Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Đa dạng hoá các hình thức hoạt động ở Bảo tàng Hậu cần

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.5 KB, 7 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>V</b>

<b>A</b>



<b>ĐA DẠNG HỐ CÁC HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG </b>


<b>Ở BẢO TÀNG HẬU CẦN</b>



<b>HỒNG TRUNG HIẾU</b>
<b>Tóm tắt</b>


<i>Nhằm thu hút và nâng cao số lượng khách tham quan, trong những năm qua Bảo tàng Hậu cần </i>
<i>Quân đội nhân dân Việt Nam (BTHC) đã tích cực, chủ động đa dạng hóa các hình thức hoạt động. Từ </i>
<i>các nội dung giáo dục một chiều dịch chuyển dần sang tuyên truyền - giáo dục tương tác và khám phá </i>
<i>trải nghiệm, giải trí cho đến các buổi tham quan kết hợp với giao lưu nhân chứng lịch sử. Thơng qua đó </i>
<i>nâng cao vai trị của bảo tàng trong công tác giáo dục lịch sử truyền thống, xây dựng BTHC trở thành </i>
<i>một địa chỉ quen thuộc của cơng chúng, góp phần tích cực vào sự nghiệp bảo tồn và phát huy giá trị di </i>
<i>sản văn hoá quân sự nói riêng và di sản văn hóa nước nhà nói chung.</i>


<b>Từ khóa</b>: Bảo tàng, Bảo tàng Hậu cần, đa dạng hóa


<b>Abstract</b>


<i>In order to attract and increase the number of visitors, in the past years, the Army Ordnance Museum </i>
<i>of Vietnam People’s Army (VPA) has actively diversified its activities. It has changed from the one-way </i>
<i>education into propaganda, interactive education and experience exploration, entertainment activities </i>
<i>and visits combined with talking to historical witness. Through these activities, enhancing the role of </i>
<i>museum in the traditional historical education, make the VPA become a familiar address for the public, </i>
<i>and actively contribute to the cause of preserving and promoting the value of military cultural heritage </i>
<i>in particular and the cultural heritage of the country in general.</i>


<b>Keywords:</b> Museum, Army Ordnance Museum, diversification


<b>Đặt vấn đề</b>



Đ

ứng trước nền kinh tế thị trường và
sự bùng nổ của công nghệ thông
tin, ngành bảo tàng hiện nay cần
có sự thay đổi phù hợp với thực tế và đáp ứng
được nhu cầu thưởng thức văn hóa của cơng
chúng - khách tham quan. Một trong những
thay đổi căn bản chính là đa dạng hóa hoạt
động bảo tàng vì cơng chúng - khách tham
quan, lấy công chúng làm trung tâm của bảo
tàng, mọi hoạt động đều xuất phát từ nhu
cầu của công chúng. Bảo tàng nào đổi mới đa
dạng hóa thành cơng thì bảo tàng đó nhận
được sự quan tâm, theo dõi ủng hộ của đông
đảo công chúng và ngược lại, nếu không thay
đổi, đa dạng hóa bảo tàng sẽ khơng thu hút
được công chúng.


Trước hết cần xác định thế nào là đa dạng
hóa hoạt động bảo tàng? Trên thế giới, vấn
đề đa dạng hố các hình thức hoạt động
trong bảo tàng đã được nêu ra từ khá lâu và
có nhiều tác giả bàn luận về vấn đề này. Hai
nhà bảo tàng học Gary Edson và David Dean
đã viết trong cuốn <i>The handbook for Museum</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>V</b>

Ă N HÓ

<b>A</b>



Ở Việt Nam, ngày 31 tháng 12 năm 2010, Bộ
Văn hoá, Thể thao và Du lịch ban hành Thông


tư số 18/2010/TT-BVHTTDL quy định về tổ
chức và hoạt động của bảo tàng. Đây chính là
cánh cửa rộng mở cho các bảo tàng cơng lập,
bảo tàng ngồi cơng lập phát triển và đa dạng
hóa các hoạt động của mình, để bảo tàng ngày
càng phát triển về mọi mặt. Đối với quân đội,
tại Quyết định số 101/QĐ-CT ngày 25 tháng 1
năm 2007, Tổng cục Chính trị đã ban hành Quy
chế hoạt động của hệ thống bảo tàng trong
Quân đội. Quy chế gồm 7 chương 24 điều quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối
quan hệ và phương hướng cũng như các hình
thức hoạt động của các bảo tàng trong tồn
qn, trong đó có BTHC. Do vậy, có thể khẳng
định đa dạng hố các hình thức hoạt động của
bảo tàng nhằm hướng tới công chúng - khách
tham quan để không ngừng sáng tạo, đổi mới
hoạt động nhằm phục vụ công chúng ngày
càng tốt hơn đang là mục tiêu, là xu hướng của
hầu hết các bảo tàng trên thế giới nói chung
và hệ thống bảo tàng tại Việt Nam nói riêng.


Ý thức được tầm quan trọng của vấn đề
này, một số bảo tàng ở Việt Nam như: Bảo tàng
Dân tộc học, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, Bảo
tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam... đã có các
hình thức nhằm đa dạng hố hoạt động của
mình để thu hút cơng chúng - khách tham
quan, và BTHC khơng nằm ngồi quy luật
này. BTHC thuộc hệ thống bảo tàng trong


quân đội, hiện đang trưng bày và lưu giữ gần
17.000 hình ảnh, sưu tập hiện vật quý có giá
trị, phản ánh trung thực quá trình xây dựng,
chiến đấu và trưởng thành của bộ đội hậu cần
trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc,
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong những năm
qua, BTHC đã nghiên cứu, tiếp cận với những
quan điểm mới về bảo tàng hiện đại, bảo tàng
và sự phát triển bền vững để vận dụng phù
hợp vào quy trình vận hành bảo tàng, từ đó đã
tạo ra nhiều hình thức hoạt động khác nhau
nhằm thúc đẩy sự quan tâm của cơng chúng
với bảo tàng, điển hình như các hình thức sau:


<b>1. Đa dạng hóa hoạt động giáo dục, trải </b>
<b>nghiệm</b>


Hiệp hội các bảo tàng thế giới (ICOM) cho
rằng: Bảo tàng là một cơ quan phi lợi nhuận,
thường xuyên tổ chức các hoạt động phục
vụ sự phát triển của xã hội, mở cửa cho công
chúng, có chức năng sưu tầm, bảo quản,
nghiên cứu, đối thoại và trưng bày những di
sản vật thể của nhân loại và mơi trường văn
hóa của nó với mục đích giáo dục, học tập và
hưởng thụ (3, tr.145). Như vậy, bảo tàng chính
là mơi trường “giáo dục khơng chính thức”.
Giáo dục bảo tàng là các chương trình giáo
dục tạo điều kiện cho khách tham quan, khám
phá, cảm nhận những kiến thức mới thông


qua hiện vật gốc và những câu chuyện lịch sử
xung quanh nó, thay sách giáo khoa minh họa
tại nhà trường. Chính vì thế, việc mở rộng hoạt
động hợp tác với các cơ quan, đơn vị là một
yêu cầu tất yếu để đưa công tác giáo dục tuyên
truyền của BTHC cần bắt kịp với xu thế chung,
đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của công
chúng. Do vậy, đến với bảo tàng là nhu cầu
không còn xa lạ đối với học sinh, sinh viên bởi
bảo tàng đang ngày càng được xã hội khẳng
định là một dạng “trường học” đặc biệt. Trong
vai trò như một trường học, bảo tàng không
chỉ cung cấp kiến thức lịch sử mà còn cả kiến
thức về nếp sống văn hóa, đạo đức ứng xử cho
mọi đối tượng khi đến với bảo tàng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>V</b>

<b>A</b>


tranh về chú Bộ đội, vẽ tranh về biển đảo quê


hương,... đã tạo ra sức hút lớn với các em học
sinh. Cảm nhận sâu sắc, cô Bùi Thị Tuyết Trinh,
giáo viên Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm (Mỹ
Đình, Nam Từ Liêm) đã viết: “Chúng tơi rất cảm
ơn Bảo tàng Hậu cần, thông qua các hoạt động
trải nghiệm tại bảo tàng, chúng tơi có một mơi
trường giáo dục bổ ích cho các thế hệ học trò
về tình yêu quê hương đất nước, văn hóa dân
tộc, hình ảnh đẹp về Bộ đội Cụ Hồ”1<sub>.</sub>


Đối với sinh viên chuyên ngành các trường


Đại học Văn hóa Hà Nội, Đại học Văn hóa Nghệ
thuật Quân đội, Đại học Sư phạm Nghệ thuật
Trung ương, bảo tàng tổ chức hoạt động
chuyên sâu cho sinh viên thông qua các chủ
đề: Nghiên cứu thực hành về các giải pháp
trưng bày, thực hành thuyết minh ở bảo tàng,
thực hành sưu tầm hiện vật, tập hoàn thiện hồ
sơ đăng ký hiện vật... sau đó hướng dẫn cho
sinh viên tọa đàm, trải nghiệm thực tiễn như
một trường học thực hành. Tiến tới, sinh viên
sẽ triển khai các chủ đề đã thực hành tại bảo
tàng thành bài tiểu luận, khóa luận tốt nghiệp
nộp cho nhà trường. Thơng qua đó, góp phần
nâng cao hiệu quả và tính thực tiễn của hoạt
động giáo dục đào tạo. Sau khi được thực tập
và trải nghiệm tại BTHC, bạn Lê Vi Hoa - học
viên Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân
đội để lại lưu bút: “Chúng em chỉ được biết đến
chiến tranh qua những trang sử, đến với Bảo
tàng Hậu cần chúng em có được cái nhìn chân
thực hơn, sinh động hơn về hai cuộc kháng
chiến chống Pháp và chống Mỹ. Được thực
hành về giải pháp trưng bày của bảo tàng,
em mới nhận ra giữa lý thuyết và thực tế có sự
khác biệt... Em nguyện sẽ học tập và rèn luyện
thật tốt để có thể trở thành cán bộ của bảo
tàng trong tương lai”2<sub>.</sub>


Thông qua những buổi học này, BTHC đã
xố nhồ cảm giác khơ cứng trong cách truyền


tải lịch sử truyền thống trước kia. Đồng thời,
khơi nguồn giá trị truyền thống, yêu nước, tình
cảm cách mạng trong sáng và lòng tự hào dân
tộc cho thế hệ trẻ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>V</b>

Ă N HÓ

<b>A</b>



lược, giữ hòa bình, dành độc lập cho đất nước.
Tơi cũng mong muốn mỗi năm bảo tàng sẽ tổ
chức nhiều cuộc triển lãm với nội dung phong
phú hơn và nhiều những thước phim tư liệu,
nhiều những bức ảnh, di vật lịch sử hơn nữa
để cho học sinh và giáo viên vào tham quan
và hiểu rõ hơn về lịch sử nước nhà”3<sub>. Thông </sub>
qua công tác trưng bày chuyên đề và triển lãm
lưu động giúp cho BTHC thu hẹp khoảng cách
với công chúng mọi lứa tuổi trong xã hội ở các
vùng miền của Tổ quốc.


<b>3. Tổ chức các buổi tham quan kết hợp với </b>
<b>giao lưu nhân chứng lịch sử </b>


Nhận thấy giáo dục là một hoạt động quan
trọng, là chiếc cầu nối giữa công chúng và
bảo tàng, những năm gần đây BTHC đã không
ngừng bổ sung, đổi mới và nâng cao mọi hình
thức giáo dục nhằm mục đích đa dạng hóa
hoạt động giáo dục, trong đó có việc tổ chức
các buổi tham quan kết hợp với gặp gỡ, giao
lưu với nhân chứng lịch sử. Hình thức giáo dục


này được bảo tàng tổ chức nhân dịp kỷ niệm
các ngày lễ lớn của quân đội, của đất nước
như: ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt
Nam 22/12, ngày Thương binh liệt sĩ 27/7,
ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ 7/5, ngày
Giải phóng miền Nam 30/4… BTHC mời các
nhân chứng lịch sử đến giao lưu kể chuyện về
những sự kiện lịch sử tiêu biểu tại bảo tàng.
Những cuộc tham quan bảo tàng kết hợp gặp
gỡ nhân chứng lịch sử được lập kế hoạch chu
đáo, trong đó nội dung tham quan và chủ đề
gặp gỡ được xác định trước, có thể tham quan
khái quát hoặc một phần trưng bày của bảo
tàng: Lịch sử ra đời Tổng cục Hậu cần, hoặc
đảm bảo hậu cần cho chiến dịch Điện Biên
Phủ, Đường vận tải chiến lược Hồ Chí Minh,...
Nội dung tham quan gắn liền với nội dung kể
chuyện của nhân chứng lịch sử. Bảo tàng căn
cứ vào nội dung muốn tuyên truyền để tìm
người nói chuyện. Ví dụ: Với chun đề giới
thiệu phần trưng bày “<i>Hậu cần cho chiến dịch </i>
<i>Điện Biên Phủ</i>”, bảo tàng mời Đại tá, Anh hùng
lực lượng vũ trang nhân dân Phùng Văn Khầu
- người anh hùng của Trung đoàn pháo binh
675; với chuyên đề “<i>Đường vận tải chiến lược </i>


<i>Hồ Chí Minh</i>” bảo tàng mời Đại tá Mai Trọng
Phước - nguyên Cục trưởng Cục Xăng dầu,
người được mệnh danh với những “huyền
thoại” xăng dầu vượt Trường Sơn, băng qua lửa


đạn chi viện cho chiến trường; với chủ đề sáng
tạo của công tác hậu cần trong chống Mỹ, bảo
tàng mời Anh hùng lực lượng vũ trang nhân
dân Đinh Công Chấn đến giới thiệu, giao lưu,
hướng dẫn cải tạo từ xe đạp thồ thành xe tải
thương binh, một chuyến có thể vận chuyển
được tối đa 4 thương binh nằm trên võng...


Thực tiễn tổ chức mơ hình này tại BTHC cho
thấy: Hình thức kết hợp tham quan trưng bày
bảo tàng với nghe kể chuyện lịch sử có hiệu
quả hơn so với hình thức nghe nói chuyện,
giao lưu không tham quan. So sánh với các
cuộc nói chuyện chun đề tại các trường học
thì các cuộc nói chuyện ở bảo tàng sinh động,
hấp dẫn các em học sinh hơn vì các hiện vật,
hình ảnh lịch sử giúp các em dễ hiểu, dễ nhớ.
Những buổi tham quan bảo tàng kết hợp nghe
nhân chứng lịch sử kể chuyện thường không
quá 1 giờ 30 phút. Hướng dẫn viên chỉ giới
thiệu trong vòng 40 - 50 phút, thời gian còn lại
dành cho nhân chứng gặp gỡ, kể chuyện, trao
đổi với các em. Câu chuyện của nhân chứng,
người anh hùng của sự kiện lịch sử liên quan
trở nên sống động hơn nhờ có hiện vật bảo
tàng, do đó lịch sử trở nên dễ nhớ hơn và sâu
đậm hơn đối với học sinh, sinh viên. Chính
những buổi giao lưu này đã hình thành sự kết
nối giữa những con người của thời bình và thời
chiến, đặc biệt là thế hệ trẻ sinh ra trong thời


bình, giúp họ hiểu hơn sự khốc liệt, cam go
của chiến tranh để từ đó nâng niu, trân trọng
thành quả vĩ đại mà các thế hệ đi trước đã
đánh đổi bằng xương máu mới có được.


<b>4. Tăng cường hoạt động truyền thơng, </b>
<b>quảng bá hình ảnh</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<b>V</b>

<b>A</b>


viết về bảo tàng cũng rất quan trọng. Càng


nhiều báo đưa tin về bảo tàng nghĩa là càng
tạo được nhiều trung gian truyền thơng, qua
đó bảo tàng thu hút được nhiều công chúng
hơn. Các bài báo, chương trình phát sóng trên
truyền hình có tác động sâu sắc đến mức độ
hiểu biết của xã hội, truyền tải những thông
điệp của bảo tàng đến với công chúng - khách
tham quan một cách hiệu quả, nhanh chóng,
từ đó dẫn đến thay đổi nhận thức, hành vi, thói
quen của khách tham quan.


Các hoạt động trưng bày, triển lãm, tiếp
nhận hiện vật của BTHC đều có sự tham gia
của đơng đảo cơ quan báo chí, đài phát thanh,
truyền hình từ trung ương tới thành phố. Sức
hấp dẫn từ giá trị những của hiện vật chưa
được công bố, hiện vật mới sưu tầm, hay sự
hiện diện của nhân chứng lịch sử đã góp phần
tạo điểm nhấn trong các hoạt động của bảo


tàng, thu hút sự quan tâm của các cơ quan
báo chí. Từ những hoạt động của bảo tàng,
phóng viên dễ dàng tiếp cận, xây dựng thành
các bài phóng sự, chuyên đề, phim tư liệu hơn,
từ đó tạo ra sợi dây liên kết và mối quan hệ
biện chứng, tác động qua lại lẫn nhau giữa bảo
tàng với các cơ quan báo chí. Cũng từ sự kết
hợp đó, BTHC đã lựa chọn ra những hiện vật
tiêu biểu, những bài viết, những câu chuyện
sâu sắc liên quan đến hiện vật của bộ đội hậu
cần, tổng hợp lại xuất bản thành sách “<i>Những </i>
<i>kỷ vật hậu cần Quân đội</i>” (năm 2014, dài 326
trang) dành tặng các đơn vị, bảo tàng, di tích
trong và ngồi qn đội, được ngành di sản
đánh giá cao.


<b>5. Đa dạng hóa hoạt động sưu tầm </b>


Nói đến bảo tàng là nói đến hiện vật, muốn
tăng sức hấp dẫn đối với khách tham quan,
bảo tàng cần có nhiều hiện vật mới lạ, độc đáo
để thu hút họ, do đó hoạt động sưu tầm hiện
vật được BTHC quan tâm đặt lên nhiệm vụ
hàng đầu. Ngày nay, khi chiến tranh đã lùi xa,
cùng với đó các nhân chứng, vật chứng lịch sử,
những kỷ vật về thời kỳ cách mạng hào hùng
của dân tộc thưa vắng dần do thời gian. Những


cứ bảo tàng nào.



Trước thực tế trên, cán bộ làm công tác sưu
tầm ở BTHC cần đã thống nhất đưa ra nhiều
giải pháp thực hiện một cách đồng bộ, sáng
tạo dẫn đến thay đổi về chất lượng và hiệu
quả của công tác sưu tầm. Thơng qua những
hoạt động của mình, bảo tàng mời đại diện
những tổ chức Hội cựu chiến binh, Hội Thanh
niên xung phong của các tỉnh thành đến tham
dự chứng kiến các sự kiện khai mạc triển lãm,
những buổi tọa đàm giao lưu, giáo dục truyền
thống hoặc hiến tặng hiện vật, qua đó thấy
được giá trị của hiện vật trong bảo tàng. Hơn
nữa, thơng qua đó bảo tàng đã “đánh thức”
tiềm năng hiện vật trong công chúng, mà đỉnh
cao là từ năm 2012 bảo tàng đã tổ chức phát
động phong trào “<i>Hiến tặng kỷ vật kháng chiến </i>
<i>của ngành Hậu cần Quân đội</i>”, được đông đảo
nhân chứng lịch sử, các cựu chiến binh, gia
đình tướng lĩnh, gia đình anh hùng lực lượng
vũ trang, gia đình liệt sỹ và nhân dân trong
cả nước đồng tình, hưởng ứng. Thơng qua
chương trình, nhiều cựu chiến binh, thân nhân
anh hùng lực lượng vũ trang đã tự nguyện
mang nhiều hiện vật có giá trị đến hiến tặng
cho BTHC để bảo tồn và lưu giữ cho muôn đời
sau. Tính từ năm 2012 đến nay, BTHC đã tổ
chức phát động 7 lần phong trào Hiến tặng kỷ
vật kháng chiến và thu được hơn 3.900 hình
ảnh, tư liệu và hiện vật tiêu biểu có ý nghĩa4<sub>. </sub>
Thành cơng của phong trào này khơng chỉ


góp phần nâng cao số lượng, chất lượng hiện
vật làm giàu kho cơ sở của bảo tàng mà còn
tăng cường nguồn hiện vật bổ sung, phục vụ
tốt cho công tác trưng bày. Đây cũng là cơ hội
để mọi cá nhân, đơn vị cùng tham gia nhằm
bảo tồn và phát huy di sản văn hóa của ngành
hậu cần quân đội, hậu cần nhân dân, là dịp
giáo dục truyền thống, bản chất tốt đẹp của
Bộ đội Cụ Hồ, nhằm động viên các thế hệ nối
tiếp phát huy truyền thống của các lớp cha
anh trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<b>V</b>

Ă N HĨ

<b>A</b>



kết hợp giữa cơng tác sưu tầm với các công tác
dân vận, thiện nguyện. Ngày 6/2/2018, BTHC
đã kết hợp giữa sưu tầm hiện vật và công tác
thiện nguyện tại xã Tân Lập, huyện Bắc Sơn,
tỉnh Lạng Sơn (nơi đồng chí Trần Đăng Ninh
- nguyên Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần đã
từng sinh sống và tham gia hoạt động cách
mạng). Tại đây, BTHC đã tặng q 5 gia đình
có công với cách mạng và 15 phần quà cho
các hộ nghèo của xã, tặng 500 quyển vở cho
các cháu học sinh có thành tích cao trong học
tập cùng nhiều phần quà có giá trị khác. Đặc
biệt, trong buổi gặp mặt này BTHC cần đã tiếp
nhận 10 hiện vật tiêu biểu của các nhân chứng
lịch sử ở xã Tân Lập (xã Anh hùng Lực lượng vũ
trang trong kháng chiến chống Pháp) là: Đôi


Dậu của gia đình ơng Dương Cơng Riềm; Âu
đựng muối, mỡ của gia đình ơng Hồng Dỗn
Dung; Chõ xơi của gia đình ơng Hồng Cơng
Hiên; Mâm gỗ của gia đình ơng Hồng Dỗn
Lương... Các hiện vật này đều là những minh
chứng lịch sử, được các gia đình sử dụng phục
vụ Đội du kích Bắc Sơn vào những ngày đầu
mới thành lập tại xã Tân Lập. Đại tá, Tiến sĩ Đào
Hải Triều - Giám đốc BTHC cho rằng: Hoạt động
này không chỉ mang ý nghĩa chính trị, văn hóa
sâu sắc, mà còn thể hiện truyền thống “Uống
nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam.


<b>6. Những tồn tại, bất cập và giải pháp khắc phục</b>


<i><b>6.1.</b></i> Bên cạnh những kết quả đạt được như
đã nêu trên, do những nguyên nhân chủ quan
và khách quan, việc đa dạng hố các hình thức
hoạt động ở BTHC vẫn tồn tại một số bất cập:


- Do đặc điểm BTHC là bảo tàng chuyên
ngành nên chưa xây dựng được nhiều chương
trình giáo dục phù hợp với từng lứa tuổi nhằm
tạo ra sự kết nối giữa bảo tàng với các tầng lớp
công chúng một cách hiệu quả nhất.


- Việc đầu tư các thiết bị trưng bày bảo
tàng hiện đại, phù hợp và hấp dẫn với từng
đối tượng khách tham quan, từng nhóm cộng
đồng trong xã hội nhất là lứa tuổi học sinh,


sinh viên chưa nhiều.


- Cán bộ bảo tàng nói chung và cán bộ làm
cơng tác giáo dục của bảo tàng nói riêng còn


nhiều hạn chế về kỹ năng sư phạm, phương
pháp khai thác và truyền thụ lượng thông tin
từ các bộ sưu tập cũng như chủ đề trưng bày
của bảo tàng.


- Do vị trí hiện tại của BTHC khơng gần trục
đường giao thơng chính gây cản trở với một số
khách tham quan.


<i><b>6.2.</b></i> Nhằm từng bước đẩy mạnh đa dạng
hóa các hoạt động trước những thách thức
mới trong hoạt động của bảo tàng nói chung
và TBHC nói riêng, cần thực hiện tốt tất cả các
khâu công tác của bảo tàng từ sưu tầm, kiểm
kê bảo quản cho đến trưng bày, tuyên truyền
giáo dục. Các khâu công tác này phải thật sự
đổi mới theo đúng nghĩa, trong đó cần chú ý
một số giải pháp sau:


- Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả
công tác trưng bày là một trong những giải
pháp quan trọng nhất để thu hút khách tham
quan.


Các trưng bày thường xuyên phải đảm bảo


chất lượng cao, giải pháp mỹ thuật hiện đại, có
quy chuẩn rõ ràng; cập nhật, phù hợp với các
xu thế hiện đại trong quan niệm và ứng dụng
công nghệ kỹ thuật nghe nhìn mới; cung cấp
nhiều tầng, lớp thơng tin; song ngữ với chất
lượng cao.


Đa dạng hoá và mở rộng không gian của
các trưng bày chuyên đề để có thể đồng thời
tiếp cận nhiều trưng bày khác nhau. Trưng bày
chun đề phải có tính thời sự và xuất phát từ
nhu cầu của công chúng, nhu cầu của xã hội
đương đại.


- Nâng cao nhận thức, trình độ cho cán bộ
bảo tàng


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

<b>V</b>

<b>A</b>


hoá hoạt động bảo tàng.


- Xây dựng các chương trình giáo dục hấp
dẫn cơng chúng tại bảo tàng


Các chương trình giáo dục trong bảo tàng
cần tập trung vào đối tượng tuổi trẻ, đặc biệt là
học sinh, sinh viên. Từ đó, xây dựng các chương
trình Giờ học lịch sử tại bảo tàng thông qua
các trò chơi: đào bếp Hoàng Cầm, tập đẩy xe
đạp thồ, tập lái xe trên đường Trường Sơn; các
cuộc thi “Đố vui lịch sử”; câu lạc bộ “Em yêu lịch


sử”… sinh động hấp dẫn phù hợp với tâm lý
từng lứa tuổi.


Xây dựng các chương trình tham quan dành
cho các đối tượng khác nhau như: Chương trình
tham quan có định hướng dành cho các lứa tuổi
học sinh khác nhau, có tài liệu hướng dẫn cho
giáo viên; xây dựng chương trình tham quan
dành cho gia đình, tài liệu giúp bố mẹ hướng
dẫn con cái thăm và chơi trong bảo tàng; xây
dựng các hoạt động giáo dục gắn với các cuộc
trưng bày thường xuyên hay chuyên đề; xây
dựng Phòng khám phá hoặc các chương trình
giáo dục về các hoạt động quân sự… như vậy
sẽ có sức hấp dẫn hơn và thu hút được công
chúng đến với bảo tàng.


- Chú trọng đa dạng hố các nguồn kinh phí
Để thực hiện đồng bộ các giải pháp trên cần
có lượng kinh phí phù hợp, do đó đòi hỏi phải
tranh thủ kêu gọi được các nguồn vốn/kinh
phí khác nhau từ: Tài trợ của nhà nước, quân
đội; tài trợ của các doanh nghiệp, các nhà hảo
tâm trong và ngoài quân đội; xây dựng các khu
dịch vụ ăn uống, giải khát, kiot hàng lưu niệm
tại bảo tàng để có thêm nguồn kinh phí…


<b>Kết luận</b>


Đa dạng hóa các hoạt động của BTHC là


hướng đi mới, không chỉ bắt kịp xu thế phát triển
chung của xã hội mà cần thoả mãn được những
nhu cầu của công chúng đương đại, hướng tới
công chúng và cho công chúng là điều kiện cốt
yếu của bảo tàng hiện đại. Đây cũng là cơ hội
để BTHC nói riêng và các bảo tàng nói chung


bảo tàng và từng bước giới thiệu những giá trị
di sản văn hóa đến với cơng chúng.


Đa dạng hóa hoạt động bảo tàng nhằm
thu hút khách tham quan là nhiệm vụ rất quan
trọng, quyết định đến chất lượng, hiệu quả xã
hội của một thiết chế văn hóa - bảo tàng và
hiện nay nó còn góp một phần nào đó nâng
cao đời sống của chính những cán bộ bảo tàng.
Mục tiêu của bảo tàng là đa dạng hóa để hướng
tới cơng chúng, vì cơng chúng, trọng tâm là
đối tượng thanh thiếu niên. Vì vậy đổi mới các
hoạt động của bảo tàng nhằm đa dạng hoá các
hoạt động của bảo tàng để thu hút khách tham
quan là yếu tố quyết định đến sự tồn tại, phát
triển của một bảo tàng hiện nay.


H.T.H


<i>(Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam)</i>


<b>Chú thích</b>



1,2,3<sub> Sổ ghi cảm tưởng của Bảo tàng Hậu cần.</sub>
4<sub> Báo cáo Tổng kết trưng bày lưu động của </sub>


Bảo tàng Hậu cần.


<b>Tài liệu tham khảo</b>


1. Bảo tàng Cách mạng (2001), <i>Cẩm nang bảo </i>
<i>tàng</i>, Nxb. Bảo tàng Cách mạng, Hà Nội.


2. Lê Thúy Hoàn (2015), <i>Quản lý bảo tàng - </i>
<i>Kinh nghiệm từ một số bảo tàng ở Queensland, Úc</i>,
Tạp chí Di sản văn hóa, số 3.


3. Nguyễn Thị Huệ (2008), <i>Cơ sở bảo tàng học</i>,
Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.


4. Nguyễn Văn Huy (2004), <i>Đa dạng hóa các </i>
<i>hoạt động của bảo tàng hiện đại</i>, Tạp chí Di sản
văn hóa, số 6.


5. Gia Linh (2018), <i>Bảo tàng Văn hóa các dân </i>
<i>tộc Việt Nam: Đa dạng hóa các hình thức trưng </i>
<i>bày, trải nghiệm để hấp dẫn khách tham quan</i>,
ngày 02/01/2018, nguồn


Ngày nhận bài: 10 - 6 - 2018


</div>

<!--links-->

×