Tải bản đầy đủ (.doc) (125 trang)

Tài liệu GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 8 (3 CỘT)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.74 MB, 125 trang )

Trường THCS Long Huu Công nghệ 8
Phần I : VẼ KỸ THUẬT
CHƯƠNG I : BẢN VẼ CÁC KHỐI ĐA DIỆN
Bài 1 : VAI TRÒ CỦA BẢN VẼ KỸ THUẬT
TRONG SẢN XUẤT VÀ ĐỜI SỐNG
I. MỤC TIÊU :
- HS biết được vai trò của bản vẽ kỹ thuật đối với sản xuất và đời sống.
- HS có nhận thức đúng đối với việc học tập môn vẽ kỹ thuật.
II. CHUẨN BỊ :
- Tranh vẽ (1.1 SGK); (1.2 SGK) ; (1.3 SGK).
- Tranh ảnh, mô hình các sản phẩm cơ khí, các công trình kiến trúc, xây dựng.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
1. Ổn định : Kiểm tra sỉ số
2. Bài cũ :
3. Bài mới :
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Ghi Bảng
Họat động 1 : Tìm hiểu bản vẽ kỹ thuật đối với sản xuất.
- Cho HS quan sát hình 1.1
SGK.
- Hằng ngày, con người thường
dùng các phương tiện gì để giao
tiếp với nhau?
 Hình vẽ là một phương tiện
quan trọng dùng trong giao tiếp.
- Cho HS quan sát hình 1.2 và
các mô hình sản phẩm GV chuẩn
bị trước và đặt vấn đề :
- Để sản phẩm được chế tạo
đúng ý muốn của mình thì người
thiết kế phải thể hiện sản phẩm
của mình như thế nào?


- Ngược lại, người công nhân
muốn chế tạo các sản phẩm đúng
kích thước và đúng yêu cầu phải
dựa vào đâu?
 Tầm quan trọng của bản vẽ
kỹ thuật. Bản vẽ kỹ thuật là ngôn
ngữ chung dùng trong kỹ thuật.
- Tiếng nói, cử chỉ, chữ viết,
hình vẽ…
- HS trả lời dựa trên các
cảm nhận và kinh nghiệm
của mình về hiện tượng
- Phải thể hiện sản phẩm
trên bản vẽ kỹ thuật.
- Phải thực hiện đúng theo
yêu cầu của bản vẽ kỹ thuật.
1. Bản vẽ kỹ thuật đối với
sản xuất:
Bản vẽ kỹ thuật là ngôn
ngữ chung dùng trong kỹ
thuật.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu bản vẽ kỹ thuật đối với đời sống.
GV: Trang 1
Tuần : ………………, tiết : 1
Ngày soạn : …………………………………..
Ngày dạy: …………….…………………..…
Lớp : …………………………………………
Trường THCS Long Huu Công nghệ 8
- Cho HS quan sát hình 1.3 SGK
và các tài liệu hướng dẫn sử

dụng của các thiết bị dùng trong
sinh hoạt.
- Để sử dụng các thiết bị có hiệu
quả và an toàn, ta cần phải làm
gì? Vì sao?
 Bản vẽ kỹ thuật là tài liệu cần
thiết kèm theo sản phẩm dùng
trong trao đổi, sử dụng.
- HS quan sát.
- Thực hiện đúng theo
hướng dẫn của tài liệu kỹ
thuật kèm theo.
2. Bản vẽ kỹ thuật đối với
đời sống:
Bản vẽ kỹ thuật là tài liệu
cần thiết kèm theo sản phẩm
dùng trong trao đổi, sử
dụng…để người sử dụng
sản phẩm có hiệu quả và an
toàn.
Hoạt động 3 : Tìm hiểu bản vẽ dùng trong các lĩnh vực kỹ thuật.
- HS quan sát hình 1.4 SGK.
- Các lĩnh vực kỹ thuật trong sơ
đồ trên có bản vẽ kỹ thuật
không? Có phải chúng đều giống
nhau hoàn toàn không?
- Mỗi lĩnh vực KT đều có
loại bản vẽ riêng của ngành
mình.
3. Bản vẽ dùng trong các

lĩnh vực kỹ thuật :
Mỗi lĩnh vực kỹ thuật đều
có loại bản vẽ riêng của
ngành mình.
Học vẽ kỹ thuật để ứng
dụng vào sản xuất, đời sống
và tạo điều kiện học tốt các
môn khoa học kỹ – thuật
khác.
HĐ 4 : Tổng kết.
- Cho HS đọc phần ghi nhớ
trong SGK.
- Cho HS đọc câu hỏi ở cuối bài
và suy nghĩ trả lời.
- Về nhà chuẩn bị bài 2 cho tiết
sau.
- 1 HS đọc.
- HS suy nghĩ, thảo luận và
trả lời.
IV. RÚT KINH NGHIỆM :
………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………….
GV: Trang 2
Trường THCS Long Huu Công nghệ 8
Bài 2 : HÌNH CHIẾU
I. MỤC TIÊU :
- HS hiểu được thế nào là hình chiếu.
- HS nhận biết được các hình chiếu của vật thể trên bản vẽ kỹ thuật.

II. CHUẨN BỊ :
- Tranh vẽ trong SGK.
- Bìa cứng gấp thành 3 mặt phẳng chiếu, đèn pin.
- Bao diêm, bao thuốc lá …
III. TIẾN TRÌNH :
1. Ổn định :
2. Bài cũ :
- Vai trò của bản vẽ kỹ thuật trong sản xuất và đời sống
- Những lĩnh vực ngành nghề nào cần sử dụng bảng vẽ kỹ thuật.
3. Bài mới :
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Ghi Bảng
Hoạt động 1 : Tìm hiểu khái niệm về hình chiếu.
- Các vật khi đặt ngoài sáng
thường có gì ?
- Ta có thể xem bóng của một vật
là hình chiếu của nó. Các tia sáng
là các tia chiếu, còn mặt đất hoặc
mặt tường chứa bóng là mặt
phẳng chiếu.
- Con người đã mô phỏng hiện
tượng trên để diễn tả hình dạng
của vật thể bằng phép chiếu.
- Có bóng của nó.
1. Khái niệm về hình chiếu :
Khi chiếu vật thể lên một mặt
phẳng ta được một hình gọi là
hình chiếu của vật thể.

Hoạt động 2 : Tìm hiểu các phép chiếu.
- Cho HS quan sát hình 2.2

SGK/8. Các hình trên có các đặc
điểm gì khác nhau?
- Hình (a) : Các tia chiếu
cùng đi qua 1 điểm.
- Hình (b) : Các tia
chiếu song song với
nhau.
- Hình (c) : Các tia chiếu
2. Các phép chiếu :
- Do đặc điểm của các tia
chiếu khác nhau cho ta các phép
chiếu khác nhau :
+ Phép chiếu xuyên tâm : Các
tia chiếu đều đi qua 1 điểm (tâm
chiếu).
GV: Trang 3
Tuần : ………………, tiết : 2
Ngày soạn : …………………………………..
Ngày dạy: …………….…………………..…
Lớp : …………………………………………
Trường THCS Long Huu Công nghệ 8
- GV giới thiệu 3 phép chiếu
xuyên tâm, phép chiếu song song,
phép chiếu vuông góc.
- Vậy phép chiếu xuyên tâm
thường thấy ở đâu?
- Bóng tạo ra dưới ánh sáng mặt
trời là các hình chiếu song song
hay xuyên tâm? Vì sao?
- Khi nào bóng tạo bởi ánh sáng

mặt trời là hình chiếu vuông góc?
song song với nhau và
vuông góc với mặt
phẳng chiếu.
- Bóng được tạo do ánh
sáng của bóng đèn tròn,
ngọn nến…
- Song song vì mặt trời
là nguồn sáng ở xa vô
cùng và kích thước mặt
trời lớn hơn kích thước
trái đất rất nhiều.
- Lúc giữa trưa, khi đó
các tia sáng đều vuông
góc với mặt đất.
+ Phép chiếu song song : Các
tia chiếu song song với nhau.
+ Phép chiếu vuông góc : Các
tia chiếu vuông góc với mặt
phẳng chiếu.
- Phép chiếu vuông góc dùng
để vẽ các hình chiếu vuông góc.
- Phép chiếu song song và
phép chiếu xuyên tâm dùng để vẽ
các hình biểu diễn 3 chiều bổ
sung cho các hình chiếu vuông
góc trên bản vẽ kỹ thuật.
Họat động 3 : Tìm hiểu các hình chiếu vuông góc.
- Cho HS quan sát hình 2.3
SGK/9.

- Vị trí các mặt phẳng chiếu như
thế nào đối với vật thể ?
- Vị trí các mặt phẳng chiếu như
thế nào đối với người quan sát ?
- GV giới thiệu vị trí các mặt
phẳng chiếu và tên gọi của chúng.
- Vật được đặt như thế nào đối
với các mặt phẳng chiếu?
- GV dùng mô hình 3 mặt phẳng
chiếu và đèn pin để biểu diễn cho
HS thấy được 3 hình chiếu trên 3
mặt phẳng chiếu.
- Ở phía sau, phía dưới
và bên trái của vật.
- Ở chính diện, bên dưới
và bên phải người quan
sát.
- Các mặt của vật nên
đặt song song với mặt
phẳng chiếu.
3. Các hình chiếu vuông góc :
a. Các mặt phẳng chiếu :
- Mặt chính diện gọi là mặt
chiếu đứng.
- Mặt nằm ngang gọi là mặt
chiếu bằng.
- Mặt cạnh bên phải gọi là mặt
chiếu cạnh.
b. Các hình chiếu :
- Hình chiếu đứng có hướng

chiếu từ trước tới.
- Hình chiếu bằng có hướng
chiếu từ trên xuống.
- Hình chiếu cạnh có hướng
chiếu từ trái sang.
Hoạt động 4 : Tìm hiểu vị trí các hình chiếu ở trên bản vẽ.
- Tại sao lại phải cần nhiều hình
chiếu để biểu diễn vật ?
- Vậy trên bản vẽ, 3 hình chiếu
được biểu diễn như thế nào?
- GV dùng mô hình 3 mặt phẳng
- Vì nếu dùng một hình
chiếu thì chưa thể biểu
diễn được đầy đủ hình
dạng của vật.
4. Vị trí các hình chiếu :
- Trên bản vẽ, hình chiếu bằng ở
bên dưới hình chiếu đứng, hình
chiếu cạnh ở bên trái hình chiếu
đứng.
- Trên bản vẽ có quy định :
+ Không vẽ các đường bao của
GV: Trang 4
Trường THCS Long Huu Công nghệ 8
mở tách các mặt chiếu để HS
thấy được vị trí các hình chiếu
trên mặt phẳng.
các mặt phẳng chiếu.
+ Cạnh thấy của vật được vẽ
bằng nét liền đậm.

+ Cạnh khuất của vật được vẽ
bằng nét đứt.
Hoạt động 5 : Củng cố hướng dẫn về nhà
a. Củng cố:
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ
trong SGK/10
- Làm bài tập trong
SGK/10.
b. Hướng dẫn về nhà:
- Học thuộc bài và biết xác
định vị trí 3 mặt phẳng chiếu, 3
hình chiếu.
- Đọc trước bài 3 SGK và
chuẩn bị dụng cụ vẽ (bút chì,
thước thẳng, eke, compa, gôm,
giấy vẽ) để làm bài thực hành.
IV. RÚT KINH NGHIỆM :
………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………….
GV: Trang 5
Trường THCS Long Huu Công nghệ 8
Thöïc Haønh : HÌNH CHIẾU CỦA VẬT THỂ
I. MỤC TIÊU :
- HS hiểu được sự liên quan giữa hướng chiếu và hình chiếu.
- HS biết được cách bố trí các hình chiếu trên bản vẽ kỹ thuật.
II. CHUẨN BỊ :
- Tranh vẽ trong SGK.
- Bút chì, thước thẳng, eke, compa, gôm, giấy vẽ.

- Mô hình cái nêm như SGK.
III. TIẾN TRÌNH :
1. Ổn định :
2. Bài cũ :
Nêu đặc điểm các phép chiếu mà em đã học.
Nêu vị trí các hình chiếu trên bản vẽ kỹ thuật.
3. Thực hành :
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Họat động 1 : Tìm hiểu yêu cầu – nội dung của bài thực hành
- Cho HS đọc phần II và III trong SGK/13 để
nắm bắt nội dung và yêu cầu thực hành. - Đọc và nắm bắt thông tin.
Hoạt động 2 : GV hướng dẫn trả lời các câu hỏi trong SGK.
- Cho HS quan sát hình 3.1a SGK/13. Xác
định các hướng chiếu A, B, C ?
- Tương ứng với 3 hướng chiếu trên sẽ cho ta
các hình chiếu tương ứng nào?
- Từ hình 3.1a, hãy xác định các hình chiếu
đứng, hình chiếu cạnh, hình chiếu bằng của nó
trong hình 3.1b?
- Vậy hãy điền dấu X vào ô tương ứng trong
bảng 3.1 cho trong SGK/14 ?
- Vậy trên bản vẽ, vị trí của 3 hình chiếu phải
được xếp lại như thế nào mới đúng ?
- A : Chiếu từ trước tới.
- B : Chiếu từ trên xuống.
- C : Chiếu từ trái sang.
- Hướng chiếu A  hình chiếu đứng.
- Hướng chiếu B  hình chiếu bằng.
- Hướng chiếu C  hình chiếu cạnh.
- Hình 1 : Hình chiếu bằng.

- Hình 2 : Hình chiếu cạnh.
- Hình 3 : Hình chiếu đứng.
Hướng chiếu
Hình chiếu
A B C
1 X
2 X
3 X
- Hình số 1 ở bên dưới hình số 3, hình số 2 ở
bên trái hình số 3.
GV: Trang 6
Tuần : ………………, tiết : 3
Ngày soạn : …………………………………..
Ngày dạy: …………….…………………..…
Lớp : …………………………………………
Trường THCS Long Huu Công nghệ 8
Hoạt động 3 : Tổ chức thực hành.
- GV hướng dẫn cách trình bày bài làm trên giấy vẽ A4.
- GV hướng dẫn kẻ viền quanh giấy cách lề 1cm và ghi khung tên với các kích thước như sau
(Công Nghệ 8 – Sách Giáo Viên / trang 24):
Khung vẽ : hình chữ nhật có csc cạnh nét đậm, cách mép tờ giấy 10mm
Khung tên: hình chữ nhật kích thước như hình vẽ, các ô được ghi chú:
(1) Tên bài tập thực hành (5) Họ và tên HS
(2) Tên vật liệu (6) Ngày làm bài tập
(3) Tỉ lệ bản vẽ (7) Chữ ký GV
(4) Số hiệu bài tập (8) Ngày ký của GV
(9) Tên trường, lớp
- HS có thể xem mẫu bản vẽ có khung tên ở SGK/31 và SGK/34.
Hoạt động 4 : HS tiến hành thực hành.
- GV có thể hướng dẫn HS về cách vẽ, cách sử

dụng dụng cụ để vẽ. - HS trình bày bài làm của mình vào giấy.
Hoạt độn g 5 : Nhận xét – đánh giá , hướng dẫn về nhà
- GV nhận xét giờ thực hành.
- Hướng dẫn HS tự đánh giá bài làm của mình dựa vào mục tiêu của bài học.
- GV thu bài làm của HS.
Hướng dẫn về nhà:
- Đọc trước bài 4 SGK.
IV. RÚT KINH NGHIỆM :
………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………….
GV: Trang 7
Trường THCS Long Huu Công nghệ 8
Bài 4 : BẢN VẼ CÁC KHỐI ĐA DIỆN
I. MỤC TIÊU :
- HS nhận dạng được các khối đa diện thường gặp : Hình hộp chữ nhật, hình lăng trụ
đều, hình chóp đều.
- HS đọc được bản vẽ vật thể có dạng hình hộp chữ nhật, hình lăng trụ đều và hình chóp
đều.
II. CHUẨN BỊ :
- Tranh vẽ trong SGK.
- Mô hình 3 mặt phẳng chiếu.
- Mô hình các khối đa diện : Hình hộp chữ nhật, hình lăng trụ đều, hình chóp đều…
- Vật mẫu : Bao diêm, bao thuốc lá, bút chì 6 cạnh …
III. TIẾN TRÌNH :
1. Ổn định :
2. Bài cũ :
Nêu các phép chiếu và mặt phẳng chiếu mà em đã học.
Nêu vị trí các hình chiếu trên bản vẽ kỹ thuật.

3. Bài mới :
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Ghi Bảng
Hoạt động 1 : Tìm hiểu khối đa diện.
- Quan sát hình 4.1 và cho biết
các khối đó được bao bởi các
hình gì ?
- Vậy đặc điểm chung của chúng
là gì?
- Hãy cho VD về các hình đa diện
mà ta thường gặp trong thực tế.
- Hình a : gồm các hình
chữ nhật.
- Hình b : gồm các hình
chữ nhật và hình tam
giác.
- Hình c : Gồm hình
vuông và các hình tam
giác.
- Được bao bởi các hình
đa giác.
- Hộp thuốc, bao diêm,
kim tự tháp, tháp
chuông nhà thờ, bút chì
6 cạnh…
1. Khối đa diện :
Khối đa diện được bao bởi các
hình đa giác phẳng.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu hình hộp chữ nhật.
- Quan sát hình 4.2 và cho biết
hình hộp chữ nhật được bao bởi

các hình gì?
- Các cạnh và các mặt của hình
hộp chữ nhật có đặc điểm gì?
- Được bao bởi 6 hình
chữ nhật.
- Các cạnh, các mặt
song song và vuông góc
2. Hình hộp chữ nhật :
a. Thế nào là hình hộp chữ nhật?
- Hình hộp chữ nhật được bao
bởi 6 hình chữ nhật.
GV: Trang 8
Tuần : ………………, tiết : 4
Ngày soạn : …………………………………..
Ngày dạy: …………….…………………..…
Lớp : …………………………………………
Trường THCS Long Huu Công nghệ 8
- Hãy cho VD về hình hộp chữ
nhật mà ta thường gặp?
- GV đưa mô hình hình hộp chữ
nhật và mô hình 3 mặt phẳng
chiếu giới thiệu HS về 3 kích
thước của hình hộp chữ nhật.
- Khi ta đặt hình hộp chữ nhật có
các mặt song song với các mặt
phẳng chiếu thì trên các mặt
phẳng chiếu sẽ cho ta các hình
chiếu tương ứng có dạng là hình
gì?
- Trên mỗi hình chiếu tương ứng,

sẽ cho ta biết được các kích thước
nào của hình hộp?
với nhau.
- Hộp phấn, hộp bút,
bục giảng…
- 3 hình chữ nhật.
- HS trả lời và điền vào
bảng 4.1
b. Hình chiếu của hình hộp chữ
nhật
Hoạt động 3 : Tìm hiểu hình lăng trụ đều.
- Quan sát hình 4.4 và cho biết
hình lăng trụ đều được bao bởi
các hình gì?
- Hãy cho VD về hình lăng trụ
đều mà ta thường gặp?
- GV đưa mô hình hình lăng trụ
đều và mô hình 3 mặt phẳng
chiếu giới thiệu HS về 3 kích
thước của hình lăng trụ đều.
- Khi ta chiếu hình lăng trụ đều
lên các mặt phẳng chiếu sẽ cho ta
các hình chiếu tương ứng có dạng
là hình gì?
- Trên mỗi hình chiếu tương ứng,
sẽ cho ta biết được các kích thước
nào của hình lăng trụ đều?
- Được bao bởi 2 đáy là
2 tam giác bằng nhau,
các mặt bên là các hình

chữ nhật.
- Bút chì lục giác, đai
ốc, trụ đá hình vuông…
- 2 hình chữ nhật và 1
hình đa giác đều.
- HS trả lời và điền vào
bảng 4.1
3. Hình lăng trụ đều :
a. Thế nào là hình lăng trụ đều ?
- Hình lăng trụ đều được bao
bởi hai mặt đáy là 2 hình đa giác
đều bằng nhau và các mặt bên là
các hình chữ nhật bằng nhau.
b. Hình chiếu của hình lăng trụ
đều
Họat động 4 : Tìm hiểu hình chóp đều.
- GV sử dụng các phương pháp
tương tự như phần trên để giới
4. Hình chóp đều :
a. Thế nào là chóp đều ?
GV: Trang 9
Trường THCS Long Huu Công nghệ 8
thiệu hình chóp đều. - Hình lăng trụ đều được bao
bởi hai mặt đáy là 2 hình đa giác
đều bằng nhau và các mặt bên là
các hình chữ nhật bằng nhau.
b. Hình chiếu của hình chóp đều

Hoạt động 5: Củng cố , hướng dẫn về nhà
a. Củng cố:

- Gọi HS đọc phần ghi nhớ
trong SGK/18
- Làm bài tập trong
SGK/19.
b. Hướng dẫn về nhà:
- Học thuộc bài và biết xác
định hình dạng các hình đa diện
đã học.
- Đọc trước bài 6 SGK .
- Học sinh đọc ghi nhớ
- làm bài tập
IV. RÚT KINH NGHIỆM :
………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………….
GV: Trang 10
Trường THCS Long Huu Công nghệ 8
BẢN VẼ CÁC KHỐI TRÒN XOAY
I. MỤC TIÊU :
- HS nhận dạng được các khối tròn xoay thường gặp : Hình trụ, hình nón, hình cầu.
- HS đọc được bản vẽ vật thể có dạng hình trụ, hình nón, hình cầu.
II. CHUẨN BỊ :
- Tranh vẽ trong SGK.
- Mô hình 3 mặt phẳng chiếu.
- Mô hình các khối tròn xoay : Hình trụ, hình nón, hình cầu …
- Vật mẫu : Ống nước nhựa, cái nón, quả bóng …
III. TIẾN TRÌNH :
1. Ổn định :
2. Bài cũ :

Nêu các phép chiếu và mặt phẳng chiếu mà em đã học.
Nêu vị trí các hình chiếu trên bản vẽ kỹ thuật.
3. Bài mới :
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Ghi Bảng
Hoạt động 1 : Tìm hiểu khối tròn xoay.
- Quan sát hình 6.1 và cho biết
sản phẩm được hình thành như
thế nào?
- Quan sát hình 6.2 và cho biết
các vật thể đó có đặc điểm gì
chung?
- Các vật thể trong hình 6.2 có
hình dạng gì?
- Thử dự đoán xem các hình đó
được tạo ra như thế nào?
- Hãy cho VD về các khối tròn
xoay mà ta thường gặp trong thực
tế.
- Do sự xoay của bàn
xoay cộng với tác động
của bàn tay.
- Đều có dạng tròn.
- Hình trụ tròn, hình
nón, hình cầu.
- Khi cho một hình quay
quanh một trục.
- Cái nón, lon sữa, quả
địa cầu…
1. Khối tròn xoay :
Khối tròn xoay được tạo thành

khi quay một hình phẳng quanh
một đường cố định (trục quay)
của hình.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu hình chiếu của hình trụ, hình nón, hình cầu.
a. Hình trụ
- Quan sát hình 6.3 và cho biết
hình trụ gồm các kích thước nào?
- GV cho HS quan sát mô hình 3
mặt phẳng chiếu và vật mẫu hình
trụ (có đáy song song với mặt
chiếu bằng) và yêu cầu HS xác
định các hình chiếu đứng, hình
- Đường kính đáy và
chiều cao.
- Hình chiếu đứng và
hình chiếu cạnh là hình
chữ nhật, hình chiếu
2. Hình chiếu của hình trụ,
hình nón, hình cầu :
a. Hình trụ :
GV: Trang 11
Tuần : ………………, tiết : 5
Ngày soạn : …………………………………..
Ngày dạy: …………….…………………..…
Lớp : …………………………………………
Trường THCS Long Huu Công nghệ 8
chiếu bằng, hình chiếu cạnh.
- Các hình chiếu đó thể hiện được
kích thước nào của vật thể? Hãy
điền kết quả vào bảng 6.1

b. Hình nón :
- Quan sát hình 6.3 và cho biết
hình nón gồm các kích thước
nào?
- GV cho HS quan sát mô hình 3
mặt phẳng chiếu và vật mẫu hình
nón (có đáy song song với mặt
chiếu bằng) và yêu cầu HS xác
định các hình chiếu đứng, hình
chiếu bằng, hình chiếu cạnh.
- Các hình chiếu đó thể hiện được
kích thước nào của vật thể? Hãy
điền kết quả vào bảng 6.2
bằng là hình tròn.
- Đường kính đáy và
chiều cao.
- Hình chiếu đứng và
hình chiếu cạnh là hình
tam giác cân, hình chiếu
bằng là hình tròn.
- Đường kính.
- Hình chiếu đứng, hình
chiếu cạnh và hình chiếu
bằng đều là hình tròn.

d : đường kính đáy.
h : chiều cao hình trụ.
b. Hình nón :

h

d : đường kính đáy.
h : chiều cao hình nón.
c. Hình cầu :
GV: Trang 12
Trường THCS Long Huu Công nghệ 8
c. Hình cầu :
- Quan sát hình 6.3 và cho biết
hình cầu gồm các kích thước
nào?
- GV cho HS quan sát mô hình 3
mặt phẳng chiếu và vật mẫu hình
cầu và yêu cầu HS xác định các
hình chiếu đứng, hình chiếu bằng,
hình chiếu cạnh.
- Các hình chiếu đó thể hiện được
kích thước nào của vật thể? Hãy
điền kết quả vào bảng 6.3
.
d : đường kính.
Hoạt động 3 : Tổng kết.
- Để biểu diễn các khối tròn xoay,
ta cần có các kích thước nào?
- Xem các bảng 6.1; 6.2; 6.3 có
điều gì đặc biệt?
- Vậy theo em, để việc biểu diễn
các khối tròn xoay đơn giản hơn
nhưng cũng không mất tính chính
xác, ta cần những hình chiếu nào?
- Chiều cao và đường
kính đáy.

- Các hình chiếu đứng,
hình chiếu cạnh giống
nhau và có kích thước
bằng nhau.
- dùng 2 hình chiếu :
hình chiếu đứng và hình
chiếu bằng.
Chú ý :
Thường dùng hai hình chiếu để
biểu diễn khối tròn xoay, một
hình chiếu thể hiện mặt bên và
chiều cao, một hình chiếu thể
hiện hình dạng và đường kính
mặt đáy.
Hoạt động 4 : Củng cố, hướng dẫn về nhà
a. Củng cố:- Gọi HS đọc phần ghi
nhớ trong SGK/25
- Cho các VD về các khối
tròn xoay thường gặp trong thực
tế?
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học thuộc bài và biết xác
định hình dạng – kích thước các
khối tròn xoay đã học.
- Đọc trước bài 5, 7 SGK và
chuẩn bị dụng cụ vẽ (bút chì,
thước thẳng, eke, compa, gôm,
giấy vẽ) để làm bài thực hành.
IV. RÚT KINH NGHIỆM :
………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………….
GV: Trang 13
Trường THCS Long Huu Công nghệ 8
Thực Hành : ĐỌC BẢN VẼ CÁC KHỐI ĐA DIỆN
ĐỌC BẢN VẼ CÁC KHỐI TRÒN XOAY
I. MỤC TIÊU :
- HS đọc được bản vẽ các hình chiếu của vật thể có dạng khối đa diện.
- HS đọc được bản vẽ các hình chiếu của vật thể có dạng khối tròn xoay.
- HS phát huy trí tưởng tượng không gian.
II. CHUẨN BỊ :
- Tranh vẽ trong SGK.
- Bút chì, thước thẳng, eke, compa, gôm, giấy vẽ.
- Mô hình các vật thể A, B, C, D (hình 52 SGK/21).
III. TIẾN TRÌNH :
1. Ổn định :
2. Bài cũ :
Nêu đặc điểm các khối đa diện em đã học ?
Trên bản vẽ kỹ thuật, mỗi hình chiếu thường thể hiện các kích thước nào của khối đa
diện?
3. Thực hành :
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Hoạt động 1 : Tìm hiểu yêu cầu – nội dung của bài thực hành.
- Cho HS đọc phần II và III trong SGK/20–21
để nắm bắt nội dung và yêu cầu thực hành.
- Cho HS đọc phần II và III trong SGK/27–28
để nắm bắt nội dung và yêu cầu thực hành.
- Đọc và nắm bắt thông tin.
Hoạt động 2 : GV hướng dẫn trả lời các câu hỏi trong SGK.

Khối đa diện
- Cho HS quan sát hình 5.1 và 5.2 SGK/21.
Dựa vào hình dạng của các hình A, B, C, D và
các hình chiếu a, b, c, d để xác định các cặp
vật thể – hình chiếu tương ứng.
- Các hình chiếu trong hình 5.1 là các hình
chiếu gì?
- Tương ứng với mỗi vật thể trên sẽ cho ta các
hình chiếu tương ứng nào?
- Vậy hãy điền dấu X vào ô tương ứng trong
bảng 3.1 cho trog SGK/14 ?
Khối tròn xoay
a. Nhận biết hình chiếu tương ứng của vật thể
- Hình chiếu đứng và hình chiếu bằng.
Vật thể
Bản vẽ
A B C D
1 X
2 X
3 X
4 X
GV: Trang 14
Tuần : ………………, tiết : 6
Ngày soạn : …………………………………..
Ngày dạy: …………….…………………..…
Lớp : …………………………………………
Trường THCS Long Huu Công nghệ 8
- Cho HS quan sát hình 7.1 và 7.2 SGK/27-28.
Dựa vào hình dạng của các hình A, B, C, D và
các hình chiếu 1, 2, 3, 4 để xác định các cặp

vật thể – hình chiếu tương ứng.
- Các hình chiếu trong hình 7.1 là các hình
chiếu gì?
- Tương ứng với mỗi vật thể trên sẽ cho ta các
hình chiếu tương ứng nào?
- Vậy hãy điền dấu X vào ô tương ứng trong
bảng 7.1 cho trong SGK/28 ?
b. Phân tích hình dạng của vật thể :
- Hãy xem các vật thể trong hình 7.2 được cấu
tạo từ những khối hình học nào?
- Vậy hãy đánh dấu x vào ô tương ứng trong
bảng 7.2 ? (Chú ý là mỗi vật thể có thể đánh
nhiều hơn một dấu x tùy thuộc vào hình dạng
của nó)
- Hình chiếu đứng và hình chiếu bằng.
Vật thể
Bản vẽ
A B C D
1 x
2 x
3 x
4 x
Vật thể
Khối hình học
A B C D
Hình trụ x x
Hình nón cụt x x
Hình hộp x x x x
Hình chỏm cầu x
Hoạt động 3 : Tổ chức thực hành.

- GV hướng dẫn cách trình bày bài làm trên giấy vẽ A4.
- GV hướng dẫn kẻ viền quanh giấy cách lề 1cm và ghi khung tên với các kích thước như sau
(Công Nghệ 8 – Sách Giáo Viên / trang 24):
Khung vẽ : hình chữ nhật có các cạnh nét đậm, cách mép tờ giấy 10mm
Khung tên: hình chữ nhật kích thước như hình vẽ, các ô được ghi chú:
(1) Tên bài tập thực hành (5) Họ và tên HS
GV: Trang 15
Trường THCS Long Huu Công nghệ 8
(2) Tên vật liệu (6) Ngày làm bài tập
(3) Tỉ lệ bản vẽ (7) Chữ ký GV
(4) Số hiệu bài tập (8) Ngày ký của GV
(9) Tên trường, lớp
- HS có thể xem mẫu một bản vẽ có khung tên ở SGK/31 và SGK/34.
Hoạt động 4 : HS tiến hành thực hành.
- GV có thể hướng dẫn HS về cách vẽ, cách sử
dụng dụng cụ để vẽ.
- Yêu cầu HS vẽ hình chiếu của vật thể sau
- HS trình bày bài làm của mình vào giấy.
Hoạt động 5 : Nhận xét, đánh giá, hướng dẫn về nhà
a. Nhận xét – đánh giá :
- GV nhận xét giờ thực hành.
- Hướng dẫn HS tự đánh giá bài làm của
mình dựa vào mục tiêu của bài học.
- GV thu bài làm của HS.
b. Hướng dẫn về nhà:
- Đọc trước bài 8 SGK.
IV. RÚT KINH NGHIỆM :
………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………….
GV: Trang 16
Trường THCS Long Huu Công nghệ 8
Bài 8 :KHÁI NIỆM VỀ BẢN VẼ KỸ THUẬT
HÌNH CẮT
I. MỤC TIÊU :
- HS biết được một số khái niệm về bản vẽ kỹ thuật.
- Từ quan sát mô hình và hình vẽ của ống lót, hiểu được hình cắt được vẽ như thế nào và
hình cắt dùng để làm gì ? Biết được khái niệm và công dụng của hình cắt.
II. CHUẨN BỊ :
- Tranh vẽ trong SGK.
- Vật mẫu : Quả cam và mô hình ống lót (hoặc hình trụ rỗng) được cắt làm hai, miếng
nhựa trong dùng làm mặt phẳng cắt.
III. TIẾN TRÌNH :
1. Ổn định :
2. Bài cũ :
Nêu đặc điểm các khối tròn xoay mà em đã học ?
Trên bản vẽ kỹ thuật, các khối tròn xoay thường được thể hiện bởi mấy hình chiếu? Vì
sao ?
3. Bài mới :
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Ghi Bảng
Hoạt động 1 : Tìm hiểu khái niệm chung.
- Để trình bày ý tưởng thiết kế
của mình, các nhà thiết kế phải
trình bày ý tưởng của mình bằng
cách nào?
- Các nhà sản xuất, chế tạo bằng
cách nào để có thể sản xuất, chế
tạo ra các sản phẩm theo ý tưởng
của các nhà thiết kế ?

- Vậy các nhà thiết kế và chế tạo
dùng phương tiện gì để liên lạc,
trao đổi thông tin trong lĩnh vực
kỹ thuật?
- Trong sản xuất có nhiều lĩnh
vực kỹ thuật khác nhau. Hãy nêu
lên vài lĩnh vực kỹ thuật mà em
biết? (SGK/7)
- Theo em các lĩnh vực đó có
dùng chung duy nhất một loại bản
vẽ không? Vì sao?
- Trình bày ý tưởng của
mình trên bản vẽ.
- Chế tạo theo bản vẽ
của nhà thiết kế.
- Họ dùng bản vẽ kỹ
thuật để trao đổi thông
tin với nhau.
- Cơ khí, kiến trúc, xây
dựng, điện lực …
- Mỗi lĩnh vực có một
loại bản vẽ riêng vì đặc
thù riêng của mỗi
ngành.
1. Khái niệm về bản vẽ kỹ
thuật :
Bản vẽ kỹ thuật (bản vẽ) trình
bày các thông tin kỹ thuật dưới
dạng các hình vẽ và các ký hiệu
theo các quy tắc thống nhất và

thường vẽ theo tỉ lệ.
Hai loại bản vẽ kỹ thuật thuộc
hai lĩnh vực quan trọng là :
- Bản vẽ cơ khí : Gồm các bản
vẽ liên quan đến thiết kế, chế tạo,
lắp ráp, sử dụng… các máy và
thiết bị.
- Bản vẽ xây dựng : Gồm các
bản vẽ liên quan đến thiết kế, thi
công, sử dụng … các công trình
kiến trúc và xây dựng.
GV: Trang 17
Tuần : ………………, tiết : 7
Ngày soạn : …………………………………..
Ngày dạy: …………….…………………..…
Lớp : …………………………………………
Trường THCS Long Huu Công nghệ 8
Hoạt động 2 : Tìm hiểu khái niệm hình cắt.
- Nếu ta chỉ quan sát quả cam ở
bên ngoài có cho ta biết được bản
chất và cấu tạo bên trong của quả
cam không?
- Trong bộ môn sinh học, để
nghiên cứu các bộ phận bên trong
của hoa, quả, cá…, chúng ta
thường làm gì?
- Đối với các vật thể phức tạp, có
nhiều chi tiết nằm khuất bên
trong thì 3 hình chiếu mà ta đã
học có thể diễn tả được hết cấu

tạo của vật không?
- Để thể hiện được các chi tiết bị
khuất bên trong của vật, ta dùng
phương pháp cắt.
- GV trình bày phương pháp cắt
thông qua vật mẫu.
- Hình cắt được vẽ như thế nào?
- Tại sao phải dùng hình cắt ?
- Quan sát từ bên ngoài
không thể cho biết cấu
tạo bên trong của quả
cam.
- Thường tiến hành giải
phẩu để nghiên cứu cấu
tạo bên trong.
- 3 hình chiếu đã học
không thể hiện được đầy
đủ các chi tiết bị khuất
của vật.
- Được vẽ phần vật thể
ở phía sau mặt phẳng
cắt.
- Dùng hình cắt để biểu
diễn các chi tiết bị khuất
bên trong vật thể.
2. Khái niệm hình cắt :
Hình cắt là biểu diễn phần vật
thể ở sau mặt phẳng cắt.
Trên bản vẽ kỹ thuật thường
dùng hình cắt để biểu diễn hình

dạng bên trong của vật thể.
Phần vật thể bị mặt phẳng cắt
cắt qua được kẻ gạch gạch.
Hoạt động 3 : Củng cố, hướng dẫn về nhà
a. Củng cố: - Gọi HS đọc phần
ghi nhớ trong SGK/30 - Cho HS
trả lời các câu hỏi trong SGK/30
b. Hướng dẫn về nhà: - Học
thuộc bài. - Đọc trước bài 10
SGK.
IV. RÚT KINH NGHIỆM :
………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………….
GV: Trang 18
Trường THCS Long Huu Công nghệ 8
Bài 9 : BẢN VẼ CHI TIẾT
I. MỤC TIÊU :
- HS biết được nội dung của bản vẽ chi tiết.
- HS biết cách đọc bản vẽ chi tiết đơn giản.
II. CHUẨN BỊ :
- Sơ đồ hình 9.2 SGK.
- Vật mẫu : Ống lót hoặc mô hình.
III. TIẾN TRÌNH :
1. Ổn định :
2. Bài cũ :
Thế nào là bản vẽ kỹ thuật?
Thế nào là hình cắt? Hình cắt dùng để làm gì?
3. Bài mới :

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Ghi Bảng
Hoạt động 1 : Tìm hiểu nội dung của bản vẽ chi tiết.
- Hãy kể một vài vật dụng xung
quanh chúng ta do bàn tay con
người tạo nên?
- Về cấu tạo, các sản phẩm đó có
phải chỉ có liền một khối duy
nhất không?
- Để chế tạo các sản phẩm đó,
người ta thực hiện như thế nào?
- Nếu các chi tiết bị lắp sai vị trí
hoặc sai trình tự thì sao?
- Vậy người công nhân lắp ráp
phải có một tài liệu để hướng
dẫn trình tự và vị trí lắp các chi
tiết máy. Đó là bản vẽ chi tiết.
Trong SX để chế tạo ra 1 sản
phẩm thì phải tiến hành chế tạo
ra các chi tiết, sau đó các chi tiết
này được lắp ghép với nhau để
tạo thành sản phẩm hoàn thiện.
Để chế tạo được chi tiết đúng
kích thước, đúng yêu cầu kỹ
thuật thì ngươi ta phải căn cứ
vào cái gì?
- Bàn ghế, máy quạt
điện, ti vi, bóng đèn
điện, xe máy…
- Các sản phẩm đó do
nhiều chi tiết tạo thành.

- Tiến hành chế tạo
từng chi tiết máy, sau
đó lắp ghép các chi tiết
lại với nhau để thành
sản phẩm.
- Sản phẩm không hình
thành hoặc bị lỗi.

- Bản vẽ chi tiết
1. Nội dung của bản vẽ chi tiết
:
Bản vẽ chi tiết là tài liệu kỹ
thuật gồm các hình biểu diễn,
các kích thước và các thông tin
cần thiết để chế tạo và kiểm tra
chi tiết máy :
- Hình biểu diễn : Gồm hình
cắt, mặt cắt, diễn tả hình dạng và
kết cấu của chi tiết.
- Kích thước : kích thước của
chi tiết, cần thiết cho việc chế
tạo và kiểm tra.
- Yêu cầu kỹ thuật : các yêu
cầu kỹ thuật về gia công, xử lý
bề mặt…
- Khung tên : Gồm tên gọi chi
tiết, vật liệu, tỉ lệ, cơ quan chủ
quản…
GV: Trang 19
Tuần : ………………, tiết : 8

Ngày soạn : …………………………………..
Ngày dạy: …………….…………………..…
Lớp : …………………………………………
Trường THCS Long Huu Công nghệ 8
- GV treo BVCT : ống lót.
Để được gọi là BVCT thì trước
hết phải là bản vẽ gì?
Bản vẽ đó vẽ về những ND gì?
* Yêu cầu HS thảo luận theo
nhóm sau đó đại diện các nhóm
trình bày ý kiến. Gọi nhóm khác
nhận xét,
GV nhận xét, BS đi đến KL như
ND.
GV chỉ ra các ND trên bản vẽ
ống lót.
Hinh biểu diễn gồm những hình
gì? Hình dạng như thế nào?
Hinh biểu diễn thể hiện điều gì
của chi tiết?
Chi tiết có hình dạng như thế
nào?
GV nhận xét, BS : Các đường
gạch gạch // nghiêng 45
0
so với
đường bao cho ta biết đó là hình
cắt. Khi mp cắt cắt qua vật thể
mà vị trí nào mp không tiếp xúc
với vật thể thì trên hình biểu diễn

không có những đường gạch
gạch. ( Điều đó cho biết đó là
phần rỗng.)
Ngoài hình biểu diễn còn có ND
gì?
Con số kích thước thể hiện điều
gì của chi tiết?
GV nhận xét đi đến KL như ND.
Ngoài 2 ND trên ta còn có ND gì?
Yêu cầu KTđược trình bày ntn?
GV nhận xét và chỉ ra các yêu
cầu KT của chi tiết trên bản vẽ
ống lót và đi dến KL như ND.
Như vậy ngoài 3 ND trên ta còn
thấy có khung ở góc phải gọi là
khung tên của bản vẽ.
Khung tên có những ND gì?

GV nhận xét và KL như ND.
- bản vẽ kỹ thhuật
- HS thảo luận nhóm và
trả lời câu hỏi
GV: Trang 20
Trường THCS Long Huu Công nghệ 8
HĐ 2 : Tìm hiểu cách đọc bản
vẽ chi tiết.
- Theo em, khi đọc bản vẽ chi
tiết, ta cần nắm bắt các thông tin
nào?
- Khung tên cung cấp cho ta các

thông tin nào?
- Hình biểu diễn cho ta các thông
tin nào?
- Yêu cầu kỹ thuật cho ta biết
các thông tin nào?
- Hãy áp dụng vào đọc bản vẽ
ống lót hình 9.1 trang 31 SGK.
- GV gọi từng HS đọc theo từng
bước nêu trên.
- Tên chi tiết, hình dạng
chi tiết, kích thước chi
tiết…
- Tên chi tiết, vật liệu,

- Cho biết hình dạng
của chi tiết.
- Các yêu cầu về kỹ
thuật khi gia công xử lý
chi tiết.
- HS đọc theo trình tự
và trình bày các thông
tin thu nhận được từ
bản vẽ.
2. Đọc bản vẽ chi tiết :
Khi đọc bản vẽ chi tiết, ta
thường đọc theo trình tự sau :
Trình tự
đọc
Nội dung cần
tìm hiểu

Khung tên - Tên gọi chi tiết.
- Vật liệu.
- Tỉ lệ.
Hình biểu
diễn
- Tên gọi hình
chiếu.
- Vị trí hình cắt.
Kích
thước
- Kích thước
chung của chi
tiết.
- Kích thước các
phần của chi tiết.
Yêu cầu
kỹ thuật
- Gia công.
- Xử lý bề mặt.
Tổng hợp - Mô tả hình dạng
và cấu tạo của chi
tiết.
- Công dụng của
chi tiết.

4. Củng cố:
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ trong SGK/33
- Cho HS trả lời các câu hỏi trong SGK/33
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học thuộc bài.

- Biết đọc bản vẽ ống lót và bản vẽ vòng đai hình 10.1 trang 34.
- Đọc trước bài 10 SGK và chuẩn bị dụng cụ vẽ (bút chì, thước thẳng, eke, compa, gôm,
giấy vẽ) để làm bài thực hành.
GV: Trang 21
Trường THCS Long Huu Công nghệ 8
Bài 10: Thực Hành :
ĐỌC BẢN VẼ CHI TIẾT ĐƠN GIẢN CÓ HÌNH CẮT
I. MỤC TIÊU :
- HS đọc được bản vẽ chi tiết có hình cắt
- Có tác phong làm việc theo quy trình.
II. CHUẨN BỊ :
- Tranh vẽ trong SGK.
- Bút chì, thước thẳng, eke, compa, gôm, giấy vẽ.
- Vật mẫu : Vòng đai.
III. TIẾN TRÌNH :
1. Ổn định :
2. Bài cũ :
Thế nào là bản vẽ chi tiết? Bản vẽ chi tiết dùng để làm gì?
Hãy nêu trình tự đọc bản vẽ chi tiết.
3. Thực hành :
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
HĐ 1 : Tìm hiểu yêu cầu – nội dung của bài
thực hành.
- Cho HS đọc phần II và III trong SGK/33, II và III
trong SGK/39 để nắm bắt nội dung và yêu cầu
thực hành.
- Đọc và nắm bắt thông tin.
HĐ 2 : GV hướng dẫn HS đọc bản vẽ hình 10.1
trang 34.
- Hãy nêu trình tự đọc bản vẽ chi tiết?

- Mỗi phần trên ta cần nắm bắt các thông tin gì?
1. Đọc khung tên :
- Cho HS đọc khung tên và nêu các thông tin nhận
biết được.
2. Đọc hình biểu diễn :
- Hãy mô tả hình dạng của vòng đai?
- Vị trí hình cắt của vòng đai như thế nào?
3. Đọc các kích thước :
- Hãy cho biết các kích thước chung (tổng thể) của
chi tiết?
- Cho biết các kích thước của các thành phần của
chi tiết ? (chiều dày, đường kính lỗ, khoảng cách
lỗ…)
4. Đọc yêu cầu kỹ thuật :
- Hãy cho biết các yêu cầu kỹ thuật khi gia công
chi tiết?
- HS nhắc lại trình tự đọc bản vẽ và yêu
cầu của mỗi phần.
- Tên chi tiết : Vòng đai
- Vật liệu : bằng thép.
- Tỉ lệ : 1 : 2
- Hình nữa vòng tròn, có hai đai.
- Hình cắt ở hình chiếu đứng.
- Chiều ngang :140mm; rộng : 50mm.
- Bán kính trong : 25mm; đường kính lỗ :
12mm;
dày : 10mm; khoảng cách 2 lỗ : 110mm…
- Làm tù cạnh.
- Mạ kẽm.
HĐ 3 : Tổ chức thực hành.

GV: Trang 22
Tuần : ……………………………, tiết : …………………………………
Lớp : ………………………………………………………………………………
Ngày dạy: ……………………………………………………………………
Trường THCS Long Huu Công nghệ 8
- GV hướng dẫn cách trình bày bảng 9.1 trên giấy vẽ A4.
Trình tự đọc Nội dung cần tìm hiểu Bản vẽ vòng đai
1. Khung tên
- Tên gọi chi tiết.
- Vật liệu.
- Tỉ lệ.
- Vòng đai.
- Thép.
- 1 : 2.
2. Hình biểu diễn
- Tên gọi hình chiếu.
- Vị trí hình cắt.
- Hình chiếu bằng.
- Hình cắt ở hình chiếu đứng.
3. Kích thước
- Kích thước chung của chi tiết.
- Kích thước các phần của chi tiết.
- 140; 50; R39.
- Đường kính trong 50.
- Chiều dày : 10.
- Đường kính lỗ : 12.
- Khoảng cách hai lỗ : 110.
4. Yêu cầu kỹ
thuật
- Gia công.

- Xử lý bề mặt.
- Làm tù cạnh.
- Mạ kẽm.
5. Tổng hợp
- Mô tả hình dạng và cấu tạo của chi
tiết.
- Công dụng của chi tiết.
- Phần giữa chi tiết là nữa ống
hình trụ, hai bên hình hộp chữ
nhật có lỗ tròn.
- Dùng để ghép nối chi tiết hình
trụ với các chi tiết khác.

HĐ 5 : HS tiến hành thực hành.
- GV có thể hướng dẫn HS về cách vẽ, cách sử
dụng dụng cụ để vẽ.
- HS trình bày bài làm của mình vào giấy.
4. Nhận xét – đánh giá :
- GV nhận xét giờ thực hành.
- Hướng dẫn HS tự đánh giá bài làm của mình dựa vào mục tiêu của bài học.
- GV thu bài làm của HS.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Đọc trước bài 11 SGK (Biểu diễn ren).
GV: Trang 23
Trường THCS Long Huu Công nghệ 8
Bài 11 : BIỂU DIỄN REN
I MỤC TIÊU
- Nhận dạng được ren trên bảng vẽ chi tiết.
- Biết đuợc qui ước vẽ ren.
- Rèn luyện kỹ năng đọc bản vẽ chi tiết có ren.

II CHUẨN BỊ
- Vật mẫu có ren : bulông, đai ốc, viết, bình mực,…
- Tranh vẽ : 11.3, 11.5, 11.6
III TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC
A. Giới thiệu bài :
Trong cuộc sống ta thấy rất nhiều chi tiết đuợc lắp ráp với nhau nhờ vào ren. Như hai
chi tiết của cây viết này, Ren đượv hình thành bên ngòai của trục gọi là ren ngòai (hay ren
trục) hoặc ren hình thành ở mặt trong của chi tiết gọi là ren trong ( hay ren lỗ). Vậy ren được
biểu diễn như thế nào trên bảng vẽ chi tiết? Đó là nội dung của bài
“ BIỂU DIỄN REN”.
B. Bài mới :
Họat động 1 : Tìm hiểu chi tiết có ren
Họat động dạy Họat động học Nội dung
- Hãy kể tên một số chi tiết có
ren thuờng gặp trong cuộc sống
- Hãy nêu công dụng của ren
trên các chi tiết hình 11.1
- Vậy ren trên chi tiết có công
dụng gì ?
- Êtô là vật dùng để kẹp chặt vật
( quan sát hình vẽ) vậy ngoài
công dụng lắp ghép ren còn dùng
để làm gì ?
- Ren dùng để lắp ghép các chi
tiết hay dùng để truyền lực.
- Viết , bình mực, quạt, chai
nuớc khóang,…
a) Mặt ghế lắp với chân ghế
b) Nắp mực lắp kín với lọ mực
c,e) Bóng đèn lắp với đui đèn

d) Ghép 2 chi tiết với nhau
g,h) Ghép các chi tiết với nhau
- Ren dùng để lắp ghép các chi
tiết tạo thành sản phẩm.
- Dùng để truyền lực.
I Chi tiết có ren
- Ren dùng để lắp ghép
các chi tiết hay dùng để
truyền lực.
Họat động 2 : Tìm hiểu quy ước về ren
GV: Trang 24
Tuần : ……………………………, tiết : …………………………………
Lớp : ………………………………………………………………………………
Ngày dạy: ……………………………………………………………………
Trường THCS Long Huu Công nghệ 8
- Kết cấu ren có các mặt
xoắn ốc phức tạp do đó nếu
vẽ đúng như thật thì sẽ mất
nhiều thời gian nên ren được
vẽ theo qui ước để đơn giản
hóa
a. Ren ngòai ( ren trục)
- Vạt mẫu ren trục : Ren
được hình thành ở mặt ngòai
chi tiết gọi là ren ngòai hay
ren trục.
- Cho HS đối chiếu vật mẫu
và hình 11.3 SGK
- Em hãy chỉ rõ các đuờng
đỉnh ren, chân ren, giới hạn

ren, đường kính ngòai
đường kính trong.
- Em có nhận xét gì về qui
ước vẽ ren, bằng cách dùng
từ liền đậm và liền mảnh
điền vào các mệnh đề sau?
- Qua nhận xét trên em rút ra
kết luận gì về qui ước vẽ ren
trục?
- Rút ra kết luận : Đường
đỉnh ren, giới hạn ren được
vẽ bằng nét liền đậm.
Đường chân ren vẽ bằng nét
liền mảnh, vòng chân ren vẽ
¾ vòng .
b. Ren trong (ren lỗ)
- Vạt mẫu ren lỗ : Ren được
hình thành ở mặt trong chi
tiết gọi là ren trong hay ren
lỗ.
- Cho HS đối chiếu vật mẫu
và hình 11.5 SGK
- Em hãy chỉ rõ các đuờng
đỉnh ren, chân ren, giới hạn
ren, đường kính ngòai
đường kính trong.
- Em có nhận xét gì về qui
ước vẽ ren, bằng cách dùng
- HS trả lời
- Đuờng đỉnh ren được vẽ

bằng nét liền đậm
- Đuờng chân ren được
vẽ bằng nét liền mảnh
- Đuờng giới hạn ren
được vẽ bằng nét liền
đậm
- Vòng đỉnh ren được vẽ
đóng kín bằng nét liền
đậm
- Vòng chân ren được vẽ
hở bằng nét liền mảnh
- Đường đỉnh ren, giới
hạn ren được vẽ bằng nét
liền đậm. Đường chân
ren vẽ bằng nét liền
mảnh, vòng chân ren vẽ
¾ vòng .
- HS trả lời
- Đuờng đỉnh ren được vẽ
bằng nét liền đậm
- Đuờng chân ren được
vẽ bằng nét liền mảnh
- Đuờng giới hạn ren
được vẽ bằng nét liền
đậm
- Vòng đỉnh ren được vẽ
đóng kín bằng nét liền
đậm
- Vòng chân ren được vẽ
hở bằng nét liền mảnh

II QUI ƯỚC VẼ REN
1. Ren nhìn thấy ( ren trục và ren
lỗ)
a. Ren ngoài : (ren trục)
Ren ngoài là ren được hình thành
ở mặt ngoài của chi tiết.
b. Ren trong: (ren lỗ)
Ren trong là ren được hình thành
ở mặt trong của lỗ.

- Qui ước vẽ ren:
Đường đỉnh ren và đuờng giới hạn
ren được vẽ bằng nét liền đậm.
Đường chân ren vẽ bằng nét liền
mảnh, vòng chân ren vẽ ¾ vòng .
2. Ren bị che khuất:

Các đường đỉnh ren, đường chân
ren, đường giới hạn ren đều vẽ
bằng nét đứt.
GV: Trang 25

×