Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Đặc điểm lâm sàng và các yếu tố nguy cơ của co giật do sốt ở trẻ em tại bệnh viện sản nhi bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (899.13 KB, 76 trang )

..

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y - DƯỢC

THÂN THỊ UYÊN

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ
CỦA CO GIẬT DO SỐT Ở TRẺ EM
TẠI BỆNH VIỆN SẢN - NHI BẮC GIANG

LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II

THÁI NGUYÊN – 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y - DƯỢC

THÂN THỊ UYÊN

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ
CỦA CO GIẬT DO SỐT Ở TRẺ EM


TẠI BỆNH VIỆN SẢN - NHI BẮC GIANG
LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II

CHUYÊN NGÀNH: NHI KHOA
Mã số: CK 62 72 07 50

Người hướng dẫn khoa học
PGS.TS. TRẦN VĂN TUẤN

THÁI NGUYÊN – 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu do chính tơi thực hiện.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa từng
được ai công bố trong bất kỳ công trình nào trước đây.
Thái Nguyên, ngày 25 tháng 10 năm 2018
Tác giả

Thân Thị Uyên


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập Lớp chuyên khoa II Nhi khoa khóa 2016 - 2018
tại Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên. Tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt
tình của các Thầy cơ giáo và các bạn đồng nghiệp nơi tơi cơng tác.
Tơi xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn tới Ban Giám hiệu, phịng Đào
tạo, Bộ môn Nhi, giáo viên chủ nhiệm lớp chuyên khoa II Nhi khóa X, các
phịng ban của trường Đại học Y dược Thái Nguyên đã tạo điều kiện cho tôi
học tập và thực hiện luận văn này.

Tôi xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn chân thành tới: PGS.TS. Trần
Văn Tuấn, người thày đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt cho tơi những kiến
thức trong suốt q trình tơi thực hiện đề tài và hồn thành luận văn này. Tơi
xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn tới những người thày đã tận tâm dạy tôi
trong quá trình học tập và trực tiếp hướng dẫn tơi thực hiện luận văn này.
Tơi xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn tới thư viện trường Đại học Y
Hà Nội, thư viện Nhi khoa, thư viện Y học Trung ương đã cung cấp cho tôi
những tài liệu quý giá trong học tập và trong thực hiện luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn tới Đảng ủy, Ban Giám đốc,
các phòng ban, sở Y tế và bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang đã động viên giúp đỡ
tơi trong q trình học tập.
Tơi xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn tới gia đình, bạn bè và đặc biệt
chồng tôi luôn luôn là người động viên, giúp đỡ và an ủi tơi trong q trình
học tập.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn tới cha mẹ và các bệnh nhi đã
cộng tác giúp đỡ tôi thực hiện luận văn này.
Thái Nguyên, ngày 25 tháng 10 năm 2018
Tác giả
Thân Thị Uyên


CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CGDS

: Co giật do sốt

ĐK

: Động kinh



MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
Chương 1 TỔNG QUAN ................................................................................ 3
1.1. Định nghĩa và tình hình co giật do sốt . ..................................................... 3
1.1.1. Định nghĩa. .............................................................................................. 3
1.1.2. Lịch sử nghiên cứu co giật do sốt ........................................................... 4
1.1.3. Tình hình CGDS trên thế giới và trong nước ......................................... 5
1.1.4. Sinh lý bệnh............................................................................................. 7
1.1.5. Hậu quả của co giật do sốt ...................................................................... 8
1.1.6. Đánh giá trẻ bị co giật do sốt ................................................................ 10
1.1.7. Điều trị co giật do sốt. ........................................................................... 12
1.2. Đặc điểm lâm sàng của co giật do sốt. ..................................................... 16
1.2.1. Tuổi khởi phát co giật do sốt................................................................. 16
1.2.2. Giới........................................................................................................ 17
1.2.3. Đặc điểm cơn sốt ................................................................................... 17
1.2.4. Đặc điểm cơn co giật............................................................................. 18
1.3. Các yếu tố nguy cơ đến co giật do sốt ..................................................... 19
1.3.1.Yếu tố nguy cơ phát sinh co giật do sốt ................................................. 19
1.3.2.Yếu tố nguy cơ đối với đợt CGDS tái phát ............................................ 22
1.3.3. Các bệnh lý gây sốt có liên quan đến co giật do sốt ............................. 23
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............. 26
2.1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................. 26
2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 27
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................... 27
2.2.2. Phương pháp . ....................................................................................... 27
2.2.3. Cỡ mẫu nghiên cứu ............................................................................... 27
2.2.4. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................ 27
2.3. Nội dung nghiên cứu và cách đánh giá .................................................... 28

2.3.1 Mục tiêu 1 ............................................................................................. 28


2.3.2 Mục tiêu 2 .............................................................................................. 32
2.4. Xử lý số liệu ............................................................................................. 33
2.5. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu ............................................................ 33
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................... 34
3.1. Một số đặc điểm chung về co giật do sốt ................................................. 34
3.2. Một số yếu tố nguy cơ và nguyên nhân của co giật do sốt ...................... 39
Chương 4 BÀN LUẬN .................................................................................. 44
4.1. Đặc điểm lâm sàng ................................................................................... 44
4.1.1 Tuổi và giới ............................................................................................ 44
4.1.2 Đặc điểm các đợt sốt .............................................................................. 45
4.1.3. Đặc điểm cơn co giật............................................................................. 47
4.1.4. Co giật do sốt tái phát ........................................................................... 48
4.1.5. Điều trị .................................................................................................. 50
4.2. Các yếu tố nguy cơ co giật do sốt ............................................................ 51
4.2.1 Tiền sử gia đình ...................................................................................... 51
4.2.2. Tiền sử trước sinh ................................................................................. 52
4.2.3. Bệnh lý mắc kèm sốt ............................................................................. 53
4.2.3. Môi trường địa dư ................................................................................. 54
KẾT LUẬN .................................................................................................... 56
KIẾN NGHỊ .................................................................................................. 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Phân bố trẻ co giật do sốt theo tuổi và giới .................................... 34
Bảng 3.2. Phân bố trẻ co giật do sốt theo giới ................................................ 34
Bảng 3.3. Tình trạng thân nhiệt của trẻ lúc xuất hiện cơn co giật .................. 35

Bảng 3.4. Mức độ sốt khi co giật của CGDS lần đầu và những lần sau ......... 35
Bảng 3.5. Phân bố theo thời gian từ khi trẻ bị sốt đến khi có cơn co giật ...... 36
Bảng 3.6. Thời gian từ khi sốt đến khi xuất hiện cơn co giật lần đầu và đợt sau.. 36
Bảng 3.7. Thời gian kéo dài của cơn co giật ................................................... 37
Bảng 3.8. Dạng cơn và tần suất cơn co giật trong 24 giờ ............................... 37
Bảng 3.9. Phân bố cơn co giật do sốt theo các đợt xuất hiện ......................... 38
Bảng 3.10. Khoảng thời gian tái phát đợt hai kể từ sau đợt CGDS đầu tiên .. 38
Bảng 3.11. Kết quả điều trị ............................................................................. 39
Bảng 3.12. Tiền sử gia đình liên quan đến co giật do sốt .............................. 39
Bảng 3.13. Mối liên quan giữa tiền sử sản khoa và cơn co giật do sốt..........31
Bảng 3.14. Mối liên quan giữa bệnh lý của mẹ trước sinh với CGDS ........... 40
Bảng 3.15. Mối liên quan giữa trình độ học vấn của bố với co giật do sốt .... 41
Bảng 3.16. Mối liên quan giữa trình độ học vấn của mẹ với co giật do sốt ... 41
Bảng 3.17. Mối liên quan giữa bệnh lý mắc kèm và CGDS........................... 42
Bảng 3.18. Mối liên quan giữa nơi sống của trẻ với CGDS ........................... 42
Bảng 3.19. Mối liên quan giữa số người trong gia đình của trẻ với CGDS ... 43
Bảng 3.20. Mối liên quan giữa diện tích nhà của trẻ với CGDS .................... 43


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Co giật do sốt là tình trạng cấp cứu khá phổ biến ở trẻ em, chiếm đến 2/3
số trẻ bị co giật triệu chứng trong các bệnh được xác định nguyên nhân.
Co giật do sốt theo định nghĩa của liên hội chống động kinh thế giới: “Co giật
do sốt là co giật xảy ra ở trẻ em sau 1 tháng tuổi, liên quan với bệnh gây sốt,
không phải bệnh nhiễm khuẩn thần kinh, khơng có co giật ở thời kỳ sơ sinh,
khơng có cơn giật xảy ra trước khơng có sốt” [65]. Co giật do sốt có thể xảy
ra ở trẻ có tổn thương não trước đó.
Từ 1966 đến nay đã có nhiều nghiên cứu về co giật do sốt (CGDS). Theo

thống kê của một số tác giả ở Mỹ và châu Âu, châu Á có từ 3 - 5% trẻ em
dưới 5 tuổi bị co giật do sốt ít nhất một lần. Tỷ lệ mắc ở Ấn Độ từ 5-10%,
Nhật Bản 8,8%. Tỷ lệ gặp cao nhất trong khoảng từ 10 tháng đến 2 tuổi. Cơn
co giật thường xảy ra khi thân nhiệt tăng nhanh và đột ngột đến trên 39°C và
đa số là cơn co giật toàn thể [17], [40].
Nguyên nhân gây sốt chủ yếu là do nhiễm trùng đường hô hấp trên,
nhiễm trùng đường tiêu hóa. Ngày nay nhiều tác giả đã đề cập đến nhiễm vius
herpes 6 ở người. Bệnh có liên quan đến yếu tố di truyền, gen gây bệnh được
tìm thấy ở nhiễm sắc thể 19p, 8q 13- 21, kiểu di truyền trội ở một số gia đình.
Yếu tố nguy cơ của co giật do sốt cũng được nhiều tác giả nghiên cứu, ChaoChing Huang và cộng sự [20] thấy co giật do sốt thường xảy ra ở trẻ có nhiều
đợt sốt trong năm, thường trên 4 đợt/ năm, trẻ có chậm phát triển tâm thần
vận động, tiền sử anh chị em ruột bị co giật do sốt. Một số yếu tố về môi
trường, địa lý, xã hội và sinh học….Co giật do sốt có liên quan đến một số
yếu tố nguy cơ như: tiền sử co giật của gia đình tiền sử sản khoa tiền sử phát
triển tâm thần vận động và một số yếu tố làm dễ xuất hiện cơn co giật do sốt:
tuổi, cơn sốt, căn nguyên của sốt [28], [31], [42].
Ở Việt Nam, nói chung số trẻ bị co giật do sốt rất thường gặp khoảng 3%
số trẻ dưới 5 tuổi [1]. Một số cơng trình nghiên cứu về co giật do sốt ở Việt


2

Nam: Lê Thiện Thuyết (2003) có 3,16% trẻ <15 tuổi bị co giật do sốt [5].
Phạm Thị Lệ Quyên (2006), tỷ lệ trẻ co giật do sốt dưới 5 tuổi bị co giật do sốt
là 1,93% [4]. Cao Xuân Đĩnh và Nguyễn Văn Thắng (2007) nghiên cứu về
hiệu quả của điều trị dự phòng của co giật do sốt, đã cho thấy khơng có sự
khác biệt giữa điều trị dự phịng liên tục và khơng điều trị dự phịng, được
thấy ở cả nhóm có biểu hiện điện não đồ bất thường [1]. Nguyễn Thị Thu
(2013) nghiên cứu về đặc điểm dịch tễ học lâm sàng của co giật do sốt tỷ lệ co
giật do sốt xảy ra chủ yếu dưới 24 tháng chiếm 78,5% [8]. Thường thì khi con

bị co giật, các bố, mẹ đều hoảng sợ, mất bình tĩnh, luống cuống vì khơng biết
phải xử lý thế nào. Hàng năm tại Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang số bệnh nhân
bị co giật do sốt đến khám và điều trị cũng rất nhiều tuy nhiên cũng chưa có
nghiên cứu cụ thể nào. Với mục đích làm rõ hơn đặc điểm của co giật do sốt
về lâm sàng và các yếu tố nguy cơ liên quan đến co giật do sốt ở trẻ em đồng
thời góp phần vào việc tiên lượng, điều trị, phịng bệnh của co giật do sốt
chúng tơi tiến hành đề tài: “Đặc điểm lâm sàng và các yếu tố nguy cơ của
co giật do sốt ở trẻ em tại Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang”, nhằm hai mục
tiêu sau:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng của co giật do sốt ở trẻ em từ 3 tháng đến 5
tuổi tại bệnh viện Sản -Nhi Bắc Giang.
2. Phân tích các yếu tố nguy cơ liên quan đến co giật do sốt ở trẻ em từ 3
tháng đến 5 tuổi tại bệnh viện Sản - Nhi Bắc Giang.


3

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Định nghĩa và tình hình co giật do sốt
1.1.1. Định nghĩa
- Co giật do sốt
Theo Viện quốc gia về sức khỏe của nước Mỹ đã đưa ra định nghĩa về
CGDS: “ Là hiện tượng xảy ra ở trẻ bú mẹ hoặc trẻ nhỏ, thường trong độ tuổi
từ 3 tháng đến 5 tuổi, liên quan với sốt nhưng khơng có dấu hiệu nhiễm khuẩn
nội sọ hoặc một ngun nhân xác định khác đối với cơn co giật. Những cơn
co giật có sốt ở trẻ mà trước đó đã bị một cơn co giật khơng sốt thì được loại
trừ” [29].
Liên hội chống động kinh cũng đưa ra định nghĩa: “CGDS là co giật xảy
ra ở trẻ em sau 1 tháng tuổi, liên quan tới bệnh gây sốt, không phải bệnh

nhiễm khuẩn thần kinh, khơng có co giật ở thời kỳ sơ sinh, khơng có cơn giật
xảy ra trước khơng có sốt” [65].
Hai định nghĩa này rất giống nhau chỉ khác về giới hạn tuổi (3 tháng so vơí
1 tháng). Cả hai định nghĩa này không loại trừ trẻ bị suy giảm thần kinh trước
đó, khơng đưa ra một tiêu chuẩn nhiệt độ rõ ràng, cũng không định nghĩa một
“cơn co giật”. CGDS phải phân biệt với động kinh, là loại co giật được đặc trưng
bởi cơn co giật không sốt và tái diễn. Hai định nghĩa này loại trừ những cơn co
giật có liên quan tới bệnh lý thần kinh như: viêm màng não, viêm não, hoặc bệnh
não do nhiễm độc.
- Sốt: mặc dù các ý kiến chưa hoàn toàn thống nhất nhưng định nghĩa sau
đây về sốt được hầu hết các tác giả chấp nhận; “ sốt là hiện tượng tăng nhiệt
độ của cơ thể được xác nhận khi nhiệt độ đo ở hậu môn trên 37,8 0C (ở trẻ bú
mẹ), hoặc trên 380C (ở trẻ lớn), trong điều kiện cơ thể nghỉ ngơi, do hậu quả
của sự rối loạn trung tâm điều nhiệt ở vùng dưới đồi làm tăng ngưỡng thân
nhiệt” [14].


4

- Co giật: là cơn động kinh có rối loạn co cơ là chủ yếu, biểu hiện bằng
những cơn tăng trương lực cơ hoặc cơn rung giật hoặc phối hợp cả hai [24].
- Cơn động kinh: là tình trạng rối loạn tạm thời về vận động, cảm giác,
thần kinh tự động, tâm thần và thường kèm theo rối loạn mất ý thức, do sự
phóng lực đột ngột, quá mức và nhất thời của một quần thể neuron ở vỏ não.
- Đợt co giật do sốt: được tính từ lúc khởi phát của bệnh có sốt đến lúc
kết thúc bệnh ấy mà trong thời gian đó có cơn CGDS. Trong một đợt có
CGDS có thể có một hoặc nhiều cơn CGDS.
- CGDS đơn thuần (hay lành tính) với các biểu hiện:
 Cơn co giật toàn thể.
 Xảy ra ở các trẻ bình thường.

 Khơng có dấu hiệu thần kinh khu trú.
 Thời gian co giật ngắn, dưới 15 phút.
 Khơng có thiếu sót về thần kinh sau cơn.
 Khơng có cơn thứ 2 trong 24 giờ.
- CGDS phức hợp(hay phức tạp): là CGDS có kèm theo một trong các
dấu hiệu sau:
 Cơn co giật cục bộ.
 Thời gian co giật kéo dài trên 15 phút đến dưới 30 phút.
 Có trên 1 cơn trong 24 giờ.
1.1.2. Lịch sử nghiên cứu co giật do sốt
CGDS được chú ý đầu tiên trong bộ luật Hammurabicuar người
Babylon năm 2080 trước công nguyên. Hipocrate cũng đã mô tả rõ ràng hội
chứng này trong tập sách của mình, các bài viết này đa đưa ra một vấn đề lâm
sàng gây ấn tượng.
Bản dịch của Adams 1939 nhấn mạnh “co giật sẵn sàng xảy ra ở trẻ em
dưới 7 tuổi nếu có hiện diện một bệnh sốt cấp tính, khơng xảy ra ở trẻ lớn và
người lớn” [42].


5

Năm 1924, Berger lần đầu tiên thành công trong kỹ thuật ghi điện não
ở người, từ đó đặt nền móng cho ngành điện sinh lý thần kinh trong việc
nghiên cứu co giật [12].
Lennox năm 1949 đã có bài nghiên cứu đầu tiên về lâm sàng, điện não
đồ và tiến triển của CGDS. Sau đó nhiều bài báo về CGDS tiếp tục xuất hiện
song vào thời điểm đó người ta cho rằng CGDS có thể là một triệu chứng của
nhiễm khuẩn nội sọ [42].
Năm 1973, M.Lennox - Buchtal đã viết cuốn “co giật do sốt - sự đánh
giá lại”, trong đó đề nghị điều trị dự phòng liên tục bằng Phenolbarbital. Bà ta

cho rằng CGDS có thể gây tổn thương não vĩnh viễn và nên điều trị dự phòng
liên tục bằng Phenolbarbital. Tuy nhiên Phenolbarbital lại có nhiều tác dụng
phụ.Vì vậy nhiều nghiên cứu sau đó đi theo hướng tìm biện pháp thay thế.
Tháng 5 năm 1980, hội thảo thống nhất về CGDS được tổ chức tại viện
Quốc gia về sức khỏe ở Mỹ đã bàn đến nhiều vấn đề: định nghĩa, các yếu tố
nguy cơ, tiến triển cũng như biện pháp điều trị dự phịng. Từ đó người ta bắt
đầu chú ý tới tác dụng phụ của thuốc kháng động kinh ở trẻ bị CGDS được
điều trị dự phòng liên tục và đưa ra các chỉ định điều trị cụ thể hơn để hạn chế
tác dụng phụ của thuốc này. Và từ đây nhiều vấn đề được đặt ra làm thế nào
để hạn chế trẻ bị CGDS lần đầu cũng như CGDS tái phát [29]. Tại Châu Á
trong các hội nghị về thần kinh Nhi khoa, vấn đề CGDS cũng đã được bàn
luận rất nhiều [11].
1.1.3. Tình hình CGDS trên thế giới và trong nước
Các cuộc điều tra dịch tễ học trên thế giới ghi nhận những tỷ lệ mắc
bệnh khác nhau về CGDS qua các quần thể nghiên cứu khác nhau, nhưng đa
số trong giới hạn từ 2% - 5% số trẻ em [4], [30]. Theo Heuser, K., Nakken, K.
O., Sandvig, I. and Tauboll, E, và cộng sự 2016 co giật sốt có tỷ lệ 2-5% trẻ
em trong độ tuổi từ 6 tháng đến 5 tuổi [32].


6

Lennox và Buchtal nghiên cứu 6 quần thể trẻ em dưới 5 tuổi thấy tỷ lệ bị CGDS
là 2,9% nam nhiều hơn nữ nhưng tỷ lệ này có thể cao hơn vì nhiều trẻ khơng
đến bệnh viện [42]. Ở Nhật Bản theo Tsuboi, tỷ lệ mắc mới trong 6 năm của
trẻ dưới 3 tuổi là 8,2 [56]. Theo nghiên cứu của Berg AT và cộng sự tỷ lệ mắc
CGDS là 2-4% [13]. Theo Camfield, Peter 2015 co giật do sốt là co giật phổ
biến nhất ở người, xảy ra ở 2-6% dân số. Nguyên nhân là phức tạp với bằng
chứng cho thấy có yếu tố di truyền tương tác với co giật do sốt, một số nhiễm
virus có liên quan lớn với co giật do sốt. Một lượng lớn tài liệu đã xác định

rằng cơn co giật do sốt không có hậu quả lâu dài về nhận thức hoặc hành vi.
Tuy nhiên, khoảng 40% trẻ em bị co giật sốt đầu tiên sẽ có tái phát. Tỷ lệ cao
nhất của tái phát là tuổi 14-16 tháng tại thời điểm co giật sốt đầu tiên [17].
Co giật là một bệnh thần kinh phổ biến ở các nước nhiệt đới, đặc biệt là ở
châu Phi cận Sahara. Cơng trình trước đây về co giật bệnh động kinh ở vùng
cận Sahara châu Phi đã chỉ ra rằng nhiều trường hợp nghiêm trọng, một phần
là do một số nguyên nhân cụ thể, và nó không được điều trị đầy đủ trong
nhiều trường hợp. Nhiều nghiên cứu về dịch tễ học, nguyên nhân, và quản lý
bệnh co giật động kinh ở vùng cận Sahara châu Phi đã được báo cáo trong 10
năm qua. Tỷ lệ được ước tính từ các nghiên cứu là gần như gấp đôi ở châu Á,
châu Âu và Bắc Mỹ.
Các yếu tố nguy cơ thường gặp nhất là chấn thương khi sinh, nhiễm trùng
thần kinh trung ương và chấn thương sọ não. Khoảng 60% bệnh nhân bị động
kinh không được điều trị chống động kinh, phần lớn là vì lý do kinh tế và xã hội.
Các nghiên cứu dịch tễ học khác cần được ưu tiên để cải thiện sự hiểu biết về các
yếu tố nguy cơ có thể xảy ra và do đó ngăn ngừa bệnh động kinh ở châu Phi, và
hành động cần được thực hiện để cải thiện khả năng tiếp cận điều trị [19].
Lê Thiện Thuyết trong 2 năm (2002-2004) tại bệnh viện Trung ương
Huế báo cáo có 206 bệnh nhi bị CGDS và trên 6513 trẻ dưới 15 tuổi nhập
viện, tỷ lệ CGDS nhập viện là 3,16 [5].


7

Nghiên cứu của Phạm Thị Lệ Quyên (2006), đánh giá một số đặc điểm
dịch tễ của CGDS ở trẻ em trong 3 năm (2002-2004), trung bình mỗi năm có
khoảng 500/29743 bệnh nhi vào Bệnh Viện Nhi Trung ương điều trị vì
CGDS. Số bệnh nhi có xu hướng tăng dần lên theo các năm và đã xác định
được tỉ lệ trẻ CGDS dưới 5 tuổi nhập viện là 1,93% [4].
1.1.4. Sinh lý bệnh

Ba yếu tố: tuổi, sốt và cơn co giật là những yếu tố cấu thành trong
CGDS. Trên cơ sở này gần đây nhờ những tiến bộ của khoa học. Con người
ngày càng hiểu biết nhiều hơn về cơ chế bệnh sinh của bệnh CGDS. Tuy
nhiên việc giải thích cơ chế hiện tượng này còn chưa đầy đủ.
- Một đặc điểm cơ bản của điều hòa thân nhiệt ở trẻ em là trung tâm
điều nhiệt chưa trưởng thành, rất dễ bị tác động, rất dễ sốt cao ngay cả khi có
nhiễm trùng nhẹ hay ngược lại. Diện tích da của trẻ (theo cân nặng) lớn hơn,
mạng lưới mao mạch dưới da nhiều hơn so với người lớn nên thân nhiệt của
trẻ dễ bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ môi trường.
Do cơ thể trẻ em đang phát triển, trẻ luôn hiếu động nên quá trình sinh
nhiệt cũng cao hơn. Để cân bằng thân nhiệt, cơ chế thải nhiệt bằng bốc hơi ở
trẻ qua nhịp thở và bài tiết mồ hơi có vai trò quan trọng cho nên làm tăng khả
năng rối loạn nước và điện giải. Vì vậy, so với người lớn, trẻ em dễ bị sốt và
thường sốt cao hơn người lớn [6], [42], [62].
- Gần đây, nhờ những tiến bộ của ngành khoa học, con người ngày càng
hiểu biết nhiều hơn về cơ chế bệnh sinh của CGDS, tuy vậy việc giải thích
đầy đủ cơ chế hội chứng này vẫn còn chưa đầy đủ.
- Trẻ em tuổi từ 6 tháng đến 3 tuổi có tỷ lệ CGDS cao nhất, đây là thời
kỳ xảy ra q trình biệt hóa và myelin hóa dần các neuron, ở tuổi này khi tăng
1 độ C sẽ làm chuyển hóa cơ bản tăng 15% [42].
- Theo Velasco-Ramirez, S. F [59], CGDS là phản ứng của cơ thể trẻ nhỏ
khi sốt cao do sự rối loạn chuyển hóa nước, điện giải hoặc thiếu oxy não.


8

- Ngồi ra, người ta cịn nghi ngờ sự thiếu sót trong hệ thống men ở não
trẻ bị CGDS: giảm hoạt động của men adenosine triphosphatase (ATPase)
gây giảm phosphoryl oxy hóa, giảm Gama Amino Butyric Acid (GABA).
Kang, J.Q và cộng sự (2016) kiểm tra GABA trong dịch não tủy của bệnh

nhân bị CGDS thấy nồng độ chất này rất thấp [40].
1.1.5. Hậu quả của co giật do sốt
Ngày nay, đa số cơng trình nghiên cứu cho rằng CGDS là một rối loạn
co giật lành tính có tiên lượng tốt. Tuy nhiên có một số hành vi của cha mẹ
hoặc người chăm sóc trẻ sẽ làm cho tình trạng bệnh nguy hiểm lên. Theo một
nghiên cứu thống kê những hành vi chính là: giữ chặt tay chân trẻ (165 bà mẹ,
69%); nhét vật vào miệng trẻ gồm ngón tay, muỗng, đũa (120 bà mẹ, 50%);
đổ chất lỏng vào miệng trẻ gồm vắt chanh, đổ xả (60 bà mẹ, 25%); Các
phương pháp dân gian gồm chà chanh, bấm huyệt, giật tóc mai, cạo gió, cắt lễ
(50 bà mẹ, 21%); Cho trẻ vào viện ngay mà khơng xử trí gì (57 bà mẹ, 24%).
Đây là những hành vi xử trí có thể làm hại đến bệnh nhi[3].
1.1.5.1. Động kinh sau CGDS
Đây là biến chứng cần lưu tâm nhất nhiều nhất vì có thể ảnh hưởng tới
phát triển tâm thần vận động của trẻ.
Qua 6 nghiên cứu theo dõi lâu dài ở trẻ em CGDS cho thấy tỷ lệ bị
động kinh chỉ giới hạn ở 2-7% [33]. Trẻ em khơng bị CGDS thì tỷ lệ ấy là
0,5% lúc 7 tuổi. Tỷ lệ động kinh sau CGDS ở các nghiên cứu tại bệnh viện
thường lớn hơn so với các nghiên cứu tại cộng đồng. Theo Camfield và cộng
sự (2015) tỷ lệ động kinh sau CGDS trong khoảng 3% trường hợp [17].
Các nghiên cứu gần đây tại Việt Nam ở số bệnh nhân động kinh cho
thấy có từ 10-13% bệnh nhân có tiền sử CGDS. Tỷ lệ động kinh ở nam lớn
hơn nữ nhưng nữ khởi phát động kinh lớn hơn [4].
Nguy cơ động kinh sẽ lớn nếu có thêm các yếu tố động kinh. Năm 1980
Viện Quốc Gia về sức khỏe Hoa Kỳ đã đưa ra các yếu tố nguy cơ chính sau [34],


9

[65]. Tình trạng phát triển tâm thần vận động bất thường của trẻ trước cơn.
Trẻ bị CGDS lành tính, tỷ lệ động kinh chỉ khoảng 1,1 đến 1,5% nhưng sẽ

tăng lên đến 10% nếu có sự bất thường tâm thần vận động trước đó.
Tiền sử động kinh ở họ hàng thế hệ 1. Trẻ CGDS nếu có tiền sử này, tỷ
lệ động kinh sẽ tăng lên gấp 3 lần.
Hình ảnh co giật cục bộ, lặp lại, kéo dài của cơn đầu tiên. Loại động
kinh sau này tùy thuộc vào hình ảnh của cơn CGDS đầu tiên. Theo Nelson và
Ellenberg, trẻ CGDS có một yếu tố, nguy cơ động kinh là 1-2% lúc 7 tuổi có
2 hay 3 yếu tố, nguy cơ sẽ là 9,6% [49].
1.1.5.2 Rối loạn phát triển tâm thần vận động
Các nghiên cứu trước đây đã nhấn mạnh tới hậu quả tổn thương não do
thiếu oxy với hậu quả sa sút trí tuệ, rối loạn ứng xử …nhưng gần đây người ta
thấy tiên lượng nói chung tốt, dù có điều trị hay khơng. Theo Nelson trong
nghiên cứu dự án chu sinh hợp tác quốc gia, chỉ số thông minh ở trẻ bị CGDS
không thấp hơn so với anh chị em ruột không bị CGDS.
Tuy nhiên, trong các nghiên cứu tại bệnh viện, tỷ lệ chậm phát triển
tâm thần thường cao hơn; nhưng người ta cho rằng tình trạng này có trước
cơn CGDS hơn là do bản thân cơn giật.
Theo Wallace, các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng nhận thức của trẻ bị
CGDS là [61]:
- Các bất thường thời kỳ chu sinh và điều kiện sinh hoạt xã hội thấp.
- Các bất thường thần kinh có trước và tiếp tục xảy ra sau CGDS .
- Cơn CGDS tái phát.
- Tiến triển đến động kinh [37].
1.1.5.3 Tử vong
Nhiều nghiên cứu dựa trên quần thể đã không thấy nguy cơ tăng lên về tỷ lệ
tử vong ở trẻ bị CGDS, gồm cả trạng thái CGDS, không bao hàm nhiễm
khuẩn thần kinh [44].


10


1.1.6. Đánh giá trẻ bị co giật do sốt
Hỏi chi tiết bệnh sử về co giật do sốt. Khám bệnh chú ý dấu hiệu của viêm
màng não, các dấu hiệu của thần kinh khu trú, sự không đối xứng, các dấu
tích của bệnh chuyển hóa hoặc thần kinh da não, vịng đầu có thể cung cấp
những thơng tin quan trọng về sự phát triển não. Một số câu hỏi được đặt ra
khi đứng trước một trẻ bị CGDS;
- Có phải là cơn co giật, một cơn rét run, một cơn co giật thiếu oxy,
phản xạ hoặc một hiện tượng không động khác.Đơi khi có khó khăn cho thày
thuốc nếu khơng được chứng kiến cơn, hoặc do quá lo lắng của gia đình làm
cho nhận định sai sự thật. Cũng khơng phải là dễ xác định nếu cơn co giật
được gây nên bởi sốt ở trẻ em được nghi ngờ bị động kinh.
- Có phải sốt gây co giật? Nếu vậy có nhiễm khuẩn ở đâu? Có thể khơng
trả lời được ngay nếu sốt thêm vào một cơn co cứng- rung giật không do sốt,
mặc dù cơn xảy ra hiếm khi vượt quá 38 độ C. Nhiễm khuẩn tai, mũi, họng,
đường hơ hấp dưới, đường tiêu hóa, đường tiết niệu, nhiễm khuẩn thần kinh
có thể được xem như nguyên nhân của bệnh sốt. Xét nghiệm máu thông
thường không cần thiết trừ khi có dấu hiệu lâm sàng nghi vấn. Nguy cơ của
nhiễm khuẩn huyết sẽ xảy ra ở cùng một trẻ với sốt hoặc khơng sốt cao co
giật, vì vậy phải thăm khám trẻ tỉ mỉ.
- Liệu có phải là một nhiễm khuẩn thần kinh: viêm màng não, viêm não,
hoặc một bệnh não. Đây là một chẩn đoán rất quan trọng. Phải loại trừ một
bệnh nhiễm khuẩn thần kinh ở một trẻ có CGDS. Do đó một trong những
quyết định cần thiết nhất liệu có chỉ định chọc dịch tủy sống thắt lưng không?
Tỷ lệ xác định của viêm màng não ở trẻ em với một CGDS vào khoảng 2-5
%. Xác định dương tính của viêm màng não từ chọc dịch tủy sống thắt lưng
thay đổi theo các nghiên cứu, nói chung tỷ lệ thấp, khi thiếu các yếu tố nguy
cơ bao gồm cơn giật cục bộ, thăm khám lâm sàng nghi ngờ. Xác định trẻ có
viêm màng não hay viêm não, cần chú ý những dấu hiệu sau:



11

+ Trẻ có kích thích, giảm ăn, thờ ơ.
+ Cơn co giật kéo dài, cục bộ hoặc co giật do sốt xảy ra như một trong
các triệu chứng của bệnh sốt.
+ Có dấu hiệu của viêm màng não, viêm não.
+ Các thiếu sót vận động hoặc ý thức kéo dài.
+ Đã điều trị với kháng sinh.
Trong các trường hợp như vậy phải chọc dò tủy sống và làm các xét
nghiệm về máu, đường máu, điện giải trừ khi có chống chỉ định. Cần phải
thực hiện chọc dò tủy sống ở trẻ dưới 12 tháng hoặc dưới 6 tháng có CGDS
như một chỉ định cần thiết. Trẻ từ 12- 18 tháng tuổi, các triệu chứng và các
dấu hiệu viêm màng não cũng có thể kín đáo, cần cho trẻ nhập viện để theo
dõi. Nếu nghi ngờ viêm màng não hoặc viêm não chọc dò tủy sống cũng là
một chỉ định ở trẻ em có biểu hiện CGDS.
- Có thể có bất thường về thần kinh đang tiến triển hoặc cố định: Thơng
tin từ sự hỏi bệnh và thăm khám có thể cho xác định câu hỏi này. Trừ khi trẻ
có một bệnh não khơng thể giải thích ngun nhân, khơng có chỉ định làm
điện não đồ sớm, CGDS đơn thuần hay phức hợp đang xảy ra cũng không
biện hộ cho việc chỉ định điện não đồ, vì nó khơng dùng để nhận biết bất
thường về cấu trúc hoặc tiên đoán CGDS tái diễn hoặc sự phát triển thành
động kinh sau này. Chẩn đốn hình ảnh thần kinh cũng khơng địi hỏi chỉ định
ở trẻ bị CGDS như chụp cộng hưởng từ, chụp cắt lớp vi tính sọ não, điều này
tùy thuộc vào dấu hiệu lâm sàng. Hình ảnh thần kinh được xem xét ở trẻ bị
CGDS nếu thấy các dấu hiệu sau:
+ Trẻ có đầu nhỏ, đầu to, hội chứng da thần kinh hoặc các trẻ có các
thiếu sót thần kinh từ trước.
+ Co giật do sốt tái diễn và đặc biệt nghi ngờ có tổn thương gây CGDS.



12

1.1.7. Cận lâm sàng
Cho đến nay chưa có một xét nghiệm đặc hiệu nào cho CGDS, các xét
nghiệm chủ yếu là để định hướng và loại trừ. Các xét nghiệm liên quan đến
sốt cũng như xác định nguyên nhân co giật phải được đặt lên hàng đầu.
- Các xét nghiệm máu
+ Cơng thức máu: xác định tình trạng nhiễm khuẩn.
+ Sinh hóa máu: Đường máu tăng cao do phân hủy glycogen dưới ảnh
hưởng của sự giải phóng adrenergic, ion calci, natri, kali, magie...
- Dịch não tủy
+ Lấy dịch não tủy khi nghi ngờ viêm màng não. Những trẻ dưới 12 tháng
tuổi nên chọc dò tủy sống cho tất cả các trường hợp, trẻ 12-18 thàng chỉ
định tùy thuộc vào tiền sử và khám xét lâm sàng bởi vì cơn co giật phối
hợp với sốt có thể là biểu hiện đầu tiên của một viêm màng não nhiễm
khuẩn. Đối với những trẻ đã được điều trị bằng kháng sinh cũng cần được
chọc dị dịch não tủy vì kháng sinh có thể làm che lấp các triệu chứng lâm
sàng của một bệnh nhiễm khuẩn thần kinh.
- Điện não đồ trong CGDS
Trước đây, điện não đồ thường được dùng để đánh giá khả năng tái
phát cơn CGDS hay tiến triển thành động kinh; nhưng các nghiên cứu gần đây
cho thấy điện não đồ khi ghi trong đợt CGDS khơng giúp ích nhiều cho tiên
lượng thậm chí có thể gây nhầm lẫn. Vì vậy các tác giả khuyên không nên
dùng điện não đồ để quyết định điều trị dự phịng.
Tuy điện não đồ khơng có vai trị cần thiết cho CGDS và cũng khơng
phải là tiêu chuẩn để phân biệt CGDS đơn thuần hay phức hợp nhưng ghi
điện não đồ trong CGDS vẫn có vai trị nhất định, nó giúp xác định đặc tính
các cơn giật hay những biến đổi điện não [2]. Điện não đồ trong một số
trường hợp kết hợp với lâm sàng và tìm các yếu tố nguy cơ thì sẽ rất có ích
trong vấn đề điều trị dự phịng, theo dõi tiến triển và tiên lượng CGDS [23].

Trong tuần đầu sau CGDS, 50-70% số trẻ có điện não đồ bình thường,
1/3 trường hợp có sóng chậm vùng chẩm hoặc phức hợp gai-sóng.


13

– Nghiên cứu của PTS. Hoàng Cẩm Tú tại viện Nhi Hà Nội ở 120 trẻ
CGDS cho thấy có những thay đổi trên điện não đồ có giá trị tiên lượng trong
bệnh động kinh; trẻ có cơn đầu tiên ở tuổi trên 3 tuổi, co giật 3 lần và ở thân
nhiệt khơng cao thì trên điện não đồ có biến đổi có tính chất động kinh.
Lê Đức Hinh (1994), cho rằng nếu thấy tồn tại lâu nhịp theta kịch phát phía
sau với tần số 4-7c/s, cần cảnh giác khả năng tái phát cao, đặc biệt khi có kết
hợp với các phóng lực nhọn-sóng.
- Chẩn đốn hình ảnh trong CGDS: CT- Scanner và chụp cộng hưởng từ
hạt nhân sọ não được chỉ định trong trường hợp có một khiếm khuyết thần
kinh như liệt khu trú, tăng áp lực nội sọ nghi ngờ có khối chốn chỗ trong sọ
thì đây là cách tốt nhất để loại trừ [2], [5].
1.1.8. Điều trị co giật do sốt.
1.1.8.1 Điều trị đợt co giật do sốt cấp tính
Cần thực hiện các nguyên tắc sau:
- Cắt cơn co giật, hạ sốt
- Phát hiện và điều trị các bệnh co giật do sốt
- Chăm sóc trẻ em.
* Cắt cơn giật do sốt
- Diazepam là thuốc được chọn lựa đầu tiên, tiêm tĩnh mạch có tác
dụng nhanh, liều 0,2-0,3 mg/kg. Có thể dùng đường hậu mơn dạng dung dịch
với liều 0,5mg/kg, tác dụng nhanh như đường tĩnh mạch, lại tiện lợi, dễ sử
dụng tại nhà. Sau 15 phút, nếu co giật tái phát, có thể dùng liều thứ hai. Sau
khi đã cắt cơn co giật, có thể dùng một trong ba loại sau bằng đường uống
Gardenal 4-5mg/kg/24h, Depakin 10-20mg/kg/24h, Diazepam 0,5mg/kg/24h.

- Hạ sốt: Paracetamol 10-15mg/kg mỗi 6h, đường uống hay đặt hậu
môn, kết hợp với chườm mát.
* Phát hiện và điều trị các bệnh gây sốt.
Cần phải thăm khám lâm sàng đầy đủ, khơng cần thiết phải chọc dị
dịch não tủy cho tất cả các trẻ bị CGDS, chỉ nên áp dụng cho trẻ dưới 18


14

tháng, hay trẻ trên 18 tháng nhưng có cơn co giật hồi phục muộn hoặc chưa
tìm được căn nguyên gây sốt. Pruna. D và cộng sự, khi chọc dò tủy sống tất cả
314 trẻ CGDS mà khơng có dấu hiệu màng não đã phát hiện 6 trường hợp
viêm màng não, trong đó 4 trường hợp do vi khuẩn [51].
Các xét nghiệm khác như Glucose máu, Urê máu, Creeatinin máu, điện
giải đồ …chỉ nên giới hạn trong trường hợp có chỉ định trên lâm sàng,
90% trường hợp do nhiễm virus, và chỉ cần điều trị triệu chứng, 10%
do vi khuẩn, cần loại trừ viêm màng não mủ, nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng
tiết niệu, nhiễm trùng tiêu hóa bằng xét nghiệm đăc hiệu [5], [7].
*Chăm sóc trẻ: giáo dục, hướng dẫn gia đình thực hiện những ngun
tắc cơ bản :
- Thơng thống đường thở, thở oxy nếu cần …
- Lúc trẻ co giật, đặt trẻ nằm nghiêng một bên để tránh sặc chất nôn,
không cần thiết phải giữ chặt chân tay.
- Tránh những tác động sai lầm như: ủ ấm, ôm chặt trẻ trong lòng …
- Giải tỏa các lo lắng của bố mẹ: trong cơn CGDS, đặc biệt cơn giật đầu
tiên, bố mẹ thường nghĩ rằng con mình sẽ chết hoặc ít ra là tái phát CGDS và
cuối cùng là động kinh; vì vậy cần phải trấn an và hướng dẫn gia đình tn
theo các ngun tắc xử trí nếu cơn CGDS tái phát [17], [54].
1.1.8.2. Điều trị dự phòng tái phát
Trước đây, hầu hết các tác giả đều cho rằng CGDS nếu tái phát sẽ gây

nên hậu quả động kinh và chậm phát triển tâm thần vận động, vì thế cần phải
điều trị dự phòng. Năm 1980 hội thảo thống nhất về CGDS cho rằng CGDS
là một rối loạn co giật lành tính, rất ít gây hậu quả xấu và khơng có bằng
chứng đẻ cho rằng điều trị dự phịng chỉ có mục đích ngăn ngừa cơn tái phát
và trấn an gia đình.
Knudsen theo dõi 12 năm ở 289 trẻ CGDS cho rằng khơng có khác biệt về
tỷ lệ động kinh, khả năng nhận thức, vận động giữa hai nhóm có điều trị và


15

khơng điều trị Diazepam; CGDS lành tính và CGDS cũng có tiên lượng như
nhau [39].
Theo Camfield, Peter (2015), điều trị chủ yếu là bảo đảm và giúp cho
cha mẹ giảm nỗi sợ hãi rằng con cái của họ đang chết trong một cơn động
kinh sốt. Thuốc hạ nhiệt là không hiệu quả đáng kể để ngăn ngừa tái phát.
Thuốc dự phịng hàng ngày và gián đoạn khơng hiệu quả hoặc có tác dụng
phụ hoặc rủi ro khơng được chấp nhận. Các benzodiazepin có thể ngăn ngừa
tái phát kéo dài cho những bệnh nhân được lựa chọn với một cơn co giật do
sốt kéo dài đầu tiên mặc dù điều này chưa được chứng minh [17].
Hội thảo đã kết luận rằng chỉ nên xem xét điều trị dự phòng trong các
trường hợp sau:
- Trẻ có bất thường thần kinh trước cơn CGDS đầu tiên.
- Cơn co giật khu trú hoặc kéo dài.
- Tái phát cơn co giật trong vòng 24h.
- Tiền sử động kinh ở cha mẹ, anh chị em ruột.
- Tuổi khởi phát dưới 12 tháng.
* Điều trị khi xuất hiện cơn sốt bằng Diazepam
Đây là phương pháp được hầu hết các tác giả ưa chuộng vì hiệu quả cao
và ít tác dụng phụ. Diazepam dùng loại uống với liều 0,5 - 1mg/kg/24h hoặc

loại thụt hậu môn 0,5mg/kg/24h dùng khi thân nhiệt lớn hơn 38 độ C.
Phương pháp điều trị này sẽ làm giàm tỷ lệ tái phát ở trẻ có nguy cơ xuống
bằng với những trẻ khơng có nguy cơ.
* Điều trị thuốc liên tục
Ở một số trẻ, cơn co giật xuất hiện quá nhanh: Trong trường hợp này,
nếu trẻ có yếu tố nguy cơ tái phát thì nên điều trị các thuốc chống co giật liên
tục cho tới khi đạt 2 năm liên tiếp khơng cịn co giật.
Liều lượng và tác dụng phụ của một số thuốc như sau:


16

Phenobarbital: 4-5mg/kg/24h, uống. Cần lưu ý dùng kéo dài có thể gây
ra rối loạn hành vi như tăng động, kích thích, giảm chú ý. Tỷ lệ rối loạn hành
vi là 42% .
Sodium Valproate (depakin): 10-20mg/kg/24h. Theo dõi khả năng gây
ngộ độc cho gan nếu dùng kéo dài [17], [21].
1.2. Đặc điểm lâm sàng của co giật do sốt
Đặc điểm lâm sàng của CGDS: tuổi, sốt và cơn giật là 3 yếu tố cấu
thành cơ bản tạo nên co giật do sốt.
1.2.1. Tuổi khởi phát co giật do sốt
CGDS có liên quan rõ rệt với tuổi, tỷ lệ cao gặp ở nhóm 6 tháng đến 3
tuổi, cao nhất trong năm thứ hai. Có từ 6-15% trường hợp CGDS xảy ra sau 4
tuổi và rất hiếm xảy ra hơn 6 tuổi [49]. Theo Wallace, 60% trẻ có cơn đầu tiên
dưới 2 tuổi, 20% có cơn đầu tiên trên 2 tuổi đến 3 tuổi và 20% sau 3 tuổi;
CGDS hiếm xảy ra trước 6 tháng và sau 5 tuổi [61]. Nghiên cứu của Mikati ở
7000 trường hợp CGDS cho thấy cơn đầu tiên xảy ra ở trẻ dưới 6 tháng là 4%
từ 6 tháng đến 3 tuổi là 75%, và trước 5 tuổi là 95%. Trẻ em có tiền sử co giật
trong gia đình có xu hướng có đợt CGDS đầu tiên sớm hơn [45], [67].
Tuổi cũng có liên quan tới mức độ nặng nhẹ của cơn giật, tỷ lệ co giật

nặng chiếm tới 30% ở nhóm tuổi từ 3 tháng đến 13 tháng tuổi, 15% từ từ 14
đến 18 tháng tuổi và 9% ở nhóm trên 3 tuổi. Cơn CGDS phức hợp đầu tiên
thường xảy ra ở tuổi nhỏ hơn so với cơn lành tính [23], [41], [42].
Tuổi xuất hiện cơn co giật đầu tiên ở trẻ nữ thường sớm hơn ở trẻ nam.
Theo Wallace trong 134 bệnh nhân thì 62% trẻ nữ và 38% trẻ nam có cơn
CGDS đầu tiên dưới 20 tháng [63].
Ỏ Việt Nam theo nghiên cứu của Cao Xuân Đĩnh 56% cơn CGDS lần
đầu tiên xảy ra ở trẻ từ 12-36 tháng. Chỉ có 1,35% trường hợp khởi phát cơn
CGDS đầu tiên trước 6 tháng. Nhóm tuổi có tần suất CGDS lớn nhất, cũng


17

như tần suất khởi phát cơn CGDS lần đầu tiên là nhóm 12-24 tháng tuổi
(46,65%) [1].
1.2.2. Giới
Trẻ nữ thường có cơn CGDS đầu tiên ở tuổi sớm hơn so với trẻ nam.
Trong 134 bệnh nhân của Wallace, 62% nữ và 38% nam có cơn CGDS đầu
tiên dưới 20 tháng [63]. Nam mắc bệnh nhiều hơn nữ với tỷ lệ từ 1,1:1 đến
1.68:1 lý do chưa rõ ràng. Theo Tsuboi, nghiên cứu qua 1395 trẻ bị CGDS ở
Nhật Bản, cho thấy tỷ lệ đó là 1,2:1 [56].
1.2.3. Đặc điểm cơn sốt
Sốt là yếu tố thứ hai sau tuổi mắc bệnh, sốt trong một bệnh gây sốt.
Nhiều trường hợp CGDS xảy ra sớm ngay khi mắc bệnh và có thể là triệu
chứng khởi đầu. Một số khác xảy ra trong hoặc sau khi biểu hiện của sốt.
Nhiều trường hợp không xác định được rõ thời điểm của sốt trước hoặc sau cơn
co giật ở trẻ em. Mức cao của thân nhiệt hay tộc độ tăng nhanh của sốt, điều
nào quyết định hơn trong việc gây ra cơn giật thì vẫn chưa được thống nhất.
Mikati cho rằng mức cao của thân nhiệt quan trọng hơn. Cũng không rõ liệu
giới hạn thấp của nhiệt độ là bao nhiêu sẽ xác định chẩn đoán CGDS.

Nhiều nghiên cứu có nêu lên nhiệt độ trên 38 độ C, một số khác cho
rằng giới hạn này là 38,40 C [45], [60], [64]. Có thể thời điểm của sốt liên quan
đến co giật do sốt tái diễn. Trẻ em bị CGDS với nhiệt độ khi sốt dưới 38,9 độ C
thường có khuynh hướng bị cơn co giật cục bộ hoặc bị tái phát trong cùng một
nhiệt độ sốt.
Thuốc hạ sốt tỏ ra khơng có hiệu quả giảm nguy cơ của CGDS, và gợi
nên khơng phải chính sốt gây co giật. Các nghiên cứu thực nghiệm trên súc vật
đã nêu lên vai trò của yếu tố nội sinh Inteleukin1 đã ảnh hưởng kích thích thần
kinh, có thể liên quan đến co giật và sốt. Một số nghiên cứu ở trẻ em đã đưa ra
giả thuyết là hệ thống Cytokine được hoạt hóa và vai trị trong bệnh sinh của co
giật do sốt, nhưng ý nghĩa lâm sàng và bệnh lý chính xác của quan sát này vẫn


×