Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Đặc điểm dịch tễ học bệnh đục thể thủy tinh và đánh giá kết quả phẫu thuật phaco ở người trên 50 tuổi tại tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.67 MB, 120 trang )

..

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC

NGUYỄN VĂN HỮU

ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC BỆNH ĐỤC THỂ THỦY TINH
VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT PHACO
Ở NGƯỜI TRÊN 50 TUỔI TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II

THÁI NGUYÊN - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC

NGUYỄN VĂN HỮU

ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC BỆNH ĐỤC THỂ THỦY TINH
VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT PHACO


Ở NGƯỜI TRÊN 50 TUỔI TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN

Chuyên ngành: Y tế công cộng
Mã số: CK 62.72.76.01

LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HẠC VĂN VINH

THÁI NGUYÊN - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Hữu


LỜI CẢM ƠN
Trong q trình học tập và hồn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự
giúp đỡ tận tình từ các Thày Cơ giáo, các đồng chí Lãnh đạo, các anh chị và
bạn đồng nghiệp. Để bày tỏ tình cảm của mình:
Tơi xin trân trọng cảm ơn:
Ban giám hiệu, Phịng đào tạo, Khoa Y tế Cơng cộng trường Đại học Y Dược Thái Nguyên;
Ban giám đốc Sở Y tế tỉnh Thái Nguyên; Ban giám đốc Bệnh viện Mắt
Thái Nguyên.

Đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian học
tập và nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới: TS. Hạc Văn
Vinh, người thày đã nhiệt tình chỉ bảo cho tôi những kiến thức quý báu,
hướng dẫn tôi thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tơi xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới:
GS.TS. Hoàng Khải Lập
PGS.TS. Đàm Thị Tuyết
PGS.TS. Nguyễn Quý Thái
TS. Vũ Quang Dũng
TS. Nguyễn Thị Tố Uyên
TS. Nguyễn Thị Quỳnh Hoa
TS. Nguyễn Quang Mạnh
Những người Thày đã nhiệt tình giúp đỡ và cho tôi những ý kiến quý báu
trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn: Các Thày, Cô giáo của các Bộ môn thuộc
Khoa Y tế Cơng cộng; các Thày, Cơ giáo thuộc các Phịng, Khoa, Bộ môn của
Trường Đại học Y – Dược Thái Nguyên. Các Thày, Cô giáo trong Hội đồng
chấm luận văn đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tơi trong q
trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn tốt nghiệp.
Tơi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới: Các bạn đồng nghiệp từ Bệnh viện
Mắt Thái Nguyên, trong nhóm nghiên cứu đã nhiệt tình giúp đỡ tơi trong q
trình thực hiện đề tài và hồn thiện luận văn.
Tơi xin được trân trọng và biết ơn những người thân trong gia đình đã
động viên, chia sẻ với tơi trong q trình học tập và nghiên cứu.
Thái Nguyên, tháng 11 năm 2017
Nguyễn Văn Hữu


DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

Ký hiệu viết tắt

Nội dung đầy đủ

DTH

: Cataract Surgical Coverage - Độ bao phủ phẫu thuật
đục thể thủy tinh
: Cataract Surgical Rate - Số ca phẫu thuật đục thể thủy
tinh /1 triệu dân/năm
: Dịch tễ học

DTTS

: Dân tộc thiểu số

CSC
CSR

IOL

: Intraocular lens implantation - Thể thủy tinh nhân tạo

KX

: Khúc xạ

NA

: Nhãn áp


NC

: Nghiên cứu

NCT

: Người cao tuổi

SL

: Số lượng

TL

: Thị lực

TTT

: Thể thủy tinh

WHO

: World Health Organization - Tổ chức Y tế thế giới


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................................................................................................ 1
Chương 1. TỔNG QUAN ....................................................................................................................................................... 3
1.1. Lịch sử và đại cương bệnh đục thể thủy tinh ................................................................................ 3

1.2. Giải phẫu, sinh lý và sinh hóa của thể thủy tinh ....................................................................... 4
1.3. Bệnh đục thể thủy tinh................................................................................................................................................... 7
1.4. Dịch tễ học bệnh đục thể thủy tinh .............................................................................................................. 12
1.5. Phẫu thuật đục thể thủy tinh bằng phương pháp phaco.................................................. 25
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................ 30
2.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................................................................................... 30
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ................................................................................................................. 30
2.3. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................................................................ 30
2.4. Biến số và chỉ số nghiên cứu ................................................................................................................................ 35
2.5. Tiêu chuẩn sử dụng trong nghiên cứu ..................................................................................................... 37
2.6. Thực hiện nội dung và thu thập số liệu cho nghiên cứu ................................................ 43
2.7. Công cụ và phương pháp thu thập số liệu.......................................................................................... 45
2.8. Xử lý số liệu ................................................................................................................................................................................. 47
2.9. Khống chế sai số trong nghiên cứu ............................................................................................................. 48
2.10. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu.............................................................................................................. 48
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..........................................................................................................

50

3.1. Đặc điểm dịch tễ học bệnh đục thể thủy tinh ở người trên 50 tuổi ................ 50
3.2. Can thiệp lâm sàng bằng phẫu thuật phaco...................................................................................... 67
Chương 4. BÀN LUẬN ..........................................................................................................................................................

82

4.1. Đặc điểm dịch tễ học bệnh đục thể thủy tinh ở người trên 50 tuổi ................ 82
4.2. Đánh giá kết quả can thiệp lâm sàng bằng phẫu thuật phaco ................................ 89
KẾT LUẬN...............................................................................................................................................................................................

93


KHUYẾN NGHỊ ..............................................................................................................................................................................

95

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

..............................................................................................................................................

..................................................................................................................................................................................................


DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1. Hình thể và vị trí của thể thủy tinh .....................................................................................

4

Hình 1.2. Cấu trúc của thể thủy tinh ...............................................................................................................

5

Hình 1.3. Mắt bị đục thể thủy tinh .....................................................................................................................

7

Hình 1.4. Đục thể thủy tinh dưới bao sau ................................................................................................

9


Hình 1.5. Đục thể thủy tinh tồn bộ .................................................................................................................

9

Hình 1.6. Đặt thể thủy tinh nhân tạo ...............................................................................................................

10

Hình 1.7. Đường rạch một mặt phẳng và đường rạch hình bậc thang ............

26

Hình 1.8. Kỹ thuật xé bao hình trịn liên tục .......................................................................................

26

Hình 2.1. Sơ đồ nghiên cứu .........................................................................................................................................

49


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Kết quả chọn cỡ mẫu đơn vị nghiên cứu...................................................................

33

Bảng 2.2. Phân loại mức độ tổn thương thị lực và mù lòa...............................................

38


Bảng 2.3. Khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới về chỉ số CSR ...........................

38

Bảng 2.4. Khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới về kết quả thị lực sau
phẫu thuật ........................................................................................................................................................

39

Bảng 2.5. Phân loại độ cứng của thể thủy tinh đục ....................................................................

40

Bảng 2.6. Phân loại đánh giá mức độ thị lực.......................................................................................

40

Bảng 2.7. Phân loại đánh giá mức độ khúc xạ cần điều chỉnh ...................................

41

Bảng 3.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu...........................................................

50

Bảng 3.2. Tỷ lệ đục thể thủy tinh ở người trên 50 tuổi tại tỉnh Thái Nguyên .

51


Bảng 3.3. Đục thể thủy tinh theo tuổi và mối liên quan ......................................................

52

Bảng 3.4. Đục thể thủy tinh theo giới, dân tộc, nghề nghiệp và mối liên quan ...

53

Bảng 3.5. Đục thể thủy tinh ở 1 mắt và 2 mắt theo tuổi, giới, nghề nghiệp,
dân tộc ...........................................................................................................................................................................................

54

Bảng 3.6. Phân bố hình thái đục thể thủy tinh ..................................................................................

56

Bảng 3.7. Hình thái đục thể thủy tinh theo độ tuổi .....................................................................

57

Bảng 3.8. Hình thái đục thể thủy tinh theo dân tộc ....................................................................

57

Bảng 3.9. Hình thái đục thể thủy tinh theo nghề nghiệp ....................................................

58

Bảng 3.10. Hình thái đục thể thủy tinh theo giới tính ............................................................


59

Bảng 3.11. Mức độ đục thể thủy tinh của mắt theo tuổi… .................................................

61

Bảng 3.12. Mức độ đục thể thủy tinh của mắt theo giới .....................................................

62

Bảng 3.13. Mức độ đục thể thủy tinh của mắt theo dân tộc...........................................

63

Bảng 3.14. Mức độ đục thể thủy tinh của mắt theo nghề nghiệp ...........................

64

Bảng 3.15. Tiền sử bệnh mắt liên quan đến bệnh đục thể thủy tinh.. ...............

65

Bảng 3.16. Tiền sử bệnh toàn thân liên quan đến bệnh đục thể thủy tinh

65

Bảng 3.17. Tiền sử dùng thuốc steroit liên quan đến bệnh đục thể thủy tinh .

66



Bảng 3.18. Một số thói quen có hại liên quan đến bệnh đục thể thủy tinh… .....

66

Bảng 3.19. Thông tin chung của bệnh nhân phẫu thuật đục thể thủy tinh

67

Bảng 3.20. Phân bố mắt phẫu thuật theo tuổi, giới, dân tộc và nghề nghiệp ...

68

Bảng 3.21. Hình thái, mức độ đục và thị lực của mắt trước phẫu thuật .......

70

Bảng 3.22. Tiền sử bệnh toàn thân của bệnh nhân......................................................................

72

Bảng 3.23. Các biến chứng trong và sau phẫu thuật ................................................................

73

Bảng 3.24. Tình trạng nhãn áp của mắt sau phẫu thuật .......................................................

73


Bảng 3.25. Tình trạng giác mạc của mắt sau phẫu thuật ....................................................

74

Bảng 3.26. Tình trạng đồng tử của mắt sau phẫu thuật ........................................................

75

Bảng 3.27. Tình trạng khúc xạ của mắt sau phẫu thuật .......................................................

76

Bảng 3.28. Tình trạng nhãn cầu của mắt sau phẫu thuật ....................................................

76

Bảng 3.29. Các hiện tượng không mong muốn của mắt sau phẫu thuật ......

77

Bảng 3.30. Kết quả thị lực của mắt sau phẫu thuật ....................................................................

78

Bảng 3.31. Đánh giá kết quả phẫu thuật ....................................................................................................

80

Bảng 3.32. Kết quả phẫu thuật theo mức độ đục của thể thủy tinh .....................


81


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ đục thể thủy tinh theo mức độ thị lực ......................................................... 52
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ đục thể thủy tinh theo tuổi ............................................................................................ 53
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ đục thể thủy tinh ở 2 mắt theo tuổi .................................................................. 55
Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ đục thể thủy tinh ở 2 mắt theo giới .................................................................. 55
Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ đục thể thủy tinh ở 2 mắt theo nghề nghiệp ........................................ 56
Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ hình thái đục tồn bộ theo tuổi, dân tộc và nghề nghiệp

58

Biểu đồ 3.7. Tỷ lệ hình thái đục toàn bộ và đục dưới bao sau theo giới .............. 59
Biểu đồ 3.8. Phân bố mức độ đục thể thủy tinh của mắt............................................................. 60
Biểu đồ 3.9. Tỷ lệ đục thể thủy tinh mức độ V ở độ tuổi trên 60 ................................... 61
Biểu đồ 3.10. Tỷ lệ các mức độ đục thể thủy tinh của mắt theo giới ........................ 62
Biểu đồ 3.11. Tỷ lệ các mức độ đục thể thủy tinh của mắt theo dân tộc ............. 63
Biểu đồ 3.12. Tỷ lệ các mức độ đục thể thủy tinh của mắt theo nghề nghiệp 64
Biểu đồ 3.13. Tỷ lệ bệnh nhân đi phẫu thuật ............................................................................................... 69
Biểu đồ 3.14. Tỷ lệ bệnh nhân đồng ý phẫu thuật mắt thứ 2 ................................................ 69
Biểu đồ 3.15. Tỷ lệ các mức độ thị lực của mắt trước phẫu thuật ................................. 71
Biểu đồ 3.16. Tỷ lê các mức độ đục thể thủy tinh của mắt trước phẫu thuật 71
Biểu đồ 3.17. So sánh kết quả thị lực trước và sau phẫu thuật........................................... 79
Biểu đồ 3.18. Kết quả phẫu thuật tốt và khá theo mức độ đục thể thuỷ tinh 81


1

ĐẶT VẤN ĐỀ


Mù lòa là một gánh nặng về kinh tế, tinh thần cho mỗi cá nhân, mỗi gia
đình và xã hội; không những làm giảm chất lượng cuộc sống, giảm khả năng
lao động mà còn tăng nguy cơ các tai nạn, chấn thương…. Ước tính thiệt hại
kinh tế tồn cầu do mù lòa năm 2000 là 42 tỷ USD, nếu khơng giảm được tỷ
lệ mù lịa thì đến năm 2020 số thiệt hại này sẽ tăng lên 110 tỷ USD hàng năm
[19], [35], [70].
Đục TTT là hiện tượng mờ đục của TTT ở bất kỳ mức độ nào; nguyên
nhân phần lớn là do q trình lão hóa, ngồi ra một số ít do các nguyên nhân
khác như đục TTT bẩm sinh; đục TTT thứ phát sau một bệnh lý tại mắt hoặc
toàn thân (Chấn thương mắt, đái tháo đường...). Hậu quả gây giảm thị lực và
cuối cùng là mù lịa. Phương pháp điều trị duy nhất có hiệu quả là phẫu thuật
[17], [19], [29].
Theo Tổ chức Y tế thế giới (2017), hiện nay trên thế giới có 253 triệu
người bị giảm thị lực, trong đó 81% ở người từ 50 tuổi trở lên; 217 triệu
người giảm thị lực ở mức độ trung bình hoặc nghiêm trọng, trong đó 25% là
do đục TTT chưa được phẫu thuật; 36 triệu người mù, trong đó 35% là do
đục TTT chưa được phẫu thuật; như vậy còn khoảng 67 triệu người trên thế
giới bị đục TTT chưa được phẫu thuật [72].
Ở Việt nam, hiện nay tỷ lệ mù 2 mắt do đục TTT chiếm 74% số người
mù 2 mắt từ 50 tuổi trở lên. Tồn đọng đục TTT cần phẫu thuật trên toàn quốc
là 2.400.000 mắt; chất lượng phẫu thuật còn thấp, kết quả tốt và khá chỉ đạt
60%. (Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, tỷ lệ này phải đạt > 85%,
và > 90% ở một số nước). Như vậy để đạt được mục tiêu của Sáng kiến "Thị
giác 2020", giảm tỷ lệ mù lịa; Việt Nam khơng những phải đẩy mạnh số mổ/1
triệu dân (Chỉ số CSR) đạt 3000 ca/1triệu dân/năm, đồng thời phải nâng cao
chất lượng phẫu thuật [14], [71].


2


Tỉnh Thái Nguyên có 9 huyện (thành phố), 180 xã (phường); Dân số
1.246.580 người, trong đó 43,7% dân số sinh sống ở 5 huyện miền núi và
vùng cao, với trình độ dân trí thấp, điều kiện kinh tế xã hội còn nghèo và lạc
hậu. Người dân tộc thiểu số chiếm 27%. Cùng với sự già hóa dân số của cả
nước, Thái Nguyên hiện có 130.568 người trên 50 tuổi (chiếm 10,5%) [2].
Với nhiệm vụ thực hiện cơng tác phịng chống mù lòa trên địa bàn tỉnh
[31]. Trong những năm qua Bệnh viện Mắt Thái Nguyên đã nỗ lực thực hiện
mục tiêu "Thị giác 2020" [25], nhằm giảm tỷ lệ mù lòa trong cộng đồng NCT
của tỉnh Thái Nguyên. Với đánh giá cho rằng: Tỷ lệ đục TTT ở NCT tại tỉnh
Thái Nguyên là khá cao; số lượng NCT bị mù do đục TTT chưa được phẫu
thuật là rất lớn; từ năm 2013, hàng năm Bệnh viện Mắt thực hiện khám sàng
lọc, phẫu thuật đục TTT cho NCT ở 180 xã (phường) trên địa bàn tỉnh; đồng
thời thực hiện nhiều giải pháp khác nhau nhằm đạt chỉ số CSR (3.750
ca/năm), nhưng trung bình hàng năm chỉ phẫu thuật được 1800 ca [6], [19].
Vì vậy, câu hỏi đặt ra cho chúng tơi là: Thực trạng bệnh đục TTT ở NCT
tại tỉnh Thái Nguyên hiện nay ra sao? Chất lượng phẫu thuật ở mức mức độ
nào? Đâu là nguyên nhân làm cho chỉ số CSR của tỉnh Thái Nguyên thấp?
Với mong muốn giải quyết những vấn đề trên chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài: Đặc điểm dịch tễ học bệnh đục thể thủy tinh và đánh giá
kết quả phẫu thuật phaco ở người trên 50 tuổi tại tỉnh Thái Nguyên nhằm
mục tiêu:
1. Mô tả một số đặc điểm dịch tễ học bệnh đục thể thủy tinh ở người trên
50 tuổi tại tỉnh Thái Nguyên, năm 2016.
2. Đánh giá kết quả phẫu thuật phaco ở người trên 50 tuổi tại tỉnh
Thái Nguyên.


3


Chương 1. TỔNG QUAN
1.1. Lịch sử và đại cương về bệnh đục thể thủy tinh
1.1.1. Lịch sử bệnh đục thể thủy tinh
Lịch sử bệnh đục TTT đã được biết đến cách đây hơn 5000 năm. Susruta,
một thày thuốc Ấn Độ cổ đại cho rằng đục TTT là đục chính TTT do sự
nhiễu loạn của thủy dịch nội nhãn [64].
Constantinus Africannus (1018 - 1085) đã đưa ra từ "Cataract" đặt tên
cho bệnh bắt nguồn từ tiếng Latin (Cataracta), có gốc từ tiếng Hy Lạp
(Kataraktes - có nghĩa là thác nước). Các thầy thuốc cổ đại nghĩ rằng các tổ
chức lỏng trong mắt đang chảy xuống, những chất dịch bất thường cô đặc lại
che lấp khoảng giữa đồng tử và TTT [5].
Francois Quarré (Pháp - thế kỷ XVII) cho rằng đục TTT là do đục chính
TTT chứ khơng do chất dịch bệnh lý; năm 1753 Jaque Daviel đưa ra phương
pháp điều trị và được chấp nhận [5].
Đến nay, đã có những bước tiến lớn trong hiểu biết về bản chất của bệnh
[54]. Từ đó đã có nhiều giải pháp trong quản lý, kiểm soát và điều trị bệnh
đục thể thủy tinh, đặc biệt là lĩnh phẫu thuật đục TTT [61], [62].
1.1.2. Đại Cương về bệnh đục thể thủy tinh
Đục TTT là biểu hiện mất tính trong suốt thường có của TTT tự nhiên.
Hiện tượng này có thể là hậu quả của sự phá vỡ cấu trúc protein thông
thường, sự lắng đọng bất thường của các protein trong lòng TTT hoặc do kết
hợp cả 2 yếu tố gây ra [17], [18].
Đục TTT là nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa ở Việt Nam cũng như
nhiều nước trên thế giới, trong đó đục TTT ở NCT chiếm đa số. Mặc dù bệnh
đục thể thủy tinh đã được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu rất nhiều, cả
về dịch tễ học và bệnh lý. Tuy nhiên cho tới nay, bệnh sinh của đục TTT ở
NCT vẫn chưa được hiểu biết một cách đầy đủ [19], [43].


4


1.2. Giải phẫu, sinh lý và sinh hóa của thể thủy tinh
1.2.1. Đặc điểm cấu tạo giải phẫu thể thủy tinh
 Đặc điểm hình thể và vị trí: (Hình 1.1)
▪ TTT là một thấu kính hội tụ, có cơng suất khoảng +20D; nằm sau mống
mắt cách mặt sau giác mạc 3 - 4 mm, cách hồng điểm 16 mm, xích đạo cách
nếp thể mi 1mm. Mặt trước tiếp giáp mặt sau của mống mắt; mặt sau tiếp giáp
màng của dịch kính, ở đây có dải dây chằng màng dịch kính bọc, người già
màng dây chằng này lỏng lẻo còn người trẻ dai chắc hơn; TTT được treo và
giữ yên trong nhãn cầu nhờ hệ thống dây chằng Zinn nối TTT với nếp thể mi
và nhờ áp lực của thủy dịch và dịch kính [8], [29].
▪ TTT là một tổ chức trong suốt, khơng có thần kinh và mạch máu, dinh
dưỡng hoàn toàn nhờ vào thẩm thấu qua màng bọc nên các q trình chuyển
hóa ở đây dễ bị rối loạn gây nên bệnh đục TTT [17], [29].

Hình 1.1. Hình thể và vị trí của thể thủy tinh
 Kích thước:
▪ TTT có đường kính từ 8 - 10mm, chiều dày trước sau bình thường là 4 mm,
khi nhìn xa là 4,5 mm và khi điều tiết nhìn gần là 3,7mm. Bán kính độ cong
mặt trước TTT là 10 mm, mặt sau là 6 mm; khi điều tiết bán kính mặt trước là
6 mm và mặt sau là 5,5 mm. Chỉ số chiết suất là 1,43. Trọng lượng của TTT
từ 190 mmg đến 200 mmg [8], [17], [29].


5

▪ Thể thủy tinh phát triển liên tục suốt đời. Khi mới sinh đường kính là
6,4mm, độ dầy từ cực trước - sau 3,5mm, nặng 90mg; khi trưởng thành đường
kính 9mm, độ dầy từ cực trước - sau 5mm, nặng 255mg. Độ dày của bao và
độ cong của TTT tăng dần theo tuổi; tuổi càng cao thì cơng suất khúc xạ càng

tăng, chiết suất thì càng giảm, có thể do tăng hạt protein khơng tan; do đó mắt
của người lớn tuổi trở thành viễn hoặc cận thị tùy theo sự cân bằng những
biến đổi này [17], [19], [29].
1.2.2. Cấu trúc thể thủy tinh (Hình 1.2)
 Bao thể thủy tinh: là một màng trong suốt, đàn hồi cấu tạo bởi
colagen do những tế bào biểu mô sinh ra; độ dày của bao tăng dần lên trong
suốt cuộc đời; gồm 3 lớp, phần bọc ngồi cùng là lớp màng mỏng có cấu trúc
sợi, lớp thứ 2 là màng bọc chính danh đồng nhất khơng có các tổ chức đàn
hồi; lớp thứ 3 là lớp lá cơ vân, biệt lập với màng bọc. [17], [19], [29].
 Nhân và vỏ của thể thủy tinh: được hình thành từ sự biệt hố của các
tế bào biểu mô TTT, bao gồm: nhân phôi, nhân thai và các sợi mới sinh bao
bọc phía ngồi gọi là vỏ. Ranh giới giữa vỏ và nhân không rõ rệt. Các phẫu
thuật viên thường mô tả TTT bao gồm nhân (nucleus), thượng nhân
(epinucleus) và vỏ (cortex) trong thực hành phẫu thuật. [17], [19], [29].

Hình 1.2. Cấu trúc thể thủy tinh


6

 Dây chằng của thể thủy tinh: gọi là dây chằng Zinn là hệ thống các
sợi cấu trúc dạng gel gần giống như dịch kính. Các sợi này nối từ vùng chu
biên TTT đến thể mi, giữ TTT tại chỗ và truyền các hoạt động của cơ thể
mi đến màng bọc. Các dây chằng này rất quan trọng trong điều tiết của
TTT và trong quá trình phẫu thuật điều trị bệnh đục TTT. Ở bao trước, dây
chằng Zinn lấn ra phía trước 1,5mm; ở bao sau bám ra sau 1,25mm. Ở
người già, các sợi vùng xích đạo tiêu đi làm cho lớp dây trước và dây sau
trở nên tách biệt. Các sợi Zinn có đường kính 5-30 µm [4], [8], [26].
1.2.3. Chức năng sinh lý của thể thủy tinh
TTT có chức năng là thấu kính hội tụ, hội tụ ảnh của vật lên võng

mạc; cùng với cơ thể mi và dây chằng Zinn tham gia vào quá trình điều
tiết, giúp nhìn rõ vật ở các khoảng cách khác nhau. Điều tiết xẩy ra khi có
biến đổi hình dạng TTT do tác động của cơ thể mi lên dây chằng Zinn; khi
cơ thể mi co, độ dầy của TTT tăng lên, đường kính giảm đi và cơng suất
khúc xạ tăng lên giúp nhìn rõ vật ở gần; ngược lại, khi cơ thể mi giãn, dây
chằng Zinn căng ra, TTT dẹt lại và cơng suất khúc xạ giảm, giúp nhìn vật ở
xa. Càng lớn tuổi thì khả năng điều tiết càng giảm dần do sự xơ hóa của
TTT [17], [22], [26].
1.2.4. Sinh hóa của thể thủy tinh
Thể thủy tinh của người chứa 66% nước, 33% protein, gấp 2 lần nồng
độ protein các mô khác. Phần lớn protein này là những protein cấu trúc của
các sợi TTT, là cấu trúc chủ yếu của TTT. Các protein này tồn tại dưới 2
dạng chủ yếu: tan trong nước và khơng tan trong nước. Nhóm tan trong
nước phần lớn là tinh thể và nhóm khơng tan được gọi là "phần không tan
trong nước". Các tinh thể chiếm 80% tổng lượng protein của TTT và có thể
chia 3 nhóm chính: các tinh thể alpha, bêta, gama. [17], [19].
1.3. Bệnh đục thể thủy tinh (Hình1.3)


7

1.3.1. Sinh bệnh học đục thể thủy tinh
Đục TTT do rối loạn q trình dị hố glucoza trong TTT làm rối loạn
quá trình tổng hợp protein. Hầu hết các trường hợp đục TTT có liên quan đến
q trình lão hóa, một số ít trường hợp do bẩm sinh hoặc thứ phát sau một số
bệnh tại mắt như chấn thương mắt, viêm màng bồ đào... [17], [19].
Ngoài yếu tố liên quan đến tuổi, có nhiều yếu tố khác có thể ảnh hưởng
đến bệnh đục TTT như: Bệnh đái tháo đường; thuốc như Steroid,
Phenothiazine, Chlorpromazine…; tia cực tím; hút thuốc lá, uống rượu…;
dinh dưỡng; di truyền... [19], [42], [56].


Hình 1.3. Mắt bị đục thể thủy tinh
1.3.2. Triệu chứng bệnh đục thể thủy tinh
 Triệu chứng cơ năng
▪ Giảm thị lực: giảm từ từ kèm theo cảm giác nhìn mờ như mây mù, như
màn sương che trước mắt, đầu tiên mờ khi nhìn xa, rồi đến nhìn gần, nhìn có
nhiều quầng màu sắc. Trong đục TTT dạng nhân thị lực nhìn xa thường giảm
nhiều hơn thị lực nhìn gần (liên quan đến cận thị hóa); trong đục TTT cực
sau, thị lực nhìn gần thường giảm hơn thị lực nhìn xa (liên quan đến độ mở
của đồng tử).
▪ Loá mắt, nhất là khi gặp ánh sáng mạnh do nhiễu xạ ánh sáng ở vùng
đục. Lóa mắt gặp nhiều và nặng ở bệnh nhân bị đục dưới bao sau, đục vỏ.
▪ Cận thị hoá: Do tăng công suất khúc xạ của TTT, thường gây cận thị ở


8

mức độ nhẹ hoặc trung bình. Ở bệnh nhân lão thị hiện tượng này làm giảm sự
phụ thuộc vào kính đọc sách, tức là có thị giác thứ hai.
▪ Cảm giác song thị, đa thị một mắt hoặc thấy đốm đen trước mắt. Song thị
này có thể điều chỉnh được bằng kính đeo mắt [17], [19], [29].
 Triệu chứng thực thể
▪ Tình trạng đục thể thủy tinh:
- Giảm hay mất tính chất trong suốt của TTT khi khám bằng sinh hiển vi
khám bệnh (đèn khe), với nhiều hình thái khác nhau.
- Sự thay đổi màu sắc ở diện đồng tử.
- Giảm hay mất ánh hồng đồng tử.
▪ Hình thái đục thể thủy tinh
- Đục nhân
- Đục vỏ

- Đục dưới bao sau
- Đục toàn bộ.
 Phân loại đục thể thủy tinh: Có nhiều cách để phân loại đục TTT, tùy theo
từng mục đích cụ thể [17], [19], [29], [47].
▪ Phân loại dựa vào tiến triển của đục: Đục bắt đầu; tiến triển; hồn tồn;
đục chín; đục q chín (Hình 1.4).
▪ Phân loại dựa vào độ cứng, mầu sắc, vị trí của đục nhân [19]
▪ Phân loại của Tổ chức Y tế thế giới: Năm 1999, Tổ chức Y tế thế giới
(WHO) đưa ra cách phân loại đơn giản, dễ hiểu và được ứng dụng rộng rãi
trên lâm sàng. Theo đó đục TTT được chia làm 4 loại (Đục nhân trung tâm
TTT; đục vỏ TTT; đục dưới bao sau TTT và đục toàn bộ); mỗi loại chia 5
mức độ (từ độ 0 đến độ 4) [19], [40], [47]:
- Đục nhân TTT: Sự xơ cứng và chuyển sang màu vàng quá mức sẽ gây
ra đục ở vùng trung tâm gọi là đục nhân trung tâm; tiến triển dần đến đục
toàn bộ nhân, nhân có mầu nâu gọi là đục TTT nhân nâu. Đục nhân TTT


9

thường ở cả hai mắt nhưng có thể khơng cân xứng và thường tiến triển chậm.
Đục nhân điển hình gây giảm thị lực nhìn xa nhiều hơn nhìn gần [19], [47].
- Đục TTT dưới bao sau: Thường gặp ở người trẻ hơn so với bệnh nhân
bị đục nhân và đục vỏ. Vùng đục thường khu trú ở lớp vỏ sau và gần trục thị
giác. Thị lực nhìn gần thường bị ảnh hưởng hơn thị lực nhìn xa (Hình 1.4).

Hình 1.4. Đục thể thủy tinh dưới bao sau [47]
- Đục vỏ TTT: Đục vỏ TTT cịn được gọi là đục hình chêm, thường xảy
ra ở hai mắt và thường không cân xứng, ảnh hưởng tới chức năng thị giác
khác nhau tùy theo vị trí đục đối với trục thị giác. Khi TTT tiếp tục hút nước,
trương to lên và được gọi là đục vỏ căng phồng [19], [47].

- Khi cả vỏ và nhân bị đục người ta gọi là đục toàn bộ, đục tồn bộ có
mầu trắng như sữa gọi là đục chín và q chín [40]. (Hình 1.5)

Hình 1.5. Đục thể thủy tinh tồn bộ (chín và q chín) [47]
1.3.3. Điều trị bệnh đục thể thủy tinh


10

Điều trị nội khoa chỉ có tác dụng rất hạn chế, chủ yếu là dự phòng đục
TTT bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý và tránh các yếu tố nguy cơ. Điều trị
ngoại khoa đục thể thủy tinh mới giải quyết được bệnh và là một trong những
vấn đề có tính chất tồn cầu nhằm hạ thấp tỷ lệ đục thể thủy tinh, giải phóng
mù lịa, nâng cao chất lượng sống và làm việc của con người. [17], [19]
Các triệu chứng sớm của đục TTT có thể được cải thiện với việc đeo
kính, dùng kính lúp hoặc chiếu sáng khi làm việc. Nếu những biện pháp này
khơng có tác dụng thì chỉ có phẫu thuật là cách điều trị hiệu quả nhất. Phẫu
thuật sẽ lấy TTT bị đục và đặt một thấu kính (TTT nhân tạo) để thay thế. [39],
[44] (hình 1.6)

Hình 1.6 Đặt thể thủy tinh nhân tạo [52]
 Phẫu thuật thể thủy tinh trong bao (ICCE)
▪ Phẫu thuật TTT trong bao phát triển rộng rãi nhất vào những năm 1860
- 1880. Đây là phương pháp lấy TTT toàn bộ cả bao trước lẫn bao sau, bằng
cách làm đứt các dây chằng Zinn rồi đưa toàn bộ TTT ra ngoài qua một vết
mổ khoảng 10mm, sau phẫu thuật bệnh nhân phải đeo kính [17], [18], [29].
▪ Do phải lấy TTT toàn bộ qua đường rạch giác mạc rộng nên trong phẫu
thuật cũng như sau phẫu thuật, có nhiều biến chứng như phù hoàng điểm dạng
nang, bong võng mạc, phù loạn dưỡng giác mạc do dịch kính tiếp xúc lâu vào nội



11

mô giác mạc. Hiện nay, phẫu thuật này thường chỉ được áp dụng trong những
trường hợp đục lệch TTT hoặc đục TTT quá chín kèm theo sẹo giác mạc [39].
 Phẫu thuật thể thủy tinh ngoài bao (ECCE)
▪ Phẫu thuật TTT ngoài bao là lấy đi nhân và vỏ TTT qua một lỗ mở bao
trước và để lại bao sau. Vào năm 1745, Jacques Daviel đã thực hiện ca phẫu
thuật TTT ngồi bao đầu tiên, nhưng thời kỳ đó người ta cịn chưa tìm ra cách
rửa sạch chất nhân nên còn nhiều biến chứng nguy hiểm. Năm 1949, Ridley
đã thực hiện thành công ca phẫu thuật đặt TTT nhân tạo hậu phịng trên một
bệnh nhân nữ. Đó là một thành cơng về mặt kỹ thuật và từ đó các phẫu thuật
viên đi vào nghiên cứu các mẫu TTT nhân tạo. Năm 1970, kính hiển vi phẫu
thuật ra đời cùng với sự phát triển của các mẫu TTT nhân tạo đã làm cho
phương pháp này trở nên phổ biến [18], [47].
▪ Phương pháp này được thực hiện qua một đường mổ nhỏ hơn, bao sau
còn nguyên vẹn nên đã tạo ra một vị trí giải phẫu tốt hơn để cố định TTT
nhân tạo. Ngồi ra cịn giảm tỷ lệ phù hồng điểm dạng nang, bong võng mạc
và phù giác mạc [18], [47].
 Phẫu thuật thể thủy tinh bằng phương pháp Phaco (Phacoemulsification)
▪ Năm 1967, Charles Kelman là người đầu tiên đề xuất ra phương pháp
Phaco: Tạo một đường rạch nhỏ ở rìa giác mạc, dùng một thiết bị phát ra
sóng siêu âm làm vụn nhân TTT và hút sạch cả nhân và lớp vỏ qua đường mổ
nhỏ nên an toàn, tỷ lệ biến chứng thấp hơn [52].
▪ Theo thời gian, kỹ thuật phẫu thuật Phaco đã được phát triển cải tiến, đã
giảm thiểu các biến chứng phát sinh sau phẫu thuật; các mẫu TTT nhân tạo
mới ra đời đã nâng cao chất lượng thị giác cho bệnh nhân. Phẫu thuật Phaco
là phương pháp tốt nhất và có hiệu quả nhất hiện nay, nên hầu hết các phẫu
thuật đục TTT được thực hiện theo phương pháp này [34].



12

1.4. Dịch tễ học bệnh đục thể thủy tinh
1.4.1. Dịch tễ học bệnh đục thể thủy tinh trên thế giới
 Đục thể thủy tinh trong các nguyên nhân gây mù:
▪ Theo Tổ chức Y tế thế giới (2017), hiện nay trên thế giới có 253 triệu
người bị giảm thị lực, trong đó 81% ở người từ 50 tuổi trở lên; 217 triệu
người giảm thị lực ở mức độ trung bình hoặc nghiêm trọng, trong đó 25% là
do đục TTT chưa được phẫu thuật; 36 triệu người mù, trong đó 35% là do đục
TTT chưa được phẫu thuật; như vậy còn khoảng 67 triệu người trên thế giới
bị đục TTT chưa được phẫu thuật [72].
▪ Theo I.F Maichouk ,Viện Mắt Helmholtz, Moscow, chuyên gia Tổ chức
Y tế Thế giới, tỷ lệ mù do đục TTT trong các nguyên nhân gây mù từ 20%
đến 80% khác nhau ở mỗi nước, mỗi khu vực và theo mỗi cách đánh giá khác
nhau.Với 4 cách đánh giá: (1)Ước tính, (2) Điều tra dân số, (3) Khảo sát đặc
biệt, (4) Đăng ký khám; tỷ lệ gặp cao ở các nước Châu Á, Châu Phi và thấp
hơn ở các nước Châu Âu, Châu Mỹ [5].
- Châu Á:
Tên nước

Phương pháp thống kê

Thời gian

Tỷ lệ (%)

Ả Rập

1973


35

Khảo sát đặc biệt

Afghanistan

1979

31

Khảo sát đặc biệt

Ấn Độ

1978

58

Khảo sát đặc biệt

Bangladesh

1974

33

Khảo sát đặc biệt

Hồng Kơng


1975

34

Đăng ký khám

Nhật Bản

1975

15

Ước tính

Srilanca

1975

46

Đăng ký khám

Thái Lan

1971

40

Khảo sát đặc biệt


Trung Quốc

1979

19

Khảo sát đặc biệt

Yemen

1975

41

Khảo sát đặc biệt


13

- Châu Phi:
Tên nước

Phương pháp thống kê

Thời gian

Tỷ lệ (%)

Liberia


1971

45

Khảo sát đặc biệt

Kenya

1976

67

Ước tính

Nigeria

1968

19

Khảo sát đặc biệt

Mali

1978

7,5

Đăng ký khám


Malawi

1979

42

Khảo sát đặc biệt

Ghana

1976

39

Khảo sát đặc biệt

Uganda

1970

13

Khảo sát đặc biệt

Zambia

1978

4,3


Khảo sát đặc biệt

Bosnia

1980

45

Ước tính

Tanzenia

1980

38

Khảo sát đặc biệt

Sahara

1979

14

Khảo sát đặc biệt

- Châu Âu:
Tên nước


Phương pháp thống kê

Thời gian

Tỷ lệ (%)

Liên bang Xô Viết

1977

0,2

Khảo sát đặc biệt

Poland

1975

28

Khảo sát đặc biệt

Norway

1972

7

Khảo sát đặc biệt


Yugoslavia

1976

28

Ước tính

Tây Đức

1971

4

Khảo sát đặc biệt

Malta

1973

19

Đăng ký khám

Đơng Đức

1969

16


Ước tính

- Châu Mỹ và châu Úc:
Tên nước

Phương pháp thống kê

Thời gian

Tỷ lệ (%)

Hoa Kỳ

1978

7

Ước tính

St Lucia

1970

8

Khảo sát đặc biệt

Brazil

1974


17

Khảo sát đặc biệt

Australia

1977

50

Khảo sát đặc biệt


14

▪ Tại Hội thảo về đào tạo cho cán bộ chăm sóc mắt ở Corat, Thái Lan
(6/2000). Báo cáo của các quốc gia tham gia hội thảo cho thấy tỷ lệ đục TTT
trong các nguyên nhân gây mù như sau [5].
Tên nước

Tên nước

Tỷ lệ (%)

Tỷ lệ (%)

Nhật Bản

2,8


Thái Lan

75,0

Hồng Kông

8,3

Campuchia

65,0

Pakistan

66,7

Đài Loan

38,0

Indonesia

70,0

Mông Cổ

36,2

Lào


50,0

Malaysia

39,1

Triều Tiên

30,2

Myanma

63,0

Trung Quốc

41,1

Việt Nam (1996)

70,7

Philipines

60,8

 Một số nghiên cứu dịch tễ học bệnh đục thể thủy tinh trên thế giới
▪ Một số nghiên cứu ở Mỹ, cho thấy tỷ lệ đục TTT là 50% ở nhóm người
từ 65 dến 74 tuổi và là 70% ở nhóm người từ 75 tuổi trở lên [19].

▪ Nghiên cứu về đục TTT ở người trưởng thành (> 40 tuổi) tại Hoa Kỳ
(2004) của Congdon N. và cs cho kết quả: có khoảng 20,5 triệu người Mỹ
(17,2%) bị đục TTT một hoặc 2 mắt và 6,1 triệu người (5,1%) có TTT nhân
tạo. Phụ nữ bị mắc đục TTT cao hơn nam giới 1,37 lần. Dự đoán vào năm
2020 số bệnh nhân bị đục TTT sẽ tăng lên 30,1 triệu người và số bệnh nhân
mong muốn sử dụng TTT nhân tạo sẽ lên tới 9,5 triệu người. Kết quả này cho
thấy số người Mỹ bị đục TTT và mong muốn phẫu thuật đục TTT sẽ tăng lên
một cách nhanh chóng trong vịng 20 năm tới [41].
▪ Nghiên cứu ở thành phố Lodz, Ba Lan của Nowak M.S. và cs (2015)
trên 1107 NCT cho kết quả có 8,04% đối tượng nghiên cứu đã phẫu thuật đục
TTT. Sau khi loại trừ các đối tượng đã được phẫu thuật đục TTT 2 mắt, tỷ lệ
đục TTT trong nghiên cứu là 12,1% [55].
▪ Đục TTT cũng là bệnh hay gặp ở các nước đang phát triển. Nghiên cứu


15

cho thấy tại các nước châu Á tỷ lệ đục TTT tương đối cao, nhưng cũng rất
khác nhau ở các nước và theo từng nghiên cứu (từ 8,3% đến 59,2%,) [73].
▪ Nghiên cứu trên 2045 người ≥ 65 tuổi ở Đài Loan của Tsai S.Y. và cs
(2003), cho tỷ lệ đục TTT chiếm cao (59,2%), đục TTT dạng nhân chiếm phổ
biến nhất với tỷ lệ 38,9%, sau đó là đục TTT dạng vỏ với 21,9% và đục TTT
dưới bao sau chiếm 9,2%. Cũng trong nghiên cứu này, Tsai S.Y. và cs đã
chứng minh được một số yếu tố: tuổi cao, giới nữ, hiện tại đang hút thuốc lá
hoặc tiền sử hút thuốc lá, tăng huyết áp tâm thu, tiền sử đái tháo đường là
những yếu tố tăng nguy cơ gây đục TTT [63].
▪ Nghiên cứu Michon J.J. và cs (2002), về rối loạn chức năng thị giác,
mù lòa và phẫu thuật đục TTT ở người ≥ 60 tuổi, cho thấy tỷ lệ phẫu thuật
đục TTT ở NCT tại Hồng Kông là 9,1% và tỷ lệ này có liên quan với tuổi cao
và trình độ học vấn thấp. Tác giả cũng khuyến nghị các nhà lập kế hoạch

chăm sóc y tế cần chuẩn bị cho việc gia tăng gánh nặng y tế do mất chức năng
thị giác và mù lòa bởi sự già hóa dân số của Hồng Kơng [52].
▪ Nghiên cứu ở Ấn Độ của Murthy G.V.S. và cs (2008), cho kết quả ước tính
số người cần phẫu thuật đục TTT sẽ tăng lên gấp đôi vào năm 2020 so với năm
2010 (số bệnh nhân phẫu thuật đục TTT là 3,38 triệu người vào năm 2001 sẽ tăng
lên 7,63 triệu người vào năm 2020). Tỷ lệ phẫu thuật sẽ tăng từ 24.025 người/triệu
dân năm 2001 lên 27.817 người/triệu dân vào năm 2020. Số bệnh nhân mù lòa do
đục TTT sẽ tăng từ 7,75 triệu người năm 2001 lên 8,25 triệu người năm 2020, con
số này tăng thấp là do tỷ lệ bệnh nhân phẫu thuật đục TTT tăng lên [53].
▪ Một nghiên cứu khác ở Ấn Độ của Vashist P. và cs (2011), cho thấy tỷ
lệ đục TTT chưa được phẫu thuật ở những người ≥ 60 tuổi ở Bắc Ấn Độ là
58,0% và ở Nam Ấn Độ là 53,0%. Đục nhân TTT là hình thái đục phổ biến
nhất với tỷ lệ 48% ở Bắc Ấn Độ và 38% ở Nam Ấn Độ. Tỷ lệ mắc bất kỳ loại
đục TTT nào ở Bắc Ấn Độ là 73,8% và ở Nam Ấn Độ là 71,8%. Tỷ lệ đục TTT
chưa phẫu thuật tăng dần theo tuổi và cao hơn ở nam so với nữ [66].


×