnh mẽ, mật độ cư dân và mật độ xây dựng rất cao, gây khó khăn
cho việc cung ứng, quản lý nguồn nước sạch và mạng lưới cấp thốt nước tại các
khu vực này.
Là đơ thị lớn nhất cả nước, việc quản lý mạng lưới cấp nước, thực hiện các
dự án đầu tư trong lĩnh vực cấp nước tại địa bàn Tp. HCM gặp nhiều khó khăn và
tồn tại nhiều hạn chế trong công tác triển khai thực hiện. Với nguồn vốn có hạn từ
ngân sách, yêu cầu đặt ra đối với đơn vị quản lý mạng lưới và các dự án tại khu vực
này là phải làm sao vừa khai thác hiệu quả nguồn nước sạch, đảm bảo đời sống sinh
hoạt của cư dân nhưng đồng thời phải đảm bảo hiệu quả và cân đối nguồn vốn, đảm
bảo lợi ích người lao động cũng như phải có lãi để phục vụ vào mục đích tái đầu tư,
nâng cấp hệ thống.
Mục tiêu là như vậy, tuy nhiên, hiện trạng cho thấy đa số các dự án liên quan
đến lĩnh vực cấp nước tại khu vực này chưa quan tâm đến việc tính tốn hiệu quả
kinh tế của dự án mà chỉ quan tâm, đến mục đích đảm bảo dân sinh. Từ đó dẫn đến
việc các dự án hoặc là đầu tư khơng hiệu quả, hoặc là khơng tính tốn được hiệu
quả đầu tư để có đánh giá, tổng kết, phân tích hiệu quả của các dự án đầu tư (trừ các
dự án nguồn vốn vay của các định chế, tổ chức tài chính nước ngồi phải thực hiện
đánh giá hiệu quả tài chính để thẩm định hồ sơ cho vay của các dự án giảm thất
thoát nước). Việc này về lâu dài sẽ gây nên tình trạng làm ăn thua lỗ, thâm hụt vốn
dẫn đến đơn vị quản lý phải đóng cửa hoặc phải nhờ đến sự bao cấp của Nhà nước
để tồn tại, đi ngược lại với chủ trương Cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước và Xã


hội hóa các dự án đầu tư trong lĩnh vực tiện ích mà Đảng, Nhà nước và Chính phủ

đã đề ra trong suốt thời gian qua.
Thêm vào đó, đối với mỗi doanh nghiệp cấp nước, việc xây dựng kế hoạch
đầu tư, thu xếp nguồn vốn là việc hết sức quan trọng. Hàng năm, mỗi đơn vị có
nhiều dự án khác nhau cần phải thực hiện, do vậy, việc tính tốn dịng tiền của các
dự án, xem xét tính hiệu quả từng dự án để xắp xếp thứ tự ưu tiên thực hiện trong
điều kiện ngân sách cho phép là việc bắt buộc phải thực hiện nếu muốn duy trì ổn
định hiệu quả hoạt động. Và dù mục tiêu cao nhất là ổn định dân sinh, đảm bảo
nguồn nước sạch phục vụ sinh hoạt của cư dân thì cũng cần phải xem xét xem dự án
nào đem lại hiệu quả dân sinh lớn nhất, thể hiện qua tỷ lệ người dân sử dụng nước
sạch, chất lượng nước, tỷ lệ thất thoát…tất cả các yếu tố trên đều có thể được trình
bày trong một mơ hình tính tốn đặc thù cho dự án thuộc lĩnh vực cấp nước.
Tóm lại, các lý do đã trình bày ở trên chothấy sự cấp thiết cần phải có mơ
hình để đánh giá hiệu quả dự án đầu tư cấp nước, tính tốn dịng tiền của dự án đem
lại để có kế hoạch về cân đối nguồn vốn,sắp xếp thứ tự ưu tiên đầu tư các dự án,
đảm bảo hoạt động có lãi cho doanh nghiệp, thu nhập cho người lao động cũng như
đảm bảo tính bền vững của lĩnh vực cấp nước với vai trò là một ngành tiện ích quan
trọng.
2. Mục tiêu nghiên cứu
• Xây dựng được các mơ hình tính tốn hiệu quả kinh tế cho các loại hình
dự án cấp nước.
• Áp dụng mơ hình vào thực tế các dự án đã, đang và sắp triển khai.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu: Các dự án xây dựng hệ thống mạng lưới cấp nước trên
địa bàn Tp.HCM.
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu: kết hợp nghiên cứu trực tiếp từ các cơng trình thực
của các dự án cấp nước tại Tp.HCM và các phương pháp lý thuyết về quản lý và
khai thác các dự án đầu tư.



• Phương pháp thống kê;
• Phương pháp phân tích định lượng;
• Phương pháp kế thừa;
• Phương pháp điều tra, thu thập và đánh giá thơng tin;
• Phương pháp phân tích tổng hợp;
• Phương pháp sử dụng mơ hình (Các mơ hình mơ phỏng) 1.
Để giải quyết bài tốn phân tích lựa chọn các dự án đầu tư xây dựng hệ
thống mạng lưới cung cấp nước sạch tại thành phố Hồ Chí Minh một cách cơ bản,
có hệ thống cần phối hợp tham chiếu các nội dung sau:
• Các qui định của pháp luật liên quan về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ
nước sạch sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch;
• Quy hoạch mạng lưới cấp nước thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025;
• Phương phápchun ngành kỹ thuật cấp nước;
• Các đơn giá có liên quan đến việc sản xuất, cung cấp và tiêu thụ
nước sạchsản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch trên địa bàn thành phố;
• Cơng tác thực hiện các dự án đầu tư tại các công ty cấp nước trên địa
bàn thành phố;
• Các đề tài nghiên cứu khoa học cơng nghệ phải đi trước, minh chứng rõ các
cơ sở khoa học để áp dụng vào thực tiễn phân tích, đánh giá và lựa chọn dự
án đầu tư phù hợp;
• Cập nhật các thông tin, tư liệu cơ bản, với phương pháp tiếp cận hệ thống,
tiến hành phân tích đánh giá các phương pháp kinh tế kỹ thuật có liên quan
đến dự án.
• Xây dựng các mơ hình tính tốn hiệu quả kinh tế cho từng loại hình dự án
cụ thể với các thơng tin, phương pháp đã được lựa chọn;
• Đánh giá các phương pháp kinh tế kỹ thuật đầu ra của mơ hình, ra các quyết
định đầu tư;
1

Simulation model



• Đánh giá và kết luận.
5. Kết quả đóng góp của luận văn
• Xây dựng các mơ hình dịng tiền tính tốn hiệu quả kinh tế - kỹ thuật cho
các loại dự án cụ thể thuộc lĩnh vực cấp nước Thành phố Hồ Chí Minh;
• Xây dựng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế - kỹ thuật;
• Áp dụng vào thực tế để chỉ ra những ưu điểm và hạn chế của mơ hình;
• Đánh giá độ tin cậy của mơ hình;
• Đóng góp ý kiến về những vấn đề cần khai thác sâu hơn để hồn thiện
mơ hình mà tác giả luận văn thạc sĩ đề xuất.


CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN VỀ ĐÁNH GIÁ HIỆU
QUẢ TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ


1.1. Tổng quan các nghiên cứu về lựa chọn dự án đầu tư, dự án cấp nước ở
Việt Nam và trên thế giới theo phương pháp đánh giá hiệu quả tài chính
1.1.1. Tổng quan các nghiên cứu lựa chọn dự án đầu tư, dự án cấp nước ở Việt
Nam theo phương pháp đánh giá hiệu quả tài chính
Hiện nay, tại Việt Nam việc nghiên cứu về lựa chọn dự án đầu tư cơng trình
cấp nước là chưa có, tuy nhiên có một số nghiên cứu trên các lĩnh vực đầu tư công
khác chẳng hạn như một số nghiên cứu được tóm tắt dưới đây:
Luận văn của Võ Hồng Anh, “Đánh giá hiệu quả kinh tế dự án đầu tư giao
thông”, tạp chí cầu đường Việt Nam, 2010, trang 26 - 33. Tác giả đã đưa ra hai
phương pháp lựa chọn dự án đầu tư xây dựng đường bộ tại Việt nam, phương pháp
thứ nhất là sử dụng các thuật toán kinh tế - kỹ thuật như NPV, IRR, chỉ tiêu tỷ số
thu chi B/C (Benefit – Cost- Ratio), công thức cơ bản tính tốn trên cơ sở các số

liệu điều tra khảo sát trực tiếp, phương pháp này đòi hỏi kỹ năng, kinh nghiệm của
kỹ sư, chuyên gia thực hiện cơng tác phân tích đánh giá dự án nhưng kiểm sốt
được kết quả tính tốn và u cấu số liệu đầu vào ít phức tạp hơn phương pháp 2;
phương pháp hai Mơ hình hóa và sử dụng các phần mềm trợ giúp để tính tốn. Tác
giả kết luận phương pháp thứ nhất phù hợp với Việt nam do điều kiện về giao
thông, kinh tế và Môi trường Việt Nam.
Luận văn ThS. Lương văn khơi “Phân tích, đánh giá và lựa chọn các dựán
đầu tư cơng”, tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 6/2012, trang 11-12. Tác giả phân tích
sự khác nhau giữa phân tích tài chính dự án và phân tích kinh tế, phân tích tài chính
là đánh giá dự án từ quan điểm phúc lợi của một nhóm nhỏ những người được
hưởng lợi của dự án, còn phân tích kinh tế là gộp tất cả các chi phí và lợi ích của tất
cả các cơng dân trong một nước. và phân tích kinh tế thơng qua 2 bước, bước 1 ước
lượng các chi phí và lợi ích theo thị trường, bước 2 điều chỉnh các luồng chi phí và
lợi ích thực của dự án đối với xã hội sau đó định đúng giá chúng, sử dụng dịng các
lợi ích rịng để tính tốn NPV, IRR. Tác giả kết luận một dự án đầu tư cơng cộng có
hiệu quả kinh tế - xã hội cao thường đảm bảo và đáp ứng được cả các mục tiêu quan


trọng khác như đáp ứng được sự phát triển liên ngành, trực tiếp hoặc gián tiếp tạo ra
nhiều công ăn việc làm, và xóa đói giảm nghèo.
Ngồi ra, cịn có một số nghiên cứu khác như ThS. Nhữ Trọng Bách “ Đánh
giá dự án đầu tư cơ sở hạ tầng đường sắt” Tạp chí nghiên cứu tài chính kế tốn, số
10 (87) - 2010, trang 61 - 64. ThS. Nguyễn Quỳnh Sang “Một số vấn đề đánh giá,
lựa chọn dự án đầu tư trong doanh nghiệp”, Tạp chí Khoa học giao thông vận tải,
số 11 - 6/2005, trang 84- 86. Võ Hồng Anh “Phân tích hiệu quả kinh tế - tài chính
dự án BOT xây dựng đường cao tốc ở Việt nam”, tạp chí cầu đường việt Nam, 2007,
trang 41- 43. ThS. Đỗ thị Mỹ Dung – PGS.TS Lê Kiều “Phân tích các yếu tố vơ
hình ảnh hưởng đến dự án”, tạp chí Người xây dựng, số tháng 8- 2011, trang 18 –
21, cùng nhiều bài báo, nghiên cứu khoa học khác…
Nhìn chung, các nghiên cứu trên mang tính khái quát cho tất cả các loại dự

án, chưa đi phân tích đánh giá lựa chọn dự án đầu tư, cụ thể ở đây là lựa chọn dự án
đầu tư công trình cấp nước. Đối với mỗi loại dự án của mỗi ngành kinh tế, các yếu
tố ảnh hưởng, các chỉ tiêu kỹ thuật khác nhau, mục đích thực hiện, tính cấp thiết là
hồn tồn khác nhau, do vậy, tiêu chí phân tích để quyết định đầu tư cũng hồn tồn
khác biệt.
Trong quá trình thực hiện luận văn, người viết sử dụng các nghiên cứu có sẵn
về các cơ sở để thiết lập dịng tiền cho dự án và tiêu chí đánh giá dự án như NPV,
IRR, thời gian hoàn vốn, chỉ số sinh lợi và các phương pháp phân tích khác để đo
lường hiệu quả tài chính của dự án.
1.1.2. Tổng quan các nghiên cứu lựa chọn dự án đầu tư, dự án cấp nước trên
thế giới
Cho đến nay, chưa có nghiên cứu riêng nào về lựa chọn dự án đầu tư cơng
trình cấp nước ngồi nghiên cứu của phịng phát triển hạ tầng và đơ thị của World
Bank có tiêu đề Cách tiếp cận phân tích kinh tế của các dự án cấp nước 2, phát hành
vào tháng 10 năm 1992, để phục vụ cho công tác đánh giá lựa chọn đầu tư vào các
cơng trình cấp nước của World Bank. Bài nghiên cứu đã đánh giá 21 dự án đã thực
2

Nguyên văn tiếng Anh “An Approach to the Economic Analysis of Water Supply Projects”


19

hiện gần đây của Ngân hàng thế giới. Việc đánh giá dự án dựa vào phân tích Chi phí
– Lợi ích3 của dự án trong đó có cả lợi ích của Nhà nước, chủ đầu tư dự án và người
thụ hưởng trực tiếp từ dự án (dân cư). Nghiên cứa đưa ra 4 loại phương pháp phân
tích gồm: A- chi phí thấp nhất, B- tỷ suất sinh lợi nội bộ IRR, C- tính tốn FIRR và
cung cấp xác định thặng dư tiêu dùng và cuối cùng là D - phân tích kinh tế dựa vào
dịng tiền.
Tuy vậy, nghiên cứu trên chưa xét đến các yếu tố kỹ thuật, vốn có ảnh hưởng

đáng kể đến phân tích hiệu quả kinh tế của dự án,chẳng hạn như: tuổi thọ cơng
trình, vật liệu ảnh hưởng đến chi phí vận hành, sửa chữa, cũng như yếu tố áp lực,
năng lượng bơm trong quá trình vận hành dự án cấp nước và các yếu tố khác vào
dòng tiền của dự án mục tiêu.
1.2. Tổng quan về Hệ thống cấp nước Thành phố Hồ Chí Minh
Hệ thống cấp nước tại Tp. HCM hiện nay do Tổng cơng ty cấp nước Sài Gịn
(Saigon Water Company - SAWACO) và các cơng ty trực thuộc quản lý.
SAWACO có hiện có 13 phịng ban chức năng và ban Quản lý dự án; 2 nhà máy
nước mặt và 1 nhà máy nước ngầm; 6 công ty Cổ phần Cấp nước và 2 công ty
Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cấp nước; 2 công ty Cổ phần chuyên ngành;
2 công ty thành viên và 1 xí nghiệp quản lý hệ thống truyền tải (xem Hình 1.1)
SAWACO cung cấp nước cho tồn bộ TPHCM, 23/24 quận huyện (trừ
huyện Củ Chi) với dân số trong vùng phục vụ là 7,5 triệu người (chưa kể dân số
vãng lai), tỷ lệ hộ dân được cấp nước sạch là 86%. Tổng số đấu nối khách hàng là
910.786 đấu nối. Quy mô cấp nước hiện nay khoảng 1,7 triệu m 3/ngày đêm (số liệu
thống kê năm 2012).

3

Cost – Benefit Analysis


Nguồn: SAWACO (2013)

Hình 1. 1 Sơ đồ tổ chức
SAWACO
Nguồn nước được khai thác từ hai nguồn chính, sơng Đồng Nai và sơng Sài
Gịn, tổng hai nguồn này chiếm 93,6% và phần còn lại là nguồn nước dưới đất được
khai thác chủ yếu ở các giếng thuộc quận 12, quận Tân Bình, một phần tại quận Gị
Vấp, quận Bình Tân và quận 8 chiếm 6,4%.

Bảng 1. 1 Quy mô cấp nước của SAWACO (tính đến 2013)

TT Nhà máy nước
1 NMN Thủ Đức
2 NMN Tân Hiệp

Công
suất
thiết kế
(m3/ngđ)
750.000
300.000

3 NMN ngầm Tân Phú

70.000

4 NMN BOO Thủ Đức

300.000

Cơng
Quan hệ với TCT cấp
suất vận
nước Sài Gịn
hành
(SAWACO)
(m3/ngđ)
720.000 Trực thuộc
270.000 Trực thuộc

Trực thuộc công ty
70.000
TNHH MTV Nước ngầm
Sài Gòn
335.000 Bán sỉ nước sạch


5

NMN BOT Bình An

100.000

100.000 Bán sỉ nước sạch
Trực thuộc cơng ty
Hệ thống nước
6
12.000
6.500 TNHH MTV CN Trung
ngầm Bình Trị An
An
Trực thuộc công ty
Giếng Bà Huyện
7
400
400 TNHH MTV CN Trung
Thanh Quan
An
Trực thuộc cơng ty
Trạm giếng nước

8
10.000
TNHH MTV CN Trung
ngầm Gị Vấp
An
9 NMN Kênh Đông
150.000
Bán sỉ nước sạch
10 Nguồn nước Hiệp Ân
Bán sỉ nước sạch
Cung cấp vào MLCN
Tổng cộng
1.692.400 1.501.900
thành phố
Nguồn: SAWACO (2013), Báo cáo tỉ lệ thất thất nước, Tp. Hồ Chí Minh

Khu vực TP.HCM được chia làm 6 vùng cấp nước theo quản lý của
SAWACO, thể hiện ở Bảng 1.2 và Hình 1.2.
Bảng 1. 2 Vùng cấp nước theo quản lý của SAWACO
Vùng Cô ng ty quản lý Địa bàn quản lý
Cấp nước Bến Thành, Cấp nước Phú Hòa Tân và 1 phần do Cấp nước Chợ Lớn quản lý
Vùng 1
Quận 1, Quận 3, Quận 5 và Quận 10

Vùng 2

Công ty TNHH MTV Cấp nước
Tân Hịa

Quận Tân Bình, Tân Phú và Quận 1


Cấp nước Gia Định và Xí Nghiệp Cấp
Quận
nước
Gị Vấp,
Trung
Quận
An 12, Quận Bình Thạnh và Quận Phú Nhuận.
Vùng 3
Cấp nướcVùng
Thủ 4Đức Quận Thủ Đức, Q Cấp nước Nhà Bèuận
Quận
Quận27 v
9 và4,Quận
Cấp nước Chợ Lớn Quận 6, Quận 8 v
Vùng 5
à huyện Nhà Bè
Vùng 6

à Quận Bình Tân
Nguồn: SAWACO (2013), Báo cáo tỉ lệ thất thất nước, Tp. Hồ Chí Minh


Nguồn: Tổng Cơng ty Cấp nước Sài Gịn (2010), Quy hoạch tổng thể Cấp nước TP Hồ Chí Minh
đến năm 2025- Tập 2. Báo cáo chính

Hình 1. 2 Bản đồ 6 vùng cấp nước Tp.HCM
Mạng lưới cấp nước của Tp.HCM rộng lớn và phức tạp với hơn 5.400km
đường ống (có đường kính trên 100mm) và trên 4.500km đường ống dịch vụ (đấu
nối từ đường ống phân phối đến đồng hồ nước khách hàng), thành phần của ống và

các phụ kiện đa dạng, tuổi thọ của các đường ống hơn 20 năm là 80%.
Đường ống truyền tải
Gồm có 4 tuyến chính:
• Tuyến số 1: D2000mm bằng bê tông dự ứng lực có nịng thép D2000mm dẫn
nước từ nhà máy Thủ Đức về đến Ngã Tư Bình Thái.
• Tuyến số 2: D600mm bằng bê tông dự ứng lực dẫn nước từ nhà máy nước
Thủ Đức về khu cơng nghiệp Biên Hồ dài 13,28km. Đoạn qua gầm cầu
Đồng Nai bằng 2 ống thép D350mm đặt hai bên cầu. Tuyến này được đưa
vào sử dụng từ 1967 đến nay.


• Tuyến số 3: D800- 1000mm bằng ống thép có lớp bảo vệ ngồi và lớp lót xi
măng bên trong dẫn nước từ NMN ngầm Sài Gòn dọc theo đường Cách
mạng tháng Tám - Âu Cơ - Hương lộ 14 đến Tân Hố phường 20, Quận Tân
Bình dài 7.131m.
• Tuyến số 4: D1500mm bằng bê tông dự ứng lực dẫn nước từ nhà máy nước
Tân Hiệp về đến ngã ba Tây Thạnh.
Đường ống phân phối
• Mạng lưới đường ống phân phối cấp I:
- D2000mm Xa lộ Hà Nội từ ngã tư Bình Thái đến ngã ba Cát Lái đến cầu Sài
Gòn đến cầu Điện Biên Phủ.
- D800 - 600mm tỉnh lộ 25 từ ngã ba Cát Lái đến Tân Thuận.
- D900 – 600 - 500mm Nguyễn Tất Thành từ khu vực UBND Thành phố
đến Tân Thuận.
- D1200 – 1050 – 900 - 750mm Trần Hưng Đạo từ khu vực UBND Thành
phố đến Bùng Binh Cây Gõ.
- D1200 – 1050 – 900 - 750 - 600mm đường Võ Thị Sáu - 3/2 từ cầu Điện
Biên Phủ đến Bùng Binh Cây Gõ.
- D900 – 750 - 600mm Bạch Đằng- Phan Đăng Lưu từ ngã tư Hàng Xanh đến
Lăng Cha Cả.

- D500mm Ung Văn Khiêm từ cầu Sài Gịn đến ngã tư Bình Triệu.
- D800mm Cộng Hoà từ ngã ba Tây Thạnh đến Lăng Cha Cả.
- D900mm Luỹ Bán Bích từ NMN Tân Bình đến Cây Gõ.
- D1500mm Tây Thạnh - Cầu Tre.
- D600 - 500mm Nguyễn Văn Linh (đại lộ Nam Sài Gịn) từ Nguyễn Thị Thập
đến Quốc lộ 1A.
• Mạng phân phối cấp II, III:
Tổng chiều dài mạng cấp II, III: khoảng 2.400km ống D80-600 mm, trong đó
có trên 100km đường ống có tuổi thọ trên 50 năm.


Nguồn: Tổng Cơng ty Cấp nước Sài Gịn
(2010), Quy hoạch tổng thể Cấp nước TP.HCM đến năm 2025- Tập 2. Báo
cáo chính.

Hình 1. 3 Tuổi thọ đường ống của mạng lưới cấp nước Tp.HCM

Nguồn: Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn
(2010), Quy hoạch tổng thể Cấp nước TP.HCM đến năm 2025- Tập 2. Báo
cáo chính

Hình 1. 4 Vật liệu ống của mạng lưới cấp nước Tp.HCM
Trong thực tế, tuổi thọ của đường ống cấp nước phụ thuộc vào nhiều yếu tố,
loại vật liệu, điều kiện lắp đặt, địa chất khu vực nhưng thơng thường là 50 năm, với
đường ống có thời gian lắp đặt trên 30 năm có nguy cơ rị rỉ cao.
Hệ thống các trạm tăng áp
Tồn thành phố có 3 trạm tăng áp dùng để cấp nước cho các vùng cuối mạng
lưới. Công suất các trạm từ 10.000m3/ngđ đến 40.000m3/ngđ.



Bảng 1. 3 Hệ thống các trạm bơm tăng áp Tp. HCM
Tên trạm
tăng áp

Khu vực cấp
nước

Trạm tăng Khu
vực
áp Nhà Bè Duyên
hải,
kho xăng Nhà
bè, khu Hải
Quân
Trạm bơm Quận 6, 11 và
khu vực Lê một phần cho
Minh Xuân huyện Bình
Chánh
Trạm bơm
Rạch Cát

Đặc điểm

Quy mô

Do không đủ nước nên thời
gian hoạt động của trạm chỉ
khoảng 5-10 giờ trong ngày

Có 1 bể chứa 1.000 m3

2 máy bơm 6HDB:
Q=380m3/h
H = 38m
N = 48kW

Do cuối mạng khơng đủ áp lực
dẫn đến khơng có nước nên
Cơng ty cấp nước đã khoan 1
giếng nước ngầm cấp cho trạm
tăng áp (máy bơm giếng
60m3/h, N=24kW)
Quận 8 Công suất nhỏ, hiện tại q cũ và khơng
nước khơng đến được.

Có 1 bể chứa 400m3,
2 máy bơm:
Q=44m3/h
H=38m
N=48kW

hoạt động do

Nguồn: SAWACO (2013), Báo cáo tỉ lệ thất thất nước, Tp. Hồ Chí Minh

Nguồn: SAWACO (2013), Báo cáo tỉ lệ thất thất nước, Tp. Hồ Chí Minh

Hình 1. 5 Hệ thống mạng lưới cấp nước và nhà máy nước của Tp.HCM



×