Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

Bài soạn giao an khoi 1 moi nhat

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.83 KB, 34 trang )

KẾ HOẠCH BÀI HỌC
MÔN : ÂM NHẠC – TUẦN
BÀI : ÔN

TẬP: TẬP TẦMVÔNG
Ngày thực hiện:

I . Mục tiêu:
1/ Kiến thức : HS thuộc lời bài hát, nắm được nội dung bài hát.
2/ Kó năng : HS hát đúng giai điệu, lời ca.
3/ Thái độ: HS yêu thích âm nhạc.
II . Chuẩn bị :
1/ GV: nhạc cụ
2/ HS : nhạc cụ
III . Các hoạt động :
1 . Khởi động :(1’) Hát
2 . Bài cũ : Tập tầm vông ( 4’)
- Gọi HS trình bày bài hát theo nhóm – CN,…
3 . Bài mới :(1’)
- Tiết này các em ôn bài hát : Tập tầm vông.
TG

Hoạt động của GV
a/ Hoạt động 1 : Ôn bài hát Tập tầm

Hoạt động của HS

vông. ( 10’)
HS lắng nghe

- PP : Thực hành, luyện tập.


- GV cho HS hát lại bài hát.

- Hát kết hợp vỗ tay theo phách, tiết tấu, HS hát theo sự hướng
dẫn của GV

nhịp.
- GV nhận xét.
* Nghỉ giữa tiết ( 3’)
b/ Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS nghe
nhạc để nhận ra chuỗi âm thanh. ( 7’)
- PP : Trực quan, thực hành
- GV hát hoặc cho HS nghe nhạc và giới
1

Các nhóm thi đua

ĐDDH


thiệu cho HS biết :
+ m thanh đi lên

HS quan sát – lắng nghe

+m thanh đi xuống

HS tự trả lời

+ m thanh đi ngang
- GV nêu một số bài hát khác cho HS


HS thực hiện

nhận xét.
Các nhóm thi đua

c/ Hoạt động 3 : Củng cố ( 5’)
- GV cho các nhóm lên thi hát với nhau.
- GV nhận xét – tuyên dương.
5. Tổng kết – dặn dò : (1’)
- Chuẩn bị : Ôn bài Bầu trời xanh – Tập
tầm vông.
- Nhận xét tiết học .

Các ghi nhận lưu ý :
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................

2


KẾ HOẠCH BÀI HỌC
MÔN :

TNXH – TUẦN

BÀI : CÂY RAU

Ngày thực hiện:

I . Mục tiêu:
1/ Kiến thức : HS nêu tên được một số cây rau và nêu được nơi sống của
chúng.
2/ Kó năng : Biết quan sát, phân biệt được các bộ phận của cây rau, biết ích
lợi của cây rau.
3/ Thái độ: Giáo dục HS nên ăn nhiều loại rau củ rất có lợi cho sức khoẻ.
II . Chuẩn bị :
1/ GV: Tranh minh hoạ.
2/ HS : sgk
III . Các hoạt động :
1 . Khởi động :(1’) Hát
2/ Bài cũ : An toàn trên đường đi học ( 5’)
- Để đảm bảo an toàn trên đường đi học em cần thực hiện những điều gì ?
- GV nhận xét.s
3 . Giới thiệu và nêu vấn đề :(1’)
- Tiết này các em học bài : Cây rau.
TG

Hoạt động của GV
a/ Hoạt động 1 : Quan sát cây rau. ( 5’)

Hoạt động của HS

PP: đàm thoại , trực quan, thảo luận
- GV cho HS quan sát cây rau cải, cây rau
HS quan sát

muống.

- GV nêu tên và chỉ vào các bộ phận của

cây rau : rễ, thân, lá. Bộ phận thân và lá ăn Nhiều em trình bày
được.
- Gv cho HS nêu tên các bộ phận của cây
rau mà HS đem đến.

3

ĐDDH


- GV nhận xét – chốt : Có rất nhiều loại

HS quan sát - TLCH

rau khác nhau, có rau ăn được lá, thân,
cũng có rau ăn được cả rễ,…
Nhiều em trả lời

* Nghỉ giữa tiết ( 3’)
b/ Hoạt động 2 : Làm việc với SGK ( 7’)
PP: thảo luận , thực hành
- GV chia nhóm – nêu câu hỏi để các nhóm
thảo luận :
* Khi ta ăn rau, thì ta cần lưu ý điều gì ?
* Vì sao phải thường xuyên ăn rau ?
- GV nhận xét – chốt : ăn rau giúp ta mau

Hs tham gia trò chơi


lớn, có lợi cho sức khoẻ, giúp ta tránh táo
bón, tránh bị chảy máu chân răng…
c/ Hoạt động 3 : Củng cố ( 5’)
- GV tổ chức trò chơi : Tôi là rau gì ?
- GV yêu cầu HS nêu đặc loại rau của mình
để cho các bạn khác nêu tên loại rau đó.
- GV nhận xét.
5. Tổng kết – dặn dò : (1’)
- Chuẩn bị : Cây hoa.
- Nhận xét tiết học
Các ghi nhận lưu ý :
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................

4


KẾ HOẠCH BÀI HỌC
MÔN : TOÁN – TUẦN
BÀI : XĂNGTIMÉT – ĐO ĐỘ DÀI
Ngày thực hiện:

I . Mục tiêu:
1/ Kiến thức : Giúp HS có khái niệm ban đầu về đo độ dài, tên gọi, kí hiệu
của xăngtimét ( cm).
2/ Kó năng : Biết đo độ dài bằng đơn vị cm trong các trường hợp đơn giản.
3/ Thái độ: Giáo dục HS tính chính xác , khoa học

II . Chuẩn bị :
1/ GV: ĐDDH : mô hình ,vật thật
2/ HS : vở BTT
III . Các hoạt động :
1 . Khởi động :(1’) Hát
2 . Bài cũ : Giải toán có lời văn ( 5’)
- HS sửa BT 3 :
Số con vịt có tất cả là :
5 + 4 = 9 ( con vịt )
Đáp số : 9 con vịt
- GV nhận xét.
3 . Bài mới :(1’)
- Tiết này các em học bài Xăngtimét – Đo độ dài.
TG

Hoạt động của GV
a/ Hoạt động 1 : Giới thiệu đơn vị đo độ dài (

Hoạt động của HS

cm) và dụng cụ đo độ dài. ( 5’)
PP: đàm thoại , trực quan
- GV hướng dẫn HS quan sát cái thước đo độ

HS quan sát

dài và giới thiệu xăngtimét ( cm)
- GV ghi B : xăngtimét – viết tắt là cm.
b/ Hoạt động 2 : Giới thiệu thao tác đo độ


5

Viết B con : cm

ĐDDH


dài ( 7’)
- PP : trực quan, thực hành.
- GV hướng dẫn HS đo độ dài theo 3 bước :

HS quan sát

+ B1 : Đặt vạch 0 trùng với 1 đầu của đoạn

HS nhắc lại cách đo

thẳng, mép thước trùng với đoạn thẳng.
+ B2 : Đọc số ghi ở vạch của thước, trùng với
đầu kia của đoạn thẳng, đọc kèm theo tên
HS thực hành

đơn vị đo ( xăngtimét )
+ B3 :Viết số đo độ dài đoạn thẳng vào chỗ
thích hợp.
- GV cho HS thực hành .
* Nghỉ giữa tiết ( 3’)
c/ Hoạt động 3 : Thực hành ( 19’)
- PP : thực hành, luyện tập.
+ Bài 1 : GV cho HS viết cm vào vở.


HS viết vào vở

+ Bài 2 : GV làm mẫu 1 bài – yêu cầu HS đọc 6 cm, 3 cm, 2 cm
kết quả đo dựa trên vạch thước.
- GV nhận xét.
+ Bài 3 : Yêu cầu HS đọc đề bài.
- GV hướng dẫn HS đo mẫu 1 bài – yêu cầu

HS làm vở.

HS đo và nêu kết quả đo.
- GV nhận xét.
d/ Hoạt động 4 : Củng cố ( 4’)
- GV tổ chức cho HS sửa BT4 qua hình thức

HS thảo luận – đại

thi đua.

diện trình bày.

- GV cho các nhóm thảo luận nêu cách đo
nhanh nhất.
- GV nhận xét – tuyên dương.
5/ Tổng kết – dặn dò : ( 1’)
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị : Luyện tập.
Các ghi nhận lưu ý :
6



.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................

7


KẾ HOẠCH BÀI HỌC
MÔN : ĐẠO ĐỨC – TUẦN
BÀI : EM VÀ CÁC
Ngày thực hiện:

BẠN

I . Mục tiêu:
1/ Kiến thức : Giúp HS hiểu : Bạn bè là những người cùng học , cùng chơi nên
phải đoàn kết, cư xử tốt với nhau thì cuộc sống sẽ vui hơn, gắn bó hơn. Cần
tôn trọng, giúp đỡ cùng nhau làm việc, không trêu chọc, đánh nhau.
2/ Kó năng : HS có hành vi đoàn kết, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
3/ Thái độ: HS có tình cảm, thái độ yêu quý, kính trọng bạn bè.
II . Chuẩn bị :
1/ GV: VBT ĐĐ, vật dụng phục phụ tiểu phẩm.
2/ HS : vở BTĐĐ
III . Các hoạt động :
1 . Khởi động (1’) Hát
2 . Bài cũ : Em và các bạn ( T1) (5’)
- Em cần làm gì để luôn cư xử tất với bạn bè ?
- Với bạn bè của mình, em cần tránh những việc gì ?

- Nhận xét bài cũ
3 . Bài mới (1’)
- Tiết này các em tiếp tục học bài : Em và các bạn
TG

Hoạt động của GV
a/ Hoạt động 1 : HS tự liên hệ. ( 7’)

Hoạt động của HS

PP: đàm thoại , trực quan , thảo luận
- GV yêu cầu HS tự liên hệ về việc mình

HS quan sát – thảo luận

đã cư xử với bạn như thế nào ?

HS trình bày

* Bạn của em tên gì ?
* Tình huống nào đã xảy ra khi đó ?
* Em đã làm gì với bạn ?
* Tại sao em lại làm như vậy ?
8

HS thảo luận – trình bày

ĐDDH



* Kết quả như thế nào ?
- GV nhận xét khen ngợi những HS đã có
những hành vi tất với bạn của mình, và
nhắc nhở những HS chưa đối xử tốt với
bạn mình.
b/Hoạt động 2 : Thảo luận. ( 7’)
PP: luyện tập, thực hành
- GV yêu cầu HS thảo luận nội dung các
tranh và cho biết nội dung từng tranh.

HS thảo luận – trình bày.

* Trong tranh các bạn đang làm gì ?
* Việc làm đó có lợi hay có hại ? Vì
sao ?
* Vậy theo em, em sẽ học tập bạn nào ?
và không học tập bạn nào ? Vì sao ?
- GV nhận xét – tuyên dương.
* Nghỉ giữa tiết ( 3’)
c/ Hoạt động 3 : Vẽ tranh. ( 7’ )
- PP : Thực hành, luyện tập
- GV yêu cầu HS vẽ cho mình 1 bức
tranh về việc làm của mình về cách cư

HS vẽ bài vào vở.

xử tốt với bạn mình, dự định làm hay một HS trình bày
việc làm cần thiết thực.
- GV cho HS trình bày bức tranh của
mình cho cả lớp nghe.

- GV nhận xét.
5. Tổng kết – dặn dò : (1’)
- Chuẩn bị : Đi bộ đúng quy định.
- Nhận xét tiết học .
Các ghi nhận lưu ý :
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................

9


KẾ HOẠCH BÀI HỌC
MÔN : TOÁN – TUẦN
BÀI :

GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN
Ngày thực hiện:

I . Mục tiêu:
1/ Kiến thức : Giúp HS bứoc đầu nhận biết các việc thường làm khi giải toán
có lời văn : Tìm hiểu bài toán ( cho gì ? hỏi gì ? ), giải bài toán ( thực hiện
phép tính, trình bày bài giải) .
2/ Kó năng : Bước đầu tập cho HS tự giải bài toán có lời văn.
3/ Thái độ: Giáo dục HS tính chính xác , khoa học
II . Chuẩn bị :
1/ GV: ĐDDH : mô hình ,vật thật
2/ HS : vở BTT
III . Các hoạt động :
1 . Khởi động :(1’) Hát
2 . Bài cũ : Bài toán có lời văn. ( 4’)

- GV ghi tóm tắt lên B – Yêu cầu HS nhìn và lập đề toán.
Có : 8 quả bóng
Thêm : 2 quả bóng
Có tất cả : ? quả bóng.
- GV nhận xét.
3 . Bài mới :(1’)
- Tiết này các em học bài Giải toán có lời văn.
TG

Hoạt động của GV
a/ Hoạt động 1 : Giới thiệu cách giải toán

Hoạt động của HS

và cách trình bàybài toán. ( 7’)
PP: đàm thoại , trực quan, thực hành.
- GV ghi bài toán : Nhà An có 5 con gà, mẹ
mua thêm 4 con gà. Hỏi nhà An có tất cả
HS quan sát

mấy con gà?

10

ĐDDH


- GV treo tranh hình con gà – hướng dẫn HS

Có: 5 con gà, thêm :


tìm hiểu đề bài :

4 con

* Bài toán cho biết gì ?

Hỏi : ? con gà

* Bài toán hỏi gì ?
- GV nhận xét – ghi tóm tắt lên B :

HS quan sát

Có : 5 con gà
Thêm : 4 con gà
Có tất cả : ? con gà

Làm tính cộng : 5 + 4

* Có 5 con gà, thêm 4 con gà. Vậy An có tất = 9
cả mấy con gà ta làm như thế nào ?
- GV nhận xét – hướng dẫn HS viết lời giải.

HS quan sát

Số con gà nhà An có tất cả là :
5 + 4 = 9 ( con gà )
Đáp số : 9 con gà
* Nghỉ giữa tiết ( 3’)

b/ Hoạt động 2 : Thực hành ( 19’)
- PP : thực hành, luyện tập.
+ Bài 1 : GV yêu cầu HS đọc đề bài.

HS đọc đề bài

- GV ghi TT lên B :

HS quan sát

Có : 1 lợn mẹ
Có : 8 lợn con
Có tất cả : … con lợn ?
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu đề bài :
* Đề bài cho ta biết gì ?

Có 1 lợn mẹ, 8 lợn

* Đề bài hỏi gì ?

con

* Muốn biết có tất cả bao nhiêu con lợn ta

tất cả bao nhiêu con

làm như thế nào ?

lợn ?


- GV gọi 1 em lên B làm – còn lại cho HS

Làm tính cộng, lấy 1

làm vào vở.

+8=9

- GV nhận xét.

1 HS lên B – còn lại

+ Bài 2 : GV yêu cầu HS đọc đề bài.

làm vở.

- GV hướng dẫn HS ghi TT :
11


Có : … cây chuối
Có : … cây chuối

HS đọc đề

Có tất cả :… cây chuối?
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu đề bài :
* Đề bài cho ta biết gì ?
* Đề bài hỏi gì ?
* Muốn biết có tất cả bao nhiêu cây chuối


Có 5 cây chuối, thêm

ta làm thế nào ?

3 cây

- GV gọi 1 em lên B làm – còn lại cho HS

có tất cả bao nhiêu

làm vào vở.

câychuối

- GV nhận xét.

Làm tính cộng : 5 + 3
= 8.

+ Baøi 3 : GV treo tranh – hướng dẫn HS ghi

1 HS lên B – còn lại

đề bài.

làm vở.

* Có bao nhiêu bạn đang chơi đá cầu ?


HS quan sát tranh

* Có bao nhiêu bạn đang chơi nhảy dây ?

4 bạn

* Hỏi có tất cả bao nhiêu bạn đang chơi ?

3 bạn

- GV ghi lên B – HS viết vào vở.

7 bạn

- GV hướng dẫn HS tương tự các bài trước.

HS lên B sửa – còn

- GV nhận xét.
d/ Hoạt động 4 : Củng cố ( 4’)

lại làm vở : 3 + 4 = 7

- GV tổ chức cho HS thi đua : GV ghi TT lên
B, các nhóm cử đại diện lên thi đua giải
nhanh bài toán.
Kẹo : 4 cái
Bánh : 6 cái

Đại diện các tổ thi


Có tất cả : … cái ?

đua.

- GV nhận xét – tuyên dương.
5/ Tổng kết – dặn dò : ( 1’)
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị : Xăngtimét – Đo độ dài.

12


Các ghi nhận lưu ý :
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................

13


KẾ HOẠCH BÀI HỌC
MÔN :

MỸ THUẬT – TUẦN

BÀI : VẼ VẬT NUÔI TRONG NHÀ
Ngày thực hiện:

I . Mục tiêu:

1/ Kiến thức : HS nhận biết hình dáng , đặc điểm, màu sắc của một vài con
vật nuôi trong nhà.
2/ Kó năng : HS biết cách vẽ được hình dáng của một số vật nuôi trong nhà.
3/ Thái độ: giáo dục HS yêu thích môn vẽ
II . Chuẩn bị :
1/ GV: Tranh mẫu.
2/ HS : vở vẽ , bút chì , bút màu
III . Các hoạt động :
1 . Khởi động :(1’) Hát
2 . Bài cũ : Vẽ màu vào hình vẽ phong cảnhø.(5’)
- GV nhận xét bài vẽ.
3 . Bài mới :(1’)
- Tiết này các em vẽ con vật nuôi trong nhà.
TG

Hoạt động của GV
a/ Hoạt động 1 : Giới thiệu tranh , ảnh

Hoạt động của HS

một số vật nuôi trong nhà.( 4’)
PP: đàm thoại , trực quan
- GV treo hình ảnh một số con vật nuôi

Quan sát

trong nhà.
* Nêu tên các con vật có trong tranh ?
* Nêu tên các bộ phận của chúng ?
* Hãy kể tên một số con vật khác mà em

biết ?
- GV nhận xét.
b/ Hoạt động 2 : Hướng dẫn hs vẽ (7’)
14

HS tự nêu

ĐDDH


PP: thực hành

Hs nhắc lại cách vẽ

- GV hướng dẫn HS vẽ các chi tiết chính
trước, vẽ chi tiết phụ sau, sau khi vẽ
xong chọn màu thích hợp tô vào tranh.
- GV cho hs quan sát tranh sáng tạo
* Nghỉ giữa tiết ( 3’)
c/ Hoạt động 3 : Thực hành (15’)
HS vẽ bài vào vở.

PP: luyện tập , thực hành
- GV hướng dẫn hs vẽ cân đối với khung
hình .
- Có thể vẽ nhiều kiểu khác nhau, tô

HS quan sát – nhận xét

màu tuỳ thích.

- GV quan sát giúp đỡ HS yếu.
d/ Hoạt động 4 : Nhận xét , đánh giá
( 3’)
- GV thu một số bài cho lớp nhận xét –
đánh giá.
- GV nhận xét – giáo dục.
5. Tổng kết – dặn dò : (1’)
-

Chuẩn bị : Xem tranh các con vật.

-

Nhận xét tiết học .

Các ghi nhận lưu yù :
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................

15


KẾ HOẠCH BÀI HỌC
MÔN : TOÁN – TUẦN
BÀI : tàu

thuỷ, giấy pơ – luya, tuần lễ,
chim khuyên, nghệ thuật, tuyệt đẹp
Ngày thực hiện:


I . Mục tiêu :
1/ KT : HS nắm được cấu tạo chữ và viết đúng theo mẫu chữ , đúng cỡ , khoảng cách
2/ KN : rèn kó năng viết đẹp , đủ nội dung .
3/ TĐ : giáo dục HS tính cẩn thận và rèn tư thế ngồi .
II . Chuẩn bị :
1/ GV : Chữ mẫu
2/ HS : bảng con , vở tập viết .
III . Các hoạt động :
1 . Khởi động : hát (1’)
2 . Bài cũ : GV nhận xét , thống kê điểm
3 . Giới thiệu và nêu vấn đề :1’
- Hôm nay các em luyện viết các từ đã học trong tuần.

TG

Hoạt động GV
a/ Hoạt động 1 : Viết bảng con
(12’ )
PP luyện tập thực hành
- GV giới thiệu chữ mẫu : tàu thuỷ,
giấy pơ – luya, tuần lễ, chim
khuyên, …
- GV viết mẫu + hướng dẫn viết :
* Nghỉ giữa giờ (3’)

Hoạt động HS

HS viết B con


b/ Hoạt động 2 : Viết vào vở (17’)
PP: luyện tập , thực hành
- GV nêu nội dung viết : tàu thuỷ, giấy
pơ – luya, tuần lễ,…… - Yêu cầu HS nêu HS nêu
lại tư thế ngồi khi viết bài.
HS viết bài vào vở.
c/ Hoạt động 3 : Củng cố (3’)
- GV thu vở chấm .Nhận xét – sửa

sai

5.Tổng kết – dặn dò : ( 1’)
- GV nhận xét tiết học.

16

ĐDDH


- Chuẩn bị bài tiếp theo.

Các ghi nhận lưu ý :
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................

17


KẾ HOẠCH BÀI HỌC

MÔN :

THỦ CÔNG – TUẦN

BÀI : GẤP MŨ CA
Ngày thực hiện:



I. Mục tiêu:
1/ Kiến thức : HS biết cách gấp mũ calô bằng giấy.
2/ Kó năng : HS nắm được kó năng gấp, gấp đều, đẹp.
3/ Thái độ: Giáo dục HS tính xác , khéo léo
II . Chuẩn bị :
1/ GV: Mẫu gấp, quy trình gấp.
2/ HS : Giấy màu có kẻ ô.
III . Các hoạt động :
1 . Khởi động :(1’) Hát
2 . Bài cũ : (5’)
-Kiểm tra dụng cụ
3 . Bài mới :(1’)
- Tiết này các em thực hành gấp mũ ca lô ( T2)
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
a/ Hoạt động 1 : Củng cố cacù bước gấp ( 5’)
PP: đàm thoại , trực quan
Quan sát
- GV gắn quy trình gấp mũ ca lô – yêu cầu
HS nhắc lại cách gấp.

HS nêu lại các bước gấp.
- GV nhận xét. Lưu ý gấp cacù mép thẳng,
đều và đẹp. Chọn màu theo ý thích.
* Nghỉ giữa tiết.
HS gấp mũ ca lô, trang
b/ Hoạt động 2 : Thực hành ( 15’)
trí
PP: đàm thoại , trực quan
- GV cho HS thực hành – lưu ý HS dán cân
đối, trang trí cho đẹp mắt.
- GV quan sát – giúp đỡ HS yếu.
- GV thu một số sản phẩm nhận xét – đánh
giá.
c/ Hoạt động 3 : Củng cố ( 3’)
- GV cho HS nhắc lại từng bước.
- GV nhận xét
5. Tổng kết – dặn dò : (1’)
- Chuẩn bị : Cách sử dụng bút chì, thước kẻ,

18

ĐDDH


kéo.
- Nhận xét tiết học .
Các ghi nhận lưu ý :
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................


19


KẾ HOẠCH BÀI HỌC
MÔN : TOÁN – TUẦN
BÀI : LUYỆN TẬP
Ngày thực hiện:

I . Mục tiêu:
1/ Kiến thức : Giúp HS rèn luyện KN giải toán và cách trình bày bài giải.
2/ Kó năng : HS nắm được KN trình bày và giải bài toán.
3/ Thái độ: Giáo dục HS tính chính xác , khoa học
II . Chuẩn bị :
1/ GV: ĐDDH : mô hình ,vật thật
2/ HS : vở BTT
III . Các hoạt động :
1 . Khởi động :(1’) Hát
2 . Bài cũ : Xăngtimét – Đo độ dài.
- GV yêu cầu HS nêu miệng kết quả đo BT 3.
- GV nhận xét.
3 . Bài mới :(1’)
- Tiết này các em học bài Luyện tập.
TG

Hoạt động của GV
a/ Hoạt động 1 : Luyện tập ( 20’)

Hoạt động của HS


- PP : Luyện tập, thực hành.
+ Bài 1 : GV yêu cầu HS đọc đề .

HS đọc đề

- GV ghi TT – yêu cầu HS lên điền số vào 1 em lên B điền
chỗ chấm.
Đã trồng : … cây hoa
Trồng thêm : … cây hoa
Có tất cả : … cây hoa ?
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu đề :

Đã trồng 15 cây, thêm

* Bài toán cho gì ?

4 cây

* Bài toán hỏi gì ?

Hỏi có tất cả bao nhiêu
20

ĐDDH


* Muốn biết có tất cả bao nhiêu cây hoa

cây


ta làm thế nào ?

Làm tính cộng : 15 + 4

- Cho HS nêu lời giải ?

= 19

- GV nhận xét – cho HS làm bài vào vở.

Số cây hoa có tất cả là :
HS làm bài vào vở
Số bạn có tất cả là:
12 + 6 = 18

+ Bài 2 : GV hướng dẫn tương tự bài 1

( bạn )

- GV gọi 1 em lên B sửa – còn lại làm vở.

Đáp số : 18 bạn

- GV nhận xét.
* Nghỉ giữa tiết ( 3’)
+ Bài 4 : Gọi HS nêu yêu cầu đề bài.
- Gọi HS lên B dùng thước đo đoạn thẳng
và đọc to kết quả.
- GV nhận xét.


Hs thực hiện theo yêu
cầu

d/ Hoạt động 4 : Củng cố ( 4’)
- GV tổ chức cho HS sửa BT 3 qua hình

Đại diện các tổ thi đua

thức tiếp sức – đội nào làm nhanh, chính
Số con vịt có tất cả

xác sẽ thắng.

là :

Có : 13 con vịt

13 + 4 = 17 ( con

Mua thêm : 4 con vịt
vịt )

Có tất cả : … con vịt ?

đáp số : 17 con vịt.

- GV nhận xét – tuyên dương.
5/ Tổng kết – dặn dò : ( 1’)
- GV nhận xét tiết học.


- Chuẩn bị : Luyện tập.
Các ghi nhận lưu ý :
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................

21


KẾ HOẠCH BÀI HỌC
MÔN : TOÁN – TUẦN
BÀI : LUYỆN TẬP
Ngày thực hiện:

I . Mục tiêu:
1/ Kiến thức : Giúp HS rèn luyện KN trình bày bài giải và giải toán có lời
văn.
2/ Kó năng : Thực hiện bài toán nhanh, chính xác. Biết cộng, trừ các số đo độ
dài với đơn vị đo cm.
3/ Thái độ: Giáo dục HS tính chính xác , khoa học
II . Chuẩn bị :
1/ GV: ĐDDH : mô hình ,vật thật
2/ HS : vở BTT
III . Các hoạt động :
1 . Khởi động :(1’) Hát
2 . Bài cũ : Luyện tập ( 5’)
- Gọi HS sửa BT 3 :
Số con vịt có tất cả là :
13 + 4 = 17 ( con vịt )
Đáp số : 17 con vịt

- GV nhận xét.
3 . Bài mới :(1’)
- Tiết này các em học bài Luyện tập.
TG

Hoạt động của GV
a/ Hoạt động 1 : Luyện tập ( 20’)

Hoạt động của HS

- PP : Luyện tập, thực hành.
+ Bài 1 : GV hướng dẫn tương tự như

Số bông hoa cả 2 bạn
hái được là :

các bài trước.

10 + 5 = 15 ( bông

- GV nhận xét.

hoa )

+ Bài 2 :

22

ÑDDH



Đáp số : 15 bông hoa
- GV nhận xét.

Số tổ ong có tất cả là :

+ Bài 4 : GV yêu cầu HS đọc đề bài.

12 + 4 = 16 ( tổ ong )

- GV hướng dẫn HS làm bài.

Đáp số : 16 tổ ong.

- Cho HS làm bài vào vở – gọi HS

HS đọc đề bài

lên B sửa.

HS quan sát

- GV nhận xét – chỉnh sửa.

8cm + 1cm = 9cm

* Nghỉ giữa tiết ( 3’)
d/ Hoạt động 4 : Củng cố ( 4’)

6cm + 4cm = 10cm ……


- GV tổ chức cho HS sửa BT 3 qua trò Các tổ thi đua.
chơi Tìm đường về nhà. Đội nào về

Số bạn có tất cả là :

nhanh và sớm nhất sẽ thắng..

10 + 8 = 18 ( bạn )

- GV nhận xét – tuyên dương.

Đáp số : 18 bạn

5/ Tổng kết – dặn dò : ( 1’)
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị : Vẽ đoạn thẳng có độ dài
cho trước.
Các ghi nhận lưu ý :
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................

23


KẾ HOẠCH BÀI HỌC
MÔN : TIẾNG VIỆT – TUẦN
BÀI :


uân - uyên

Ngày thực hiện:

I/ Mục tiêu :
1/ Kiến thức : Nhận biết cấu tạo vần uân, uyên, mùa xuân, bóng chuyền.
2/ Kó năng : Đọc, viết đúng các tiếng có vần uân, uyên. Phát triển lời nói tự
nhiên theo chủ đề : Em thích đọc truyện
3/ Thái độ : Truyện cung cấp nhiều kiến thức , giúp em giải trí.
II/ Chuẩn bị :
1/ GV : Tranh minh hoạ từ, câu ứng dụng, phần luyện nói.
2/ HS : Bộ đồ dùng học TV, B con.
III/ Các hoạt động :
1/ Khởi động : Hát ( 1’)
2/ Bài cũ : – uya. ( 5’)
- Gọi HS đọc trang trái, trang phải.
- Viết B con :thû xưa, đêm khuya.
- GV nhận xét.
3/ Bài mới : ( 1’)
- Tiết này các em học vần uân – uyên.
TG

Hoạt động GV
* TIẾT 1 :

Hoạt động HS

a/ Hoạt động 1 : Dạy vần uân ( 0’)
- PP : Trực quan, thực hành, luyện
đọc



Nhận diện vần uân :
Mùa xuân

- GV giới thiệu vần uân :
- GV treo tranh và hỏi : tranh vẽ gì ?
- GV nhận xét – rút ra từ : mùa

Gồm có âm x đã học

xuân

HS đọc CN – ĐT

- Nhận xét gì về tiếng xuân ?

Gồm : u – â – n

- GV nhận xét – viết B bằng phấn

HS ghép B cài.
24

ĐDDH


màu - Gọi HS đọc trơn.

u – â – n – uân (cn – đt )


* Phân tích vần uân ?

HS ghép B cài.

* Ghép vần uân vào B cài

x – uân – xuân ( cn – đt)

- GV nhận xét – cho HS đọc.
- GV cho HS ghép tiếng xuân vào B đọc CN – ĐT
cài.
- Yêu cầu HS đánh vần.
- GV nhận xét – chỉnh sửa.

HS viết B con.

- Yêu cầu HS đọc trơn từ : mùa
xuân.


Hướng dẫn viết :

- GV hướng dẫn viết : uân, xuân.
- GV viết mẫu – nêu quy trình viết :

-

GV nhận xét – chỉnh sửa.


* Nghỉ giữa tiết.
b/ Hoạt động 2 : Dạy vần uyên
( 10’)
- PP : Trực quan, thực hành, luyện
Chơi bóng chuyền

đọc


Nhận diện vần uyên :
Có âm ch đã học.

- GV giới thiệu vần uyên :
- GV treo tranh và hỏi : tranh vẽ gì ?
- GV nhận xét – rút ra từ : bóng

Uyên ( CN – ĐT )

chuyền

Giống : u, n - Khác : â

- Nhận xét gì về tiếng chuyền ?

Gồm : u – y – ê – n

- GV nhận xét – viết vần uyên lên

HS ghép B cài


B bằng phấn màu.

Đọc CN – ĐT

- Gọi HS đọc trơn.

HS ghép B cài

* So sánh vần uân – uyên ?

Ch – uyên – chuyên – huyền –

* Phân tích vần uyên ?

chuyền

* Ghép vần uyên vào B cài?

CN – ĐT
25


×