Tải bản đầy đủ (.pdf) (141 trang)

tình trạng sai khớp cắn và nhu cầu điều trị chỉnh hình răng mặt của học sinh 12 tuổi và 15 tuổi tại thành phố hồ chí minh năm 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.36 MB, 141 trang )

.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

CAO MINH NHÃ UN

TÌNH TRẠNG SAI KHỚP CẮN VÀ NHU CẦU
ĐIỀU TRỊ CHỈNH HÌNH RĂNG MẶT
CỦA HỌC SINH 12 TUỔI VÀ 15 TUỔI
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2019

LUẬN VĂN THẠC SĨ RĂNG - HÀM - MẶT

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2020

.


.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

CAO MINH NHÃ UN



TÌNH TRẠNG SAI KHỚP CẮN VÀ NHU CẦU
ĐIỀU TRỊ CHỈNH HÌNH RĂNG MẶT
CỦA HỌC SINH 12 TUỔI VÀ 15 TUỔI
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2019
Chuyên ngành: Răng - Hàm - Mặt
Mã số: 8720501
LUẬN VĂN THẠC SĨ RĂNG - HÀM - MẶT

Hướng dẫn khoa học: TS.BS. HOÀNG TRỌNG HÙNG

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2020

.


.

LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng
bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tác giả luận văn
Ký tên

Cao Minh Nhã Uyên

.



.

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
MỤC LỤC ..................................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT....................................................................... v
DANH MỤC ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ ANH-VIỆT ........................................ vi
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................vii
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................. ix
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ..................................................................................... 3
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................... 4
1.1. SƠ LƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ..........................................................4
1.2. ĐÁNH GIÁ KHỚP CẮN TRONG CHỈNH HÌNH RĂNG MẶT .......................5
1.2.1. Định nghĩa: ........................................................................................................5
1.2.2. Khớp cắn lý tưởng:............................................................................................5
1.2.2. Phân loại khớp cắn: ...........................................................................................5
1.3. SAI KHỚP CẮN. .................................................................................................7
1.3.1. Định nghĩa: ........................................................................................................7
1.3.2. Phân loại. ...........................................................................................................8
1.3.3. Ảnh hưởng của sai khớp cắn. ..........................................................................12
1.4. CHỈ SỐ SAI LỆCH KHỚP CẮN: .....................................................................13
1.4.1. Tổng quát : ......................................................................................................13
1.4.2. Một số chỉ số sai lệch khớp cắn tiêu biểu: ......................................................13
1.5. NHU CẦU ĐIỀU TRỊ CHRM: ..........................................................................14
1.5.1. Định nghĩa: ......................................................................................................14
1.5.2. Các chỉ số đo lường nhu cầu điều trị chỉnh hình răng mặt: ............................15
1.6. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ SAI LỆCH KHỚP CẮN: ...........................23
1.7. CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN NHU CẦU ĐIỀU TRỊ: ..............................23

1.8. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NHU CẦU ĐIỀU TRỊ CHRM CỦA CÁC TÁC
GIẢ TRONG NƯỚC VÀ TRÊN THẾ GIỚI ............................................................25

.


.

i

1.8.1. Nhu cầu điều trị CHRM trên thế giới: ............................................................25
1.8.2. Nhu cầu điều trị CHRM tại Việt Nam: ...........................................................28
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................... 31
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ...........................................................................31
2.1.1. Dân số mục tiêu:..............................................................................................31
2.1.2. Dân số chọn mẫu: ............................................................................................31
2.1.3. Tiêu chí chọn mẫu: ..........................................................................................31
2.1.4. Tiêu chí loại trừ: ..............................................................................................31
2.1.5. Cỡ mẫu: ...........................................................................................................31
2.2. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU ...........................................................32
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu:........................................................................................32
2.2.2. Địa diểm nghiên cứu: ......................................................................................32
2.2.3. Thời gian nghiên cứu: .....................................................................................32
2.2.4. Kỹ thuật chọn mẫu: ........................................................................................32
2.2.5. Phương tiện thu thập số liệu ...........................................................................33
2.2.6. Người thu thập số liệu. ...................................................................................34
2.2.7. Các biến số nghiên cứu. .................................................................................34
2.2.8. Phương pháp thu thập số liệu. ........................................................................36
2.2.9. Kiểm soát sai lệch thông tin. ..........................................................................41
2.3. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU. .................................................................42

2.3.1. Thống kê mơ tả................................................................................................42
2.3.2. Thống kê phân tích. .........................................................................................43
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................... 44
3.1. MẪU NGHIÊN CỨU ........................................................................................44
3.2. CÁC ĐẶC ĐIỂM KHỚP CẮN. ........................................................................45
3.2.1. Các đặc điểm khớp cắn ở trẻ 12 tuổi. ..............................................................45
3.2.2. Các đặc điểm khớp cắn ở trẻ 15 tuổi. ..............................................................47
3.2.3. Các đặc điểm khớp cắn trên toàn mẫu nghiên cứu. ........................................49

.


.

3.3. NHU CẦU ĐIỀU TRỊ CHỈNH HÌNH RĂNG MẶT CỦA HỌC SINH THEO
IOTN. ........................................................................................................................52
3.4. LIÊN QUAN GIỮA NHU CẦU ĐIỀU TRỊ CHỈNH HÌNH RĂNG MẶT
THEO TIÊU CHUẨN DHC VÀ AC –IOTN ...........................................................58
CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN ........................................................................................ 60
4.1. ĐẶC ĐIỂM MẪU NGHIÊN CỨU ....................................................................60
4.2. CÁC ĐẶC ĐIỂM KHỚP CẮN. ........................................................................61
4.2.1. Tương quan răng cối theo Angle.....................................................................61
4.2.2. Độ cắn chìa. .....................................................................................................63
4.2.3. Độ cắn phủ. .....................................................................................................65
4.2.4. Cắn chéo răng sau. ..........................................................................................66
4.2.5. Sai lệch vị trí răng. ..........................................................................................67
4.3. NHU CẦU ĐIỀU TRỊ CHỈNH HÌNH RĂNG MẶT. ........................................68
4.3.1. Nhu cầu điều trị chỉnh hình răng mặt theo tiêu chuẩn sức khỏe răng
DHC-IOTN.....................................................................................................69
4.3.2. Nhu cầu điều trị chỉnh hình răng mặt theo tiêu chuẩn thẩm mỹ răng

AC-IOTN. ......................................................................................................72
4.4. MỐI LIẾN QUAN GIỮA NHU CẦU ĐIỀU TRỊ CHỈNH HÌNH RĂNG MẶT
THEO TIÊU CHUẨN DHC VÀ AC-IOTN. ............................................................73
4.5. VẤN DỀ Y ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU. .....................................................74
4.6. HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU.......................................................................74
4.7. Ý NGHĨA ĐỀ TÀI. ............................................................................................75
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 76
ĐỀ XUẤT ................................................................................................................. 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 2

.


.

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

AC
CHRM
DHC

Aesthestic Component
Chỉnh hình răng mặt
Dental Health Component

HD

Hàm dưới


HT

Hàm trên

IOTN

Index of Treatment Need

OB

Overbite

OJ

Overjet

RHM

Răng Hàm Mặt

THCS

Trung học cơ sở

TP.HCM

.

Thành phố Hồ Chí Minh



i.

DANH MỤC ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ ANH-VIỆT

Anterior crossbite

Cắn chéo răng trước

Anterior open bite

Cắn hở răng trước

Aesthetic component

Thành phần thẩm mỹ răng

Comprehensive Orthodontics

Chỉnh hình răng mặt tồn diện

Cut-off point

Ranh giới (ưu tiên điều trị)

Discrepancy

Bất hài hòa


Dental health component

Thành phần sức khỏe răng

Hypodontia

Thiếu răng

Inceptive Orthodontics

Chỉnh hình răng mặt can thiệp

Index of Orthodontic Treatment Need

Chỉ số nhu cầu điều trị CHRM

Malocclusion

Sai khớp cắn

Orthodontic Treatment Demand

Yêu cầu điều trị CHRM

Orthodontic Treatment Need

Nhu cầu điều trị CHRM

Overbite


Độ cắn phủ

Overjet

Độ cắn chìa

Posterior crossbite

Cắn chéo răng sau

Preventive Orthodontics

Chỉnh hình răng mặt phịng ngừa

Supernumerary teeth

Răng dư

.


.

i

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Chỉ số DAI theo thành phần, cách tính điểm ban đầu và điểm sau làm trịn
.................................................................................................................16
Bảng 1.2. Một số nghiên cứu trên thế giới về nhu cầu điều trị CHRM sử dụng chỉ số
IOTN ........................................................................................................25

Bảng 1.3. Một số nghiên cứu ở Việt Nam về nhu cầu điều trị CHRM sử dụng chỉ số
IOTN ........................................................................................................29
Bảng 2.1. Các biến số về đặc điểm khớp cắn............................................................35
Bảng 2.2. Tuổi mọc răng/thay răng của răng vĩnh viễn theo Kronfeld và Logan ....38
Bảng 3.1. Phân bố tỷ lệ phần trăm trẻ 12 và 15 tuổi theo giới tính tại TP.HCM năm
2019 .........................................................................................................44
Bảng 3.2. Phân bố tỷ lệ phần trăm trẻ 12 và 15 tuổi theo vùng hành chính tại TP.HCM
năm 2019 .................................................................................................44
Bảng 3.3: Phân bố tỷ lệ phần trăm học sinh 12 tuổi theo đặc điểm khớp cắn và theo
vùng tại TP.HCM.....................................................................................45
Bảng 3.4: Phân bố tỷ lệ phần trăm học sinh 15 tuổi theo đặc điểm khớp cắn và theo
vùng tại TP.HCM.....................................................................................46
Bảng 3.5: Phân bố tỷ lệ phần trăm học sinh 12 và 15 tuổi theo đặc điểm khớp cắn và
theo vùng tại TP.HCM............................................................................49
Bảng 3.6. Tỷ lệ % các mức độ sai lệch khớp cắn và nhu cầu điều trị chỉnh hình răng
mặt của trẻ 12 tuổi tại TP.HCM năm 2019 theo tiêu chuẩn sức khỏe răng
DHC-IOTN. .............................................................................................52
Bảng 3.7. Tỷ lệ % các mức độ sai lệch khớp cắn và nhu cầu điều trị chỉnh hình răng
mặt của trẻ 15 tuổi tại TP.HCM năm 2019 theo tiêu chuẩn sức khỏe răng
DHC-IOTN. .............................................................................................53
Bảng 3.8. Tỷ lệ % các mức độ sai lệch khớp cắn và nhu cầu điều trị chỉnh hình răng
mặt của trẻ 12-15 tuổi tại TP.HCM năm 2019 theo tiêu chuẩn sức khỏe
răng DHC-IOTN. .....................................................................................54

.


.
ii


Bảng 3.9. Tỷ lệ phần trăm các mức độ sai lệch khớp cắn và nhu cầu điều trị chỉnh
hình răng mặt của trẻ 12 tuổi tại TP.HCM năm 2019 theo tiêu chuẩn thẩm
mỹ răng AC-IOTN. ..................................................................................55
Bảng 3.10. Tỷ lệ phần trăm các mức độ sai lệch khớp cắn và nhu cầu điều trị chỉnh
hình răng mặt của trẻ 15 tuổi tại TP.HCM năm 2019 theo tiêu chuẩn thẩm
mỹ răng AC-IOTN. ..................................................................................56
Bảng 3.11. Tỷ lệ phần trăm các mức độ sai lệch khớp cắn và nhu cầu điều trị chỉnh
hình răng mặt của trẻ 12-15 tuổi tại TP.HCM năm 2019 theo tiêu chuẩn
thẩm mỹ răng AC-IOTN..........................................................................57
Bảng 3.12. Mức độ thống nhất về nhu cầu điều trị chỉnh hình răng mặt theo sức khỏe
răng (DHC) và thẩm mỹ răng (AC) của IOTN ở trẻ 12 tuổi. ..................58
Bảng 3.13. Mức độ thống nhất về nhu cầu điều trị chỉnh hình răng mặt theo sức khỏe
răng (DHC) và thẩm mỹ răng (AC) của IOTN ở trẻ 15 tuổi. ..................59
Bảng 3.14. Mức độ thống nhất về nhu cầu điều trị chỉnh hình răng mặt theo sức khỏe
răng (DHC) và thẩm mỹ răng (AC) của IOTN ở trẻ 12 và 15 tuổi trên toàn
TP.HCM...................................................................................................59
Bảng 4.1. Nhu cầu chỉnh hình răng mặt theo sức khỏe răng DHC và thẩm mỹ răng
AC trong các nghiên cứu ở Việt Nam .....................................................71

.


.

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1. Phân loại sai khớp cắn theo Angle ............................................................10
Hình 1.2: Mười mức độ của thành phần thẩm mỹ răng (AC) ...................................21
Hình 2.1. Thước IOTN ..............................................................................................34


.


.

MỞ ĐẦU
Năm 1987, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã liệt kê tình trạng sai khớp cắn vào
những bất thường vùng hàm mặt, và đã định nghĩa sai khớp cắn là tình trạng răng sắp
xếp lệch lạc hay khơng ăn khớp tốt giữa hai hàm trong tư thế lồng múi tối đa. Tuy sai
khớp cắn không phải là một bệnh lý cấp tính gây nguy hiểm đến tính mạng con người,
nhưng bệnh nhân vẫn cần đến bác sĩ điều trị nếu vấn đề sai khớp cắn gây rối loạn hay
cản trở hàm trong việc thực hiện chức năng ăn, nhai, nói, nuốt, gây tăng tỷ lệ sâu
răng, bệnh nha chu, và làm trầm trọng hơn những rối loạn chức năng ở khớp thái
dương hàm hay ảnh hưởng xấu đến tâm lý và thẩm mỹ bên ngoài của bệnh nhân [1].
Sai khớp cắn có thể được phịng ngừa hoặc điều trị sớm bằng chỉnh hình phịng ngừa
và chỉnh hình can thiệp để giảm nhẹ chi phí và thời gian điều trị chỉnh hình tồn diện
về sau [4].
Trong những thập niên qua, kiến thức về tình trạng sai khớp cắn cũng như sự
chú ý về thẩm mỹ tăng dẫn đến nhu cầu điều trị chỉnh hình răng mặt (CHRM) tăng
cao. Do đó ta cần có những thơng tin đầy đủ về tình trạng sức khỏe răng miệng, tỷ lệ
sai khớp cắn và nhu cầu điều trị chỉnh hình răng mặt, từ đó xác định đối tượng cần
được ưu tiên điều trị để bước đầu thiết lập các chương trình điều trị chỉnh hình dự
phịng và điều trị can thiệp vào chương trình Nha học đường, làm cơ sở cho các kế
hoạch đào tạo nhân sự chăm sóc sức khỏe răng miệng nói chung và chỉnh hình răng
mặt nói riêng.
Kể từ đầu những năm 1990, khi ngành chỉnh hình răng mặt được công nhận là
một chuyên ngành trong nha khoa, nhiều nghiên cứu về tỷ lệ sai khớp cắn trong các
cộng đồng khác nhau đã được thực hiện. Tỷ lệ sai khớp cắn và nhu cầu điều trị chỉnh
hình răng mặt rất khác nhau giữa các châu lục trên thế giới. Ở Châu Âu, tỷ lệ này
thường khá thấp, từ 21,3-37,0% [45], [61], [68], trong khi đó ở châu Á hay Nam Mỹ,

tình trạng này chiếm tỷ lệ tương đối cao, khoảng chênh lệch từ 47,9-87,0% [31], [51],
[73].

.


.

Tại Việt Nam, một số nghiên cứu đã được thực hiện trên khắp cả nước như tại
Đà Nẵng, Bình Dương, Đồng Nai [3], [4], [9]. Tại thành phố Hồ Chí Minh, trong hơn
một thập kỷ qua, duy nhất chỉ có nghiên cứu của Vũ Thị Mai Anh (2006) đã ghi nhận
rằng trên 40% thanh thiếu niên có tình trạng sai khớp cắn trung bình - nặng và cần
được ưu tiên điều trị chỉnh hình răng mặt [1].
Tuy nhiên nghiên cứu của Mai Anh chỉ thu thập mẫu tại 1 trường tiểu học, với
kích thước mẫu nhỏ, do đó khơng thể đưa ra cái nhìn tổng quát về tình trạng sai khớp
cắn trên toàn thành phố. Hơn nữa, sau hơn 10 năm đơ thị hóa, kinh tế xã hội của TP.
HCM phát triển nhiều hơn, dân trí ngày càng cao, dinh dưỡng và chăm sóc y tế ban
đầu ngày càng được cải thiện. Tình trạng sức khỏe tồn thân cũng như sức khỏe răng
miệng được dự đốn sẽ có nhiều thay đổi. Do đó, nghiên cứu này được thực hiện với
mục đích đánh giá lại tình trạng sai khớp cắn và nhu cầu điều trị chỉnh hình răng mặt
của thanh thiếu niên tại TP. HCM, từ đó có thể rút ra được một cái nhìn tồn diện hơn
về vấn đề sai khớp cắn và nhu cầu chăm sóc sức khỏe răng miệng của trẻ vị thành
niên tại một trong những thành phố lớn nhất cả nước hiện nay. Đề tài nghiên cứu
thuộc đề tài nghiên cứu khoa học “Tình trạng sức khoẻ răng miệng của cư dân thành
phố Hồ Chí Minh và các yếu tố liên quan” của Sở Khoa Học Cơng Nghệ Thành Phố
Hồ Chí Minh năm 2017-2019.

.



.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Mục tiêu tổng quát:
Xác định tình trạng sai khớp cắn và nhu cầu điều trị chỉnh hình răng mặt ở học
sinh 12 và 15 tuổi tại TP HCM năm 2019.
Mục tiêu cụ thể:
1. Xác định các đặc điểm sai khớp cắn ở học sinh 12 và 15 tuổi tại TP.HCM
năm 2019.
2. Xác định tỷ lệ sai khớp cắn và nhu cầu điều trị chỉnh hình răng mặt theo
thành phần sức khỏe răng (DHC-IOTN) ở học sinh 12 tuổi và 15 tuổi tại
TP.HCM năm 2019.
3. Xác định tỷ lệ sai khớp cắn và nhu cầu điều trị chỉnh hình răng mặt theo
thành phần thẩm mỹ răng (AC-IOTN) ở học sinh 12 tuổi và 15 tuổi tại
TP.HCM năm 2019.
4. Xác định mối liên quan về nhu cầu điều trị CHRM của học sinh 12 và 15
tuổi giữa thành phần sức khỏe răng (DHC-IOTN) và thành phần thẩm mỹ
răng (AC-IOTN).

.


.

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. SƠ LƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Thành phố Hồ Chí Minh (cịn được gọi là Sài Gòn) là một trong những thành
phố lớn nhất, đồng thời cũng là một trong những trung tâm kinh tế, chính trị, văn

hóa và giáo dục quan trọng nhất của Việt Nam. Hiện nay, thành phố Hồ Chí Minh
(Sài Gịn) là thành phố trực thuộc trung ương được xếp loại đô thị đặc biệt của Việt
Nam, cùng với thủ đô Hà Nội. Đây cũng là nơi đầu tàu kinh tế - xã hội và là một trong
những trung tâm văn hóa, giáo dục quan trọng của cả nước [6].
Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, thành phố
Hồ Chí Minh (Sài Gịn) ngày nay có 19 quận và 5 huyện, với tổng diện tích là
2.095,239 km². Theo kết quả điều tra dân số chính thức vào thời điểm ngày 1 tháng
4 năm 2009, thì dân số thành phố là 7.162.864 người (chiếm 8,34% dân số Việt Nam),
mật độ dân số trung bình 3.419 người/km². Đến năm 2019, dân số thành phố tăng lên
8.993.082 người và cũng là nơi có mật độ dân số cao nhất Việt Nam [5].
Vào năm 2005, thành phố Hồ Chí Minh có 21.780 nhân viên y tế, trong đó có
3.399 bác sĩ. Tỷ lệ bác sĩ đạt 5.45 trên 10 nghìn dân, giảm so với con số 7.31 của năm
2002. Toàn thành phố có 19.442 giường bệnh, 56 bệnh viện, 317 trạm y tế và 5 nhà
hộ sinh. Hệ thống y tế cộng đồng tương đối hoàn chỉnh, tất cả các xã, phường đều có
trạm y tế. Bên cạnh hệ thống nhà nước, thành phố cũng có 2.303 cơ sở y tế tư nhân
và 1.472 cơ sở dược tư nhân, góp phần giảm áp lực cho các bệnh viện lớn. Cũng
tương tự hệ thống y tế nhà nước, các cơ sở này tập trung chủ yếu trong nội ô và việc
đảm bảo các nguyên tắc chuyên môn chưa được chặt chẽ [7].
Tuy vậy, thành phố Hồ Chí Minh đang phải đối diện với những vấn đề của
một đơ thị lớn có dân số tăng quá nhanh, mật độ cao trong nội thành, cộng thêm một
lượng lớn dân vãng lai, đã phát sinh nhu cầu lớn về y tế và chăm sóc sức khỏe. Hiện
tại, TP.HCM đang bị quá tải với nhu cầu chăm sóc sức khỏe nói chung và sức khỏe
răng miệng nói riêng.

.


.

1.2. ĐÁNH GIÁ KHỚP CẮN TRONG CHỈNH HÌNH RĂNG MẶT

1.2.1. Định nghĩa:
Thuật ngữ “khớp cắn” được định nghĩa là một vị trí hoặc một trạng thái tĩnh
có tiếp xúc răng giữa hàm trên và hàm dưới, thường là ở vị trí lồng múi tối đa. Khớp
cắn là sự kết hợp thần kinh cơ của nhiều thành phần trong hệ thống nhai: răng, mô
nha chu, khớp thái dương hàm, hệ thống cơ và dây chằng [32].
1.2.2. Khớp cắn lý tưởng:
Một khớp cắn lý tưởng là một giả thuyết dựa trên hình dạng giải phẫu của bộ
răng và hiếm khi được thấy trên lâm sàng. Khái niệm này được áp dụng khi xương
hàm trên và xương hàm dưới có kích thước và vị trí phù hợp trong cả ba chiều trong
khơng gian (McDonald và Ireland, 1998). Năm 1992, Houston và cộng sự đã tiếp tục
đưa ra những khái niệm về khớp cắn lý tưởng trên bộ răng vĩnh viễn [38]:
- Răng trên mỗi cung hàm có độ nghiêng ngồi trong, gần xa đúng. Tất cả các
răng đều ăn khớp tốt với nhau ở vị trí lồng múi tối đa.
- Ngoại trừ răng cửa giữa hàm dưới, tất cả răng hàm dưới còn lại đều ăn khớp
với răng cùng tên với nó và răng phía gần của răng cùng tên đó. Hàm trên phủ lên
hàm dưới.
- Vị trí lồng múi tối đa trùng với vị trí tương quan trung tâm, khi đó, lồi cầu
khớp thái dương hàm nằm ở vị trí sau nhất trong hõm khớp.
- Mọi vận động hàm dưới đều lý tưởng, thực hiện chức năng tốt và không gây
cản trở.
1.2.2. Phân loại khớp cắn:
A. Phân loại khớp cắn của Angle [32]:
Năm 1899, Edward. H. Angle đã đưa ra định nghĩa đầu tiên, rõ ràng về khớp
cắn bình thường ở bộ răng vĩnh viễn. Theo giả thuyết của Angle, răng cối lớn vĩnh
viễn thứ nhất hàm trên là “chìa khóa khớp cắn”. Cũng theo tác giả này, khớp cắn lý
tưởng là khớp cắn có múi ngồi gần răng cối lớn thứ nhất hàm trên khớp với rãnh

.



.

ngoài gần của răng cối lớn hàm dưới, các răng trên một cung hàm sắp xếp theo một
đường cắn khớp đều đặn.
Phân loại khớp cắn của Angle tuy đơn giản, dễ đánh giá nhưng chỉ chú ý tương
quan giữa hai răng cối lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm trên và dưới theo chiều trước-sau,
không chú ý đến yếu tố xương hàm và sự hài hịa mơ mềm vùng mặt.
B. Phân loại khớp cắn theo Andrews [38]:
Năm 1972, Andrews đã quan sát và so sánh 120 bộ mẫu hàm có khớp cắn bình
thường với 1,150 trường hợp điều trị chỉnh hình răng mặt hồn hảo, nhận thấy sáu
đặc tính có ý nghĩa hằng định và đưa “Sáu đặc tính (chìa khóa) của khớp cắn lý
tưởng”, nhằm bổ sung cho phân loại của Angle. Đến nay, sáu đặc tính khớp cắn này
đã trở thành mục tiêu điều trị chỉnh hình răng mặt.
Đặc tính 1: Tương quan ở vùng răng cối
-

Gờ bên xa của múi ngoài xa răng cối vĩnh viễn thứ nhất hàm trên tiếp xúc với
gờ bên gần của múi ngoài gần răng cối vĩnh viễn thứ hai hàm dưới.

-

Múi ngoài gần của răng cối vĩnh viễn thứ nhất hàm trên khớp với rãnh ngoài
gần của răng cối vĩnh viễn thứ nhất hàm dưới

-

Múi trong gần răng cối vĩnh viễn thứ nhất hàm trên khớp với trũng giữa răng
cối vĩnh viễn thứ nhất hàm dưới.

Đặc tính 2: Độ nghiêng gần xa của thân răng

-

Độ nghiêng gần xa của thân răng là góc tạo bởi đường thẳng vng góc với
mặt phẳng nhai và trục thân răng. Góc độ (+) khi phần phía nướu của trục răng
ở về phía xa so với bờ cắn hay mặt nhai. Ngược lại là góc độ (-).

-

Bình thường các răng có góc độ (+) và độ nghiêng này thay đổi theo từng răng.

Đặc tính 3: Độ nghiêng ngoài trong của thân răng
-

Độ nghiêng ngoài trong của thân răng là góc tạo bởi đường thẳng vng góc
với mặt phẳng nhai và đường tiếp tuyến với điểm giữa mặt ngồi thân răng.
Góc độ (+) khi phần phía nướu của đường tiếp tuyến ở phía trong so với bờ
cắn hay mặt nhai. Ngược lại là góc độ (-).

.


.

-

Độ nghiêng ngoài trong của thân răng cửa trên và dưới tương thích nhau và
ảnh hưởng đến độ cắn phủ và khớp cắn của các răng sau.

Đặc tính 4: Khơng có răng xoay
Đặc tính 5: Khơng có khoảng hở giữa các răng

Đặc tính 6: Đường cong Spee phẳng hoặc khơng sâu quá 1.5mm.
C. Phân loại khớp cắn của Houston (1992) [38]:
Khớp cắn bình thường là một khớp cắn có sự sai lệch chấp nhận được so với
khớp cắn lý tưởng và khơng gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ hay có các vấn đề về hoạt
động chức năng. Tuy nhiên, Houston đã khơng xác định chính xác giới hạn của khớp
cắn bình thường, bởi vì ơng cho rằng khơng có bằng chứng nào chứng minh sự lệch
lạc răng ảnh hưởng không tốt đến bệnh nhân.
1.3. SAI KHỚP CẮN
1.3.1. Định nghĩa:
Thuật ngữ “răng lệch lạc” từng được dùng cho những trường hợp răng xoay,
chen chúc, hay không sắp xếp đều đặn trên cung hàm, không thể hiện đầy đủ khái
niệm sai khớp cắn [30]. Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO -1987) đã bao gồm tình trạng
sai khớp cắn là một trong những bất thường hàm mặt, gây ảnh hưởng đến chức năng
của miệng mặt, chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, do đó cần điều trị kịp thời [59].
Proffit (1986) đã định nghĩa sai khớp cắn có thể liên quan đến một trong những
đặc điểm sau [75]:
A. Sự sắp xếp không đều đặn của răng trên từng cung hàm: từng răng có thể
nằm lệch lạc, nghiêng ngồi trong, gần xa, xoay, mọc sai chỗ.
B. Hai cung răng không ăn khớp với nhau tốt trong ba chiều trong không gian:
chiều trước sau, chiều đứng hay chiều ngang.
Hiện nay sai khớp cắn là một trong những vấn đề răng miệng phổ biến trong
cộng đồng. Sai khớp cắn là sự lệch lạc răng so với khớp cắn lý tưởng. Sự lệch lạc
răng có thể xảy ra trên một hoặc hai cung hàm, gây ảnh hưởng ít nhiều đến sức khỏe
và tâm lý cá nhân, có thể kết hợp với sự sai hình răng hàm mặt khác. Đó có thể là sự

.


.


khơng hài hịa về kích thước, vị trí giữa răng, xương vùng mặt và mơ mềm. Việc có
nên điều trị sai khớp cắn hay không nên được đánh giá dựa trên cả mặt thẩm mỹ và
chức năng như nhai, nói, và thở của bệnh nhân [59].
1.3.2. Phân loại:
A. Bất thường răng theo chiều trước sau ở răng trước:
 Độ cắn chìa tăng: khoảng cách giữa bờ cắn răng cửa trên và mặt ngoài
răng cửa dưới theo chiều trước sau, đo được trên 4mm khi hai hàm ở tư thế
cắn khớp trung tâm. Độ cắn chìa thay đổi theo độ tuổi, dân tộc. Độ cắn chìa
trung bình ở người Việt Nam là 2,79 ± 1,29 mm [2].
 Cắn đối đầu: khi cạnh cắn răng cửa trên chạm cạnh cắn răng cửa dưới
khi hai hàm ở tư thế cắn khớp trung tâm (độ cắn chìa bằng 0).
 Cắn chéo răng trước: có một hoặc vài răng trước hàm trên nằm ở phía
trong so với răng hàm dưới khi hai hàm ở tư thế cắn khớp trung tâm.
B. Bất thường răng theo chiều trước sau ở răng sau:
Một trong những phân loại sai khớp cắn sớm nhất và phổ biến nhất hiện nay
là phân loại của tác giả Angle. Phân loại sai khớp cắn của Angle được công bố vào
thập niên 1890 là một mốc quan trọng trong sự phát triển của việc điều trị chỉnh hình
răng mặt hiện đại, góp phần mang lại tiếng nói chung giữa các bác sĩ chỉnh nha trên
toàn thế giới. Tác giả đã nhận định rằng tất cả các răng đều cần thiết cho việc thực
hiện chức năng trong miệng, tuy nhiên, một trong những răng quan trọng nhất trong
thực hiện việc này là các răng cối lớn, đặc biệt là răng cối lớn thứ nhất. Angle gọi
răng cối lớn thứ nhất là chìa khóa khớp cắn, do đây là những răng to nhất và là neo
chặn tốt nhất trên cả cung răng. Ngoài ra, tác giả cũng ghi nhận rằng vị trí của răng
cối lớn thứ nhất cũng rất phù hợp cho việc thực hiện vai trị nhai, nghiền thức ăn và
giữ kích thước dọc cho cả hai hàm. Một lý do khác Angle sử dụng răng cối lớn thứ
nhất trong phân loại của mình là do những răng này là răng vĩnh viễn mọc đầu tiên
trên cung hàm, do đó, góp phần kiểm sốt sự mọc của các răng vĩnh viễn khác trong
giai đoạn tiếp theo [39].

.



.

Khi cơ sở phân loại khớp cắn của Angle là dựa trên đánh giá tương quan của
răng cối lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm trên và hàm dưới khi hai hàm ở tư thế lồng múi
tối đa, sai khớp cắn được phân loại thành 3 hạng: sai khớp cắn hạng I, sai khớp cắn
hạng II (chi 1 và chi 2), sai khớp cắn hạng III [30].
Sai khớp cắn hạng I
Múi ngoài gần răng cối lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm trên khớp với rãnh ngoài
gần răng cối lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm dưới, nhưng đường cắn khớp không đúng do
các răng trước mọc sai chỗ, răng xoay hoặc do nguyên nhân khác [10].
Sai khớp cắn hạng II
Mặt ngoài gần răng cối lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm trên khớp về phía gần so
với rãnh ngồi gần răng cối lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm dưới. Hạng II gồm có hai chi
[10]:
-

Chi 1: Cung răng hàm trên hẹp, hình chữ V, nhô ra trước với các răng cửa trên
nghiêng về phía mơi (hơ), độ cắn chìa tăng, mơi dưới thường chạm mặt trong
các răng cửa trên.

-

Chi 2: Các răng cửa giữa hàm trên nghiêng vào trong nhiều, trong khi các răng
cửa bên hàm dưới nghiêng ra phía ngồi khỏi răng cửa giữa, độ cắn phủ tăng,
cung răng hàm trên ở vùng răng nanh thường rộng hơn bình thường. Hạng II
chi 2 thường do di truyền.

Sai khớp cắn hạng III

Mặt ngoài gần răng cối lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm trên khớp về phía xa so với
rãnh ngồi gần răng cối lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm dưới. Các răng cửa dưới có thể ở
phía ngồi các răng cửa trên (cắn chéo răng cửa) [10].

.


0.

Hình 1.1. Phân loại sai khớp cắn theo Angle
Nguồn: “Proffit WR, 1986”[75]
Cần phân biệt sai khớp cắn hạng III thật sự với hạng III Angle giả. Trong hạng
III Angle giả, các răng hai hàm có tương quan cắn khớp bình thường, nhưng bệnh
nhân có tật trượt hàm dưới ra trước khi cắn khớp, tạo ra cắn chéo răng cửa [10].
Tuy phân loại của Angle đơn giản, dễ đánh giá nhưng chỉ đánh giá tương quan
theo chiều trước sau giữa hai răng cối lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm trên và dưới, mà
không đánh giá được các vấn đề lệch lạc răng khác như răng xoay, răng chen chúc,
độ cắn chìa, hay độ cắn phủ. Để khắc phục nhược điểm của phân loại Angle, người
ta xác định thêm tương quan các răng theo chiều trước - sau, chiều đứng, chiều ngang,
khoảng hở trên cung răng, sự chen chúc răng, đường cong Spee, sự bất thường mọc
răng.

.


1.

C. Bất thường răng theo chiều đứng:
-


Độ cắn phủ tăng/ Cắn sâu: được định nghĩa là bờ cắn răng cửa hàm trên
phủ trên 30% thân răng cửa hàm dưới khi hai hàm ở tư thế cắn khớp trung
tâm. Một số tình trạng khớp cắn sâu có bờ cắn răng cửa hàm dưới chạm cổ
răng cửa trên hay chạm nướu mặt trong răng trên. Độ cắn phủ thay đổi tùy
theo dân tộc. Độ cắn phủ trung bình ở người Việt Nam là 2,89 ± 1,45mm
[2].

-

Cắn hở răng trước hoặc răng sau: là tình trạng có khoảng hở giữa mặt
nhai hay bờ cắn của một hoặc nhiều răng giữa hai cung răng khi hai hàm ở
tư thế cắn khớp trung tâm. Cắn hở thường gặp ở răng trước nhưng cũng có
thể gặp ở răng sau.

D. Bất thường răng theo chiều ngang:
-

Cắn chéo răng sau: là tình trạng khi một hoặc vài răng sau hàm trên nằm
ở phía trong răng sau hàm dưới khi hai hàm ở tư thế cắn khớp trung tâm.

-

Cắn chéo dạng kéo: là tình trạng khi một hoặc vài răng sau hàm trên nằm
ở phía trong hoặc phía ngồi và khơng có tiếp xúc mặt nhai với răng hàm
dưới khi hai hàm ở tư thế cắn khớp trung tâm.

-

Lệch đường giữa: khi đường giữa hàm trên và đường giữa hàm dưới
không trùng nhau trên 1 đường thẳng và không trùng đường giữa mặt.


E. Bất thường về khoảng hở hoặc sự chen chúc răng:
-

Răng chen chúc, thiếu chỗ: khi kích thước giữa các răng và cung hàm
khơng tương thích, răng lớn nhưng cung hàm nhỏ dẫn đến tình trạng răng
khơng đủ chỗ sắp ngay ngắn, đều đặn trên cung răng theo một đường cong
cắn khớp đúng, có một hay nhiều răng nghiêng, xoay, chen chúc, lệch
ngoài, lệch trong hay ngầm trong xương hàm.

-

Khoảng hở trên cung răng : Khi kích thước giữa các răng và cung răng
khơng tương thích, răng nhỏ trên cung hàm bình thường hay răng bình
thường nhưng cung hàm lớn, dẫn đến giữa các răng kế nhau xuất hiện

.


2.

khoảng hở. Ngoài ra khoảng hở trên cung hàm cũng có thể là do thiếu một
hoặc nhiều răng.
F. Bất thường về răng:
-

Thiếu răng (khơng kể răng khơn).

-


Răng dư.

-

Bất thường kích thước răng: răng to, răng nhỏ, răng hình chêm.

-

Răng nghiêng, răng xoay.

Nhìn chung, tình trạng sai khớp cắn là sự lệch lạc răng trên từng cung răng hay
sự không ăn khớp tốt giữa răng trên hai cung hàm với nhau, gây ảnh hưởng đến chức
năng, thẩm mỹ và chất lượng sống, tâm lý của bệnh nhân. Mục tiêu của điều trị chỉnh
hình răng mặt là để đạt được khớp cắn ổn định, thẩm mỹ cao và có thể thực hiện vận
động chức năng tối ưu nhất. Mức độ cần điều trị chỉnh hình răng mặt của bệnh nhân
thường được các bác sĩ răng hàm mặt đánh giá dựa trên các chỉ số nhu cầu điều trị
chỉnh hình răng mặt như ICON, DAI, IOTN [50].
1.3.3 Ảnh hưởng của sai khớp cắn:
Sai khớp cắn là tình trạng lệch lạc răng so với khớp cắn lý tưởng. Sai khớp cắn
xuất hiện khá phổ biến trông cộng đồng, tuy nhiên phần đông dân số khơng cần điều
trị do tình trạng này khơng gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng
miệng và sức khỏe toàn thân của người dân. Tuy nhiên ở một số trường hợp, tình
trạng sai khớp cắn có thể gây ảnh hưởng đến chức năng vận động của hai hàm, làm
tăng tỉ lệ sâu răng và bệnh nha chu, và gây ra những rối loạn chức năng ở khớp thái
dương hàm. Bên cạnh đó, sai khớp cắn cịn ảnh hưởng đến thẩm mĩ răng mặt, dẫn
đến tác động xấu lên tâm lý xã hội và chất lượng sống của bệnh nhân [31]. Nghiên
cứu của Kavaliauskiene và cộng sự (2018) cho thấy những ảnh hưởng rõ rệt của sai
khớp cắn lên chất lượng cuộc sống của trẻ em trong giai đoạn dậy thì, ơng ghi nhận
rằng tình trạng sai khớp cắn càng trầm trọng sẽ càng làm trẻ tự ti và ngại giao tiếp,
kết bạn với mọi người hơn [47].


.


3.

1.4. CHỈ SỐ SAI LỆCH KHỚP CẮN
1.4.1. Tổng quát:
Các nhà nghiên cứu từ lâu đã đòi hỏi một thước đo chính xác để thu thập tình
trạng và mức độ sai khớp cắn trong nhiều cộng đồng khác nhau. Các thước đo tình
trạng sai khớp cắn cần đạt được hai yếu tố quan trọng: số lượng và chất lượng. Các
đặc điểm khớp cắn cần được ghi nhận nhanh chóng, đồng thời phải đầy đủ và chính
xác. Các chỉ số khớp cắn lần lượt được đưa ra nhằm phân loại khớp cắn, lần đầu tiên
được giới thiệu vào những năm 1890, nhằm hỗ trợ các nghiên cứu dịch tễ răng hàm
mặt. Các chỉ số đo lường khớp cắn tốt nên có giá trị tin cậy cao (cả về độ nhạy và độ
chính xác), có khả năng phân loại được những người khơng có nhu cầu điều trị và
những người có nhu cầu điều trị. Ngồi ra, chỉ số khớp cắn cịn cần phải dễ đánh giá,
khơng gây đau, khó chịu khi khám và cách thực hiện phải được các đối tượng nghiên
cứu chấp nhận và hợp tác [43].
Trên thực tế lâm sàng, các chỉ số đo lường sai khớp cắn hiện nay được dùng
trong dịch tễ học vẫn chưa đáp ứng được trọn vẹn các đặc điểm trên. Tùy theo mục
đích nghiên cứu mà các tác giả sẽ chọn chỉ số để có sự đo lường thích hợp [43].
1.4.2. Một số chỉ số sai lệch khớp cắn tiêu biểu:
Những chỉ số phân loại sai khớp cắn khác nhau được sử dụng trong các nghiên
cứu với mục đích khác nhau, những đặc tính dành cho đánh giá lâm sàng thường khác
với những đặc tính cần cho nghiên cứu dịch tễ.
Một số chỉ số sai khớp cắn tiêu biểu:
A. Chỉ số dịch tễ học: Phương pháp đo đạc các loại khớp cắn (Biork và cộng
sự, 1964; Baume & Marechaux, 1974; Bezroukov và cộng sự, 1979) được
đưa ra nhằm thu thập dữ liệu dịch tễ học và chuẩn hóa các tiêu chuẩn đánh

giá sai lệch khớp cắn trong một cộng đồng dân cư.
B. Chỉ số phân loại khớp cắn: Phân loại khớp cắn theo Angle (1899) và phân
loại răng cửa (Viện chuẩn hóa Anh, 1983) đã đưa ra các tiêu chuẩn đánh

.


4.

giá khớp cắn nhằm mục đích trao đổi chun mơn giữa các nhà lâm sàng
học.
C. Chỉ số nhu cầu điều trị ưu tiên – nhu cầu sức khỏe răng miệng: Chỉ số tật
sai lệch theo chiều ngoài trong (Draker, 1960), Chỉ số khớp cắn (Summers,
1971) và chỉ số nhu cầu điều trị chỉnh hình răng mặt: chỉ số sức khỏe răng
(Brook and Shaw, 1989) được đưa ra để đánh giá nhu cầu điều trị dựa trên
sức khỏe răng miệng của một cộng đồng để phát hiện ra những ca cần ưu
tiên điều trị khi nguồn lực y tế ban đầu hạn chế.
D. Chỉ số nhu cầu điều trị ưu tiên - nhu cầu thẩm mỹ răng: Chỉ số nhu cầu
điều trị chỉnh hình răng mặt (Brook và Shaw, 1989). Chỉ số thẩm mỹ răng
được đưa ra nhằm đáp ứng với những khảo sát đánh giá tầm quan trọng
của thẩm mỹ răng mặt lên tâm lý của bệnh nhân.
E. Chỉ số điều trị chỉnh hình răng mặt thành cơng: Chỉ số PAR (Richmond
và cộng sự, 1992) được đưa ra để so sánh tình trạng bệnh nhân trước và
sau điều trị chỉnh hình, đưa ra tiêu chuẩn về kết quả chỉnh hình răng mặt.
F. Chỉ số tương quan hai hàm: GOSLON Yardstick (Great Ormond Street
London and Olso) được đưa ra để phân loại tương quan hai hàm ở trẻ em
bị hở hàm ếch hoàn toàn một bên trong giai đoạn trễ của răng hỗn hợp hay
giai đoạn sớm của răng vĩnh viễn (Mars và cộng sự, 1987). Chỉ số được
đánh giá là đáng tin cậy và được sử dụng để dự đoán kết quả phẫu thuật
sớm nhất ở khoảng 5 tuổi.

1.5. NHU CẦU ĐIỀU TRỊ CHRM
1.5.1. Định nghĩa:
Nhu cầu điều trị chỉnh hình răng mặt thường được đưa ra bởi các nhân viên
nha khoa, các bác sĩ răng hàm mặt hoặc các chuyên viên chỉnh hình răng mặt... Nhu
cầu điều trị CHRM được đánh giá thông qua chỉ số CHRM như chỉ số dịch tễ
CHRM, chỉ số nhu cầu CHRM. Nhu cầu điều trị CHRM có tính khách quan nhất
định [22].

.


×